Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa từ sơn, bắc ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

H
P

QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỪ SƠN, BẮC NINH NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Mã số: 60.72.07.01

U

H

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lã Ngọc Quang

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN



H
P

QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỪ SƠN, BẮC NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Mã số: 60.72.07.01

H

U

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lã Ngọc Quang

Hà Nội - 2017


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
MỤC TIÊU .......................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu: .......................... 4
1.2. Quản lý TTBYT tại Việt nam ....................................................................... 7


H
P

1.2.1 Quản lý hiện trạng TTBYT ......................................................................... 7
1.2.2. Quản lý công tác mua sắm TTBYT ........................................................... 9
1.2.3. Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT .................................................. 11
1.3. Những nghiên cứu về TTBYT trên thế giới và Việt Nam: .......................... 15
1.3.1. Những nghiên cứu về TTBYT trên thế giới ............................................. 15

U

1.3.2. Những nghiên cứu về TTBYT tại Việt Nam ............................................ 18
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .................................................................... 22
1.5. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝSỬ

H

DỤNG TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH
VIỆN

................................................................................................... 24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 25
2.1.Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: .............................................................. 25
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................... 25
2.2.2 Thời gian nghiên cứu: .............................................................................. 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................. 26
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ............................................................ 26

2.4.1. Mẫu của nghiên cứu định lượng ................................................................ 26
2.4.2. Mẫu của nghiên cứu định tính: .................................................................. 28
2.5. Các biến số nghiên cứu: ............................................................................. 28


ii

2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu: .................................................. 28
2.6.1.Thu thập số liệu định lượng: ..................................................................... 28
2.6.2. Thu thập số liệu định tính ........................................................................ 29
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá:............................................ 31

2.8. Phương pháp phân tích số liệu: .................................................................. 31
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu: ....................................................................... 32
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .................. 32
2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 32
2.10.2 Sai số và biện pháp khắc phục sai số ...................................................... 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 33

H
P

3.1. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng TTBYT tại bệnh viện đa khoa Từ Sơn,
Bắc Ninh

................................................................................................... 33

3.2. Đánh giá công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa
Từ Sơn, Bắc Ninh năm 2017. ............................................................................ 47
3.3. Thực trạng kiểm tra về quản lý trang thiết bị y tế tại khoa .......................... 52


U

3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế.............................. 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 58
4.1. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng TTBYT tại bệnh viện: ....................... 58

H

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TTBYT ....................................................... 64
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 70
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 73


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại trang thiết bị y tế bệnh viện .......................................... 5
Bảng 1.2. Bảng phân loại TTBYT theo nội dung chuyên môn .............................. 6
Bảng 3.1. Số lượng trang thiết bị và số giờ hoạt động trong ngày của TTBYT ... 33
Bảng 3.2. Phân bố số lượng các TTBYT theo số giờ hoạt động hàng ngày ......... 35
Bảng 3.3. Tình trạng hiện tại của trang thiết bị y tế ............................................ 35
Bảng 3.4. Phân bố số lượng các TTBYT theo tình trạng hiện tại ........................ 37
Bảng 3.5. Phân bố số lượng các TTBYT theo tỷ lệ (%) còn lại ........................... 37
Bảng 3.6. Thời gian đưa vào sử dụng và số lần kiểm tra bảo dưỡng định kỳ trong

H
P


năm của TTBYT ................................................................................................ 38
Bảng 3.7. Phân bố số lượng các TTBYT theo thời gian đưa vào sử dụng............ 40
Bảng 3.8. Thời gian máy bị hỏng sau khi đưa vào sử dụng và thời gian sửa chữa
của TTBYT ....................................................................................................... 41
Bảng 3.9. Thực trạng công tác quản lý sử dụng, bảo quản TTBYT ..................... 42

U

Bảng 3.10. Thông tin chung của đối tượng nhân viên Y tế tại bệnh viện ............ 42
Bảng 3.11. Quản lý TTBYT tại khoa .................................................................. 44
Bảng 3.12. Sử dụng TTBYT .............................................................................. 44

H

Bảng 3.13. Bảo dưỡng TTBYT tại bệnh viện ..................................................... 45
Bảng 3.14. Thông tin chung cán bộ quản lý ....................................................... 47
Bảng 3.15. Đánh giá ban đầu trước khi mua sắm TTBYT .................................. 49
Bảng 3.16. Giám sát và quản lý TTBYT tại khoa ............................................... 49
Bảng 3.17. Theo dõi sử dụng TTBYT tại khoa ................................................... 49
Bảng 3.18. Giám sát vận hành, bảo quản TTBYT của lãnh đạo khoa phòng ....... 51
Bảng 3.19. Công tác chuẩn bị mua sắm TTBYT................................................. 52
Bảng 3.20.Tình hình bệnh viện đã sử dụng TTBYT ........................................... 52
Bảng 3.21.Tình hình quản lý TTBYT tại bệnh viện ............................................ 53
Bảng 3.22. Tỷ lệ bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT .................................................. 54
Phụ lục 1:Bảng biến số nghiên cứu .................................................................... 73
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu ................................................................. 77


iv


Phụ lục 3:Hướng dẫn phỏng vấn sâu .................................................................. 80
Phụ lục 4:Hướng dẫn phỏng vấn sâu .................................................................. 83
Phụ lục 5:Hướng dẫn thảo luận nhóm ................................................................ 86
Phụ lục 6: Hướng dẫn thảo luận nhóm ............................................................... 89
Phụ lục 7: Phiếu đồng ý tham gia phỏng vấn nghiên cứu .................................... 92
Phụ lục 8: Bảng kiểm kiểm tra về quản lý, sử dụng trang thiết bị phục vụ chẩn
đoán, điều trị tại khoa ........................................................................................ 94
Phụ lục 9: Bảng kiểm thống kê trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị ........... 96
Phụ lục 10: Bảng kiểm thống kê trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị ......... 97
Phụ lục 11: Bảng kiểm thống kê trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị ......... 98

H
P

H

U


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK

:

Bệnh viện đa khoa

CBYT


:

Cán bộ y tế

CĐHA

:

Chẩn đốn hình ảnh

CSYT

:

Cơ sở y tế

DVYT

:

Dịch vụ y tế

ĐTNC

:

Đối tượng nghiên cứu

HHLS


:

Huyết học lâm sàng

KCB

:

Khám chữa bệnh

KTV

:

Kỹ thuật viên

NCV

:

Nghiên cứu viên

NVYT

:

Nhân viên y tế

PVS


:

Phỏng vấn sâu



:

Quyết định

TDCN

:

TTB

:

Trang thiết bị

TTBCĐ

:

Trang thiết bị chẩn đốn

TTBYT
VT-TBYT
WHO


U

H
P

Thăm dị chức năng

H
:

Trang thiết bị y tế

:

Vật tư - Thiết bị y tế

:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


vi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bệnh viện đa khoa Từ Sơn – Bắc Ninh là bệnh viện tuyến huyện trực thuộc Sở
Y Tế Bắc Ninh, trong những năm qua số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại
bệnh viện ngày càng tăng. Thực tế công tác đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng
trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị chưa được các cơ sở y tế chú ý và đầu tư
thích đáng, có ít đề tài đề cập đến vấn đề này ở Việt Nam. Hiện tại chưa có đề tài
nào về chủ đề này thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Từ Sơn – Bắc Ninh. Chính vì

vậy, mà chúng tơi chọn đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
trang y tế tại Bệnh viện đa khoa Từ Sơn, Bắc Ninh năm 2017” để làm nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định

H
P

lượng và định tính được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2017. Đối tượng
nghiên cứu định lượng là 24 (TTB) hiện có tại 5 khoa nghiên cứu, được kiểm tra
thực tế và được đánh giá bằng bộ bảng kiểm với 45 tiểu mục, 50 (CBYT) đang làm
việc tại 5 khoa nghiên cứu, được tham gia phát vấn bộ câu hỏi có cấu trúc. Dữ liệu
định tính thu được bằng cách tiến hành phỏng vấn sâu 2 nhóm đối tượng, nhóm 1
bao gồm lãnh đạo bệnh viện, nhóm 2 bao gồm lãnh đạo các khoa phịng; thảo luận

U

nhóm bác sĩ và nhân viên đang làm việc tại các khoa, phòng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng và chủng loại TTB phục vụ chẩn đốn,
điều trị cịn thiếu so với danh mục chuẩn của Bộ Y tế. Các TTB phục vụ chẩn đoán,

H

điều trị được quản lý đầu tư mua sắm, hiện trạng, chất lượng, bảo quản, bảo dưỡng
- sửa chữa theo đúng quy trình (đạt tỷ lệ cao 100%) tuy nhiên vẫn còn thiếu đội ngũ
cán bộ kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa TTB. Một số yếu tố quan trọng được xác định
có ảnh hưởng tích cực đến sử dụng TTBYT tại bệnh viện đó là: Yếu tố Tài chính,
Yếu tố Cơ sở vật chất, Yếu tố Hệ thống thơng tin. Các yếu tố chưa có ảnh hưởng
tích cực đó là: Yếu tố Chính sách, Yếu tố nhân lực cịn chưa có cán bộ có trình độ
quản lý, bảo dưỡng trang thiết bị.
Do đó để thực hiện tốt việc sử dụng TTBYT, Bệnh viện đa khoa Từ Sơn- Bắc

Ninh cần xây dựng đề án về đầu tư cơ sở vật chất. Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng
cao trình độ của đội ngũ sử dụng TTB, có chính sách tuyển dụng hợp lý để thu hút
cán bộ kỹ thuật chuyên ngành TTBYT đến làm việc tại bệnh viện. Bên cạnh đó
bệnh viện cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về
công tác quản lý TTB, cung cấp tài liệu kỹ thuật mới về TTBYT..


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị y tế là một trong ba lĩnh vực cấu thành ngành y tế: THẦY
THUỐC – THUỐC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, ba lĩnh vực này gắn kết với nhau
nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì ngành y tế khơng hoạt động được. Trang thiết
bị y tế là phương tiện tối cần thiết cho người thầy thuốc theo dõi, điều trị bệnh một
cách chính xác và hiệu quả. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền y học trên thế
giới, nhu cầu chẩn đốn sớm, nhanh, chính xác ngày càng cần thiết nên trên thế giới
đã tạo ra những trang thiết bị y tế hiện đại, đa chủng loại, liên tục được cải tiến, hỗ
trợ thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe con người[31].

H
P

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong những năm gần đây
ngành y tế cũng đã có những bước phát triển nhảy vọt về mặt công nghệ, các cơ sở
khám chữa bệnh từ trung ương tới địa phương đã được trang bị các thiết bị hiện đại
và cập nhật với nền ytế trong khu vực. Các thiết bị thăm dò chức năng, thiết bị
phịng mổ, chẩn đốn hình ảnh và các máy xét nghiệm đã và đang được số hóa với
bộ vi xử lý, chương trình phần mềm tự động hóa góp phần tăng hiệu suất làm việc,

U


nâng cao hiệu quả chấn doán và điều trị[6]. Tuy nhiên trang thiết y tế hiện nay của
các bệnh viện nhìn chung cịn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với khu vực. Hầu
hết các trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm

H

chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư đổi mới. Trình độ
của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết các tính năng kỹ thuật
và cơng suất của trang thiết bị y tế hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật bảo trì, sửa
chữa trang thiết bị y tế chưa theo kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ[12].
Bệnh viện đa khoa Từ Sơn là bệnh viện tuyến huyện trực thuộc sở y tế tỉnh Bắc
Ninh, với qui mô 200 giường bệnh. Số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh tại
bệnh viện ngày càng tăng, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 700800 lượt khám bệnh[14]. Với bối cảnh thực tế của bệnh viện ngoài sự nỗ lực rất lớn
của đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế của bệnh viện thì rất cần có một hệ thống
trang thiết bị y tế kỹ thuật cao đáp ứng được yêu cầu của công tác khám chữa bệnh
để góp phần nâng cao chất lượng của bệnh viện.


2
Nghiên cứu đánh giá các công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế là một
nội dung không thể thiếu, nhằm tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống
tổ chức, quản lý trang thiết bị ngày càng hoạt động hiệu quả hơn phục vụ tốt cơng
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực tế công tác đánh giá thực trạng quản lý, sử
dụng trang thiết bị y tế chưa được các cơ sở y tế chú ý và đầu tư thích đáng, có ít
đề tài đề cập đến vấn đề này ở Việt Nam. Hiện tại chưa có đề tài nào về chủ đề này
thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Từ Sơn – Bắc Ninh.
Chính vì vậy, mà chúng tơi thực hiện đề tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa Từ Sơn, Bắc Ninh
năm 2017”. Nghiên cứu nhằm đánh giá công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh


H
P

viện đa khoa Từ Sơn, góp phần giúp cho ban lãnh đạo bệnh viện xây dựng kế hoạch
định hướng công tác, xây dựng các biện pháp can thiệp để cải thiện, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện.

H

U


3
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng và quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa Từ Sơn
năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại
bệnh viện đa khoa Từ Sơn năm 2017.

H
P

H

U


4
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu:
 Định nghĩa về trang thiết bị y tế:
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận
chuyển chuyên dụng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân [9].
Theo nghị định 36/2016/NĐ-CP của Bộ Y Tế Trang thiết bị y tế là các loại
thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất liệu chuẩn in vitro, phần mềm
được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y

H
P

tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

+ Chẩn đốn, phịng ngừa, theo dõi, điều trị và làm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp
tổn thương, chấn thương

+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ công tác giải phẫu và quy trình
sinh lý

U

+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
+ Kiểm soát sự thụ thai

+ Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình
xét nghiệm.

H


+ Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế
+ Cung cấp thơng tin cho việc chẩn đốn, theo dõi, điều trị thơng qua biện
pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
-

Theo Bộ Y Tế

Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, phương tiện
vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Được Bộ Y tế chia làm bốn nhóm trang thiết bị sau:
+ Thiết bị y tế: các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ
cho cơng tác chẩn đốn, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học và đào
tạo trong lĩnh vực y tế.


5
+ Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm: phương tiện chuyển
thương (xe ô tô cứu thương, xuồng máy, ghe máy chuyển thương), xe chuyên dụng
lưu động cho y tế (X quang lưu động, xét nghiệm lưu động, chuyên chở vắc xin…).
+ Dụng cụ vật tư y tế bao gồm: các loại dụng cụ, vật tư, hóa chất xét nghiệm
được sử dụng cho công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
+ Các loại vật tư, dụng cụ cấy ghép trong cơ thể gồm: xương nhân tạo, vít cố
định xương, van tim, ốc tai điện tử, thủy tinh thể nhân tạo,…
Trang thiết bị y tế nói chung được dùng trong cơng tác chẩn đốn và điều trị
bệnh có cơ cấu phức tạp và đa dạng chủng loại. Trang thiết bị y tế là tổng hợp nhiều
lĩnh vực khoa học kỹ thuật như: tin học, điện tử, cơ khí, quang học,tự động

H
P


hóa…Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trang thiết bị y tế là một lĩnh vực kỹ
thuật chuyên môn của ngành y tế, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
hiệu quả, chất lượng của cơng tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong
cơng tác phịng bệnh và chữa bệnh. Trang thiết bị y tế là một trong 3 nội dung cấu
thành ngành y tế: thầy thuốc, thuốc, trang thiết bị y tế; 3 lĩnh vực này gắn kết với

U

nhau, nếu thiếu một trong 3 lĩnh vực này thì ngành y tế không hoạt động được [9].
 Phân loại trang thiết bị y tế

Dựa vào công dụng của TTB, ngày nay người ta có thể phân loại TTBYT

H

bệnh viện ra 10 nhóm TTB chính như sau [16]:
STT
1

Bảng 1.1. Bảng phân loại trang thiết bị y tế bệnh viện
TÊN NHĨM
Nhóm thiết bị chẩn đốn hình ảnh: máy chụp X quang các loại, máy cộng
hưởng từ, máy chụp cắt lớp điện tốn, máy chụp mạch máu xóa nền, máy
chụp cắt lớp Positron (PET/CT), máy siêu âm…

2

Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý: máy điện tâm đồ, điện não đồ, điện cơ
đồ, máy đo lưu huyết não...


3

Thiết bị labo xét nghiệm: sắc ký khí, quang phổ kế, máy đếm tế bào…

4

Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ: máy thở, máy gây mê, máy
theo dõi (monitoring), máy sốc tim, máy tạo nhịp tim, dao mổ điện…

5

Thiết bị vật lý trị liệu: máy điện phân, điện giao thoa, điều trị sóng ngắn,


6
STT

TÊN NHÓM
tia hồng ngoại, Laser trị liệu…

6

Thiết bị quang điện tử y tế như: Laser CO2, phân tích máu bằng Laser, …

7

Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như: máy đo chức năng hơ hấp, máy đo
thính giác, máy tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường
nhiệt, máy chạy thận nhân tạo…


8

Các thiết bị điện y tế phương đơng như: máy dị huyệt, máy châm cứu, …

9

Nhóm thiết bị y tế thơng thường dùng ở gia đình: huyết áp kế, nhiệt kế, …

10

Nhóm các thiết bị thông dụng phục vụ cho hoạt động của bệnh viện: thiết
bị thanh tiệt trùng, máy giặt, xe ô tô cứu thương, …

H
P

Phân loại theo chuyên khoa: bao gồm thiết bị Chẩn đốn hình ảnh, Thăm dị
chức năng, Hồi sức cấp cứu, Phòng mổ, thiết bị xét nghiệm (Hóa sinh, Huyết học,
Vi sinh), Giải phẫu bệnh, chuyên khoa Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Sản phụ
khoa, Tim mạch…

Phân loại theo nội dung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể

U

phân loại TTBYT thành 4 loại

Bảng 1.2. Bảng phân loại TTBYT theo nội dung chuyên mơn
TÊN NHĨM


STT

H

Thiết bị y tế: các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ
1

cho công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học
và đào tạo trong lĩnh vực y tế.

Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm: phương tiện chuyển
2

thương (xe cứu thương, xuồng máy, …), xe chuyên dụng lưu động cho y
tế.

Dụng cụ vật tư y tế bao gồm: các loại dụng cụ, vật tư, hóa chất xét nghiệm
3

được sử dụng cho công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe

4

Các loại vật tư, dụng cụ cấy ghép trong cơ thể gồm: xương nhân tạo, vít cố
định xương, van tim, tai ốc điện tử, thủy tinh thể nhân tạo, …


7
1.2. Quản lý TTBYT tại Việt nam

Quy trình quản lý TTBYT tuân theo quy trình chung về quản lý vả sử dụng TTBYT
bệnh viện tại Việt Nam.
Khái niệm quản lý TTBYT
Theo nghị định 36/2016/NĐ-CP các cơ sở y tế của Nhà Nước phải thực hiện quản
lý TTBYT theo quy định sau:
-TTBYT trong các cơ sở y tế của nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng TTBYT
-Thực hiện công khai chế độ quản lý, sử dụng TTBYT
-Thực hiện đầu tư mua sắm TTBYT đảm bảo nguyên tắc

H
P

Nguyên tắc quản lý TTBYT

- Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, cơng
năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

- Việc kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân thủ
quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về kiểm định,

U

kiểm chuẩn.

Đối với các TTBYT có u cầu nghiêm ngặt về an tồn vệ sinh lao động thì
ngồi việc phải tn thủ các quy định về kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định,

H


hiệu chuẩn theo quy định còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ
sinh lao động.

- Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về TTBYT, thực hiện hạch toán kịp
thời, đầy đủ về TTBYT về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành của pháp luật
về kế toán, thống kê về các quy định pháp luật khác có liên quan, bảo đảm kinh phí
thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền về
quản lý trang thiết bị y tế[9].
1.2.1 Quản lý hiện trạng TTBYT
Một số nội dung chính trong quản lý hiện trạng TTBYT:Quản lý số đầu
máy/địa điểm lắp đặt/đơn vị quản lý; Quản lý tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị
(tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa[8, 22, 28] .


8
Lập hướng dẫn sử dụng:
Nội dung hướng dẫn gồm từng mục, đơn giản, rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu:
a) Kiểm tra trước khi mở máy
b) Trình tự vận hành
c) Tắt máy, vệ sinh[8, 22, 28].
Nhật ký sử dụng máy:
Đối với các TTBYT lớn, hiện đại, đắt tiền, sau mỗi lần sử dụng máy, thiết
bị - người vận hành phải ghi vào nhật ký vận hành những thông tin sau: Ngày,
tháng, năm sử dụng/ số giờ sử dụng / đối tượng thăm khám (mẫu đo, bệnh nhân
khám) /tình trạng thiết bị/ người sử dụng[8, 22].

H
P


Lập sổ theo dõi hoạt động của thiết bị hay gọi là lý lịch thiết bị:
Sổ lý lịch dùng cho một thiết bị, có ghi các thơng tin:
-

Tên thiết bị, ký mã hiệu, model, nước sản xuất, năm sản xuất.

-

Cấu hình (bao gồm thiết bị chính và những thiết bị ngoại vi).

-

Năm nhận thiết bị.

-

Nguồn kinh phí.

-

Đơn vị cung cấp thiết bị.

-

Tên người quản lý trực tiếp.

-

Vị trí lắp đặt.


-

Tình trạng thiết bị lúc tiếp nhận như số lần hỏng hóc, ngày dừng máy để sửa

U

H

chữa, bộ phận đã sửa chữa, chất lượng (các chức năng của máy) sau sửa
chữa, biến động của thiết bị(bao gồm cả phần mua sắm nâng cấp, chuyển
đơn vị, người sử dụng)[8].

-

Hiện nay một số bệnh việnđã triển khai quản lý trang thiết bị theo chương

trình phần mềm được cài đặt trên máy vi tính[22].
Biên bản kiểm chuẩn
Biên bản kiểm chuẩn là tài liệu ghi lại các kết quả trong quá trình kiểm chuẩn,
đặc biệt là các số liệu và kết quả của việc kiểm đo lường. Đây là tài liệu gốc có tính
chất pháp lý quan trọng vì nó là cơ sở để đánh giá, phân tích kết quả kiểm chuẩn.
Người kiểm chuẩn, phương tiện đo phải ghi lại đầy đủ và trung thực các số


9
liệu[28].
Chứng chỉ kiểm chuẩn
Theo định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng (tuỳ theo từng thiết bị) tất cả TTBYT đang
sử dụng tại các cơ sở y tế phải được cơ quan có thẩm quyền đến kiểm định và cấp
chứng chỉ[8].

Hiện nay, trong ngành y tế công việc này tiến hành cịn rất hạn chế vì nhiều lý
do:Pháp lệnh đo lường chưa được chấp hành nghiêm trong hoạt động chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ; Chưa có hạng mục kinh phí kiểm chuẩn TTBYT; Trang thiết bị
đo chuẩn, trình độ cán bộ c h u y ê n n g à n h của phịng đo chuẩn thuộc Viện TTB
và Cơng trình y tế chưa đáp ứng được yêu cầu, kiểm chuẩn TTBYT của các cơ sở

H
P

y tế cả nước.

Tuy nhiên, những năm gần đây Viện TTB-CTYT đã được trang bị một số thiết bị
đo chuẩn, tổ chức nhiều lớp tập huấn và đã được cấp giấy uỷ quyền kiểm chuẩn một
số thiết bị như: đo độ an toàn tia xạ, chất lượng các máy X-quang, CT-Scanner, nhiệt
kế y học, huyết áp kế, thiết bị áp lực trong y tế....[3]

U

1.2.2. Quản lý công tác mua sắm TTBYT

Thực hiện đầu tư mua sắm đảm bảo nguyên tắc:

- Phù hợp với chức năng nhiệm vụ, nhu cầu của đơn vị và theo đúng các quy

H

định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.

- Khuyến khích sử dụng các TTBYT sản xuất trong nước. Đối với TTBYT sản
xuất trong nước đã được Bộ Y Tế công bố đáp ứng yêu cầu chất lượng sử dụng và

khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu
không được chào trang thiết bị y tế nhập khẩu[10].
Hoạt động mua sắm TTBYT

Thực hiện đấu thầu tập trung tại Sở Y tế, trước khi thực hiện mua bán trang
thiết bị y tế thuộc loại B, C, D người đứng đầu cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có
trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán theo quy định của phương
thức chọn mua TTBYT đến Sở Y tế nơi cơ sở mua bán đặt trụ sở.
Khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y Tế cấp cho cơ sở thực hiện việc công
bố Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán theo mẫu được quy định


10

sẵn của nghị định 36/2016/NĐ-CP.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công bố đủ
điều kiện mua bán, Sở Y Tế có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử
các thông tin sau: Tên, địa chỉ củ cơ sở mua bán trang thiết bị y tế, hồ sơ công bố
đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế[9].
Phương thức chọn mua TTBYT
Tiêu chí chọn mua sắm TTBYT:
- Đã có số lưu hành còn hạn hoặc đã được cấp phép nhập khẩu theo phân
loại TTBYT
- Có nhãn hoặc có kèm theo nhãn phụ với đầy đủ thơng tin

H
P

- Có tài liệu kỹ thuật để phục vụ việc sửa chữa, bảo dưỡng TTBYT
- Có thơng tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành

- Có thơng tin về hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt
- Có chứng chỉ đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thiết bị có khả năng ghép nối và nâng cấp.

U

- Đào tạo, hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng thiết bị.

- Có khả năng cung cấp vật tư tiêu hao và phụ tùng thay thế giá thấp ít nhất
là 5 năm khi hết thời gian bảo hành.

H

- Thời gian bảo hành 12 tháng,24 tháng... [9]
Lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế và thiết bị,
dụng cụ y tế:

Công việc lập kế hoạch mua sắm VTTH, phụ tùng thay thế, dụng cụ và
TBYT là một trong những chức năng chủ yếu của phòng vật tư kỹ thuật.
Lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế, dụng cụ và T BYT
phải tiến hành theo tháng, quý và năm.
Đối với phụ tùng thay thế và dụng cụ như: Các linh kiện thay thế cho máy xquang, máy điện tim, điện não ... v.v và các dụng cụ dùng trong khám, chẩn đoán và
điều trị, các dụng cụ phục vụ cho phòng mổ phải tiến hành lập kế hoạch theo quý
trên cơ sở nhu cầu của các khoa phòng gửi về phòng hay tổ vật tư của bệnh viện[8,

22].


11
1.2.3. Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT

Bảo dưỡng TTBYT:
Dựa vào số lượng, chủng loại TTBYT trong phạm vi quản lý, người phụ
trách xây dựng lịch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định hiệu chuẩn theo hướng dẫn cụ
thể của từng loại thiết bị (yêu cầu bảo dưỡng theo ngày, tuần, tháng, 3 tháng, 6
tháng, 1năm), số giờ và trình độ cán bộ kỹ thuật cần để tiến hành một hoạt động bảo
dưỡng để làm cơ sở phân công công việc cho từng người và qua đó tổng hợp yêu cầu
về nhân sự trong phòng[9].
- Số kỹ sư, kỹ thuật viên y sinh học.
- Kỹ sư, kỹ thuật viên tin học.

H
P

- Kỹ sư, cơng nhân cơ khí.
- Các cán bộ kỹ thuật khác.

Trên cơ sở lịch công tác và chức năng nhiệm vụ của từng người đã được quy
định - từng cán bộ có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định, kết quả công việc,
xác nhận trên cơ sở biên bản bảo dưỡng được xác nhận giữa người bảo dưỡng và
người quản lý thiết bị[8, 22, 28].

U

Nếu thực hiện t ố t bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch thì giảm được hỏng hóc
của thiết bị, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, nâng cao hiệu quả đầu tư[8, 22].
Sửa chữa TTBYT

H

Có hai hình thức tiến hành sửa chữa TTBYT được áp dụng: tự sửa chữa và


thuê sửa chữa.

 Tự sửa chữa

Công tác sửa chữa phải được tiến hành đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ
giữa phịng VT-TBYT với các khoa phịng sử dụng. Khi có thiết bị y tế bị hư hỏng,
các khoa phòng viết phiếu yêu cầu gửi về phòng VT -TBYT để cử người đến kiểm tra
và xử lý. Phần lớn các thiết bị sẽ được sửa chữa tại chỗ. Tuy nhiên tùy theo năng lực
của cán bộ kỹ thuật, tài liệu sửa chữa không đầy đủ nên một số trường hợp các kỹ sư
và cơng nhân kỹ thuật của phịng VT- TBYT khơng thể đáp ứng ngay được mà phải
mang về phòng để nghiên cứu và sửa chữa. Trong trường hợp đó cần phải có biên
bản giao nhận máy ghi rõ tình trạng của máy, các phụ kiện đi theo máy và phải ký tên


12
ghi rõ họ tên người nhận máy. Trong trường hợp máy bị hỏng nặng, khơng có phụ
tùng thay thế ngay, phịng VT- TBYT phải có trả lời để khoa phịng sử dụng biết lý
do máy chưa sửa được (phải chờ mua phụ tùng ở nước ngồi hay phải chờ kinh
phí....). Đối với các máy đắt tiền, lãnh đạo khoa phòng sử dụng và lãnh đạo phịng
VT- TBYT có trách nhiệm báo cáo ban giám đốc để có hướng xử lý.
 Thuê sửa chữa
Thực hiện các hợp đồng kinh tế với đơn vị sửa chữa TTB, bao gồm các
nhóm: Hợp đồng ký cho việc sửa chữa 1 lần hỏng hóc của một thiết bị cụ thể; Hợp
đồng ký cho việc bảo dưỡng sửa chữa cho một thiết bị trong một năm; Hợp đồng ký
cho việc bảo dưỡng sửa chữa cho tất cả các loại TTBYT của đơn vị trong 1 năm[8,

H
P


22].

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại Việt Nam
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế mà
các nhà quản lý bệnh viện phải tính đến. Về cơ bản, đây là nhóm các yếu tố mà các
tổ chức, đơn vị có thể vận dụng thực hiện hoặc xây dựng các chiến lược để điều

U

chỉnh, kiểm sốt đó là nhóm các yếu tố:

 Yếu tố chính sách

Tất cả các đơn vị đều phải thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương, chính

H

sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước. Tùy theo đặc
trưng của từng đơn vị mà các đơn vị phải thể chế hóa các chủ trương, chính sách
vào hoạt động của đơn vị mình. Chỉ có làm như vậy thì định hướng tổ chức quản lý
KCB tại các đơn vị y tế mới được thực hiện đúng. Tổ chức quản lý KCB trong đơn
vị y tế được duy trì, phát triển hay mở rộng phụ thuộc rất lớn vào đường lối chính
sách của Đảng và nhà nước. Thực tế trong những năm qua đã có nhiều quyết định,
nghị định tạo ra nhiều hướng đi mới cho các bệnh viện chủ động về đầu tư TTBYT
chứ không cịn chỉ trơng chờ vào ngân sách nhà nước[3, 5].
Hệ thống giá dịch vụ và chính sách bảo hiểm y tế chưa phù hợp với điều kiện
kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý TTBYT. Hiện nay, bảo
hiểm y tế đang là nguồn tài chính ngày một lớn đối với nguồn thu của các bệnh viện
(chiếm trên 50%) do tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đang ngày một tăng lên.



13
Tuy nhiên, viện phí hiện nay chưa được đổi mới và nhiều bệnh viện cho rằng chưa
đáp ứng được chi phí. Do bảo hiểm y tế thanh tốn cho các bệnh viện dựa trên viện
phí quy định nên các bệnh viện gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và thúc
đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị y tế[22].

 Yếu tố tài chính
Tài chính là yếu tố vơ cùng quan trọng và có tính chất ảnh hưởng đến đảm
bảo nhu cầu TTBYT. Muốn sử dụng tối ưu được nguồn vốn, ta phải xây dựng được
các kế hoạch đầu tư bao gồm: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch
dài hạn.Kinh phí đầu tư cho TTBYT của bệnh viện còn hạn chế nên chi tiêu phải
hợp lý và tiết kiệm. Quản lý kế hoạch phát triển TTBYT ngắn hạn, trung hạn, dài

H
P

hạn yêu cầu các nhà lãnh đạo bệnh viện phải có tầm nhìn, biết hoạch định chiến
lược phát triển bệnh viện và quyết tâm thực hiện bằng được. Nhìn chung mối quan
hệ giữa chất lượng khám chữa bệnh và TTBYT thay đổi theo những đặc điểm kinh
tế - kỹ thuật của bệnh viện và thay đổi theo những phát triển của xã hội. Vì vậy để
có được kế hoạch tổ chức quản lý TTBYT hợp lý và hiệu quả, mỗi đơn vị cần xác

U

định mức độ ảnh hưởng của TTBYT đối với đơn vị mình để có những chiến lược
phát triển phù hợp theo từng giai đoạn.Người cán bộ quản lý TTBYT cần phải cân
nhắc trước khi ra quyết định nhất là quyết định mua sắm TTBYT mới sao cho phù

H


hợp, trước hết đảm bảo kinh phí mua vật tư tiêu hao để TTBYT vận hành được bình
thường, phải có khoản kinh phí nhất định mua sắm phụ tùng, linh kiện phục vụ cho
bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhằm kéo dài tuổi thọ của máy[22].

 Yếu tố nguồn nhân lực

Một bệnh viện dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn vật tư phong phú, hệ thống
máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vơ ích, nếu khơng có nguồn
tài ngun nhân lực. Điều đó cho thấy nhân lực được xem là một trong những yếu
tố ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của bệnh viện mà trong đó có Cơng tác quản lý,
sử dụng TTBYT.
Vì vậy trước khi thiết bị được đầu tư, lãnh đạo phải có kế hoạch đào tạo
người sử dụng máy để họ có kiến thức cơ bản về nguyên lý máy, khai thác hết tính
năng sử dụng máy, có kỹ năng vận hành thành thạo theo đúng quy trình, có kỹ năng


14
làm những công việc kiểm tra, bảo dưỡng trước và sau khi kết thúc công việc hàng
ngày phù hợp theo yêu cầu của từng loại máy.
Phải đào tạo kỹ thuật cho người sửa chữa thiết bị để những công việc bảo
dưỡng định kỳ theo quy định của từng máy, những hư hỏng thơng thường người sửa
chữa phải có kiến thức và kỹ năng giải quyết và những hư hỏng lớn phải tham mưu
cho lãnh đạo phương án xử lý[4].

 Yếu tố cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bệnh viện có tốt mới phục vụ có hiệu quả cho công
tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, CSSK cộng đồng, vận hành trang thiết bị

H

P

ngày một tốt hơn. Và ngược lại chất lượng KCB không những phụ thuộc vào năng
lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ chuyên môn, chất lượng và hiệu suất của đơn vị
cung ứng dịch vụ mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng một nguồn lực lớn là
Dược cũng như trang thiết bị, công nghệ và cơ sở vật chất, hạ tầng y tế.Điều đó cho
thấy cơ sở vật chất, hạ tầng bệnh viện có tầm quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác khám và chữa bệnh mà trong đó có sự quản lý, sử dụng TTBYT. Hiện

U

naycơ sở vật chất, hạ tầng y tế nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc y tế.
Nhiều nơi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được các yêu cầu về lắp đặt các trang thiết bị
y tế, an ninh, thơng khí. Chất lượng các cơng trình xây dựng thường kém, nhanh

H

xuống cấp và không hợp lý khi sử dụng. Hệ thống nhà xưởng để lưu trữ, bảo quản
TTBYT vẫn chưa đạt tiêu chuẩn.

Người quản lý bệnh viện cần phải kiểm tra nắm vững thực trạng cơng trình, cơ sở
vật chất, kỹ thuật hạ tầng hiện có trước khi lên kế hoạch đầu tư mua sắm TTBYT.
Ngoài việc cân nhắc kỹ: nhu cầu sử dụng của đơn vị, khả năng tải chính, cấu hình
kỹ thuật thích hợp thì địi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu tính khả thivề CSVC như:
điện, nước, môi trường, hệ thống xử lý chất thải, an tồn bức xạ…có bảo đảm điều
kiện lắp đặt TTB. Đối với cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật: điện, cấp nước, hệ
thống thơng tin liên lạc, thốt nước, xử lý chất thải… phải giao nhiệm vụ cho nhân
viên kỹ thuật kiểm tra thường xuyên, lập báo cáo định kỳ để bảo đảm cho TTB hoạt
động an toàn[28].



15

 Yếu tố hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích,
đánh giá và phân phối những thơng tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những
người soạn thảo các quyết định trong đơn vị. Việc xây dựng hệ thống thông tin
trong đơn vị sẽ giúp cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho nhà quản lý, có khả năng
tích hợp dễ dàng, có hiệu quả cao[26]. Hiên nay một số bệnh viện chưa xây dựng
được hệ thống thông tin gặp nhiều khó khăn của cơng tác quản lý TTBYT theo cách
truyền thống: có nhiều loại trang thiết bị được sử dụng trong bệnh viện tại các khoa
phòng nên phải ghi chép trên nhiều sổ sách, khó khăn trong việc quản lý; việc tra
cứu và tìm kiếm thơng tin về trang thiết bị mất nhiều thi gian; tốn nhân lực và dễ sai

H
P

sót trong việc tổng hợp báo cáo; khơng kiểm sốt được chính xác tình hình sử dụng
trang thiết bị tại bệnh viện[27]. Vì vậy hệ thống thơng tin cũng được xem là yếu tố
ảnh hưởng hoạt động của bệnh viện mà trong đó có cơng tác quản lý, sử dụng
TTBYT. Hệ thống thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục
vụ cơng tác quản lý của tổ chức. Đó là thơng tin sử dụng cho chính sách dài hạn của

U

đơn vị, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đốn tương lai. Là
thơng tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý
phòng ban trong đơn vị và là thông tin sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng

H


ngày và chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động của đơn vị[26].
Vì vậy xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý, sử dụng TTBYT sẽ tạo điều
kiện cho các nhà lãnh đạo bệnh viện có được tầm nhìn tổng quan về TTBYT hiện
có tại bệnh viện mình để từ đó có những định hướng chiến lược phát triển TTBYT
phù hợp với từng giai đoạn phát triển bệnh viện.
1.3. Những nghiên cứu về TTBYT trên thế giới và Việt Nam:
1.3.1. Những nghiên cứu về TTBYT trên thế giới
Theo khảo sát đánh giá của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2009, có
khoảng 10.500 loại TTBYT khác nhau trên thị trường toàn cầu, từ những thiết bị
chẩn đốn và điều trị cơng nghệ cao, đắt tiền đến những dụng cụ y tế cơ bản khác,
hàng ngày giúp thầy thuốc và y tá chăm sóc sức khỏe con người. Hiện có trên 140
nước sử dụng các loại TTBYT nhưng cịn có q nhiều người nghèo hiện vẫn


16
khơng được hưởng lợi từ đó. Lợi nhuận thu được từ việc bán TTBYT trên tồn thế
giới ước tính khoảng 210 tỉ USD vào năm 2008 trong đó, 4/5 nguồn lợi này có ở
các nước Âu Mỹ. Nghiên cứu này cho thấy khả năng tiếp cận với CT scanners trung
bình là 1/64.000 người ở những nước có thu nhập cao nhưng chỉ là 1/3.5 triệu
người ở những nước có thu nhập thấp. Ngồi ra 10 nước thậm chí cịn chưa có cơ
sở xạ trị cho khoảng 100 triệu người bệnh ung thư[28].
Kết quả đặt ra những vấn đề thách thức cho các cấp quản lý:Đầu tư mua sắm
là một trong những vấn đề nan giải về kinh phí. Chi phí hàng năm của chính phủ
cho y tế từ 7000USD/ người đến không quá 10 USD. Điều này dẫn đến đầu tư
không đầy đủ các loại TTBYT. Tại một số nước, sự thiếu hụt những y cụ cơ bản

H
P


như kim, bơm tiêm và các thiết bị tiệt trùng dẫn đến hơn 40% tiêm chích khơng an
tồn.

- Hầu hết TTBYT sử dụng không đồng bộ được nhâp khẩu hoặc là quà tặng
từ những nước kỹ nghệ cao, nhiều cái hoạt động chập chờn.

- Nguồn lực thiếu thốn: TTBYT không được sử dụng hiệu quả do thiếu

U

nguồn điện, chất lượng nước kém, thiếu nhân lực y tế, hạn chế trong năng lực đào
tạo, khó tìm bộ phận thay thế, bảo dưỡng kém hoặc khơng đầy đủ.

- Khơng có hệ thống tên riêng, q trình điều tiết hài hịa và các TTBYT đạt

H

chuẩn quốc tế do thiếu năng lực quản lý hữu hiệu ở các cấp chính quyền và cơ sở y tế.
Sự liên hệ và hợp tác tích cực giữa người sử dụng và nhà sản xuất góp phần
hồn thiện các sản phẩm nâng có tính năng hoạt động tốt hơn, cho kết quả chính xác
hơn và tiện lợi cho việc sử dụng, thao tác trên máy. Sự đa dạng, phức tạp và số
lượng rất lớn TTBYT tại các cơ sở y tế, bệnh viện… đã tạo ra những nhiều khó
khăn cho cơng tác quản lý, thống kê, bảo dưỡng TTBYT theo kế hoạch[28].
Việc quản lý theo cách truyền thống: có nhiều loại trang thiết bị được sử
dụng trong bệnh viện tại các khoa phòng nên phải ghi chép trên nhiều sổ sách, việc
tra cứu và tìm kiếm thơng tin về trang thiết bị mất nhiều thời gian, tốn nhân lực và
dễ sai sót trong việc tổng hợp báo cáo theo ngày, tháng hay kỳ báo cáo, khơng kiểm
sốt được chính xác tình hình sử dụng trang thiết bị tại bệnh viện…
Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin với những phần mềm quản lý



17
TTBYT tại bệnh viện là một giải pháp đúng đắn và hiệu quả cho những khó khăn
trên.
Bên cạnh đầu tư lớn cho trang bị máy móc đáp ứng nhu cầu chun mơn, chi
phí cho cơng tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa cũng không nhỏ. Quản lý tốt, bảo
dưỡng định kỳ theo kế hoạch với nhân lực kỹ thuật chuyên môn cao, cập nhật
thường xuyên kiến thức và nâng cao ý thức của người sử dụng sẽ góp phần làm
giảm rõ chi phí cho sửa chữa và kéo dài tuổi thọ của TTBYT[27].
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về thực trạng quản lý trang thiết bị y
tế trong bệnh viện.
Về đầu tư mua sắm TTBYT, theo như Quy Định về thiết bị y tế: Tổng quan

H
P

toàn cầu và nguyên tắc hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới Geneva năm 2006 thì thị
trường trang thiết bị y tế khá tập trung. Năm 2003, tổng thị trường TTB y tế lên tới
148 tỷ đô la Mỹ, tăng đến 2006 khoảng 246 tỷ đô la Mỹ và tăng trưởng mỗi năm
chừng 5,56%. Thống kê cho thấy thị phần của 10 nhóm TTB lớn nhất chiếm tới gần
84% trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất ( chiếm 1 nửa thị phần ) và tăng trưởng mỗi

U

năm chứng 7%. Số liệu trên thế giới cũng cho thầy khi thu nhập bình quân tăng lên
thì thị trường TTB y tế cũng tăng lên. Tuy vậy, nhiều quốc gia vẫn đương đầu với
thiếu tiếp cận với các TTBYT chất lượng cao phù hợp với mơ hình dịch tễ bệnh tật
của mình[37]

H


Cũng ở lĩnh vực đầu tư TTBYT trong báo cáo thường niên của công ty quản
lý Quỹ VFM (2006) cho thấy: Ontario - Canada có hơn 150 bệnh viện cơng, mỗi
đơn vị chịu trách nhiệm để xác định các ưu tiên riêng của mình để giải quyết các
nhu cầu của bệnh nhân trong cộng đồng mà họ phục vụ. Bệnh viện hoạt động với
một lượng lớn các thiết bị y tế cần thiết để đáp ứng bệnh nhân nhu cầu tất cả mọi
thứ từ trang thiết bị y tế tương đối rẻ tiền đến phức tạp như cộng hưởng từ (MRI)
máy giá hàng triệu đơ. Trong khi chi phí tổng thể của các bệnh viện tại Ontario là
khơng có sẵn, nhưng họ đã dành tổng cộng 20 triệu USD để mua trang thiết bị y tế
trong năm 2005. Tuy nhiên bệnh viện đã khơng xem xét các tiêu chí nhất định có
liên quan trong việc đánh giá các đề xuất mua sắm trang thiết bị y tế. Ví dụ, một


×