Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện hoài đức, hà nội năm 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 95 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ MINH THÚY

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CHO
TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,
HÀ NỘI NĂM 2011 - 2012

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720301

GVHD: PGS. TS. Phan Văn Tường

Hà Nội, 2012


i

H
P



H

U


i

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn và lời cảm
ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Y tế Cơng Cộng.
Phịng đào tạo sau đại học trường Đại học Y tế Công Cộng.
Các thầy cô giáo trường Đại học Y tế Công Cộng.
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới: PGS. TS. Phan Văn Tường - người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, ln ủng hộ tơi trong q trình học tập, nghiên

H
P

cứu, giúp tơi hồn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
và người dân của huyện Hồi Đức đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn học viên lớp Cao học y tế
Cơng Cộng khóa 14 đã ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

U


Tơi xin chân thành cảm ơn!

H

Hà Nội, tháng 07 năm 2012
Học viên

Vũ Minh Thúy


ii

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... i
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 5
1. Sức khỏe và tình hình bệnh tật của trẻ em dưới 5 tuổi ...................................... 5
1.1. Sức khỏe và các yếu tố quyết định ............................................................. 5
1.2. Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi .................................... 8
2. Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tại Việt Nam ................................................... 9

H
P

2.1. Hệ thống y tế công lập ............................................................................... 9
2.2. Thực trạng khu vực y tế tư nhân .............................................................. 11
3. Khái quát chung về hành vi sử dụng dịch vụ y tế ........................................... 11
4. Một số nghiên cứu về hành vi sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em ....................... 15
5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu: ......................................................... 18


U

6. Khung lý thuyết ............................................................................................. 20
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 23
1. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) ...................................................................... 23

H

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 23
3. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................ 23
4. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 23
4.1. Cỡ mẫu .................................................................................................... 23
4.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn ................................ 24
5. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 25
6. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................ 26
7. Biến số nghiên cứu......................................................................................... 27
8. Một số khái niệm, chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ....................... 34
9. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................................... 35
10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ............................... 36


iii

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 38
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...................................................... 38
2. Hành vi sử dụng DVYT cho trẻ dưới 5 tuổi.................................................... 45
3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng DVYT cho trẻ .......................... 50
Chương 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 57
4.1. Thông tin chung về các bà mẹ trong nghiên cứu .......................................... 57

4.2. Thông tin về sức khỏe trẻ em và hành vi sử dụng DVYT cho trẻ ................. 59
4.3. Yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng DVYT cho trẻ dưới 5 tuổi ................ 64
Chương 5. KẾT LUẬN ......................................................................................... 68

H
P

1. Tình hình mắc bệnh của trẻ dưới 5 tuổi trong 4 tuần trước ngày điều tra ........ 68
2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ dưới 5 tuổi........................................ 68
2.1. Hành vi sử dụng DVYT năm 2011 .......................................................... 68
2.2. Hành vi sử dụng DVYT cho trẻ trong 4 tuần trước cuộc điều tra ............ 68
3. Các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng DVYT cho trẻ tại TYT .................. 68

U

Chương 6. KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 72
PHIẾU PHỎNG VẤN ........................................................................................... 75

H


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Chỉ tiêu y tế phấn đấu đến năm 2020
Bảng 1.1: Thông tin về tuổi của bà mẹ
Bảng 1.2: Thơng tin về trình độ học vấn của bà mẹ
Bảng 1.3: Điều kiện kinh tế hộ gia đình và khả năng chi trả khi trẻ ốm
Bảng 1.4: Thông tin về số con dưới 5 tuổi trong gia đình

Bảng 1.5: Người quyết định lựa chọn DVYT cho trẻ
Bảng 1.6: Hiểu biết của bà mẹ về các dịch vụ tại trạm y tế xã

H
P

Bảng 1.7: Tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ ốm trong vịng 4 tuần
Bảng 1.8: Tỷ lệ ốm của trẻ dưới 5 tuổi trong vịng 4 tuần
Bảng 1.9: Thơng tin về tuổi của trẻ ốm

Bảng 1.10: Các vấn đề sức khỏe trẻ gặp phải

U

Bảng 1.11: Mức độ bệnh của trẻ

Bảng 1.12: Tần suất ốm của trẻ trong 4 tuần

Bảng 1.13: Thông tin về sự hỗ trợ của y tế trong 4 tuần qua

H

Bảng 1.14: Tỷ lệ trẻ được cấp thẻ BHYT miễn phí
Bảng 2.1: Hành vi sử dụng DVYT cho trẻ năm 2011
Bảng 2.2: Hành vi sử dụng DVYT tại trạm y tế năm 2011
Bảng 2.3: Phương tiện gia đình thường đưa trẻ đến trạm y tế
Bảng 2.4: Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã
Bảng 2.5: Hành vi sử dụng DVYT tại bệnh viện huyện năm 2011
Bảng 2.6: Nguồn thông tin để tiếp cận dịch vụ CSSK
Bảng 2.7: Hành vi xử trí khi trẻ ốm trong 4 tuần

Bảng 2.8: Tiêu chí để lựa chọn DVCSSK cho trẻ
Bảng 2.9: Lý do trẻ không được đưa đến các cơ sở y tế khi ốm
Bảng 2.10: Loại dịch vụ trẻ đã sử dụng


v

Bảng 2.11: Sự hài lòng của bà mẹ khi đến trạm y tế
Bảng 3.1: Liên quan giữa nhóm tuổi của bà mẹ và hành vi sử dụng DVYT cho trẻ
tại TYT
Bảng 3.2: Liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ và hành vi sử dụng DVYT cho trẻ
tại TYT
Bảng 3.3: Liên quan giữa học vấn của bà mẹ và hành vi sử dụng DVYT cho trẻ tại TYT
Bảng 3.4: Liên quan giữa tổng số con dưới 5 tuổi trong gia đình với hành vi sử dụng
DVYT cho trẻ tại TYT
Bảng 3.5: Liên quan giữa nơi sinh sống của gia đình với hành sử dụng DVYT cho

H
P

trẻ tại TYT

Bảng 3.6: Liên quan giữa mức thu nhập bình quân với hành vi sử dụng DVYT cho
trẻ tại TYT

Bảng 3.7: Liên quan giữa giới tính của trẻ bệnh và hành vi sử dụng DVYT tại TYT
Bảng 3.8: Liên quan giữa tuổi của trẻ ốm và hành vi sử dụng DVYT tại TYT
Bảng 3.9: Liên quan giữa tình trạng bệnh của trẻ và hành vi sử dụng DVYT tại TYT

U


Bảng 3.10: Liên quan giữa số lần mắc bệnh của trẻ và hành vi sử dụng DVYT tại TYT
Bảng 3.11: Liên quan giữa việc trẻ nhận được sự hỗ trợ của CBYT và hành vi sử

H

dụng DVYT tại TYT

Bảng 3.12: Liên quan giữa khoảng cách đến TYT với hành vi sử dụng DVYT tại TYT
Bảng 3.14: Liên quan giữa sự tin tưởng vào trình độ chuyên môn của CBYT với
hành vi sử dụng DVYT tại TYT
Bảng 3.15: Liên quan giữa tin tưởng vào sự sẵn có của thuốc điều trị tại TYT với
hành vi sử dụng DVYT tại TYT


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ bà mẹ biết về chính sách KCB miễn phí cho trẻ
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ giới tính trẻ bệnh

H
P

H

U



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BV

: Bệnh viện

CBYT

: Cán bộ y tế

CLDV

: Chất lượng dịch vụ

CLKCB

: Chất lượng khám chữa bệnh

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ


: Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKBMTE

: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

CSYT

: Cơ sở y tế

DVYT

: Dịch vụ y tế

DVCSSK

: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

IMCI

: Interated management of child illness

H
P

(Chiến lược lồng ghép và xử trí trẻ bệnh)

KCB

: Khám chữa bệnh

PKĐKKV

U

SDD

: Suy dinh dưỡng

KCBMP
NKHH

: Nhiễm khuẩn hơ hấp

NKHHCT
NVYT

TCMR
TYT

: Khám chữa bệnh miễn phí

H

: Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
: Nhân viên y tế
: Phịng khám đa khoa khu vực

: Tiêm chủng mở rộng
: Trạm y tế

TVSK

: Tư vấn sức khỏe

UNICEF

: United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

YHCT

: Y học cổ truyền

YTCS

: Y tế cơ sở

WHO

: World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trên thế giới ba phần tư số tử vong trẻ em xảy ra ở châu Phi và Đông Nam

Á. Tỷ lệ tử vong trẻ em cao hơn ở nơng thơn, trong các gia đình nghèo và ít học.
Điều kiện kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến chăm sóc y tế cho trẻ em. Tại Việt Nam,
chính phủ và ngành y tế rất nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ dưới 5
tuổi, các chính sách y tế đã góp phần làm giảm sự mất cơng bằng trong chăm sóc
sức khỏe trẻ em. Song việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ vẫn có
nhiều khác biệt giữa các khu vực, các hộ gia đình.
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan

H
P

đến hành vi sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Hoài Đức - Hà
Nội năm 2011 - 2012” với mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng hành vi sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi tại
huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2011 - 2012.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng dịch vụ y tế tại trạm

U

y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2011 - 2012.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 trên
đối tượng là bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Thiết

H

kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích. Sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều
giai đoạn, nghiên cứu phỏng vấn 503 bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Nhập liệu bằng
phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ốm trong vòng 4 tuần là
43,4%. Trong nghiên cứu tất cả trẻ ốm đều được điều trị, tỷ lệ tự mua thốc về chữa
trị cao 39,2%, tỷ lệ trẻ được đưa đến trạm y tế khi ốm 25,6%, được đưa đến bệnh
viện huyện 7,5%, đến bệnh viện tuyến trên 8,5%, đến các cơ sở y tế tư nhân 19,2%.
Nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan giữa các nhóm tuổi của bà mẹ, mức độ
bệnh của trẻ, trẻ nhận được sự hỗ trợ của cán bộ y tế, bà mẹ tin tưởng vào trình độ
chun mơn của cán bộ y tế, sự hài lòng về mức độ sẵn có của thuốc với hành vi tìm
kiếm sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ dưới 5 tuổi.


ix

Nghiên cứu khuyến nghị: các bà mẹ phải chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ
đặc biệt các bệnh thường gặp như bệnh đường hơ hấp và tiêu hóa. Các bà mẹ nên
đưa con đến cơ sở y tế ban đầu khi trẻ có các dấu hiệu sớm của bệnh. Về phía ngành
y tế khuyến nghị cần tăng cường tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế trực tiếp làm
công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và trẻ nhỏ nói riêng, tăng
cường cán bộ tuyến trên về hỗ trợ cơ sở y tế ban đầu. Đẩy mạnh công tác truyền
thông để bà mẹ nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ, tin tưởng và thực hiện đúng quy
định phân tuyến y tế.

H
P

H

U


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, hàng năm có khoảng 7,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Theo
tổ chức Y tế thế giới (WHO) ba phần tư số tử vong trẻ em xảy ra ở châu Phi và
Đông Nam Á. Tỷ lệ sống của trẻ em có sự khác biệt đáng kể trên toàn thế giới. Ở
các quốc gia, tỷ lệ tử vong trẻ em cao hơn ở nông thơn, trong các gia đình nghèo và
ít học. Song ước tính khoảng hai phần ba số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi có thể sống
và lớn lên nếu được tiếp cận với các biện pháp can thiệp đơn giản tại cơ sở y tế nhờ
các can thiệp chi phí thấp và chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả [17], [32].
Tại Việt Nam, báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 cho

H
P

thấy trẻ em dưới 5 tuổi bị ốm trong vòng bốn tuần tại hộ gia đình là trên 50%, tỷ lệ
khơng sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ là 3%, tự mua thuốc điều trị chiếm 66,5% số đợt
ốm của trẻ [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tình tại Hưng Yên năm 2009 cho thấy
trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng mắc bệnh cao nhất, đây cũng là nhóm có nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cao nhất 55,4%, tuy vậy cịn 6,4% trẻ khơng được chữa trị,

U

44,6% gia đình tự mua thuốc về nhà điều trị, tỷ lệ trẻ được khám chữa bệnh tại bệnh
viện là 12,7% thấp nhất so với các nhóm đối tượng khác [21].

H

Ở nước ta, chính sách thu một phần viện phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được
quy định trong Nghị định số 95/CP ngày 27/08/1994 của Chính phủ. Tuyến điều trị
khơng phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập là nơi khám

chữa bệnh ban đầu tại địa bàn trẻ cư trú. Chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho
trẻ em dưới 6 tuổi đã được thực hiện nhưng khác nhau tại các cơ sở điều trị tuỳ
thuộc vào kinh phí hoạt động của từng địa phương [3], [12]. Các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe (CSSK) phát triển không đồng bộ giữa các tuyến y tế, trong khi một số
ngành chuyên môn, kỹ thuật ở các bệnh viện Trung ương phát triển ngang tầm quốc
tế thì quy mơ cũng như chất lượng chăm sóc nhi khoa ở các bệnh viện tuyến tỉnh và
huyện ngày càng thu hẹp. Song tỷ lệ trẻ tử vong sau 24 giờ đầu nhập viện liên quan
đến chất lượng xử trí cấp cứu trẻ em chủ yếu do bệnh nhân đến cơ sở y tế muộn, xử
trí ban đầu khơng tốt, chất lượng chăm sóc tại các tuyến ban đầu chưa đảm bảo, gia


2

đình chưa đánh giá đúng mức độ bệnh của trẻ để tìm đến các dịch vụ y tế (DVYT)
phù hợp [18]. Vì vậy hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng
thay đổi và gây ra một số hậu quả như quá tải bệnh viện, phần nào đã làm giảm sự
ưu việt của các chính sách y tế nhà nước như chính sách chăm sóc y tế miễn phí cho
trẻ em dưới 6 tuổi và người nghèo.
Sự phát triển kinh tế xã hội, sự mở cửa chính sách y tế tạo điều kiện cho các
cơ sở y dược tư nhân phát triển đã thu hút sự chú ý của cộng đồng, đáp ứng được ít
nhiều những mong mỏi, nhu cầu CSSK của người dân. Sự tồn tại của y tế công và y
tế tư nhân đem lại cho người dân nhiều cơ hội lựa chọn, tìm kiếm cho trẻ loại hình

H
P

dịch vụ CSSK thích hợp. Tuy nhiên việc quyết định sử dụng dịch vụ CSSK cho trẻ
phụ thuộc nhiều vào chất lượng các dịch vụ y tế, giá thành dịch vụ, mức thu nhập
của hộ gia đình, các loại bệnh, mức độ bệnh, cũng như tính thuận tiện và khả năng
tiếp cận với DVYT của hộ gia đình.


Huyện Hồi Đức sát nhập vào thành phố Hà Nội đầu tháng 08 năm 2008,

U

cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, diện tích tự nhiên 82 km2, dân số khoảng
196.000 người (nam ≈ 47,82%, nữ ≈ 52,18%), gồm 19 xã và 01 thị trấn. Tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi ≈ 9,55%, số người trong độ tuổi lao động khoảng 55%, người cao

H

tuổi (> 60 tuổi) khoảng 9,4%. Tại đây đang có sự đổi thay rõ rệt về kinh tế, xã hội,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ
lẻ. Nhiều dự án thu hồi đất nông nghiệp được triển khai, nhiều khu đô thị mới đang
được xây dựng, đời sống kinh tế của người dân tại một số xã nhìn chung được cải
thiện. Hệ thống y tế cũng từng bước được đầu tư nâng cấp từ bệnh viện đa khoa
huyện đến các trạm y tế (TYT). Các cơ sở y tế tư nhân tăng lên nhanh chóng từ gần
50 cơ sở năm 2010 đã lên tới 80 cơ sở vào tháng 6 năm 2011 [9].
Theo báo cáo của Trung tâm y tế huyện Hoài Đức số trẻ đến khám chữa bệnh
tại các TYT giảm rõ rệt từ sau năm 2008. Năm 2010 số lượt trẻ đến khám và điều trị
ngoại trú là 7.952 trẻ, trung bình 33 lượt/tháng/TYT, đến tháng 09 năm 2011 giảm
xuống còn 18 lượt trẻ/tháng/TYT. Trong đó các xã có sự thu hồi đất nơng nghiệp


3

giảm mạnh nhất như Lại Yên 3,5 lượt/tháng, người dân có xu hướng tìm đến các
bệnh viện tuyến trên để khám chữa bệnh cho trẻ [22], [23]. Bên cạnh đó tại các xã
vùng bãi, các xã chủ yếu làm nông nghiệp chưa chịu ảnh hưởng của cơ chế thu hồi
đất nông nghiệp tỷ lệ trẻ được đưa tới TYT khám chữa bệnh cũng khơng cao, người

dân thường có xu hướng mua thuốc về nhà tự điều trị.
Vậy vấn đề đặt ra là trong tình hình phát triển như hiện nay của huyện Hồi
Đức thì hành vi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 5 tuổi của các
gia đình như thế nào? Yếu tố thúc đẩy cũng như các rào cản ảnh hưởng đến hành vi
sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ của người dân ở đây ra sao? Với những

H
P

lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến hành vi sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Hoài Đức - Hà
Nội năm 2011 - 2012”

H

U


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng hành vi sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi tại
huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2011 - 2012.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y
tế cho trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2011 - 2012.

H
P


H

U


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Sức khỏe và tình hình bệnh tật của trẻ em dưới 5 tuổi
1.1. Sức khỏe và các yếu tố quyết định
Định nghĩa sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: “Sức khỏe là tình trạng hồn
tồn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ khơng chỉ là khơng có bệnh tật
hoặc đau yếu”. Tình trạng sức khỏe tốt có hàm ý là con người đạt được sự cân bằng

H
P

động với môi trường xung quanh, có khả năng thích ứng với mơi trường. Đối với cá
nhân, tình trạng sức khỏe tốt có nghĩa là chất lượng cuộc sống của họ được cải
thiện, ít bị đau ốm, ít khuyết tật; cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội hạnh phúc;
cá nhân có cơ hội lựa chọn trong công việc và nghỉ ngơi. Đối với cộng đồng, có tình
trạng sức khỏe tốt có nghĩa là chất lượng cuộc sống của người dân cao hơn; người

U

dân có khả năng tham gia tốt hơn trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt
động phòng bệnh, hoạt định chính sách về sức khỏe [4].


Năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

H

(UNICEF) đã tổ chức hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)
tại Alma - Ata (Kazakstan). Theo điều VI của bản tuyên ngôn Alma – Ata: “Chăm
sóc sức khỏe ban đầu là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương
pháp và kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và chấp nhận được về mặt xã hội,
được đưa đến mọi người và gia đình trong cộng đồng một cách rộng rãi thông qua
sự tham gia đầy đủ với một chi phí mà cộng đồng và quốc gia có thể chi trả được ở
mọi giai đoạn phát triển của họ trên tinh thần tự lực và tự quyết [18]”. Hội nghị đã
nhất trí thơng qua một tun bố lịch sử: "Sức khỏe cho mọi người có thể đạt được
bằng cách sử dụng đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực của thế giới...". Các quốc gia
cũng đã nhận thấy rằng CSSKBĐ chính là biện pháp để đạt được mục đích này.
Đây là q trình chăm sóc ở mức độ tiếp xúc đầu tiên, gần nhất của các cá nhân, gia
đình và cộng đồng với hệ thống y tế nhà nước, nhằm đáp ứng những nhu cầu y tế


6

thiết yếu cho số đơng người, với chi phí thấp nhất, tạo thành bước đầu tiên trong
q trình chăm sóc sức khỏe liên tục. Đây là công việc của các nhân viên y tế, các
trạm y tế, các trung tâm y tế, các bệnh viện, các phòng khám đa khoa khu vực
(PKĐKKV). Hoạt động CSSKBĐ còn gồm cả những hoạt động tự chăm sóc sức
khỏe của các hộ gia đình [4].
Các yếu tố quyết định sức khỏe
Nghiên cứu các yếu tố quyết định sức khỏe được thực hiện từ những năm
1990, đóng vai trị quan trọng đối với cả các nhà hoạt định chính sách cũng như
những người lập kế hoạch cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu các yếu tố


H
P

quyết định sức khỏe cung cấp những bằng chứng và phương pháp quan trọng nhằm
hiểu được các số liệu về tình hình bệnh tật, tử vong cũng như những gánh nặng của
bệnh tật. Nhiều mơ hình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã được công bố và
ứng dụng trong phân tích các yếu tố quyết định sức khỏe. Song mơ hình các yếu tố
quyết định sức khỏe của Lalonde cho chúng ta thấy một cách tiếp cận tổng thể về

U

các nhóm yếu tố quyết định sức khỏe. Theo tác giả, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi bốn
nhóm yếu tố sau:

Các yếu tố sinh học: bao gồm các khía cạnh của sức khỏe về mặt thể chất

H

và tâm thần thuộc bên trong cơ thể của mỗi cá nhân. Nhóm yếu tố này bao gồm
gen di truyền của cá nhân, q trình trưởng thành, già hóa, và nhiều cơ quan bên
trong cơ thể như xương, hệ thần kinh, cơ, nội tiết, hệ tiêu hóa v.v… Cơ thể con
người là một cơ quan hữu cơ phức tạp nên vấn đề sức khỏe liên quan đến yếu tố
sinh học được xem là vấn đề quan trọng, đa dạng và phức tạp [4].
Các yếu tố môi trường: bao gồm các yếu tố liên quan đến sức khỏe tồn tại
bên ngoài cơ thể của con người, vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của cá nhân như
vấn đề lương thực thực phẩm, thuốc, nước… cũng như họ khơng thể kiểm sốt
được những biến đổi nhanh chóng của mơi trường xã hội để không gây ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe của họ [4].



7

Hành vi, lối sống: liên quan đến sức khỏe là những mơ hình hành vi có thể
nhận biết được dựa trên những lựa chọn mang tính cá nhân. Các thói quen và quyết
định của cá nhân có thể có lợi hoặc có hại cho sức khỏe. Khi các hành vi này dẫn
đến bệnh tật và tử vong thì hành vi, lối sống của nạn nhân thường được xem như là
nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và tử vong của họ [4].
Hệ thống chăm sóc sức khỏe: nhóm yếu tố này bao gồm số lượng, chất
lượng, sự sắp xếp, bản chất và các mối quan hệ của con người, các nguồn lực liên
quan đến hệ thống cung cấp DVCSSK. Hệ thống này bao gồm thực hành lâm sàng,
sự chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện, nhà điều dưỡng, thuốc điều trị, các dịch vụ chăm

H
P

sóc sức khỏe cơng và tư nhân cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác [4].
Theo Lalonde, ngày nay, hầu hết những nỗ lực của xã hội trong việc nâng
cao sức khỏe đều tập trung phần nhiều cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên,
nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh tật và tử vong lại thuộc nhóm yếu tố sinh học, mơi
trường và lối sống. Hệ thống chăm sóc sức khỏe được sử dụng khi vấn đề bệnh tật

U

đã xảy ra và cần được điều trị. Do đó, việc tập trung vào ba nhóm yếu tố sinh học,
mơi trường và lối sống trong việc phịng tránh bệnh bật và tử vong là việc làm quan
trọng nhất.

H

Mơ hình các yếu tố quyết định sức khỏe của Lalonde (Marc Lalonde 1981)



8

1.2. Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
công bố báo cáo cho biết số trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong trên toàn thế giới đã giảm
từ hơn 12 triệu trẻ vào năm 1990 xuống còn 7,6 triệu trẻ vào năm 2010. Theo WHO
các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là viêm phổi, tiêu chảy,
sốt rét và các bệnh lý chu sinh. Một phần ba số tử vong ở trẻ có liên quan đến vấn
đề dinh dưỡng. Tử vong trẻ em các nước có thu nhập thấp cao gấp gần 18 lần ở các
nước có thu nhập cao [32]. Trên thế giới, mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc
nhiễm khuẩn hơ hấp cấp (NKHHC) 4 - 9 lần, ước tính hàng năm trên thế giới có

H
P

khoảng 2 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc NKHHC trong đó khoảng 20% là viêm
phổi. Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
Hằng năm khoảng 1,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do viêm phổi – nhiều hơn AIDS,
bệnh sốt rét và lao kết hợp lại [36]. Trong khi đó ước tính khoảng 500 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi mắc ít nhất một đợt tiêu chảy và 4 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy.

U

Tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho trẻ em sau NKHHCT. 80% tử
vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi, ở nước ta bình quân một trẻ dưới 5
tuổi mỗi năm mắc từ 0,8 – 2,2 đợt tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu

H


gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy có sự khác
biệt theo mùa và theo địa dư. Ở vùng ôn đới, tiêu chảy do vi khuẩn xảy ra cao điểm
vào mùa nóng, tiêu chảy do virus thường xảy ra cao điểm vào mùa đông. Ở vùng
nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn xảy ra cao điểm vào mùa mưa và mùa nóng, tiêu
chảy do Rotavirus lại xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh. Cũng theo WHO cứ 45
giây lại có một trẻ tử vong vì bệnh sốt rét ở châu Phi, hơn 90% trẻ em nhiễm HIV là
lây truyền từ mẹ. Khoảng 20 triệu trẻ em trên thế giới bị suy dinh dưỡng cấp tính
nặng [15], [17], [18], [25], [32].
Tại Việt Nam, số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy tỷ suất chết trẻ em dưới
5 tuổi giảm từ 42‰ năm 2001, xuống 27,5‰ năm 2005 và đến năm 2009 còn
25,0‰. Tỷ lệ tử vong trẻ em trong các gia đình nghèo cao gấp 3 đến 4 lần so với trẻ
em ở trong các gia đình có thu nhập cao. Có sự chênh lệch khá lớn về tình trạng sức


9

khỏe trẻ em giữa các vùng, miền, thể hiện ở các chỉ số như tỷ suất tử vong trẻ em
dưới 1 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Tỷ số chết mẹ còn cao tại các vùng miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số... Đối với tử vong trẻ em dưới 1 tuổi,
mặc dù tỷ lệ này giảm ở tất cả các vùng, trong đó có các vùng khó khăn, nhưng tỷ lệ
ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Đơng Bắc vẫn cịn cao gấp 1,4 - 1,5 lần so với mức bình
quân của cả nước. Chênh lệch giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Nam Bộ có xu
hướng giảm từ 3 lần năm 2005 (33,9‰ và 10,6‰) xuống còn khoảng 2,5 lần năm
2008 (21‰ và 8‰), tuy nhiên mức chênh lệch này vẫn còn rất lớn [6].
Còn một số lượng lớn trẻ em Việt Nam tử vong hằng năm. Mặc dù tử vong

H
P


trẻ em nước ta đã giảm một cách đáng kể nhưng với cơ cấu dân số có tỷ lệ trẻ em
cao (trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 6,7% dân số, ước tính khoảng 6.000.000 trẻ và số trẻ
sơ sinh ra đời hằng năm từ 1.200.000 đến 1.500.000) nên số trẻ tử vong vẫn còn rất
cao. Theo đánh giá của UNICEF hằng năm vẫn có tới 31.000 trẻ dưới 5 tuổi tử
vong, trong đó ước tính khoảng 16.000 là trẻ sơ sinh. Các nguyên nhân chính gây tử

U

vong ở trẻ em Việt Nam là bệnh lý chu sinh và thai nhi; tai nạn, chấn thương và ngộ
độc; bệnh hệ tuần hồn; bệnh hệ hơ hấp; bệnh hệ tiêu hóa [6], [17], [18].
Mơ hình bệnh tật của trẻ em nước ta chủ yếu là mơ hình bệnh tật của các

H

nước đang phát triển, đứng hàng đầu là các bệnh nhiễm khuẩn và thiếu dinh dưỡng.
Song hiện nay do sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đơ thị hóa phát triển các
bệnh nhiễm khuẩn có xu hướng giảm đi, một số tai nạn thương tích, bệnh rối loạn
trầm cảm, bệnh tim mạch, ung thư, dị ứng và dị tật có xu hướng tăng ở trẻ em [18].
2. Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tại Việt Nam
2.1. Hệ thống y tế công lập
Các cơ sở y tế được thiết lập ở bốn tuyến, từ Trung ương đến tỉnh, huyện và
xã. Tại tuyến Trung ương gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc Bộ Y tế
hoặc các thành phố lớn có chức năng điều trị, can thiệp chuyên khoa sâu, kỹ thuật
phức tạp, hiện đại. Tại tuyến tỉnh/thành phố có các bệnh viện đa khoa, bệnh viện
chuyên khoa tỉnh, bệnh viện thuộc các bộ, ngành với chức năng tiếp nhận, điều trị


10

những bệnh nhân vượt khả năng của bệnh viện huyện. Tại tuyến quận/huyện có các

bệnh viện huyện, tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản, giải quyết các
trường hợp cấp cứu và bệnh tật thông thường. Tại tuyến xã là các trạm y tế chủ yếu
làm cơng tác dự phịng, khám, chữa bệnh ngoại trú. Y tế thôn bản chịu sự quản lý,
chỉ đạo trực tiếp về chun mơn của trạm y tế xã, có nhiệm vụ triển khai công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện các chương trình y tế quốc gia,
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại gia đình và cộng đồng [7], [8].
Trong những năm gần đây, số cơ sở y tế và giường bệnh trong khu vực cơng
lập của Việt Nam tăng lên. Nhìn chung, hệ thống khám chữa bệnh ở nước ta đang

H
P

từng bước được đầu tư nâng cấp phù hợp với nhu cầu CSSK của người dân. Năm
2001 cả nước có 139.381 giường bệnh, trong đó tuyến Trung ương có 34 cơ sở y tế
với 12.450 giường bệnh, tuyến tỉnh có 349 cơ sở với 60.547 giường bệnh, tuyến
huyện là 1.437 cơ sở với 49.449 giường bệnh, 10.307 trạm y tế với 46.378 giường
bệnh. Số cán bộ y tế là 229.887 với 42.327 bác sỹ, 5.991 dược sỹ, số bác sỹ/vạn dân

U

là 5,38. Đến năm 2008 cả nước hiện có 166.362 giường bệnh với 44 cơ sở y tế
tuyến Trung ương, 383 cơ sở tuyến tỉnh, 1.366 cơ sở tuyến huyện, 10.866 trạm y tế.
Cả nước có 299.100 cán bộ y tế với 56.208 bác sỹ, số bác sỹ/vạn dân tăng lên 6,52
[1], [5], [6].

H

Bảng 1: Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt được như sau:
Chỉ tiêu


Năm 2015

Năm 2020

Số bác sỹ/vạn dân

8,0

9,0

Số dược sỹ đại học/vạn dân

1,8

2,2

Tỷ lệ thơn bản có nhân viên y tế hoạt động (%)

90

> 90

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động (%)

80

90

Tỷ lệ TYT xã có nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi (%)


> 95

> 95

Số giường bệnh viện/vạn dân

23,0

25,0


11

2.2. Thực trạng khu vực y tế tư nhân
Sau khi được chính thức cơng nhận, hệ thống y tế tư nhân đã phát triển mạnh
mẽ và đa dạng. Năm 1998, Bộ Y tế ghi nhận 19.836 cơ sở y tế tư bao gồm: 14.182
cơ sở dược, 7.015 cơ sở y học cổ truyền (YHCT). Đến tháng 06 năm 2001, con số
này đã lên tới 27.394 cơ sở tư, 17.733 nhà thuốc tư, và 9.338 cơ sở YHCT. Tính đến
ngày 30 tháng 06 năm 2004, cả nước đã có trên 65.000 cơ sở y tế tư nhân (số ước
tính của Vụ Điều trị, Bộ Y tế), trong đó có 30.000 phịng khám chữa bệnh, 23.000
cơ sở dược và 12.000 cơ sở YHCT tư nhân. Tuy nhiên, những con số này chưa phản
ánh đúng số lượng thực tế. Số lượng cơ sở khơng đăng ký kinh doanh cịn lớn hơn

H
P

rất nhiều, những người cung cấp dịch vụ đơn lẻ khơng có phịng khám, thầy lang
đến khám chữa bệnh tại nhà là rất phổ biến, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Sự phát triển của khu vực y tế tư nhân không chỉ thể hiện ở số lượng các cơ
sở, phòng khám mà còn thể hiện ở số lượng và chất lượng các bệnh viện tư nhân.

Tính đến tháng 07 năm 2005 tồn quốc có 42 bệnh viện tư nhân, bán cơng, chiếm tỷ

U

lệ 4,6% so với bệnh viện Nhà nước, trong số đó có 28 bệnh viện đa khoa và 14 bệnh
viện chun khoa. Bệnh viện có số giường ít nhất là 21 giường, bệnh viện có số
giường cao nhất là 500 giường bệnh. Về mức độ bao phủ của khu vực y tế tư nhân,

H

theo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001 - 2002 có tới 71% số xã/phường trong phạm
vi điều tra có y tế ngồi cơng lập. Số xã có thầy thuốc tây y (gồm bác sỹ, y sỹ, điều
dưỡng) chiếm 62%. Trong đó 37% có ít nhất một bác sỹ tây y ngồi cơng lập, 23%
xã/phường khơng có bác sỹ nhưng có y sỹ, 1% khơng có y bác sỹ nhưng có điều
dưỡng tư nhân. Cũng theo thông tin từ điều tra, khoảng 48% các xã/phường có thầy
thuốc YHCT hành nghề ngồi cơng lập [8].
3. Khái quát chung về hành vi sử dụng dịch vụ y tế
Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, sự kiện, hiện tượng
trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ,
hành động nhất định. Hành vi con người hàm chứa các yếu tố nhận thức, kiến thức,


12

thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người. Các yếu tố này thường đan
xen, liên kết chặt chẽ với nhau, khó có thể phân tách rõ ràng [4].
Theo Gochman (1982) định nghĩa hành vi sức khoẻ là những thuộc tính cá
nhân như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức và kinh
nghiệm; những đặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hình
hành vi, hành động, và thói quen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi và cải thiện

sức khoẻ. Hành vi sức khỏe có khi rõ ràng, cơng khai, có thể quan sát được nhưng
cũng có khi là những trạng thái cảm xúc không dễ dàng quan sát được [4].
Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh, nâng cao,

H
P

duy trì bảo vệ, phục hồi sức khỏe. Nó bao gồm cả dịch vụ y tế tư nhân và công lập.
Dịch vụ y tế là những cấu phần rõ ràng nhất của bất cứ một hệ thống y tế nào, kể cả
với người sử dụng và cộng đồng. Các dịch vụ nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, điều
trị và phục hồi chức năng cũng có thể được cung cấp tại nhà, cộng đồng, nơi làm
việc, cơ sở y tế. Hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ y tế phụ thuộc vào nhân

U

viên y tế, trang thiết bị, thơng tin, tài chính, thuốc thích hợp. Với bất kỳ hệ thống y
tế nào, những dịch vụ y tế tốt là những dịch vụ cung cấp hiệu quả, an toàn và chất
lượng [33], [34].

H

Việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế là một quá trình tương tác của nhiều
yếu tố. Hành vi tìm kiếm các dịch vụ y tế của người bệnh theo nhà nhân chủng học
George Foster thì con người ln tự chọn quyết định cho bản thân, người có lý trí sẽ
lựa chọn phương pháp chữa trị hợp lý nhất cho bản thân. Ông cũng cho rằng sự khỏi
bệnh là động cơ chủ yếu để con người tìm đến các thầy thuốc chuyên nghiệp. Theo
ơng các yếu tố quyết định hành vi tìm kiếm DVYT bao gồm bản thân người sử
dụng dịch vụ, mơi trường xã hội, yếu tố từ phía người cung cấp DVYT, nhu cầu sử
dụng dịch vụ và mức độ đau ốm của người dân [26]. Trong một xã hội có nhiều hệ
thống y tế thì người bệnh có thể so sánh và lựa chọn cho mình một cách chữa trị

phù hợp nhất. Cũng giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tìm kiếm, lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế tác giả Andersen đã đưa ra mơ hình ứng xử


13

trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo mơ hình này việc tìm kiếm, lựa
chọn sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên ba nhóm yếu tố chính là nhóm
yếu tố cơ bản; nhóm yếu tố khả năng, nguồn lực; nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân [16].
Các mức độ lựa chọn dịch vụ y tế cũng khác nhau ở mỗi đối tượng. Ở các
nước nghèo phương pháp chữa bệnh chính thống, hiện đại là quá đắt nên không đáp
ứng được cho tất cả mọi người. Vì khơng đủ tiền chữa bệnh tại các bệnh viện tư,
bệnh viện hiện đại nên người bệnh thường tìm đến các cơ sở y tế tuyến dưới. Đối
với nhiều người dân ở châu Phi, yếu tố kinh tế quyết định rất lớn đến lựa chọn và sử

H
P

dụng dịch vụ y tế của họ. Bên cạnh đó nhóm các yếu tố sử dụng dịch vụ y tế cịn đề
cập đến tính thuận tiện về giờ giấc, thời gian mở cửa, thủ tục hành chính, thái độ
của cán bộ y tế với bệnh nhân, tính sẵn sàng của các dịch vụ mà người dân cần, chất
lượng dịch vụ, thuốc điều trị cũng như trình độ chun mơn của thầy thuốc [16].
Tại Việt Nam, hiện nay về cơ bản đa số người dân đều có khả năng tiếp cận

U

và sử dụng các dịch vụ y tế, kể cả người nghèo. Ước tính tồn quốc năm 2006 có
khoảng 100 triệu lượt người được khám bệnh, trong đó số người có thẻ bảo hiểm y
tế (BHYT) chiếm tỷ lệ khoảng 1/3. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh nội trú


H

giữa người nghèo và người giàu không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên khi xét về các
tuyến khám chữa bệnh thì có sự khác biệt rõ rệt giữa người nghèo và người giàu [8]:
-

Người nghèo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất
lượng cao so với người khơng nghèo.

-

Người nghèo có xu hướng sử dụng dịch vụ nội trú chủ yếu tại bệnh viện
huyện trong khi người càng giàu càng có xu hướng sử dụng dịch vụ khám,
chữa bệnh nội trú của bệnh viện tỉnh và Trung ương cao. Khi bị bệnh nặng,
người nghèo chủ yếu đến bệnh viện huyện để điều trị cịn người giàu tìm đến
các cơ sở tuyến trên.

-

Người nghèo sử dụng dịch vụ y tế của bệnh viện tỉnh/thành phố hoặc Trung
ương trong điều trị nội trú chiếm tỷ lệ thấp hơn nhóm người giàu rất nhiều.


14

Ở nước ta, theo một số nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ khơng điều trị cao hơn
ở nhóm người nghèo. Đối với bệnh nặng tỷ lệ không tiếp cận dịch vụ y tế ở người
nghèo là 10,2% so với 6,8% ở nhóm trung bình và 6,3% ở nhóm giàu. Tuy nhiên
đối với người nghèo thì khó khăn về kinh tế là lý do chính khiến người dân khơng

điều trị khi mắc bệnh nặng, tỷ lệ này chiếm khoảng một nửa trong nhóm người
nghèo. Những năm gần đây, tình hình không điều trị và tự điều trị đã giảm sau khi
có Quyết định 139 về quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Tỷ lệ tự điều trị khá
cao không chỉ ở nhóm nghèo mà cịn cao trong cả nhóm giàu. Tình trạng này
thường dễ xảy ra trong bối cảnh có các hoạt động tiếp thị dược phẩm tràn lan, kiểm

H
P

soát lỏng lẻo và cũng vì các hộ nghèo khơng đủ điều kiện để đi khám chữa bệnh.
Tình hình ốm đau không sử dụng dịch vụ y tế một phần do bệnh nhẹ, có thể chờ tự
khỏi nhưng cũng có thể do người ốm không tiếp cận được với dịch vụ y tế [2], [8].
Hình thức mua thuốc về tự điều trị cũng được người dân lựa chọn nhiều.
Theo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001 - 2002, có tới 65,4% người dân Việt Nam

U

sử dụng thuốc mua tại hiệu thuốc hay các điểm bán thuốc mà khơng có tư vấn
chuyên môn trong thời gian 4 tuần điều tra. Người nghèo tự điều trị với tỷ lệ cao
hơn so với người giàu, tự điều trị ở người nghèo chiếm 67,4% số lần khám chữa

H

bệnh so với 61,8% ở người giàu. Tuy nhiên, những năm gần đây tỷ lệ tự điều trị
trong nhóm người nghèo đã có sự thay đổi lớn, ốm đau tự mua thuốc về chữa đã
giảm đi. Song lý do chính mà người dân tự mua thuốc về chữa là bệnh nhẹ (chiếm
2/3 trường hợp), theo đơn cũ (chiếm 11%), bệnh khơng chữa được (chiếm 7,5%),
khó đến cơ sở y tế (dưới 2%). Trong đó số người nghèo mua thuốc về điều trị cao
gấp gần 17 lần người giàu [2].
Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật, người bệnh,

gia đình nhìn nhận, đánh giá mức độ bệnh như thế nào. Kinh nghiệm, quan điểm
trong chăm sóc sức khỏe của gia đình đóng vai trị rất quan trọng trong tìm kiếm các
dịch vụ y tế. Việc nhận định đánh giá đúng tình trạng bệnh ở trẻ em càng quan trọng
trong xử trí ban đầu và lựa chọn đưa trẻ đến các cơ sở y tế phù hợp.


×