Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thanh trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.45 KB, 102 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Trong những năm qua nền nơng nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Tuy nhiên, một đất nước với hơn một nửa dân số sống trong khu vực
nơng thơn và có nhiều hộ nơng dân nơng nghiệp là nguồn thu nhập chính của họ
trong tổng thu nhập của gia đình, trong khi đó sự chênh lệch về mức độ sống
giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng. Điều đó cho thấy nơng nghiệp
nơng thơn nước ta cịn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết được tình trạng này thì
tất yếu chúng ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hố nền nơng nghiệp. Một trong những biện pháp mang tính
cấp thiết và thiết thực nhất nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp là ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ đặc biệt là tiến bộ khoa
học, công nghệ về giống, kỹ thuật sản xuất, quản lý.
Thanh Trì là vùng ngoại thành Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên là 6326,5ha
trong đó đất nơng nghiệp là 3491,3ha. Thanh Trì là vùng đất trũng hàng năm
được phù sa của sông Hồng bồi đắp. Nó có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp như đất phù sa màu mỡ, khí hậu thuận lợi thích hợp
với nhiều loại cây lương thực thực phẩm…, hơn nữa huyện lại có vị trí địa lý rất
thuận lợi cho việc trao đổi, lưu thong hàng hố. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó vẫn
cịn nhiều hạn chế như trình độ sản xuất của người lao động còn hạn chế, kỹ
thuật canh tác vẫn còn dưa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống là chủ yếu, do
đó chưa phát huy tốt các tiềm năng lợi thế sẵn có của vùng và là cản trở đối với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.
Để đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
trong thời gian tới một trong những giải pháp quan trong đó là phải có khoa học,
cơng nghệ là một giải pháp mang tính then chốt và nghiên cứu, ứng dụng các
công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp trên nguyên tắc áp dụng khoa học,


công nghệ phù hợp với điều của huyện và đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường đô
thi và nâng cao được thu nhập của người nơng dân, qua đó góp phần ổn định và
cải thiên đời sống của ngươi dân trong huyện.


Xuất phát từ yêu cầu đó em chọn đề tài “ Ứng dụng khoa học công nghệ
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thanh Trì” Đề tài này
được nghiên cứu nhăm mục tiêu đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì, đồng thời xác định và ứng dụng các
tiến bộ khoa học, công nghệ phù hợp nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Chuyên đề của em được kết cấu như sau: ngoài lời mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo chun đề có kết cấu chính gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng khoa học công nghệ
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch và ứng dụng khoa học công nghệ trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì
Chương 3: Phương hướng và giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp huyện Thanh Trì
Trong q trình thực hiện chuyên đề em đã được sự chỉ bảo tân tình của thầy
giáo hướng dân PGS.TS.Nguyễn Văn Áng, các thầy cô trong khoa
KTNN&PTNT, cơ quan thực tập huyện Thanh Trì, Trung tâm thư viện Đại học
Kinh tế Quốc dân. Em xin chân thành cảm ơn!
Vì điều kiện thời gian và trình độ cịn hạn chế nên chun đề khơng tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo bổ sung để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.


CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và sự chuyển dịch
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế bao gồm nhiều
bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau hợp thành cấu trúc bên trong của
nền kinh tế và được sắp xếp theo một tỷ lệ nhất định trong một khoảng không
gian và thời gian cụ thể. Cơ cấu kinh tế không cố định mà luôn vận động và phát
triển.
1.1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là khái niệm
chỉ tổng thể các hoạt động kinh tế trong nông nghiệp, được thể hiện bằng tỷ lệ
nhất định về mặt định tính và mặt định lượng của các ngành trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể.
1.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu khi xem xét trong một tổng thể nhất định là sự phát
triển về cơ cấu các bộ phận hợp thành tổng thể đó trong một khoảng thời gian
nhất định. Quá trình phát triển về cơ cấu đó bao gồm sự thay đổi những mối
quan hệ giữa các bộ phận với nhau trong quá trình phát triển của tổng thể. Như
vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là q trình phát triển hay q trình
thay đổi về thành phần và các hoạt động kinh tế trong nông nghiệp của một vùng
nhất định.
Sự phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghiệp tuỳ thuộc vào trình độ của lực
lượng sản xuất và sự phân cơng lao động xã hội.Quá trình phát triển của lực
lượng sản xuất nói chung và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng tự nó đã xác


lập những tỷ lệ theo mối quan hệ nhất định. Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp mang tính khách quan thơng qua nhận thức chủ quan của
con người, đó là sự chuyển dịch phù hợp với sự thay đổi nhu cầu của thị trường
trên cơ sở khai thác những tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Một số khái niệm hình thành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu là: Điều
chỉnh cơ cấu là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt, một
số yếu tố của cơ cấu làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan của từng

thời kỳ, không tạo ra sự thay đổi đột biến, tức thời. Cải tổ cơ cấu là q trình
chuyển dịch mang tính thay đổi về mặt chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu,
nhanh chóng tạo ra sự đột biến.
Ứng dụng khoa học, công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu ở một số nước
nhiệt đới trong những năm gần đây, khi đưa những giống mới, năng suất cao vào
sản xuất đã làm cho sản lượng lương thực, thực phẩn tăng lên rõ rệt. Như vậy,
ứng dụng khoa, công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một
vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nước ta đang phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố trong q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước. Vì vậy, cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
nhiều vùng để đáp ứng yêu cầu của phương hướng sản xuất mới cũng như của cơ
chế thị trường.
1.1.1.4 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp: Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, gắn với cơng nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hóa điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng thành tựu khoa
học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công
nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường.


1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có sáu đặc trưng cơ bản sau:
Một là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan, khơng phụ thuộc
vào ý kiến chủ quan của con người nhưng ít nhiều đều có sự tác động, chi phối
của con người thông qua các quyết định sản xuất, kinh doanh
Hai là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử, xã hội gắn liền với đặc
điểm kinh tế - xã hội của từng vùng sinh thái.
Ba là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ngừng vận động, biến đổi theo xu
hướng ngày càng hoàn thiện, hợp lý hóa và có hiệu quả.

Bốn là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một cơ cấu kinh tế mở, ln gắn liền với
q trình hợp tác và phân công lao động.
Năm là, trong thời kỳ đầu cơ cấu kinh tế nông nghiệp (đặc biệt là các nước
chậm phát triển), ngành nơng nghiệp chiểm ưu thế trong đó trồng trọt là chủ
yếu , ngành công nghiệp chưa phát triển (chủ yếu là nghề truyền thống, tiều thủ
công nghiệp), ngành dịch vụ cũng kém phát triển (chủ yếu là dịch vụ đời sống
với chất lượng thấp)
Sáu là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vận động phát triển trên một địa bàn rộng
lớn.
1.1.3 Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm cơ cấu ngành và nội bộ ngành, cơ cấu vùng
lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.
1.1.3.1 Về cơ cấu ngành và nội bộ ngành
Cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành trong nông nghiệp bao gồm trồng trọt và
chăn nuôi, hoặc nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Trong đó ngành trồng
trọt bao gồm cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây lấy gỗ và bảo


vệ rừng, cây dược liệu… Trong ngành chăn nuôi bao gồm đại gia súc, gia súc,
gia cầm, vật nuôi thủy sản.
1.1.3.2 Về cơ cấu vùng lãnh thổ
Sự phân công lao động theo ngành thường diễn ra trong một vùng lãnh thổ nhất
định. Theo đó, các ngành được bố trí theo không gian cụ thể. Tiền đề của cơ cấu
vùng là lợi thế só sánh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Xu thế chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ là theo hướng chun mơn hóa, tập trung hóa
sản xuất và dịc vụ, hỉnh thành nhữmg vùng sản xuất tập trung có hiệu quả cao.
So với cơ cấu ngành cơ cấu vùng kinh tế có sức ỳ lớn, cho nên việc xây dựng các
vùng chuyên môn hóa cần được xem xét, nghiên cứu cụ thể, thận trọng. Nếu
phạm sai lầm sẽ khó khắc phục, chịu tổn thất lớn.
Sự hình thành cơ cấu vùng do hai nhóm nhân tố: Một là yêu cầu của thị trường

có tác động đến cơ cấu vùng; Hai là khả năng, điều kiện riêng của từng vùng,
nhằm tìm kiếm những lợi thế so sánh trong sản xuất kinh doanh để thỏa mãn nhu
cầu của thị trường với chi phí ít nhất, tạo ra lợi nhuận cao.
1.1.3.3 Về cơ cấu thành phần kinh tế
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã xác định chuyển nền kinh tế
nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế như: Nhà
nước, tập thể, tư nhân, tư bản, lien doanh có địa vị pháp lý như nhau, cùng bình
đẳng sản xuất kinh doanh theo pháp luật.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các thành phần kinh tế
biến động theo xu thế sau: Kinh tế nhà nước còn tồn tại và phát triển ở một số
ngành dịch vụ nông nghiệp như thủy nông, vật tư, giống và thú y; Kinh tế HTX
theo kiểu mới hiện nay đang từng bước hình thành; Kinh tế hộ nơng dân là đơn
vị sản xuất tự chủ tỏ ra phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong q trình đó đang
diễn ra xu hướng chuyển biến kinh tế hộ tự cung, tự cấp sang sản xuất hang hóa.


Xu thế phát triển của kinh tế hộ có từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988).
Đặc biệt là Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và năm 2003,
ruộng đất được tích tụ với quy mô phù hợp đã và đang thực sự khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại, hình thành các cơng ty nơng nghiệp với đặc trưng là
sản xuất hàng hóa. Tỷ trọng kinh tế nhà nước trong nơng nghiệp có xu thế giảm
mạnh, tỷ trọng các thành phần kinh tế khác có xu thế tăng lên rõ rệt.
1.2 Ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1 Khái niệm, bản chất của khoa học công nghệ
Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội mà con người thu nhận
được thông qua hoạt động nghiên cứu. Khoa học cũng đồng thời là hoạt động
của con người sang tạo ra trí thức mới. Cơng nghệ là trí thức có hệ thống dung
để sản xuất ra một loại hàng hoá hay tiến hành một loại dịch vụ nào đó. Cơng
nghệ là kết qua sử dụng tri thức khoa học, nghiên cứu công phu mới tạo ra được.

Hoạt động khoa học là hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới sản xuất,
nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức khoa học, công nghệ trong thực
tiễn sản xuất và đời sống. Khoa học công nghệ là một yếu tố năng động của lực
lượng sản xuất.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học cơng nghệ ngày càng được tích
luỹ và thể hiện vai trị của mình một cách rõ nét. Lịch sử phát triển của thế giới
đã trải qua 3 cuộc cách mạng khoa học công nghê: (1) Cuộc cách mạng công
nghiệp với nội dung cơ bản là chuyển từ nền sản xuất thủ cơng sang sản xuất cơ
khí hố. (2) Cuộc cách mạng khoa học diễn ra với quy mô lớn và tốn diện trong
tồn bộ hệ thống khoa học, kỹ thuật của các ngành sản xuất. Nội dung của cuộc
cách mạng này bao gồm tư cơ khí hố, tự động hố, điện khí khố, hố học hố
cho tới áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất vào sản xuất. Cuộc
cách mạng này đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học


và kỹ thuật gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau làm cho kinh tế tăng
trưởng rất mạnh. (3) Đến cuối thế kỷ 20, cuộc cách mạng khoa học công nghệ
lần thứ ba sẽ diễn ra trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 với đặc trưng là xã
hội trí tuệ, xã hội thơng tin và nền kinh tế trí thức. Đến lúc này hàm lượng chất
xám trong sản phẩm sẽ chiếm tỷ lệ cao. Người nào làm chủ công nghệ, đặc biệt
là nắm giữ công nghệ cao người đó có ưu thế và sẽ chiến thấng trong cạnh tranh.
Từ cuộc cách mạng lần thứ hai, nhận thức về nhân tố quyết định phát triển kinh
tế đã có sự thay đổi. Trong hàm số tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ đã
trở thành một biến số quan trọng của mức tăng trưởng kinh tế. Trong những năm
cuối thế kỷ 20, khoa học công nghệ đã tạo nên những bước đột phá không những
cho nền kinh tế của quốc gia mà đã tạo nền tảng đẩy mạnh kinh tế toàn cầu. Sự
ra đời và phát triển của cơng nghệ thơng tin đã hình thành xa lộ thơng tin tạo
điều kiện để liên kết thị trường vốn, lao động, chất xám của các quốc gia theo
hướng toàn cầu hố, hội nhập kinh tế, phân cơng lao động quốc tế trên cơ sở khai
thác lợi thế so sánh của từng nước. Nhờ đó nền kinh tế thế giới sản xuất ra một

lượng của cải khổng lồ, trong 30 năm đã sản xuất ra một lượng của cải bằng tổng
khối lượng của cải từ khi có lồi người cộng lại.
Khoa học cơng nghệ lng gắn bó mật thiết với sản xuất, khoa học công nghệ
lấy sản xuất làm đối tượng phục vụ. Mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ với
sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau:

NC

bản

I

NC
ứng
dụng

I

NC triển khai
thiết
kế luận chứng

I

Sản
xuất
tiếp thị

I


Phát triển
CN
XD nông
nghiệp

Ngày nay khoa học công nghệ đã liên kết với các nền kinh tế độc lập, tách biệt
thành nền kinh tế hội nhập, mọi quốc gia cùng tham gia cùng giành thắng lợi trên


cơ sở lợi thế so sánh của mình, trong đó người thắng lợi nhiều nhất là người nắm
các ưu thế về khoa học, cơng nghệ.
Nền kinh tế trí thức là “ nền kinh tế trong đó nhân tố quan trong nhất là việc
chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo, phân phối, sử dụng tri thức
trong các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao”. Trong nền kinh
tế trí thức, tài nguyên trí lực và vốn vơ hình là nhân tố quan trong nhất trong việc
phân phối tài nguyên. Kinh tế trí thức phải tăng cường tài nguyên trí lực để khai
thác tài nguyên thiên nhiên, Vì vậy trong kinh tế trí thức, chiếm hữu nhân tài và
tri thức quan trọng hơn nhiều so với chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên.
Kinh tế trí thức lấy các ngành sản xuất kỹ thuật cao làm nền tảng, các nganh
sản xuất kỹ thuật cao lấy khoa học kỹ thuật cao làm chỗ dựa. Theo Liên hợp
quốc, hiện nay có các loại cơng nghệ chủ yếu là: Cơng nghệ thông tin; Công
nghệ sinh học; Công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh; Công nghệ
vật liệu mới, Khoa học kỹ thật không gian, khoa học kỹ thuật hải dương; Khoa
học quản lý và công nghệ kỹ thuật cao có lợi cho mơi trường.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, khoa học kỹ thuật cao không phải là sáng kiến
đơn giản của kỹ thuật truyền thống và ứng xử; khoa học kỹ thuật cao là một khái
niệm riêng biệt. Tuy nhiên nếu so sánh với kỹ thuật truyền thống thì theo quy
định về khu cơng nghiệp kỹ thuật cao quốc tế, trong đó thành phần kỹ thuật cao
được nâng lên vượt quá 70% thì ký thuật truyền thống mới đươc gọi là kỹ thuật
cao.

Trong ngành nông nghiệp việc áp dụng khoa học, công nghệ ngày càng diễn ra
rõ nét theo xu hướng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao mới có lợi
cho mơi trường, cơng nghệ thơng tin, công nghệ phần mềm.


1.2.2 Một số sản phẩm khoa học công nghệ cụ thể có thể ứng dụng trong
nơng nghiệp
Cơng nghệ sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và cấp 1 từ hạt siêu nguyên
chủng
Công nghệ sản xuất hạt F1 giống ngô lai P11
Công nghệ trồng hoa, cây cảnh trên giá thể nhân tạo
Công nghệ chiết ghép cây ăn quả đặc sản nhãn, vải, xồi
Cơng nghệ ươm cây trên bầu và trồng rừng hỗn giao
Công nghệ sản xuất và chế biến ngô rau, dưa chuột bao tử
Phòng trừ dịch hại tổng hợp theo chương trình IPM
Cơng nghệ nhân giống khoai tây sạch bệnh
Cơng nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào (invitro)
Công nghệ sản xuất hạt F1giống lúa lai ba dịng
Cơng nghệ duy trì dịng lúa bất dục A để sản xuất hạt lai F1
Công nghệ nuôi gà trứng Gollai 54
Cơng nghệ sản xuất cá rơ phi đơn tính
Cơng nghệ cấy truyền hợp tử sản xuất và nhân giống bò sữa cao sản
Công nghệ nuôi lợn công nghiệp bằng chuồng lồng
Công nghệ nuôi tôm càng xanh
Công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để sản xuất cây ăn quả có múi (cam, quýt)
sạch bệnh
Công nghệ sản xuất rau hoa trong nhà lưới
Cơng nghệ sản xuất giống lúa F1giống lúa hai dịng
Cơng nghệ sản xuất và ni lợn lái 3-4 máu có tỷ lệ nạc cao
Cơng nghệ chọn giống và ni bị sữa trong nông hộ

Công nghệ phục trang và nhân nhanh các giống cá chất lượng


1.2.3 Vai trò và mức độ tác động của khoa học công nghệ trong chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp
1.2.3.1 Vai trị của khoa học cơng nghệ trong chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp
Khoa học, cơng nghệ có vai trị hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ
kinh tế nông nghiệp thể hiện trên các lĩnh vực sau:
Khoa học, công nghệ đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng suất
của các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp. Điều này có thể chứng minh rất rõ
qua việc ứng dụng công nghệ giống mới vào sản xuất.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa kọc công nghệ trong nông nghiệp đã tạo ra nhiều
tiền đề quan trong cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ sản xuất
tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Kinh nghiệp phát triển
kinh tế của các nước tiên tiến cho thấy, không thể làm giàu từ phát triển nông
nghiệp đơn thuần, do vậy phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân từ sản suất
nơng nghiệp là chính sang phát triển sang phát triển công nghiệp và dịch vụ là
chính.
Từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong nông nghiệp sẽ cho
phép phát triển đa dạng hàng hoá, nâng cao năng suất đất đai và lao động, từ đó
chuyển dần cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng hồn thiện hơn
Khoa học cơng nghệ trong nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng và mang tính
quyết định trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp.
CNH,HĐH là con đướng tất yếu mà mọi quốc gia phải trải qua để phát triển. Vì
thế có thể khẳng định rằng sự phát triển của khoa học công nghệ là nền tảng của
CNH,HDH. Khoa học công nghệ quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm dẫn
đến quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và từng ngành nói
riêng. Đổi mới cơng nghệ là phương thức nhanh nhất để đạt được sự phát triển
kinh tế - xã hội.



1.2.3.2 Mức độ tác động của khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp
Đánh giá mức độ tác động của khoa học công nghệ trong không phải là cơng
việc dẽ dàng vì đối tượng của sản xuất nơng nghiệp là những cơ thể sống, chúng
có liên hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là phụ thuộc
rất lớn vào điều kiện tự nhiên sinh thái.
Trên thế giới đã có nhiêu phương pháp đánh giá tác động của khoa học công
nghệ trong nông nghiệp. Các nhà kinh tế Trung Quốc đã dùng phương pháp loại
trừ để đưa ra kết luận về mức độ đóng góp của của khoa học cơng nghệ trong
nơng nghiệp có độ tin cấy khá cao.
Ngày nay người ta thường sử dụng hàm sản xuất Cobb_Doughlass kết hợp với
một số phương pháp khác để đánh giá mức độ tác động của khoa học, công nghệ
trong nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích đánh giái mức
độ tác động của khoa học, công nghệ tới tăng trưởng sản xuất nơng nghiệp Trung
Quốc thưịi kỳ 1972-1980 là 27%, thời kỳ 1978-1984 là 35% và thời kỳ 19861990 là 28%. Ở Việt Nam một số nhà quản lý ước đốn tỷ lệ đóng góp của khoa
học, cơng nghệ đối với tăng trưởng nông nghiệplà 30%.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng khoa học công nghệ trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện về địa lý kinh tế: Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những lợi thế và
hạn chế riêng về vị trí địa lý. Những vùng gần thị trường tiêu thụ, thuận lợi về
giao thông, thuận lợi về các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất sẽ có thuận
lợi hơn trong việc tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ mới
vào sản suất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng
hoá gắn với chế biến và thị trường. Ngược lại, những vùng khó khăn về điều địa


lý sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình tiếp cận với khoa học công nghệ và
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Điều kiện sinh thái: Cây trồng vật nuôi là những cơ thể sống có quan hệ mật
thiết với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Bởi vậy, người sản xuất khơng thể
đem những cây trồng, vật ni có nguồn gốc ôn đới, hàn đới chuyển sang nuôi
trồng ở vùng nhiệt đới hoặc nguợc lại. Ngưịi ta cung khơng thể đem tồn bộ cây
trơng thuộc vụ xn sang trồng ở vụ mùa, không thể đem cây trồng trên cạn
xuống trồng ở vùng ngậơ nước, không thể đưa giống thủy sản vùng nứơc mặn
vào nuôi trong hồ nước ngọt… Trong lựa chọn công nghệ đưa vào sản xuất
ngươi ta không thể không quan tâm đến điều kiện sinh thái của vùng
Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật công nghệ và việc
ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, con người đã
cải tạo thiên nhiên, cải thiện được điều kiện sinh thái cho cây trồng vật nuôi. Tuy
nhiên, khả năng khống chế điều kiện sinh thái là có hạn, đồng thời, việc đầu tư
để đối phó với những tác hại của thiên nhiên nhằm bảo vệ sản xuất cịn phải tính
đến hiệu quả kinh tế. Bởi vậy trong quan hệ với thiên nhiên, xu hướng hành
động chủ yếu của con người là phải hịa hợp với thiên nhiên, lợi dụng những mặt
tích cực cũng như biết né tránh những tác hại của thiên nhiên để bố trí cây trồng
vật ni hợp lý nhằm đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất.
Các nguồn tài nguyên: Các nguồn tài nguyên được xem như là lợi thế của từng
vùng và tưng tiểu vùng trong phát triển sản xuất và ứng dụng khoa học, công
nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên này ngày càng khan hiếm,
địi hỏi việc sắp xếp, bố trí cơ cấu sản xuất phải theo hướng tiết kiệm và sử dụng
khoa học, cơng nghệ thích hợp nhằm sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên để
phát triển bền vững.


1.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội
Thị trường tiêu thụ: Thị trường là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến q
trình ứng dụng khoa học cơng nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp bởi vì trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của người sản xuất là tối đa
hoá lợi nhuận. Người sản xuất phải xác định xem mình phải áp dụng những khoa

học kỹ thuật nào nhăm đạt hiệu quả kinh tế cao và để trả lời tốt câu hỏi lời sản
xuất như thế nào?
Thị trường chịu ảnh hưởng của ba quy luật kinh tế cơ bản: Quy luật về về quan
hệ cung cầu; Quy luật giá trị và Quy luật cạnh tranh. Ba quy luật này luôn chi
phối mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường.
Chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực có vai trị đặc biệt
quan trọng trong tiến trình áp dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp. Vai trị quan trọng đó thể hịên trên các mặt:
Nhận thức và trình độ ra quyết định sản xuất của người lao động trong nền
kinh tế thị trường.
Kỹ năng ưng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất để nâng
cao năng suất của các yếu tố sản xuất.
Quyết định của người sản xuất: Trong nền sản xuất nhỏ, người nông dân
chủ yếu là sản xuất các loại sản phẩm trực tiếp giải quyết vấn đề lương thực,
thực phẩm tại chỗ cho gia đình mình.
Khi sản xuất hàng hố đã hình thành và phát triển, nhu cầu đời sống của con
người ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, người nông dân khơng
thể tồn tại được khi vẫn duy trì tái sản xuất giản đơn, tự cung, tự cấp, họ buộc
phải hướng ra thị trường, bố trí cơ cấu sản xuất cuar mình và ứng dụng khoa học
cơng nghệ, sao cho đáp ứng được nhu cầu nông sản của thị trường, từ đó thu
được nhiều tiền hơn.


Như vậy cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự quyết định bố trí cơ cấu sản
xuất nông nghiệp của người nông dân từ chõ bị động trong việc khai thác điều
kiện tự nhiên, hoàn toàn phụ thuộc điều kiện tự nhiên, chỉ đơn thuần thoả mãn
trực tiếp nhu cầu lương thực, thực phẩm của gia đình mình đã chuển sang chủ
động hơn trong việc khai thác hợp ký điều kiện tự nhiên nhờ áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra nông sản hàng hố ngày càng nhiều hơn, có
chất lượng cao hơn đển đáp ứng nhu cầu của thị trường và qua đó giành được lợi

nhuận cao hơn.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng: Tính hồn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng
nói chung và hệ thống cơ sở hạ tầng phụ vụ sản xuất nơng nghiệp nói riêng có
ảnh hưởng nhất định đến giá thành nông sản, khả năng ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, và hệ thống điện hiện đại là điều kiện quan trọng
đển hiện đại hoá ngành nông nghiệp, chuyển nông nghiệp từ sản xuất nhỏ manh
mún sang sản xuất hàng hố với quy mơ lớn trên cớ sở ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ngồi giao thơng, thuỷ lợi thì hệ thống chợ, trung tâm thương mại để giao dịch,
buôn bán nông sản cũng có ảnh hưởng đến giá thành. Sự thiếu hụt của hệ thống
chợ đầu mối trong buôn bán nông sản sẽ khiến cho chi phí vận chuyển nơng sản
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ tăng cao do quãng đường vận chuyển xa nông
sản lại là sản phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản. Điều này đơi khi cũng làm cản
trở, và chậm lại việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.3.3 Nhóm nhân tố về khoa học, công nghệ
Khoa học công nghệ ngày nay phát triển rất mạnh và trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Đối với ngành nông nghiệp khoa học công nghệ làm tăng năng
suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra năng suất lao động cao, từ đó dẫn đến chuyển


dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông
nghiệp đã tạo ra nhiều giống cây con có ưu thế trong việc mở rộng địa bàn thích
ứng, khả năng chống chịu sâu, bệnh cao hơn. Những cây, con này có ưu thế
trong việc rút ngăn thời gian sinh trưởng, phát triển, tạo khả năng mở rộng diện
tích trong một thời gian nhất định. Quan trọng hơn cả là các giống mới có ưu thế
về năng suất và chất lượng cao, tạo nên giá trị lớn trong kết quả cuối cùng của
quá trình sản xuất.
Cũng nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật mà hàng loạt các
vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất nơng nghiệp được tạo ra như phân bón vơ cơ,

thuốc phịng trừ sâu, bệnh, chất kích thích sinh trưởng phát triển, thức ăn chăn
nuôi công nghiệp…. Nhiều máy móc, trang bị kỹ thuật như nhà lưới, nhà kính,
bể thuỷ canh, lị ấp trứng…cùng với hệ thống thuỷ nơng, thuỷ lợi ngày cành
được xây dựng với quy mô rộng lớn và càng hồn thiện hơn đã góp phần rất lớn
khắc phục những bất lợi của điều kiện tự nhiên đồng thời tăng thêm những thuận
lợi cho môi trường sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, gia tăng địa
bàn thích nghi cho cây trồng, vật ni cả về mặt khơng gian và thời gian, tạo
điều kiện bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi phong phú hơn về chủng loại và thời
vụ.
Khoa học của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp ngày nay là rất phát triển
song không phải vùng nào, quốc gia nào cũng khai thác được hết những lợi thế
của các thành tưu khoa học này để phát triển nơng nghiệp của quốc gia mình.
Việc mỗi quốc gia có thể khai thác được đến đâu những thành tưu khoa học công
nghệ để phát triển nền nông nghiệp của nước mình cịn phụ thuộc vào nhiều
nhân tố khác nhau như: Trình độ của các chuyên gia, trình độ của nông dân, mức
độ đầu tư cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn.


1.3.4 Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách
Người sản xuất khơng phải bao giờ cũng có tồn quyền trong việc bố trí cơ cấu
sản xuất nơng nghiệp, cũng như khơng phải bao giờ họ cũng có đủ khả năng,
tiềm lực để ứng dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất. Trước thời kỳ đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, người nơng dân thực tế chỉ có quyền quyết định cơ
câu sản xuất trên đất 5% và khu đất ở của gia đình. Lúc bấy giờ trình độ ngươi
nơng dân cịn thấp, họ lại chưa có nhiều điều kiện tiếp súc với những tiến bộ
khoa học, phần lớn họ trồng trọt, chăn nuôi chỉ dựa vào kinh nghiêm truyền
thống. Hiện tại, quyền sử dụng ruộng đất và quyền chủ động bố trí sản xuất của
nơng dân được mở rộng, người nơng dân ngày này có nhiều điều kiện để tiếp súc
với tiến bộ khoa học công nghệ qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như: sách,
báo, …và qua các hội nơng dân, trạm khuyến nơng,..

Tuỳ theo tình hình thực tế, Nhà nước các cấp có thể có những quy định cụ thể
trong việc định hướng cho nông dân bố trí cơ cấu sản xuất, khuyến khích hoặc
hạn chế áp dụng các loại tiến bộ khoa học kỹ nào vào sản xuất nhằm đảm bảo lợi
ích chung, bảo đảm cả lợi ích trước mát và lợi ích lâu dài.
1.3.5 Các nhân tố khác
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: Nguồn vốn đàu tư, sự phát
triển của các khu công nghiệp tập trung và các đơ thi lớn, q trình đơ thị hố
nơng thơn, trình độ quản lý, trình độ của người dân, những biến động về kinh tế,
chính trị trong khu vực …
1.4 Xu thế chuyển dịch cơ cấ kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng
cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông thôn diễn ta theo xu thế:


Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố từ một nền nơng nghiệp độc canh, thuần nơng, mang
tính tự cung, tự cấp sang phát triển hàng hoá , đa dạng, đa canh, đảm bảo bền
vững sinh thái.
Hai là, mức độ đa dạng hoá của hàng hoá sản xuất trong nông nghiệp tăng lên
cùng với việc đẩy mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ tiến từ mức độ
thấp đến mức độ cao, sản phẩm sẽ chuyển dần từ chất lượng thấp sang chất
lượng cao, từ hiệu quả thấp sang hiệu quả cao.
Bốn là, Sự biến đổi và phát triển các thành phần kinh tế trong quá trình phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biết từ khi kinh tế hộ nông dân được
xác lập là một đơn vị kinh tế tự chủ được thực hiện thông qua các hoạt động sản
xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá.
Năm là, xu hướng tích tụ, tập trung hố đất đai, tạo nên những trang trại với
những quy mô khác nhau là xu thế có tính quy luật.

Sáu là, cung với sự phát triển của sản xuất ở nông thôn sẽ diễn ra phân tầng xã
hội, khoảng cách giàu nghèo có thể rõ nét hơn. Sự phân hoá này vừa là kết quả,
vừa là động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Bảy là, vùng nào, quốc gia nào có trình độ dân trí thấp thì việc xác lập và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn sẽ ra chậm chạp, khó tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót trong q trình thực hiện.
1.5 Kinh nghiêm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn của
một số nước.
1.5.1 Kinh nghiệm của Nhât Bản
Nhật Bản có điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội lúc xuất phát khá giống nước
ta: Đất đai manh mún, bình qn rng đất trên đầu người thấp, 2/3 dân số sống


dựa vào nông nghiệp. Nhưng ngày nay, Nhật bản là một trong những nước phát
triển hàng đầu về nông nghiệp. Kinh nghiệp về phát triển và chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp ở Nhật bản là:
Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trên thế giới về phát triển khoa học
kỹ thuật nông nghiệp. Được sự đầu tư đủ mạnh của chính phủ, các cơ sở nghiên
cứu đã đưa ra hàng loạt giống cây trồng, vật ni có năng suất chất lượng cao
đứng hang nhất nhì thế giới. Ngồi ra Nhật Bản cịn thực hiện đồng loạt một số
chính sách như chính sách an ninh lương thực, chính sách cải cách ruộng đất…
Chính sách an ninh lương thực: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật
Bản đã coi sản xuất nông nghiệp và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là quan
trọng hàng đầu, đặc biệt là giải quyết cơ bản vấn đề lương thực. Thực hiện chính
sách an ninh lương thực, Nhật Bản đã tập trung đầu tư cho chương trình cải tạo
1,55 triệu ha đất để phát triển sản xuất lương thực và thực hiện định cư cho 1
triệu hộ nông dân. Sau 5 năm thực hiện chính sách, từ năm 1949 Nhật Bản đã cơ
bản giải quyết được vấn đề lương thực.
Chính sách cải cách ruộng đất: Trong cải cách ruộng đất, Nhật Bản ban hành
chính sách buộc các điền chủ có diện tích trên 1 ha phải bán lại đất cho nông

dân. Thực hiện chính sách này, Nhật Bản đã xố được quyền chiếm dụng đất bất
hợp lý và thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho những nơng dân khơng có đất
canh tác.
Trong điều kiện đất đai canh tác hẹp, Nhật Bản ban hành chính sách trợ giá gạo
và tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi
thế để sản xuất hàng hoá để đổi lấy lương thực, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao.


1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc có sự đầu tư bài bản và chu đáo cho công tác khoa học kỹ thuật và
công nghệ trong nông nghiệp đặc biệt là cơng tác lai tạo giống cây trồng, vật
ni. Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, năng suất cây trồng, vật nuôi
của trung quốc tăng lên rất nhanh.
Trong sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc chú trọng đặc biệt tới sản xuất lương
thực với quan điểm “ phi lương bất ổn “. Trung Quốc đặt nhiệm vụ sản xuất
lương thực lên hàng đầu, tập trung mọi nguồn lực để sản xuất lương thực tăng
trưởng nhanh và ổn định.
Sau khi đảm bảo lương thực vững chắc, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh cơ
câú sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hố sản phẩm, trong đó chú trọng
phát triển cây công nghiệp và nghề rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, đẩy
mạnh công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
Để khai thác thế mạnh của từng địa phương, Trung quốc đã thành lập các “Xí
nghiệp hương trấn”. Các xí nghiệp hương trấn bao gồm nhiều thành phẩn kinh
tế. Xí nghiệp huơng trấn được coi là quốc sách để xây dựng cơ cấu kinh tế nông
thôn trong thời kỳ cải cách. Nó vừa là động lực vừa là mục tiêu thúc đẩy q
trình phân cơng lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo quan điển “ly
nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”.
1.5.3 Kinh nghiệm của Đài Loan
Nông nghiệp của Đài Loan được phát triển ngay từ đầu thập kỷ 50 của thế kỷ

XX với ba chính sách lớn: Cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật sản xuất nơng
nghiệp và kiến thiết xã hội nơng thơn.
Chính sách cải cách ruộng đất ở Đài Loan là nhân tố có tính quyết định làm
thay đơi cơ câú kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng. Đài Loan sớm thừa
nhận thị trường chuyển nhượng và cho thuê quyền sử dụng đất, do vậy sự tích tụ,



×