Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực trạng hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng y tế an giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ TRÚC LY

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ AN GIANG NĂM
2020

H
P

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

U

H

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ TRÚC LY

H
P

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN


QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ AN GIANG NĂM
2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

U

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn khoa học, PGS. TS. Phạm Việt
Cường, Trường Đại học Y Tế Cơng Cộng. Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi để Em thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời tri ân đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Y Tế Công Cộng.
Thầy, Cô đã tận tình truyền dạy những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho Em
trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn tất cả các bạn học lớp Thạc sỹ Y Tế Công Cộng K22-3B2 – An Giang
đã cùng nhau học tập, nghiên cứu và chia sẽ những khó khăn trong suốt quá trình học

H
P


tập.

Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã động viên, chia sẽ khó khăn và
hết lòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Em hồn thành tốt khóa học này.
Trân trọng!

H

U

Tác giả

Nguyễn Thị Trúc Ly


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. I
MỤC LỤC ..................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... V
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... VI
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................... VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................4
1.1. Một số khái niệm .....................................................................................4

H
P


1.1.1. Hoạt động thể lực ...............................................................................4
1.1.2. Chỉ số MET ........................................................................................5
1.2. Một số khuyến cáo về hoạt động thể lực ...............................................5
1.3. Hoạt động thể lực trên thế giới và Việt Nam ........................................6
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................6

U

1.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................7
1.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ..........................................8
1.4.1 Nhóm yếu tố cá nhân ..........................................................................8

H

1.4.2 Nhóm yếu tố tăng cường .....................................................................9
1.4.3 Nhóm yếu tố cản trở..........................................................................10
1.5. Khung lý thuyết .....................................................................................11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........13
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................13
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................13
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................13
2.4. Cỡ mẫu ...................................................................................................13
2.5. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................14
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................15
2.7. Các biến số chính...................................................................................15
2.8. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu .....................16


iii
2.9. Phương pháp phân tích số liệu: ...........................................................18

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục ...........................................................18
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu. .................................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................20
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu. ..........................................................20
3.1.1 Giới tính ............................................................................................20
3.1.2. Các đặc điểm khác ...........................................................................20
3.1.3. Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. ........................................21
3.2. Thực trạng hoạt động thể lực...............................................................22
3.2.1. Mức độ hoạt động thể lực ................................................................22

H
P

3.2.2. Thời gian tĩnh tại của đối tượng nghiên cứu ....................................23
3.2.3. Kiến thức của sinh viên về hoạt động thể lực. .................................23
3.2.4. Thái độ của sinh viên về hoạt động thể lực. ....................................24
3.2.5. Các yếu tố tăng cường......................................................................25
3.3. Một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ...................................26

U

3.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân đến hoạt động thể lực. ........26
3.3.2. Mối liên quan giữa thái độ và hoạt động thể lực .............................30
3.3.3. Mối liên quan giữa yếu tố tăng cường đến hoạt động thể lực .........33

H

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................35
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................35
4.1.1. Giới tính ...........................................................................................35

4.1.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI) .................................................................35
4.1.3. Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. ........................................35
4.1.4. Kiến thức của sinh viên về hoạt động thể lực. .................................36
4.1.5. Thái độ của sinh viên về hoạt động thể lực .....................................37
4.1.6. Các yếu tố tăng cường......................................................................37
4.2. Thực trạng hoạt động thể lực...............................................................38
4.2.1. Mức độ hoạt động thể lực ................................................................38
4.2.2. Thời gian tĩnh tại của đối tượng nghiên cứu ....................................39
4.3. Một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ...................................40


iv
4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân đến hoạt động thể lực. ........40
4.3.2. Mối liên quan giữa thái độ của sinh viên đến hoạt động thể lực .....41
4.3.3. Mối liên quan giữa yếu tố tăng cường đến hoạt động thể lực .........42
4.4. Hạn chế trong nghiên cứu ....................................................................42
KẾT LUẬN ...................................................................................................44
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................46
PHỤ LỤC I: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ..................50
PHỤ LỤC II: BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ
MỘT SỒ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y

H
P

TẾ AN GIANG NĂM 2020.....................................................................................51
PHỤ LỤC III: CÁC BIẾN SỐ ....................................................................60

H


U


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKLN:

Bệnh không lây nhiễm

CĐYT:

Cao đẳng Y tế

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

HĐTL:

Hoạt động thể lực

TCYTTG:

Tổ chức Y tế thế giới

SV:

Sinh viên


H
P

H

U


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sỉ số các lớp chính quy năm học 2019-2020. ........................................... 14
Bảng 3.1: Phân bổ giới tính đối tượng nghiên cứu. .................................................. 20
Bảng 3.2: Các đặc điểm đối tượng nghiên cứu. ........................................................ 20
Bảng 3.3: Mức độ HĐTL của SV Trường Cao đẳng Y tế An Giang. ...................... 22
Bảng 3.4: Thời gian tĩnh tại của đối tượng nghiên cứu. ........................................... 23
Bảng 3.5: Kiến thức của SV về HĐTL. .................................................................... 23
Bảng 3.6: Thái độ của SV với HĐTL. ...................................................................... 24
Bảng 3.7: Các yếu tố tăng cường. ............................................................................. 25

H
P

Bảng 3.8: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể BMI đến hoạt động thể lực. ......... 26
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa năm theo học tại trường đến hoạt động thể lực......... 27
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa các yếu tố nhân chủng học đến hoạt động thể lực. . 27
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kiến thức của SV đến hoạt động thể lực. ................ 28
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa sử dụng thuốc lá rượu bia của SV đến hoạt động thể

U


lực. ............................................................................................................................. 30
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thái độ và hoạt động thể lực. ................................... 30
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa yếu tố tăng cường đến hoạt động thể lực. .............. 33

H


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hút thuốc lá .......................................................................................... 21
Biểu đồ 3.2. Uống rượu bia ....................................................................................... 21
Biểu đồ 3.3. HĐTL của SV Trường Cao đẳng Y tế An Giang. ................................ 22

H
P

H

U


viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thiếu hoạt động thể lực (HĐTL) là một vấn đề sức khỏe công cộng, thiếu hoạt
động thể lực có thể là một nguyên nhân gây ra các bệnh béo phì, và liên quan đến
nhiều bệnh khơng truyền nhiễm khác. Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và các
chương trình phịng chống bệnh khơng lây nhiễm đã đưa ra khuyến cáo về mức độ
hoạt động thể lực mà một người trưởng thành cần phải đạt. Tại Việt Nam các chiến
lược để nâng cao các hoạt động thể lực của người trưởng thành cũng đã được đưa ra
và thực hiện, tuy nhiên các kết quả chưa được như kỳ vọng. Nghiên cứu “Thực trạng

hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Y

H
P

tế An Giang năm 2020” nhằm thu thập thêm các bằng chứng về hoạt động thể lực
của sinh viên tại An Giang năm 2020.

Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối
tượng trong nghiên cứu bao gồm 322 sinh viên đang học hệ cao đẳng chính quy từ
năm nhất đến năm ba đang theo học tại Trường. Đối tượng nghiên cứu được chọn

U

ngẫu nhiên trong các SV đang theo học tại Trường. Các SV đã hoàn thành bảng câu
hỏi về HĐTL và các yếu tố liên quan với HĐLT. Số liệu được tổng hợp và phân tích
theo các mục tiêu của đề tài.

H

Kết quả nghiên cứu cho thấy 54,7% SV thiếu HĐTL. Trong đó nam chiếm tỷ
lệ là 42,4% và nữ là 59,6%. Các mức HĐTL cao 24,2%, mức HĐTL trung bình
21,1%, mức HĐTL thấp 54,7%. Nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức của SV đối với
HĐTL là tốt, SV có nhận thức rất rõ về lợi ích của HĐTL đối với sức khỏe và tác hại
khi thiếu HĐTL tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý là rất cao với các câu hỏi: Thiếu HĐTL
dẫn đến nguy cơ mắc bệnh có tỷ lệ hiểu biết là 86%. HĐTL mang lại lợi ích cho cơ
thể có tỷ lệ hiểu biết là 95,7%. HĐTL phịng một số bệnh là có tỷ lệ hiểu biết là
96,3%. HĐTL làm giảm căng thẳng có hiểu biết là 90,1%. HĐTL kiểm sốt trọng
lượng cơ thể có tỷ lệ hiểu biết là 90,7%. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa có
bằng chứng để xác định mối liên hệ về nhận thức với HĐTL của SV. Hầu hết SV cho

rằng những rào cản như HĐTL là quá sức tỷ lệ khơng đồng tình là (71,7%), HĐTL
gây mệt mỏi là (73,6%), HĐTL sợ chấn thương là (73%). Mất nhiều tiền khi tập luyện


ix
là (67,1%). Một số yếu tố liên quan đến thiếu HĐTL của SV trường Cao đẳng Y tế
An Giang được xác định gồm có: Giới tính, năm học, nơi tập luyện xa nơi ở, chương
trình thể dục nhà trường khơng thu hút. Nhận thấy giới tính có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với HĐTL của SV. Cụ thể, nam sinh viên có khả năng có HĐTL đủ
cao gấp 2 lần so với nữ sinh viên. Sinh viên năm học sau có khả năng có HĐTL đủ
cao hơn SV năm trước. SV cho rằng nơi tập luyện xa nơi ở nên khơng tập có khả
năng có HĐTL đủ thấp hơn 0,6 lần nhóm cịn lại. SV cho rằng chương trình thể dục
nhà trường khơng thu hút có khả năng có HĐTL đủ cao hơn 1,7 lần nhóm cịn lại.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra các khuyến nghị cho nhà trường và cho SV về việc
nâng cao các hoạt động thể lực cho SV như đẩy mạnh các biện pháp tun truyền,

H
P

mơ hình sinh hoạt ngoại khóa lồng ghép nâng cao nhận thức về HĐTL trong SV.
Quan trọng nhất là thay đổi nội dụng và phương pháp giảng dạy chương trình thể dục
trong nhà trường.

H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động thể lực (HĐTL) là một khía cạnh quan trọng của lối sống lành
mạnh(1). Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng việc tham gia vào các mức độ
hoạt động thể lực đem lại nhiều lợi ích sức khỏe (2, 3). Chúng bao gồm giảm nguy
cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường loại II, một số loại ung thư và giảm các
triệu chứng trầm cảm. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị người trưởng thành 18
tuổi 64 tuổi tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể lực cường độ trung bình hoặc ít
nhất 75 phút hoạt động thể lực cường độ mạnh hoặc kết hợp tương đương giữa hoạt
động thể lực cường độ trung bình và mạnh mỗi tuần để giảm nguy cơ mắc các bệnh
mãn tính khác nhau (2). Do đó, nhiều quốc gia nhận ra lợi ích của hoạt động thể lực

H
P

và do đó khuyến khích cơng dân của họ kết hợp nhiều hoạt động thể lực hơn vào cuộc
sống hàng ngày (2).

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về HĐTL trên người trưởng thành 18-64
tuổi cho thấy tỷ lệ không tham gia bất cứ HĐTL nào mức độ vừa trở lên trong ít nhất
10 phút là 20%, nam giới đạt 3.120 MET- phút/tuần và nữ giới đạt 1.680 MET-

U

phút/tuần (4). Nghiên cứu mô tả HĐTL của SV cử nhân dinh dưỡng Trường Đại học
Y Hà Nội dựa vào bộ câu hỏi GPAQ được phát triển bởi WHO. Tỷ lệ không tham gia
bất cứ loại HĐTL nào mức độ vừa trở lên trong ít nhất 10 phút là 9,4% (5). Một

H

nghiên cứu trên 1.906 người trưởng thành 25-64 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy, 56% đối tượng nghiên cứu được xếp loại hoạt động tích cực, đạt khuyến nghị

tối thiểu của TCYTTG về HĐTL(6). Một nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Y tế Đăk
Lăk đã nghiên cứu 304 SV độ tuổi 19-20 cho thấy tỷ lệ 25% HĐTL thấp (hay thiếu
hoạt động)(7).

Trường Cao đẳng Y tế An Giang là cơ sở đào tạo nhân lực ngành Y tế cho tỉnh
An Giang và các tỉnh lân cận với nhiều loại hình đào tạo cao đẳng chính quy, vừa làm
vừa học và các lớp đào tạo ngắn hạn các ngành Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh. Quy mô
đào tạo của nhà trường năm học 2019-2020 có 34 lớp tổng 1362 SV trong đó hệ cao
đẳng chính quy có 18 lớp với hai ngành Dược và Điều dưỡng tổng 710 SV và hệ vừa
làm vừa học 16 lớp tổng 652 SV(8). SV của trường ln có khối lượng học tập và
thời gian dành cho các hoạt động học tập khá nhiều, có ít thời gian cho các hoạt động


2
tập luyện và nghỉ ngơi. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại thì cũng chưa có các
thơng tin về thực trạng HĐTL của sinh viên của trường là như thế nào? Những yếu
tố nào liên quan đến thực trạng đó.
Trước những yêu cầu về việc nâng cao HĐTL cho SV của trường và đáp ứng
việc triển khai Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Chúng tơi tiến hành đề tài “Thực trạng hoạt động thể lực và một số yếu tố liên
quan của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế An Giang năm 2020”. Các kết quả của
nghiên cứu sẽ góp phần trả lời các câu hỏi hoạt động thể lực của sinh viên Y tại An
giang như thế nào? Liệu đã đáp ứng được mức khuyến nghị của TCYTTG về HĐTL
của SV, những yếu tố nào liên quan đến việc SV hoạt động thể lực đủ và chưa đủ.

H
P

H


U


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên Trường cao đẳng Y tế An
Giang năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực của sinh viên Trường
cao đẳng Y tế An Giang năm 2020.

H
P

H

U


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực được định nghĩa là tất cả các chuyển động của cơ thể có
được do sự co cơ và làm tăng năng lượng tiêu thụ(9).
Nhìn chung hoạt động thể lực bao gồm tất cả các loại chuyển động làm tiêu
hao năng lượng. Điều này đồng nghĩa với mọi hoạt động cơ bắp như đi bộ, làm việc
nhà và làm vườn, các hoạt động về thể chất khi lao động, hoạt động ngoài trời, tập
thể dục và luyện tập thể thao.

H

P

Hoạt động thể lực tăng cường sức khỏe nghĩa là mọi hoạt động thể lực làm
cải thiện sức khỏe và năng lực thể chất mà không gây nên nguy cơ bị chấn thương.
Hoạt động thể lực bao gồm các hoạt động với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Cường độ hoạt động càng lớn thì càng có ảnh hưởng tức thì đến nhiều chức năng của
cơ thể. Mức tiêu thụ oxy có liên quan trực tiếp đến tiêu hao năng lượng, từ 0,25

U

lít/phút tại thời điểm nghỉ ngơi tăng đến 1 lít/phút khi đi bộ thong thả. Khi gắng sức
mức tiêu thụ oxy tăng đến 2-7 lít/phút, cao gấp 10-25 lần so với lúc nghỉ ngơi.
Hoạt động thể lực được đặc trưng bởi ba yếu tố: tần suất, thời gian và cường
độ tập luyện(9).

H

Tần suất: số lần hoạt động thể lực trong một khoảng thời gian xác định (ví dụ:
một tuần). Đối với tập luyện thể lực, để đạt hiệu quả giữ gìn vóc dáng và sức khỏe tốt
nhất, cần phải duy trì tập luyện thường xuyên và đều đặn. Hiệu quả mang lại từ một
buổi tập có thể tác động đến cơ thể trong nhiều ngày và mất đi sau đó. Vì vậy, nên
duy trì việc luyện tập với cường độ thấp hàng ngày.
Thời gian: tổng số thời gian tham gia hoạt động thể lực. HĐTL càng kéo dài
thì hiệu quả càng lớn. Trong nhiều trường hợp, tập luyện thể lực hàng ngày có thể
chia ra làm nhiều buổi tập kéo dài khoảng 10-15 phút, miễn là đảm bảo đủ tổng thời
gian tập một ngày. Lời khuyên chung nhất là mỗi người nên dành ít nhất 30 phút/ngày
để tập luyện.


5

Cường độ: tỷ lệ tiêu tốn năng lượng khi tham gia HĐTL. Bài tập cường độ cao
thì hiệu quả lên sức khỏe và vóc dáng càng nhiều, mặc dù những bài tập với cường
độ nặng có thể dẫn đến những tác động không mong muốn. Những bài tập với cường
độ thấp đã có tác dụng nhưng luyện tập với cường độ cao hơn sẽ là yếu tố quan trọng
giúp cải thiện và duy trì thể lực.
1.1.2. Chỉ số MET
MET(Metabolic Equivalents) – Đơn vị chuyển hóa tương đương thường được
sử dụng trong phân tích hoạt động thể chất. MET (tương đương trao đổi chất): Tỷ lệ
của tỷ lệ trao đổi chất công việc với trao đổi chất khi nghỉ ngơi. Một MET được định
nghĩa là 1 kcal/kg/giờ và tương đương với chi phí năng lượng của việc ngồi yên. Một

H
P

MET cũng được định nghĩa là sự hấp thụ oxy tính bằng ml/kg/phút với một MET
bằng với chi phí oxy khi ngồi yên, khoảng 3,5ml/kg/ phút(10).
1.2. Một số khuyến cáo về hoạt động thể lực

Theo TCYTTG khuyến nghị, thời gian tham gia hoạt động thể lực có lợi cho
sức khỏe ở mỗi độ tuổi sẽ có sự đáp ứng khác nhau(11).

U

Trẻ em và thanh thiếu niên (5-17 tuổi): nên thực hiện ít nhất 60 phút/ngày hoạt
động thể lực cường độ vừa phải cho tới cường độ nặng; hoạt động thể lực > 60 phút/
ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn.

H

Người trưởng thành (18-64 tuổi): thực hiện ít nhất 150 phút/tuần hoạt động

thể lực cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút/tuần cho hoạt động thể lực cường độ
mạnh hoặc kết hợp cả hai hoạt động trên với ít nhất 600 MET-phút/tuần, người lớn
nên tăng thời lượng hoạt động thể lực cường độ vừa phải >300 phút/tuần hoặc tương
đương để có nhiều lợi ích hơn về sức khỏe.
Người cao tuổi (>65 tuổi): Tương tự với nhóm người trưởng thành
So với những người đáp ứng được các tiêu chí này, thì người khơng tham gia
hoạt động thể lực đầy đủ sẽ có nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân, tăng từ 20%
đến 30%(11).Hoạt động thể lực có thể coi là một biên pháp hữu hiệu để nâng cao sức
khỏe và phòng chống bệnh tật. Một xã hội được tăng cường hoạt động thể lực sẽ có
tác dụng giảm thiểu gánh nặng bệnh tật. Trên thực tế, TCYTTG đã chứng minh ít
hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng thứ tư, đối với tử vong trên toàn cầu (chiếm


6
6% nguyên nhân tử vong). Hơn nữa, thiếu hoạt động thể lực ước tính, là nguyên nhân
của 21-25% các ca ung thư vú và ung thư đại tràng; 27% bệnh đái tháo đường và 30%
gánh nặng các bệnh do thiếu máu cục bộ (11)
Ít hoạt động thể lực khơng chỉ có liên quan tới một loạt bệnh mãn tính nêu
trên, mà nó cũng gây ra hậu quả về kinh tế, ước tính, ít hoạt động thể lực đã gây thiệt
hại cho hệ thống chăm sóc sức khỏe trên tồn cầu là 53,8 tỷ đơ la mỹ vào năm 2013.
Trong đó, khu vực y tế công phải chi trả 31,2 tỷ đô; 12,9 tỷ đô là của y tế tư nhân và
9,7 tỷ đơ của hộ gia đình. Khơng chỉ có vậy, thiếu hoạt động thể lực làm mất 13,4
triệu DALYS trên toàn thế giới và thiệt hại về năng suất lao động do tử vong là 13,7
tỷ đô la(12).

H
P

1.3. Hoạt động thể lực trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới


Vào năm 2010, trên tồn thế giới, có 23% người lớn từ 18 tuổi trở lên ít HĐTL,
với nam chiếm 20% và nữ là 27%. Tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam
Địa Trung Hải (khoảng 31%) và khu vực Châu Mỹ (xấp xỉ 32%). Ngược lại, tỷ lệ ít

U

HĐTL thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á (chiếm 15%) và Châu Phi (với 21%). Ở tất
cả các khu vực đều cho thấy nam giới có HĐTL tích cực hơn nữ giới, với sự chênh
lệch khác biệt từ 10% trở lên ở khu vực Châu Mỹ và khu vực Đơng Địa Trung

H

Hải(13). Hiện nay ít HĐTL trở nên rất phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà
thậm chí ở các nước đang phát triển(14). Theo mức thu nhập, thì tỷ lệ ít HĐTL ở các
nước có thu nhập cao đã tăng gấp đơi so với ở các nước có thu nhập thấp so với cả
hai giới. Tại các quốc gia có thu nhập cao thì có tới 41% nam và 48% nữ HĐTL
khơng đầy đủ so với 18% đàn ông và 21% phụ nữ ở các nước thu nhập thấp(13).
Ngoài ra, theo báo cáo của TCYTTG, tỷ lệ ít HĐTL ở một số nước trong khu vực
như sau: Malaysia (2005): 60%; Mông cổ (2005): 23%; Lào (2008): 16,7%(14).
HĐTL của sinh viên điều dưỡng của tác giả nhận thấy rằng chỉ có 26% người tham
gia thực hiện HĐTL ít nhất 5 lần một tuần, theo khuyến cáo của WHO. Hầu hết những
người tham gia 74% không thực hiện HĐTL quá 5 lần mỗi tuần(15). Nghiên cứu
HĐTL và thời gian giải trí ở người trưởng thành Brazil kết quả có 37,1%; khơng
HĐTL(16). Khoảng 24% trẻ em từ 6 đến 17 tuổi tham gia HĐTL 60 phút mỗi ngày.


7
Khoảng 26% thanh thiếu niên trung học tham gia 60 phút HĐTL mỗi ngày, trong khi
47% tham gia 60 phút HĐTL ít nhất 5 ngày trong tuần. Mức độ HĐTL giảm đáng kể

theo độ tuổi ngày càng tăng ở trẻ em và thanh niên: 42,5%, 7,5% và 5,1% trẻ 6-11
tuổi, 12-15 tuổi và 16-19 tuổi đáp ứng các khuyến nghị về HĐTL(17). 40% người lớn
Iran (31,6% nam và 48,6% nữ) thuộc nhóm HĐTL thấp trong nghiên cứu của Alireza
Esteghamati và cộng sự(18). Nepal một quốc gia có thu nhập thấp ở Nam Á nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ HĐTL thấp là 43,3%(19).
1.3.2. Tại Việt Nam
Theo điều tra y tế quốc gia năm 2008, cho thấy: tỷ lệ không HĐTL của nhóm
từ 15 tuổi trở lên là 65%, đối với những người làm nghề tĩnh tại là 57%(20). Theo

H
P

cuộc điều tra này nhưng thực hiện vào năm 2015, kết quả chỉ ra: là gần 1/3 dân số
(28,1%) thiếu HĐTL so với khuyến cáo của TCYTTG. Tỷ lệ thiếu HĐTL ở nam
(20,2%) thấp hơn so với nữ (35,7%). Tỷ lệ thiếu HĐTL năm 2015 có giảm so với
năm 2010, nhưng chỉ trong nhóm nam giới(21). Supa Pengpid và cộng sự năm 2019
đã nghiên cứu 3201 người lớn, 1600 người từ Myanmar và 1601 người từ Việt Nam

U

kết quả cho thấy mức độ HĐTL của những người được hỏi là 26,4% thấp, 50,0%
trung bình và 23,6% HĐTL cao(22). Trong nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hằng và
các công sự về HĐTL của sinh viên hệ cử nhân dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội SV

H

có HĐTL cao là 17,7%, HĐTL trung bình là 42,7% và HĐTL thấp là 39,6%(5).
Nghiên cứu của Trần Thái Thạnh(7) nghiên cứu thực trạng hoạt động thể lực của SV
Trường Cao đẳng Y tế ĐĂK LĂK năm 2018 có 25,3% SV có HĐTL cao, HĐTL
trung bình là 49,7% và HĐTL thấp là 25%.(7). Trong một nghiên cứu ước lượng về

HĐTL tại Việt Nam năm 2015 có khoảng 70% đáp ứng các khuyến nghị của
TCYTTG về HĐTL cho người lớn từ 18 đến 64 tuổi(4). Nghiên cứu của Thi Hoang
Lan Vu và các cộng sự cho thấy tỷ lệ khơng HĐTL liên quan đến giải trí là rất cao ở
tất cả những người tham gia 70,6% và riêng phụ nữ 74,7%. tỷ lệ ở khu vực thành thị
37,3% cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn 23,2%(23).


8
1.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực
1.4.1 Nhóm yếu tố cá nhân
Nghiên cứu của Trần Thái Thạnh(7) nghiên cứu thực trạng hoạt động thể lực
của SV Trường Cao đẳng Y tế ĐĂK LĂK năm 2018. Các yếu tố như Giới tính, Ngành
học, Năm học, BMI, Niềm tin hoạt động thể lực phòng được một số bệnh, tình trạng
hút thuốc lá, sử dụng nồng độ có cồn có liên quan đến HĐTL của SV.
Nghiên cứu của Trinh OT và các cộng sự(6) thấy rằng có sự khác biệt trong
HĐTL giữa nam và nữ, khơng HĐTL có liên quan tích cực với thu nhập cao.
Nghiên cứu đã sử dụng thang đo lợi ích/rào cản tập thể dục để đánh giá lợi ích
cảm nhận và cường độ rào cản để tập thể dục ở 200 SV đại học nữ khơng tập thể dục

H
P

(tuổi trung bình 19,3 tuổi, SD = 1,06) ở Anh của tác giả Lovell và các cộng sự(24).
Rào cản nhận thức lớn nhất đối với tập thể dục là nỗ lực thể chất, được đánh giá cao
hơn đáng kể so với chi tiêu thời gian, môi trường tập thể dục và các rào cản ngăn cản
gia đình.

Một cuộc khảo sát quốc gia đại diện cho 1131 thanh thiếu niên Iceland của tác

U


giả Vilhjalmsson R, Thorlindsson T(25). Giới tính Nam, sự tham gia của người khác
vào HĐTL (cha, bạn bè và anh trai), tầm quan trọng của thể thao giúp cải thiện sức
khỏe và sự hài lòng với các lớp thể dục bắt buộc ở trường, đều liên quan đến việc

H

tham gia nhiều hơn HĐTL, trong khi thời gian làm việc được trả lương và xem TV
có liên quan đến HĐTL ít hơn.

Nghiên cứu Kaewthummanukul và cộng sự năm 2006(26) đã chỉ ra năng lực
bản thân hoặc niềm tin vào khả năng cá nhân để thực hiện hành vi sức khỏe là yếu tố
dự báo tốt nhất về HĐTL giữa các nhân viên. Nhận biết lợi ích của HĐTL và tình
trạng sức khỏe cũng được tìm thấy để ảnh hưởng đến sự tham gia vào HĐTL.
Nghiên cứu các yếu tố xã hội và sức khỏe có liên quan đến mức độ HĐTL
trong SV đại học Kuwaiti của tác giả Al-Isa AN và các cộng sự(27). Các yếu tố xã
hội và sức khỏe được phát hiện có liên quan đáng kể đến HĐTL ở SV là giới tính,
tình trạng hôn nhân, loại BMI, kiểm tra sức khỏe và nha khoa, mong muốn mức độ
cao hơn HĐTL.


9
Nghiên cứu nhằm ước tính mức độ phổ biến của mức độ HĐTL trung bình và
cao và điều tra các yếu tố liên quan đến mức độ HĐTL được khuyến nghị ở SV y
khoa Thái Lan của Wattanapisit A và các cộng sự(28). SV y khoa Thái Lan có tỷ lệ
HĐTL cao được TCYTTG khuyến nghị. Nam, BMI cao hơn, và nhận thức tốt về các
yếu tố văn hóa và xã hội có liên quan đáng kể với mức độ HĐTL được đề nghị.
Trong nghiên cứu mức độ HĐTL và đặc điểm xã hội học có mối tương quan
trong cộng đồng dân cư ven đô Nepal kết quả cho thấy phụ nữ và những người lớn
tuổi, người có học vấn cao, nơi làm việc tỷ lệ ít HĐTL nhiều hơn(19).

Khảo sát HĐTL tổng thể và thời gian giải trí ở người Brazil nhận thấy Phụ nữ
và những người tham gia lớn tuổi ít HĐTL hơn so với những người khác; tình trạng

H
P

kinh tế xã hội có liên quan tích cực đến HĐTL trong thời gian giải trí(16).
1.4.2 Nhóm yếu tố tăng cường

Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Ibrahim S và các cộng sự(29) được thực hiện
để xác định các rào cản đối với HĐTL ở nam giới Malaysia. Nhận thức rằng các hoạt
động giải trí với gia đình và bạn bè vui hơn là rào cản lớn nhất, tiếp theo là thời tiết,

U

thiếu kỷ luật, thiếu thời gian rảnh, thiếu tiền và thiếu bạn bè. Tình trạng hơn nhân,
trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình, BMI và tình trạng HĐTL được chứng minh là
có liên quan đến các rào cản HĐTL.

H

Nghiên cứu kiểm tra mức độ tập thể dục, động cơ tập thể dục và các rào cản
đã thay đổi từ giai đoạn cơ bản sang giai đoạn theo dõi sau khi can thiệp hành vi và
nhận thức nhằm tăng cường tập thể dục của tác giả Ortis và các cộng sự năm
2007(30). Kết quả cho thấy sự kết hợp của các kỹ thuật hành vi và tâm lý là một chiến
lược hiệu quả để tăng mức độ tập thể dục. Ngoài ra, kết quả cho thấy động lực bên
ngoài chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu của hành vi thay đổi tập thể dục, và động lực
nội tại rất quan trọng để tiến tới duy trì.
Một đánh giá ngắn về tương quan của HĐTL và ít vận động ở tuổi trẻ của tác
giả Van Der Horst và các cộng sự (31). Đối với thanh thiếu niên (độ tuổi 13 đến 18),

các mối liên hệ tích cực với HĐTL đã được tìm thấy cho nam giới, giáo dục của cha
mẹ, thái độ, năng lực bản thân, định hướng/động lực, giáo dục thể chất/thể thao học
đường, ảnh hưởng gia đình và hỗ trợ bạn bè.


10
Nghiên cứu điều tra mức độ phổ biến của HĐTL và các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi HĐTL ở SV y khoa ở miền Nam Thái Lan của tác giả Wattanapisit A và các
cộng sự(32). Đã chỉ ra Các yếu tố hỗ trợ bao gồm hỗ trợ xã hội từ bạn bè và gia
đình. Các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và làm việc theo ca ngoài giờ là rào
cản.
Dayi A, Acikgoz A, Guvendi G, các cộng sự đã xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến điều kiện HĐTL của SV đại học(33). Kết quả mối quan hệ đã được quan sát liên
quan đến HĐTL hiện tại của họ và mức độ khơng hoạt động của gia đình họ, cũng
như giữa không hoạt động trước khi vào trường đại học và khơng hoạt động trong
q trình học của họ. Sự hiện diện của một bệnh mãn tính ở các thành viên gia đình

H
P

khơng ảnh hưởng đến HĐTL của SV. Đa số các SV tin rằng HĐTL có lợi (98,7%),
93,9% tin rằng nó làm giảm căng thẳng và 94,5% tin rằng nó giúp kiểm sốt trọng
lượng cơ thể.

Các yếu tố giới tính, giao thơng, đại hội thể thao ở trường, có cửa hàng trị
chơi ở gần, tình trạng kinh tế của gia đình, tình trạng chỉ số khối cơ thể của cha mẹ

U

và thời gian xem truyền hình có liên quan chặt chẽ đến việc ít HĐTL đây là kết quả

nghiên cứu của NHHD Trang và các cộng sự về các yếu tố liên quan đến việc lười
vận động ở thanh thiếu niên ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam(34).

H

1.4.3 Nhóm yếu tố cản trở

Rào cản thường xuyên nhất đối với HĐTL là giới hạn thời gian và thiếu các
địa điểm thể thao phù hợp và dễ tiếp cận. Hơn 70% số người tham gia nói rằng HĐTL
thúc đẩy và duy trì sức khỏe. Trong nghiên cứu về HĐTL của SV tại Đại học
Mansoura, Ai Cập của tác giả El-Gilany AH (35).
Trong nghiên cứu đánh giá về sự không HĐTL và các rào cản nhận thức đối
với HĐTL ở các SV đại học y tế, phía tây nam Ả Rập Saudi năm 2014(36). Rào cản
đáng kể ở những học sinh không HĐTL là: giới hạn thời gian (51,3%); thiếu nơi thể
thao dễ tiếp cận và phù hợp (31,1%); có các ưu tiên quan trọng khác (28,1%); thiếu
bạn bè để khuyến khích (27,8%); thiếu sự hỗ trợ và khuyến khích từ người khác
(23,2%); thiếu nơi thể thao an tồn (22,8%); thiếu động lực (19,6%); chi phí cao


11
(17,7%); không quan tâm đến thể thao (18,5%); thiếu kỹ năng thể thao (17,8%); cảm
thấy mệt mỏi với HĐTL (15,8%) và khơng biết gì về lợi ích của thể thao (9,3%).
Nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của sự sẵn sàng thay đổi đối với HĐTL,
các yếu tố xã hội học, lối sống và HĐTL đối với các rào cản nhận thức ở SV đại học
Tây Ban Nha của tác giả Martínez-Lemos RI và các cộng sự năm 2014(37). Rào cản
điểm trung bình thấp, thiếu thời gian để tập thể dục, lười biếng, giới tính, tự nhận
thức sức khỏe có liên quan đến HĐTL.
Brownson RC và các cộng sự(38) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định chính
sách và mơi trường của HĐTL ở Hoa Kỳ. Kết quả 4 rào cản cá nhân được báo cáo
phổ biến nhất là thiếu thời gian, cảm thấy quá mệt mỏi, trong công việc đã tập thể


H
P

dục và khơng có động lực để tập thể dục.

Nghiên cứu trình bày các dự báo nhân khẩu học, tâm lý xã hội, cá nhân và môi
trường của HĐTL trong một trường đại học của Ka Man và các cộng sự(39). Chỉ ra
mối liên quan giữa HĐTL với nhận thức tình hình sức khỏe và tình trạng nhà ở trong
khuôn viên trường, quan tâm cao đến HĐTL, kiến thức HĐTL cao, căng thẳng thấp,

U

giới tính nam và tuổi trẻ.

Sinh viên điều dưỡng không hoạt động thể chất thường xuyên do thiếu thời
gian, nghĩa vụ tại trường đại học, tài chính đây là kết quả nghiên cứu của Leona Cilar

H

và các cộng sự về (15).

Tổng quan tài liệu của Việt Nam và thế giới cho thấy HĐTL có sự liên quan
đến các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tình trạng hơn nhân, tuổi, trình độ học
vấn, BMI, thu nhập bản thân, hộ gia đình. Các yếu tố về môi trường như: Thời tiết,
địa điểm thể thao phù hợp và dễ tiếp cận, nơi ở. Các yếu tố cá nhân như niềm tin hoạt
động thể lực phòng được một số bệnh, tình trạng hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có
cồn, kỷ luật, thời gian rảnh, tiền, bạn bè, cảm thấy quá mệt mỏi, trong công việc đã
tập thể dục và khơng có động lực để tập thể dục, năng lực bản thân hoặc niềm tin vào
khả năng cá nhân. Các yếu tố hỗ trợ từ xã hội: sự hài lòng với các lớp thể dục bắt

buộc ở trường, hỗ trợ xã hội từ bạn bè và gia đình, thầy cơ.
Từ phân tích trên, Chúng tơi xây dựng khung lý thuyết như sau:
1.5. Khung lý thuyết


12

Hoạt động thể lực

Yếu tố cản trở
- Chi phí cao
- Tập luyện gây mệt
mỏi
- Sợ chấn thương
- Tốn thời gian
- Thiếu địa điểm tập
- Chương trình TD
nhà trường khơng
thu hút
- Mơi trường tập
luyện

-

Cá nhân

Thúc đẩy

Tuổi
Giới

Cơ thể
Trình độ
Uống rượu bia
Hút thuốc
Kiến thức
Thái độ

- Khuyến khích từ
gia đình
- Khuyến khích từ
bạn bè
- Khuyến khích từ
giáo viên/nhà
trường

H

U

H
P


13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
SV hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế An Giang.
+ Tiêu chí lựa chọn:
• SV đang học hệ cao đẳng chính quy từ năm nhất đến năm ba tại
trường năm học 2019-2020.

• Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
• Hiện khơng có vấn đề về sức khỏe tâm thần hay một số tật như khiếm
thị, tật nguyền.

H
P

+ Tiêu chí loại trừ:

• Vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu

• Khơng tham gia đo các chỉ số cơ thể
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020.

U

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Cao đẳng Y tế An Giang, Số 20 Nguyễn
Văn Linh, phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
2.3. Thiết kế nghiên cứu

H

Nghiên cứu cắt ngang phân tích
2.4. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính dựa trên cơng thức ước lượng 1 tỷ lệ
n = Z (21−α / 2 )


p (1 − p )
x DE = 1,96 2
2
d

Trong đó:

0.25∗(1−0.25)
0.072

x 2= 294

• p là tỷ lệ SV không đạt được mức khuyến nghị HĐTL. Ước tính p =
25% dựa theo nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Y tế Đăk Lăk đã
nghiên cứu 304 SV độ tuổi 19-20 cho thấy tỷ lệ 25% HĐTL thấp (hay
thiếu hoạt động) (7),
• d là sai số tuyệt đối d = 7%,
• Mức tin cậy 95% tương ứng z1-α/2=1,96


14
Do phương pháp chọn mẫu theo cụm do vậy sẽ hiệu chỉnh với hệ số thiết kế
DE=2. Cỡ mẫu tối thiểu cần có là 294 SV, dự trù khoảng 10% có thể bị sai/thiếu
thơng tin nên cỡ mẫu cuối cùng là 320 SV, trên thực tế chúng tôi đã điều tra được
322 SV.
2.5. Phương pháp chọn mẫu
Trong toàn trường năm học 2019-2020 có 18 lớp hệ chính quy được liệt kê
như bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Sỉ số các lớp chính quy năm học 2019-2020.
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên lớp
Dược sĩ 17A1
Dược sĩ 17A2
Dược sĩ 17A3
Dược sĩ 17A4
Điều dưỡng 17A1
Điều dưỡng 17A2
Dược sĩ 18.1
Dược sĩ 18.2
Dược sĩ 18.3
Dược sĩ 18.4

Điều dưỡng 18.1
Điều dưỡng 18.2
Dược sĩ 19.1
Dược sĩ 19.2
Dược sĩ 19.3
Dược sĩ 19.4
Điều dưỡng 19.1
Điều dưỡng 19.2
Tổng cộng

H
P

U

H

Sỉ số
37
37
36
32
35
35
43
42
42
44
50
46

39
38
38
38
40
38
710

Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu cụm trong đó cụm được coi là
một lớp
Bước 1: Tổng thể là 18 lớp mỗi lớp được xem là một cụm.
Bước 2: Lấy ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm 9 lớp trong 18 lớp.
Bước 3: Chọn toàn bộ SV của 9 lớp có đủ điều kiện tham gia nghiên cứu.


×