Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lý luận về tiền công của Các Mác và liên hệ với tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.25 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lí luận về tiền công của Các Mác......................................2
1.1. Khái niệm về tiền công:.......................................................................2
1.2. Bản chất kinh tế của tiền cơng:..........................................................2
1.3. Hai hình thức cơ bản của tiền cơng....................................................3
1.3.1. Tiền cơng tính theo thời gian:..........................................................3
1.3.2. Tiền cơng tính theo sản phẩm:........................................................3
1.4. Tiền cơng danh nghĩa và tiền công thực tế........................................4
Chương 2: Tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam...........4
2.1. Khảo sát chung:.....................................................................................4
2.2. Khảo sát ở một số doanh nghiệp tư nhân cụ thể:...............................5
2.3. Một số phương hướng cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả cải cách
chính sách tiền cơng ở nước ta hiện nay...................................................10
KẾT LUẬN........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................13


MỞ ĐẦU
Xã hội luôn mong muốn không ngừng sản xuất ra của cải vật chất để nâng
cao đời sống, các tổ chức kinh tế thì ln mong muốn tạo ra lợi nhuận qua việc
sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Để đáp ứng được mong muốn đó, con người hoặc
phải tăng quỹ thời gian dùng cho sản xuất hoặc phải tăng năng suất lao động.
Trong các yếu tố đó, quỹ thời gian dành cho sản xuất là có hạn vì mỗi người chỉ
có tối đa 24 giờ một ngày trong khi năng suất lao động có thể tăng khơng ngừng
do yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Tiền công là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để tăng năng suất lao động vì tiền cơng là mục đích chính của người
lao động. Tiền cơng có 2 loại là tiền cơng danh nghĩa và tiền công thực tế ấy. Để
làm rõ hơn về cơ sở lí luận về tiền cơng của Các Mác và thực trạng tiền công
của người lao động trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam, em xin lựa chọn đề


số 2: Lý luận về tiền công của Các Mác và liên hệ với tiền công trong các
doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận về tiền cơng của Các Mác
1.1.

Khái niệm về tiền công:

Tiền công là khoản tiền người lao động được hưởng sau khi đã đóng góp
lao động và chun mơn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử
dụng lao động) và thường được thuê với hợp đồng làm việc(giao kèo) để thực
hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một cơng việc hay chức năng. Tiền
cơng có thể được trả định kỳ như tiền lương, hoặc trả một lần, khi công việc
chấm dứt.
1.2.

Bản chất kinh tế của tiền công:

Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng
tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra
bề ngoài thành giá cả của lao động. Tiền công che đậy mọi dấu vết của sự phân
chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng
dư, thành lao động được trả công và lao động khơng được trả cơng, do đó tiền
cơng che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Biểu hiện bề ngồi của đời sống xã hội tư bản, cơng nhân làm việc cho
nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hồn


thành một số cơng việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất

định gọi là tiền công. Các nhà kinh tế học tư sản vì thế quan niệm rằng: người
cơng nhân bán lao động, nên lao động là hàng hóa. Sự thật thì tiền công không
phải là giá trị hay giá cả lao động, vì lao động khơng phải là hàng hóa. Sở dĩ như
vậy là vì nếu tạo động là hàng hỏa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong
một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư
liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng
hóa do mình sản xuất ra, chứ khơng bán "lao động".
Vì vậy, theo C.Mác có thể dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền
cơng là giá cả của lao động vì nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi
công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa và tiền công được trả theo thời
gian lao động (ngày, giờ, tháng ...), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất
được. Tuy nhiên, cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động,
mà là sức lao động. Do đó, tiền cơng là giá cả của sức lao động hay sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
1.3.

Hai hình thức cơ bản của tiền cơng

Tiền cơng có hai hình thức cơ bản là tiền cơng tính theo thời gian và tiền
cơng tính theo sản phẩm.
1.3.1. Tiền cơng tính theo thời gian:
Tiền cơng tính theo thời gian là hình thức tiền cơng mà số lượng của nó ít
hay nhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay
ngắn.
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công
Giá cnói
ả sức lao động sức lao động
lao độngmức
ng tiền cơng đó cao
tháng. Tiền cơng ngày và tiền cơng tuần chưa

rõc được
hay là thấp, vì nó cịn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh
giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày, mà phải căn
cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao
động là thước đo chính xác mức tiền cơng tính theo thời gian.
1.3.2. Tiền cơng tính theo sản phẩm:
Giá cả sức lao động sức lao độngc lao độngng

Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền cơng mà số lượng của nó
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà
công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.


Tiền cơng tính theo thời gian là cơ sở để định tiền cơng tính theo sản
phẩm. Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền
công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của cơng nhân
trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một cơng nhân sản xuất ra
trong một ngày. Do đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời
gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm.
Tiền cơng tính theo sản phẩm đã làm cho quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa
càng bị che giấu, công nhân làm được nhiều sản phẩm thì càng được lĩnh nhiều
tiền, tình hình đó khiến người ta lầm tưởng là lao động được trả cơng đầy đủ.
Thực hiện tiền cơng tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản
trong việc quản lý, giám sát q trình lao động của cơng nhân dễ dàng hơn; mặt
khác, kích thích cơng nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm
để nhận được tiền công cao hơn.
1.4. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
 Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền cơng được sử dụng để tái sản
xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hố thành

tiền cơng thực tế.
 Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu
dùng và dịch vụ mà cơng nhân mua được bằng tiền cơng danh nghĩa của
mình.

Các loại tiền cơng ln ln vận động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tiền cơng danh nghĩa có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động
trong quan hệ cung-cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một
thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả của tư
liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống và ngược
lại. Mác đã vạch ra xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là
nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền cơng ấy.


Chương 2: Tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
2.1. Khảo sát chung:
Chiều ngày 12/7/2018, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam đã cơng bố
khảo sát tình hình lương, đời sống người lao động cả nước năm 2018 :
Theo kết quả điều tra trên, mức thu nhập 5,5 triệu đồng/tháng đã bao gồm lương
cơ bản (chiếm hơn 84%, khoảng 4,6 triệu đồng/tháng), phụ cấp, trợ cấp, tăng ca,
thưởng... Mức này tăng 1,4% so với kết quả khảo sát năm 2017.
Trong đó, lĩnh vực dệt may, giày da lương cơ bản đóng góp lớn nhất vào thu
nhập của công nhân (trên 80%), nhưng đây lại là lĩnh vực có nhiều cơng nhân
làm thêm, tăng ca nhất, với số giờ làm thêm cao nhất. Đồng thời, số lương nhận
được cũng thấp nhất (4,2 triệu đồng/tháng).
Với tổng thu nhập cá nhân 5,5 triệu đồng, 1 gia đình 2 vợ chồng tổng thu
nhập 11 triệu đồng/tháng, nhưng mức chi tiêu bình quân của 1 hộ gia đình (4
người) khoảng 7,38 triệu đồng/tháng; mức chi tiêu tối thiểu khoảng 6,5 triệu
đồng/tháng.
Lương bình quân cao nhất thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước (cổ phần

nhà nước) là trên 5,2 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp nước ngồi 4,2 triệu
đồng/tháng...
Lương cơ bản trung bình theo khảo sát năm 2018 cao hơn lương tối thiểu
39,8%.
Có 44% cơng nhân được hỏi cho biết có làm thêm giờ, số giờ làm thêm trung
bình 28,5 giờ/tháng (cao nhất là 50 giờ/tháng), tiền cơng nhận được trung bình
832 nghìn/người/tháng.
Qua khảo sát, có 17,4% cơng nhân cho biết thu nhập có dư dật và tích luỹ
(tăng 1,3% so với năm trước); 43,7% vừa đủ trang trải cuộc sống (giảm 7,6%);
26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ (tăng 5,8%); 12,5% thu nhập không đủ
sống, phải làm thêm giờ.


Khảo sát còn cho thấy, so với năm 2017, tỷ lệ người lao động cho biết thu nhập
so với chi tiêu “có dư dật, tích lũy” tăng 1,3%; số người lao động gặp khó khăn
“khơng đủ sống, phải làm thêm giờ” chỉ tăng nhẹ (0,5%), nhưng tỷ lệ người lao
động “vừa đủ trang trải cho cuộc sống” giảm 7,6%; tỷ lệ người lao động phải chi
tiêu “tằn tiện, kham khổ” tăng lên 5,8%. Nhìn chung, đa số người lao động cho
biết mặc dù cịn nhiều khó khăn, song thu nhập cơ bản đủ trang trải cho cuộc
sống.
2.2. Khảo sát ở một số doanh nghiệp tư nhân cụ thể:
a) Doanh nghiệp Serenade ( Kinh doanh khách sạn tại Việt Nam )

Doanh nghiệp Serenade (Dạ Khúc) là một trong những doanh nghiệp kinh
doanh về khách sạn có tiếng ở Hà Nội về lĩnh vực khách sạn bởi chất lượng
phục vụ tốt. Đây là một khách sạn ba sao hướng đến đối tượng chủ yếu là khách
du lịch nước ngoài đến thăm quan du lịch tại Hà Nội. Khách sạn bao gồm các
nhân viên chính thức hưởng lương tháng theo quý (5% doanh thu) và các nhân
viên thời vụ, hưởng lương theo số dịch vụ mà họ làm được trong tháng, chia
làm hai bộ phận hành chính và kinh doanh.Cơng việc của một nhân viên lễ tân

trong khách sạn: Nhân viên làm việc theo ca, chia làm 3 ca, mỗi ca 8 tiếng : ca
A 6h- 14h, ca B 14h-22h, ca C 22k-6h sáng hơm sau. Cơng việc chính của nhân
viên lễ tân là check in và check out cho khách, thực hiện các thanh toán dịch vụ
trong khoảng thời gian khách lưu trú tại khách sạn và giải đáp mọi thắc mắc của
khách.Áp lực của một nhân viên lễ tân là rất lớn.Lượng thông tin mà họ phải xử
lý rất nhiều. Họ phải liên hệ mật thiết với các bộ phận khác trong khách sạn, kịp
thời phản ánh các khiếu nại của khách….
Với yêu cầu công việc đặt ra như vậy, kết hợp với mức sống của người
lao động bình thường sống và làm việc tại thủ đô hiện nay, những người chủ của
Serenade tính tốn mức lương cho một lễ tân như sau: Chi phí phương tiện đi lại
300.000Vnd/tháng; tiền ăn uống 1.500.000 Vnd/tháng; Chi phí sinh hoạt
200.000 Vnd/tháng; giải trí,dịch vụ 1.000.000 Vnd/tháng. Tổng cộng
3.400.000.Vnd/tháng. Kết hợp với chi phí đào tạo tối thiểu, nâng cao trình độ
chun mơn, đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ, ta có thể tạm ước tính giá trị sức lao
động cho một nhân viên lễ tân khách sạn là khoảng 3.600.000.Vnd/tháng.
Tiền công danh nghĩa của một nhân viên lễ tân được trả theo thời gian là
3.500.000 Vnd/tháng, đã bao gồm tiền ăn (một bữa trong mỗi ca làm việc), và
tiền gửi xe (5000Vnd/ngày), tiền thưởng thêm tính theo doanh thu trung bình
300.000 Vnd/tháng. Trung bình 6 tháng tăng lương mỗi lần tăng khoảng


200.000 Vnd/tháng. Có thể thấy, mức tiền cơng danh nghĩa của nhân viên lễ tân
khách sạn Serenade là khá ổn định và đủ đảm bảo cho cuộc sống thường nhật
của một người lao động bình thường.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tiền công thực tế không đủ cho người
lao động tái sản xuất sức lao động, hay nói cách khác số tiền họ nhận được chỉ
đủ chi trả một phần phí sinh hoat chứ khơng thể chi trả hồn tồn. Có rất nhiều
lý do dẫn đến điều này: Nhu cầu cuộc sống tăng cao, đòi hỏi người lao động
phải chi trả nhiều hơn; Lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, trong khi tiền công
danh nghĩa không tăng hay chỉ tăng nhẹ, không theo kịp với mức tăng của giá cả

thị trường.

b) Công ty cổ phần may Sông Hồng

Đối với công ty cổ phần may Sông Hồng, doanh nghiệp áp dụng tính tiền
cơng theo thời gian, cụ thể ở đây là tính tiền cơng lao động theo thời gian, cụ thể
ở đây là tính theo số giờ lao động (8h/ngày) và cứ đến cuối tháng thì người lao
động sẽ được tính lương một lần. Theo những gì mà pháp luật quy định lương
tối thiểu mà công ty áp dụng là 830000/tháng, số tiền lương bằng mức lương tối
thiểu nhân với hệ số trình độ học vấn(trung cấp là 1.68, cao đẳng 1.86, đại học
2.34) với mỗi công nhân. Tiền công phù hợp với sức lao động của mỗi người và
tùy từng chức vụ, vai trị, tính chất cơng việc khác nhau mà mức lương áp dụng
có sự khác biệt. Trong cơng ty, bảng lương chung được chia làm 3 nhóm: Bảng
lương chức vụ quản lý doanh nghiệp, bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp
vụ thừa thành, chuyên nghiệp, bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp
sản xuất kinh doanh và phục vụ. Tiền lương của công ty cổ phần may Sơng
Hồng được tính bằng cơng thức sau:
Tổng lương = Giá trị sức lao động + các khoản phụ cấp khác + các
khoản thưởng
Lương nhận được = Tổng lương – Các khoản tiền bảo hiểm
Như vậy, một công nhân làm việc tốt trong doanh nghiệp sẽ có mức lương
trung bình là 2.500.000 đồng/tháng.Đây chính là tiền cơng danh nghĩa mà người
công nhân của công ty nhận được. Tiền công danh nghĩa chỉ thực sự có giá trị
khi nó được chuyển sang một hình thức khác, tức là tiền cơng thực tế. Khi người
công nhân dùng số tiền công danh nghĩa để chi trả các chi phí sinh hoạt hàng


ngày như tiền ăn, tiền sinh hoạt điện nước, những nhu cầu giải trí hàng ngày…
thì tiền cơng danh nghĩa đã trở thành tiền cơng thực tế. Vì vậy mức tiền công
thực tế của mỗi công nhân là khác nhau tùy thuộc vào tiền công thực tế của họ.

Công ty có những biện pháp hỗ trợ, khuyến khích người lao động bàng các
khoản phụ cấp như: Phụ cấp chức vụ (trưởng phòng:500.000 đồng/tháng, nhân
viên 100.000 đồng/tháng, phụ cấp trách nhiệm (tùy thuộc váo hoàn cảnh, chức
vụ), phụ cấp độc hại (150.000 đồng/tháng), Bảo hiểm xã hội ứng với 20% số
lương.
Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là doanh nghiệp tuy đã có
những điều thích hợp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng trên thực tế
vẫn còn nhiều bất cập. Tiền lương trên danh nghĩa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
cuộc sống của người dân.Chẳng hạn như một cơng nhân cơng ty này có mức
lương là 2.500.000 đồng/tháng nhưng thực tế người đó chi tiêu các khoản trong
gia đình là 4.000.000.đồng/tháng, như vậy mức lương danh nghĩa coàn chênh
lệch nhiều với mức lương thực tế. Mặt khác sự chênh lệch mức lương này giữa
các chức vụ trong cơng ty cịn cao…

c) Cơng ty may Phù Đổng
Cơng ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản
xuất trực tiếp từng công đoạn: cắt, may, là, kiểm hóa, hịm hộp.
TCtl = TCsp + TCcđ + TCtg + Pc – (BHXH + BHYT)
Trong đó,

TCtl: Tiền công thực lĩnh;
TCsp: Tiền công sản phẩm của công nhân;
TCcđ: Tiền công hưởng theo chế độ của công nhân như ngày
nghỉ, lễ tết, nghỉ phép,…;
TCtg: Tiền công cho những ngày làm cơng việc ngồi cơng
việc có định mức;
Pc: Tiền phụ cấp theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ
cấp độc hại, thêm giờ,…;
BHXH: Bảo hiểm xã hội;
BHYT: Bảo hiểm y tế.



Tên
công
nhân
A

Hệ số

Ngày
công

Thời gian Nghỉ phép
quy chuẩn
Công Tiền
(giây)

Khấu
trừ
BHXH, BHYT

1,78

21

17.658,4

122.820

0,5


39.365

Hiện tại công ty áp dụng mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng, đơn giá
tiền cơng tính cho 1 giây chuẩn là 200 đồng/ 1 giây.
TCsp = 17.658,4 * 120 = 3.531.689 đồng
TCcđ = (1,78 * 1.150.000 * 0,5) / 26 = 39.365 đồng
Khấu trừ 2 khoản chính:
BHXH = (1,78 * 1.150.000) * 5% = 102.350 đồng
BHYT = (1,78 * 1.150.000) * 1% = 20.470 đồng
TCtl = (3.531.680 + 39.365) – 122.820 = 3.448.225 đồng
Đây chính là số tiền cơng danh nghĩa mà công nhân của công ty nhận được.
Tiền công danh nghĩa chỉ thực sự có giá trị khi nó được chuyển sang một
hình thức khác, tức là tiền cơng thực tế. Khi người công nhân dùng tiền công
danh nghĩa để chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày như tiền ăn, tiền sinh hoạt
điện nước, mua sắm quần áo, những nhu cầu giải trí... thì tiền cơng danh nghĩa
trở thành tiền cơng thực tế. Vì vậy mức tiền cơng thực tế của mỗi công nhân là
khác nhau phụ thuộc vào cách thức sử dụng tiền công danh nghĩa của họ.
Trong thực tế, tiền công danh nghĩa chưa đủ đáp ứng nhu cầu của công
nhân. Với số tiền công 3.448.225 đồng/ 1 tháng, công nhân A phải chi trả tiền
ăn, tiền điện nước, mua sắm quần áo, đi lại, sinh hoạt cần thiết khác cho gia
đình,... Với việc lạm phát tăng thấp hơn tăng trưởng kinh tế, giá cả chỉ tăng nhẹ
so với năm trước thì người cơng nhân vẫn có đủ khả năng để chi trả cho cuộc
sống của chính mình, nhưng lại khơng đủ để chi trả cho sinh hoạt của cả một gia
đình. Như vậy mức tiền cơng danh nghĩa còn chênh lệch nhiều so với thực tế.
d) Cơ quan nhà nước
Một công chức nhà nước được trả tiền cơng theo trình độ học vấn của
mình, thâm niên cơng tác và các phụ cấp chức vụ (nếu có).



Tổng tiền công = Mức tiền công tối thiểu * Hệ số trình độ học vấn (cao
đẳng: 1,86; đại học: 2,34)
Tiền công thực lĩnh = Tổng tiền công – (Bảo hiểm xã hội + Bảo hiểm y
tế + Bảo hiểm thất nghiệp)
Một cơng chức mới đi làm có trình độ đại học sẽ có:
Tổng tiền cơng = 1.150.000 * 2,34 = 2.691.000 đồng
Khấu trừ 3 khoản chính:
BHXH = (1.150.000 * 2,34) * 8,0% = 215.280 đồng
BHYT = (1.150.000 * 2,34) * 1,5% = 40.365 đồng
BHTN = (1.150.000 * 2,34) * 1,0% = 26.910 đồng
Tiền công thực lĩnh = 2.691.000 – (215.280 + 40.365 + 26.910) =
2.104.445 đồng
Tiền công danh nghĩa này phải đảm bảo mức sống trung bình và phí tổn
đào tạo của công chức. Người công chức sẽ dùng số tiền công nhận được chi trả
cho sinh hoạt hàng ngày như ăn, ở, mặc, đi lại, các hoạt động vui chơi giải trí
(nếu có). Với mức tiền cơng như vậy, số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được
chỉ đủ cho bản thân công chức sống một cách tiết kiệm. Tuy nhiên, nhà nước
cũng có chính sách tăng tiền cơng tối thiểu chung theo lộ trình, với cơng chức có
trình độ đại học thì cứ 3 năm tăng tiền công 1 lần, cụ thể là được tăng 0,33. Như
vậy, số năm công tác càng nhiều, người công chức càng được hưởng tiền công
cao.
2.3. Một số phương hướng cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả cải cách
chính sách tiền cơng ở nước ta hiện nay.
Chính sách tiền lương có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội và có
tác động lớn đến hệ thống chính sách kinh tế-xã hội của các nước trên tầm vĩ
mô, tác động lớn đến rất nhiều người lao động hưởng lương. Tuy nhiên tính đến
nay, mức lương tối thiểu chung cịn thấp, cơ chế áp dụng tuền lương tối thiểu
chung còn thấp, cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu giữa các đối tượng hưởng
lương khác nhau còn chưa phù hợp với thể chế cơ chế thị trường. Do đó, vấn
dụng quan điểm của Mác em xin đưa ra một số giải pháp cải cánh tiền công ở

Việt Nam ta như sau:


a. Về phía bản thân người lao động
Bản thân người lao động có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao
mức thu nhập của mình. Muốn có thu nhập cao người lao động phải hồn thành
nhiệm vụ, có trình độ, kinh nghiệm cao,…. Cụ thể :
Phải sử dụng triệt để quỹ thời gian làm viện của mình :Người lao động
phải biết sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí, khơng sử dụng thời gian làm
việc của mình để làm những công việc khác, biết lao động một cách hiệu quả,
tránh trường hợp lãng phí thời gian, làm giảm năng suất lao động.
Mỗi cá nhân phải có ý thức tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao
trình độ. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định nghề nghiệp.
Người lao động cần phải nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đã được
quy định trong bộ luật lao động 2012, phải biết lên tiếng bảo vệ quyền lợi của
mình khi có bất cơng xảy ra.
Tăng năng suất lao dộng cá nhân :khơng ngừng sáng tạo ,tìm ra các
phương pháp mới hiệu quả hơn để tăng năng suất lao động
b. Về phía doanh nghiệp và nhà nước
Đảm bảo cho người lao dộng có việc làm thường xuyên ổn định : Các
doanh nghiệp và nhà nước phải có trách nhiệm trả lương một cách hợp lí cho
người lao động, trả lương đúng với công sức, phần việc người lao động làm,có
chế độ tiền thưởng hợp lí. Cấm người sử dụng lao động hạn chế bằng bất cứ
cách nào quyền tự do của người lao động để sử dụng tiền lương của mình 1. Thực
hiện đúng theo pháp luật các quy định về lao động trong bộ luật lao động 2012
Nhà nước cần phải tính tốn hợp lí trong việc đề ra mức lương cho người
lao động, đảm bảo người lao động có mức lương đủ để trang trải cho cuộc sống
của họ.Hiện nay nhà nước đã đề ra các nhiệm vụ như: Khẩn trương xây dựng và
hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới,
quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách,2

Doanh nghiệp và nhà nước cũng cần phải tích cực áp dụng những phương
pháp hiệu quả hơn để tăng năng suất lao động, cải thiện trình độ kĩ thuật của
người lao động, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật,….

1
2

Điều 6 Công ước số 95 về bảo vệ tiền lương 1949
Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương


Nhà nước phải ban hành các chính sách trao thưởng, động viên đối với
những người lao động có thành tích xuất sắc, có những sáng kiến, phát minh hữu
ích,nâng cao năng suất,chất lượng lao động, khuyến khích người dân sáng tạo
trong lao động. “Để khuyến khích và giúp đỡ mọi công dân tạo ra và áp dụng
sáng kiến, sáng chế; tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý sáng kiến, sáng chế một
cách có kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội-đặc biệt là cơng
đồn và Đồn thanh niên cộng sản Hồ CHí Minh- xây dựng và phát triển phong
trào quần chúng phát huy và áp dụng sáng kiến, sáng chế” 3. Giải thưởng Lao
động sáng tạo chính là một hình thức khen thưởng của nhà nước đối với các cá
nhân có thành tích xuất sắc trong lao động.
KẾT LUẬN
Ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, cho rằng “Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”, 4 Đảng đã
xác định phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng người lao động là khâu
đột phát chiến lược cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.Người lao
động là thành phần đơng đảo và chiếm vai trị vơ cùng quan trọng đối với xã hội.
Song dù họ lao động với cường độ làm việc căng thẳng tối thiểu 8h/ngày chưa
kể những ngày làm thêm giờ và tăng cường cả ngày nghỉ vậy nhưng tiền công
thực tế mà những người công nhân được hưởng lại không đạt bằng giá trị tiền

công danh nghĩa- số tiền mà người lao động nhận được do bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản. Vấn đề đặt ra đối với toàn xã hội bây giờ là quan tâm đến
lợi ích chính đáng của người lao động, phải làm thế nào để giá trị tiền công thực
tế mà họ nhận được phải ngang với sức lao động mà họ đã cống hiến, đã bỏ ra
khi thực hiện cơng việc làm th của mình. Vấn đề về việc đưa ra những giải
pháp để nâng cao tiền công thực tế ở Việt Nam hiện nay thực sự là vấn đề đáng
để bận tâm và đưa ra bàn luận. Tóm lại, trên cơ sở lý luận về tiền cơng danh
nghĩa và tiền cơng thực tế của C. Mác thì nhóm đã chỉ ra hiện trạng tiền cơng
mà những người lao động Việt Nam hiện nay nhận được so với sức lao động
mình bỏ ra. Cùng với đó cũng đưa ra những giải pháp có lẽ là tối ưu nhất để
giúp cải thiện đời sống của người lao động làm sao để cho tiền công thực tế của
họ ngày càng nâng cao để người lao động cống hiến hết mình để tạo ra của cải
vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển từng ngày từng giờ
ở đất nước đang phát triển như Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế
giới nói chung.

3

NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 31-CP NGÀY 23-1-1981 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ CẢI TIẾN KỸ THUẬT HỢP LÝ
HOÁ SẢN XUẤT VÀ SÁNG CHẾ,23-1-1981
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia , H. 2011, tr.76.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản chính trị quốc gia “Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin”.
2. Lê Thị Chiên (2014), Nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất
theo quan điểm Mác xít và ý nghĩa đối với việc phát triển nguồn nhân lực
ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Số Mới

/>ItemID=110
truy cập 01/06/2019.
3. Nghị định 22/2011/NĐ-CP, 31/2012/NĐ-CP, 66/2013/NĐ-CP về tiền
lương tối thiểu chung.
4. “Một số giải pháp nhằm nâng cao mức thu nhập cho người lao động tại
công ty in Công Đoàn”, Báo điện tử 123 Đọc
/>truy
cập
01/06/2019.
5. “Xu hướng vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản”, Báo điện tử
Dân Kinh Tế
/>6. Tạp chí Lý luận chính trị số 1 – 2003
7. Nguyễn Hồng Sâm (2018), “Những hạn chế, yếu kém trong chính sách
tiền lương của nước ta”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
truy cập 01/06/2019.



×