Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tác động của việc tham gia các hoạt động phong trào đến học tập và hình thành kỹ năng của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 63 trang )


p Ý CỦA HỘI ĐÒNG NGHIỆM THU ĐÈ TÀI NGHIÊN c
SINH VIÊN KHOA TỎ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN

Xác nhận sinh viên.. Ỉ^ỈQU^ĨỊ.. ỊỊế/..

ứ u

L ực

KHOA HỌC

NĂM 2016-2017

......................đã chỉnh sửa theo

góp ý của Hội đồng

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. Trần Đình Thảo


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI v ụ HÀ NỘI
k h o a tỏ chức vẩ q u ẩ n lý nh ân

Lực

BÁO CÁO TỎNG HỢP
ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC


TÊN ĐÈ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
PHONG TRÀO ĐẾN HỌC TẬP VÀ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI v ụ HÀ NỘI
Mã số: ĐTSV.2016.109

Chủ nhiệm đề tài

: Nguyễn Thị Thu Hà

Thành viên tham gia : Nguyễn Minh Phương
Nguyễn Thị Minh Tâm
Lớp/khoa

: 1505QTNA

07 nỉCỊA4(>
Hà Nội, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học
của nhóm. Mọi số liệu đuợc tổng hợp trích nguồn rõ ràng và thơng tin đuợc thể
hiên trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Nếu có sự gian dối nhóm nghiên cún
xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
TM. NHĨM NGHIÊN c ứ u
CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

lÌẲ


1

^

Nguyễn Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN

Đe hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm nghiên cứu xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn TS.
Nguyễn Văn Tạo, người đã ln nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo nhóm nghiên cứu
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn tới Khoa Tổ chức và Quản lí nhân lực,
Đồn Thanh niên, các phịng chức năng và khoa chun mơn trong trường và
các bạn sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện, cung cấp
thơng tin để nhóm hồn thành bài nghiên cứu, đúng tiến độ, đạt chất lượng.
Trong quá trình làm đề tài mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức nhưng khơng
tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong sự góp ý của thầy cơ đê đề
tài nghiên cứu được hồn thiện.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
TM. NHÓM NGHIÊN c ứ
CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

Nguyễn Thị Thu Hà

u


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

1

BCH

Ban chấp hành

2

CLB

Câu lạc bộ

3

CLB ASK

Câu lạc bộ Kỹ năng

4

CLB HCH Câu lạc bộ Hành chính học

5

CLBHRM Câu lạc bộ Quản trị nhân lực


6

QTVP

Quản trị văn phòng

7

TNCS

Thanh niên cộng sản

8

TNXH

Tệ nạn xã hội


DANH MỤC BẢNG BIẺƯ
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp điểm chuẩn đầu vào Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
giai đoạn 2012-2016 (Cơ sở tại Hà Nội)........................................................... 22
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mức dộ tham gia hoạt động phong trào của sinh
viên trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội.......................................................... 29
Biếu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá mức độ hấp dẫn của hoạt động phong
trào trong Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà N ộ i............................................... 30
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mục đích tham gia hoạt động phong trào của sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội..................................................................31
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện mức độ sinh viên tham gia các câu lạc bộ trong

trường Đại học Nội vụ Hà N ội........................................................................... 34
Biều đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện sự tham gia các hoạt động của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.......................................................................................35


MỤC LỤC

PHẢN MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tà i........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 5
5. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
8. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 6
CHNG 1: C ơ SỞ LÍ LUẬN VÈ MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG
PHONG TRÀO VỚI HỌC TẬP VÀ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG................ 8
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài........................................................ 8
1.1.1. Khái niệm hoạt động............................................................................ 8
1.1.2. Khái niệm phong trào........................................................................... 9
1.1.3. Khái niệm học tập............................................................................... 10
1.1.4. Khái niệm kỹ năng............................................................................. 10
1.2. Quá trình học tập và hình thành kỹ năng của sinh viên........................... 12
1.2.1. Quá trình học tập................................................................................ 12
1.2.2. Quá trình hình thành kỹ năng............................................................. 13
1.3. Ảnh hưởng của hoạt động phong trào đến học tập và hình thành kỹ năng
của sinh viên trong trường Đại học..................................................................14
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động phong trào trong trường Đại học................. 14
1.3.2. Anh hưởng của hoạt động phong trào đến học tậ p ............................. 15

1.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động phong trào đến hình thành kỹ năng.......... 16
1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động phong trào trong sinh viên hiện nay .17
1.4.1. Yếu tố chủ quan................................................................................... 17
1.4.2. Yếu tố khách quan............................................................................... 18
Tiểu kết chương 1................................................................................................19


CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA
HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐẾN HỌC TẬP VÀ HÌNH THÀNH KỸ
NĂNG TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI v ụ HÀ NỘI...... 20
2.1 .Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà N ộ i.......................... 20
2.1.1. Khái quát về trường Đại học Nội vụ Hà N ội.....................................20
2.1.2. Đặc điểm đầu vào của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội....... 21
2.1.3. Đặc điểm ngành học........................................................................... 23
2.1.4. Đặc điểm điều kiện sống và sinh hoạt................................................ 27
2.2. Thực trạng việc tham gia hoạt động phong trào của sinh viên................ 28
2.2.1. Thực trạng hoạt động phong trào tỉnh nguyện................................... 28
2.2.2. Thực trạng hoạt động trong các câu lạc b ộ ........................................ 32
2.2.3. Thực trạng hoạt động ngoại khóa........................................................35
2.3. Tác động của việc tham gia hoạt động phong trào đến học tập và hình
thành kĩ năng sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà N ội................................ 37
2.3.1. Tác động của việc tham gia hoạt động phong trào đến học tập của sinh
viên trường Đại học...................................................................................... 37
2.3.2. Tác động của việc tham gia hoạt động phong trào đến hình thành kỹ
năng.............................................................................................................. 39
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 41
CHƯONG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT
ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI v ụ
HÀ NỘI.............................................................................................................. 42
3.1. Định hướng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đối vói việc sinh viên

tham gia các hoạt động phong trào...................................................................42
3.2. Một số giải pháp....................................................................................... 43
3.3. Một số khuyến nghị...................................................................................46
KẾT LUẬN.........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................49
PHỤ LỤC


PHÀN MỞĐÀƯ
1. Lý do chọn đề tài
Việc hình thành kỹ năng là yêu cầu quan trong đối với mỗi sinh viên
trong giai đoạn hiện nay. Học tập trong truờng đại học khơng chỉ giúp sinh viên
có kiến thức về chun mơn, mà cịn giúp hình thành các kỹ năng phục vụ cho
cuộc sống và công việc sau này. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất
và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. vấn đề mà giáo dục và xã
hội quan tâm trong thời gian qua đó là năng lực làm việc và văn hóa úng xử của
giới trẻ. Theo thống kê NSW AMES (tổ chức quốc tế về đào tạo kỹ năng sống)
kỹ năng mềm chiếm 80% sự thành công. Thực tiễn là người thầy của cuộc sống,
khi sinh viên tham gia các hoạt động phong trào sẽ học được nhiều kiến thức mà
trên giảng đường khơng hề có. Mỗi chúng ta xích lại gần nhau hon, học hỏi
được nhiều điều tốt đẹp từ các anh chị, nhũng người đi trước khiến mở mang
tầm hiểu biết, kinh nghiệm có thể áp dụng vào bài học. Bên cạnh đó việc tham
gia các hoạt động ngoại khóa khiến chúng ta tự tin, chủ động hon khi gặp các sự
cố bất ngờ. Mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, làm việc nhóm khiến cơng
việc được hồn thành hiệu quả, tốt đa hiệu suất cơng việc. Những thứ đơn giản
vi mô đến những bài học vĩ mô đều tạo ra kiến thức. Sinh viên được tự khẳng
định mình, làm chủ bản thân với những quyết định đúng đắn. Khi ra trường nhà
tuyển dụng yêu cầu sinh viên khơng chỉ kiến thức chun ngành mà cịn cả kiến
thức sống, kĩ năng mềm: khả năng ngoại ngữ, tin học văn phịng, quản lí, tranh
luận, đàm phán, thuyết phục, giao tiếp, quan sát... tùy vào từng tính chất cơng

việc. Để xin việc một cách dễ dàng hơn thì kỹ năng mềm rất quan trọng. Cùng
các bạn tham gia hoạt động tập thể còn làm giảm căng thẳng sau mỗi giờ học
mệt mỏi. Mỗi ngày sống là một ngày có ích, mỗi ngày sống là một ngày được
thể hiện bản thân.
Kỹ năng (kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm) của sinh viên còn nhiều
hạn chế, 90% sinh viên Việt Nam thiếu kỹ năng mềm. Hầu hết các sinh viên
được trang bị kiến thức chuyên sâu khi được đào tạo ở các trường đại học. Các
bạn ra trường có tấm bằng khá và giỏi với tỉ lệ cao nhưng con số thất nghiệp vẫn
1


chiếm số lượng khơng hề nhỏ. Lí do là do đâu? Các kỹ năng mềm như làm việc
nhóm, tìm kiếm thông tin, giao tiếp, giải quyết vấn đề,... đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động còn hạn chế. Sinh viên làm việc mang tính các nhân cao. Trong
các đề tài nhóm chưa thể kết hợp tốt năng lực của các nhân và sức mạnh tập thể.
Đối với sinh viên trình độ kiến thức là cần nhưng chưa đủ, sinh viên cần phải
nâng cao kỹ năng mềm của bản thân.
Việc rèn luyện kỹ năng được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau,
thông qua nhiều hoạt động khác nhau các hoạt động tự học và tự rèn luyện bản
thân của sinh viên. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật hay các hoạt động chính trị,
xã hội giúp đỡ mọi người.
Trường Đại học Nội vụ là trường có truyền thống, bề dày đào tạo và được
sự đánh giá cao của toàn xã hội. Sinh viên trường Đại học Nội vụ được rèn
luyện kỹ năng thông qua học tập và hoạt động tiêu biểu của trường. Mỗi sinh
viên tự nhận thức được bản thân: biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của mình
và điểm chung, điểm riêng so với người khác. Việc học tập và hình thành kỹ
năng trong sinh viên thơng qua các hoạt động phong trào là cần thiết hiện nay,
nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy
nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng
và tác động to lớn của việc tham gia hoạt động phong trào đến học tập và hình

thành kỹ năng nên rất thờ ơ, không quan tâm đến các hoạt động tập thể được tổ
chức trong nhà trường. Do đó, chúng tơi chọn đề tài “Tác động của việc tham
gia các hoạt động phong trào đến học tập và hình thành kỹ năng của sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Học tập và tham gia các phong trào là hai hoạt động không thể thiếu của
sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy tác động của việc tham
gia các hoạt động phong trào đến học tập và hình thành kĩ năng cho sinh viên từ
lâu đã trở thành đề tài của nhiều nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước.

2


Các cơng trình nghiên cím nước ngồi
Báo cáo “Student volunteering in Engỉand: a critỉcal moment, Education
and Training” (2011) (tạm dịch: Hoạt động sinh viên tình nguyện ở Anh-một
phân tích về giáo dục và huấn luyện) của hai tác giả Jamie Darwen và Andrea
GraceRannard
Bài viết “Student learnỉng from communỉty engagemenC (2011) (tạm dịch:
Sinh viên học đuợc từ sự ràng buộc cộng đồng) của Juliet Millican và Tom Boumer
Học giả Mĩ, Knixti cho rằng “Sự thành cơng của 1 người chỉ có 15% dựa
vào kĩ thuật chuyên ngành, còn lại 85% phụ thuộc vào những quan hệ giao tiếp
và tài năng xử thế của người đó”
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi đã khái qt được
vị trí, vai trị của các kỹ năng trong cuộc sống và cơng việc. Đặc biệt, các tác
phấm đã đi sâu nghiên cứu nhũng đặc điểm, sự tác động của hoạt động phong
trào đến học tập và hình thành kỹ năng trong sinh viên. Đây là cơ sở lý luận
quan trọng đế các cơng trình nghiên cứu trong nước tham khảo và phát triển.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Bài viết “ Vài nét về phong trào tình nguyên ở Việt Nam” (2001) của tác

giả Hữu Nam
Bài viết “Hoạt động tình nguyện và cơ hội việc làm của sinh viên” (2013)
được đăng trên Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
các ngành khoa học xã hội và nhân văn” của tác giả Lê Thị Ngọc Anh và
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Bài viết “9 kĩ năng cần thiết cho sinh viên" đăng trên tạp chí Pháp luật và
Xã hội (2013) của tác giả Mai Thanh
Các tác phẩm đã có những đóng góp nhất định trong việc làm sang tỏ mối
quan hệ giữa việc tham gia hoạt động phong trào với học tập và rèn luyện kĩ
năng cho sinh viên thể hiện ở các mặt sau
v ề mặt lí luận: Các tác giả đều có chung cách nhìn nhận về tác động to

lớn của các hoạt động phong trào đến sự phát triển của cộng đồng, của nền giáo
dục và đặc biệt là của sinh viên. Các tác giả đều đồng quan điểm rằng tham gia
3


các hoạt động tập thể giúp sinh viên phát triển cả về năng lực, kiến thức cũng
như nhân cách cho bản thân để làm nền tảng trở thành nhũng công dân tiên tiến
và có ích.
v ề mặt thực tiễn: Các cơng trình trên đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm

thúc đẩy sinh viên tham gia các hoạt động phong trào trong nhà trường. Các tác
phẩm có thể được sử dụng như một cơ sở thực tế để xây dụng chính sách trong
giáo dục.
Các tác phẩm nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc tham gia phong trào
với học tập và hình thành kĩ năng có rất nhiều nhưng chủ yếu đối tượng nghiên
cứu là sinh viên nói chung và ở tầm vĩ mơ. Cịn nghiên cứu vấn đề này ở trường
Đại học Nội vụ Hà Nội thì cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ
thể. Là một sinh viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm nghiên cứu thiết

nghĩ cần phải đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này để đề ra các giải pháp phù hợp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Làm sáng tỏ những vấn đề liên quan của việc tham gia các hoạt động
phong trào đến học tập và hình thành kỹ năng của sinh viên. Đe tài sẽ cung cấp
một bức tranh tổng thể về thực trạng tham gia hoạt động phong trào trong sinh
viên trường Đại học Nội vụ. Đe tài giúp tạo động lực thúc đẩy, phát huy tác
động tích cực và hạn chế các tiêu cực của hoạt động phong trào đến học tập và
hình thành kỹ năng. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm
phát triển hoạt động phong trào của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Mục tiêu cụ thê
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản bản về hoạt động phong trào tác
động đến học tập và quá trình hình thành kỹ năng trong sinh viên.
Đưa ra được bức tranh tổng về thực trạng khả năng tham gia hoạt động
phong trào của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động
phong trào của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

4


Đưa ra những phương hướng và biện pháp nhằm phát triển và nâng cao
hiệu quả hoạt động phong trào của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
4. Đối tượng nghiên cửu và phạm vi nghiên cửu
Đoi tượng nghiên cứu
Các hoạt động phong trào trong sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phạm vi nghiên cừu
Không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Thời gian: giai đoạn 2012 - 2016. Sở dĩ nhóm tác giả chọn khoảng thời gian
này vì đây là giai đoạn Nhà trường chuyển từ đào tạo bậc Cao đẳng lên Đại học.

Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về
tác động của việc tham gia các hoạt động phong trào đến học tập và hình thành
kỹ năng trong sinh viên bậc đại học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc tham gia các hoạt động phong trào có tác động tích cực đến học tập
và hình thành kỹ năng cho sinh viên.
Việc tham gia các hoạt động phong trào của sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội còn nhiều hạn chế.
Neu được định hướng, rèn luyện việc tham gia hoạt động phong trào của
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tác động của việc tham gia hoạt động
phong trào đến học tập và hình thành kỹ năng của sinh viên Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.
Khảo sát, đánh giá thực trạng tham gia hoạt động đến học tập và hình
thành kỹ năng của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Phân tích và chỉ ra được sự ảnh hưởng của hoạt động phong trào đến việc
hình thành kỹ năng.
Đề xuất được một số giải pháp tham gia hoạt động phong trào đến học tập
và hình thành kỹ năng cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

5


7. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài nhóm nghiên cún sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi nghiên

CÚ11


các tài liệu của các tác giả đi trước, đặc biệt là các số

liệu của các Khoa chun mơn, phịng chức năng và Đồn Thanh niên trong Nhà
trường. Đây là nguồn tư liệu vô cùng phong phú và quan trọng để nhóm tác giả
tham khảo, đối chiếu so sanh với các số liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập được.
Phương pháp quan sát
Quan sát sinh viên tham gia hoạt động phong trào thực tế trong môn học
và các hoạt động xã hội.
Phương pháp phỏng Vấn
Nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn các bạn sinh viên ở các khóa, các lĩnh
vực đào tạo khác nhau để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra hằng bảng hỏi
Nhóm tác giả thiết kế bảng hỏi với các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để các
bạn sinh viên cung cấp thông tin. Với đề tài nghiên cứu: “Tác động của việc
tham gia các hoạt động phong trào đến học tập và hình thành kĩ năng của sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, nhóm tác giả tiến hành điều tra thu thập
những thông tin chân thực và khách quan nhất của 100 sinh viên thuộc các lóp,
các khoa trong trường. Từ đó phân tích, đánh giá và rút ra kết luận.
Ngồi ra, cịn sử dụng các phương pháp logic, tốn học thống kê,... trong
việc lập bảng và phân tích số liệu,...
8. Đóng góp của đề tài
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về tác động của việc tham gia hoạt
động phong trào đến việc học tập và hình thành kỹ năng của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.
Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tham gia hoạt động phong
trào và tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động phong trào cho sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

6



Cung cấp góc nhìn về thực trạng tham gia hoạt động phong trào của sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Xây dựng các biện pháp chưong trình phát triển các hoạt động phong trào
cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội
và những bạn sinh viên quan tâm đến hoạt động phong trào.

7


CHƯƠNG 1
CO SỎ LÍ LUẬN VÈ MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG PHONG
TRÀO VỚI HỌC TẬP VÀ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm hoạt động
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học với tác giả Hồng Phê
(chủ biên) cho rằng: u(l)Hoạt động ỉà tiến hành những việc làm có quan hệ với
nhau cặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sổng xã hội: “hoạt động
văn nghệ nghiệp dư, hoạt động ngoại giao ” (2) Hoạt động cách mạng (nói tắt)
“thốt lì gia đình đi hoạt động ” (3) Vận động, cử động nhằm một mục đích nhất
định nào đó “thích hoạt động khơng chịu ngồi n” (4) Thực hiện một chức
năng nhất định nào đó trong một chỉnh thể “máy móc hoạt động bình thường,
tim ngừng hoạt động, hoạt động của thần kinh cao cấp” (5) Nguyên nhân, hiện
tượng tự nhiên tạo ra một tác dụng nào đó “vỉ khuẩn hoạt động, làm chua thức
ăn””. [9; 586]
Sau khi tham khảo một số khái niệm nhóm tác giả xin đưa ra quan điểm
về khái niệm hoạt động như sau
Dưới góc độ sinh lí học: hoạt động là sự tiêu hao năng lượng, thần kinh và

cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình. Quan điểm trên đồng nhất với con người và hành vi của con vật.
Ví dụ: Con người thực hiện hoạt động học tập đòi hỏi phải sử dụng nguồn năng
lượng và trí lực để tiếp thu lĩnh hội tri thức.
Dưới góc nhìn triết học: hoạt động là phương thức tồn tại của con người,
là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực, thiết lập mối
quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Nhằm tạo ra sản phẩm cả về
phía thế giới và cả về phía con người.
Như vậy hoạt động là phương thức tồn tại của con người, phương thức tồn
tại của mọi sự vật hiên tượng, quy định tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Khi
8


phương thức thay đổi sự vật hiện tượng bị thay đổi thành sự vật hiện tượng
khác. Trong đề tài này khái niệm hoạt động được sử dụng như là phương thức
tồn tại của con người, là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện
thực, thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Nhằm tạo ra
sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người.
Trong hoạt động xảy ra hai q trình
Q trình đối tượng hóa (xuất tâm): con người bằng hoạt động của mình
tác động vào thế giới đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm. Trong quá trình tiến hành
hoạt động của con người đã xuất toàn bộ sức mạnh thần kinh, cơ bắp, trình độ
tùy nghề, sự hiểu biết, năng lực, hứng thú của mình vào sản phẩm và tạo ra sản
phẩm. Bằng quá trình đối tượng hóa mà tâm lí con người được bộc lộ vào sản
phẩm, đó là q trình chuyển từ trong ra ngồi hay cịn gọi là q trình xuất tâm
hoặc q trình khách thể hóa
Q trình chủ thể hóa (nhập tâm): chủ thể chuyển nội dung khách thể (quy
luật, bản chất của sự vật) vào bản thân mình tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách
của bản thân. Là quá trình con người chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới. Như vậy,
trong quá trình con người tham gia, thực hiện hoạt động con người vừa tạo ra

sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói khác đi tâm lý, ý
thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động.
1.1.2. Khái niệm phong trào
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học với tác giả Hồng Phê
(chủ biên) cho rằng: “Phong trào là hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội lơi
cuốn được đơng đảo quần chủng tham gia “phong trào cách mạng,phong trào
thể dục””. [9; 1004]

9


Như vậy phong trào là hình thức gây chú ý, thu hút, lôi cuốn những người
khác tham gia bằng các hoạt động do cá nhân, tổ chức phát động; tạo bầu khơng
khí sơi nổi trong hoặc ngồi tổ chức. Các hoạt động này là các hoạt động hoạt
động chính trị, văn hố, xã hội lơi cuốn được đơng đảo quần chúng tham gia.
1.1.3. Khái niệm học tập
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học với tác giả Hồng Phê
(chủ biên) cho rằng: Học tập (ỉ) Học và luyện tập để hiểu biết, đề có kĩ năng
“học tập văn hóa, chăm chỉ học tập ” (2) Làm theo gương tốt “học tập các đơn
vị bạn, học tập tinh thần của các liệt sĩ””.[9; 587-588]
Học tập là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến
việc tổng họp các loại thông tin khác nhau. Khả năng học hỏi là sở hữu của lồi
người, một số động vật. Nó khơng xảy ra cùng một lúc, nhưng xây dựng dựa
trên và được định hình bởi những gì chúng ta đã biết. Học tập có thể được xem
như một q trình, chứ không phải là một tập họp các kiến thức thực tế và các
hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy ra như là một phần của
giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân. Chơi đùa đã được tiếp cận dưới một số nhà
lý luận xem như là hình thức đầu tiên của việc học. Trẻ em thử nghiệm với thế
giới, tìm hiểu các quy tắc, và học cách tương tác thông qua chơi đùa.

1.1.4. Khải niệm kỹ năng
Gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ "kỹ năng" như là kỹ
năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, trung tâm huấn luyện kỹ năng...
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học với tác giả Hoàng Phê là
chủ biên: “Kỹ năng ỉà khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế “rèn luyện kỹ năng trong thực tiên ””. [9; 671]
Kỹ năng được phân chia thành hai loại cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng
mềm. Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nhà
trường hoặc tự học, đây là kỹ năng có tính nền tảng. Kỹ năng mềm là loại kỹ
10


năng mà chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề
nghiệp. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng vô cùng phong phú và quan trọng. Đe
thành cơng trong cuộc sống, chúng ta cần có hai loại kỹ năng cứng và kỹ năng
mềm... cần phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này
trong cuộc sống và công việc. Hiện nay, nhiều ý kiến khoa học cho rằng: Kỹ
năng mềm quyết định 80% sự thành đạt.
Kỹ năng “mềm” (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan
trọng trong cuộc sống con người như khám phá năng lực bản thân; tư duy sáng
tạo; xác định mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian; Kỹ năng giao tiếp,
lãnh đạo, làm việc theo nhóm; kỹ năng giải quyết Stress, thư giãn, vượt qua
khủng hoảng; kỹ năng trong tình yêu và những kinh nghiệm trong cuộc sống...
là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến
kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt
mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai,
làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng mềm liên quan tới tập hợp các đặc tính con người, thái độ xã hội,
thói quen cá nhân, tính thân thiện, sự lạc quan, sử dụng ngơn ngữ... Mà dựa vào
đó con người được đánh giá theo nhiều mức độ khác nhau.

Kỹ năng mềm thiên khá nhiều về yểu tố bẩm sinh, tuy nhiên phần lớn con
người nếu chịu khó rèn luyện thì vẫn có thể nâng cao đáng kể kỹ năng của bản
thân. Điều này thực sự cần thiết, bởi vì kỹ năng mềm là một trong những yếu tố
quan trọng nhất đưa bạn đến thành công.
Kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản
lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một
số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao.
Nhưng chỉ những điều đó thơi có thể khơng đủ để giúp bạn thăng tiến trong
cơng việc. Bởi bên cạnh đó, bạn cịn cần phải có cả những kỹ năng mềm vì thực
tế cho thấy người thành đạt chỉ có 20% là do những kiến thức chuyên môn, 80%
11


còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa
dẫn đến thành cơng thực sự là bạn phải biết kết họp cả hai loại kỹ năng này.
1.2. Quá trình học tập và hình thành kỹ năng của sinh viên
1.2.1. Quá trình học tập
Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở
người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho
người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa
học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Đe tái tạo lại, người học
khơng có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý
chí,...) càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy
nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó
phát triển, khơng ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với
chính bản thân mình, vì mình trong q trình học. Mặc dù hoạt động học có thể
cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế không phải là mục đích tự
thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay
đơi chính chủ thể của hoạt động.

Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học.
Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời
thường mà học phải tiến đến nhũng tri thức khoa học, những tri thức có tính
chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.
Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản
thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết
cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân
hoạt động học.
Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ
vai trị chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong
lứa tuổi này.
12


Học tập là một q trình do đó khi nói đến hoạt động học tập phải nói đến
sự hình thành các hành động học tập. Hành động học ở đây được hiếu là hành
động trí óc, nhằm chiếm lĩnh tri thức. Hành động học có rất nhiều các hành động
khác nhau, và bản chất nhất, cơ bản nhất có các hành động chính sau: hành động
phân tích (tìm ra nguồn gốc nội tại, cấu trúc lơgíc của đối tượng), hành động mơ
hình hố (giúp con người diễn đạt các khái niệm một cách trực quan, nó bao
gồm mơ hình gần giống với vật thật, mơ hình tượng trưng, mơ hình mã hố, nó
được dùng nhiều trong sinh học...), hành động cụ thể hoá (nhằm vận dụng giúp
người học hiểu được rõ nhất bản chất của vấn đề, giải quyết những vấn đề trong
mối liên hệ cụ thể tùng lĩnh vực.
1.2.2. Quá trình hình thành kỹ năng
Những kỹ năng hình thành trước đó là nền tảng hình thành kỹ năng mới.
Kỹ năng được hình thành thơng qua việc kết hợp giữa hành động, sự nhận thức
về mục tiêu hành động và giũa mức độ thực hiện hành động chẳng hạn như kỹ
năng đọc truyền cảm, biết đọc là nền tảng để đọc được truyền cảm. Đe đọc

truyền cảm thì chúng ta phải chăm chỉ tập luyện có ý chí quyết tâm không bỏ
cuộc giữa chừng.
Kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chính vì
trong giáo dục của Việt Nam không coi trọng vào đào tạo kỹ năng mềm nên các
bạn sinh viên khi ra trường thường thiếu kinh nghiệm làm việc, cách giao tiếp,
ứng xử và tác phong chuyên nghiệp.
Có những bạn năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các
kĩ năng mềm cho bản thân, nhưng cũng có những bạn vì khơng biết tầm quan
trọng của kĩ năng mềm nên chỉ nghĩ rằng học giỏi là đủ và chắc chắn cho một
tấm vé khi vào đời. Bạn học giỏi chun mơn, nhưng chưa chắc bạn có thể uyển
chuyển trong các cơng việc, đó là bạn đã thiếu kĩ năng mềm. Bạn học khơng
giỏi, nhưng bạn có thể làm được ra kết quả dù cơng việc có thay đối sao đi nữa,
đó là bạn có kĩ năng mềm.

13


Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 20% là do những kiến thức
chun mơn, 80% cịn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được
trang bị.
Trong xã hội hiện nay khi mà thế giới đã trở nên “phang”, con người đang
chuẩn bị cho cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ lần thứ ba thì khi làm việc,
người ta cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc. Tuỳ ngành nghề mà
độ cân bằng giữa kỹ năng cứng và mềm có sự chênh lệch. Nếu như các ngành
nghề thiên về xã hội thì cần nhiều về kỹ năng mềm hon, trong khi các ngành
nghề kỹ thuật cần nhiều kỹ năng cứng hơn. Nhưng để phát triển được nghề
nghiệp của mình, thì khơng thể có sự chênh lệch quá lớn giữa cứng và mềm.
1.3.

Ảnh hưỏng của hoạt động phong trào đến học tập và hình thành


kỹ năng của sinh viên trong trưòng Đại học
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động phong trào trong trường Đại học
Đối với trường Đại học, đối tượng tham gia là những người đã trưởng
thành cho nên các hoạt động ở trường Đại học sẽ khác trường phổ thông. Ngày
nay các trường đại học mở rộng quy mô, tổ chức rộng rãi những hoạt động
phong trào có sức lơi cuốn, thu hút đơng đảo sinh viên. Đoàn viên sinh viên
tham gia với tinh thần tự giác ý thức trách nhiệm cao, khơng ngại khó khăn gian
khổ vì lợi ích của xã hội cộng đồng.
Thực hiện nghiêm chỉnh cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng. Các trường
đại học tuyên truyền phổ biến các Nghị quyết của Đảng, của Đồn và các bài lý
luận chính trị đến đoàn viên sinh viên. Đoàn trường phát động nhiều đợt thi đua
cao điểm, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

14


Với tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ, cơng tác tình nguyện của các
trường đại học ln được đẩy mạnh và phát huy những ưu thế của mình. Những
hoạt động ý nghĩa giàu giá trị nhân văn như thiện nguyện vùng cao, ủng hộ đồng
bào bởi sự tàn phá của thiên nhiên, các hoạt động vận động hiến máu,...
Việc học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hàng đầu của sinh viên.
Các trường đạo học chủ động tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào
học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Sinh viên có kết quả học tập tốt
được trao học bổng, các cuộc thi nghiên cứu khoa học được tổ chức tạo điều
kiện cho sinh viên thực hành kiến thức kỹ năng của mình.
1.3.2. Ảnh hưởng của hoạt động phong trào đến học tập
Khác với bậc phổ thông, sinh viên khi ngồi trên ghế giảng đường u cầu
sự tìm tịi, tự giác học tập rất cao. Mỗi sinh viên thường giải tỏa căng thẳng và

áp lực học tập bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa, cơng tác xã hội...
giúp tinh thần phấn chấn hon với các giờ học tiếp theo. Khi tham gia các hoạt
động phong trào giúp ta làm quen với cách làm việc chuyên nghiệp, các kiến
thức không được học trong sách vở để có thể liên hệ với bài học bằng thực tiễn.
Thêm vào đó, ta học được sự tự tin, khéo léo khi giao tiếp áp dụng khi các mơn
học cần sự thuyết trình, trao đổi hay các môn thi vấn đáp giữa giảng viên và sinh
viên. Ngoài ra, tham gia hoạt động đoàn thể các sinh viên được cộng điếm rèn
luyện nâng cao đánh giá khả năng, sự phấn đấu trong suốt năm học. Vì vậy,
tham gia các hoạt động đoàn, câu lạc bộ sẽ giúp cho sinh viên có kết quả học tập
tốt hon.
Khi tham gia các hoạt động phong trào, sinh viên tiếp thu được rất nhiều
kiến thức xã hội nhưng không phải chỉ nhận được mà khơng mất gì. Mất thời
gian là cái dễ nhận thấy nhất ở các bạn tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Lịch học, lịch làm thêm, lịch tham gia các phong trào sẽ chồng chéo lên nhau
khiến bạn phải thật linh hoạt trong việc sắp xếp. Nhưng nếu khơng có bản lĩnh
cùng sự khéo léo thì rất dễ dẫn đến chểnh mảng việc học hành, kết quả sa sút
gây ảnh hưởng đến thời gian ra trường. Cái gì cũng có hai mặt của nó, địi hỏi
15


chúng ta phải có bản lĩnh để phân biệt được đâu là mặt tốt cần phát huy và đâu
là mặt xấu cần loại bỏ.
1.3.3. Ánh hưởng của hoạt động phong trào đến hình thành kỹ năng
Đối với sinh viên việc học tập tiếp thu kiến thức là điều phải chú trọng ưu
tiên. Sinh viên được đào tạo kỹ năng chuyên môn qua quãng thời gian dài trong
trường đại học. Bên cạnh việc học tập thì việc tham gia hoạt động ngoại khóa
cũng vơ cùng quan trọng. Các hoạt động đồn thế giúp các bạn sinh viên được
tiếp xúc với nhiều sự kiện, được đi nhiều nơi và quen biết được những người
bạn mới. Trong môi trường năng động, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ các bạn
sinh viên được thể hiện, cống hiến hết mình.

Từ những thứ giản đơn, vi mơ các bạn nhận thức và tích lũy từng ngày sẽ
là hành trang quan trọng khi các bạn bước vào đời. Dưới sự chỉ dạy của các anh
chị, những người đi trước các bạn sinh viên được làm quen với các kỹ năng
mềm như kỹ năng quan sát, giao tiếp,đàm phán... Các câu lạc bộ tình nguyện
địi hỏi các bạn sinh viên có thái độ nhiệt tình, năng nổ. Khi các bạn tham gia
các hoạt động vui chơi, tình nguyện sẽ làm tăng kỹ năng giao tiếp, tổ chức làm
việc nhóm, biến những ý tưởng từ trước đến nay cịn ấp ủ thành hiện thực
Thực tiễn là người thầy của cuộc sống, chúng ta không chỉ vẽ ra ý tưởng
mà cịn phải thực hiện nó một cách tốt nhất. Để khơng cịn cảm giác bỡ ngỡ khi
bước ra khỏi cánh cửa đại học, để tương lai tươi sáng mở ra trước mắt bạn thì
sinh viên phải có kiến thức và kinh nghiệm sống vững vàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kỹ năng tốt tiếp thu được khi tham gia hoạt
động phong trào thì sinh vên cũng cần có sự tỉnh táo để không “nhiễm” những
kỹ năng xấu như: sự tự tin thái quá dẫn đến kiêu căng, không biết trước biết sau,
độc đoán... Những kỹ năng xấu này nếu sinh viên khơng cẩn thận, khơng biết
kiềm chế bản thân tốt thì sẽ rất dễ mắc phải, khơng những khơng có được sự quý
mến của thầy cô, bạn bè mà ngược lại cịn bị xa lánh, trở nên cơ độc.

16


×