Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Xác định mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 118 trang )

BỘ Y TẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
š¯¯¯›

NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA
BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
CỦ CHI TỪ 01/4/2013 ĐẾN 31/3/2014
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62720301CK


BỘ Y TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
š¯¯¯›

NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA
BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ


NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
CỦ CHI TỪ 01/4/2013 ĐẾN 31/3/2014
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62720301CK
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS. NGUYỄN THANH NGUYÊN


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Học viên ký tên

Nguyễn Thành Phương


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Anh
ICD 10

International Statistical Classification of Diseases 10


WHO

World Health Organization

Tiếng Việt
BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

ĐKKV

Đa khoa khu vực

KST

Ký sinh trùng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

Trang

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Trang


Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
Mở đầu..........................................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN..........................................................................4
1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của mã hóa ICD-10...............................................4
1.2. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam................................................................................8
1.3. Mô hình bệnh tật khu vực Đông Nam Bộ...........................................................14
1.4. Mô hình bệnh tật của một số bệnh viện và khu vực trong nước Việt Nam ......18
1.5. Mô hình bệnh tật ở các nước trong khu vực.......................................................26
1.6. Đặc điểm tình hình bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi.....................................28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................30
2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................30
2.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................30
2.4. Mẫu nghiên cứu...................................................................................................31
2.5. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................32
2.6. Nội dung biến số..................................................................................................32
2.7. Xử lý và phân tích số liệu....................................................................................33
2.8. Vấn đề y đức của nghiên cứu..............................................................................34
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số..........................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................36
3.1 Đặc điểm bệnh nhân khám ngoại trú tại Khoa khám bệnh BVĐK khu vực Củ

Chi.........................................................................................................................36
3.2. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa khám
bệnh BVĐK khu vực Củ Chi ....................................................................................40


3.3. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nhóm dưới 0-15 tuổi ..............................................44
3.4. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nhóm 16-60 tuổi ..................................................49
3.5. Mô hình bệnh tật nhóm trên 60 tuổi....................................................................54
3.6. Mô hình bệnh tật nhóm đối tượng có bảo hiểm..................................................59
3.7. Mô hình bệnh tật nhóm đối tượng dịch vụ..........................................................63
3.8. Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo các đặc tính của mẫu nghiên cứu........68
3.9. Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo các đặc tính của mẫu nghiên cứu...74
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.........................................................................................82
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân khám ngoại trú tại Khoa khám bệnh Bệnh Viện ĐKKV Củ
Chi ..............................................................................................................................82
4.2. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân.........................................................................84
4.3. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nhóm 0-15 tuổi...............................................85
4.4. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nhóm 16-60 tuổi.............................................87
4.5. Mô hình bệnh tật nhóm trên 60 tuổi....................................................................87
4.6. Mô hình bệnh tật của nhóm đối tượng có bảo hiểm...........................................89
4.7. Mô hình bệnh tật của nhóm đối tượng dịch vụ .................................................89
4.8. Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo các đặc tính của mẫu nghiên cứu........91
4.9. Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo các đặc tính của mẫu nghiên cứu...91
KẾT LUẬN.................................................................................................................93
KIẾN NGHỊ................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Xu hướng bệnh tật toàn quốc năm 2008-2012...........................................11
Bảng 1.2 Cơ cấu bệnh tật theo chương trên toàn quốc năm 2010-2012...................11
Bảng 1.3 Mười nhóm bệnh mắc cao nhất trên toàn quốc năm 2010........................13
Bảng 1.4 Cơ cấu bệnh tật theo chương vùng Đông Nam Bộ qua các năm 2010-2012 . .14
Bảng 1.5 Mười nhóm bệnh mắc cao nhất vùng Đông Nam Bộ năm 2010...............16
Bảng 1.6 Phân bố mười chương bệnh mắc cao nhất theo chương bệnh từ 2000-2005
tại Bệnh viện Nguyễn Trãi ........................................................................18
Bảng 1.7 Phân bổ mười nhóm bệnh mắc phải hàng đầu từ năm 2000-2005 tại bệnh
viện Nguyễn Trãi........................................................................................19
Bảng 1.8 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc hàng đầu theo chương bệnh, 2005-2007.....20
Bảng 1.9 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc hàng đầu theo nhóm bệnh, 2005-2007.........21
Bảng 1.10Tỷ lệ các bệnh phổ biến trong chương bệnh hệ hô hấp (Chương X), chương
bệnh nhiễm khuẩn (Chương I) và chương bệnh hệ tiêu hóa (Chương XI) ....22
Bảng 1.11 Mười bệnh nhập viện cao nhất trong ba năm 2005-2007 của BVĐK Trung
tâm Tiền Giang ...............................................................................................23
Bảng 1.12 Mười nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở Malaysia năm 2003...............26
Bảng 1.13 Mười nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở Singapore năm 2003.............27
Bảng 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân khám ngoại trú tại Khoa khám bệnh bệnh viện
ĐKKV Củ Chi ..................................................................................................36
Bảng 3.2 Đặc điểm về đối tượng khám bệnh của bệnh nhân khám ngoại trú tại Khoa
khám bệnh BVĐKKVCC..................................................................................38
Bảng 3.3 Đặc điểm về hướng xử lý, điều trị của bệnh nhân khám ngoại trú tại Khoa
khám bệnh BVĐKKVCC...........................................................................38
Bảng 3.4 Đặc tính theo mã thẻ đối tượng bảo hiểm của bệnh nhân khám ngoại trú
tại Khoa khám bệnh BVĐKKVCC............................................................39
Bảng 3.5 Đặc tính theo mã thẻ đối tượng bảo hiểm (tiếp theo)................................39
Bảng 3.6 Mô hình bệnh tật của bệnh nhân theo 21 chương bệnh.............................40
Bảng 3.7 Năm nhóm bệnh phổ biến nhất trong năm chương chiếm tỷ lệ cao nhất..42



Bảng 3.8 Mười nhóm bệnh mắc phổ biến phân loại theo ICD10.............................43
Bảng 3.9 Các chương bệnh hàng đầu nhóm dưới 0-15 tuổi......................................44
Bảng 3.10 Năm nhóm bệnh mắc phổ biến nhất trong năm chương bệnh chiếm tỷ lệ cao
nhất nhóm 0-15 tuổi.........................................................................................46
Bảng 3.11 Mười nhóm bệnh mắc phổ biến phân loại nhóm 0-15 tuổi.....................48
Bảng 3.12 Các chương bệnh hàng đầu nhóm 16-60 tuổi..........................................50
Bảng 3.13 Năm nhóm bệnh mắc phổ biến nhất trong năm chương bệnh chiếm tỷ lệ cao
nhất trong nhóm 16-60 tuổi..............................................................................51
Bảng 3.14 Mười nhóm bệnh mắc phổ biến nhóm 16-60 tuổi..................................53
Bảng 3.15 Các chương bệnh hàng đầu nhóm trên 60 tuổi........................................55
Bảng 3.16 Năm nhóm bệnh mắc phổ biến nhất trong năm chương bệnh chiếm tỷ lệ cao
nhất trong nhóm 60 tuổi..................................................................................56
Bảng 3.17 Mười nhóm bệnh mắc phổ biến trong nhóm trên 60 tuổi .......................58
Bảng 3.18 Các chương bệnh hàng đầu nhóm đối tượng có bảo hiểm......................59
Bảng 3.19 Năm nhóm bệnh mắc phổ biến nhất trong năm chương bệnh chiếm tỷ lệ cao
nhất trong nhóm đối tượng có bảo hiểm.........................................................61
Bảng 3.20 Mười nhóm bệnh hàng đầu nhóm đối tượng có bảo hiểm.......................62
Bảng 3.21 Các chương bệnh hàng đầu nhóm đối tượng dịch vụ..............................63
Bảng 3.22 Năm nhóm bệnh mắc phổ biến nhất trong năm chương bệnh chiếm tỷ lệ cao
nhất trong nhóm đối tượng dịch vụ ................................................................65
Bảng 3.23 Mười nhóm bệnh phổ biến trong nhóm đối tượng dịch vụ ....................67
Bảng 3.24 Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo giới tính ...................................68
Bảng 3.25 Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo nơi cư trú .................................70
Bảng 3.26 Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo đối tượng khám bệnh...............71
Bảng 3.27 Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo đối tượng BHYT......................72
Bảng 3.28 Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo nhóm tuổi..................................73
Bảng 3.29 Tỷ lệ mười bệnh mắc phổ biến theo giới tính.........................................74
Bảng 3.30 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo nơi cư trú.............................76
Bảng 3.31 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo đối tượng khám bệnh...........77



Bảng 3.32 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo đối tượng BHYT.................78
Bảng 3.33 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo nhóm tuổi.............................80


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Xu hướng bệnh tật toàn quốc năm 1976-2012.....................................10
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu ..............................................37
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm nơi cư trú của mẫu nghiên cứu.............................................37
Biểu đồ 3.3 Đặc điểm về đối tượng khám bệnh của mẫu nghiên cứu.....................38
Biểu đồ 3.4 Mười chương bệnh phổ biến phân loại theo ICD10.............................41
Biểu đồ 3.5 Mười nhóm bệnh mắc phổ biến phân loại theo ICD10........................44
Biểu đồ 3.6 Mười chương bệnh hàng đầu nhóm 0-15 tuổi......................................46
Biểu đồ 3.7 Mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo nhóm 0-15 tuổi..........................49
Biểu đồ 3.8 Mười chương bệnh hàng đầu nhóm 16-60 tuổi ...........................................51
Biểu đồ 3.9 Mười nhóm bệnh mắc hàng đầu nhóm 16-60 tuổi ......................................54
Biểu đồ 3.10 Mười chương bệnh mắc hàng đầu nhóm trên 60 tuổi ...............................56
Biểu đồ 3.11 Mười nhóm bệnh mắc phổ biến trong nhóm trên 60 tuổi...........................58
Biểu đồ 3.12 Mười chương bệnh hàng đầu nhóm đối tượng có BHYT .........................60
Biểu đồ 3.13 Mười nhóm bệnh hàng đầu nhóm đối tượng BHYT .................................63
Biểu đồ 3.14 Mười chương bệnh hàng đầu nhóm đối tượng dịch vụ .............................65
Biểu đồ 3.15 Mười nhóm bệnh hàng đầu nhóm đối tượng dịch vụ.................................68
Biểu đồ 3.16 Tỷ lệ mười chương bệnh phổ biến theo giới tính ......................................69
Biểu đồ 3.17 Tỷ lệ mười chương bệnh mắc phổ biến theo nơi cư trú.............................70
Biểu đồ 3.18 Tỷ lệ mười chương bệnh mắc phổ biến theo đối tượng khám bệnh.........71
Biểu đồ 3.19 Tỷ lệ mười chương bệnh mắc phổ biến theo đối tượng BHYT................73
Biểu đồ 3.20 Tỷ lệ mười chương bệnh mắc phổ biến theo nhóm tuổi............................74
Biểu đồ 3.21 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo giới tính ................................75
Biểu đồ 3.22 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo nơi cư trú ......................77
Biểu đồ 3.23 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo đối tượng khám bệnh. . . 78

Biểu đồ 3.24 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo đối tượng BHYT......... 79
Biểu đồ 3.25 Tỷ lệ mười nhóm bệnh mắc phổ biến theo nhóm tuổi .....................81


1

MỞ ĐẦU
Những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đã tác động tích cực đến đời
sống nói chung và y học nói riêng, góp phần phát hiện sớm bệnh tật, chẩn đoán
nhanh chóng, chính xác và điều trị tốt, dự phòng hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vong và
tăng tuổi thọ. Tuy nhiên bệnh tật và tử vong còn do những yếu tố khác tác động:
Dân số, kinh tế, môi trường và đơn vị hành chánh.
Đồng hành sự phát triển kinh tế xã hội, bệnh tật và tử vong cũng chuyển từ
những bệnh lý lây nhiễm sang những bệnh lý do lối sống.
Tuy nhiên trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe, không một nước nào có đủ
nguồn lực để giải quyết tất cả các vấn đề cùng một lúc. Do vậy việc xác định xu
hướng bệnh tật, các vấn đề sức khỏe ưu tiên là điều quan trọng và nhất thiết nếu
chúng ta mong muốn.
Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ảnh tình hình sức
khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. Mô hình bệnh tật
không phải cố định, nó thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong xã hội.
Việt Nam, trong xu thế phát triển hội nhập và đổi mới dưới tác động tích cực của
kinh tế thị trường đang có những bước tăng trưởng kinh tế về mọi mặt, dân số
chuyền dịch, môi trường sống biến động...Vì vậy, xu hướng bệnh tật cũng như các
vấn đề sức khỏe ưu tiên sẽ thay đổi theo và không ngoài qui luật có tính khách quan
mà y tế thế giới đã nhận định.
Củ Chi, một huyện ngoại thành là địa phương thuần nông. Trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, có nhiều khu công nghiệp được xây dựng, dịch vụ tăng
nhanh, huy động lực lượng lao động từ các nơi khác về làm thay đổi cấu trúc dân số
nảy sinh thay đổi nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong đó có y tế.

Vì vậy, Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi cần phải xác định mô hình bệnh tật,
những thông tin trong mô hình bệnh tật này là cơ sở để giúp Hội đồng thuốc và
phác đồ điều trị xây dựng phác đồ điều trị, từ đó xây dựng danh mục thuốc, xây


2

dựng danh mục kỹ thuật nhằm đáp ứng đủ thuốc, trang thiết bị y tế, phân bổ và đào
tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu sức khỏe người dân và ngày càng nâng cao
chất lượng khám và điều trị.
Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi là bệnh viện đa khoa hạng 2 với qui mô
1.000 giường có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện và một số
địa phương giáp ranh như: Tây Ninh, Long An.
Chức năng Khoa khám bệnh là tiếp nhận và điều trị bệnh nhân đến khám và điều
trị ngoại trú.Theo báo cáo hoạt động của Khoa khám bệnh năm 2012 có 334.237
lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có bảo hiểm y tế chiếm 92%.
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là “Mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám
và điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi năm
2013-2014 là gì?”
Với tình hình và những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác
định mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa
khám bệnh Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi từ 01/04/2013 đến 31/3/2014”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại
Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi từ 01/04/2013 đến

31/03/2014.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
-

Xác định đặc tính dân số- dịch tễ học của các bệnh nhân đến khám và điều trị

ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi từ 01/04/2013
đến 31/03/2014.
-

Xác định tỷ lệ 10 chương bệnh, 10 nhóm bệnh mắc phổ biến của bệnh nhân

đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa khu vực
Củ Chi từ 01/04/2013 đến 31/03/2014.
-

Xác định mô hình bệnh tật theo các nhóm: 0-15 tuổi; 16-60 tuổi; trên 60 tuổi;

theo đối tượng khám bảo hiểm y tế và dịch vụ của bệnh nhân đến khám và điều trị
ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi từ 01/04/2013
đến 31/03/2014.
-

Xác định tỷ lệ 10 chương bệnh và 10 nhóm bệnh mắc phổ biến theo các yếu

tố về nhóm tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, đối tượng khám bệnh, đối tượng BHYT
của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa
khoa khu vực Củ Chi từ 01/04/2013 đến 31/03/2014.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÃ HÓA ICD-10
1.1.1 Bảng phân loại thống kê quốc tế bệnh tật và những vấn đề liên quan đến
sức khỏe
International Statistical Classification of Diseases cơ bản là một danh sách được
mã số duy nhất với 3 loại ký tự, mỗi loại có thể phân chia lên thành 10 tiểu loại 4 ký
tự. Thay vào chỗ các hệ thống mã số bằng số của các lần hiệu đính, lần hiệu đính
thứ 10 sử dụng mã mẫu tự - số với chữ cái ở vị trí đầu tiên và một con số ở vị trí thứ
2, 3, 4. Đứng trước ký tự thứ 4 là một dấu thập phân. Do đó các mã số có thể là từ
A00.0 đến Z99.9, chữ U không được sử dụng.
Sự phân loại các chương được chia thành 21 chương. Ký tự đầu tiên của mã
số ICD là một chữ cái được kết hợp với một chương đặc biệt, trừ chữ cái D được
dùng cho cả chương II, bướu tân sinh; chương III, bệnh về máu và cơ quan tạo máu,
một vài rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch và chữ H được dùng cho cả chương
VII, bệnh mắt và phần phụ; chương VIII bệnh tai và xương chũm, bốn chương (I, II,
XIX và XX) dùng hơn một chữ cái ở vị trí đầu tiên của mã số.
1.1.2 Định nghĩa mã hoá lâm sàng
Mã hoá lâm sàng là sự chuyển đổi các khái niệm về bệnh, các vấn đề sức khoẻ
và các thủ thuật y tế từ dạng chữ viết thành dạng mã ký tự chữ hoặc số để lưu
trữ và phân tích dữ liệu.
1.1.3 Định nghĩa phân loại thống kê
Bảng phân loại là một hệ thống mã bệnh hoặc nhóm bệnh mà trong đó bệnh,
các tổn thương, tình trạng và thủ thuật y tế được phân bổ dựa trên các tiêu chuẩn
đã được xác lập từ trước. Chính yếu tố phân nhóm các tên gọi giống nhau này


5


phân biệt bảng phân loại thống kê với một bảng danh mục. Một bảng danh mục
đòi hỏi một tên riêng hay một tiêu đề cho mỗi khái niệm hay thủ thuật y tế.
1.1.4 Tầm quan trọng của việc sử dụng bảng phân loại quốc tế về bệnh tật
ICD-10
Việc phân loại bệnh tật theo mã giúp chúng ta lưu trữ, khôi phục và phân tích
dữ liệu dễ dàng hơn.
Cho phép chúng ta so sánh số liệu giữa các bệnh viện, các tỉnh và các quốc
gia với nhau
Cho phép phân tích mô hình bệnh tật và tử vong theo thời gian
Giúp cho công tác lập kế hoạch chăm sóc y tế, xây dựng các chương trình y tế
can thiệp, định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
1.1.5 Các khái niệm chính trong mã hóa bệnh
1.1.5.1.Một lượt khám chữa bệnh:
Bệnh thường liên quan đến một lượt khám chữa bệnh, một lượt khám chữa
bệnh có thể được xác định là:
Thời kỳ điều trị nội trú, hoặc một lần tiếp cận (hay một loạt sự tiếp cận trong
một giai đoạn cụ thể) với cán bộ y tế, liên quan đến cùng một bệnh hoặc hậu quả
trực tiếp của bệnh.
1.1.5.2. Xác lập chẩn đoán – Nguyên tắc chung:
Để có chẩn đoán xác định cuối cùng, cần phân biệt bệnh chính và bệnh kèm
theo. Bệnh chính được định nghĩa là bệnh lý được chẩn đoán sau cùng trong thời
gian điều trị, chăm sóc cho ng ười bệnh, là yêu cầu trước tiên của người bệnh cần
điều trị hay thăm khám để có hướng xử lý. Ngoài bệnh chính, bệnh án cần liệt
kê những bệnh kèm theo vì một số bệnh chính khó xác định được ngay. Bệnh
kèm theo được định nghĩa là những bệnh cùng hiện diện và phát hiện trong điều
trị, chăm sóc người bệnh, được thầy thuốc phát hiện, ghi nhận và chữa trị.
Những bệnh trước đó hay bệnh không cùng hiện diện trong thời gian điều trị



6

không được coi là bệnh kèm theo. Quá trình liệt kê bệnh kèm theo sẽ giúp thầy
thuốc đánh giá, loại trừ và xác định bệnh chính để có chẩn đoán cuối cùng.
Sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án, là tài liệu để xác định chẩn đoán, việc lựa chọn
bệnh chính dựa vào các thông tin như sau:
- Lý do đi khám bệnh
- Những phát hiện bệnh lý khác trong thời gian điều trị
- Phương pháp/cách thức điều trị
- Thời gian và kết quả điều trị
1.1.5.3. Mã hoá một bệnh:
Như nói ở trên, trong việc mã hoá bệnh, cần thiết phải chọn được bệnh chính
trong số một số các chẩn đoán (nếu có).
Tổ chức y tế thế giới (WHO) có đưa ra những hướng dẫn về vấn đề lựa chọn
các nguyên nhân:
“Bệnh chính là bệnh được chẩn đoán vào cuối đợt khám chữa bệnh, là lý do
khiến người bệnh đến khám chữa bệnh. Nếu có nhiều hơn một bệnh như vậy thì
bệnh phải sử dụng các nguồn nhân lực nhiều nhất sẽ được chọn là bệnh chính.
Nếu không một chẩn đoán nào đưa ra thì triệu chứng chính hay vấn đề bất thường
sẽ được chọn là bệnh chính. Vì vậy nếu chỉ mã bệnh chính thì một số thông tin
có thể bị mất. Nên WHO khuyến cáo rằng cần tiến hành mã hoá nhiều bệnh nếu có
và có thể phân tích để bổ sung số liệu”.
Nếu người bệnh chỉ bị một bệnh trong lần khám chữa bệnh, các y/bác sĩ và
nhân viên mã hoá sẽ không có khó khăn gì trong việc chọn bệnh chính.
1.1.5.4. Bệnh chính:
Là chẩn đoán được đưa ra tại thời điểm cuối của lần khám chữa bệnh; là lý
do khiến bệnh nhân đ i kh á m v à được điều trị, nghĩa là bệnh được xác định là
nguyên nhân chính của đợt khám chữa bệnh.
1.1.5.5. Những bệnh kèm:



7

Những bệnh khác được định nghĩa là những bệnh đi kèm hoặc xuất hiện
trong quá trình điều trị và ảnh hưởng đến việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
1.1.5.6. “Ảnh hưởng đến việc chăm sóc v à điều trị người bệnh” nghĩa là:
Vì mục đích mã hoá, những bệnh khác có thể coi là những bệnh ảnh hưởng
đến bệnh nhân nếu đ òi hỏi những điểm sau:
- Đánh giá lâm sàng
- Điều trị
- Chẩn đoán
- Kéo dài thời gian điều trị
- Tăng nhu cầu chăm sóc và/ hoặc giám sát.
1.1.6 Những quy định cho việc chọn bệnh chính
Tại một số thời điểm, bệnh chính được y/ bác sĩ ghi nhận có thể không phù hợp
với định nghĩa của WHO. Hoặc có thể không có một bệnh chính nào được xác
định. WHO đã xây dựng một hệ thống những qui định có thể sử dụng để đảm
bảo lựa chọn bệnh chính và mã hoá phản ánh đúng thực sự là bệnh khiến bệnh
nhân đến khám chữa bệnh.
1.1.6.1. Bệnh nhẹ được ghi nhận như là bệnh chính, bệnh quan trọng hơn lại được
ghi nhận như là bệnh thứ yếu khác
Khi một bệnh nhẹ hoặc bệnh kéo dài, hay một vấn đề sức khoẻ ngẫu nhiên
được ghi nhận như một bệnh chính; trong khi bệnh quan trọng hơn, bệnh cần
được điều trị chính lại được ghi nhận như một bệnh phụ, trong trường hợp
này, chúng ta chọn bệnh quan trọng hơn này là bệnh chính.
1.1.6.2. Nhiều bệnh được coi là bệnh chính
Nếu nhiều bệnh được coi là bệnh chính nhưng không thể mã hoá chung với
nhau được, cần xem xét thêm những chi tiết khác để tìm xem bệnh nào là nguyên
nhân chính khiến người bệnh đến với cơ sở y tế, đó là bệnh chính. Nếu không
xác định được thì chọn bệnh ghi đầu tiên là bệnh chính.



8

1.1.6.3. Bệnh được ghi nhận là bệnh chính là triệu chứng của bệnh được chẩn
đoán và điều trị
Nếu một triệu chứng hoặc một dấu hiệu (thường được xếp vào chương
XVIII) hoặc một vấn đề sức khoẻ đ ược xếp vào chương XXI được ghi nhận là
bệnh chính và đó rõ ràng là dấu hiệu, triệu chứng v à vấn đề của một bệnh đã
được chẩn đoán và được ghi nhận ở chỗ khác, mà việc chăm sóc, điều trị tập
trung vào bệnh này, chọn bệnh đã được chẩn đoán này là bệnh chính.
1.1.6.4. Tính đặc hiệu
Khi chẩn đoán mô tả bệnh một cách chung chung lại được ghi nhận là bệnh
chính và một thuật ngữ cung cấp thông tin chính xác hơn về vị trí và bản chất của
bệnh được ghi nhận ở chỗ khác, hãy chọn lại thuật ngữ n ày làm bệnh chính.
1.1.6.5. Các chẩn đoán chính tương t ự
Khi một triệu chứng hoặc một dấu hiệu đ ược ghi nhận như một bệnh chính và
cho biết rằng triệu chứng hoặc dấu hiệu đó có thể do một bệnh hoặc nhiều bệnh
khác nhau gây nên, ch ọn triệu chứng như là bệnh chính.
1.2 MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở VIỆT NAM
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang có những biến đổi: Các bệnh nhiễm trùng,
truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh có vaccin tiêm chủng ở trẻ em giảm nhanh, tuy nhiên
nguy cơ mắc các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm phổi và các bệnh có liên
quan đến nước vẫn còn cao vì môi trường chưa được cải thiện tốt. Trong giai đoạn
hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, một số vấn đề sức khoẻ mới đã
nảy sinh và phát triển: Tai nạn thương tích, bệnh lây qua đường tình dục (trong đó
có HIV/AIDS), bệnh tâm thần, bệnh ung thư và bệnh tim mạch có chiều hướng
tăng. Đặc biệt vấn đề sức khoẻ do ma túy, thuốc lá tăng lên rất nhanh. Như vậy mô
hình bệnh tật ở Việt Nam đang chuyển đổi về mặt dịch tể học, sự chuyển đổi này
cũng không đồng đều ở tất cả các vùng.



9

Mặt khác tại các bệnh viện, mô hình bệnh tật và tử vong đã có thay đổi nhiều so
với những năm trước đòi hỏi ngành y tế Việt Nam phải đáp ứng cơ bản nhu cầu
khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân trên cả nước với chất lượng dịch vụ ngày
càng cao và chi phí hợp lý, được nhân dân chấp nhận.
Việc chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề bệnh tật cần theo quan điểm dự
phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện
thân thể, đi đôi với hiệu quả điều trị. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng y tế công
cộng, các giải pháp cộng đồng và chú trọng tới các dịch vụ y tế.
Mô hình bệnh tật ở nước ta đan xen giữa các bệnh lây nhiễm và không lây
nhiễm. Các bệnh không lây, các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng
gia tăng cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong nhất là các bệnh tim mạch, khối u, sức khỏe
tâm thần, các chấn thương do tai nạn...Theo số liệu thống kê trong hệ thống thông
tin y tế, tỷ trọng mắc của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976
đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008, Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày càng
gia tăng qua các năm từ 42,7% năm 1976 lên 63,1% năm 2008. Nhóm các bệnh do
ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn duy trì ở tỷ lệ 10%.
Các yếu tố kinh tế, xã hội, đô thị hóa, lối sống, dinh dưỡng..., trong những năm
vừa qua gây ra những yếu tố nguy cơ dẫn đến sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm
như đái tháo đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, sang
chấn tinh thần, ung thư...Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao
gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm (do đòi hỏi kỷ thuật cao, thuốc đặc
trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng). Chẳng hạn một ca mổ tim có chi
phí từ 100-150 triệu đồng; một đợt điều trị cao huyết áp cũng từ 20 -30 triệu đồng
và phải tiếp tục điều trị duy trì để giữ mức ổn định với chi phí trung bình hàng
tháng từ 3-5 triệu đồng, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, Đồng thời các cơ sở
cung ứng dịch vụ y tế phải tăng đầu tư các trang thiết bị y tế đắt tiền để phát hiện và

điều trị bệnh không lây nhiễm; tuyển chọn và đào tạo thêm các bác sỹ chuyên khoa,
kéo theo tăng chi phí dịch vụ. Đây là thách thức lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam


10

trong thời gian tới, đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tăng
cường nỗ lực phòng các bệnh này và tổ chức cung ứng dịch vụ y tế.

Biểu đồ 1.1 Xu hướng bệnh tật toàn quốc năm 1976-2012 (đơn vị: %).
Biểu đồ 1.1 cho thấy xu hướng bệnh tật ở Việt Nam có sự chuyển biến đáng
kể theo xu hướng các bệnh không lây và tai nạn, ngộ độc chấn thương tăng dần đều.
Trong giai đoạn năm 1976-1986, các bệnh không lây chỉ chiếm trên dưới 40%,
trong khi các dịch lây lại chiếm trên 55%, còn tai nạn, ngộ độc, chấn thương chỉ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đến giai đoạn 1996-2012, có sự thay đổi xu hướng bệnh tật
theo hướng các bệnh không lây tăng lên 50% rồi duy trì trên 60%, còn các dịch lây
chỉ chiếm dưới 30%. Bên cạnh đó, tai nạn, ngộ độc, chấn thương duy trì ở mức trên
10%. Việc thay đổi mô hình bệnh tật trong giai đoạn 1976-2012 cho thấy bệnh tật
cũng sẽ thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự quan tâm sức
khỏe của người dân qua các giai đoạn. Khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn kinh
tế thị trường, các tai nạn, ngộ độc, chấn thương sẽ tăng dần qua các năm do lao
động và tai nạn nghề nghiệp, tai nạn gia đình. Trong khi đó, khi có sự thay đổi về
thu nhập và quan điểm phòng chống bệnh của người dân giai đoạn 2012 cho thấy,
các bệnh dịch tuy vẫn còn duy trì nhưng không còn chiếm tỷ lệ cao mà chủ yếu các
bệnh không lây: Bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim…, có cơ hội phát triển.


11

Bảng 1.1 Xu hướng bệnh tật toàn quốc năm 2008-2012 (đơn vị: %).

TT

CHƯƠNG BỆNH

2008

2009

2010

2011

2012

1

Dịch lây

25,15

22,9

22,9

25,89

27,25

2


Bệnh không lây

63,14

66,32

66,32

62,72

61,91

3

Tai nạn, ngộ độc, chấn thương

11,72

10,78

10,78

11,39

10,84

Xu hướng bệnh tật toàn quốc giai đoạn 2008-2012 ít có sự thay đổi nhiều
qua số liệu liên tục 05 năm qua các bệnh không lây chiếm tỷ lệ cao nhất, hầu hết
đều trên 60%, còn các bệnh dịch lây chỉ chiếm trên dưới 25% và tai nạn, ngộ độc
chấn thương ổn định ở mức trên 10%. Mô hình bệnh ít có sự thay đổi trong thời

gian ngắn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan y tế trong việc đầu tư các chuyên
khoa, trang thiết bị, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho người dân.
Bảng 1.2. Cơ cấu bệnh tật theo chương trên toàn quốc qua các năm 2010-2012 (đơn
vị: %).
TT

CHƯƠNG BỆNH

Mắc (%)
2010

2011

2012

1

Bệnh hệ hô hấp

21,32

16,84 16,87

2

Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật

10,43

14,07 15,29


3

Bệnh hệ tuần hoàn

9,73

11,27 11,07

4

Bệnh hệ tiêu hóa

9,57

9,26

8,8

5

Chửa đẻ và sau đẻ

8,93

8,83

8,36

6


Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân

6,38

8,65

8,28

bên ngoài
7

Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết

6,11

4,08

3,89

8

Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục

3,97

4,04

3,86



12

9

Bệnh của hệ thần kinh

3,28

3,42

3,44

10

Bệnh nội tiết-dinh dưỡng-chuyển hóa

2,6

2,89

3,27

11

Khối U

2,49

2,89


2,46

12

Bệnh mắt và bệnh phụ

2,49

2,5

2,34

13

Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường phát hiện

2,44

2,13

2,24

2,31

1,85

2,21

qua lâm sàng và xét nghiệm

14

Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và việc
tiếp xúc với cơ quan y tế

15

Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong

2,05

1,64

1,78

16

Bệnh của da và mô dưới da

1,6

1,48

1,68

17

Một số xuất phát trong thời kỳ chu sinh

1,33


1,34

1,32

18

Bệnh tai và xương chum

1,08

1,12

1,26

19

Rối loạn tâm thần và hành vi

0,97

0,83

0,68

20

Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch

0,47


0,5

0,53

21

Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm

0,46

0,37

0,38

sắc thể
Qua 03 năm, cho thấy các chương bệnh chiếm tỷ lệ cao là: Bệnh hệ hô hấp (từ
16-21%), Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật (từ 10-15%), Bệnh hệ tuần hoàn (từ 911%), Bệnh hệ tiêu hóa (từ 8-9%). Đây là mô hình bệnh tật của một đất nước có khí
hậu nhiệt đới gió mùa với các bệnh truyền nhiễm vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Bảng 1.3. Mười nhóm bệnh mắc cao nhất trên toàn quốc năm 2010, 2011[13],
2012.[14].
TT
1
2
3

TÊN BỆNH
Viêm họng và viêm amidan cấp
Tăng huyết áp nguyên phát
Các bệnh viêm phổi


TỶ SUẤT MẮC/ 100.000 dân
2010
2011
2012
685,17 349,89(2) 432,6(2)
515,5
317,65(3) 368,5(4)
420,49 419,05(1) 510,6(1)


13

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản

4

cấp
Viêm dạ dày và tá tràng
Các tổn thương khác do chấn thương

5
6

xác định và ở nhiều nơi
Sốt virus khác do tiết túc truyền và sốt

7

virus xuất huyết

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có

8

nguồn gốc nhiễm khuẩn
Đái tháo đường
Bệnh của ruột thừa
Viêm cấp đường hô hấp trên khác

9
10
11

Gãy các phần khác của chi: Do lao

12

động và giao thông
Viêm ruột thừa
Sốt virus khác do tiết túc truyền và sốt

13
14

354,46

272,98(4)

327,8(5)


320,66

183,52(6)

201,1(9)

314,97

383,8(3)

269,35
249,7

210,57(5)

260,6(7)

184,46
127,4
145,73(7)
144,72(8)

169,4(10)

144,26(9)
135,57(10)

215(8)

virus xuất huyết

15 Bệnh virus khác
284,4(6)
Trong năm 2010, các bệnh lý về nội khoa chủ yếu là những bệnh lý về đường hô
hấp chiếm ưu thế như: Viêm họng và viêm amidan cấp, các bệnh viêm phổi, Viêm
phế quản và viêm tiểu phế quản cấp; kế tiếp là các bệnh hệ tiêu hóa như: Viêm dạ
dày và tá tràng, Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn. Ngoài ra
các bệnh không lây vẫn chiếm tỷ lệ lớn như: Tăng huyết áp nguyên phát, Đái tháo
đường.
Trong năm 2011, vẫn là những bệnh lý về đường hô hấp chiếm ưu thế như:
Các bệnh viêm phổi, Viêm họng và viêm amidan cấp, Viêm phế quản và viêm tiểu
phế quản cấp, Viêm cấp đường hô hấp trên khác; kế tiếp là các bệnh hệ tiêu hóa
như: Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn , Viêm dạ dày và tá
tràng, Viêm ruột thừa. Ngoài ra bệnh không lây vẫn chiếm tỷ lệ lớn là: Tăng huyết
áp nguyên phát.
Trong năm 2012, các bệnh mắc cao nhất vẫn là những bệnh lý về đường hô
hấp chiếm ưu thế như: Các bệnh viêm phổi, Viêm họng và viêm amidan cấp, Viêm


14

phế quản và viêm tiểu phế quản cấp; kế tiếp là các tai nạn, chấn thương chiếm tỷ lệ
đáng kể như: Các tổn thương khác do chấn thương xác định và ở nhiều nơi, Gãy các
phần khác của chi: Do lao động và giao thông. Các bệnh nhiễm trùng khác vẫn còn
chiếm tỷ lệ cao như: Bệnh virus khác, Sốt virus khác do tiết túc truyền và sốt virus
xuất huyết. Ngoài ra, bệnh không lây vẫn chiếm tỷ lệ lớn là: Tăng huyết áp nguyên
phát.
1.3 MÔ HÌNH BỆNH TẬT KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Bảng 1.4. Cơ cấu bệnh tật theo chương vùng Đông Nam Bộ qua các năm 20102012 (đơn vị: %).
TT


2010
14,48
13,99
8,14
9,25
13,93

Mắc (%)
2011
12,13
7,71
0,62
1,89
0,41

2012
3,33
1,79
0,17
0,54
0,11

7,93

1,36

0,39

1,86
4,91

1,55
2,41
7,14
3,03

5,51
1,33
7,73
13,06
8,75
1,06

1
0,38
1,85
3,29
2,22
0,25

1,33

2,12

0,46

1,55

4,74

1,3


1,3

15,01

4,28

1,07
2,72
1,28
0,46

2,91
1,02
1,23
8,57

1,02
0,27
0,33
2,1

0,56

1,36

0,21

CHƯƠNG BỆNH


1
2
3
4
5
6

Bệnh hệ hô hấp
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật
Bệnh hệ tuần hoàn
Bệnh hệ tiêu hóa
Chửa đẻ và sau đẻ
Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên

7
8
9
10
11
12
13

nhân bên ngoài
Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết
Bệnh hệ tiết niệu – sinh dục
Bệnh của hệ thần kinh
Bệnh nội tiết – dinh dưỡng – chuyển hóa
Khối U
Bệnh mắt và bệnh phụ
Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường


14

phát hiện qua lâm sàng và xét nghiệm
Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe

15

và việc tiếp xúc với cơ quan y tế
Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử

16
17
18
19
20

vong
Bệnh của da và mô dưới da
Một số xuất phát trong thời kỳ chu sinh
Bệnh tai và xương chũm
Rối loạn tâm thần và hành vi
Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn
dịch


×