Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh nam định (luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 210 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH PHONG

PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
TRONG NƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

9 31 01 05

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Phong



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê - cô giáo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Nam Định; Lãnh đạo UBND các huyện, các
xã nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định; các hộ nông dân, trang trại, HTX và doanh
nghiệp cũng như các đơn vị có liên quan khác trên địa bàn tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Phong

ii



MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Danh mục sơ đồ, biểu đồ .................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4.


Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 5

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thức tiễn của đề tài .............................................................. 6

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở khoa học về phát triển các hình thức
tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp .................................................................. 7
2.1.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................................................... 7

2.1.1. Quan niệm về tổ chức sản xuất trong nông nghiệp............................................... 7
2.1.2. Nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ...................................................................... 7
2.1.3. Nghiên cứu về phát triển trang trại ....................................................................... 8
2.1.4. Nghiên cứu về phát triển hợp tác xã nông nghiệp ................................................ 8
2.1.5. Nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ........................................... 9
2.1.6. Nghiên cứu về liên kết giữa các hình thức tổ chức............................................... 9
iii


2.2.

Cơ sở lý luận về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp .......... 10

2.2.1. Khái niệm, bản chất phát triển hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp .......... 10
2.2.2. Vai trị của phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp ........... 16
2.2.3. Đặc điểm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ............. 22
2.2.4. Nội dung nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp........ 26

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong
nông nghiệp ......................................................................................................... 34
2.3.

Cơ sở thực tiễn về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong
nơng nghiệp ......................................................................................................... 38

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong
nơng nghiệp ......................................................................................................... 38
2.3.2. Sự phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ở Việt Nam ............ 42
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nam Định .................................................. 51
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 55
3.1.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 55

3.1.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 55
3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 57
3.2.

Đặc điểm địa bàn và chọn điểm nghiên cứu ....................................................... 58

3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 58
3.2.2. Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn
2016 - 2020 ......................................................................................................... 60
3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 63
3.3.

Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 65


3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 65
3.3.2. Phương pháp thu thập sơ cấp .............................................................................. 66
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử số liệu .................................................................. 69
3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 70
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 72
4.1.

Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tại
Nam Định ............................................................................................................ 72

4.1.1. Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp .............................. 72

iv


4.1.2. Phương hướng sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp ................................................................................................................. 80
4.1.3. Quy mô của các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp ......................... 83
4.1.4. Cơng nghệ và quy trình sản xuất trong các hình thức tổ chức sản xuất
trong nơng nghiệp ............................................................................................... 94
4.1.5. Liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ....................... 96
4.1.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất trong
nông nghiệp ...................................................................................................... 112
4.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
trong nơng nghiệp tại tỉnh Nam Định ............................................................... 126

4.2.1. Chính sách phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
của Nhà nước .................................................................................................... 126

4.2.2. Đầu tư công và dịch vụ công ............................................................................ 133
4.2.3. Năng lực của các tổ chức kinh tế ...................................................................... 135
4.2.4. Thị trường sản phẩm đầu ra .............................................................................. 138
4.3.

Đề xuất giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp tại tỉnh Nam Định ................................................................................. 139

4.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất .................................................................................. 139
4.3.2. Tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển sản xuất..................................... 140
4.3.3. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm............................................................. 141
4.3.4. Quản lý thị trường đầu vào, đầu ra ................................................................... 142
4.3.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ công và hỗ trợ đầu tư công ................................ 143
4.3.6. Vốn sản xuất cho các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp............... 144
4.3.7. Những giải pháp cụ thể khác ............................................................................ 146
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 147

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 148

5.2.1. Với nhà nước .................................................................................................... 148
5.2.2. Với chính quyền địa phương các cấp ............................................................... 149
Danh mục các công trình đã cơng bố liên quan đến kết quả luận án ............................ 150
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 151
Phụ lục .......................................................................................................................... 163
v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQ

Bình qn

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CĐML

Cánh đồng mẫu lớn

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam


DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN, LN & TS

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

NTM


Nông thôn mới

OECD

The Organisation for Economic Cooperation and Development

TĐ TTBQ

Tốc độ tăng trưởng bình qn

TN&MT

Tài ngun và mơi trường

TNBQ

Thu nhập bình quân

TT

Thứ tự

TTN

Tổng thu nhập

UBND

Ủy ban nhân dân


vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1.

Hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Nam Định năm 2020 ....................................... 58

3.2.

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2020 phân theo huyện/thành phố
tại Nam Định .................................................................................................... 60

3.3.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định theo giá so sánh 2010 phân
theo khu vực kinh tế ......................................................................................... 62

3.4.

Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................................... 65

3.5.


Phân bổ mẫu điều tra khảo sát bằng bảng hỏi .................................................. 67

3.6.

Phân bổ mẫu phỏng vấn sâu cán bộ cấp tỉnh/huyện ......................................... 68

4.1.

Số hộ nông dân của tỉnh Nam Định chia theo huyện/thành phố từ 2016 -2020 ...... 73

4.2.

Số lượng trang trại phân theo huyện/thành phố tại Nam Định ......................... 74

4.3.

Số trang trại phân theo ngành hoạt động tại Nam Định từ năm 2016 – 2020....... 75

4.4.

Số trang trại năm 2020 phân theo ngành hoạt động tại các huyện ................... 76

4.5.

Số lượng hợp tác xã phân theo huyện/thành phố tại Nam Định ....................... 77

4.6.

Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phân theo huyện/ thành

phố tại Nam Định ............................................................................................. 78

4.7.

Số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản tại Nam Định qua các năm 2016 – 2020 .................................................... 79

4.8.

Biến động diện tích đất năm 2020 so với năm 2019 ........................................ 84

4.9.

Quy mô đất đai của các hình thức tổ chức sản xuất tại tỉnh Nam Định ........... 85

4.10.

Quy mơ vốn của các hình thức tổ chức sản xuất .............................................. 87

4.11.

Thơng tin về vốn góp và tài sản các hợp tác xã ................................................ 88

4.12.

Số doanh nghiệp phân theo quy mô vốn năm 2019 tại tỉnh Nam Định ............ 89

4.13.

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp tại

Nam Định ......................................................................................................... 89

4.14.

Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp ......... 90

4.15.

Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động năm 2019 tại tỉnh Nam Định........... 90

4.16.

Số lượng lao động trong hợp tác xã phân theo huyện/thành phố tại Nam Định ..... 92

4.17.

Số lao động trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh
Nam Định ......................................................................................................... 92

vii


4.18.

Tỉ lệ áp dụng cơng nghệ và quy trình sản xuất sử dụng của đối tượng
điều tra .............................................................................................................. 96

4.19.

Hình thức mua đầu vào của các doanh nghiệp liên kết ..................................... 98


4.20.

Đối tượng và hình thức liên kết của hộ dân .................................................... 100

4.21.

Lợi ích các bên nhận được khi tham gia liên kết ............................................ 101

4.22.

Phân tích lợi ích trong liên kết giữa hộ nơng dân với doanh nghiệp của
nhóm hộ liên kết và hộ không liên kết ............................................................ 102

4.23.

Kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân ............................................... 114

4.24.

Kết quả sản xuất kinh doanh/năm bình quân một trang trại ........................... 118

4.25.

Kết quả sản xuất kinh doanh hợp tác xã tại tỉnh Nam Định ........................... 118

4.26.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.......................................................... 122


4.27.

Tổng thu nhập và thu nhập bình quân/tháng của người lao động trong
doanh nghiệp tại Nam Định ............................................................................ 122

4.28.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các hình thức sản xuất trong nông
nghiệp điều tra tại Nam Định .......................................................................... 124

4.29.

Đánh giá mức độ tiếp cận chính sách đất đai của hộ dân và trang trại ........... 130

4.30.

Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia liên kết của doanh nghiệp
với hộ nông dân ............................................................................................... 135

viii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

4.1.


Số lượng hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh
Nam Định từ 2016 – 2020 ................................................................................ 80

4.2.

Phương hướng sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ..... 82

4.3.

Tỉ lệ vốn cho sản xuất bình quân của hộ và trang trại ...................................... 87

4.4.

Quy mô lao động của hộ trong lĩnh vực nông nghiệp ...................................... 91

4.5.

Số lượng thành viên hợp tác xã đang làm việc hàng năm ................................ 91

4.6.

Phương thức liên kết của các hình thức tổ chức sản xuất................................. 98

4.7.

Các nội dung thực hiện liên kết của hộ nông dân ............................................. 99

4.8.


Hình thức thỏa thuận giá của cơ sở ni trồng thủy sản ................................ 107

4.9.

Diện tích có ký kết hợp đồng tiêu thụ cây vụ đông ........................................ 110

4.10.

Đánh giá mức độ tiếp cận các chính sách của hợp tác xã............................... 129

4.11.

Đánh giá mức độ tiếp cận các chính sách của doanh nghiệp ......................... 131

4.12.

Xếp hạng PCI theo thời gian của tỉnh Nam Định ........................................... 134

4.13.

Đánh giá của các hộ nông dân về chất lượng đầu tư công, dịch vụ cơng
cho phát triển mơ hình liên kết ....................................................................... 134

4.14.

Khó khăn của hộ nông dân gặp phải trong sản xuất kinh doanh .................... 136

4.15.

Khó khăn của thành viên hợp tác xã gặp phải trong sản xuất kinh doanh ..... 137


ix


DANH MỤC HỘP
TT

Tên hộp

Trang

4.1.

Khó khăn về vốn đầu tư .................................................................................... 96

4.2.

Nhiều khi còn phải dựa vào lòng tin ............................................................... 103

4.3.

Canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP thắng đậm ............................................... 109

4.4.

Hợp đồng bằng miệng với tư thương .............................................................. 111

4.5.

Nhiều tấm gương nông dân điển hình xuất hiện ............................................. 113


4.6.

Khó khăn tiếp cận vốn .................................................................................... 132

4.7.

Ý kiến về việc mở rộng chợ đầu mối .............................................................. 139

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT

Tên sơ đồ, biểu đồ

Trang

3.1.

Khung phân tích ................................................................................................ 57

3.1.

Bản đồ lựa chọn điểm nghiên cứu tại Nam Định .............................................. 64

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thanh Phong
Tên luận án: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9 31 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất
trong nơng nghiệp tại tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất giải pháp phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất trong nơng nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận
hai khu vực kinh tế, tiếp cận theo loại hình tổ chức kinh tế và tiếp cận theo vùng sản
xuất. Nghiên cứu này được tiến hành ở 3 huyện huyện Hải Hậu (vùng ven biển và vùng
trồng cây dược liệu, nuôi thủy sản); huyện Nam Trực (vùng đất trung tâm và vùng trồng
lúa); và huyện Mỹ Lộc (vùng ven đô và vùng trồng rau màu).
Các số liệu thứ cấp được thu thập các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo
tổng kết của các Bộ, ngành, UBND tỉnh và các huyện về các vấn đề có liên quan và niên
giám thống kê hàng năm. Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các
đối tượng có liên quan như lãnh đạo và chuyên viên Sở Nông nghiệp & PTNT, Liên minh
Hợp tác xã, Trung tâm Khuyến nông, Lãnh đạo và cán bộ UBND các huyện, các phịng
ban chun mơn. Ngồi ra, tài liệu sơ cấp còn được thu thập qua điều tra 300 hộ dân tại
các xã trong huyện lựa chọn, ngồi ra cịn điều tra 80 HTX, 90 trang trại và 22 doanh
nghiệp nông nghiệp trên địa bàn các huyện. Tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm và tổ chức thảo luận lấy ý kiến của với các cán bộ sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh
và các huyện đại diện.
Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, so sánh được sử
dụng để phân tích số liệu.
Kết quả và kết luận
Đề tài luận án đã bổ sung và làm rõ thêm các khái niệm, vai trị về phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp bao gồm hình thức tổ chức sản xuất trong

nông nghiệp như hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, liên kết
kinh tế. Kết hợp với đặc điểm của phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng
nghiệp để đưa ra những nội dung nghiên cứu bao gồm: Số lượng các loại hình tổ chức

xi


kinh tế trong nông nghiệp và phương hướng sản xuất; Quy mơ các hình tổ chức sản xuất
trong nơng nghiệp; Cơng nghệ và quy trình của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp; Liên kết và tiêu thụ giữa các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp; Kết
quả và hiệu quả sản xuất của các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Nghiên cứu cũng
chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng đến đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng
nghiệp về lý luận để làm căn cứ và định hướng nghiên cứu.
Hiện nay phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp tại tỉnh Nam
Định có theo xu hướng đa dạng hóa các loại hình tổ chức phát triển song song với hình
thức truyền thống trở nên phổ biến hơn. Các hình thức chủ tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp chủ yếu của tỉnh bao gồm: hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp và các mơ hình
liên kết kinh tế. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các hình thức tổ chức sản xuất nơng
nghiệp trong tỉnh chủ yếu vẫn là quy mơ hộ, các hình thức hợp tác đang trong giai đoạn
chuyển mình, đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động nên chưa có các mơ hình hồn
thiện, bền vững. Trong các mơ hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa thực sự
hội tụ đủ các điều kiện cần thiết như: năng lực thực sự của các thành phần khi tham gia,
nhất là năng lực của nông dân; chưa thiết lập và vận hành nghiêm túc các cơ chế trong
liên kết. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp và hội
nhập kinh tế quốc tế dựa trên nguyên tắc phát triển mạnh kinh tế hộ theo hướng sản xuất
tập trung chun mơn hóa theo các mơ hình trang trại, gia trại chuyên canh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp tại tỉnh Nam Định bao gồm: (i) Chính sách phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất trong nông nghiệp của Nhà nước; Đầu tư công và dịch vụ cơng; Năng lực của các

hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; Yếu tố thị trường.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển
các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh Nam Định, chúng tôi đề xuất hệ
thống giải pháp nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp tại tỉnh
Nam Định trong thời gian tới: (i) Quy hoạch vùng sản xuất; (ii) Tăng cường liên kết, hợp
tác trong phát triển sản xuất; (iii) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; (iv) Quản lý thị
trường đầu vào, đầu ra; (v) Nâng cao chất lượng dịch vụ công, đầu tư công; (vi) Vốn sản
xuất cho các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thanh Phong
Thesis title: Develop forms of production organization in agriculture in Nam Dinh province
Major: Development Economics

Code: 9 31 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective
Based on theoretical rationales, this study assesses the current status of forms of
production organization in agriculture in Nam Dinh province thereby proposing
solutions to develop forms of agricultural production organization in the study area.
Research Methodology
The current thesis employs different approaches to gain a deep understanding of forms
of production organization in agriculture. These approaches include the system approach, two
economic sectors approach, the type of economic organization approach, and the production
area approach. This study was conducted in three districts: Hai Hau district (the coastal,
medicinal plant growing, and aquaculture growing area); Nam Truc district (central land and

rice-growing area); and My Loc district (peri-urban area and vegetable growing area).
Secondary data were collected from specialized books, journals, periodicals,
magazines, and final reports on related issues from Ministries, branches, People's
Committees of provinces and districts, as well as annual statistical yearbooks. Primary
data were collected through in-depth interviews with relevant subjects/respondents such
as leaders and specialists of the Department of Agriculture and Rural Development,
Union of Cooperatives, Center for Agricultural Extension, leaders and officials of the
People's Committees of districts, and specialized departments. In addition, primary data
were collected through a survey of 300 households in selected communes in the selected
district(s), including 80 cooperatives, 90 farms, and 22 agricultural enterprises. The
author also used the focus group discussion to get opinions of officials of departments,
agencies, and branches in the province and representative districts.
Descriptive and comparative statistics, were used to analyze the data.
Key findings and conclusion
The thesis has added and further clarified the concepts of forms of production
organization in agriculture and the thesis has also highlighted the roles of developing
forms of production organization in agriculture, including farmer households, farms,
cooperatives, agricultural enterprises, and economic linkages. The research has reached

xiii


conclusions on the following issues: the number of types of economic organizations in
agriculture and production direction; the scale of production organizations in
agriculture; technology and processes of forms of production organizations in
agriculture; linkage and consumption between forms of production organizations in
agriculture; outcomes and production efficiency of production organizations in
agriculture. The study also points out the factors affecting the development of forms of
production organization in agriculture. The study also points out the factors affecting
the development of forms of production organization in agriculture, which can

potentially be served as a theoretical foundation for future research.
Currently, the development of forms of production organizations in agriculture in
Nam Dinh province tends to diversifying forms of production organization while
maintaining the traditional form. The main agricultural production organization forms in
the province include households, farms, cooperatives, enterprises, and economic linkage
models. Besides these initial achievements, the agricultural production organization
forms in the province are still in the process of transformation and reform of the
organization and operation and thus have not reached complete and sustainable models
s In the linkage production and product consumption models, necessary conditions are
not met (i.e., the actual performance capacity of the participating components,
especially the capacity of the farmers; linkage mechanisms have not been set up and
operated seriously/strictly). In near future, the province continues to implement further
innovation and development of forms of production organization to build a suitable
production system for the process of agricultural restructuring and international
economic integration based on the principle of strongly supporting household economic
development in the direction of concentrated production and specialization according to
model farms and specialized farms.
Factors affecting the development of forms of agricultural production
organizations in Nam Dinh province include: (i) the state's policy on developing forms
of organization for production in agriculture; public investment and public services; the
capacity of production organizations in agriculture; and other market factors.
Based on the analysis of the current situation and factors affecting the
development of production organization forms in agriculture in Nam Dinh province, we
propose a number of solutions with the aim of developing forms of production
organization in agriculture in Nam Dinh province in nearfuture: (i) Planning the
production area; (ii) Strengthening links and cooperation in production development;
(iii) Developing product consumption markets; (iv) Managing the input and output
market; (v) Improving the quality of public services and public investment; and (vi)
Injecting more capital into agricultural production organizations.
xiv



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển nông nghiệp là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để chấm
dứt nghèo cùng cực, thúc đẩy thịnh vượng chung và nuôi sống 9,7 tỷ người dự
kiến vào năm 2050 (World bank, 2016). Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế,
là cứu cánh góp phần ổn định đời sống người dân trong bối cảnh Covid (Phạm
Minh Chính, 2022). Để phát triển nơng nghiệp thì khơng thể khơng nhắc đến
vai trò của các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp (OECD, 2015). Theo North và
Thomas (1976), tổ chức kinh tế hiệu quả là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế.
Các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp hiện nay có thể khác nhau về
cơ cấu tổ chức, giá trị và phạm vi hoạt động. Tổ chức kinh tế trong nông nghiệp
truyền thống chủ yếu trên thế giới được coi là trang trại do gia đình sở hữu, hợp
tác xã (Nerlove, 1996) hoặc một hình thức canh tác tương đương chia sẻ, sử
dụng lao động làm thuê hoặc lao động phi nông nghiệp là các thành viên trong
gia đình (Garoyan, 1983), thường xuất hiện ở các nước đang phát triển
(Reardon & cs., 2009) và ở các nước quá độ (Banaszak, 2010). Đặc điểm chung
của các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là họ áp dụng các thể chế nội bộ của
mình (Chlebicka, 2015). Cốt lõi của một tổ chức bao gồm sự sẵn sàng hợp tác,
một mục tiêu chung và trao đổi thông tin. Trong các loại hình tổ chức nơng
nghiệp, các hình thức khác nhau về cơ cấu quản trị, đó là sự sắp xếp liên quan
đến quyền sở hữu, quyền quyết định và thu nhập (Zuhui Huang & Qiao Liang,
2017). Một tổ chức nông nghiệp chỉ rõ sự phối hợp theo chiều dọc và tích hợp
sản xuất và tiếp thị nơng nghiệp, tức là thiết lập các liên kết giữa các giai đoạn
trong chuỗi cung ứng (Eswaran & Kotwal, 1985; Huang, 2008).
Trong quá trình phát triển, ở Việt Nam, có 3 mơ hình tổ chức kinh tế chủ
yếu là mơ hình kinh tế thị trường tự do, mơ hình kinh tế chỉ huy (kinh tế kế
hoạch hố tập trung) và mơ hình kinh tế hỗn hợp (Phạm Vân Đình, 2008). Thực
tế hiện nay cho thấy nền kinh tế của đại bộ phận các nước được vận hành theo

mơ hình kinh tế hỗn hợp, trong đó sự can thiệp của Chính phủ đóng vai trị vô
cùng quan trọng. Việc tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là vấn đề quan trọng
được, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm (Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN, 2014). Xây dựng nông thôn mới là một trong 3 chương trình mục tiêu
quốc gia được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư từ giai đoạn 2016 – 2020 và

1


giai đoạn 2021 – 2025. Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí phát triển tổ
chức sản xuất (tiêu chí số 13) được xem là một trong các tiêu chí cốt lõi nhằm
góp phần phát triển kinh tế nơng nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống người dân. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tế trong nơng nghiệp
được nhìn nhận trên quan điểm tổng thể từ phát triển kinh tế hộ đến phát triển
kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và mối quan hệ
liên kết giữa các tổ chức kinh tế này. Đây được xem là tiêu chí quan trọng nhằm
định hướng, hỗ trợ cho người dân phát triển hình thức sản xuất phù hợp, bền
vững và nâng cao giá trị kinh tế (Hương Hạnh, 2018). Đổi mới các hình thức tổ
chức sản xuất, đây là mục tiêu trọng tâm được ngành nông nghiệp đề ra cho
lĩnh vực kinh tế tập thể. Theo đó, các ngành có liên quan và các chính quyền
địa phương sẽ tập trung và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và
hiệu quả, mà trọng tâm là phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất,
tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã
nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức
nông dân sản xuất hàng hóa có quy mơ lớn, chất lượng cao. Đẩy mạnh việc kêu
gọi doanh nghiệp, HTX tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản nông nghiệp, nhất là tại các vùng sản xuất tập trung như: vùng lúa
chất lượng cao, vùng nguyên liệu mía, cây ăn trái, rau màu… Các hình thức tổ
chức sản xuất hiệu quả luôn được tổng kết, đánh giá và nhân rộng như: kinh tế
hộ, kinh tế tập thể, hợp tác xã, các hình thức hợp tác, liên kết doanh nghiệp
được đánh giá là mơ hình tổ chức khá hiệu quả hiện nay.

Nam Định là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận là tỉnh
nông thôn mới (Đồn Hồng Phong, 2019). Để thúc đẩy phát triển hình thức tổ
chức sản xuất trong nông nghiệp, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các ngành, các địa
phương tập trung hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ, trang trại, hợp
tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp. Nhờ đó, các tổ chức kinh tế nơng nghiệp có
quy mơ lớn được hình thành và phát triển. Đến cuối năm 2020, tồn tỉnh có 366
trang trại, 388 hợp tác xã nông nghiệp, 104 doanh nghiệp và 32 chuỗi liên kết sản
xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa doanh nghiệp,
hợp tác xã, trang trại và hộ. Việc đổi mới phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất, đặc biệt là phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất nơng nghiệp đã từng
bước hình thành lực lượng lao động mới có tư duy phát triển nơng nghiệp hàng
hóa, với quy mơ, trình độ, hiệu quả gắn với thị trường, bảo đảm an toàn thực
phẩm và truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị (Thanh Thúy, 2021). Tỉnh Nam
2


Định xác định xu thế đa dạng hóa tổ chức sản xuất phát triển song song với hình
thức truyền thống trở nên phổ biến hơn. Tại các huyện, thành phố đã có hàng
trăm hộ thực hiện mơ hình th gom, tích tụ ruộng đất mở rộng quy mơ sản
xuất. Tồn tỉnh đã có nhiều mơ hình phát triển các khu sản xuất tập trung, như
mơ hình chuyển đổi đất trồng lúa, sản xuất muối kém hiệu quả sang sản xuất
các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao, mơ hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn
(CĐML)... Bên cạnh những thành cơng kể trên, phát triển các hình thức tổ chức
sản xuất trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định vẫn đang đối mặt với nhiều khó
khăn, cụ thể là sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và
phân tán, số lượng hộ nông dân vẫn chiếm tới 99,8% tổng số đơn vị sản xuất
nông nghiệp và có xu hướng giảm chậm, bình qn giai đoạn 2016-2020, giảm
0,03%/năm (Hội Nông dân tỉnh Nam Định, 2021), số lượng trang trại, hợp tác xã,
doanh nghiệp tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn. Các hình
thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp trong tỉnh chủ yếu vẫn là quy mơ hộ, các

hình thức hợp tác đang trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới cách thức tổ chức,
hoạt động và nên chưa có các mơ hình hồn thiện, bền vững. Trong các mơ
hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa thực sự hội tụ đủ các điều kiện
cần thiết như: năng lực thực sự của các thành phần khi tham gia, nhất là năng
lực của nông dân và các tổ hợp tác và HTX; chưa thiết lập và vận hành nghiêm
túc các cơ chế trong liên kết. Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất qua 5
năm gần nhất có xu hướng đa dạng, số lượng của hộ không thay đổi, số HTX
chủ yếu là hình thức chuyển đổi từ HTX kiểu cũ sang kiểu mới, số doanh
nghiệp nông nghiệp tăng chậm và quy mơ cịn nhỏ...
Tới nay chưa có nghiên cứu nào về phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất trong nông nghiệp tại Nam Định. Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung
vào một số vấn đề về riêng từng hình thức tổ chức như cải thiện đời sống nông
dân (Trần Tiến Khai, 2007), chuyển dịch lao động của hộ (Hồ Cao Việt, 2008),
đổi mới HTX trong tình hình mới (Phạm Bảo Dương, 2020) liên kết gữa hộ
nơng dân với doanh nghiệp (Đàm Quang Thắng & Phạm Thị Mỹ Dung, 2019)
hay nghiên cứu phát triển hình thức tổ chức của Tây Nguyên (Nguyễn Phượng
Lê & cộng sự, 2018)... Các nghiên cứu này thường hướng vào một khía cạnh cụ
thể của từng hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp cụ thể ở các vùng và
địa phương khác nhau, mà chưa có nghiên cứu đi sâu vào các hình thức tổ chức
sản xuất trong nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.

3


Trước thực trạng trên, yêu cầu phải phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất nơng nghiệp cho thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của
tỉnh Nam Định cũng như của đất nước trong giai đoạn tới. Một số câu hỏi đặt ra
là: Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp tại
Nam Định hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển
các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp? và, cần có giải pháp gì để

phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
tới các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp tại tỉnh Nam Định, từ đó đề
xuất giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp tại địa
bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa và bổ sung làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp;
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp tại tỉnh Nam Định;
Đề xuất các giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng
nghiệp tại tỉnh Nam Định.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý
luận và thực tiễn trong phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Đối tượng khảo sát: các cơ sở sản xuất (hộ, trang trại, tổ hợp tác, HTX,
doanh nghiệp), cơ quan quản lý nhà nước có liên quan từ cấp tỉnh đến cấp xã...
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất
các giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp gắn với
4


các loại nơng sản chủ lực bao gồm: hình thức tổ chức sản xuất (farm categories)
là hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và mơ hình liên

kết. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu chỉ tập trung vào các tổ chức có hoạt động
sản xuất nông nghiệp; các tổ chức chế biến, cung ứng vật tư và dịch vụ, kinh
doanh nông sản không phải đối tượng chính của nghiên cứu này. Ngồi ra, do số
lượng tổ hợp tác tại tỉnh Nam Định chiếm tỉ lệ thấp, vậy nên nghiên cứu các hình
thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tập trung vào: hộ, trang trại, hợp tác xã
và doanh nghiệp nông nghiệp.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn tỉnh Nam Định,
trong đó tập trung tại ba huyện Hải Hậu, Nam Trực và Mỹ Lộc.
- Phạm vi thời gian:
+ Thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp chủ yếu từ năm 2016 đến 2020.
+ Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các đối tượng liên
quan vào các năm 2019 và 2020, 2021.
+ Thời gian đề xuất giải pháp: 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đề tài có những đóng góp trong việc hệ thống hóa các khái
niệm về các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp bao gồm hộ, trang trại,
hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp. Nội dung nghiên cứu về phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp bao gồm: Số lượng các hình thức tổ
chức sản xuất trong nơng nghiệp và phương hướng sản xuất; Quy mơ các hình tổ
chức sản xuất trong nơng nghiệp; Cơng nghệ và quy trình của các hình thức tổ
chức sản xuất trong nơng nghiệp; Liên kết và tiêu thụ giữa các hình thức tổ chức
sản xuất trong nông nghiệp; Kết quả và hiệu quả sản xuất của các tổ chức sản
xuất trong nông nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh Nam Định bao gồm: (i) Chính sách phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Nhà nước; Đầu tư cơng
và dịch vụ cơng; Năng lực của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp;
Yếu tố thị trường.
Về phương pháp luận: Đề tài sử dụng các cách tiếp cận như hệ thống, tiếp
cận theo khu vực kinh tế, tiếp cận loại hình tổ chức sản xuất và tiếp cận theo
vùng sản xuất. Các phương pháp thu thập thơng tin và số liệu định tính kết hợp

với định lượng được sử dụng trong nghiên cứu. Phương phân tích số liệu truyền
thống bao gồm phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh được sử dụng để
5


phân tính thực trạng và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh Nam Định. Tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu phù hợp góp phần đề xuất những giải pháp quan trọng cho địa
phương nghiên cứu và các phương pháp này có thể sử dụng cho các nghiên cứu
khác cùng lĩnh vực trong gian tới.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các hình thức tổ chức sản
xuất trong nông nghiệp ở Nam Định đang trong xu thế đa dạng hóa. Tại các
huyện, thành phố đã có hàng trăm hộ thực hiện mơ hình th gom, tích tụ ruộng
đất mở rộng quy mơ sản xuất. Tồn tỉnh đã có nhiều mơ hình phát triển các khu
sản xuất tập trung, như mơ hình chuyển đổi đất trồng lúa, sản xuất muối kém
hiệu quả sang sản xuất các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao. Đề tài đã chỉ ra
bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức sản xuất nông nghiệp trong tỉnh chủ
yếu vẫn là hộ quy mô nhỏ, hợp tác xã đang trong giai đoạn đổi mới cách thức tổ
chức và hoạt động nên chưa có các mơ hình hồn thiện. Các mơ hình liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa hiệu quả do năng lực liên kết của các tác
nhân, đặc biệt nơng dân cịn yếu và chưa đồng đều, cơ chế liên kết còn lỏng lẻo.
Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp ít, quy mô nhỏ và hoạt động
chưa hiệu quả. Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài đề
xuất một hệ thống giải pháp để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong
nơng nghiệp tại tỉnh Nam Định nói riêng, và các tỉnh có điều kiện tương đồng.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỨC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Đề tài sử dụng các kết hợp phương pháp truyền thống
trong nghiên cứu kinh tế như thống kê, so sánh, các phương pháp định tính và định
lượng trên cơ sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để phân tích thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học

trong giảng dạy, nghiên cứ khoa học và hoạch định chính sách.
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh Nam Định, đề
tài đã đề xuất các giải pháp cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong
nông nghiệp ở tỉnh Nam Định để định hướng phát triển kinh tế địa phương trong
giai đoạn từ nay tới năm 2030: Quy hoạch vùng sản xuất; Tăng cường liên kết, hợp
tác trong phát triển sản xuất; Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; Quản lý thị
trường đầu vào, đầu ra; Nâng cao chất lượng dịch vụ công và hỗ trợ đầu tư công;
Vốn sản xuất.
6


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT
TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NƠNG NGHIỆP
2.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
2.1.1. Quan niệm về tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
Trong khoa học quản lý, cụm từ tổ chức (organization) có thể được hiểu
theo các cách khác nhau. Danh từ tổ chức được định nghĩa là một tập hợp các cá
nhân cùng làm việc vì một mục đích nào đó trong hình thái cơ cấu ổn định của xã
hội. Với nghĩa này, cốt lõi của một tổ chức bao gồm: sự sẵn lòng để hợp tác trong
tổ chức, mục tiêu chung của tổ chức và sự trao đổi thông tin trong tổ chức (Zuhui
Huang & Qiao Liang, 2018). Một tổ chức kinh tế trong nông nghiệp được thể
hiện qua sự phối hợp theo chiều dọc và sự liên kết theo chiều ngang trong sản
xuất, tiêu thụ nông sản, tức là thể hiện được sự liên kết giữa các giai đoạn khác
nhau trong một chuỗi cung ứng (Eswaran & Kotwal, 1985; Huang, 2008). Mỗi tổ
chức kinh tế trong nông nghiệp được đặc trưng bởi các mục tiêu sản xuất, cách
thức tổ chức các nguồn lực phù hợp với quy định của pháp luật, tham gia với các
mức độ và quy mô khác nhau trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Đỗ
Kim Chung, 2021). Ở Trung Quốc, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp trở nên
đa dạng hơn từ khi thực hiện cải cách kinh tế (năm 1978). Các tổ chức kinh tế

trong nông nghiệp ở Trung Quốc hiện nay gồm công ty nông nghiệp, hợp tác xã
nông nghiệp và các trang trại gia đình. Các tổ chức này khác nhau về cơ cấu quản
trị, quyền sở hữu tài sản và quyền quyết định về phân phối thu nhập. Các tổ chức
kinh tế trong nơng nghiệp cịn khác nhau về mức độ và phương thức hợp tác và
liên kết chẳng hạn như hợp đồng, liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều
dọc (Zuhui Huang & Qiao Liang, 2018).
2.1.2. Nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ
Các nghiên cứu của Trần Tiến Khai (2007), Hồ Cao Việt (2008), Mai Thị
Thanh Xuân & Đặng Thị Thu Hiền (2013), Lê Đình Hải (2017), Hồ Quế Hậu
(2019) chỉ rõ từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát
triển kinh tế hộ gia đình nơng thơn đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô,
tốc độ và cơ cấu và là bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp truyền thống trên thế giới chủ yếu là
trang trại do gia đình sở hữu, hợp tác xã (Nerlove, 1996) hoặc một hình thức
canh tác tương đương sử dụng lao động làm thuê hoặc lao động phi nông nghiệp
7


là các thành viên trong gia đình, thường xuất hiện ở các nước đang phát triển
(Reardon & cs., 2009) và ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường (Banaszak, 2004).
2.1.3. Nghiên cứu về phát triển trang trại
Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến
trong nơng nghiệp, góp phần đánh thức tiềm năng đất đai nhiều địa phương, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho nông dân (Lê Anh, 2017). Ở Việt Nam, trang trại là
hình thứ “kinh doanh” nhỏ trực tiếp sản xuất ra nơng sản hàng hóa cho xã hội, là
đối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (Ngơ
Xn Toản & Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014; Ngô Văn Hải & cs., 2021).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hưng & cs. (2021) chỉ ra trang trại,
với đặc điểm nổi bật là sản xuất nơng sản hàng hóa quy mơ lớn, tham gia đầy đủ

vào các thị trường đầu vào - đầu ra được xác định là một trong những tổ chức
kinh tế quan trọng để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho phát
triển nông nghiệp bền vững. Song khi đi vào kinh tế thị trường thì hoạt động của
trang trại không chỉ dừng lại ở sản xuất và tổ chức sản xuất mà được mở rộng
sang kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận tối đa và từ đấy trang trại phải xử lý
nhiều vấn đề kinh tế, phải đưa ra các chiến lược kinh doanh thích ứng với thị
trường, phải quản lý theo phương thức marketing, theo chế độ kế hoạch và hạch
tốn gắn với phân tích tài chính với hiệu quả kinh doanh, với doanh lợi (Nguyễn
Thị Tâm & cs., 2021). Theo Nguyễn Bá Long & Trần thu Hà (2019), với những
chính sách hiện nay về phát triển trang trại, thì cơng tác quản lý và sử dụng đất
của trang trại sau dồn điền đổi thửa còn lỏng lẻo trong xây dựng, mơ hình liên kết
trong sản xuất còn hạn chế.
2.1.4. Nghiên cứu về phát triển hợp tác xã nơng nghiệp
Q trình hình thành và phát triển HTX trên thế giới đã trải qua hơn 200
năm và có rất nhiều nghiên cứu. Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Minh
Ngọc & cs., (2012) và Nguyễn Thị Như Tâm (2018), Vũ Văn Khải (2015), Chu
Thị Hảo & cs. (2006) chỉ rõ phát triển HTX được coi là tất yếu khách quan của
phát triển kinh tế tập thể, có ý nghĩa chiến lược và lâu dài trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta. Bên cạnh hộ và trang trại, hợp tác xã được
xem là một tổ chức kinh tế quan trọng trong nông nghiệp. Bản chất của hợp tác
xã là các cá nhân, hộ, trang trại… hợp tác lại với nhau để sản xuất, kinh doanh và

8


cung cấp dịch vụ nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của các thành. Ở
Việt Nam, trước đổi mới, hợp tác xã được coi là đơn vị kinh tế cơ bản của nền nông
nghiệp. Tuy nhiên, sau đổi mới, đặc biệt là từ năm 1988, hợp tác xã được coi là tổ
chức kinh tế, không giới hạn không gian (theo thôn, xã) và hoạt động sản xuất kinh
doanh bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác viên (Đỗ Kim Chung, 2021).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tâm (2018) và Lê Bảo (2014) cũng chỉ ra
việc chuyển đổi, phát triển HTX hiện nay ngày càng có vai trị quan trọng, tuy nhiên
thực tế ln phát sinh nhiều khó khăn, hạn chế và phức tạp. Do đó cần có chính sách
hợp lý để phát triển các mơ hình liên hiệp HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập,
bảo đảm vai trò của HTX với an sinh xã hội (Nguyễn Minh Ngọc & cs., 2012).
2.1.5. Nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp nông nghiệp
Các nghiên cứu của OECD (2015), Nguyễn Phượng Lê & Nguyễn Mậu
Dũng (2021), chỉ ra xu hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ
sang nền sản xuất hàng hóa tập trung thời gian gần đây. Tuy nhiên do năng suất,
chất lượng và giá trị gia tăng thấp, tăng trưởng trong ngành nông nghiệp Việt
Nam những năm gần đây có xu hướng giảm, nông nghiệp phát triển kém bền
vững, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp cịn ít và có xu
hướng giảm trong thời gian gần đây.
Theo Nguyễn Thị Bích Diệp (2019), khi nghiên cứu về phát triển các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực nông nghiệp cần đánh giá trên các
khía cạnh số lượng, quy mơ, cơ cấu và chất lượng hoạt động. Phát triển DNNVV
trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế hiện nay,
có sự gia tăng về quy mô, số lượng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được
cải thiện, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, xóa đói giảm nghèo và
tháo gỡ một số chính sách hỗ trợ cho DN, đồng thời tận dụng thế mạnh để gia
nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu (Phan Thị Thanh Huyền, 2020).
2.1.6. Nghiên cứu về liên kết giữa các hình thức tổ chức
Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động
nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế
trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện phân công và hợp tác lao động để đạt
tới lợi ích kinh tế xã hội chung (Hồ Quế Hậu, 2008).
Liên kết kinh tế là phương thức phát triển của chế độ hợp tác phản ánh mối
quan hệ về hợp tác và phân cơng lao động trong các q trình sản xuất xã hội của
9



×