Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

ĐẶC điểm mô HÌNH BỆNH tật của BỆNH NHÂN hút và KHÔNG hút THUỐC lá đến KHÁM và điều TRỊ tại TRUNG tâm hô hấp, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.14 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---***---

ĐÀO MINH THẾ

ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN
HÚT VÀ KHÔNG HÚT THUỐC LÁ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2012 - 2018


HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---***---

ĐÀO MINH THẾ
ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN
HÚT VÀ KHÔNG HÚT THUỐC LÁ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Ngành đào tạo : Bác sĩ đa khoa


Mã ngành

: 52720101

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN THU PHƯƠNG


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý
đào tạo đại học, các thầy cô Trường Đại học Y Hà Nội, đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 6 năm học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Nội tổng hợp đã tạo
điều kiện cho em được thực hiện khóa luận tại Bộ môn.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai,
các thầy cô, các bác sĩ, anh chị ở Trung tâm đã tạo điều kiện, giúp đỡ em
trong quá trình học tập và thu thập số liệu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phan Thu
Phương – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng
như động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2018



Sinh viên

Đào Minh Thế


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những số liệu, kết quả được nêu trong khóa luận này là
hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa được công bố trong công trình nào
khác.
Em xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong khóa luận.
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Sinh viên

Đào Minh Thế


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

: Acquired Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

BPTNMT : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
CDC

: Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật - Hoa Kỳ)


CO

: Carbon monoxid

DNA

: Deoxyribonucleic Acid

DSM - V : Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th
(Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, ấn bản 5)
GATS

: Global Adult Tobacco Survey
(Điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành)

HTL

: Hút thuốc lá

ICD

: International Classification of Diseases
(Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật)

PAH

: Polycyclic aromatic hydrocarbons
(Các hydrocarbon thơm đa vòng)



WHO

: World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá đứng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ gây nên gánh nặng
bệnh tật toàn cầu. Và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất có thể phòng ngừa
được [1]. Hút thuốc lá là nguyên nhân của 10% số ca tử vong trên toàn thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không có sản phẩm nào khác giết nhiều
người như thuốc lá. Số người bị thuốc lá giết chết nhiều hơn AIDS, các loại
chất độc, tai nạn giao thông, tội phạm giết người và tự sát kết hợp lại [2]. Trong
năm 2015, đã có hơn một tỷ người hút thuốc lá và 11,5% số ca tử vong toàn
cầu (tương đương 6,4 triệu người) là do hút thuốc lá. Nếu các mô hình hút

thuốc lá hiện nay tiếp tục, nó sẽ gây ra khoảng 10 triệu người chết mỗi năm vào
năm 2030 [3]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh khói thuốc lá gây ra
các vấn đề sức khoẻ bất lợi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh lý ung thư
đặc biệt là ung thư phổi, các bệnh tim mạch, đột quỵ, thay đổi nội tiết, thần
kinh, rối loạn quá trình sinh sản, phát triển và nhiều bệnh lý khác [4].
Năm 2015 tại Việt Nam, theo Điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng
thuốc lá ở người trưởng thành, tỷ lệ hút thuốc lá ở người lớn trên 15 tuổi là
22,5%; trong đó ở nam là 45,3% và ở nữ là 1,1%. Các mô hình hút thuốc lá
hiện nay tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Việt Nam là một trong 15 nước
có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Và tại Việt
Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về mô hình bệnh tật ở các bệnh nhân hút
thuốc lá [5].
Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở tiếp nhận khám và
điều trị hàng đầu các bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến
hút thuốc lá. Vì vậy, xác định được mô hình bệnh tật ở nhóm bệnh nhân hút
thuốc lá và không hút thuốc lá giúp phân loại bệnh nhân và đưa ra được chiến
lược điều trị bệnh nhân toàn diện. Đồng thời có kế hoạch tư vấn, giáo dục, hỗ


11

trợ bệnh nhân bỏ thuốc lá một cách hiệu quả, giúp giảm thiểu tỷ lệ hút, giảm
thiểu các tác hại do thuốc lá gây ra.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm hướng đến hai mục tiêu:
1.

Mô tả mô hình bệnh tật của bệnh nhân hút thuốc lá và không hút
thuốc lá đến khám và điều trị tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện
Bạch Mai.


2.

Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng hút thuốc lá của
bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh
viện Bạch Mai.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Thuốc lá
1.1.1. Định nghĩa về thuốc lá
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa các sản phẩm thuốc lá được
sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần của lá thuốc lá nguyên liệu, và sẽ được hun
khói, hút, nhai hoặc hít. Tất cả đều chứa các thành phần gây nghiện rất cao
như nicotin [6].
Theo Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012, thuốc lá là sản phẩm
được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến
dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Sử
dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá [7].
1.1.2. Độc tính của khói thuốc lá
1.1.2.1. Các hình thức hút thuốc lá và dòng khói thuốc lá
Hút thuốc lá có hai hình thức: Hút thuốc lá chủ động xảy ra khi người sử
dụng hút thuốc lá để hít khói thuốc vào chính cơ thể của mình. Hút thuốc lá thụ
động xảy ra ở những người có mặt xung quanh người hút thuốc lá hít phải lượng
khói thuốc lá thừa do người hút thuốc lá thải ra môi trường [8].
Khi hút thuốc lá sẽ hình thành nên 3 kiểu dòng khói thuốc lá như sau:
- Dòng khói chính là dòng khói do người hút thuốc hít vào, đó là luồng
khói đi qua gốc của điếu thuốc, được lọc qua phổi vì vậy nó ảnh hưởng trực

tiếp đến sức khỏe người hút.
- Dòng khói phụ là dòng khói từ đầu điếu thuốc đang cháy tỏa ra vào
không khí, nó không bao gồm phần khói thở ra của dòng khói chính.
- Dòng khói môi trường là hỗn hợp của dòng khói phụ và phần khói thở
ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn
và đầu điếu thuốc [9].


13

Vùng cháy
Vùng nhiệt phân, chưng cất

Dòng khói chính

Dòng khói phụ

Khí khuếch tán
Tàn
Dòng khói chính

Ngưng tụ &
lọc

Khí khuếch tán

Đối lưu tự nhiên

Hình 1.1. Các dòng khói thuốc lá [9]
Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc lá. Kích

thước các phân tử rắn dao động từ 0,1 – 1 m trong dòng khói chính và từ 0,01
– 1 m trong dòng khói phụ. Dòng khói phụ bị pha loãng hơn nên kích thước
các hạt trở nên nhỏ hơn, vì vậy dễ dàng đi sâu vào trong tổ chức phổi. Mặt
khác, hút thuốc lá là sự đốt cháy không hoàn toàn các sợi thuốc lá, khói thuốc
lá tác hại không những đối với sức khỏe của người hút thuốc trực tiếp mà còn
ảnh hưởng đến cả người không hút thuốc lá và môi trường xung quanh [8],
[9].
1.1.2.2. Các chất độc có trong khói thuốc lá
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khói thuốc lá là một hỗn hợp hóa học phức tạp
với hơn 7000 chất, trong đó khoảng 250 chất có hại là nguyên nhân gây ra các
vấn đề sức khoẻ bất lợi, đặc biệt là ung thư, các bệnh lý tim mạch và bệnh
phổi… thông qua các cơ chế bao gồm tổn thương DNA, viêm và stress oxy hóa.
Nicotin là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy.
Nicotin được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi.
Người hút thuốc lá trung bình đưa vào cơ thể 1 – 2 mg nicotin cho mỗi điếu
thuốc khi hút. Nicotin đến não nhanh chóng, chỉ trong vòng 7 – 10 giây sau
khi hít vào [10]. Nếu sử dụng ở liều thấp, nicotin sẽ tạo ra sự sảng khoái nhẹ


14

nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây
nghiện và tác hại cho cơ thể do tác động lên hệ tiểu động mạch kháng, hệ
thống các kênh ion làm cho nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp
cơ trơn và bài tiết dịch vị dạ dày. Nếu nicotin được sử dụng liều cao có thể
gây tử vong do đột quỵ, các bệnh tim mạch, bệnh mạch máu ngoại biên…
[10], [11].
Carbon monoxid (khí CO) là chất khí có nồng độ cao trong khói thuốc
lá sẽ được hấp thụ vào máu. CO có ái lực với hemoglobin gấp 200 lần so với
ái lực của O2 nên CO sẽ gắn với hemoglobin thành met-hemoglobin làm giảm

lượng O2 chuyển đến các mô, gây thiếu máu tổ chức, rối loạn trao đổi oxy tại
các tế bào và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch, phì đại cơ
tim, các rối loạn nhịp [12].
Các phân tử nhỏ khác trong khói thuốc lá (aldehyd, acid, phenol …)
cũng tồn tại ở dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ đóng vai trò như các chất kích thích
gây nên thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến
phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay
đổi này làm tăng tiết đờm và làm giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhầy lông
chuyển [9], [13].

Đầu lọc
Vùng lọc

Thân điếu thuốc lá

Hình 1.2. Thành phần hóa học của khói thuốc lá [14]


15

Đặc biệt trong khói thuốc được chứng minh là có chứa hơn 70 chất
gây ung thư, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ cháy một phần. Các chất hữu cơ
cháy một phần này được chuyển hóa ở hệ thống enzym cytochrom P - 450 ở
gan thành chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các phân tử DNA
đột biến, và đó là cơ chế tạo nên các tế bào ung thư. Một chất có trong khói
thuốc lá là benzopyren cùng với một loạt các polycyclic aromatic
hydrocarbons (PAHs), hay các hydrocarbon thơm đa vòng khác đã được
chứng minh là chất gây ung thư theo cơ chế trên [15]. Tương tự, acrolein
cũng gây ra đột biến trong quá trình sao chép DNA. Tuy nhiên, nó không
cần được chuyển hóa như PAHs để trở thành chất gây ung thư và phong phú

hơn PAHs gấp nhiều lần [16]. Nitrosamin là một nhóm các hợp chất gây ung
thư được tìm thấy trong khói thuốc lá đã được chứng minh gây biến đổi
DNA. Ngoài các hóa chất hữu cơ, thuốc lá và khói thuốc lá có chứa một
lượng nhỏ 210 - Pb (210Pb) và Polonium - 210 (210Po), đều là các chất phóng
xạ gây ung thư , nguy hiểm nhất do hoạt động gây ung thư cực mạnh, mãn
tính, chậm và tiến triển [17].
1.1.3. Nghiện thuốc lá – nghiện nicotin
1.1.3.1. Sinh lý bệnh nghiện nicotin
Nicotin là hợp chất hóa học gây ra và duy trì các hiệu ứng nghiện của
thuốc lá. Nicotin trong khói thuốc lá khi hít vào sẽ thấm qua mạch máu phổi
vào máu tuần hoàn, lên đến trung tâm “thưởng” ở não. Tại đây nicotin gắn
vào thụ thể nicotin gây giải phóng các chất trung gian dẫn truyền thần kinh
chủ yếu là dopamin và noradrenalin gây ra các hiệu quả: tăng cường sự chuẩn
xác, độ tập trung, khả năng hoạt động trí óc; gây cảm giác sảng khoái, yêu
đời, hưng phấn; giảm lo âu, tăng chuyển hoá cơ bản và giảm cân nặng.
Khi nồng độ nicotin giảm xuống, người hút sẽ xuất hiện các triệu
chứng của hội chứng cai rất khó chịu: thèm thuốc, mất ngủ, buồn bã hoặc


16

hưng phấn quá mức, lo âu, thèm ăn. Như vậy, để đạt những khoái cảm có
được do hút thuốc lá - còn gọi là củng cố (+) và để tránh những cảm giác khó
chịu khi thiếu thuốc - còn gọi là củng cố (–), người hút thuốc lá sẽ tiếp tục hút
mỗi khi nồng độ nicotin máu giảm xuống dưới ngưỡng thèm thuốc và trở nên
lệ thuộc vào nicotin. Cùng với quá trình hút, số lượng thụ thể nicotin tăng cao
và người hút cần một lượng nicotin nhiều hơn trước để có cùng hiệu quả như
cũ [10], [11].
1.1.3.2. Chẩn đoán nghiện thuốc lá – nghiện nicotin
Theo DSM - V, chẩn đoán nghiện thuốc lá khi có ít nhất 3 trong số 7

các dấu hiệu dưới đây xảy ra trong vòng 12 tháng [18].




Trạng thái dung nạp: ít nhất một trong hai dấu hiệu:


Cần tăng số điếu thuốc lá rõ rệt để đạt được hiệu quả mong muốn.



Hiệu quả giảm rõ rệt khi sử dụng cùng lượng thuốc lá như trước.

Hội chứng cai: ít nhất một trong hai dấu hiệu:


Ngừng sử dụng hoặc giảm mạnh liều sẽ xuất hiện hội chứng cai.



Dùng lại loại thuốc lá và số lượng đã dùng để tránh hội chứng cai.



Hút thuốc với số lượng lớn trong một thời gian dài hơn dự định.



Mong muốn dai dẳng hoặc cố gắng không thành công trong việc

ngừng hay kiểm soát việc sử dụng thuốc lá.



Dành phần lớn thời gian để tìm kiếm thuốc lá.



Mọi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay giải trí quan trọng bị từ bỏ
hoặc giảm sút do sử dụng thuốc lá.



Vẫn tiếp tục sử dụng thuốc lá dù biết được hậu quả dai dẳng hay tái
diễn của thuốc lá gây ra cho cơ thể và tâm thần.


17

Có nhiều phương pháp để xác định mức độ phụ thuộc nicotin của người
hút thuốc lá nhưng dễ dàng và được áp dụng rộng rãi nhất là Test Fagerstrom
về sự phụ thuộc nicotin.
Bảng 1.1. Test Fagerstrom về sự phụ thuộc nicotin [19]
Câu hỏi
Sau khi thức dậy bao lâu thì bạn hút
điếu thuốc đầu tiên?
Bạn có gặp khó khăn trong việc kiềm
chế hút thuốc lá ở những nơi bị cấm
hay không? (đình chùa, nhà thờ, bệnh
viện, rạp chiếu phim…)

Bạn ghét phải bỏ điếu thuốc nào nhất
trong ngày?
Mỗi ngày bạn hút bao nhiêu điếu
thuốc?

Bạn có thường xuyên hút thuốc lá vào
những giờ đầu tiên sau khi thức dậy
so với thời gian còn lại trong ngày?
Bạn có hút thuốc lá ngay cả khi bị ốm
phải nằm trên giường cả ngày không?
Mức độ phụ thuộc

Lựa chọn đáp án
Điểm
Trong vòng 5 phút
3
6 – 30 phút
2
31 – 60 phút
1
Sau 60 phút
0

1
Không
0
Điếu đầu tiên mỗi buổi sáng
Bất kỳ lúc nào
Ít hơn hoặc bằng 10 điếu
11 – 20 điếu

21 – 30 điếu
Nhiều hơn hoặc bằng 31 điếu

1
0
0
1
2
3


Không

1
0


Không
Tổng điểm

1
0

0 – 3: Thấp
4 – 6: Trung bình
7 – 10: Nặng

1.1.3.3. Cai nghiện thuốc lá
Hiện nay, một số biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá đã được chứng minh là
có hiệu quả. Sử dụng các chế phẩm nicotin thay thế giúp thay thế lượng



18

nicotin hít vào qua thuốc lá bằng nicotin cung cấp qua da hay niêm mạc dưới
lưỡi. Tác dụng làm cho nồng độ nicotin trong máu vượt trên ngưỡng gây thèm
thuốc nhằm cắt củng cố (–), nhưng cũng không đạt đỉnh cao như khi hút thuốc
nhằm cắt củng cố (+). Bupropion giúp ức chế một phần sự bắt giữ dopamin,
làm tăng nồng độ dopamin tại trung tâm “thưởng” ở não, ức chế mạnh sự bắt
giữ noradreanalin, làm giảm triệu chứng của hội chứng cai, ức chế cạnh tranh
với nicotin. Ngoài ra còn có các chế phẩm khác như Vareniclin có tác dụng
tương tự như Bupropion.
Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc là các biện pháp không dùng thuốc
có vai trò đặc biệt quan trọng. Can thiệp vào các thành phần cấu thành nên
hành vi hút thuốc lá để giúp người nghiện nhận biết và tìm cách chuyển đổi
hành vi có hại cho sức khỏe là hút thuốc lá thành một hành vi khác có lợi cho
sức khỏe từ nhận thức, hành vi, xã hội, các vấn đề tâm lý… [20].
1.2. Mô hình bệnh tật
1.2.1. Khái niệm về mô hình bệnh tật
- Mô hình: là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ, mô phỏng cấu tạo
và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu; là hình thức diễn đạt
hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối
tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy [21].
- Mô hình bệnh tật: là phản ánh các đặc trưng chủ yếu về tỷ lệ các loại
hình bệnh, tật của con người trong một cộng đồng [22].
1.2.2. Các cách phân loại bệnh tật trong nghiên cứu mô hình bệnh tật
1.2.2.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật [22]
Theo cách phân loại này, bệnh tật được chia thành 3 nhóm chính:
- Bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và bệnh liên quan tới thai sản.



19

- Bệnh không lây nhiễm.
- Tai nạn, ngộ độc, chấn thương.
Cách phân loại này đơn giản nhưng cho ta khái quát về mô hình bệnh
tật của nhóm đối tượng được nghiên cứu. Nó có tính chất dự báo xu hướng
thay đổi mô hình bệnh tật trong tương lai và giúp có cái nhìn tổng thể để
hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Nhìn vào mô hình bệnh tật có thể đánh
giá được trình độ phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia:
+ Mô hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: bệnh lây nhiễm cao,
bệnh mạn tính không lây nhiễm chiếm tỷ lệ thấp.
+ Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: bệnh lây nhiễm và suy
dinh dưỡng vẫn còn phổ biến nhưng có xu hướng giảm, các bệnh không lây
nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư… có xu hướng tăng lên.
+ Mô hình bệnh tật ở các nước phát triển: bệnh mạn tính không lây
nhiễm là chủ yếu.
Việt Nam đang trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập
quốc tế, mô hình bệnh tật đang từng bước tiến tới gần giống mô hình bệnh tật
của các nước phát triển. Từ năm 1976 đến năm 2015, các bệnh lây nhiễm từ
55,5% giảm xuống còn 23,6%; bệnh mạn tính không lây tăng từ 42,6% lên
đến 65,6%; đồng thời các bệnh như tai nạn, ngộ độc, chấn thương tăng gấp
gần 6 lần từ 1,8% lên đến 10,8% [23].
1.2.2.2. Phân loại bệnh tật theo tỷ lệ mắc và chết cao nhất [22]
Đặc điểm cơ bản của cách phân loại này là đưa ra tên bệnh và nhóm
bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất, có thể phân chia theo từng lứa
tuổi tùy thuộc vào tác giả và yêu cầu nghiên cứu. Từ đó có những chính sách


20


đầu tư thích hợp để can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của
các bệnh đó. Đây là cách phân loại đơn giản, dễ thực hiện nhưng không cho ta
cái nhìn toàn diện về mô hình bệnh tật, không đánh giá được sự tiến triển và
biến động của mô hình bệnh tật.
1.2.2.3. Phân loại bệnh tật theo ICD - 10 [24]
Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức
khỏe lần thứ 10 (ICD - 10) được WHO triển khai xây dựng từ năm 1983, cho
phép mã hóa chi tiết các loại bệnh tật và phân loại mô hình bệnh tật một cách
đầy đủ, cụ thể theo từng chương bệnh. Từ ICD - 10 chúng ta có thể dễ dàng
xây dựng mô hình bệnh tật theo các cách phân loại đã trình bày ở trên bởi bản
thân ICD - 10 đã bao gồm các cách phân loại đó. Tổng toàn bộ cấu trúc của
ICD - 10 bao gồm 21 chương. Trong mỗi chương lại chia ra từng nhóm bệnh,
sau đó lại chia ra thành các tên bệnh, cuối cùng là bệnh chi tiết theo nguyên
nhân hay tính chất đặc thù của bệnh.
Các bệnh liên quan hút thuốc lá hay gặp nhất được phân loại trong các
chương như bệnh lý ung thư (chương II), bệnh hệ hô hấp (chương X), bệnh hệ
tuần hoàn (chương IX), các rối loạn tâm thần và hành vi (chương V)… Các
bệnh hệ hô hấp thuộc chương X và được chia thành các nhóm như sau:


J00 – J06: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính



J09 – J18: Cúm và viêm phổi



J20 – J22: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp dưới khác




J30 – J39: Các bệnh khác của đường hô hấp trên



J40 – J47: Bệnh đường hô hấp dưới mạn tính



J60 – J70: Các bệnh phổi do tác nhân bên ngoài



J80 – J84: Các bệnh hô hấp khác ảnh hưởng chủ yếu đến mô kẽ



J85 – J86: Tình trạng nung mủ và hoại tử đường hô hấp dưới


21



J90 – J94: Bệnh khác của màng phổi




J95 – J99: Các bệnh lý khác của hệ hô hấp

1.3. Một số nghiên cứu về mô hình bệnh tật liên quan hút thuốc lá
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều đã chứng minh vai trò
gây bệnh của thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến các
bệnh không lây nhiễm như ung thư, các bệnh về tim mạch, bệnh đường hô
hấp mạn tính và đái tháo đường… WHO ước tính rằng hút thuốc lá gây ra
khoảng 71% các ca ung thư phổi, 42% các bệnh về đường hô hấp mạn tính và
gần 10% các bệnh về tim mạch [2], [3], [15].
Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng
tới mọi cơ quan trong cơ thể
Ung thư
Đầu hoặc cổ

Bệnh mạn tính
Đột quỵ
Mất thị lực
Viêm lợi

Phổi
Máu
Dạ dày
Thận
Tụy
Đại tràng

Tách động mạch chủ
Bệnh tim mạch
Viêm phổi
Xơ vữa động mạch

Bệnh phổi mạn tính
và hen

Bàng quang

Vô sinh

Cổ tử cung

Gãy xương đùi

Hình 1.3. Ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe con người [25]
1.3.1. Thuốc lá và các bệnh đường hô hấp
Hút thuốc lá là nguyên nhân có thể phòng tránh được của nhiều bệnh lý
về phổi. Việc tiếp xúc lâu dài với các hợp chất trong khói thuốc như carbon


22

monoxid và cyanid được cho là có liên quan đến tổn thương phổi và mất tính
đàn hồi trong phế nang. Hậu quả là dẫn đến khí phế thũng, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính (BPTNMT) và tăng áp lực động mạch phổi. BPTNMT là một
bệnh mạn tính đặc trưng bởi quá trình tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi
phục hoàn toàn, với các triệu chứng khó thở, khò khè, ho dai dẳng và
khạc đờm. Nghiên cứu của Devereux năm 2006 tại Mỹ chỉ ra khói thuốc lá là
yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của BPTNMT với 80 – 90% các trường hợp
do hút thuốc [26]. Khoảng 46% người trưởng thành mắc BPTNMT hiện đang
hút thuốc lá, gấp đôi tỷ lệ hút thuốc ở nhóm người không bị BPTNMT
(19,8%) [27].
1.3.2. Thuốc lá và bệnh ung thư

Hút thuốc chiếm ít nhất 30% tổng số ca tử vong do ung thư nói chung
và 87% số ca tử vong do ung thư phổi nói riêng. Nếu không có nguyên nhân
gây tử vong khác, nguy cơ tử vong do ung thư phổi trước tuổi 85 là 22,1%
đối với nam giới và 11,9% đối với nữ giới hút thuốc lá [28]. Đã nhiều nghiên
cứu chỉ ra hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư phổi. Thời
gian hút càng nhiều năm, nguy cơ càng tăng lên. Những người bỏ hút thuốc
lá có nguy cơ bị ung thư phổi thấp hơn so với tiếp tục hút, nhưng nguy cơ
vẫn cao hơn đối với những người không bao giờ hút thuốc lá. Bỏ hút thuốc
lá ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Thuốc lá cũng là
nguyên nhân chính của nhiều loại ung thư khác, đặc biệt là ung thư vùng đầu
cổ, ung thư thanh quản , ung thư vòm họng; các ung thư đường tiết niệu như
ung thư thận, ung thư bàng quang; các ung thư đường tiêu hóa như ung thư
thực quản và ung thư dạ dày… [29], [30]. Các nghiên cứu mới cũng đã chỉ
ra mối quan hệ giữa thuốc lá và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ [31].
1.3.3. Thuốc lá và bệnh tim mạch


23

Theo WHO, 35% trong tổng số chết vì các bệnh tim mạch có liên quan
đến hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ, xơ
vữa động mạch, và bệnh mạch máu ngoại biên [32]. Khi hút thuốc lá, khói
thuốc gây ra một số phản ứng ngay lập tức trong hệ thống tim mạch. Trong
vòng một phút, nhịp tim bắt đầu tăng và tăng đến 30% trong 10 phút đầu. Một
số thành phần của thuốc lá dẫn đến sự hẹp lại của mạch máu, gây tắc nghẽn
và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
Tỷ lệ nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột tử, tăng huyết áp và rối loạn
lipid máu có liên quan chặt chẽ với hút thuốc lá [33]. Hút thuốc lá làm tăng
nguy cơ mắc hội chứng vành cấp gấp 2,12 lần; làm tăng nguy cơ tổn thương
thân chung động mạch vành trái gấp 3,24 lần so với không hút thuốc lá [34].

1.3.4. Thuốc lá và các bệnh lý khác
Ngoài việc tăng nguy cơ ung thư thận, hút thuốc lá cũng có thể góp
phần gây ra thêm tổn thương thận. Người hút có nguy cơ mắc bệnh thận mạn
tính cao hơn đáng kể so với người không hút [35]. Hút thuốc lá cũng làm gia
tăng thêm sự tiến triển của bệnh thận đái tháo đường [36]. Các nghiên cứu
gần đây còn cho thấy có liên quan giữa việc hút thuốc lá và rối loạn lo âu,
trầm cảm. Tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn ở những người từng trải qua trầm cảm ở
một thời điểm nào đó trong đời so với những người chưa bao giờ bị trầm cảm.
Những người bị trầm cảm nặng cũng ít có khả năng bỏ thuốc lá hoặc bỏ thì
nhiều khả năng tái phát lại [37].
Tỷ lệ bất lực cao hơn 85% ở nam giới hút thuốc lá so với người không
hút, nguyên nhân chính bởi thuốc lá gây ra rối loạn cương dương và hẹp động
mạch [38]. Nicotin và các hóa chất độc hại khác trong thuốc lá là nguyên
nhân gây vô sinh cho phụ nữ do ảnh hưởng đến khả năng tạo ra estrogen, gây
rối loạn điều hoà sự phát triển của trứng và sự rụng trứng, rối loạn quá trình


24

vận chuyển phôi được thụ tinh và rối loạn quá trình làm tổ. Mức độ tổn
thương phụ thuộc vào số lượng và thời gian mà phụ nữ sử dụng [39]. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng trong sảy
thai ở những người phụ nữ có thai, và nó làm tăng nguy cơ dị tật ống thần
kinh và giảm trọng lượng của trẻ sơ sinh sau khi ra đời [40].


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đã tiến hành trên 422 bệnh nhân đến khám và điều trị tại
Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được điều trị nội trú hoặc khám ngoại trú tại Trung tâm Hô
hấp, Bệnh viện Bạch Mai.
- Bệnh nhân chấp nhận tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân đủ khả năng trả lời các câu hỏi.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không chấp nhận tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân không đủ khả năng trả lời các câu hỏi.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
2.3.2. Chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu được
tính theo công thức:
p.(1-p)
d2
α = 0,05 là xác suất sai lầm loại I
n = Z2(1-α/2)

Với

Z= 1,96 (độ tin cậy 95%)
p= 0,5 là giá trị ước tính của tỷ lệ hút thuốc lá



×