Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết dengue tại thành phố bạc liên năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

DƯƠNG NGỌC TUẤN

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ Ổ DỊCH NHỎ SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

DƯƠNG NGỌC TUẤN

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ Ổ DỊCH NHỎ SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỠNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. PHẠM THỊ NHÃ TRÚC
2. GS-TS. LÃ NGỌC QUANG

HÀ NỘI, 2017


I

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ
và hướng dẫn tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn thạc sỹ.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế Thành phố Bạc Liêu,
Khoa Kiểm soát dịch bệnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành
chương trình học tập cũng như luận văn thạc sỹ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bs.Lê Hoàng Phong- Trung tâm Y tế thành phố
Bạc Liêu, Gs- TS. La Ngọc Quang trường Đại học Y tế công cộng, TS Phạm Thị
Nhã Trúc đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong q trình tơi học tập và

H

P

hồn thành luận văn thạc sỹ.

Tơi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp tôi thêm
nhiều kinh nghiệm, kiến thức và nghị lực để hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Trung tâm Y tế thành phố Bạc Liêu, các trạm y tế, các điều
tra viên, cộng tác viên và người dân trên địa bàn đã tham gia nhiệt tình, cung cấp
thơng tin, số liệu cho nghiên cứu này.

H

U

Bạc liêu, ngày 07 tháng 8 năm 2017


II

MỤC LỤC
MỤC LỤC .....................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................................3
Chương 1 ......................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................4


H
P

1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 4
1.2. Quy trình xử lý ổ dịch nhỏ SXH ................................................................... 4
1.2.1. Xác định ổ dịch nhỏ SXH .......................................................................... 4
1.2.2. Nội dung xử lý ổ dịch nhỏ SXH ................................................................ 4
1.2.3. Các giai đoạn xử lý ổ dịch nhỏ .................................................................. 5

U

1.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ xử lý ổ dịch ......................................... 8
1.2.5. Chế độ báo cáo ........................................................................................... 8
1.3. Tình hình xử lý ổ dịch sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam ................. 9

H

1.3.1. Tình hình xử lý ổ dịch sốt xuất huyết trên thế giới ...................................9
1.3.2. Tình hình SXHD và xử lý dịch tại Việt Nam ............................ 16
1.3.3. Tình hình sốt xuất huyết và hoạt động xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại Bạc
Liêu .........................................................................................................18
1.3.4. KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................ 22
Chương 2 ....................................................................................................................23
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 23
2.1.1 Phương pháp hồi cứu. ............................................................................... 23
2.1.2. Nghiên cứu định tính (PVS) .................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 23



III
2.4. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 23
2.5. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 23
2.5.1. Chọn mẫu định tính ................................................................................23
2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 24
2.7. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 24
2.7.1. Phân tích số liệu hồi cứu từ báo cáo, kế hoạch phòng chống dịch .......... 24
2.7.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 25
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ........................................................................ 25
2.10. Sai số của nghiên cứu và cách khắc phục ................................................. 26
Chương 3 ....................................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................................27

H
P

3.1. Mô tả hoạt động triển khai xử lý ổ dịch SXHD tại thành phố Bạc Liêu năm
2016 ................................................................................................................... 27
3.1.1. Đặc điểm của ODN SXHD tại thành phố Bạc Liêu năm 2016 ............... 27
3.1.2. Hoạt động xử lý ODN SXHD tại thành phố Bạc Liêu năm 2016 ..........28
3.1.3. Kết quả điều tra giám sát các chỉ số véc tơ khi ổ dịch xảy ra ................30

U

3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ SXHD ............33
3.4.1. Nhân lực xử lý ODN ................................................................................ 33
3.4.1.1. Phối hợp nhân lực y tế tại các phòng khám tư, y tế trường học và bệnh

H


viện trong phát hiện ca bệnh SXHD .................................................................. 33
3.4.1.2. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................... 34
3.4.1.3. Nhân lực y tế đóng tại địa bàn TP Bạc Liêu xử lý ODN ...................... 37
3.4.2. Cung cấp kinh phí phục vụ xử lý ODN ................................................... 39
3.4.3. Vật tư, thiết bị, hóa chất phục vụ xử lý ODN .......................................... 40
Chương 4 ....................................................................................................................42
BÀN LUẬN................................................................................................................42
4.1. Hoạt động, kết quả xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại thành phố
Bạc Liêu năm 2016 ............................................................................................ 42
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý ODN SXHD tại thành phố Bạc Liêu
năm 2016............................................................................................................ 46


IV
KẾT LUẬN ................................................................................................................51
1. Hoạt động, kết quả xử lý ổ dịch SXHD tại thành phố Bạc Liêu năm 2016 ..51
* Hoạt động:....................................................................................................... 51
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................54
PHỤ LỤC ...................................................................................................................58
Phụ lục 1: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý chương trình sốt xuất huyết tỉnh
Bạc Liêu ................................................................................................................58
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Cán bộ dịch tễ, côn trùng, xử lý dịch bệnhTrung tâm y tế thành phố Bạc Liêu ......................................................................59
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu với Phó Chủ tịch UBND phường ...................61

H
P

Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trạm trưởng Trạm y tế phường ......................62

Phụ lục 5: Biến số nghiên cứu định lượng.................................................................63
Phụ lục 7 .....................................................................................................................66
Phụ lục 8 .....................................................................................................................68
Phụ lục 9 .....................................................................................................................69

U

Phụ lục 10: Quyết định 3711/QĐ-BYT ngày 19/09/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ....71

H


V

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BI

: Chỉ số lăng quăng

CBYT

: Cán bộ y tế

CTV

: Cộng tác viên

DCCN


: Dụng cụ chứa nước

DLQ

: Diệt lăng quăng

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

HGĐ

: Hộ gia đình

ODN

: Ổ dịch nhỏ

PCT

: Phó chủ tịch

PKĐK

: Phịng khám đa khoa

PVS

: Phỏng vấn sâu


SXHD

: Sốt xuất huyêt Dengue

TTYTDP

: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

TTYTTP-BL

U

H
P

: Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu
: Tổ chức y tế thế giới

WHO

H


VI

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình mắc SXH và ổ dịch nhỏ tại tỉnh Bạc Liêu từ năm 2014-2016.18
Bảng 1.2. Tình hình SXHD và ổ dịch nhỏ tại thành phố Bạc Liêu từ 2014-2016 [19] ....... 19
Bảng 3.1 Đối tượng mắc bệnh SXHD trong phạm vi ODN năm 2016 .....................27
Bảng 3.2 Số ca bệnh SXHD của các ODN thành Phố Bạc Liêu năm 2016 ..............28

Bảng 3.3: Mô tả sự phân bố thời gian từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên đến xác định
được ổ dịch trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu năm 2016 .........................................28
Bảng 3.4. Bảng phân bổ tờ rơi tuyên truyền xử lý ODN SXH tại thành phố ...........29
Bạc Liêu năm 2016 ...................................................................................................29
Bảng 3.5. Hoạt động kiểm tra DCCN tại các hộ gia đình .........................................29

H
P

Bảng 3.6. Chỉ số nhà có lăng quăng trước và sau khi xử lý ODN ............................30
Bảng 3.7. Chỉ số DCCN có lăng quăng trước và sau khi xử lý ODN ......................30
Bảng 3.8. Chỉ số nhà có muỗi SXHD trước và sau khi phun hoá chất để xử lý ODN
...................................................................................................................................30
Bảng 3.9. Mật độ muỗi Aedes và chỉ số BI trước và sau khi phun hóa chất ............31

U

Bảng 3.10. Tình hình xử lý lăng quăng tại các ODN ................................................31
Bảng 3.11. Thời gian tiến hành các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD ..........................32
Bảng 3.12. Hoạt động phun hóa chất ODN SXH......................................................32

H

Bảng 3.13. Bảng đánh giá diễn tiến ổ dịch nhỏ sau xử lý .........................................33


VII

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Bảng phân bổ ODN SXH thành phố Bạc Liêu theo tháng năm 2016........................27


H
P

H

U


VIII

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc Sốt xuất huyết Dengue (SXHD)
trên thế giới. Do đó, công việc cấp thiết cần nhiều biện pháp ngăn chăn bệnh sốt
xuất huyết trong đó có biện pháp xử lý ổ dịch nhỏ dễ thực hiện ở tuyến y tế cơ sở.
Thành phố Bạc Liêu là địa phương có 95,6% các ổ dịch nhỏ SXHD xử lý muộn
theo quy định, diễn biến kéo dài khó kiểm sốt. Để góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ tại thành phố Bạc Liêu, nghiên cứu được tiến hành
nhằm: (1) Mô tả hoạt động, kết quả xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại
thành phố Bạc Liêu năm 2016; (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Bạc Liêu năm 2016. Áp

H
P

dụng thiết kế nghiên cứu hồi cứu số liệu thứ cấp kết hợp nghiên cứu định tính
Kết quả phân tích cho thấy 47,82% ổ dịch SXHD được xác định sau ca bệnh
đầu tiên xuất hiện sau 6 đến 10 ngày; 39,13% được xác định từ 3-5 ngày. Chỉ có
4,37% được xác định 1-2 ngày. Có 95,63% ổ dịch xử lý muộn hơn so với quy định
(trên 48 giờ). Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti trung bình trước phun là 0,435±


U

0,064, sau phun là 0,098 ± 0.015. Chỉ số BI trung bình trước phun là 36%, sau phun
là 17%. Số ODN xử lý lăng quăng đạt yêu cầu theo quy định trước khi tiến hành
phun (BI 20) là 86,95%. Số ODN kéo dài là 13,05%, Số ODN xử lý tốt là 86,95%.

H

Từ kết quả định tính cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xử lý
ODN là: Sự phối hợp của các ban ngành còn nhiều hạn chế, chưa có sự gắn kết giữa
y tế và các ngành khác. Kinh phí chi cho hoạt động xử lý ODN SXHD chưa phù
hợp với công việc. Công tác phối hợp báo cáo, chuẩn đoán số ca bệnh SXHD giữa
các cơ sở y tế trên địa bàn chưa đồng bộ dẫn tới phát hiện chậm trễ, bỏ sót ca bệnh
ảnh hưởng đến công tác xử lý dịch và PCSXHD. Lực lượng tham gia vào hoạt
động diệt lăng quăng, phun hóa chất chưa đảm bảo. Truyền thông chưa đa dạng,
thiếu phương tiện truyền thơng. Dụng cụ tìm kiếm lăng quăng chưa được trang bị
đầy đủ. Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa được áp dụng. Thời tiết mưa
nhiều kèm theo gió lớn cũng ảnh hưởng đến hoạt động xử lý ODN SXHD trên địa
bàn thành phố Bạc Liêu.
Khuyến nghị chính của nghiên cứu là: Cần cải thiện hệ thống báo cáo các ca


IX

bệnh SXH cũng như tập huấn về giám sát tại các cơ sở khám bệnh ban đầu công và
Xử lý triệt để các ổ lăng quăng trước khi phun hóa chất.
Hỗ trợ sớm, thêm kinh phí cho hoạt động xử lý ODN SXHD. UBND cần chỉ
đạo sâu sát hơn các ban ngành cùng ngành y tế xử lý mỗi khi có dịch.


H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi Aedes
aegypti truyền. Bệnh đang lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới với khoảng 100 triệu ca mắc hằng năm[16]. Hiện tại chưa
có thuốc đặc trị và vaccine phịng ngừa. Cách tốt nhất khơng bị bệnh SXHD là
không để muỗi đốt, xử lý lăng quăng sạch tại nhà. Xử lý ổ dịch hiệu quả để tránh
lây lan. Ở Việt Nam bệnh SXHD là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số ca mắc
và chết cao nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch[1]. Bệnh thường tập trung
nhiều Miền Nam và nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên
những năm gần đây bệnh xảy ra ở khắp cả nước. Đặc biệt năm 2017 dịch SXHD

H
P

bùng phát thành dịch lớn tại thành phố Hà Nội với số mắc 35.239 ca, 7 ca tử vong,
5243 ổ dịch nhỏ[10].

Thành phố Bạc Liêu là địa bàn có số ca mắc SXHD và số ổ dịch nhỏ
(ODN) cao nhất tỉnh Bạc Liêu và có chiều hướng gia tăng trong 3 năm liền từ 2014
đến 2016[19]. Năm 2014 tồn thành phố có 52 ca bệnh, 01 ODN, năm 2015 có127


U

ca bệnh, 30 ODN, năm 2016 số ca mắc tăng lên 205 ca, 23 ODN [20]. Theo báo cáo
của Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu 09 tháng đầu năm 2017 số ca mắc sốt huyết
trên địa bàn thành phố Bạc Liêu là: 105 ca, số ODN 13 ổ[11].

H

Vấn đề xử lý ổ dịch sao cho hiệu quả được tồn tại bền vững trong thời gian
dài sau can thiệp tại cộng đồng vẫn còn bỏ ngỏ trong nhiều năm qua. Các nghiên
cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả xử lý ổ dịch sốt xuất
huyết được triển khai rất ít tại tỉnh Bạc Liêu. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự
phòng thành phố Bạc Liêu, các ổ dịch SXHD thường phát hiện trễ và xử lý muộn
so với qui định (trên 48 giờ). Tại nhiều ổ dịch, một bộ phận không nhỏ người dân
không hợp tác với cán bộ y tế thực hiện phun thuốc trong nhà, diệt lăng quăng
không triệt để, kết quả vẫn cịn có ca mắc mới sau can thiệp [19]. Điều đó làm cho
dịch sốt xuất huyết ở thành phố Bạc Liêu diễn biến kéo dài khó kiểm sốt hơn.
Hoạt động triển khai và kết quả xử lý ổ dịch nhỏ SXHD tại thành phố Bạc
Liêu như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ
SXHD và sự tham gia của người dân thực hành phòng chống SXHD theo hướng


2

dẫn của cán bộ y tế? Do đó, nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại Thành phố Bạc Liêu
năm 2016" được thực hiện nhằm tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi nêu trên để góp
phần cải tiến hoạt động triển khai xử lý ổ dịch nhỏ tại thành phố Bạc Liêu.


H
P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả hoạt động và kết quả xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại
thành phố Bạc Liêu năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất
huyết Dengue tại thành phố Bạc Liêu năm 2016.

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm
Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu áp dụng theo quyết định số

3711/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 19/09/2014 về việc “Hướng dẫn giám sát và
phòng chống sốt xuất huyết”[3].
Ổ dịch SXHD: một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cư) được xác định là ổ
dịch SXH khi có 2 trường hợp sốt xuất huyết xảy ra trong vòng 14 ngày (được xác
định (+) phịng xét nghiệm). Đồng thời phát hiện có bọ gậy/loăng quăng hoặc muỗi
truyền bệnh (Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus)[3].

H
P

Một ổ dịch được gọi là ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết khi có 1 trong 4 điều kiện
dưới đây:
- Một ca tử vong do SXHD
- Một ca SXHD nặng

- 2 ca SD hoặc SXHD cảnh báo trong một khóm/ấp trong vòng một tuần.

U

- 1 trường hợp SXHD xét nghiệm (+).

Theo quy định khi có ổ dịch đều phải xử lý. Ổ dịch nhỏ SXHD được xác
định chấm dứt khi khơng có ca bệnh mới trong vịng 14 ngày kể từ ngày khởi phát

H

của ca bệnh cuối cùng[3].

- Xử lý ổ dịch SXHD muộn: Khi ổ dịch SXHD đƣợc xác định, tiến hành
các biện pháp xử lý sau 48 giờ.

- Ổ dịch kéo dài: Sau khi tiến hành các biện pháp xử lý dịch, vẫn xuất hiện
bệnh nhân SXHD mới trong vịng 14 ngày.
1.2. Quy trình xử lý ổ dịch nhỏ SXH
1.2.1. Xác định ổ dịch nhỏ SXH
1.2.2. Nội dung xử lý ổ dịch nhỏ SXH
Theo qui định của Bộ Y tế về xử lý ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết:Tại ổ dịch xử
lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân.
Tổ chức thực hiện: Trung tâm y tế thành phố trực tiếp phối hợp với các đơn
vị phường/xã xử lý ổ dịch theo quy định.


5

Thời gian thực hiện: Các biện pháp xử lý ổ dịch phải được triển khai trong
vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được xác định ca bệnh đầu tiên[3].
1.2.3. Các giai đoạn xử lý ổ dịch nhỏ
Giai đoạn 1: Tổ chức diệt bọ gậy/lăng quăng tại hộ gia đình
Thời gian: Tiến hành diệt lăng quăng từng hộ gia đình trong bán kính xử lý ổ
dịch trước khi phun hóa chất.
Mục đích: Làm giảm chỉ số BI dưới 20 trước khi triển khai phun hóa chất
diệt muỗi[3].
Tổ chức thực hiện: Chính quyền các cấp chỉ đạo Ban chỉ đạo phịng chống
dịch sốt xuất huyết các cấp, các Ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch với sự

H
P

tham mưu của ngành y tế, tổ chức triển khai chiến dịch diệt lăng quăng tại cộng
đồng. Thành lập đội xung kích diệt lăng quăng tuyến khóm, ấp: thành phần gồm
trưởng khóm, dân phịng, cộng tác viên, Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh

niên, học sinh... hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã để
triển khai các hoạt động diệt lăng quăng tại cộng đồng[3].

U

Nội dung hoạt động: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người
dân để phối hợp trong hoạt động phun hoá chất, diệt lăng quăng. Thu dọn rác, dụng
cụ phế thải (chai, lọ, lu, khạp vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi

H

rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc huỷ bỏ bằng chơn, đốt. Úp
các dụng cụ gia đình chưa sử dụng như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm. Xử lý kẽ lá
cây (chuối, dừa...), vỏ dừa bằng cách chọc thủng, cho hoá chất diệt lăng quăng vào
trong. Đậy dụng cụ chứa nước bằng nắp, vải mùng ngăn không cho muỗi đẻ trứng.
Thả cá hoặc tác nhân sinh học vào dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng. Lọc nước
loại bỏ lăng quăng. Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, điều
hoà: cho dầu hoặc muối vào, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi [3].
Tuyên truyền, huy động cộng đồng trong công tác chống dịch: Thông qua
Ban chỉ đạo chống dịch sốt xuất huyết các cấp, chính quyền và các cấp thơng báo và
huy động các ban ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền và trực tiếp tham gia vào
các hoạt động diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường. Truyền thông rộng rãi về lịch
phun, hướng dẫn các hộ gia đình, cơ quan phối hợp chuẩn bị phun (dọn dẹp, che


6

đậy bảo vệ thực phẩm, chim cá cảnh, vật nuôi...), bố trí có người ở nhà để mở cửa
trong thời gian phun hố chất[3].
Giai đoạn 2: Tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình

Bước 1: Thành lập đội phun hoá chất
Đội máy phun đeo vai, 02 máy phun ULV đeo vai (trong đó có 1 máy dự
trữ). Mỗi máy phun gồm 3 người: 2 người mang máy và 1 cán bộ kỹ thuật pha hoá chất.
Các thành phần khác: cán bộ chính quyền, cán bộ tuyên truyền, người dẫn đường,
cộng tác viên...Cán bộ kỹ thuật pha hóa chất phải được tập huấn, hướng dẫn kỹ
thuật phun.
Bước 2: Lựa chọn hóa chất và liều lượng sử dụng.

H
P

Chỉ sử dụng hoá chất trong danh mục hoá chất Bộ Y tế ra quyết định sử dụng
hàng năm(Permethrin 25 EC)
Bước 3: Pha hóa chất
Xác định liều phun theo nồng độ%
Cơng thức: X = (A/B) – 1

U

Trong đó:

X là lượng nước (dầu) dùng để pha hóa chất

A nồng độ hóa chất ngun thủy (tính theo nồng độ %)

H

B nồng độ hóa chất cần pha (tính theo nồng độ %)
Ví dụ: cần pha dung dịch Permethrin 2% từ dung dịch gốc Permethrin 25EC (25%)
X = (25/2) - 1 = 11,5


Như vậy một phần hóa chất pha với 11,5 phần nước (hoặc dầu) sẽ thu được
12,5 phần dung dịch Permethrin 2%.
Bước 4: Chuẩn bị thực địa
Cần có bản đồ của khu vực phun, đường đi để phun phải được nghiên cứu kỹ
và phân chia cho phù hợp với hướng gió và khoảng cách giữa các đường. Chính
quyền chỉ đạo các ban, ngành đồn thể tham gia dẫn đường tại từng hộ gia đình
trong khu vực xử lý hóa chất.
Thơng báo trước cho dân cư khu vực phun thuốc biết ngày phun, giờ phun để
che đậy thức ăn, nước uống và di chuyển vật ni đến nơi an tồn, tắt lửa... trước


7

khi phun thuốc. Nhiệt độ khơng khí: phù hợp từ 18- 250C. Hạn chế phun khi nhiệt
độ > 270C.
Giờ phun: Vào buổi sáng sớm (6-9 giờ) và chiều tối (17- 20 giờ).
Tốc độ gió ngồi mơi trường: Chỉ phun khi tốc độ gió từ 3- 13km/giờ (gió
nhẹ), khơng phun khi trời mưa hoặc gió lớn.
Bước 5: Kỹ thuật phun
* Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV đeo vai
b1) Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV đeo vai trong nhà: Phun theo
nguyên tắc cuốn chiếu
Máy phun: Kiểm tra nhiên liệu, kiểm tra đầu phun (sử dụng máy phun có

H
P

đầu vịi phun ULV với kích thước hạt nhỏ hơn 30µm). Chạy máy để thử liều lượng
phun. Người đi mang máy đứng ở cửa ra vào hoặc cửa sổ, để chếch vòi phun

khoảng 450, khơng kê sát vịi phun vào vách hay các vật dụng trong nhà. Mỗi phịng
(nhà) có diện tích từ 20 – 30 m2 thời gian phun khoảng 5- 10 giây với mức phun
mạnh nhất. Đối với phịng lớn thì phun theo kiểu đi giật lùi, từ trong ra ngồi,

U

phịng nhỏ, phòng đơn chỉ cần chĩa vòi phun qua cửa chính hoặc qua cửa sổ mà
khơng cần vào trong phịng. Đối với nhà chung cư, nhà ở có nhiều tầng, nhiều
phịng cần phun tất cả các phịng, các góc, cầu thang, sân thượng… với nguyên tắc

H

phun từ tầng trên xuống tầng dưới, từ trong ra ngoài bằng cách đi giật lùi hết phòng
này qua phòng khác. Khi di chuyển từ phòng này sang phòng kia giữ đầu vòi hướng
lên trên để phần còn lại của thuốc được phát tán ra khu vực. Khơng chĩa đầu vịi
xuống đất.Khơng phun trực tiếp vào người, chim và động vật khoảng cách quá gần<
5m. Diện tích của từng nhà, từng phịng cần được tính ra m2 trên cơ sở đó tính
lượng hóa chất cần có để pha thành dung dịch.
b2) Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV đeo vai ngoài nhà
Người mang máy đi bộ bình thường với vận tốc khoảng 3-5km/giờ, đi ngược
hướng gió, hướng đầu phun về phía nhà cần phun. Phun ở tốc độ máy tối đa, hướng
vòi phun lên 450 phun xung quanh nhà.
Bước 6: An toàn sau phun
Sau khi phun xong phải xúc rửa bình đựng hố chất, vịi phun và vệ sinh máy


8

sạch sẽ bằng nước thường. Không được đổ nước rửa máy xuống ao hồ.Người đi
phun xong phải vệ sinh cá nhân, loại trừ hóa chất bám dính trên quần áo, cơ thể.

Bước 7: Số lần phun
Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
Tiếp tục phun lần 3 nếu:
a) Tiếp tục có bệnh nhân SXH mới trong vòng 14 ngày
b) Chỉ số điều tra muỗi, bọ gậy (lăng quăng): chỉ số mật độ ≥ 0,5; chỉ số nhà
có muỗi ≥ 10%; chỉ số Breteau ≥ 20).
* Giám sát bệnh nhân, véctơ
a) Giám sát bệnh nhân:

H
P

Thực hiện giám sát và báo cáo ca bệnh tại ổ dịch theo đúng quy định.
b) Giám sát véc tơ trước và sau khi phun hóa chất:

Thời gian điều tra: Trước và sau khi phun 1-2 ngày.

Phạm vi giám sát: điều tra 10-30 hộ gia đình xung quanh ổ dịch.
Các chỉ số giám sát: Giám sát bệnh nhân, chỉ số mật độ muỗi, chỉ số nhà có

U

muỗi, chỉ số BI...

Giai đoạn 3: Tổ chức quản lý và điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế
Thực hiện theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt và sốt xuất huyết " do

H

Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16/02/2011.

1.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ xử lý ổ dịch
Kiểm tra, giám sát ổ dịch nhằm đảm bảo hoạt động xử lý ổ dịch đúng quy
định và đúng kỹ thuật.

Thành phần đoàn kiểm tra giám sát, hỗ trợ gồm: 1 lãnh đạo, 1 cán bộ dịch tễ,
1 cán bộ côn trùng, 1 cán bộ xét nghiệm của Trung tâm Y tế thành phố Bạc Liêu.
1.2.5. Chế độ báo cáo
Khi ổ dịch đã được xác định, thực hiện chế độ báo cáo bằng văn bản, điện
thoại tình hình ổ dịch hàng ngày, hàng tuần cho đến khi ổ dich được dập tắt, bên
cạnh đó vẫn duy trì báo cáo hàng tuần và tháng theo đúng quy định. Khi ổ
dịch được dập tắt phải có tổng kết, rút kinh nghiệm cơng tác phịng chống dịch và
báo cáo theo quy định


9

1.3. Tình hình xử lý ổ dịch sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình xử lý ổ dịch sốt xuất huyết trên thế giới
Để ngăn chặn hoặc làm giảm mức độ lây truyền của virus Dengue phụ thuộc
hồn tồn vào việc kiểm sốt các véctơ truyền bệnh. Chính vì vậy, sự hợp tác và tham
gia của cộng đồng là yếu tố không thể thiếu trong công tác phòng chống SXH [35].
Huy động xã hội là quá trình tập hợp mọi khả năng và nỗ lực có tính khả thi
nhằm nâng cao nhận thức và yêu cầu của người dân về phòng chống SXHD. Huy
động xã hội khơng chỉ là các chủ hộ gia đình, dân làng, khu phố mà cịn có các nhà
hoạt động chính trị, chính quyền địa phương, chức sắc tơn giáo, doanh
nghiệp…[31]. Các biện pháp giáo dục và vận động cộng đồng thay đổi tùy thuộc

H
P


vào điều kiện và thái độ của từng địa phương. Giáo dục cộng đồng có thể được thực
hiện trên nhiều phương tiện truyền thơng như: truyền hình, đài, báo và các phương
tiện thông tin đại chúng. Ở mức độ xã, phường các phương pháp giáo dục bao gồm
nhân viên y tế nói chuyện trong trường học và ở các buổi họp địa phương khác và
sử dụng áp phích, sổ tay tuyên truyền. Trên thực tế, người ta đã sử dụng phương

U

pháp huy động nguồn lực xã hội trong các hoạt động phòng chống bệnh SXHD sau:
Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường nhằm làm giảm nơi sinh sản
của muỗi như: quản lý các DCCN, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, quản lý các
vật dụng phế thải.

H

Các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng thuốc xua muỗi, bình phun muỗi
hay nhang trừ muỗi, lưới chắn muỗi hoặc rèm tẩm thuốc diệt côn trùng và ngủ
mùng vào ban ngày để tránh muỗi.
Bên cạnh đó, để triển khai các biện pháp phòng chống dịch, kể cả biện pháp
hóa học chống lại sự phát triển của bọ gậy và tác động trực tiếp đến muỗi trưởng
thành như phun không gian hay phun tồn lưu thuốc diệt muỗi cũng là biện pháp
thường được các nước lựa chọn áp dụng và thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, chi
phí của phương pháp này thì cao nhưng hiệu quả lại bị hạn chế. Aedes aegypti thích
sống trong nhà, do vậy việc phun thuốc bằng xe tải hoặc phun không gian không
tới được những vị trí kín đáo mà muỗi hay ẩn nấp trong nhà như tủ quần áo. Đã có
nhiều chủ hộ gia đình từ chối khơng cho nhóm phun thuốc vào nhà hoặc đóng kín


10


cửa ra vào lại không cho thuốc vào nhà, làm giảm tác động của biện pháp can thiệp
này. Do đó vấn đề là làm sao thu hút được sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của cả
xã hội, của các cấp chính quyền và mọi người dân trong cộng đồng đều có ý thức tự
giác tham gia cải thiện mơi trường, kiểm sốt các vật chứa khơng để cho Aedes
aegypti có nơi sinh sản và phát triển là biện pháp hiệu quả nhất.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh huy động xã hội và truyền thông thay
đổi hành vi đã mang lại nhiều lợi ích cho chương trình PCSXH như: giảm mức độ
lây lan SXHD trong các vụ dịch, giúp các cơ sở y tế không bị quá tải bởi quá nhiều
ca bệnh cùng một lúc; giảm tình trạng nhiễm virus Dengue nhiều lần; cộng đồng
đóng vai trị cốt yếu trong việc nhanh chóng hành động khi có dịch bùng phát; đồng

H
P

thời nâng cao điều kiện y tế môi trường [27]. Thực tế đã có rất nhiều kết quả thành
cơng của biện pháp huy động cộng đồng cùng tham gia xử lý ODN SXHD, cụ thể như:
Cung cấp kiến thức phòng bệnh cho các em học sinh nhằm giúp các em tự
bảo vệ và tham gia truyền thông cho người dân, đặc biệt là những người thân trong
gia đình là vô cùng quan trọng [26]. Cụ thể như một nghiên cứu tại Bucaramanga,

U

Colombia đã đưa chương trình phịng bệnh vào các trường trung học phổ thơng với
chương trình bắt buộc là các học sinh phải tham gia thực hiện các chương trình tại
cộng đồng trước khi tốt nghiệp. Người ta đã đưa chương trình phịng chống SXHD

H

vào mơn Sinh học của học sinh cấp 3, giới thiệu cho các em biết đặc tính sinh học
của Aedes aegypti và cách xử lý. Các em tham gia với tư cách là giáo dục viên sức

khỏe cộng đồng. Kết quả là sau 6 năm triển khai dự án can thiệp có 88% giáo viên,
77% học sinh đã biết cách phòng bệnh SXHD và chỉ số HI đã giảm từ 18% năm
1998 xuống còn 5% năm 2003 [33]. Sau 10 năm (1992 – 2001), kết quả của chương
trình này cho thấy số nhà có bọ gậy Aedes aegypti giảm đều đặn (mặc dù đôi lúc có
tăng) [36]. Tại El Progresco, Honduras, người ta thiết kế một phương pháp cọ rửa
các bồn xi măng lớn và thùng kim loại dựa trên các hành vi vốn có của hộ gia đình.
Untadita là một loại thuốc phá hủy trứng tự chế bao gồm dung dịch Clorine và bột
giặt - bôi hỗn hợp này lên thành DCCN, đợi vài phút rồi dùng bàn chải cọ sạch
thành dụng cụ và rửa sạch. Việc đi thăm hộ gia đình nhằm khuyến khích áp dụng
Untadita của tình nguyện viên cộng đồng được hỗ trợ bằng biểu ngữ dạng miếng


11

dán và phát thanh trên đài. Phương pháp này được các hộ gia đình thực hiện hàng
tuần với nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền đã tác động đáng kể đến quần thể bọ gậy Aedes
aegypti và trở thành một trong những biện pháp phòng chống vectơ được khuyến
nghị trong chương trình quốc gia [36].
Theo một khuyến cáo từ một nghiên cứu tại Puerto Rico, mơ hình phịng
chống SXH nên kết hợp thảo luận nhóm với các thành viên cộng đồng để hiểu rõ
hơn về các ưu tiên của cộng đồng liên quan đến SXHD, làm rõ quan niệm sai lầm,
và để thúc đẩy việc tạo ra các nhóm cộng đồng có kiến thức đúng. Phối hợp với các
ban ngành đồn thể, các nhóm cộng đồng vãng gia và giải thích cho các hộ gia đình
tìm nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. Các nhóm vãng gia cũng có thể giải thích

H
P

cho các hộ gia đình của họ các biện pháp kiểm soát cụ thể để loại bỏ hoặc kiểm soát
bọ gậy, cũng như mối quan hệ giữa bọ gậy với muỗi và môi trường sống. Để bổ

sung cho các hoạt động tham gia của cộng đồng là tài liệu giáo dục và thông điệp
được phát triển và hướng đến mục tiêu. Những tài liệu và thông điệp hiển thị rõ
những nơi chứa nước được sử dụng thường xuyên tại địa phương. Các chiến dịch

U

truyền thông đại chúng đã nhấn mạnh các thông tin về các mối quan hệ giữa vật phế
thải và nước ứ đọng, sự liên kết giữa bọ gậy của muỗi và mối quan hệ giữa muỗi đốt
và một người mắc SXHD. Các thông điệp nhắc nhở cho cộng đồng về các hành vi

H

cụ thể sẽ giúp kiểm sốt nơi sinh sản của muỗi, thay vì nhấn mạnh vệ sinh tổng thể
như là một khái niệm chung chung. Thông điệp đưa vào cộng đồng rõ ràng và nhấn
mạnh rõ bệnh SXHD là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Thông tin về các
ổ dịch tại địa phương được phổ biến thông qua các tờ báo địa phương để thơng báo
cho cơng chúng. Ngồi ra, các thơng điệp đã nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân trong
công tác phòng chống SXHD, và ngăn ngừa SXHD là một chiến lược tốt hơn là cố
gắng để điều trị nó [25].
Vào năm 1999 - 2000, tại tỉnh Kampong Speu, nước Campuchia một chương
trình can thiệp phịng chống SXHD đã mang lại hiệu quả cao và được cộng đồng
chấp nhận đó là chương trình thử nghiệm nắp đậy DCCN. Chương trình đã đưa ra
19 mẫu nắp đậy DCCN khác nhau với các vật liệu được làm từ gỗ, bê tông, kim
loại, lưới hoặc vải. Cách tiếp cận của nghiên cứu này dựa trên kết quả của nghiên


12

cứu định tính và định lượng. Thơng qua thảo luận cộng đồng, các mẫu thiết kế này
được thiết kế dựa trên những ý tưởng của người dân và các chuyên gia để phù hợp

với sinh hoạt của người dân địa phương. Kết quả là những nắp đậy được làm từ
bêtông thì cồng kềnh và nặng nề cho trẻ em sử dụng, cịn những nắp đậy bằng kim
loại thì dễ bị đánh cắp hoặc trẻ em sử dụng làm đồ chơi. Cuối cùng, một mẫu thiết
kế nổi bật và phù hợp nhất là một mẫu nắp đậy được làm từ một vòng mây đơn giản
với chu vi lớn hơn một chút so với mép DCCN và được bao bọc bởi một lớp
polyester, bên trong được gắn một viên đá vào trung tâm nắp đậy giúp cho nắp
không bị thổi bay đi khi có gió mạnh. Với mẫu thiết kế nắp đậy đơn giản, rẻ tiền đã
mang lại hiệu quả cho chương trình can thiệp này là mật độ muỗi Aedes aegypti

H
P

trưởng thành đã giảm đáng kể sau 12 tuần thử nghiệm [37]. Một lần nữa nghiên cứu
này đã chứng minh một chương trình can thiệp muốn đạt được hiệu quả phải có sự
phối hợp của các nhóm cộng đồng và nghiên cứu đa ngành.

Ngoài việc huy động cộng đồng tham gia PCSXH thì trong những năm gần
đây, một mơ hình mới về phòng chống SXHD đã được triển khai trên thế giới, đó là

U

mơ hình dự báo dịch dựa vào lượng mưa và nhiệt độ. Trong mơ hình này, người ta
xây dựng một mơ hình hồi quy tính theo tổng lượng mưa trong tháng. Yếu tố nhiệt
độ vào ban ngày đã được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lây nhiễm

H

của Aedes aegypti với virus Dengue. Khi nhiệt độ ban ngày tăng trên 20oC thì sẽ
giảm thời gian ủ bệnh của virus Dengue (đặc biệt là type DEN - 2 và DEN - 4) và
tăng khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Người ta cũng đã xem xét mối quan hệ giữa

nhiệt độ và số các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, để mơ hình này đạt được hiệu
quả cao thì cần phải có sự huy động xã hội, người dân và các nhà hoạch định chính
sách. Mơ hình dự báo dịch sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh SXHD trong
cộng đồng[24], [30]. Các biện pháp được sử dụng trên thế giới như ở Ấn Độ: Các
biện pháp xử lý được triển khai như sau: sử dụng temephos để diệt bọ gậy trong các
DCCN, phun hóa chất fenthion tường trong nhà, phun khói nóng malathion tất cả các
nhà, xử lý được lặp đi lặp lại 4 lần trong khoảng thời gian 3 tháng.
Sau xử lý, chỉ số lăng quăng giảm có ý nghĩa thống kê so với trước, BI=3,57


13

(p<0,0001) trong 84/87 trường hợp [38]
Kết luận: Công tác xử lý đạt hiệu quả có thể do các hoạt động quản lý và diệt
lăng quăng tốt [22].
Tại Singapo: đã tiến hành giảm nguồn sinh sản trong cơ sở hạ tầng, DCCN
của hộ gia đình và xem xét máng xối trên mái nhà để lưu thơng dịng chảy, ngăn
ngừa các loại máng xối đọng cho muỗi sinh sản, sửa chữa các cơng trình trên, thơng
thốt nước cơng cộng, thường xun làm sạch hệ thống thoát nước [32].
Để kiểm soát véctơ trong nhà: các tình nguyện viên xử lý các vật dụng đọng
nước, phát tờ rơi cho hộ gia đình, cơng nhân xây dựng, công nhân nhà máy, sách
hướng dẫn bệnh SXHD được phát cho người thuê nhà trong các khu công nghiệp.

H
P

Thiết lập đường dây nóng báo nơi phát hiện có bọ gậy. Sau khi thực hiện các biện
pháp kiểm soát trên tỷ lệ các trường hợp mắc SXHD giảm liên tục, trái ngược hẳn
với mức cao 14.209 trường hợp năm 2005, còn 7.031 trường hợp trong 2008 và
4.497 trong năm 2009. Giám sát dịch tễ học, huyết thanh học, virus học và giám sát

côn trùng kết hợp với giáo dục cộng đồng, kiểm sốt véc tơ có sự tham gia của cộng

U

đồng là rất quan trọng để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết tại Singapore [32].
Tại Đài Loan năm 2002 để mơ tả một chương trình kiểm sốt véc tơ và đánh
giá hiệu quả của nó trong việc kiểm sốt dịch SXHD thông qua giám sát chỉ số côn

H

trùng và số ca mắc SXHD. Khi xác định một trường hợp sốt xuất huyết, cán bộ y tế
công cộng thực hiện các biện pháp kiểm soát, thực thi pháp luật về phòng chống
dịch. Điều tra dịch tễ học khu vực nhà bệnh nhân; lấy mẫu máu các cá nhân nghi
ngờ ở 50 nhà xung quanh. Phun khơng gian trong và ngồi nhà tại khu vực ở và làm
việc của bệnh nhân trong vịng bán kính 50 mét. Phun hóa chất lặp lại trong vịng 7
ngày nếu ca bệnh được chẩn đốn xác định. Điều tra lăng quăng, giảm nguồn sinh
sản, tuyên truyền giáo dục trong khu vực ổ dịch.
Theo tác giả Joan H.Bryan ở Ðại học Quensland, khi tác giả theo dõi và giám
sát tình hình bệnh SXH ở tỉnh Khon Kaen ở Thái Lan, tác giả đã ghi nhận: ở đây vật
chứa nước chính có bọ gậy Aedes aegypti là các bể xi măng chứa nước ở nhà tắm
thường mật độ bọ gậy ở đấy cao nhất khoảng trên 100 con. Những vật chứa nước
nầy thường có thực vật sinh sống, phát triển và chỉ số các vật chứa nước nầy khá


14

cao ở các trường học. Ðối với nguồn truyền bệnh của SXH, bởi vì, ở những bể nước
xi măng, mực nước sâu và tối khó có thể nhìn thấy lăng quăng, do đó việc áp dụng
các biện pháp diệt bọ gậy bằng thuốc sát trùng tương đối khó. Hiệu quả của ấu trùng
chuồn chuồn cũng đã được sử dụng thành cơng ở Myama, có thể sử dụng để kiểm

tra ở trong những vật chứa nước như ở các bể xi măng kể trên. Do chi phí sử dụng
khơng đắt tiền, nên phương pháp nầy đang được quan tâm áp dụng trên cộng đồng
trong PCSXH [12].
Tại El Progresco, Honduras, người ta thiết kế một phương pháp cọ rửa các
bồn xi măng lớn và thùng kim loại dựa trên các hành vi vốn có của hộ gia đình.
Untadita là một loại thuốc phá hủy trứng tự chế bao gồm dung dịch Clorine và bột

H
P

giặt - bôi hỗn hợp này lên thành DCCN, đợi vài phút rồi dùng bàn chải cọ sạch
thành dụng cụ và rửa sạch. Việc đi thăm hộ gia đình nhằm khuyến khích áp dụng
Untadita của tình nguyện viên cộng đồng được hỗ trợ bằng biểu ngữ dạng miếng
dán và phát thanh trên đài. Phương pháp này được các hộ gia đình thực hiện hàng
tuần với ngun liệu sẵn có, rẻ tiền đã tác động đáng kể đến quần thể bọ gậy Aedes

U

aegypti và trở thành một trong những biện pháp phịng chống vectơ được khuyến
nghị trong chương trình quốc gia [36].

Nghiên cứu của Chadee D. và cộng sự Thành phố Trinidad, phía Tây Ấn Độ

H

với 8 quận năm 1998. Khi một ca SXHD được xác nhận, 99 ngôi nhà xung quanh
được kiểm tra bọ gậy, muỗi. Các biện pháp xử lý được triển khai như sau: sử dụng
temephos để diệt bọ gậy trong các DCCN, phun hóa chất fenthion tường trong nhà,
phun khói nóng malathion tất cả các nhà, xử lý được lặp đi lặp lại 4 lần trong
khoảng thời gian 3 tháng. Sau xử lý, chỉ số bọ gậy giảm có ý nghĩa thống kê so với

trước, BI=3,57-7,23(p<0,0001) trong 84/87 trường hợp. Kết luận:Công tác xử lý đạt
hiệu quả có thể do các hoạt động quản lý và diệt bọ gậy tốt [22].
Nghiên cứu của Victor T năm 2002 ở 2 làng của Nam Ấn Độ dân số lần lượt
là 812 và 1.782. Sau khi ổ dịch SXHD tại đây được xác định, tiến hành điều tra dịch
tễ học, vi rút, côn trùng để đánh giá ổ dịch. Triển khai các biện pháp xử lý: Sử dụng
temephos cho vào các DCCN, phá hủy nơi sinh sống của bọ gậy; phun hóa chất
dưới dạng sương mù diệt muỗi 2 lần một tuần trong 6 tuần. Kết quả: chỉ số DCCN


×