Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa đông anh, năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM HÙNG TIẾN

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH, NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM HÙNG TIẾN

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI


VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH, NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. BÙI THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, 2021


LỜI CẢM ƠN
Tốt nghiệp khóa học Thạc sĩ Quản lý bệnh viện và hồn thành Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, các Thầy Cô giáo Trường Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình
chia sẻ, hướng dẫn cho Tôi những kiến thức chuyên sâu trong chuyên ngành Quản lý
bệnh viện.
Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Thu Hà đã giúp tơi định hướng và có những góp ý,
chỉ bảo q báu cho Tơi hồn thành luận văn của mình;
Ban giám đốc và tồn thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện đa khoa Đơng Anh đã
tận tình phối hợp, giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu của mình;

H
P

Xin cảm ơn tất cả học viên lớp QLBV 12-1B đã cùng Tơi chung bước trong

q trình học tập;

Xin cảm ơn Gia đình tơi đã ln động viên, đồng hành cùng Tơi trong suốt
q trình học tập gần 2 năm vừa qua.
Trân trọng!

H

U


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHRQ (Agency for healthcare Cơ quan nghiên cứu chất lượng và chăm sóc sức
research and Quality)
khỏe Hoa Kỳ
ATNB

An toàn người bệnh

BHYT

Bảo hiểm y tế

BS

Bác sĩ

BV


Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CSYT

Cơ sở y tế

ĐD

Điều dưỡng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

H
P

HSOPSC (Hospital Survey On Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an tồn người bệnh
Patient Safety Culture)
Khám, chữa bệnh


KCB

U

Kỹ thuật viên

KTV

Hộ sinh

HS
NB
NVYT
SCYK
TLĐƯT
VHATNB

H

WHO (World Health
Organization)

Người bệnh
Nhân viên y tế
Sự cố y khoa
Tỷ lệ đáp ứng tốt
Văn hóa An tồn người bệnh
Tổ chức Y tế thế giới



ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. Bệnh viện và văn hóa an tồn người bệnh ...........................................................4
1.2. Thực trạng văn hóa an tồn người bệnh qua các nghiên cứu trên thế giới và Việt

H
P

Nam sử dụng bộ công cụ HSOPSC...........................................................................11
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an tồn người bệnh của nhân viên y tế qua
các nghiên cứu. ..........................................................................................................13
1.4. Thông tin về địa điểm nghiên cứu......................................................................16
KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................................................................18

U

Chương 2 ...................................................................................................................19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................19

H


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................19
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................20
2.5. Phương pháp thu thập, phân tích số liệu ............................................................21
2.6. Biến số nghiên cứu định lượng và chủ đề nghiên cứu định tính ........................24
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ...........................................................................................25
2.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.....................................................................25
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................26
Chương 3 ...................................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................27


iii

3.1. Thực trạng Văn hóa An tồn người bệnh của NVYT tại Bệnh viện đa khoa Đông
Anh năm 2021. ..........................................................................................................27
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB của nhân viên y tế tại BVĐK Đông Anh
...................................................................................................................................44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................53
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................................53
4.2. Thực trạng Văn hóa An tồn người bệnh của cán bộ y tế tại Bệnh viện Đa khoa
Đông Anh ..................................................................................................................54
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB của NVYT tại Bệnh viện Đa khoa Đông
Anh ............................................................................................................................63

H
P

KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
PHỤ LỤC ..................................................................................................................74
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ..........................................................................................74

U

Phụ lục 2. Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm .........................................96
Phụ lục 3: Bảng biến số nghiên cứu……………………………………………....102

H


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại Sự cố Y khoa theo mức độ tổn thương ………………………..6
Bảng 3.1. Thông tin chung về cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=317) ..............27
Bảng 3.2: Đặc điểm công việc của ĐTNC (n=317) ..................................................29
Bảng 3.3. Đánh giá về làm việc theo ê kíp trong khoa/phịng (n=317) ....................30
Bảng 3.4. Đánh giá về làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phịng (n=317) ...............31
Bảng 3.5. Đánh giá về nhân sự làm việc (n=317) .....................................................32
Bảng 3.6. Quan điểm tổng quát về ATNB của nhân viên y tế (n=317) ....................33
Bảng 3.7. Đánh giá về quan điểm và hành động của người quản lý, ........................34
lãnh đạo về ATNB (n=317) ......................................................................................34

H
P

Bảng 3.8. Đánh giá về sự hỗ trợ của lãnh đạo cho ATNB ở bệnh viện (n=317) ......35
Bảng 3.9. Đánh giá về sự sẵn sàng trao đổi thông tin về ATNB (n=317) ................36

Bảng 3.10. Đánh giá về hoạt động cải tiến và thực hiện có hệ thống các biện pháp
ATNB (n=317) ..........................................................................................................37
Bảng 3.11. Đánh giá về yếu tố bàn giao và chuyển tiếp người bệnh giữa các

U

khoa/phịng (n=317) ..................................................................................................38
Bảng 3.12. Thơng tin phản hồi và trao đổi về sự cố/sai sót trong khoa/ phịng (n=317)
...................................................................................................................................38

H

Bảng 3.13. Thơng tin về tần suất ghi nhận và báo cáo sự cố/sai sót của nhân viên
(n=317) ......................................................................................................................39
Bảng 3.14. Thông tin về trừng phạt cá nhân khi để xảy ra sai sót (n=317) ..............40
Bảng 3.15. Lựa chọn cách báo cáo loại sự cố của nhân viên y tế .............................42
Bảng 3.16. Ghi nhận và báo cáo sự cố/sai sót tại các khoa/phịng trong 12 tháng qua
(n=317) ......................................................................................................................43
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá mức độ ATNB tại khoa, phòng của nhân viên ...........44


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ đáp ứng tốt với với 12 yếu tố VHATNB của NVYT (n=317)……40
Biểu đồ 2. Ghi nhận và báo cáo sự cố/sai sót tại bệnh viện trong 12 tháng qua
(n=317)…………………………………………………………………….……….41

H
P


H

U


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Văn hóa An tồn người bệnh (VHATNB) là tập hợp những giá trị, thái độ,
niềm tin, nhận thức, hành vi và những quy tắc về an toàn của mọi nhân viên trong
một cơ sở y tế (CSYT). Xây dựng VHATNB là ưu tiên hàng đầu để nâng cao chất
lượng bệnh viện (BV) nói chung và chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) nói riêng.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về thực trạng VHATNB và
xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB của nhân viên y tế (NVYT) tại Bệnh
viện đa khoa (BVĐK) Đông Anh năm 2021.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp định lượng và định tính

H
P

được sử dụng. Điều tra định lượng để mô tả thực trạng VHATNB được thực hiện
bằng hình thức tự điền trực tuyến với tổng số mẫu là 317 NVYT có thời gian làm việc
liên tục từ 12 tháng trở lên tại tất cả các khoa/phịng của BV năm 2021. Bộ cơng cụ
HSOPSC-VN2015 với các biến số nghiên cứu chính là 42 tiêu chí của 12 lĩnh vực,
khía cạnh của VHATNB, phần mềm STATA 14.0 được sử dụng để phân tích số liệu
định lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB được xác định và phân tích thơng

U


qua điều tra định tính, với 3 cuộc phỏng vấn sâu (PVS) và 4 cuộc thảo luận nhóm
(TLN) với 23 người là lãnh đạo BV, khoa/phòng liên quan và NVYT.

H

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ đáp ứng tốt (TLĐƯT) với 12 khía cạnh
của VHATNB tại BVĐK Đơng Anh là 79,7%, trong đó TLĐƯT cao nhất là khía cạnh
“Làm việc theo ê kíp trong cùng một khoa/phịng” (92,7%), TLĐƯT dưới 75% ở 3
khía cạnh là “Nhân sự làm việc”, “Tần suất ghi nhận và báo cáo sự cố/sai sót của
nhân viên” và “Trừng phạt cá nhân khi để xảy ra sai sót” trong đó thấp nhất là khía
cạnh “Nhân sự làm việc” (61%). Tần suất ghi nhận và báo cáo sự cố trong vòng 12
tháng qua ghi nhận theo khối khoa, phòng cho thấy tỷ lệ báo cáo giảm dần theo số
lần báo cáo trong đó hơn 3/4 NVYT tồn bệnh viện (BV) chưa từng báo cáo sự cố.
Có 68,8% NVYT của BV đánh giá tổng quát an toàn người bệnh (ATNB) của BV ở
mức tốt và xuất sắc, có 9 NVYT tương ứng với 2,8% đánh giá ở mức kém hoặc không
đạt.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB của NVYT tại BVĐK Đông Anh được


vii

xác định: (1) Bản thân Nhân viên y tế: ý thức là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến
VHATNB, trình độ cao, thâm niên cơng tác lâu năm, việc được tham gia nhiều hơn
vào các khóa đào tạo, tập huấn, chia sẻ thơng tin về SCYK, ATNB có ảnh hưởng tích
cực đến VHATNB và có một gia đình hạnh phúc gia đình cũng là yếu tố được xác
định có ảnh hưởng tốt đến VHATNB. (2) Lãnh đạo, quản lý: các cơ chế, chính sách,
quy trình, quy định của BV; tính thực tiễn của các quy trình, quy định và công tác
theo dõi, kiểm tra, giám sát, xác định các nguyên nhân gốc rễ SCYK và kế hoạch
khắc phục theo định hướng cải tiến liên tục được xác định là những yếu tố tiên quyết
đảm bảo sự thành công của công tác ATNB. Xu hướng cởi mở và tập trung vào khắc

phục lỗi hệ thống trong việc xử lý SCYK và các cơ chế động viên, khuyến khích báo

H
P

cáo SCYK là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện VHATNB tại
BV. (3) Yếu tố thuộc về môi trường làm việc: thiếu nhân lực; cơ sở vật chất xuống
cấp; tình trạng thiếu, chưa đồng bộ và việc bảo trì, sửa chữa, thay thế trang thiết bị
chưa kịp thời; cung ứng thuốc, vật tư tiêu hao còn nhiều vướng mắc; hệ thống báo
cáo SCYK cịn thủ cơng là những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến VHATNB. Sự phối

U

hợp tốt giữa các NVYT trong quá trình làm việc là một thuận lợi lớn để tăng cường
VHATNB tại BV.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị với NVYT,

H

khoa/phòng và BV: (1) NVYT: chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tham gia đào tạo, tập
huấn về ATNB để tăng cường nhận thức về VHATNB, tuyệt đối tuân thủ các quy
trình, quy định về ATNB. (2) Bệnh viện và các khoa/phòng: xây dựng, cập nhật các
quy định, quy trình cho phù hợp với thực tiễn; xây dựng cơ chế động viên, khuyến
khích NVYT chủ động báo cáo SCYK; xây dựng Hệ thống báo cáo SCYK chuyên
nghiệp, tiện lợi; tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy trình, quy định; có giải pháp bổ sung, bố trí, xắp xếp nhân lực cho các
khoa/phịng; tăng cường cơng tác bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ KCB và có giải pháp cho việc cung ứng thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ KCB được
đầy đủ và kịp thời.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, những thành tựu của y học hiện đại đã giúp chúng ta có thể phát
hiện, chẩn đốn sớm và điều trị thành cơng cho nhiều người bệnh (NB) mắc các bệnh
lý hiểm nghèo. Tuy nhiên, thách thức hàng đầu hiện nay của ngành y tế trên toàn thế
giới là bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) an tồn cho NB.
Trong báo cáo tháng 8/2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lần đầu tiên đưa ra
cảnh báo SCYK đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên
phạm vi toàn thế giới (1). Tại các nước phát triển cứ 10 NB thì có 1 bệnh nhân bị
SCYK trong thời gian được chăm sóc, điều trị tại BV (1). Ở các nước đang phát triển
nói chung, Việt Nam nói riêng chưa có các số liệu chính thức định kỳ về SCYK do

H
P

chưa thiết lập được hệ thống báo cáo hồn chỉnh. Tuy nhiên, với những khó khăn về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, thuốc và năng lực quản trị, tỷ lệ SCYK chắc
chắn cao hơn nhiều các nước phát triển.

ATNB là sự phòng ngừa các sự cố, sai sót có thể gây nguy hại cho NB trong
q trình điều trị và chăm sóc sức khỏe. Ước tính trên tồn thế giới, có tới 16% NB

U

nội trú gặp phải SCYK do thiếu ATNB trong BV, trong đó có tới hơn 50% các SCYK
là có thể phòng tránh (2). ATNB là vấn đề quan trọng do mỗi bước của các quy trình
KCB đều chứa đựng các nguy cơ gây ra SCYK cho NB. Tại Việt Nam, đã có nhiều


H

văn bản được các cơ quan nhà nước, ngành y tế ban hành nhằm nâng cao chất lượng
KCB tại các CSYT nói chung và BV nói riêng. Tuy nhiên các SCYK nghiêm trọng
xảy ra gần đây như trả nhầm trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn chéo trong BV gây ra dịch sởi
(2014), mổ nhầm chân tại BV Việt Đức (2016), sự cố chạy thận tại BVĐK tỉnh Hịa
Bình (2017)... cho thấy vấn đề ATNB đã, đang là một thách thức lớn với các BV
trong cả nước.
Trở ngại lớn nhất để có một hệ thống y tế an tồn chính là sự thay đổi từ văn
hóa trừng phạt cá nhân mắc lỗi sang văn hóa an tồn; trong đó lỗi không được xem
là vấn đề của cá nhân mà là cơ hội để cải tiến hệ thống và ngăn ngừa hậu quả (3).
VHATNB của một CSYT là giá trị của mỗi NVYT, mỗi đơn vị - là thái độ, nhận
thức, năng lực, và hành vi của mỗi cá nhân, là trình độ quản lý, tổ chức hoạt động
KCB của cơ sở đó. BV nào có VHATNB thì ở đó mọi người nhận thức rõ về tầm


2

quan trọng của an toàn, tin tưởng vào độ tin cậy, tính hiệu quả của các biện pháp
phịng ngừa. Do vậy, việc thiết lập VHATNB được xem là bước ngoặt quan trọng
trong việc cải thiện năng lực chuyên môn và nâng cao chất lượng KCB (4).
BVĐK Đông Anh, BV hạng II trực thuộc sở y tế Hà Nội có quy mô giường kế
hoạch/thực kê 400/638, với tổng số 488 cán bộ, nhân viên trong đó có 115 BS (tỷ lệ
BS có trình độ sau đại học chiếm hơn 50%), 283 ĐD, HS, KTV (trong đó trên 80%
có trình độ cử nhân) và 90 nhân viên khác (dược, hành chính, tài chính, dinh dưỡng,
kế hoạch, vật tư…). BV chịu trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, KCB cho
nhân dân Đông Anh và các khu vực lân cận. Công tác Quản lý chất lượng luôn là mối
quan tâm hàng đầu của lãnh đạo BV, ngay sau khi Thông tư số 19/2013/TT-BYT về


H
P

Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ KCB tại BV của Bộ Y tế được ban
hành ngày 12/7/2013. Tổ Quản lý chất lượng BV trực thuộc Phòng Kế hoạch tổng
hợp BVĐK Đông Anh được thành lập. Từ năm 2014, tổ Quản lý chất lượng đã tham
mưu cho Ban giám đốc BV ban hành Quy trình Quản lý SCYK, những SCYK nghiêm
trọng đã được báo cáo ngay cho lãnh đạo BV. Từ 2018 đến 2020 tại BV đã có 98

U

SCYK được ghi nhận, trong đó có 01 trường hợp tử vong do nhầm thuốc.
Trước thực trạng SCYK luôn có nguy cơ xảy ra, gây ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng KCB của BV. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: thực trạng Văn hóa An tồn

H

người bệnh tại BVĐK Đông Anh như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến văn
hóa An tồn người bệnh của NVYT tại BVĐK Đơng Anh? Để tìm hiểu những vấn
đề nêu trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu “ Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng
tới văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh,
năm 2021”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mơ tả thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh

viện đa khoa Đơng Anh năm 2021.

2.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an tồn người bệnh của
nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2021.

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Bệnh viện
BV là một tổ chức động bao gồm đầu vào là NB, NVYT, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, thuốc cần có để phục vụ quá trình KCB; đầu ra là NB khỏi bệnh, phục hồi
sức khỏe, hoặc tử vong. BV không chỉ đơn thuần tổ chức KCB tại chỗ mà còn thực
hiện các chức năng khác trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân như giáo dục
sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe tại nhà, ngồi ra BV cũng là
trung tâm đào tạo NVYT và thực hiện các nghiên cứu khoa học.

H
P


Theo WHO: BV là một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng
đảm bảo cho người dân được chăm sóc tồn diện về y tế kể cả KCB và phòng bệnh.
BV còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu y sinh học, xã hội.
Theo Bộ Y tế Việt Nam: BV là hệ thống mở, là tập hợp các bộ phận, khoa,
phịng có liên hệ lẫn nhau, phụ thuộc nhau, tương tác cả bên trong lẫn bên ngồi để

U

hình thành hồn chỉnh một xã hội có tổ chức (5-7).
1.1.2. Văn hóa

Văn hóa là khái niệm có nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên

H

quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm tất
cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra trên nền tảng của thế giới tự nhiên bao
gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh vật chất như nhà cửa, trang thiết bị, quần áo… và
khía cạnh phi vật chất như ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tư tưởng…
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và
động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua q trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình” (8). Khái niệm này vừa bao hàm được nhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác
nhau về văn hóa, vừa giúp chúng ta nhận diện được một hiện tượng văn hóa và phân
biệt nó với những hiện tượng khơng phải là văn hóa.
1.1.3. Sự cố y khoa.
Khái niệm sự cố y khoa



5

SCYK (cịn gọi là Tai biến/Sai sót Y khoa) là sự cố gây nguy hại cho NB ngoài
ý muốn, xảy ra trong q trình KCB chứ khơng phải do bệnh lý hoặc cơ địa NB gây
ra. SCYK làm cho NB mất, suy giảm chức năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài
ngày nằm viện của NB hoặc dẫn đến tử vong. Các SCYK thường có ngun nhân
liên quan đến cơng tác quản lý, tổ chức KCB (9,10,12,13).
Phân loại sự cố y khoa
• Phân loại SCYK theo mức độ tổn thương

H
P

H

U


6

Bảng 0.1. Phân loại Sự cố Y khoa theo mức độ tổn thương
Phân nhóm
STT

Mơ tả SCYK

Theo diễn
biến tình
huống


Hình thức
báo cáo

Theo mức độ tổn
thương đến sức khỏe,
tính mạng người bệnh
(Cấp độ nguy cơ-NC)

1
2

3

4

5

6

7
8

9

Tình huống có nguy cơ gây
ra sự cố (near miss)
Sự cố đã xảy ra, chưa tác
động trực tiếp đến người
bệnh
Sự cố đã xảy ra tác động

trực tiếp đến người bệnh,
chưa gây nguy hại.
Sự cố đã xảy ra tác động
trực tiếp đến người bệnh,
cần phải theo dõi hoặc đã
can thiệp điều trị kịp thời
nên không gây nguy hại
Sự cố đã xảy ra gây nguy
hại tạm thời và cần phải can
thiệp điều trị
Sự cố đã xảy ra, gây nguy
hại tạm thời, cần phải can
thiệp điều trị và kéo dài
thời gian nằm viện
Sự cố đã xảy ra gây nguy
hại kéo dài, để lại di chứng
Sự cố đã xảy ra gây nguy
hại cần phải hồi sức tích
cực
Sự cố đã xảy ra có ảnh
hưởng hoặc trực tiếp gây tử
vong

A

Chưa xảy ra (NC0)

B

H

P

C

Tổn thương nhẹ (NC1)

D

U

H

E

F

Báo cáo tự
nguyện

Tổn thương trung bình
(NC2)

G
Tổn thương nặng (NC3)
H
(kèm theo bảng SCYK
nghiêm trọng)

Báo cáo bắt
buộc


I

Nguồn: Bộ Y tế, Thông tư 43/2018/TT-BYT hướng dẫn phòng ngừa SCYK trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (13)
• Phân loại SCYK theo các yếu tố ảnh hưởng đến sự cố (9,10,12,13).


7

Yếu tố người hành nghề
– Sai sót khơng cố ý:
+ Do thói quen của NVYT: chỉ định miệng, sao chép y lệnh, thuốc cẩu thả.
+ Do dựa vào trí nhớ: NVYT khám bệnh cho nhiều NB sau đó mới ghi vào hồ
sơ, bệnh án.
+ Do quên: không lấy bệnh phẩm xét nghiệm, không bàn giao cho ca trực sau,
không cho NB dùng thuốc đúng giờ…
+ Do mệt mỏi, đau ốm, tâm sinh lý… tại thời điểm đó của NVYT
+ Do kiến thức, kinh nghiệm của NVYT…
– Sai sót do cố ý:

H
P

+ Cắt xén, làm tắt các quy trình chun mơn: quy trình kỹ thuật, khử khuẩn, tiệt
khuẩn dụng cụ y tế, vệ sinh tay…

+ Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao trong
quá trình KCB…
Yếu tố chuyên môn


U

– Y khoa là một ngành nghề mang tính xác suất và bất định cao. NB trong các
CSYT thường phải trải qua nhiều can thiệp xâm lấn, khơng xâm lấn, đưa các
thuốc, hóa chất vào cơ thể dễ dẫn đến những rủi ro bất khả kháng. Thực tế,

H

không phải SCYK nào cũng do NVYT thiếu trách nhiệm hay cố ý gây ra.
– Hệ thống KCB phức tạp, nhiều đầu mối tham gia, không liên tục, trong khi
việc phối hợp, làm việc nhóm chưa tốt, thơng tin khơng đầy đủ, khơng kịp
thời…

Yếu tố mơi trường

Mơi trường BV có nhiều áp lực do nhiều nơi còn quá tải NB, thiếu hụt NVYT,
ca kíp trái với sinh lý (khi mọi người ngủ thì NVYT phải thức để trực). Cơ sở vật chất
nhiều BV xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ, NVYT nhiều BV phải làm
việc với cường độ cao và áp lực tâm lý căng thẳng…
Yếu tố chính sách, quản lý và điều hành


8

– Một số chính sách, quy định chưa phù hợp: cho thuốc những ngày cuối tuần,
lễ, tết; đăng ký nơi KCB ban đầu của NB có thẻ BHYT; thu phí theo dịch vụ
dẫn đến lạm dụng cận lâm sàng, thuốc, kỹ thuật cao v.v.
– Cơ chế tự chủ BV cũng tiềm ẩn nhiều rui ro cho NB như: giảm chi phí đầu vào
đặc biệt là giảm tỷ lệ ĐD/BS, giảm sử dụng vật tư y tế, sử dụng vật tư không

đảm bảo chất lượng. Y, BS trước khi chỉ định cận lâm sàng, xét nghiệm, kê
đơn thuốc cho NB phải xem xét khả năng chi trả của NB…
– Ngoài ra, SCYK xảy ra do việc tổ chức KCB chưa thực sự hợp lý như: KCB
thường tập trung nhiều vào buổi sáng; ca-kíp nhiều nơi, nhiều lúc chưa hợp lý;
nhân lực trực đêm và ngày nghỉ, ngày lễ chưa được bố trí theo nguyên tắc

H
P

“Bệnh viện hoạt động 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần". Nhiều BV tuyến huyện
vẫn đang thực hiện chế độ trực theo hệ nội nhi, ngoại sản, chuyên khoa lẻ, cận
lâm sàng…nên khi cần không đáp ứng tốt được yêu cầu chuyên môn của từng
chuyên khoa càng làm tăng nguy cơ xảy ra sai sót.
1.1.4. An tồn người bệnh

U

ATNB là sự phịng ngừa các sự cố, sai sót có thể gây nguy hại cho NB trong
quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe (9). ATNB áp dụng các phương pháp an toàn
để xây dựng những hệ thống KCB, CSYT đáng tin cậy. ATNB là nguyên tắc cơ bản

H

của ngành y tế, thực hiện tốt ATNB sẽ giúp giảm thiểu hậu quả của các sự cố, tăng
cường sự phục hồi từ các sự cố (10,11).

Ngày nay, ATNB được xem là một chuyên ngành trong khoa học quản lý BV,
nó bao gồm các ngun lý chính về ATNB đó là: phương pháp, ngun tắc tiếp cận
hệ thống, văn hóa khơng buộc tội, quan tâm đến yếu tố con người, môi trường làm
việc của NVYT và xây dựng VHATNB.

1.1.5. Văn hóa An tồn người bệnh
Văn hố An tồn người bệnh (VHATNB) là tập hợp những giá trị, thái độ,
niềm tin, nhận thức, hành vi và những qui tắc về an toàn của mọi nhân viên trong một
CSYT (11). VHATNB thể hiện năm thuộc tính của văn hóa mà NVYT cần nỗ lực
thực hiện thơng qua việc triển khai có hệ thống các giải pháp tăng cường cơng tác
ATNB, năm thuộc tính đó là:


9

(1) Văn hóa mà ở đó tất cả NVYT (gồm những NVYT trực tiếp điều trị cho NB và
nhân viên hành chính, các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành) sẵn sàng đứng ra chịu
trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, NB và người nhà NB trong
q trình tổ chức KCB.
(3) Văn hóa đặt ATNB lên trước các mục tiêu về tài chính và hoạt động;
(4) Văn hóa khuyến khích, động viên và khen thưởng các sáng kiến về ATNB, những
nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề về ATNB;
(5) Văn hóa trong đó tổ chức, đơn vị và cá nhân cởi mở trong việc chia sẻ, rút kinh
nghiệm, bài học từ sự cố;
(6) Văn hóa ưu tiên cung cấp các nguồn lực phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống

H
P

đảm bảo an tồn (9,11):

Một CSYT được xem là có VHATNB khi mỗi thành viên của CSYT đó, ở bất
kỳ cương vị nào, đều ln chủ động trong việc phịng ngừa sự cố và trách nhiệm của
từng cá nhân luôn nhận được sự hỗ trợ của cơ quan, đơn vị (11). Trong quá trình
nghiên cứu về VHATNB, các tác giả đã đúc kết được bảy yếu tố chính cấu thành


U

VHATNB trong BV đó là:

Các nhà lãnh đạo, quản lý xác định ATNB là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt
động của BV.

H

Các hoạt động trong BV được tổ chức làm việc theo nhóm một cách hiệu quả;
tổ chức KCB dựa trên bằng chứng như hướng dẫn chẩn đoán, phác đồ điều trị của
BV phải dựa trên cơ sở y học thực chứng.
Mọi người đều được quyền nói, được lắng nghe và chỉ ra những nguy cơ, sai
sót trong đơn vị mình, được tham gia đóng góp các ý kiến cải tiến công tác ATNB;
Cách thức BV tổ chức học tập, chia sẻ và thực hiện các giải pháp cải tiến từ
sự cố;
Tổ chức luôn xem xét lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi cá nhân;
Nguyên tắc cuối cùng, rất quan trọng và xuyên suốt quá trình hoạt động của
bất cứ một CSYT nào đó chính là “lấy người bệnh làm trung tâm”.


10

1.2. Bộ công cụ HSOPSC (Hospital Survey on Patient Safety Culture) dùng để
khảo sát Văn hố An tồn người bệnh.
Năm 2007, cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ
(AHRQ) đã xây dựng bộ công cụ khảo sát VHATNB trong các mơi trường khác nhau,
trong đó phiên bản dùng tại BV có tên là Hospital Survey on Patient Safety Culture
(HSOPSC). Bộ công cụ này đã được dịch sang 16 thứ tiếng và triển khai nghiên cứu

tại nhiều nước trên thế giới: tại Pháp (18,19), Brazil (20) năm 2013; Croatia năm 2014
(21)… Tại Việt Nam, thang đo này đã được dịch ra tiếng Việt, được công nhận và
cho phép sử dụng bởi Tổ chức AHRQ năm 2015 (HSOPSC-VN2015) (22). Trong
những năm vừa qua, thang đo này đã được sử dụng trong các nghiên cứu về VHATNB

H
P

ở nước ta và thông qua các nghiên cứu, các giải pháp tăng cường VHATNB đã được
đề xuất và triển khai tại một số BV rất có giá trị (23-26, 40-42). Đây là bộ công cụ
được sử dụng phổ biến nhằm khảo sát VHATNB không chỉ ở phạm vi BV mà ở cả
từng khoa, phịng trong BV với mục đích định hướng, điều chỉnh phương pháp quản
trị, vận hành BV nhằm tạo dựng VHATNB. Do đó trong nghiên cứu này chúng tơi

U

quyết định sử dụng bộ công cụ HSOPSC-VN2015 để phục vụ cho việc mơ tả thực
trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB của NVYT tại BVĐK
Đông Anh.

H

Bộ công cụ khảo sát VHATNB HSOPSC-VN2015 với 42 câu hỏi sử dụng
thang đo Likert 5 giá trị bao phủ 12 khía cạnh:
1) Sự phối hợp làm việc theo ê kíp trong cùng một khoa/phịng
2) Làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phòng
3) Nhân sự làm việc (số lượng, chất lượng)
4) Quan điểm, nhận định tổng quát về an toàn người bệnh của NVYT
5) Quan điểm và hành động của nhà lãnh đạo, quản lý về ATNB
6) Sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo, quản lý cho ATNB ở BV

7) Sự sẵn sàng chia sẻ, trao đổi thông tin về ATNB
8) Hoạt động cải tiến liên tục và học tập một cách có hệ thống các biện pháp
ATNB
9) Bàn giao và chuyển tiếp người bệnh giữa các khoa/phòng


11

10) Việc phản hồi và trao đổi về sự cố trong khoa/ phòng
11) Tần suất ghi nhận và báo cáo sự cố của NVYT
12) Trừng phạt cá nhân khi có sai sót/lỗi (22)
1.3. Thực trạng văn hóa an tồn người bệnh qua các nghiên cứu trên thế giới và
Việt Nam sử dụng bộ công cụ HSOPSC.
Bộ công cụ HSOPSC đã được nhiều quốc gia sử dụng với những nghiên cứu
quy mô lớn như khảo sát đánh giá về VHATNB năm 2012 tại 1.128 BV tại Hoa Kỳ
với trên 567.703 NVYT. Kết quả khảo sát cho thấy TLĐƯT cao nhất (80%) là các
yếu tố: nhân viên hỗ trợ lẫn nhau, đối xử với nhau một cách tôn trọng và làm việc
cùng nhau như một nhóm. Đồng thời khoảng 3/4 NVYT cho rằng các nhà lãnh đạo,

H
P

quản lý đã xem xét các đề xuất của mình giúp cải tiến ATNB cũng như khen ngợi cán
bộ, nhân viên vì khơng bỏ qua các sai sót. Tuy vậy, có tới gần 1/2 nhân viên cho rằng
nhân sự chưa đủ trong quá trình xử lý công việc (33)

Một nghiên cứu khác năm 2007 tại Bỉ về VHATNB của Johan H. và cộng sự
trên 3.940 NVYT cũng cho thấy TLĐƯT cao nhất là “làm việc theo nhóm trong

U


khoa/phịng” (70%), TLĐƯT thấp nhất là sự “hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện” chiếm
30% (34). Các nghiên cứu khác tại Hà Lan, Tây Ban Nha và Nhật Bản đều cho thấy
cần cải thiện việc phối hợp làm việc của các đơn vị trong tổ chức, văn hóa khơng

H

trừng phạt và việc rút kinh nghiệm từ sự cố (35).
Ở châu Á, khảo sát tại Đài Loan do Chen I thực hiện tại 42 BV năm 2010 cho
thấy TLĐƯT cao nhất (94%) là “làm việc theo nhóm trong khoa”, TLĐƯT thấp nhất
(39%) là yếu tố “đủ nhân sự làm việc” (49). Còn khảo sát năm 2012 tại các BV lớn
của Iran do Tabrizchi N và Sedaghat M thực hiện cho thấy TLĐƯT cao nhất (77%)
là “làm việc theo nhóm giữa các khoa với nhau”, TLĐƯT thấp nhất (17%) là yếu tố
“văn hố khơng buộc tội” (31). Nghiên cứu năm 2013 của tác giả Yanli Nie tại 32
BV ở 15 thành phố của Trung Quốc với trên 1.160 NVYT cho thấy TLĐƯT ở các
yếu tố khảo sát dao động từ 36% đến 89%, trong đó ba yếu tố là: cải tiến liên tục/học
tập một cách hệ thống, làm việc nhóm trong khoa phịng và văn hóa khơng trừng phạt
có TLĐƯT cao (48).


12

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về VHATNB tại BV sử dụng bộ cơng cụ của
AHRQ vẫn cịn tương đối mới. Mặt khác, vì là khảo sát ý kiến của NVYT nên có thể
cịn gặp nhiều sai số do kỳ vọng trả lời tốt (social desirability bias). Tuy nhiên, sau
khi bộ cơng cụ HSOPSC-VN2015 được AHQR cơng nhận thì nhiều nghiên cứu đã
được triển khai và đã giúp cho nhiều BV có những điều chỉnh và giải pháp thích hợp
trong việc tổ chức, triển khai xây dựng VHATNB. Chi tiết một số nghiên cứu nổi bật
như phần dưới đây.
Năm 2012, tác giả Tăng Chí Thượng lần đầu tiên sử dụng Bộ câu hỏi khảo sát

văn hoá ATNB (HSOPSC) tại BV Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh với mẫu
nghiên cứu là toàn bộ Y BS và ĐD/KTV ở các khoa lâm sàng. Kết quả cho thấy

H
P

TLĐƯT chung ở 12 yếu tố là 69% trong đó tập trung ở các yếu tố là làm việc nhóm
trong khoa, hỗ trợ của lãnh đạo BV trong việc khuyến khích ATNB, thơng tin phản
hồi và học tập, cải tiến liên quan đến ATNB (82-90%). Ngược lại, có tới 7 yếu tố có
TLĐƯT thấp hơn hẳn so với các yếu tố còn lại là: nhận thức về ATNB (67%); tần
suất báo cáo sự cố (64%); làm việc nhóm giữa các khoa, phịng (61%); bàn giao -

U

chuyển tiếp người bệnh (57%); trao đổi cởi mở (55%); nhân sự (52%) và văn hóa
khơng buộc tội khi có sai sót (51%) (39).

Tại BV Từ Dũ, Trần Nguyễn Như Anh đã thực hiện khảo sát trên 2.118 NVYT

H

năm 2015. Kết quả cho thấy 70% NVYT nhận định BV đã làm rất tốt công tác ATNB.
TLĐƯT cao ở các yếu tố: nhân viên trong khoa sẵn sàng hỗ trợ nhau (95,4%); làm
việc nhóm trong khoa phịng (91,7%); lãnh đạo luôn động viên, khen ngợi (91,3%)
và sự cải tiến liên tục/học tập một cách hệ thống (86,5%). Các yếu tố có TLĐƯT thấp
là: thoải mái góp ý với lãnh đạo (51,7%); bị thành kiến, ghi nhận hồ sơ (64,6%) và
bàn giao - chuyển tiếp người bệnh (32,2%) (29).
Một nghiên cứu năm 2016 trên 1.379 NVYT tại 43 BV tại thành phố Hồ Chí
Minh của Tăng Chí Thượng cho thấy đa phần NVYT đánh giá cao về VHATNB trong
BV. Trong đó, TLĐƯT cao tập trung ở các lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa, lãnh

đạo khoa khuyến khích ATNB, học tập - cải tiến liên tục, hỗ trợ của lãnh đạo BV về
ATNB, làm việc nhóm giữa các khoa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực tồn tại như


13

cởi mở trong chia sẻ về sự cố, thiếu nhân sự, văn hóa khơng buộc tội khi có sai sót và
tần suất báo cáo sự cố (23).
Nghiên cứu tại BV Trưng Vương năm 2017 của Lê Thành Chiến cũng cho
thấy TLĐƯT về yếu tố “mọi người trong khoa luôn hỗ trợ lẫn nhau” là cao nhất
(96,2%). Hơn 3/4 trả lời tích cực với câu hỏi khi áp lực cơng việc tăng cao, lãnh đạo
khoa luôn muốn nhân viên làm việc nhanh hơn ngay cả khi không tuân thủ đủ các
bước của các qui trình. BS có ý kiến trả lời đồng ý thấp hơn ĐD trong 4 yếu tố: cải
tiến liên tục/học tập một cách hệ thống; quan điểm tổng quát về ATNB; nhân sự và
bàn giao - chuyển tiếp người bệnh (24). Năm 2018, nghiên cứu của Lê Phước Triệu
cũng cho thấy hơn 2/3 NVYT khơng có báo cáo SCYK và đánh giá cao VHATNB

H
P

tại BV Trưng Vương (24).

Nghiên cứu tại BV Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre năm 2017 trên 389 NVYT
cũng cho thấy TLĐƯT với từng yếu tố VHATNB dao động từ 34,7% đến 96,4%.
TLĐƯT trung bình của 12 yếu tố khảo sát là 72,5%. NVYT đánh giá mức độ ATNB
tại BV là tốt chiếm tỉ lệ 72,2% và tần suất ghi nhận, báo cáo các sự cố ở mức độ

U

thường xuyên là 59,9% với tỉ lệ nhân viên báo cáo sự cố trong 2 năm qua là 11,8%

(26).

Các nghiên cứu của Lê Quốc Hùng (2019) tại BV Đa khoa Trung tâm Tiền

H

Giang, Lê Thanh Thảo (2019) tại Viện Y dược học dân tộc, của Lê Thanh Hải (2019)
tại BV đa khoa Đống Đa, của Trần Liên Hương (2020) tại BVĐK Xanh Pôn về
VHATNB cho thấy TLĐƯT về ATNB nói chung đều chiếm tỷ lệ cao trreen 70%, tuy
nhiên TLĐƯT thấp ở các nhóm yếu tố: nhân sự làm việc, hành động khi có sự cố sai
sót, và số lần báo cáo sự cố khoảng trên 50% (25,40,41,46).
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y
tế qua các nghiên cứu.
Các nghiên cứu về VHATNB chỉ ra các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến
VHATNB bao gồm: các yếu tố thuộc về bản thân NVYT, các yếu tố về môi trường
làm việc và lãnh đạo, quản lý tại khoa/phòng, BV.


14

1.4.1. Yếu tố bản thân nhân viên y tế
Nhiều nghiên cứu về VHATNB đã chỉ ra một số yếu thuộc về bản thân NVYT
ảnh hưởng đến VHATNB gồm ý thức, nhận thức của NVYT, chức danh nghề nghiệp,
chức vụ, thâm niên cơng tác và thu nhập trung bình hàng tháng (23-25,44-46). Trong
đó một số yếu tố sau thường có tác động rõ rệt.
Về ý thức, nhận thức của NVYT, vệc tăng cường tập huấn và tạo ý thức trách
nhiệm với NB, với nghề nghiệp của bản thân, đặc biệt là ý thức tuân thủ các quy trình,
quy định trong KCB và tự nguyện báo cáo về SCYK của NVYT là yếu tố quan trọng
giúp tăng cường VHATNB (23-25, 44-46).
Về chức danh nghề nghiệp, ĐD làm việc theo ê kíp thường đánh giá VHATNB


H
P

tích cực hơn so với BS. ĐD hỗ trợ về quản lý trong công tác ATNB nhiều hơn BS,
và khi có sai sót xảy ra, họ phản hồi và trao đổi nhiều hơn so với BS. ĐD cũng quan
ngại về việc bị trừng phạt khi có sai sót xảy ra và cố gắng đảm bảo ATNB cao hơn
BS. Ngồi ra các BS có TLĐƯT thấp hơn các nhóm NVYT khác ở 4 lĩnh vực: nhận
thức về ATNB, học tập- cải tiến liên tục, nhân lực, bàn giao và chuyển tiếp người

U

bệnh (21,23-25, 39,41).

Về thâm niên công tác, văn hóa khơng trừng phạt có tỉ lệ cao hơn ở NVYT có
thời gian cơng tác trên một năm so với NVYT làm việc dưới 1 năm. NVYT có thâm

H

niên cơng tác càng lâu thì hành động ATNB càng được thực hiện tốt do họ hiểu và
ln đặt an tồn lên hàng đầu cũng như rút kinh nghiệm từ các sai sót của chính mình.
Tuy nhiên, người có thâm niên cơng tác cao lại thường làm việc nhóm thiếu gắn kết
và hỗ trợ về quản lý cho công tác ATNB thấp hơn nhóm NVYT cơng tác dưới 1 năm.
Nhóm này cũng cho rằng lãnh đạo khoa, phịng ln lắng nghe và xem xét các đề
xuất của nhân viên trong việc cải tiến ATNB, cũng như khơng nhận hay ít nhận được
sự động viên, khen ngợi của lãnh đạo khoa (21,23-25, 39,41).
Về thu nhập, NVYT có thu nhập 5-8 triệu/ tháng có tỉ lệ làm việc nhóm cao
hơn so với nhóm có thu nhập thấp hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm có
thu nhập thấp nhất BV thì thơng tin bàn giao và chuyển NB chưa chính xác cao hơn
các nhóm khác (39-42).



15

1.4.2. Yếu tố lãnh đạo, quản lý
Nhận thức và quan điểm của người lãnh đạo, quản lý BV và khoa/phòng về
VHATNB mang tính quyết định đến kết quả các hoạt động ATNB (21-25,39-46).
Đầu tiên là việc quan tâm, khắc phục các lỗi hệ thống của các nhà lãnh đạo, quản lý.
Các nghiên cứu đã cho thấy, 70% các SCYK không mong muốn có nguồn gốc từ các
yếu tố của hệ thống và chỉ có 30% là do cá nhân người hành nghề. Các tác giả cũng
nhận định cứ có 1 SCYK xảy ra thường có tới 3-4 yếu tố liên quan tới lỗi hệ thống
(10,11)
Một số chính sách, cơ chế vận hành, quản trị BV, nhất là các BV công hiện
nay đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm gia tăng SCYK như: các yếu tố liên quan đến

H
P

KCB và thanh toán BHYT, tự chủ BV làm tăng nguy cơ lạm dụng dịch vụ, cận lâm
sàng, thuốc. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ chưa thực sự khoa học, hợp lý cũng là
những vấn đề cần quan tâm: hệ thống dây chuyền KCB phức tạp, không liên tục,
nhiều đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi việc phối hợp chưa thực sự tốt (2125,39-46). Việc thiếu nhân lực nhất là về số lượng ĐD, khơng bố trí đủ nhân lực để

U

đảm bảo chăm sóc người bệnh 24/7, nhất là các ngày lễ, tết, cuối tuần. Việc đào tạo
liên tục chưa thường xun, chưa kịp thời và cịn mang tính chất hình thức, việc kiểm
tra, giám sát chưa nghiêm túc, khách quan cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến

H


VHATNB (10,21-25,39-46)

Các cơ chế, chính sách tạo sự cởi mở, động viên, khuyến khích hình thành văn
hóa tự nguyện báo cáo SCYK là những yếu tố có tác động tích cực đến VHATNB.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các BV chưa thực sự khuyến khích việc báo cáo SCYK,
cách hành xử mang tính đổ lỗi và buộc tội cá nhân cịn tương đối phổ biến (2326,38,44,45)
1.4.3. Yếu tố môi trường làm việc
Môi trường làm việc tại khoa, phịng và BV trong đó các NVYT cung cấp dịch
vụ đang có nhiều vấn đề như: quá tải người bệnh, nhân lực thiếu, thiếu các phương
tiện chăm sóc người bệnh và nhất là áp lực tâm lý do các quy định pháp lý bảo vệ
người hành nghề còn nhiều bất cập (10).


×