Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú và đáp ứng về nhân lực, giường bệnh tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

MƠ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN

H
P

ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ ĐÁP ỨNG VỀ NHÂN
LỰC, GIƢỜNG BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720701

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

MƠ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN


H
P

ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ ĐÁP ỨNG VỀ NHÂN
LỰC, GIƢỜNG BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720701

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS.BS.Nguyễn Vĩnh Hƣng
2. GS.TS.Phan Văn Tƣờng

Hà Nội, 2018


LỜI CÁM ƠN
Sau 2 năm học tập, nhân dịp hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản
lý bệnh viện, tơi xin đƣợc bày tỏ lịng cám ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, các thầy
cô giáo trƣờng Đại học y tế cơng cộng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi
hồn thành chƣơng trình học tập và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Với tất cả tình cảm chân thành nhất, tơi xin đặc biệt bày tỏ lòng cám ơn tới thầy
GS.TS. Phan Văn Tƣờng - Viện trƣởng Viện Đào tạo, bồi dƣỡng Cán bộ quản lý

Ngành y tế và thầy TS.BS. Nguyễn Vĩnh Hƣng - Trƣởng khoa Thận Tiết niệu Bệnh
viện E Hà Nội đã hết lòng hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu

H
P

đến xây dựng đề cƣơng đến hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn các bạn đồng môn lớp Cao học Quản lý
bệnh viện khóa 9 - Trƣờng Đại học y tế công cộng và những ngƣời thân trong gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn

U

thành tốt khóa học này.
Xin chân thành cám ơn!

H

Trần Thị Thanh Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật (Disability

DALY
Adjusted Life Years)

Phân


ICD

loại

quốc

tế

về

bệnh

tật

(International

Classification of Diseases)
PVS

Phỏng vấn sâu

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

H
P

H


U


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Khái niệm mơ hình bệnh tật .................................................................................4
1.2. Phân loại bệnh tật .................................................................................................4

H
P

1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới cấu trúc mơ hình bệnh tật ......................................7
1.4. Một số nghiên cứu về mơ hình bệnh tật .............................................................10
1.5. Một số chính sách về nhân lực y tế và giƣờng bệnh ..........................................19
1.6. Sơ lƣợc về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .........................................................24
1.7. Khung lý thuyết ..................................................................................................27

U

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................28

H


2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................29
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .........................................................................29
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................29
2.6. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................30
2.7. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...........................................................................31
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .........................................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................33
3.1. Đặc điểm bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn
2015 - 2017 ...............................................................................................................33
3.2. Mơ hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn
2015 - 2017 ...............................................................................................................35


3.3. Thực trạng đáp ứng với mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai
đoạn 2015 - 2017 .......................................................................................................42
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................53
4.1. Đặc điểm bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn
2015 - 2017 ...............................................................................................................53
4.2. Mơ hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................................55
4.3. Thực trạng đáp ứng nhân lực và giƣờng bệnh với mơ hình bệnh tật tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................57
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................60

H
P

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN.........................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64
PHỤ LỤC ..................................................................................................................69
Phụ lục 1: Các biến số trong nghiên cứu và các khái niệm, thƣớc đo hay tiêu chuẩn

U

đánh giá .....................................................................................................................69
Phụ lục 2: Bộ công cụ thu thập số liệu thứ cấp .........................................................72
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi hƣớng dẫn phỏng vấn sâu ......................................................79

H

Phụ lục 4: Tên 21 chƣơng bệnh theo ICD - 10 .........................................................82


i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật theo nhóm bệnh chính và khu vực trên Thế giới
năm 2016 ...................................................................................................................11
Bảng 1.2. Xu hƣớng bệnh tật và tử vong tồn quốc qua các năm ............................13
Bảng 1.3. Mơ hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam xếp theo chƣơng bệnh ............14
Bảng 1.4. Các bệnh mắc cao nhất năm 2015 ............................................................17
Bảng 1.5. Các bệnh chết cao nhất năm 2015 ............................................................17
Bảng 1.6. Định mức biên chế tuyến 3 .......................................................................19
Bảng 1.7. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn ...........................................................20

H
P


Bảng 1.8. Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới năm 2020 ở Việt Nam .....21
Bảng 1.9. Nhu cầu nhân lực theo tuyến bệnh viện ở Việt Nam ................................22
Bảng 1.10. Một số chỉ tiêu chuyên khoa ở Việt Nam ...............................................22
Bảng 1.11. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ..............................26
Bảng 3.1. Phân bố ngƣời bệnh điều trị nội trú theo nghề nghiệp .............................34
Bảng 3.2. Mơ hình và xu hƣớng bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh

U

viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 xếp theo 21 chƣơng bệnh ..............................36
Bảng 3.3. Bệnh phổ biến nhất trong từng chƣơng bệnh của bệnh nhân điều trị nội

H

trú tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................38
Bảng 3.4. Tỷ lệ 10 bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện
Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................40
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh tật phân loại theo nhóm Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật
và tử vong của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 2017 ...........................................................................................................................41
Bảng 3.6. Nguồn nhân lực của Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 .............42
Bảng 3.7. Cơ cấu trình độ nhân lực Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 .....42
Bảng 3.8. Nguồn nhân lực Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 ...................43
Bảng 3.9. Nhu cầu nhân lực của Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 ..........43
Bảng 3.10. Cơ cấu nhân lực theo bộ phận của Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 2017 ...........................................................................................................................44


ii

Bảng 3.11. Cơ cấu nhân lực theo chức danh chuyên môn của Bệnh viện Việt Đức
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................................44

Bảng 3.12. Tỷ lệ nhân viên y tế/giƣờng bệnh tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015
- 2017.........................................................................................................................45
Bảng 3.13. Đáp ứng số lƣợng nhân lực điều trị và chăm sóc ngƣời bệnh ................46
Bảng 3.14. Đáp ứng nhu cầu giƣờng bệnh nội trú của Bệnh viện Việt Đức giai đoạn
2015 - 2017 ...............................................................................................................46
Bảng 3.15. Công suất sử dụng giƣờng bệnh nội trú của các khoa lâm sàng Bệnh
viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................47
Bảng 3.16. Cơ cấu nhân lực và giƣờng bệnh của 5 khoa lâm sàng có cơng suất sử

H
P

dụng giƣờng bệnh cao nhất tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017 .............51

H

U


iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Xu hƣớng tỷ lệ tử vong toàn quốc qua các năm ...................................13
Biểu đồ 1.2. Xu hƣớng tỷ lệ mắc bệnh toàn quốc qua các năm ................................14
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm và xu hƣớng phân bố ngƣời bệnh điều trị nội trú theo nhóm
tuổi .............................................................................................................................33
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm và xu hƣớng phân bố ngƣời bệnh điều trị nội trú theo giới .34
Biểu đồ 3.3. Tình trạng vào viện của ngƣời bệnh điều trị nội trú .............................35
Biểu đồ 3.4. Xu hƣớng tình trạng vào viện của ngƣời bệnh điều trị nội trú .............35


H
P

H

U


iv

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Số lƣợng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức tăng đều hàng
năm: năm 2016 là 246.178 bệnh nhân, năm 2017 là 273.964 bệnh nhân. Nghiên cứu
“Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú và đáp ứng về nhân lực,
giường bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017” nhằm xác
định mơ hình, xu hƣớng bệnh tật của bệnh viện và giúp cho bệnh viện lập đƣợc kế
hoạch dài hạn về tổ chức hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời bệnh.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi cứu số liệu ngƣời

H
P

bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2015 đến năm 2017 và những
thông tin về nguồn lực tại bệnh viện giai đoạn này kết hợp với phƣơng pháp nghiên
cứu định tính qua phỏng vấn sâu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số bệnh nhân điều trị nội trú tập trung ở nhóm
>14 tuổi (91,6%) và chủ yếu là nam giới (67,2%). Mơ hình bệnh tật tại bệnh viện
rất đa dạng, 05 bệnh hay gặp nhất là: thƣơng tổn do chấn thƣơng trong sọ (5,79%),


U

gãy các phần khác của chi: do lao động và giao thông (4,41%), thƣơng tổn do chấn
thƣơng các nội tạng khác (3,94%), sỏi tiết niệu (3,5%), sỏi mật và viêm túi mật

H

(3,32%). Đáp ứng của bệnh viện với mơ hình bệnh tật đó: số lƣợng nhân viên cịn
thiếu khoảng 35% so với định mức của Thông tƣ 08, nhân lực y tế chủ yếu tập trung
nhiều nhất ở khu vực lâm sàng (75 - 76%), công suất sử dụng giƣờng bệnh chung
của viện đạt mức xấp xỉ trên dƣới 100%.
Dựa trên kết quả nghiên cứu khuyến nghị: cần phân bố nhân lực và giƣờng bệnh
giữa các khoa hợp lý hơn: Khoa chấn thƣơng chỉnh hình I, Khoa phẫu thuật thần
kinh I, Khoa ung bƣớu cần tăng tỷ lệ bác sỹ/giƣờng bệnh lên 0,2; tăng tỷ lệ bác
sỹ/điều dƣỡng lên 1/2; bổ sung thêm giƣờng bệnh cho các khoa có cơng suất giƣờng
bệnh > 100%: Khoa ung bƣớu, Khoa phẫu thuật Nhi, Khoa phẫu thuật thần kinh I,...
từ các khoa có công suất giƣờng bệnh <100%: Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn, Khoa
thận lọc máu, Khoa điều trị theo yêu cầu,...


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mơ hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình trạng
sức khỏe, tình hình kinh tế xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. Tình hình bệnh
tật thƣờng thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính trị,...
Theo Báo cáo thống kê Ƣớc tính sức khỏe tồn cầu đo lƣờng gánh nặng bệnh
tật, hoặc năm sống khỏe mạnh mất đi (sử dụng chỉ số DALYs) của WHO năm

2016, nhóm bệnh lây nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý thời kỳ chu sinh, và dinh
dƣỡng chiếm 29%, nhóm bệnh khơng lây nhiễm chiếm 60%, chấn thƣơng chiếm

H
P

11% , trong đó nguyên nhân chấn thƣơng hàng đầu là do tai nạn giao thông chiếm
3%. 10 nguyên nhân hàng đầu cho gánh nặng bệnh tật trên Thế giới là: bệnh nhồi
máu cơ tim, đột quỵ, nhiễm trùng hô hấp dƣới, biến chứng sinh non, tai nạn giao
thông, bệnh tiêu chảy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đƣờng, ngạt sinh và
chấn thƣơng khi sinh, dị tật bẩm sinh [51].

U

Mơ hình bệnh tật ở Việt Nam trong vòng hơn 30 năm trở lại đây dựa trên các số
liệu thống kê cho thấy cơ cấu giữa 3 nhóm bệnh lây nhiễm, khơng lây và tai nạn,
thƣơng tích đã có sự thay đổi nhanh chóng, với sự gia tăng tỷ trọng của các bệnh

H

không lây nhiễm và tai nạn, thƣơng tích. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện từ
1976 đến 2015, nhóm các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thƣơng, tai nạn bắt đầu
tăng nhanh trong giai đoạn từ 1986 – 2006 và tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10% từ
năm 2006 trở lại đây [10]. Theo WHO năm 2016 tại Việt Nam , gánh nặng bệnh tật
do các bệnh lây nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý thời kỳ chu sinh, và dinh dƣỡng
chiếm 16,8%, nhóm bệnh khơng lây nhiễm chiếm 70,0%, chấn thƣơng chiếm
13,2%, trong đó nguyên nhân chấn thƣơng hàng đầu là do tai nạn giao thông chiếm
5%. [51]. Theo văn phòng đại diện của WHO tại Việt Nam cho thấy: tai nạn thƣơng
tích đứng thứ 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam (2010),
ƣớc tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong năm 2010, gấp đôi số ca tử vong do

bệnh truyền nhiễm (5,6%) và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em (lứa
tuổi 0 - 17) [52].


2

Sự thay đổi về cơ cấu gánh nặng bệnh tật và tử vong đòi hỏi hệ thống y tế cũng
phải có những đáp ứng, thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm
vụ và khả năng cung ứng dịch vụ. Trong điều kiện đất nƣớc ta cịn nhiều khó khăn,
đầu tƣ cho y tế mặc dù ngày càng tăng trong những năm gần đây (2013: 118.326 tỷ
đồng, 2014: 137.691 tỷ đồng) nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát
triển chung của y tế toàn quốc cũng nhƣ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
[16]. Việc xác định mơ hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tƣ cho cơng tác phịng chống
bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bƣớc hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh và tỉ lệ
tử vong cho cộng đồng, nâng cao sức khỏe nhân dân.

H
P

Là một trung tâm ngoại khoa lớn của miền Bắc, ngoài việc cấp cứu điều trị
bệnh nhân ngoại khoa thông thƣờng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám cấp cứu
nhiều bệnh nhân chấn thƣơng, đặc biệt là chấn thƣơng do tai nạn giao thông. Số
lƣợng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng đều hàng năm: năm 2016
là 246.178 bệnh nhân, năm 2017 là 273.964 bệnh nhân. Mơ hình, cơ cấu bệnh tật

U

thay đổi, trong khi mơ hình tổ chức, quản lý của Bệnh viện Việt Đức vẫn không
thay đổi trong nhiều năm, dẫn đến nhiều bất cấp trong việc phân bố nguồn lực và

giƣờng điều trị giữa các khoa phịng. Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu

H

“Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú và đáp ứng về nhân lực,
giường bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017” nhằm đƣa
ra mơ hình bệnh tật của bệnh viện, cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo bệnh viện
có những định hƣớng phát triển chuyên mơn. Bên cạnh đó cũng giúp cho các bộ
phận khác trong bệnh viện nhận thấy khả năng đáp ứng một số nguồn lực của bệnh
viện, từ đó có kế hoạch cho những năm tiếp theo nhằm nâng cao chất lƣợng khám
chữa bệnh, phục vụ nhân dân tốt hơn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017.
2. Phân tích thực trạng đáp ứng về nhân lực, giƣờng bệnh với mơ hình bệnh tật của
bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 - 2017.

H
P

H

U


4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm mơ hình bệnh tật
Mơ hình bệnh tật là tỷ lệ các nhóm bệnh tật của một khu vực địa lý nhất định
trong một giai đoạn thời gian cụ thể. Từ mơ hình bệnh tật ngƣời ta có thể xác định
đƣợc các bệnh tật phổ biến nhất cho định hƣớng chiến lƣợc về y tế cũng nhƣ xây
dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trong từng khu vực cụ thể [5].
1.2. Phân loại bệnh tật
1.2.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật:

H
P

Theo các phân loại này bệnh tật đƣợc chia thành 3 nhóm chính:
− Bệnh lây
− Bệnh khơng lây
− Tai nạn, ngộ độc, chấn thƣơng

Cách phân loại này cho ta cái nhìn bao qt, tổng thể mơ hình bệnh tật ở mỗi

U

quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nó mang tính chất xác định xu hƣớng phát triển của
bệnh tật. Nhìn vào mơ hình bệnh tật này chúng ta sơ bộ đánh giá đƣợc sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng miền [4], [30], [36], [48].

H

Cách phân loại này số liệu đơn giản, tƣơng đối chính xác do số liệu đủ lớn. Nó
rất thích hợp cho việc so sánh giữa các quốc gia, các vùng miền cũng nhƣ có cáo

nhìn bao qt chung về mơ hình bệnh tật của một đất nƣớc, là một số chỉ tiêu đánh
giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, vùng miền đó. Nó có tính chất dự báo
xu hƣớng bệnh tật trong tƣơng lai và giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể để hoạch
định chính sách tầm vĩ mô [4], [30], [36], [48].
1.2.2. Phân loại bệnh tật theo tỷ lệ mắc và chết cao nhất:
Đặc điểm cơ bản của phân loại này là đƣa ra tên bệnh hoặc nhóm bệnh có tỷ lệ
mắc cao nhất, có thể phân chia theo từng lứa tuổi tùy thuộc tác giả hoặc tùy thuộc
yêu cầu nghiên cứu... [4], [30], [36], [48], [49].


5

Cách phân loại này đƣa ra thứ tự các bệnh thƣờng gặp cũng nhƣ mức độ nguy
hiểm của một số bệnh dựa trên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, từ đó có những
chính sách đầu tƣ thích hợp nhằm can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong [4],
[30], [36], [48], [49].
Đây là cách phân loại đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng nhất là những nơi có
mật độ dân số thấp, số lƣợng khám chữa bệnh không đủ lớn để phân loại chi tiết,
những nơi chƣa quản lý cơ sở dữ liệu bằng máy tính [4], [30], [36], [48], [49].
Nhƣợc điểm của các phân loại này khơng cho chúng ta nhìn tồn diện về mơ
hình bệnh tật, khơng đánh giá đƣợc chính xác sự tiến triển và biến động của mơ
hình bệnh tật [4], [30], [36], [48], [49].

H
P

1.2.3. Phân loại bệnh tật theo chun khoa sâu

Một số chun khoa cịn có các cách phân loại khác mang tính chuyên sâu
nhƣng thƣờng chỉ áp dụng ở một số nƣớc có nền y học phát triển và trình độ khoa

học kỹ thuật cao do tính chất phức tạp của chẩn đốn: Phân loại Ung thƣ quốc tế

U

(ICD - O), Phân loại Rối loạn tâm thần và hành vi (ICD - 10), Phân loại Quốc tế về
chức năng khuyết tật và sức khỏe cho trẻ em, thanh niên (ICF - CY),...[4], [35],
[36], [48]. Ở Việt Nam gần đây cũng có một số nghiên cứu bƣớc đầu đề cập đến

H

phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu nhƣ nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng và
cộng sự đƣợc thực hiện tại Viện sức khỏe tâm thần năm 2011 [44]; nghiên cứu của
Đồn Văn Chính về xu hƣớng biến đổi của bệnh lý huyết học đƣợc thực hiện tại
Viện Huyết học - truyền máu Trung ƣơng giai đoạn 2010 - 2014 [21].
1.2.4. Phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe
(International Classification of Diseases - ICD)
Phân loại bệnh tật quốc tế đầu tiên đƣợc chấp nhận đã đƣợc Ủy ban của Viện
Thống kê quốc tế do Jacques Bertillon (1851 - 1922) đứng đầu chuẩn bị, bao gồm
161 tiêu đề. Đó là sự tổng hợp từ các bảng phân loại của Anh, Đức, Thụy Sỹ trên
nguyên tắc của Farr đƣa ra là phân biệt bệnh nói chung và bệnh của cơ quan đặc
biệt hoặc vị trí cơ thể. Phân loại này đƣợc gọi là phân loại Bertillon về nguyên nhân


6

của cái chết, đƣợc đƣa ra vào năm 1893 tại Hội thảo do Viện nghiên cứu tổ chức tại
Chicago. Phân loại Bertillon hiệu đính lần đầu tiên vào năm 1900 và sau đó nó lại
đƣợc hiệu đính lại vào các năm 1909, 1920, 1929, 1938. Mục đích ban đầu của phân
loại Bertillon là đƣa ra các nguyên nhân tử vong đƣợc duy trì cho tới lần sửa đổi thứ
5 vào năm 1938 [11], [12], [30].

Từ lần hiệu đính thứ 6 trở đi vào năm 1946, WHO trực tiếp chỉ đạo việc hiệu
đính. Lần hiệu đính thứ 6 chính thức thiết lập Danh sách quốc tế về nguyên nhân
bệnh, thông qua danh sách toàn bộ cho cả tử vong và bệnh, kiến nghị một chƣơng
trình tồn diện về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê quốc tế sức khỏe. Phân
loại chính thức đƣợc đƣa ra sử dụng ở nhiều nƣớc [11], [12], [30]..

H
P

Trong quá trình phát triển, phân loại này đã đƣợc đổi tên vài lần và ngày nay
đƣợc gọi tên chính thức là Phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe liên
quan - International Classification of Diseases (gọi tắt là ICD) [11], [12], [30].
Hệ thống phân loại này giúp chúng ta có một mơ hình bệnh tật đầy đủ, chi tiết.
Nó giúp các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các nhà quản lý có cái nhìn bao

U

qt, tồn diện và cụ thể về mơ hình bệnh tật, để từ đó đƣa ra các chiến lƣợc, chính
sách, giải pháp thích hợp, đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình chăm sóc sức
khỏe đã và đang triển khai. Nó giúp các bác sỹ lâm sàng có cái nhìn tổng thể mơ

H

hình bệnh tật của đơn vị mình đang cơng tác. Với sự trợ giúp của cơng nghệ thơng
tin chúng ta có thể dễ dàng xây dựng mơ hình bệnh tật theo các cách phân loại đã
trình bày ở trên bởi bản thân ICD đã bao hàm các cách phân loại đó [30], [36].
Phân loại theo ICD giúp ngƣời quản lý dễ dàng so sánh, đánh giá mơ hình bệnh
tật giữa các quốc gia, các vùng miền, các bệnh viện, từ đó đƣa ra các đầu tƣ đúng
đắn cũng nhƣ các chƣơng trình hành động thiết thực nhằm cải thiện tình trạng của
từng bệnh lý cụ thể, nhất là khi kinh phi chi cho ngành y tế còn eo hẹp, chƣa đáp

ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn [30], [36].
Đây là cách phân loại khá chi tiết, địi hỏi ngƣời làm cơng tác thống kê phải có
trình độ nhất định để tránh nhầm lẫn cũng nhƣ địi hỏi bác sỹ lâm sàng cần có chẩn
đốn chính xác, chi tiết. Điều này có thể khắc phục bằng việc nâng cao trình độ cho


7

bác sỹ lâm sàng và đào tạo, tập huấn cho những ngƣời trực tiếp mã hóa bệnh [30],
[36].
Ngày 24/09/2015, Bộ y tế ban hành Quyết định số 3970/QĐ - BYT về việc ban
hành Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên
quan phiên bản lần thứ 10 (ICD 10) Tập 1 và tập 2, đƣợc áp dụng cho các cơ sở
khám chữa bệnh trong cả nƣớc [11], [12], [30].
1.2.4.1. Cấu trúc của ICD - 10 [11], [12]:
− ICD - 10 đƣợc chia thành 21 chƣơng
− Mỗi chƣơng đƣợc phân chia thành nhiều nhóm.
− Trong mỗi nhóm sẽ bao gồm các bệnh

H
P

− Mỗi tên bệnh lại đƣợc phân loại chi tiết hơn theo nguyên nhân gây bệnh hay
tính chất đặc thù của bệnh đó.
1.2.4.2. Bộ mã 4 kí tự [11], [12]:

Với sự phân chia nhƣ trên, bộ mã ICD - 10 đƣợc quy định nhƣ sau:
1. Kí tự thứ nhất (chữ cái) mã hóa chƣơng bệnh

U


2. Kí tự thứ 2 (chữ số thứ nhất) mã hóa nhóm bệnh
3. Kí tự thứ 3 (chữ số thứ hai) mã hóa tên bệnh

4. Kí tự thứ 4 (số thứ tự sau dấu “.”) mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân

H

hay tính chất đặc thù của một bệnh.

Trƣớc mắt vì một số lý do về phƣơng diện thống kê, tính chính xác trong chẩn
đốn và để ứng dụng trên phạm vi cả nƣớc, hiện nay tạm thời sử dụng bộ mã 3 kí
tự. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế, các chuyên khoa sâu có thể vận dụng hệ
thống mã hóa 4 kí tự.

1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới cấu trúc mơ hình bệnh tật
Ngƣời ta đã chia các yếu tố tác động đến phân loại bệnh tật thành những yếu tố
có thể biến đổi đƣợc và những yếu tố khơng thể biến đổi đƣợc. Những yếu tố không
thể biến đổi đƣợc gồm: tuổi, giới tính, yếu tố di truyền. Những yếu tố có thể biến
đổi đƣợc rất đa dạng, phong phú, bao gồm một số yếu tố chính sau [30], [ 35]:


8

1.3.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product)
Theo Lê Nam Trà đây là yếu tố chính quyết định cấu trúc mơ hình bệnh tật.
Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa mơ hình bệnh tật của các nƣớc phát
triển và đang phát triển. Ở các nƣớc nghèo, suy dinh dƣỡng luôn là vấn đề quan tâm
hàng đầu trong chiến lƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, trong khi ở các
nƣớc giàu thì béo phì lại là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên GDP thấp vẫn có thể

thay đổi đƣợc cấu trúc bệnh tật nhờ sự quan tâm, đầu tƣ đúng mức của Chính phủ,
chiến lƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu đúng đắn, thực hiện tốt Chƣơng trình tiêm
chủng mở rộng, tiếp cận tốt với hệ thống dịch vụ y tế [33].

H
P

1.3.2. Yếu tố địa lý

Mơ hình bệnh tật có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia thu nhập cao, trung
bình và thu nhập thấp. Đối với các nƣớc thu nhập cao và trung bình, các yếu tố
nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến các bệnh mãn tính nhƣ bệnh tim và ung thƣ.
Thuốc lá là một trong những nguy cơ hàng đầu cho cả hai: chiếm 11% gánh nặng

U

bệnh tật và 18% tử vong ở các nƣớc có thu nhập cao. Bên cạnh đó, sử dụng rƣợu,
béo phì và tăng huyết áp cũng đang dẫn đầu nguyên nhân những năm cuộc sống
khỏe mạnh mất đi, chiếm đến 6 - 7% [47].

H

Ở các nƣớc thu nhập trung bình, rủi ro đối với các bệnh mãn tính cũng gây ra
phần lớn các ca tử vong và DALYs, đồng thời những nguy cơ nhƣ quan hệ tình dục
khơng an tồn, nƣớc khơng an tồn và vệ sinh mơi trƣờng gây ra phần lớn hơn của
gánh nặng bệnh tật so với các nƣớc có thu nhập cao [47].
Ở các quốc gia có thu nhập thấp, những rủi ro này thƣờng bao gồm việc tăng tỷ
lệ hoặc mức độ nghiêm trọng của các bệnh truyền nhiễm. Các yếu tố nguy cơ hàng
đầu ở các nƣớc có thu nhập thấp là suy dinh dƣỡng, đại diện cho khoảng 10% tổng
gánh nặng bệnh tật. Tình trạng suy dinh dƣỡng, thiếu vi chất (sắt, vitamin A và

kẽm) và cho con bú dƣới mức tối ƣu là nguyên nhân gây nên 7% các ca tử vong và
10% tổng gánh nặng bệnh tật. Gánh nặng kết hợp từ những rủi ro dinh dƣỡng ở các


9

nƣớc thu nhập thấp gần nhƣ tƣơng đƣơng với toàn bộ gánh nặng bệnh tật và chấn
thƣơng của các quốc gia có thu nhập cao [47].
1.3.3. Dinh dưỡng
Suy dinh dƣỡng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên các bệnh nhiễm
khuẩn ở trẻ em. Suy dinh dƣỡng làm trẻ dễ mắc các bệnh viêm phổi, tiêu chảy,...
cũng nhƣ làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm khuẩn. Các bệnh này cũng làm
nặng thêm tình trạng suy dinh dƣỡng, tạo nên một vịng luẩn quẩn [29].
1.3.4. Yếu tố mơi trường
Vùng núi cao ẩm ƣớt, đầm lầy khí hậu khắc nghiệt có mơ hình bệnh tật trẻ em

H
P

khác ở đồng bằng khơ ráo [35].

Ơ nhiễm mơi trƣờng sống do sự phát triển của cơng nghiệp và đơ thị hóa nhanh
cũng đƣa đến nhiều bệnh tật ở cả những nƣớc phát triển và đang phát triển [35].
Theo Trần Đình Long và cộng sự, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở trẻ em tại khu cơng
nghiệp Thƣợng Đình cao hơn rõ rệt so với vùng đối chứng khơng có ơ nhiễm nƣớc

U

và khơng khí [34].


1.3.5. Cơng tác y tế và tiến bộ y học

H

Các công tác y tế nhƣ vệ sinh môi trƣờng, y tế công cộng, cung cấp nƣớc sạch,
mở rộng và tăng cƣờng dịch vụ y tế, giáo dục sức khỏe cộng đồng làm giảm tỷ lệ
các bệnh nhiễm khuẩn. Tiến bộ y học nhƣ sản xuất vaccin phòng bệnh, các loại
thuốc chữa bệnh, các kỹ thuật chẩn đoán cao cấp giúp phát hiện các bệnh lý hiếm,
khó chẩn đốn,... cũng làm thay đổi mơ hình bệnh tật [19].
Theo Đàm Viết Cƣơng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất quan trọng, đặc biệt
các phƣơng tiện cấp cứu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất quan trọng, đặc biệt các
phƣơng tiện cấp cứu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở góp phần
rất lớn và hiệu quả trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên,
điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế của trẻ em còn hạn chế và chƣa đảm bảo
công bằng, trƣớc hết là so với ngƣời lớn, do cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ
em không đủ và bị thu hẹp, cán bộ Nhi khoa ít (1 bác sỹ/ 15.000 trẻ em), trang thiết


10

bị còn nghèo nàn, lạc hậu hơn các cơ sở cho ngƣời lớn, phần lớn trẻ em khơng có
bảo hiểm y tế [19].
1.3.6. Các yếu tố khác
Thiên tai, mất mùa, chiến tranh, dịch bệnh, tâm lý xã hội,... cũng làm thay đổi
mơ hình bệnh tật, đặc biệt là ở trẻ em [37].
Cơng trình nghiên cứu cộng đồng ở xã Phụng Công, Châu Giang, Hải Hƣng của
GS. Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự cho thấy sức khỏe của trẻ em nông thôn Hải
Hƣng yếu kém hơn Hà Nội. Sau 3 năm đƣợc hƣớng dẫn chăm sóc sức khỏe trẻ em,
tỷ lệ yếu kém đã giảm. Sau đó, xã Phụng Cơng gặp thiên tai, mất mùa, sức khỏe trẻ


H
P

em lại trở nên xấu nhƣ cũ [37].

1.4. Một số nghiên cứu về mô hình bệnh tật
1.4.1. Trên thế giới

Mơ hình bệnh tật và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của từng nƣớc, gồm 3 hình thái nhƣ sau:

U

− Các nƣớc chậm phát triển: bệnh truyền nhiễm cao, bệnh mạn tính khơng truyền
nhiễm thấp.

H

− Các nƣớc đang phát triển: bệnh truyền nhiễm giảm nhƣng vẫn còn cao, bệnh
mạn tính khơng truyền nhiễm tăng cao.

− Các nƣớc phát triển: bệnh không truyền nhiễm nhƣ tim mạch, tiểu đƣờng, bệnh
lý ngƣời già là chủ yếu, bệnh truyền nhiễm rất ít.
Theo số liệu thống kê của WHO, hơn một nửa số ca tử vong ở các nƣớc có thu
nhập thấp trong năm 2016 là do bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân mẹ, điều kiện phát
sinh trong thai kỳ và sinh con, thiếu hụt dinh dƣỡng. Ngƣợc lại, dƣới 7% số ca tử
vong ở các nƣớc thu nhập cao là do những nguyên nhân nhƣ vậy. Nhiễm trùng
đƣờng hô hấp dƣới là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên tất
cả các nhóm thu nhập. Các bệnh khơng lây nhiễm gây ra 71% tử vong trên toàn cầu,
từ 37% ở các nƣớc có thu nhập thấp đến 88% ở các nƣớc có thu nhập cao. Chấn

thƣơng đã cƣớp đi 4,9 triệu ngƣời trong năm 2016. Hơn một phần tƣ (29%) số ca tử


11

vong do chấn thƣơng giao thông đƣờng bộ. Các nƣớc thu nhập thấp có tỷ lệ tử vong
cao nhất do chấn thƣơng giao thông đƣờng bộ với 29,4 ca tử vong trên 100.000 dân
- tỷ lệ toàn cầu là 18,8. Thƣơng tích giao thơng đƣờng bộ cũng nằm trong số 10
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nƣớc thu nhập thấp, trung bình và trên
trung bình [50].
Bảng 1.1. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật theo nhóm bệnh chính
và khu vực trên Thế giới năm 2016
Đơn vị: DALYs %

Châu Phi

Nhóm bệnh lây

Châu Mỹ

61

Đơng

H
P

Nam Á

12


nhiễm, sức khỏe
bà mẹ, bệnh lý
thời kỳ chu sinh,

U

và dinh dƣỡng
Nhóm

bệnh

29

khơng lây nhiễm
Chấn thƣơng

H
10

75

13

Đơng Địa

Châu Âu

Trung Hải


Tây Thái
Bình
Dƣơng

31

7

35

09

57

83

51

81

12

10

14

10

Nguồn: WHO, The Global Burden of Disease 2016 [51].
Bảng 1.1 cho thấy gánh bệnh tật do các nhóm bệnh khác nhau giữa các khu vực

trên thế giới: nhóm bệnh lây nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý thời kỳ chu sinh, và
dinh dƣỡng chiếm tỷ lệ cao nhất là ở Châu Phi (61%), nhóm bệnh khơng lây nhiễm
chiếm tỷ lệ cao nhất là ở khu vực Tây Thái Bình Dƣơng (81%), ít khác biệt nhất là
nhóm bệnh do chấn thƣơng.
Tổng gánh nặng bệnh tật tại Mỹ năm 2016 là 100.384 nghìn DALYs. Trong
tổng số đó, gánh nặng bệnh tật do các bệnh lây nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý thời
kỳ chu sinh, và dinh dƣỡng chiếm 5,2%, nhóm bệnh không lây nhiễm chiếm 84,3%,
chấn thƣơng chiếm 10,5%, trong đó nguyên nhân chấn thƣơng hàng đầu là do tai
nạn giao thông chiếm 2,4% (tăng 0,2% so với năm 2015) [51].


12

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào, từ 1995 đến 2012 mơ
hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú có nhóm bệnh lây là nhóm chiếm cao nhất.
Bệnh khơng lây có xu hƣớng tăng, đặc biệt là tai nạn giao thông. Tỷ lệ bệnh lây,
bệnh không lây và tai nạn ngộ độc tƣơng ứng trong năm 1995 là 49,6%; 38,4% và
11,9%; năm 2012 là 37,1%; 42,8% và 20,1%. Theo hệ cơ quan, các nhóm bệnh có
tỷ lệ cao là bệnh của hệ thống hơ hấp, sinh dục tiết niệu, hệ tiêu hóa, tƣơng ứng năm
1995 là 37,36%; 9,94%; và 8,17%, năm 2012 là 38,92%; 12,14% và 10,00% [42].
Sức khỏe và bệnh tật bị ảnh hƣởng nghiêm trọng ở những nơi có thiên tai, dịch
bệnh, đói kém, chiến tranh cũng nhƣ ở các nƣớc kém phát triển, văn hóa lạc hậu.
Nhƣng sức khỏe và bệnh tật sẽ đƣợc chuyển biến lớn nếu có những chủ trƣơng,

H
P

chính sách cải thiện môi trƣờng sống, bảo hiểm y tế, thực thi các phƣơng châm y tế
dự phòng, xây dựng tốt mạng lƣới chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế [30]. Theo Tổ
chức y tế thế giới năm 1998 tại một số nƣớc khu vực sơng Mêkơng thì tại Vân Nam

(Trung Quốc) có 12.988 ngƣời/ 38.735.000 ngƣời có ký sinh trùng sốt rét; Malaysia
có 7.079 ngƣời /22.711.900 ngƣời có ký sinh trùng sốt rét; Việt Nam có 72.091

U

ngƣời/ 76.161.000 ngƣời có ký sinh trùng sốt rét. Điều này cho thấy chúng ta đã có
những giải pháp thực hiện phịng chống sốt rét tƣơng đối hiệu quả [26], [36].
1.4.2. Ở Việt Nam

H

Tình hình bệnh tật ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với địa lý, khí hậu và các
yếu tố kinh tế. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, nền kinh tế nói chung cịn
thấp, sự ơ nhiễm mơi trƣờng có xu hƣớng gia tăng cùng với sự phát triển của cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa. Tuy nhiên, trình độ dân trí đã đƣợc tăng lên, đặc biệt ở
các thành phố lớn, nền y học Việt Nam đang đƣợc hòa nhập với các nƣớc phát triển,
các phƣơng tiện chẩn đốn ngày càng hiện đại cho nên mơ hình bệnh tật ở Việt
Nam phản ánh mơ hình bệnh tật của các nƣớc đang phát triển: bệnh truyền nhiễm
giảm, bệnh khơng truyền nhiễm tăng và tình hình tai nạn thƣơng tích tăng [10],
[41].


13

Bảng 1.2. Xu hƣớng bệnh tật và tử vong toàn quốc qua các năm
Thứ tự

Loại bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh


1

(%)

Dịch lây

Tỷ lệ tử vong
(%)
Tỷ lệ mắc bệnh
2

Bệnh không
lây

(%)
Tỷ lệ tử vong
(%)
Tỷ lệ mắc bệnh

Tai nạn, ngộ
3

độc,
thƣơng

(%)

2011

2012


2013

2014

2015

25,89

27,25

37,63

22,42

23,63

16,62

14,79

33,12

11,22

11,40

62,72

61,91


50,02

67,43

65,56

H
P

67,34

68,20

43,68

72,55

73,40

11,39

10,84

12,35

10,15

10,81


16,04

17,01

23,20

16,23

15,20

chấn
Tỷ lệ tử vong
(%)

U

Nguồn: Niên giám thống kê y tế - Bộ y tế 2015 [17].

H

Biểu đồ 1.1. Xu hƣớng tỷ lệ tử vong toàn quốc qua các năm


14

Biểu đồ 1.2. Xu hƣớng tỷ lệ mắc bệnh toàn quốc qua các năm

H
P


Với xu hƣớng bệnh tật nhƣ trên thì chiến lƣợc phát triển y tế Việt Nam vẫn là
phát triển y tế phổ cập, nhƣng đồng thời cần phát triển y tế chuyên sâu với mục tiêu
là: Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng tới sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm,
khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong
do bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất

U

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

mắc

tử

mắc

tử

mắc


tử

bệnh

vong

bệnh

vong

bệnh

vong

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

10,23

10,89


8,70

10,36

9,17

10,7

3,27

2,79

3,26

3,29

3,71

5,87

0,53

1,52

0,55

0,45

0,6


0,4

1,73

0,63

1,84

0,76

1,96

0,79

lƣợng cuộc sống và cải thiện chất lƣợng giống nịi [46].

Bảng 1.3. Mơ hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam xếp theo chƣơng bệnh

Chƣơng

I
II

H

Tên chƣơng bệnh

Bệnh nhiễm khuẩn
và ký sinh vật
Khối u


Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Bệnh máu, cơ quan
III

tạo máu và cơ chế
miễn dịch

IV

Bệnh nội tiết - dinh


15

Năm 2013
Chƣơng

Tên chƣơng bệnh

Năm 2014

Năm 2015

Tỷ lệ


Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

mắc

tử

mắc

tử

mắc

tử

bệnh

vong

bệnh

vong


bệnh

vong

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

0,77

0,21

0,69

0,14

0,83

0,24

2,48


3,15

2,49

1,18

2,52

1,11

2,33

0,47

2,23

0,51

2,8

0,12

1,31

0,05

1,43

0,9


1,63

0,08

dƣỡng - chuyển
hóa
V

VI

VII

VIII

Rối loạn tâm thần
và hành vi
Bệnh của hệ thần
kinh
Bệnh mắt và bệnh
phụ
Bệnh tai và xƣơng
chũm

H
P

U

IX


Bệnh hệ tuần hồn

8,98

18,61

10,46

21,79

9,34

24,68

X

Bệnh hệ hơ hấp

16,76

11,48

17,27

16,85

16,61

11,43


XI

Bệnh hệ tiêu hóa

9,43

5,65

9,70

3,38

9,48

3,36

1,36

0,98

1,41

0,08

1,41

0,12

4,15


0,59

3,85

0,24

4,24

0,11

4,41

1,32

6,54

1,03

4,49

1,18

14,48

1,33

13,22

0,84


13,98

0,68

2,09

13,61

1,85

11,56

2,06

12,04

XII

H

Bệnh của da và mô
dƣới da

Bệnh của hệ cơ,
XIII

xƣơng khớp và mô
liên kết


XIV
XV

Bệnh hệ tiết niệu sinh dục
Chửa đẻ và sau đẻ
Một số bệnh xuất

XVI

phát trong thời kỳ
chu sinh


×