BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
PHẠM LÂM LẠC THƯ
H
P
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2021
U
H
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802
HÀ NỘI, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
PHẠM LÂM LẠC THƯ
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
H
P
ĐẾN KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2021
U
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802
H
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GS.TS. BÙI THỊ THU HÀ
HÀ NỘI, 2021
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến GS.TS Bùi Thị Thu Hà –
Hiệu trưởng trường Đại học Y Tế Công Cộng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
giúp đỡ em trong suốt thời gian em nghiên cứu khóa luận. Và cũng là người đưa ra
những ý tưởng, kiểm tra sự phù hợp của luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ trường Đại học Y Tế Công
Cộng đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và làm
luận văn. Những kiến thức mà chúng em nhận được sẽ là hành trang giúp chúng em
H
P
vững bước trong tương lai.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên để động viên
và là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực giúp em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng có thể. Tuy
nhiên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thơng và
tận tình chỉ bảo của q thầy cơ và tồn thể các bạn.
H
U
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021
Học viên
Phạm Lâm Lạc Thư
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................... iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. ........................................................................4
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu........................................................4
1.2.Hệ thống tổ chức ĐD ............................................................................................5
H
P
1.3.Khối lượng công việc của ĐD.............................................................................10
1.4.Những nghiên cứu về khối lượng công việc trên thế giới và Việt Nam .............12
1.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của ĐD..............................17
1.6.Giới thiệu thông tin về địa điểm nghiên cứu .......................................................21
1.7.Khung lý thuyết ...................................................................................................22
U
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................23
H
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................24
2.6. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................26
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ...........................................................................................27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................28
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................29
3.2. Khối lượng công việc của ĐD được thực hiện .................................................33
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của ĐD, Bệnh viện Nhi đồng 2
...................................................................................................................................45
ii
3.4.1. Yếu tố cá nhân .................................................................................................45
3.4.2. Bệnh viện ........................................................................................................47
3.4.3. Yếu tố người bệnh ...........................................................................................55
Chương 4: Bàn luận ..................................................................................................57
4.1.Thực trạng khối lượng công việc của ĐD tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi
Đồng 2 năm 2021 ......................................................................................................57
4.2.Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của ĐD tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 năm 2021. ......................................................................................65
4.3.Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ..........................76
KẾT LUẬN .............................................................................................................767
H
P
KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................................768
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................769
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU
DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 ..............................................................84
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU
U
DƯỠNG BẰNG QUAN SÁT TRỰC TIẾP .............................................................86
PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN ....90
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
H
PHÒNG TỔ CHỨC ..................................................................................................91
PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG ...........................................................................................93
PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƯỠNG ..................95
PHỤ LỤC 6: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG ĐIỀU DƯỠNG BVNĐ 2 ...............97
PHỤ LỤC 7: PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU ................................97
PHỤ LỤC 8: BIẾN SỐ ĐỊNH LƯỢNG ...................................................................99
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BS
Bác sĩ
BNV
Bộ nội vụ
BYT
Bộ Y Tế
CBYT
Cán bộ y tế
CCVC
Công chức, viên chức
CLS
Cận lâm sàng
CT
Chụp CT
CS
Chăm sóc
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
ĐD
ĐD
ĐDV
ĐD viên
GDSK
Giáo dục sức khỏe
KHTH
Kế hoạch tổng hợp
H
P
U
KLCV
Khối lượng công việc
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NT
Nước tiểu
H
NVYT
Nhân viên y tế
NXB
Nhà xuất bản
SA
Siêu âm
TTB
Trang thiết bị
TTLT
Thông tư liên tịch
TSTG
Tổng số thời gian
TSNB
Tổng số người bệnh
XN
Xét nghiệm
XQ
X Quang
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3. 1: Thông tin về yếu tố xã hội, nhân khẩu của ĐTNC (n=169) ....................29
Bảng 3. 2: Tỷ lệ ĐD/BS, ĐD/BN tại 20 khoa lâm sàng ...........................................30
Bảng 3. 3: Trung bình số lượng người điều trị nội trú ..............................................31
Bảng 3. 4: Trung bình số buổi nghỉ phép chung .......................................................32
Bảng 3. 5: Trung bình thời gian lao động và số buổi trực của ĐD ...........................32
Bảng 3. 6: Trung bình số lượng kỹ thuật điều trị nội trú ..........................................33
Bảng 3. 7: Thời gian trung bình dành cho ĐD thực hiện 1 kỹ thuật/ ngày ...............35
Bảng 3. 8: Thời gian trung bình dành cho ĐD thực hiện kỹ thuật/ ngày theo các
khoa lâm sàng (đơn vị: phút)....................................................................................36
H
P
Bảng 3. 9: Thời gian cho các hoạt động chăm sóc trực tiếp của mỗi ĐD (đơn vị:
phút) ..........................................................................................................................38
Bảng 3. 10: Thời gian trung bình dành cho các hoạt động gián tiếp/ ngày (đơn vị:
phút) ..........................................................................................................................39
Bảng 3. 11: Thời gian cho hoạt động ghi chép hồ sơ bệnh án ..................................40
U
Bảng 3. 12: Thời gian dành cho chăm sóc gián tiếp trong ngày (đơn vị: phút) ........41
Bảng 3. 13: Thời gian trung bình cho đào tạo, NCKH và khác (đơn vị: phút) .........42
Bảng 3. 14: Trung bình thời gian lao động của ĐD theo khoa (đơn vị: phút) ..........42
H
Bảng 3. 15: Trung bình thời gian lao động của ĐD chăm sóc cho người bệnh trong
một ngày theo khối (đơn vị: phút) .............................................................................43
Bảng 3. 16: Khối lượng công việc của ĐD/ ngày trong nghiên cứu ................. Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3. 1: Phân bố tỉ lệ thời gian lao động của ĐD trong 1 ngày ................ Error!
Bookmark not defined.
v
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh
hưởng đến khối lượng công việc của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm
2021”. Với 2 mục tiêu (1) Mô tả thực trạng và (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến khối lượng công việc ủa ĐD tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2021.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp với định tính. Định lượng
quan sát trực tiếp cơng việc của 169 ĐD. PVS tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng với
Lãnh đạo BV, Phòng TCCB, Phòng ĐD và 02 cuộc TLN với ĐD các khoa lâm sàng
diễn gia tại phòng riêng trong thời gian khoảng 30 phút.
Kết quả cho thấy, khối lượng công việc trong ngày của ĐD trong giờ trực
H
P
cao hơn so với giờ hành chính, lần lượt là 747,3 phút/ ngày và 633,9 phút/ ngày.
Thời gian dành cho chăm sóc trực tiếp trong giờ trực nhiều gần gấp đôi so với trong
giờ hành chính lần lượt là 524,2 phút/ngày và 293,4 phút/ngày. Thời gian chăm sóc
gián tiếp trong giờ hành chính (296,5 phút) nhiều hơn trong giờ trực (185,7 phút/
ngày). Trung bình thời gian hoạt động của ĐD tại các khoa trong giờ hành chính là
U
555,3 phút/ ngày tương đương với 9,3 giờ/ ngày. Trung bình thời gian hoạt động
của ĐD tại các khoa trong giờ trực là 825,9 phút/ ngày tương đương với 13,8
giờ/ ngày. Các yếu tố ảnh hưởng như yếu tố cá nhân: Trình độ học vấn và thâm
H
niên cơng tác có ảnh hưởng tích cực trong việc xử lý công việc, giảm thời gian thực
hiện công việc. Yếu tố cơ quan chủ quản: Áp lực công việc, việc thiếu nhân lực,
khó khăn sắp xếp nhân lực vì ngun nhân nghỉ thai sản, nghỉ ốm,… Cùng với việc
thiếu các trang thiết bị và thường xuyên hỏng. Ngoài ra thủ tục hành chính làm gia
tăng áp lực ĐD trong khi hoạt động chăm sóc. Bệnh viện cũng đã đưa ra các chính
sách phát triển nhân lực, quy định khen thưởng, quy trình kỹ thuật giúp giảm khối
lượng cơng việc cho ĐD, tuy nhiên còn tồn tại hạn chế trong việc thanh toán tiền
lương nghỉ phép. Yếu tố NB: Thái độ NB không hợp tác, cùng với việc xu hướng
tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến khối lượng công việc
của ĐD.
Khuyến nghị, cải thiện công nghệ thông tin, triển khai bệnh án điện tử giảm
thời gian ghi chép cho ĐD.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân lực y tế được coi là một thành phần rất quan trọng của hệ thống y tế, là
yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế, tác động trực tiếp đến sự
hài lòng của người dân. Các lựa chọn của nhân lực y tế về sử dụng nguồn lực sẽ ảnh
hưởng lớn đến tính hiệu quả của tồn bộ hệ thống y tế (1). Một trong những mục
tiêu chính của Quản lý nguồn nhân lực là tăng hiệu suất của các tổ chức (2).
Ngành y tế tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang phải đối
mặt với thách thức về khủng hoảng nhân lực y tế (3). Với tình trạng thiếu hụt nguồn
nhân lực nghiêm trọng như vậy, cơng việc điều dưỡng (ĐD) vẫn phải chăm sóc,
thực hiện các y lệnh phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh khơng có
H
P
sự thay đổi, mà ngày càng được nâng cao, chăm sóc tồn diện cho nên áp lực công
việc luôn quá tải, như nghiên cứu của Scott Levin cho thấy khối lượng công việc
của ĐD khoa cấp cứu trường đại học Vanderbilt quá nhiều so với tổng số giờ làm là
46% (4). Thủ tục hành chánh, ghi chép hồ sơ chiếm một lượng thời gian không nhỏ
cho nên thời gian ĐD dành cho NB bị hạn chế như nghiên cứu của Johanna I
U
Westbrook về ĐD dành bao nhiêu thời gian cho NB, kết quả cho thấy chỉ có 37%
thời gian ĐD dành cho NB (5). Một nghiên cứu của các bác sĩ (BS) cấp cứu nhi ở
Canada đã sử dụng thang đo Maslach Burnout Inventory đã phát hiện ra rằng 46%
H
từ mức độ trung bình đến cao có cảm giác kiệt sức (6).
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra nguồn nhân lực mật độ BS của Việt Nam
là 7,61/1 vạn dân (năm 2013), tỷ lệ ĐD/BS tăng lên đáng kể từ 1,19 (năm 2008) lên
1,34 (năm 2012), năm 2013 tỉ lệ này là 1,8/1(7). Theo quy định thì tỷ lệ này phải là
2,5 - 3,5/1. Trong khi đó, các nước trong khu vực và trên thế giới tỷ lệ ĐD/BS: Thái
Lan tỷ lệ là 12/1, Thụy Điển là 10,5/1, Canada là 6,3/1, Malaysia là 4,7/1, Hồng
Kông là 4,4/1, Nhật bản là 3,7/1, Indonesia là 3,5/1” (8).
Việc quản lý nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế Việt Nam chủ yếu căn cứ vào
Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT/BNV- BYT về hướng dẫn định mức biên chế sự
nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước (9). Quản lý và điều hành tốt nguồn nhân lực y
tế không những giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà cịn tăng cường cơng
bằng trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực(7) .
2
Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Tạo (2015) kết quả cho thấy có sự thiết hụt và phân
bổ bất hợp lý về ĐD, cụ thể ĐD thiếu 4,33 (10).
Riêng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 là bệnh viện hạng 1 chuyên ngành nhi của
khu vực phía nam với số giường kế hoạch 1400 giường, giường thực kê 1940
giường. Bệnh điều trị nội trú giao động từ 1800 – 2400 bệnh. Bệnh khám ngoại trú
dao động từ 7000 – 8500 bệnh, nhân sự 716 ĐD, tỷ lệ ĐD/BS 1,84 (11). Hiện nay,
số lượng ĐD ln trong tình trạng thiếu hụt, tỷ lệ ĐD nghỉ việc trung bình
2,8%/năm, tuyển dụng 0,2%/năm, qui chế về nhân sự theo qui định, quỹ lương …
làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc có đủ nhân sự làm việc (11). Với mong muốn ĐD
làm việc đúng theo năng lực, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thu nhập tương xứng
H
P
với khối lượng cơng việc. Điều đó thu hút được ĐD ở lại công tác lâu dài cho bệnh
viện, đảm bảo được nhân sự để phục vụ chăm sóc NB tốt hơn (11). Vậy câu hỏi đặt
ra hiện nay thực trạng khối lượng công việc (trực tiếp, gián tiếp, khác) của ĐD các
khoa như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khối lượng công việc của ĐD?
Để trả lời những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và
U
một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của điều dưỡng tại bệnh viện
Nhi Đồng 2 năm 2021”. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin giúp Ban Lãnh
đạo bệnh viện và các cấp Quản lý các khoa/ phòng có kế hoạch quản lý nguồn nhân
H
lực ĐD tốt hơn, nâng cao hiệu suất, năng lực làm việc của ĐD tại bệnh viện.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng khối lượng công việc của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2021
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của điều dưỡng tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2021.
H
P
H
U
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1.
Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm điều dưỡng
ĐD viên (nam và nữ) là người phụ trách, đảm nhận các công việc ĐD, kiểm
tra tình trạng bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe, kê toa thuốc và các công việc khác
trong hệ thống y tế để phục vụ cho q trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến
quá trình trị liệu, phục hồi cho bệnh nhân. Theo một định nghĩa khác thì ĐDV là
viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, tổ chức thực hiện các kỹ thuật ĐD
cơ bản và kỹ thuật ĐD chuyên khoa tại các cơ sở y tế (12).
H
P
Lực lượng ĐD viên giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
ban đầu với mục tiêu chẩn đốn, điều trị, chăm sóc các nhu cầu thiết yếu của người
dân trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì, phục hồi và dự phịng bệnh tật ở ba
tuyến: tuyến đầu, tuyến sau, và tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong
chăm sóc sức khỏe
U
1.1.2. Khái niệm khối lượng công việc
Là số lượng công việc mà một người được dự kiến sẽ làm trong một khoảng
thời gian quy định. Khối lượng công việc của nhân viên y tế là tồn bộ cấu phần
H
khối lượng cơng việc của dịch vụ y tế mà nhân viên y tế có thể thực hiện được trong
một năm hoặc một thời gian nhất định nào đó.
Theo O’Brien –Pallas và Giovannetti (1993) đã miêu tả KLCV của ĐD là lượng
công việc hàng ngày bao gồm công việc ( trực tiếp, gián tiếp) và qua lượng cơng việc
đó u cầu nguồn nhân lực cần thiết để chăm sóc cho mỗi NB (13).
Theo Lee Ridoutt và công sự, đo lường KLCV là cách nắm bắt và ghi lại thời
gian hoặc các hoạt động của nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức
khoẻ. Theo ơng đo lường KLCV là đo lường một mối quan hệ đơn giản giữa khối
lượng công việc cần thực hiện với khoảng thời gian được quy định(14).
Theo O’Brien – Pallas cách tính biên chế ĐD là một trong những phương pháp
đo lường KLCV. Theo ông đo lường KLCV căn cứ vào tiêu chuẩn và thời gian
5
trung bình cho mỗi nhiệm vụ, tiêu chuẩn NB - loại chăm sóc, tiêu chuẩn nhóm NB –
chẩn đốn bệnh, cường độ ĐD (13).
1.2.
Hệ thống tổ chức ĐD
1.2.1. Nhiệm vụ của ĐD thể hiện như sau:
Nhiệm vụ của ĐD được quy định trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của
ĐD. Nhưng thực tế, tại hầu hết bệnh viện nước ta ĐD chưa được phát huy hết vai
trị của mình, chủ yếu làm theo công việc hằng ngày và thực hiện y lệnh của BS. Do
chưa có quy định phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề nên dù có trình độ khác nhau
nhưng ĐD vẫn thực hiện nhiệm vụ gần như như nhau (15).
Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế “Hướng dẫn
H
P
công tác thực ĐD về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện” tại chương II đã quy
định về nhiệm vụ của ĐD viên gồm 12 nhiệm vụ chính như sau (16): Tư vấn, hướng
dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm
sóc dinh dưỡng; Chăm sóc phục hồi chức năng; Chăm sóc người bệnh có chỉ định
phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; Chăm
U
sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong; Thực hiện các kỹ thuật
ĐD; Theo dõi, đánh giá người bệnh; Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun
mơn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; và Ghi chép hồ sơ bệnh án.
H
1.2.2. Phân loại ĐD
BYT và Bộ Nội Vụ đã phân loại hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của ĐD
theo trình độ chun mơn bao gồm: ĐD cao đẳng, đại học, thạc sĩ ĐD.
Trong từng nhiệm vụ cụ thể, Bộ Y Tế cũng căn cứ vào trình độ phân loại
nhiệm vụ theo mức độ cao, thấp khi thực hiện kỹ thuật chun mơn có thể tham gia
trực tiếp hoặc trợ giúp trong chăm sóc. ĐD cao đẳng là người trực tiếp tham gia
thực hiện các kỹ thuật chuyên môn và phụ giúp ĐD ở ngạch cao hơn thực hiện các
kỹ thuật ĐD phức tạp theo y lệnh của BS điều trị và sự phân công của ĐD phụ
trách. Tiếp tục phát triển thêm mức cao hơn nữa. ĐD đại học ngồi thực hiện các kỹ
thuật ĐD cịn phải sử dụng kiến thức bệnh học để thực hiện nhiệm vụ lập Kế hoạch
chăm sóc và tham gia trực tiếp trong thực hiện kế hoạch chăm sóc đó. ĐD đại học
có nhiệm vụ tổ chức lập kế hoạch chăm sóc và phối hợp với BS trong việc tổ chức
6
thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh tồn diện theo đúng các quy chế chun
mơn. Ngồi ra ĐD cao đẳng và đại học còn phải thực hiện một số kỹ thuật ĐD phức
tạp của chuyên khoa theo y lệnh của BS điều trị (17).
1.2.3. Nhiệm vụ điều dưỡng hành chính
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và ĐD trưởng, ĐD hành chính có nhiệm vụ
sau:
Thực hiện cơng việc thống kê theo quy định, cập nhật NB nhập viện, chuyển
khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
Báo cáo tình hình người bệnh theo quy định. Chuyển hồ sơ bệnh án đã được
trưởng khoa duyệt đến phòng KHTH. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong
H
P
khoa.
Quản lý thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa. Nhập thuốc dùng
hàng ngày theo y lệnh vào phần mềm in phiếu lĩnh thuốc trình trưởng khoa duyệt.
Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để ĐD chăm sóc thực hiện cho từng người
bệnh theo y lệnh.
U
Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy
định. Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc. Tổng hợp
thuốc đã dùng cho mỗi người bệnh trước lúc ra viện.
H
Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng
theo kế hoạch của ĐD trưởng và trưởng khoa.
Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần.
Thay ĐD trưởng khoa khi được ủy quyền.(17)
1.2.4. Nhiệm vụ chun mơn Điều Dưỡng chăm sóc
- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục
sức khỏe phù hợp. Người bệnh nằm viện được ĐD viên tư vấn, giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra
viện.
- Chăm sóc về tinh thần
7
Người bệnh được ĐD viên chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông
cảm. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối
hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong q trình điều trị và chăm
sóc.
Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn,
thắc mắc trong q trình điều trị và chăm sóc.
Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh
thần của người bệnh.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân
Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng
H
P
miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.
Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:
Người bệnh cần chăm sóc cấp I do ĐD viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;
Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ĐD viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.
U
- Chăm sóc dinh dưỡng
ĐD viên phối hợp với BS điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu
cầu dinh dưỡng của người bệnh. Hằng ngày, người bệnh được BS điều trị chỉ định
H
chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa
điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm
sóc.
Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ
định ăn qua ống thơng phải do ĐD viên trực tiếp thực hiện.
- Chăm sóc phục hồi chức năng
Người bệnh được ĐD viên hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề
phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.
Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để đánh
giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.
- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
8
Người bệnh được ĐD viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước
phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của BS điều trị.
Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, ĐD viên phải:
Hồn thiện thủ tục hành chính;
Kiểm tra lại cơng tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu
của phẫu thuật, thủ thuật;
Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho BS điều
trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.
ĐD viên chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao
người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận
H
P
của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
Khi dùng thuốc cho người bệnh, ĐD viên phải: Chuẩn bị đủ và phù hợp các
phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn
bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi
U
theo quy định của nhà sản xuất.
Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng
thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.
H
Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến
của ĐD viên. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai
biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho BS điều trị.
Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức
cơng khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện. Phối hợp giữa các BS, dược
sĩ, ĐD viên trong dùng thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai
sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.
- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong
Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện
cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.
9
Thơng báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của
người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh. Động
viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.
Khi người bệnh tử vong, ĐD viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi
và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn
giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.
- Thực hiện các kỹ thuật ĐD
ĐD viên phải tn thủ quy trình kỹ thuật chun mơn, kỹ thuật vơ khuẩn.
Thực hiện các biện pháp phịng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai
biến cho BS điều trị để xử trí kịp thời.
H
P
Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô
khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày
14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện cơng tác kiểm sốt nhiễm
khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát
nhiễm khuẩn.
U
- Theo dõi, đánh giá người bệnh
Người bệnh đến khám bệnh được ĐD viên khoa Khám bệnh đánh giá ban
đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.
H
ĐD viên phối hợp với BS điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực
hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.
Người bệnh cần chăm sóc cấp I được BS điều trị, ĐD viên, nhận định nhu
cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.
Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh
tồn và các can thiệp ĐD phù hợp với tính chất chun mơn và yêu cầu của từng
chuyên khoa. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện
người bệnh có dấu hiệu bất thường, ĐD viên, phải có ngay hành động xử trí phù
hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho BS điều trị để xử trí kịp
thời.
- Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh
10
Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho
người bệnh phù hợp với mơ hình bệnh tật của từng chun khoa.
ĐD viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn
bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc,
phẫu thuật và thủ thuật.
Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót
chun mơn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các
sự cố, sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phịng ngừa hiệu
quả.
- Ghi chép hồ sơ bệnh án
H
P
Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức
năng sống, phiếu ĐD và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT
ngày 28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất
chuyên khoa do bệnh viện quy định (18).
Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu
U
sau:
Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.
Thống nhất thơng tin về cơng tác chăm sóc người bệnh của ĐD viên, hộ sinh
H
viên và của BS điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình
trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực
tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;
Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp ĐD.
Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật
Khám bệnh, chữa bệnh (17).
1.3.
Khối lượng công việc của điều dưỡng
1.3.1. Phân loại nhiệm vụ chăm sóc
Theo Lousi Paquay và cộng sự thì thực tế thời gian chăm sóc của ĐD được ghi
nhận ở danh sách các nhiệm vụ trong 82 nhiệm vụ của ĐD, các loại nhiệm vụ này
được ghi nhận thành 6 loại nhiệm vụ của ĐD bao gồm(19):
11
Nhiệm vụ chăm sóc ban đầu: vệ sinh giường bệnh, trợ giúp chăm sóc, vệ sinh
tóc, răng miệng, tắm..., trợ giúp dịch chuyển người bệnh vào giường, trợ giúp vệnh
động, dịch chuyển người bệnh vào, ra ngoài giường bệnh, trợ giúp cho ăn, vệ sinh
thân thể, thay tả lót, giúp đỡ khi người bệnh nơn.
Nhiệm vụ chăm sóc hậu cần: Chuẩn bị bữa ăn, dọn giường, vệ sinh phòng.
Nhiệm vụ giao tiếp: Trao đổi, thăm hỏi, trao đổi với người nhà
Thực hành ĐD: Chăm sóc đường thở, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, quan sát
nhịp thở, lấy nước tiểu, đờm, máu, kiểm tra nước tiểu, máu, đờm, chăm sóc hậu
mơn nhân tạo, chăm sóc vết thương, hệ thống hơ hấp, kiểm tra ghi thơng số máy
thở, băng bó vết thương, chăm sóc cấp cứu, cho uống thuốc, tiêm thuốc, tiêm truyền
H
P
tĩnh mạch, tra thuốc mỡ, kem, phương pháp hô hấp, trơng nom người bệnh
Nhiệm vụ động viên khuyến khích : Chuẩn bị hoạt động hoặc giải trí, hướng
dẫn giáo dục người bệnh, thăm dò ý kiến về phương pháp chữa bệnh như: quan sát
chữa bệnh, giá trị của phương pháp chữa bệnh, nhật ký chữa bệnh.
Nhiệm vụ hành chính : Ghi chép, quan sát sinh hoạt, tài liệu cần thiết cho
U
chăm sóc và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh
Theo thông tư số 07 ký ngày 20/1/2011 của Bộ Y Tế về cơng tác ĐD trong
chăm sóc người bệnh, nhiệm vụ của ĐD trong chăm sóc người bệnh bao gồm những
H
nội dung: tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe, chăm sóc về tinh thần, chăm sóc vệ
sinh cá nhân, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng, chăm sóc người
bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật, dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người
bệnh, chăm só người bệnh gai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong, thực hiện các
kỹ thuật ĐD, theo dõi, đánh giá người bệnh, bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót
chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh, ghi chép hồ sơ bệnh án(20).
Trên cơ sở các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh, Bộ Y Tế phân các hoạt động
chăm sóc của ĐD thành 2 loại nhiệm vụ chăm sóc là chăm sóc trực tiếp và chăm
sóc gián tiếp. Trong đó chăm sóc trực tiếp bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng, chăm
sóc vệ sinh thân thể cho người bệnh, chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, thực
hiện kỹ thuật ĐD, kỹ thuật chăm sóc, đi buồng, trợ giúp BS làm thủ thuật, trợ giúp
đồng nghiệp trong chăm sóc người bệnh, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người
12
bệnh. Chăm sóc gián tiếp bao gồm: quản lý dụng cụ, quản lý thuốc, ghi chép phiếu
theo dõi, phiếu chăm sóc, giao ban, báo ăn cho người bệnh, vận chuyển người bệnh
1.3.2. Phân loại người bệnh sóc:
Theo chăm qui định của Bộ Y Tế, người bệnh được chăm sóc trong bệnh viện
được phân thành 3 cấp chăm sóc(20)
Người bệnh chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hơn mê, suy hơ
hấp, suy tuần hồn, phải nằm bất động và u cầu có sự theo dõi chăm sóc tồn diện
và liên tục của ĐD viên, hộ sinh viên.
Người bệnh chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn hạn chế trong
việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của ĐD viên, hộ
H
P
sinh viên.
Người bệnh chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động
hàng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của ĐD viên, hộ sinh viên
1.4.
Công cụ đánh giá khối lượng công việc
1.4.1. Bộ công cụ WISN
U
WISN (Workload Indicator of staffing Need –WISN) là phương pháp định
lượng cho phép xác định chính xác số lượng nhân lực y tế theo từng loại DVYT và
mức độ phức tạp của các DVYT mà các cơ sở y tế cung cấp (7).
H
Phương pháp WISN dễ áp dụng tại tất cả các CSYT ở các cấp, sử dụng các số
liệu sẵn có tại cơ sở. Phương pháp này được thực hiện thơng qua 7 bước chính bao
gồm:
Bước 1: Xác định các chức danh nghề nghiệp hay nhóm nhân viên hiện có
tại các CSYT dựa trên nhiệm vụ/vai trị chính của họ tại CSYT.
Bước 2: Tính tốn thời gian làm việc của mỗi chức danh nghề nghiệp
(Available working time – AWT) trong một năm.
Bước 3: Xác định các cấu phần công việc.
Bước 4: Xác định các hoạt động chuẩn (Activity standard - AS): là thời gian
một nhân viên y tế được đào tạo bài bản thực hiện một công việc theo đúng quy
trình tiêu chuẩn chun mơn kỹ thuật trong điều kiện của CSYT đó.
13
Bước 5: Xác định khối lượng công việc tiêu chuẩn (Standard workload –
SW) SW = AWT/SD.
Bước 6: Tính tốn hệ số hoạt động phụ trợ: có hai hệ số cần tính tốn là hệ số
hoạt động bổ trợ theo chức danh nghề nghiệp (Catergory Allowance Factors - CAF)
và hệ số hoạt động bổ trợ của cá nhân (Individual Allowance Factor – IAF)
- CAF = 1/(1-CAS)
- IAF = IAS/AWT
Bước 7: Tính toán số lượng nhân viên cần thiết để thực hiện công việc (cả
chuyên môn kỹ thuật và các hoạt động phụ trợ) tại cơ sở đó.
Phương pháp WISN sẽ cho ta hai loại kết quả, đó là hiệu số và tỷ số giữa số
H
P
nhân viên thực tế có và số nhân viên cần có để thực hiện khối lượng cơng việc đó.
Hiệu số giữa số nhân viên thực tế và số nhân viên cần có sẽ cho ta biết mức độ thiếu
hụt (hoặc thừa) nhân lực y tế trong từng chức danh nghề nghiệp. Tỷ số giữa số
lượng nhân viên thực tế và số nhân viên cần có giúp chúng ta đo lường được áp lực
công việc mà nhân viên phải đối mặt tại CSYT đó (7).
U
Trên thế giới, một số nước ở châu Á và châu Phi như Indonesia, Ấn độ,
Iran, Namibia, Tanzania,…. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu áp dụng WISN để
tính tốn khối lượng cơng việc và nhu cầu nhân lực y tế tại bệnh viện như nghiên
H
cứu của Lê Văn Tạo (2015), Phạm Văn Tác (2015), Nguyễn Trần Ngọc Trân
(2017) và kết quả cũng đã chỉ ra được thực trạng thiếu thừa nhân lực tại các cơ sở
y tế (21, 22). Phương pháp WISN là công cụ quản lý nhân lực nhằm giúp xác định
số lượng người làm việc cho từng vị trí tương ứng với khối lượng công việc và
giúp nhà quản lý đánh giá áp lực công việc đối với ĐD tại cơ sở đó.
1.4.2. Bộ cơng cụ đo lượng khối lượng cơng việc ĐD của Scotland
Công cụ Đo lường Khối lượng Công việc ĐD của Cộng đồng Scotland. Công cụ
cho phép các ĐD ghi lại và báo cáo khối lượng công việc thực tế của họ bằng cách
thu thập thông tin về sáu hạng mục hoạt động. Kết quả cho thấy có khoảng 50%
thời gian của ĐD được dành cho việc tiếp xúc trực tiếp (23).
14
1.5.
Những nghiên cứu về khối lượng công việc trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực đã làm cho việc giảm chất lượng chăm sóc NB và
kéo dài thời gian làm việc ở các ĐD trở nên quan trọng. Một nghiên cứu khác của
Johanna I Westbrook cho thấy ĐD dành thời gian cho NB là 37%, nhiệm vụ chủ
yếu là thực hiện thuốc, các kỹ thuật cho NB, ĐD ít có thời gian quan tâm đến NB
làm tăng mối lo ngại về nguy cơ an toàn cho NB (5).
Theo Wim Van Lerberghe, những người làm trong ngành y tế phản ứng với
việc trả lương không hợp lý và khối lượng công việc nặng bằng cách đánh cắp thời
gian để làm thêm những công việc khác để kiếm thêm thu nhập, hay chuyển qua
H
P
làm cho các cơ sở y tế tư nhân với môi trường, điều kiện làm việc tốt hơn, những
chiến lược đối phó (coping strategy) mang tính cá nhân khác nhau, một số người
trong họ có bản chất lợi dụng. Hậu quả dẫn đến việc “đánh cắp thời gian”, chảy máu
chất xám và mâu thuẩn về quyền lợi (24).
Nghiên cứu của Luciana Emi Kakushi và cộng sự (2014) xác định thời gian
U
trực tiếp, gián tiếp trong đơn vị Hồi sức tích cực tại Brazil. Nhằm xác định thời gian
chăm sóc ĐD sử dụng phương pháp nghiên cứu thời gian và chuyển động. Kết quả
cho thấy thời gian chăm sóc ĐD trung bình là 29,5 giờ, bao gồm 27,4 giờ chăm sóc
H
trực tiếp và 2,1 giờ chăm sóc gián tiếp cho mỗi bệnh nhân / ngày. Thời gian chăm
sóc ĐD thời gian chăm sóc thay đổi trong suốt thời gian nghiên cứu (tối thiểu là
21.288,9 phút và tối đa là 45.563,2 phút). Thời gian trung bình là 32.391,4 phút
(539,8 giờ) mỗi ngày trong đơn vị, do đó, mỗi bệnh nhân cần ĐD trực tiếp chăm sóc
trung bình 1.649,3 phút (27,4 giờ) mỗi ngày. Sự phân bố thời gian chăm sóc gián
tiếp (ghi chép HSBA, hành chính,...) cũng khơng cố định (tối thiểu là 1.221,4 phút
và tối đa là 4.082,0 phút). Trung bình là 2.420,1 phút (40,3 giờ) mỗi ngày tại đơn vị,
trong đó mỗi bệnh nhân được chăm sóc ĐD gián tiếp 126,0 phút hoặc 2,1 giờ mỗi
ngày. Thời gian chăm sóc ĐD cao hơn vào cuối tuần và ngày lễ, với việc sử dụng
bệnh án điện tử chủ yếu vào ban đêm (25).
Nghiên cứu của Célia Alves de Souza và cộng sự (2014) tại Brazil cho thấy
ĐD 43,2% thời gian cho chăm sóc gián tiếp với 4610 phút, 33,2% chăm sóc trực
15
tiếp với 499 phút, 11,6% với 1240 phút cho các hoạt động liên quan và 12% (1280
phút) cho các hoạt động cá nhân (26).Aiken, Linda đã tiến hành một nghiên cứu
trên 10.319 ĐD ở 303 bệnh viện ở Mỹ (Pennsylvania), Canada (Ontario và British
Columbia), Anh và Scotland và tỷ lệ ĐD có điểm trung bình về sự mệt mỏi với
cơng việc trên mức bình thường thay đổi từ 54% ở Pennsylvania đến 34% ở
Scotland (27). Một cuộc khảo sát của Pascale Carayon năm 1998- 1999 với hơn
43.000 ĐD trong năm quốc gia được hỏi có 17% đến 39% số người được hỏi có nhu
cầu kế hoạch rời khỏi cơng việc trong vòng 1 năm do gia tăng sự quá tải trong công
việc, kiệt sức và lương thấp (28).
Theo Pascale Carayon nghiên cứu đã cho thấy, sự quá tải trong công việc ảnh
H
P
hưởng đến sự an toàn của người bệnh, tỷ lệ NB bị tai biến, nhiễm trùng, di chứng ...
cũng xuất phát từ việc ĐD không theo dõi sát được NB, KLCV quá nhiều ĐD
không thể thực hiện hết được trong quỹ thời gian hạn hẹp, từ những nguyên nhân đó
nó ảnh hưởng chất lượng chăm sóc người bệnh, ĐD khơng đủ tái tạo sức khỏe để
tiếp tục căm sóc NB và kết quả là làm tăng thêm chi phí của bệnh viện và khiến
U
nhiều ĐD xin nghỉ làm (28).
Nghiên cứu trên thế giới về khối lượng công việc cho thấy rằng có sự quá tải
về KLCV đối với ĐD. Nghiên cứu của Chang Li-Yin. và cộng sự (2019) tại 8 đơn
H
vị cấp cứu tại Đài Loan cho biết tổng số giờ ĐD trung bình/ngày là 12,5 giờ. Hầu
hết giờ ĐD được dành cho hoạt động vệ sinh cho NB (18,4 ± 3,2 phút), theo dõi NB
(17,8 ± 2,6 phút) và giao tiếp với NB (9,3 ± 3,9 phút). Số giờ trung bình ĐD trực
tiếp chăm sóc hàng ngày 137,6 ± 20,8 phút (29).
1.5.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam tình hình nhân lực nhân lực ĐD cũng khơng tránh khỏi thiếu
hụt nhân lực, từ đó dẫn đến cơng việc q tải.
Nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Yến (2011) tại Bệnh viện Mắt trung ương,
thời gian trung bình thực hiện các kỹ thuật từ 4,5 – 7h, 1h ghi chép hồ sơ bệnh án, 1
giờ làm công việc hành chánh, chưa tính thời gian tư vấn giải thích bệnh, hướng dẫn
thủ tục BHYT, học tập đào tạo. Thời gian dành cho ghi chép hồ sơ ĐD cũng chiếm
nhiều thời gian. Khoảng thời gian dao động từ 43,76 phút cho đến 72,16 phút. Thời
16
gian cao nhất là khoa Glocom (72,16 phút ) và thấp nhất là khoa Chấn Thương
(43,76 phút). Tổng thời gian tính theo giờ của ĐD dành cho chăm sóc trực tiếp/ngày
của cả 3 khoa dao động trong khoảng thời gian từ 6h - 8,2h. Trong đó khoa có thời
gian cao nhất là khoa Chấn Thương (8,2h) và khoa có thời gian thấp nhất là khoa
Glôcôm (6h), khoa Kết Giác Mạc có thời gian là 7,14h. (30).
Nghiên cứu “Thực trạng cơng tác chăm sóc ĐD người bệnh tại các khoa lâm
sàng bệnh viện Hữu Nghị của Dương Thị Bình Minh và cộng sự năm 2013 cũng chỉ
ra rằng công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe chỉ đạt 66,2%; cịn có tới
46,2% người chăm sóc người bệnh thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh,
điều đó cũng cho thấy nhân sự tại các khoa lâm sàng còn thiếu và ĐD luôn quá tải
H
P
trong công việc (31).
Theo báo cáo kết quả công tác ĐD năm 2014 của PGS.TS Lương Ngọc
Khuê, tại Việt Nam có 117.748 ĐD viên, hộ sinh đang công tác tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh. Tỷ số ĐD, hộ sinh/bác sỹ hiện tại là 1,9 ĐD, hộ sinh, trình độ
trung học chiếm đa số với 77,7%, vẫn cịn 1,9% ĐD, hộ sinh trình độ sơ học. Cả
U
nước mới có 183 ĐD, hộ sinh (0,1%) trình độ sau đại học (32).Nghiên cứu của Trần
Thị Minh Tâm “Xác định khối lượng công việc của cán bộ y tế dự phòng tuyến
huyện Tỉnh Khánh Hòa năm 2014”, nghiên cứu đã sử dụng bộ câu hỏi phát vấn để
H
thu thập thông tin cá nhân, thời gian thực hiện cơng việc của cán bộ y tế dự phịng.
Kết quả cho thấy thời gian trung bình mỗi cán bộ y tế ở Nha Trang là 1955,44
giờ/năm cao hơn so với quy định (1920 giờ/năm) trong khi ba đội còn lại thấp
hơn. Phần lớn thời gian ở các đội dành cho các hoạt động giám sát người bệnh/xử
lý môi trường tại cộng đồng cao nhất (24% - 38%), thời gian kiểm tra các cơ sở
(8% - 29%), thời gian kiểm tra công tác chuyên môn tại Trạm Y tế (15% - 22%).
Có nhiều yếu tố liên quan đến khối lượng cơng việc và thực thi nhiệm vụ như là
đặc điểm cá nhân, mơ hình bệnh tật, trang thiết bị máy móc phục vụ cơng việc, quy
mơ hoạt động, kinh phí hoạt động (33).
Nghiên cứu của Thân Thị Thu Ba và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2015) về “Khối
lượng công việc của ĐD khoa lâm sàng Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương”
Nghiên cứu đã khảo sát được 254 ĐD tại 19 khoa lâm sàng đã tính được thời gian
17
trung bình các hoạt động chăm sóc người bệnh như sau: các hoạt động chăm sóc
trực tiếp của ĐD: Kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể: tiêm truyền 9,5±6,8 phút, cho
người bệnh uống thuốc 4,2±2,5 phút, truyền máu 30,7±11,2 phút, phun khí dung
6,5±8,4 phút, thở oxy 8,1±4,2 phút, lấy mẫu máu làm xét nghiệm 10,8±8,1 phút.
Kỹ thuật chăm sóc vết thương: chăm sóc vết thương 13,4±6,6 phút, chăm sóc hậu
mơn tạm 15,8±4,7 phút, chăm sóc nội khí quản/khai khí quản 12,4±8,3 phút. Các
thủ thuật xâm lấn: đặt ống thông dạ dày 21,1±9,7 phút, hút đàm 11,9±6,9 phút, hút
đàm qua nội khí quản 8,0±4,2 phút, đặt thơng tiểu 23,9±10,2 phút, hồi sinh tim
phổi 46,7±15,3 phút, cho ăn qua sonde dạ dày 11,1±6,4 phút. Chuẩn bị người bệnh
thực hiện các thủ thuật: chuẩn bị người bệnh phẫu thuật 15,1 ±5,9 phút, chuẩn bị
H
P
người bệnh chụp UIV, KUB 16,9±15,1 phút. Các kỹ thuật theo dõi người bệnh:
dấu sinh hiệu 5,4±3,7, lượng nước xuất nhập 6,7±3,7 phút, chăm sóc phịng ngừa
lt giường 11,1±4,7 phút, chăm sóc máy thở 16,9±8,4 phút. Các hoạt động chăm
sóc gián tiếp của ĐD: nhận người bệnh mới 14,4±9,1 phút, kê khai viện phí
11,7±10,5 phút, ghi chép hồ sơ 8,7±5,5 phút, hoàn tất hồ sơ xuất viện
U
14,1±10,7 phút, tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe 8,9±6,4 phút. Nghiên cứu tính
được thời gian chăm sóc gián tiếp cho người bệnh khơng nhiều chiếm khoảng 8-15
phút. Trong khi đó các thời gian thực hiện chăm sóc trực tiếp, nhất là các thủ thuật
H
xâm lấn thường kéo dài có khi đến hơn 45 phút (34).
1.6.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cơng việc của điều dưỡng
1.6.1. Yếu tố cá nhân
Trình độ học vấn
Nghiên cứu của Shaheen S trên 50 nhân viên y tế tại Pakistan năm 2014,
những người được hỏi có trình độ từ đại học trở lên có biết sắp xếp công việc hơn,
thực hiện công việc tốt hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn (OR =
1,17, p <0,001; OR = 1,33, p <0,001) (35). Nghiên cứu của Nguyễn Trần Ngọc
Trân (2017) tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết trình độ năng lực
làm việc của các ĐD chưa đồng đều điều đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy
trình chăm sóc NB, gia tăng thời gian làm việc của ĐD (21).