Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị methadone của người bệnh tại trung tâm y tế đô lương, nghệ an, năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ DUNG

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ ĐÔ LƯƠNG, NGHỆ AN, NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ DUNG

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ ĐÔ LƯƠNG, NGHỆ AN,
NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. PHAN VĂN TƯỜNG

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới q Thầy,
Cơ, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y tế cơng
cộng đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức quý báu và hướng dẫn cho lớp trong
suốt hai năm học vừa qua.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
giáo viên hướng dẫn, người thầy hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, truyền đạt những kinh
nghiệm và tạo mọi điều kiện, nhằm giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên Lớp Cao

H

P

học Y tế Cơng cộng khóa 22 – 1B, đã có những ý kiến đóng góp q báu giúp tơi
trong khi làm luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế Nghệ An, Công an huyện Đô Lương, Cơ sở
điều trị Methadone - Trung tâm Y tế Đô Lương, Người bệnh và người nhà người
bệnh tham gia điều trị tại Cơ sở điều trị Methadone - Trung tâm Y tế Đô Lương đã

U

tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều tra, phỏng vấn cũng như cung cấp những tài
liệu tham khảo giúp tôi thu thập được những thông tin chính xác, trung thực làm cơ
sở hồn thành luận văn này.

H

Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
các bạn đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS


Acquired Immun Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người)

ARV

Anti Retro Virus (Thuốc kháng vi rút)

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CSĐT

Cơ sở điều trị

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

FHI

Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế (Family Health International)

GSV


Giám sát viên

HIV

Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây ra suy giảm miễn

H
P

dịch ở người)
LĐ-TBXH
MMT

Lao động- Thương binh và Xã hội

Methadone Maintenance Treatment (Điều trị duy trì bằng
Methadone)

U

NB

Người bệnh

NCMT

Nghiện chích ma túy

SDMT


Sử dụng ma túy

TTĐT

Tuân thủ điều trị

TTPC

Trung tâm Phịng chống

TCMT

Tiêm chích ma túy

UBND

Ủy ban nhân dân

UNODC

The United Nations Office on Drugs and Crime (Cơ quan phòng

H

chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc)
VA AC

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control (Cục Phòng, chống
HIV/AIDS)


WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

XN

Xét nghiệm


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1.

Một số khái niệm .......................................................................................... 4

1.1.1.

Chất ma túy ....................................................................................................4

1.1.2.

Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) .........................................................4

1.1.3.

Người nghiện ma túy ......................................................................................4


1.1.4.

Dung nạp ........................................................................................................4

1.1.5.

Cai nghiện ......................................................................................................4

1.1.6.

Quá liều ..........................................................................................................4

1.1.7.

Hội chứng cai .................................................................................................4

1.1.8.

Các quy định về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ....5

H
P

1.2. Tuân thủ điều trị Methadone ................................................................................7
1.2.1.

Khái niệm tuân thủ điều trị ............................................................................7

1.2.2.


Tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị Methadone..................................7

1.2.3.

Hỗ trợ tuân thủ điều trị ..................................................................................8

1.2.4.

Xử trí uống lại Methadone khi bỏ liều ...........................................................8

1.3.

Thực trạng sử dụng CDTP và điều trị nghiện CDTP bằng Methadone ........8

1.3.1.

Trên thế giới ...................................................................................................8

1.3.2.

Tại Việt Nam ................................................................................................11

1.3.3.

Tại Đô Lương - Nghệ An..............................................................................12

1.4.

Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone ...................................................... 13


U

H

1.5.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone .............................................................................................. 16
1.5.1.

Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân đối tượng.....................................................16

1.5.2.

Nhóm yếu tố thuộc về gia đình .....................................................................19

1.5.3.

Nhóm yếu tố thuộc về dịch vụ điều trị..........................................................19

1.5.4.

Nhóm yếu tố môi trường ..............................................................................21

1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 22
1.6.1. Giới thiệu chung .............................................................................................22


iv

1.6.2. Tình hình điều trị Methadone tại Đơ Lương - Nghệ An................................22

1.7.

Khung lý thuyết ............................................................................................... 23

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................26
2.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 26

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 26

2.3.

Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 26

2.4.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 27

2.5.

Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 28

2.5.1.

Công cụ thu thập số liệu ..............................................................................28

2.5.2.


Quy trình thu thập số liệu ............................................................................29

2.6.

Các biến số nghiên cứu ................................................................................ 29

2.7.

Tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................................... 36

2.8.

Phân tích số liệu:.......................................................................................... 38

2.9.

Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu .............................................................. 38

2.10.

Hạn chế nghiên cứu đánh giá ...................................................................... 38

H
P

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................40

U


3.1.

Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ...................................... 40

3.2.

Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone của người bệnh tham gia nghiên cứ

...................................................................................................................................42

H

3.3.

Mô tả thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị Methadone ... 43

3.3.1.

Yếu tố cá nhân của người bệnh tham gia nghiên cứu ................................. 43

3.3.2.

Mô tả thực trạng các yếu tố gia đình, xã hội............................................... 50

3.3.3.

Các yếu tố thuộc về dịch vụ điều trị Methadone ........................................ 53

3.3.4.


Các yếu tố về môi trường............................................................................ 58

3.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ............................................ 60

3.4.1.

Yếu tố thuộc về cá nhân của người bệnh tham gia nghiên cứu ................... 60

3.4.2.

Các yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng..................................................... 65

3.4.3. Yếu tố ảnh hưởng giữa một số yếu tố thuộc về chính sách điều trị MMT và
TTĐT MMT................... ............................................................................................ 65
3.4.4.

Sự ảnh hưởng giữa các yếu tố môi trường và TTĐT MMT ......................... 66

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................68
4.1.

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................68


v

4.2.


Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone ........................................................69

4.3.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị .................................70

4.3.1. Yếu tố thuộc về cá nhân của người bệnh nghiên cứu ................................... 70
4.3.2. Yếu tố thuộc về gia đình, xã hội ..................................................................... 74
4.3.3. Các yếu tố về dịch vụ điều trị Methadone ...................................................... 75
4.3.4. Các yếu tố về môi trường ............................................................................... 76
4.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ..............................................77

4.5. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................78
4.6. Ý nghĩa của nghiên cứu....................................................................................78
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.........................................................................................79

H
P

CHƯƠNG 6. KHUYẾN NGHỊ.................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................87
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia phỏng vấn ............................................................87
Phụ lục 2: Phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án ...............................................88
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn người bệnh tham gia nghiên cứu................................102

U


Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ y tế ...................................................102
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu người nhà người bệnh .................................103

H


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................29
Bảng 3. 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .............................................39
Bảng 3.2. Thực trạng bỏ liều điều trị trong 01 tháng qua ............................................41
Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo tình trạng mắc một số bệnh ................................ 42
Bảng 3.4. Phân bố người bệnh theo thời gian tham gia điều trị, liều điều trị và tác
dụng phụ của người bệnh trong 01 tháng qua ................................................................ 42
Bảng 3.5. Thực trạng sử dụng CDTP trước khi tham gia CT điều trị MMT ............ 44
Bảng 3.6. Tiền sử sử dụng chung BKT, quá liều và tiền án, tiền sự trước khi tham

H
P

gia điều trị ........................................................................................................................... 44
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng các CDTP trong 01 tháng qua ........................................... 45
Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng bia rượu và thuốc lá ...................................................... 45
Bảng 3.9. Kiến thức của người bệnh về chương trình điều trị Methadone ................ 46
Bảng 3.10. Thực trạng kiến thức của người bệnh về TTĐT ..................................... 48

U

Bảng 3.11. Sự kì thị, phân biệt đối xử ...................................................................... 49

Bảng 3.12. Phân bố người bệnh theo đối tượng và đặc điểm hỗ trợ ........................... 50
Bảng 3.13. Khoảng cách và phương tiện đi lại đến CSĐT .......................................... 51

H

Bảng 3.14. Mức độ hài lịng về các quy trình chun mơn, quy định về thời gian và
thu phí của người bệnh đối với CSĐT ............................................................................ 52
Bảng 3.15. Mức độ hài lòng về CBYT ........................................................................... 54
Bảng 3.16. Bạn bè là người nghiện chích ma túy ......................................................... 56
Bảng 3.17. Yếu tố cơng an trong vùng ........................................................................... 57
Bảng 3.18. Chính sách hỗ trợ cho đối tượng tham gia điều trị .................................... 57
Bảng 3.19. Yếu tố ảnh hưởng giữa đặc điểm nhân khẩu học-xã hội và TTĐT
Methadone .......................................................................................................................... 58
Bảng 3.20. Yếu tố ảnh hưởng giữa mắc HIV, viêm gan B, C và TTĐT .................... 59
Bảng 3.21. Mô tả Yếu tố ảnh hưởng giữa liều điều trị, hội chứng cai TTĐT
Methadone .......................................................................................................................... 60
Bảng 3.22. Yếu tố ảnh hưởng giữa tiền sử sử dụng CDTP và TTĐT....................... 61


vii

Bảng 3.23. Yếu tố ảnh hưởng giữa sử dụng heroin và rượu bia với TTĐT ............... 62
Bảng 3.24. Yếu tố ảnh hưởng giữa kiến thức về chương trình MMT, kiến thức về
TTĐT MMT và TTĐT MMT .......................................................................................... 63
Bảng 3.25. Yếu tố ảnh hưởng giữa khoảng cách tới CSĐT và TTĐT ....................... 63
Bảng 3.26. Yếu tố ảnh hưởng giữa hỗ trợ kinh tế và TTĐT Methadone ................... 64
Bảng 3.27. Yếu tố ảnh hưởng giữa hài lòng về dịch vụ điều trị và TTĐT ............... 64
Bảng 3.28. Yếu tố ảnh hưởng giữa bạn bè NCMT và TTĐT của người bệnh ..........65
Bảng 3.29. Yếu tố ảnh hưởng giữa công an và TTĐT của người bệnh ......................65
Bảng 3.30. Yếu tố ảnh hưởng giữa chính sách hỗ trợ và TTĐT của người bệnh .....66


H
P

H

U


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo tình trạng hơn nhân ....................................... 40

H
P

H

U


ix

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị
Methadone và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị Methadone của người
bệnh tại Trung tâm Y tế Đô Lương, Nghệ An, năm 2020 với 02 mục tiêu: 1) Mô tả
thực trạng tuân thủ điều trị Methadone của người bệnh tại Trung tâm Y tế Đô
Lương, Nghệ An, năm 2020; 2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ

điều trị Methadone của người bệnh tại Trung tâm Y tế Đô Lương, Nghệ An, năm
2020.
Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 09 năm 2019 đến tháng 09 năm

H
P

2020 với 98 người bệnh, 06 người nhà người bệnh và 05 cán bộ y tế tại cơ sở điều
trị Methadone - Trung tâm Y tế Đô Lương tham gia. Áp dụng thiết kế nghiên cứu
cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Bộ cơng cụ đã được thiết kế dựa vào Bộ
công cụ về cùng chủ đề đã được sử dụng ở nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong
nước. Số liệu được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích

U

bằng phần mềm Stata 5.0 với các thuật toán thống kê.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị là 77,6%, có
22,4% người bệnh khơng tn thủ điều trị. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều

H

trị của người bệnh: người bệnh thất nghiệp, người bệnh gặp tác dụng phụ trong lúc
điều trị MMT, người bệnh có sử dụng Heroin (xét nghiệm Heroin nước tiểu dương
tính) và sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp khác trong quá trình điều trị
Methadone.

Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị:
Cơ sở điều trị phối hợp đơn vị liên quan tư vấn và giới thiệu việc làm cho
những người bệnh khơng có việc làm. Tăng cường tư vấn, giám sát và hỗ trợ người

bệnh trong quá trình điều trị.
Nghiên cứu với cỡ mẫu cịn nhỏ (98 mẫu) tại 01 cơ sở điều trị, hy vọng các
nghiên cứu sau về chủ đề tương tự sẽ bổ sung cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) đứng đầu danh sách các chất gây ra các vấn đề
về gánh nặng bệnh tật và liên quan đến tử vong. Điều này là do mối quan hệ giữa sử
dụng ma túy với sức khỏe tâm thần, HIV/AIDS, viêm gan và tử vong do quá liều (1).
Điều trị Methadone là điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone, được biết đến từ những năm 1960 là một điều trị lâu dài, có kiểm sốt, giá
thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây
truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi
chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng (2) .

H
P

Việt Nam đã triển khai chương trình MMT thí điểm từ năm 2008, tại TP. Hồ Chí
Minh và Hải Phịng. Chương trình thí điểm cho thấy điều trị Methadone rất hiệu quả
trong việc kiểm soát nghiện heroin và được chấp thuận để mở rộng dịch vụ ra các tỉnh,
thành khác trong cả nước (3). Năm 2013, chính phủ Việt Nam phê duyệt đề án đổi mới
cơng tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 (4). Với những nỗ lực của toàn thể

U

hệ thống chính trị, hiện Việt Nam đang điều trị cho 53.818 người bệnh tại 299 cơ sở (5).
Lợi ích của điều trị methadone: giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp; giảm lây nhiễm HIV,

viêm gan B, viêm gan C; giảm tử vong do tiêm chích quá liều; cải thiện chất lượng cuộc

H

sống của người nghiện; cải thiện mối quan hệ của người nghiện với gia đình và cộng
đồng; giảm các hành vi phạm tội và tiết kiệm chi phí cho các vấn đề khác phát sinh như
vấn đề pháp luật, y tế….(6). Để đạt được thành cơng này địi hỏi người bệnh cần tuân thủ
điều trị theo quy định của chương trình điều trị.
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự các CDTP khác
(đồng vận) như heroin. Do vậy, khi người bệnh nghiện các CDTP được điều trị bằng
methadone ở liều thỏa đáng, người bệnh sẽ khơng cịn có nhu cầu sử dụng heroin (6).
Ngược lại, tuân thủ kém hay liều methadone không thỏa đáng có thể làm tăng đáng kể
nguy cơ sử dụng ma túy bất hợp pháp và dẫn đến thất bại điều trị. Người bệnh đến cơ sở
uống thuốc hàng ngày là tiêu chí quan trọng để đánh giá tuân thủ điều trị. Tuân thủ kém
có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tái nghiện và dự đoán thất bại điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ
người bệnh tuân thủ điều trị giảm dần theo thời gian tham gia điều trị và phụ thuộc nhiều


2

vào các hoạt động hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị từ phía cơ sở điều trị, gia
đình, bạn bè, người cùng uống methadone và xã hội.
Tuân thủ điều trị chính là một trong những tiêu chí đánh giá thành cơng của chương
trình điều trị.
Cở sở điều trị Methadone – Trung tâm Y tế Đô Lương được thành lập năm 2015,
hiện đang điều trị cho 98 người bệnh nghiện ma túy trên địa bàn huyện (7).
Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2019, từ khi thành lập đến nay cơ sở đã thực hiện
điều trị cho 306 người bệnh, trung bình 1 tháng có 16/98 người bệnh bỏ liều điều trị
chiếm 16,67%, 57 lượt/98 người bệnh bỏ liều điều trị chiếm tỷ lệ 58,73%, số người bệnh
tái sử dụng heroin trong quá trình điều trị là 241/306 người chiếm 78,76%, số người bệnh


H
P

bỏ trị là 180/306 người chiếm 58,82% (7). Với tính chất điều trị liên tục và kéo dài tối
thiểu trên 12 tháng cộng thêm đặc điểm phức tạp của người bệnh nên việc điều trị
gặp nhiều khó khăn về tuân thủ điều trị trong thời gian qua, do người bệnh chưa
vượt qua được yếu tố tâm lý, một số người bệnh nhà ở xa cơ sở điều trị. Bên cạnh đó,
việc thu phí uống Methadone được áp dụng từ ngày 01/01/2018 có thể là một trong

U

những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị Methadone. Đến nay, tại trung tâm chưa có
người bệnh điều trị cai nghiện thành cơng và chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề
này (7).

H

Việc tìm hiểu thực trạng tuân thủ điều trị Methadone và các yếu tố ảnh hưởng sẽ
giúp chúng ta thu thập được những số liệu, bằng chứng cụ thể, để từ đó có những giải
pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lí và điều trị là rất cần thiết. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân
thủ điều trị Methadone của người bệnh tại Trung tâm Y tế Đô Lương, Nghệ An, năm
2020” nhằm có định hướng cho các giải pháp can thiệp nâng cao hiệu quả chương trình
điều trị.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.

Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị Methadone của người bệnh tại Trung tâm

Y tế Đô Lương, Nghệ An, năm 2020
2.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị Methadone của

người bệnh tại Trung tâm Y tế Đô Lương, Nghệ An, năm 2020

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Một số khái niệm (8)

1.1.1. Chất ma túy
Chất ma túy là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do

Chính phủ ban hành.
1.1.2. Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid)
Chất dạng thuốc phiện là tên gọi chung cho nhiều chất như thuốc phiện, morphine,
heroin, methadone, buprenorphine, codein, pethidine, fentanyle, có biểu hiện lâm sàng
tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não.

H
P

1.1.3. Người nghiện ma túy

Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào các chất này.
1.1.4. Dung nạp

Dung nạp là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, được biểu hiện bằng sức
chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng dung nạp phụ thuộc

U

vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp thay đổi, cần thiết phải thay
đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt được cùng một hiệu quả.
1.1.5. Cai nghiện

H

Là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người nghiện thường sử dụng
(nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì vậy người bệnh cần phải được điều
trị .
1.1.6. Quá liều


Là tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng dung nạp của cơ thể
ở thời điểm đó, đe dọa tới tính mạng của người sử dụng nếu không được cấp cứu kịp
thời.
1.1.7. Hội chứng cai
Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma túy đang
sử dụng ở những người nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác nhau
phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng. Thang đánh giá mức độ của hội chứng cai dựa


5

trên quy định của Bộ Y tế dựa trên các biểu hiện lâm sàng bao gồm: nhẹ, trung bình,
trung bình nặng và nặng.
1.1.8. Các quy định về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
1.1.8.1. Các giai đoạn trong quá trình điều trị
Mỗi người bệnh tham gia chương trình đều trải qua 03 giai đoạn của quá trình điều
trị. Giai đoạn dò liều thường là 02 tuần đầu điều trị, giai đoạn điều chỉnh liều từ tuần thứ
3 của q trình điều trị và có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng và giai đoạn điều trị duy trì là
khi đạt được liều mà người bệnh được sử dụng liều có hiệu quả tối ưu duy trì trong ít
nhất 4 tuần liên tục và không tái sử dụng CDTP trong ít nhất 4 tuần liên tục thì được xác
định là gian đoạn duy trì.

H
P

1.1.8.2. Quy trình về khám lâm sàng và xét nghiệm

Khám lâm sàng nhằm xác định được tình trạng và mức độ lệ thuộc CDTP của người
bệnh, các bệnh lý kèm theo, các yếu tố tâm lý, xã hội ảnh hưởng đến quá trình điều trị,
các vấn đề cấp bách về sức khỏe và tâm lý, xã hội của người bệnh cần phải giải quyết.

Các nội dung thăm khám cụ thể như sau: Đánh giá sức khỏe toàn trạng: Thăm khám toàn

U

diện, đặc biệt các bệnh lí: Viêm gan, suy gan, lao và bệnh phổi, HIV/AIDS, bệnh tim
mạch, tình trạng dinh dưỡng và tình trạng thai nghén. Đánh giá sức khỏe tâm thần:
Hoang tưởng, ảo giác, kích động, trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát, tự hủy hoại cơ thể,

H

các rối loạn ý thức, đặc biệt là tình trạng lú lẫn. Đánh giá những biểu hiện liên quan đến
sử dụng ma túy: Các vết tiêm chích, viêm da, áp xe, tắc mạch, viêm nội tâm mạc bán
cấp...; Các biểu hiện nhiễm độc hệ thần kinh trung ương: ngủ gà, đi loạng choạng, nói
ngọng, tái xanh, nôn, vã mồ hôi; Các dấu hiệu của nhiễm độc hoặc hội chứng cai liên
quan đến sử dụng CDTP. Các rối loạn cơ thể liên quan đến sử dụng rượu và các CGN
khác. Đối với xét nghiệm, ngoài các xét nghiệm thường quy như công thức máu, men
gan: ALT (SGPT), AST (SGOT); xét nghiệm nước tiểu tìm CDTP bằng test nhanh;
người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác: xét nghiệm HIV (khi người
bệnh tự nguyện), xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B, viêm gan C (nếu có điều kiện) và
một số xét nghiệm chuyên khoa khi có chỉ định: chẩn đốn lao, các bệnh tim mạch, chẩn
đốn có thai.


6

1.1.8.3. Quy định về tư vấn điều trị
Người nghiện CDTP khi tham gia chương trình điều trị Methadone cần phải trải
qua quá trình tư vấn, mỗi giai đoạn điều trị có mục tiêu tư vấn khác nhau.
Ở giai đoạn chuẩn bị trước điều trị, người bệnh được tham gia tư vấn, giáo dục
nhóm nhằm đánh giá tiền sử sử dụng ma túy, các vấn đề liên quan đến pháp luật, tài

chính và các vấn đề tâm lí xã hội khác, tìm hiểu động cơ tham gia điều trị, mức độ cam
kết và sẵn sàng tham gia điều trị, mục đích và mong đợi khi tham gia điều trị, cung cấp
kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone: tác dụng của điều
trị bằng methadone, quy trình điều trị, tác dụng không mong muốn, ưu và nhược điểm;
các quy định khác có liên quan, cung cấp các thông điệp, tư vấn về giảm nguy cơ; cung

H
P

cấp các phương tiện giảm nguy cơ như tài liệu, bơm kim tiêm, bao cao su; chuẩn bị cho
điều trị, giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ phịng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dịch vụ
xã hội khác. Tần suất tư vấn là 01 lần tư vấn cá nhân và 01 lần giáo dục nhóm.
Trong q trình điều trị, người bệnh chủ yếu được tư vấn cá nhân nhằm cung cấp
thông tin về các tác dụng của methadone, tác dụng không mong muốn và cách xử trí

U

thơng thường, các biểu hiện thiếu thuốc, quá liều, nguy cơ sử dụng đồng thời các chất ma
túy khác, một số tương tác thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút HIV (ARV); tư vấn về
tuân thủ điều trị, dự phòng tái nghiện và các biện pháp giảm tác hại khác như sử dụng

H

bao cao su, bơm kim tiêm sạch. Đồng thời, được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để
xây dựng lối sống lành mạnh và tham gia vào các hoạt động xã hội, tránh xa các mối
quan hệ có nguy cơ cao dễ dấn đến sử dụng ma túy; quản lí thời gian, tránh căng thẳng,
kiềm chế sự nóng giận, giải quyết các vấn đề khó khăn về tâm lí cá nhân và đề ra mục
tiêu phấn đấu...; tư vấn về những vấn đề liên quan đến : y tế, tâm lí - xã hội, việc làm.
Tần suất tư vấn như sau: Tuần đầu tiên điều trị: tư vấn cá nhân về TTĐT 02 lần; Tuần
thứ 2 đến tuần thứ 4: mỗi tuần 01 lần; Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6: mỗi tháng 01 lần;

Từ tháng thứ 7 trở đi tùy thuộc tình hình thực tế của người bệnh để tiến hành tư vấn
nhưng ít nhất là 03 tháng 01 lần.
Khi giảm liều tới khi kết thúc điều trị, người bệnh được đánh giá mức độ phục hồi
chức năng tâm lí, xã hội và điều kiện để giảm liều, hỗ trợ trong lập kế hoạch và thực hiện
việc giảm liều tiến tới ngừng điều trị, giúp đỡ phát hiện sớm các biểu hiện thiếu thuốc,


7

nguy cơ tái sử dụng các chất ma túy khác và dự phòng tái nghiện, hỗ trợ về mặt y tế, tâm
lí và xã hội, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để quay lại điều trị ổn định bằng Methadone
với những trường hợp gặp khó khăn trong việc giảm liều và kết thúc điều trị. Sau khi kết
thúc điều trị, người bệnh vẫn có thể được tiếp tục tư vấn và hỗ trợ ít nhất 06 tháng sau
đó; có thể quay lại tham gia điều trị trong vịng 02 năm kể từ khi kết thúc điều trị nếu họ
thèm nhớ mãnh liệt hoặc có nguy cơ tái nghiện; có thể quay lại điều trị bất cứ thời điểm
nào nếu họ tái nghiện.
1.2. Tuân thủ điều trị Methadone
1.2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị
Hiện nay, chưa có định nghĩa chuẩn tuân thủ điều trị Methadone. Nghiên cứu của

H
P

Ramli tại Malaysia năm 2012 định nghĩa không tuân thủ điều trị Methadone là người
bệnh bỏ trị 2 tuần hoặc hơn, tuy nhiên nếu người bệnh đó tiếp tục duy trì điều trị sau 2
tuần thì vẫn được coi là tuân thủ điều trị (9), hay như định nghĩa trong nghiên cứu của
Adili tại Tanzania, không tuân thủ điều trị là vắng mặt 30 ngày liên tiếp, sau đó có trở lại
điều trị nhưng cần có can thiệp của nhân viên y tế (10). Nghiên cứu của Femke tại

U


Amsterdam năm 2010 lại đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị là dùng đủ 95% thuốc trở
lên trong 6 tháng gần nhất (11).

Dựa theo hướng dẫn điều trị Methadone của Bộ Y tế (6), nghiên cứu này đánh

H

giá thực hành tuân thủ điều trị Methadone của người bệnh trong 01 tháng gần nhất
(tính từ khi phỏng vấn). Người bệnh được đánh giá là tn thủ điều trị khi ‘khơng bỏ
bất kì ngày uống thuốc nào’ trong vòng 01 tháng trước khi phỏng vấn.
1.2.2.

Tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị Methadone

TTĐT Methadone nhằm đảm bảo nồng độ huyết tương được duy trì và tránh hội
chứng cai, khóa tác dụng của heroin. TTĐT Methadone là yếu tố đóng vai trị quan vơ
cùng quan trọng giúp người bệnh ngừng sử dụng CDTP và góp phần chủ yếu vào sự
thành cơng của chương trình điều trị. Nếu không uống thuốc Methadone hàng ngày sẽ
làm giảm nồng độ Methadone trong huyết tương, tác động dung nạp chéo với heroin
giảm, làm giảm tác dụng của điều trị duy trì trong giảm tác động "phê" của đồng sử dụng
heroin, đồng nghĩa với việc xuất hiện hội chứng cai, thèm nhớ heroin, tăng nguy cơ tái sử
dụng heroin và tái nghiện (12).


8

1.2.3.

Hỗ trợ tuân thủ điều trị


TTĐT đối với người bệnh điều trị Methadone là việc khó khăn do người bệnh phải
đến cơ sở điều trị để uống thuốc hàng ngày. Do vậy, việc hỗ trợ TTĐT đòi hỏi sự tham
gia của nhiều bên liên quan.
Cán bộ y tế (CBYT) bao gồm: bác sĩ, dược sĩ, y tá, tư vấn viên, xét nghiệm và nhân
viên hành chính và cơ sở điều trị đóng vai trị quan trọng trong hỗ trợ việc TTĐT của
người bệnh. CBYT tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh và người nhà người bệnh biết cách
xử trí tác dụng không mông muốn và các diễn biến bất thường trong quá trình điều trị;
phối hợp với gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội động viên, giúp đỡ người bệnh
TTĐT.

H
P

Người nhà người bệnh cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn quá trình TTĐT của người
bệnh. Những hỗ trợ từ phía gia đình giúp người bệnh tn thủ tốt hơn trong q trình
điều trị.
1.2.4.

Xử trí uống lại Methadone khi bỏ liều

Theo quy định, mỗi ngày người bệnh phải đến CSĐT để uống thuốc 01 lần, nếu

U

người bệnh bỏ uống thuốc thì xử trí như sau:

- Bỏ uống thuốc từ 01 đến 03 ngày: Không thay đổi liều methadone đang điều trị.
- Bỏ uống thuốc từ 04 đến 05 ngày: Đánh giá lại sự dung nạp thuốc của người bệnh.


H

Cho1/2 liều methadone người bệnh vẫn uống trước khi dừng điều trị đồng thời khám lại
và cho liều methadone thích hợp.

- Bỏ uống thuốc trên 05 ngày (từ ngày thứ 06 trở đi): Khởi liều lại từ đầu.
- Bỏ uống thuốc trên 30 ngày (phải rời khỏi chương trình): Muốn điều trị lại thì
phải làm hồ sơ mới (8).
1.3.

Thực trạng sử dụng CDTP và điều trị nghiện CDTP bằng Methadone

1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Thực trạng sử dụng chất dạng thuốc phiện
Theo báo cáo của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc
(UNODC), trong năm 2018, trên thế giới có khoảng 324 triệu người đã sử dụng một loại
thuốc bất hợp pháp (cần sa, CDTP, cocain, Amphetamine,…) ít nhất một lần trong năm
trước đó. Số người nghiện ma túy trên thế giới vẫn duy trì ở mức 16 -39 triệu người. Các


9

tổ chức UNODC, UNAIDS, WB và WHO dựa trên các dữ kiện mới nhất đã cùng nhau
ước tính số lượng người TCMT trên thế giới khoảng 12,7 triệu người. Đặc biệt, khu vực
Đơng và Đơng Nam châu Âu có tỷ lệ người TCMT cao hơn 4,6 lần so với tỷ lệ trung
bình tồn cầu (13). Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương ước tính có khoảng 3,8 triệu
người TCMT. Trong số này có 2,5 triệu người đang sinh sống tại Trung Quốc (14). Tuy
nhiên, nếu xét về số lượng người TCMT thực tế thì 3 nước Liên Bang Nga, Trung Quốc
và Hoa Kỳ chiếm 46% tổng số người TCMT trên toàn thế giới (15).
Tử vong là hậu quả nghiêm trọng nhất do hành vi sử dụng ma túy mang lại. Ước

tính có khoảng 207.400 trường hợp tử vong liên quan đến ma túy đã được báo cáo trong
năm 2014. Sử dụng ma túy quá liều là nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp tử

H
P

vong có liên quan đến ma túy trên tồn cầu. Bên cạnh đó, hành vi TCMT khơng an tồn
như việc dùng chung bơm kim tiêm có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với
sức khỏe, nguy cơ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường máu như HIV, viêm gan B và
viêm gan C (16). Một nghiên cứu gần đây về gánh nặng bệnh tật toàn cầu từ việc lệ thuộc
ma túy đã ước tính trong năm 2010 đã có 1.980.000 năm sống bị mất đi do hành vi tiêm

U

chích ma túy khơng an tồn dẫn đến nhiễm HIV, đồng thời có 494.000 năm sống bị mất
đi trên toàn thế giới do viêm gan C (17).

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2013, trên thế giới có khoảng 35 triệu người

H

đang sống chung với HIV, trong đó có khoảng 3 triệu người nhiễm viêm gan B và
khoảng 4,5 triệu người nhiễm viêm gan C. Trong năm 2013, trên thế giới đã phát hiện 2,1
triệu ca nhiễm HIV mới, giảm 38% so với năm 2011 (3,4 triệu ca nhiễm HIV mới).
Trong 3 năm vừa qua, số ca nhiễm HIV mới đã giảm 13% (14).
1.3.1.2. Tình hình điều trị chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
Chương trình điều trị thay thế CDTP bằng Methadone là một phương pháp điều trị
nghiện CDTP đã được triển khai khá rộng rãi trên tồn thế giới. Hiện nay, có hơn 82
quốc gia trên thế giới đang áp dụng phương pháp điều trị thay thế CDTP bằng
Methadone như: Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hồng

Kông... và tại những nước này, chương trình Methadone đã góp phần đáng kể làm giảm
tội phạm và giảm sự lây truyền HIV trong nhóm NCMT và từ nhóm NCMT ra cộng đồng
(18,19,20).


10

Sau khi có các bằng chứng khoa học về tác dụng của điều trị bằng Methadone,
chương trình này đã được triển khai ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ và được chính phủ
Mỹ thừa nhận đây là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Số cơ sở điều
trị thay thế bằng Methadone và số người bệnh được điều trị ngày càng gia tăng theo thời
gian. Năm 2004, có 1.100 cơ sở điều trị duy trì bằng thuốc Methadone tại 44 bang của
nước Mỹ, đến năm 2010 tăng lên 1.433 cơ sở tại 46 bang. Chương trình Methadone giúp
NB cải thiện đáng kể về tình hình sức khỏe, giảm tội phạm, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV
(21).
Úc ban hành hướng dẫn quốc gia đầu tiên về điều trị Methadone vào năm 1985. Kể
từ đó, số người tham gia điều trị đã tăng nhanh chóng, từ 2000 người năm 1985, tăng lên

H
P

14.996 người năm 1994, đến nay có trên 2.132 cơ sở điều trị với 35.850 người được điều
trị Methadone trên tồn lãnh thổ của Úc. Chương trình điều trị Methadone được thực
hiện tại cả hệ thống y tế công lập và tư nhân (22,23).

Hồng Kông triển khai chương trình điều trị nghiện các CDTP

bằng thuốc

Methadone từ năm 1972, hiện nay Hồng Kơng có 20 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt


U

động. Tổng số người đăng ký tham gia chương trình Methadone là 8.159. Trung bình
hàng ngày có khoảng 6.214 trường hợp tham gia điều trị. Chương trình điều trị
Methadone tại Hồng Kông đã điều trị cho khoảng 60% số người nghiện các CDTP. Đây

H

được coi là một trong những chương trình dự phịng HIV liên quan đến sử dụng ma túy
thành cơng nhất vì Hồng Kơng vẫn duy trì được tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người sử
dụng ma túy thấp dưới 0,1% cho đến năm 2004 (24).
Trung Quốc triển khai chương trình điều trị thay thế bằng Methadone vào năm 2004
với 08 cơ sở. Đến cuối năm 2010 đã có 738 cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone tại 28
tỉnh, điều trị cho 140.000 người nghiện các CDTP (25).
Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone tại Malaysia bắt đầu triển khai từ
tháng 10/2005 với khoảng 4.000 người bệnh tham gia điều trị. Tính đến năm 2010,
Malaysia có 95 cơ sở và dự kiến tăng lên đến 674 cơ sở vào năm 2012, điều trị cho
44.428 người. Malaysia đang tiến hành chuyển giao mơ hình “Trung tâm cai nghiện bắt
buộc” thành “Phòng khám tự nguyện” (26).


11

Thái Lan đưa chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone vào hoạt động từ năm 1979. Hiện có khoảng hơn 4000 NB đang được điều
trị. Tuy nhiên Thái Lan là một nước không quan tâm đến việc mở rộng chương trình
Methadone do đó tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng cao trong nhóm nghiện chích ma túy
tại nước này (27).
1.3.2. Tại Việt Nam

1.3.2.1. Thực trạng sử dụng chất dạng thuốc phiện và hậu quả
Sử dụng thuốc phiện nổi lên là vấn đề xã hội chủ yếu ở Việt Nam trong những năm
90 của thế kỷ 20. Theo thống kê của Bộ Cơng an, tính đến tháng 12/2019, cả nước có
246.500 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 21.810 người so với năm 2018. Tuy

H
P

nhiên trong thực tế, số người nghiện ma túy có thể cao hơn do khơng có trong danh sách
quản lý của Bộ Công an và Bộ LĐ-TBXH. Số người nghiện ma túy đang gia tăng hàng
ngày tuy nhiên tốc độ tăng khá chậm. Năm 2011 là 158.414 người; năm 2012 là 172.000
người (tăng 8,57%); năm 2013 là 181.396 người (tăng 5,46%); 8 tháng đầu năm 2014,
tăng 0,8%; năm 2018 là 225.099 người ( tăng 5,42%). Trong số người nghiện có 96%

U

nam giới, 50% ở độ tuổi 16 - 30, 0,02% dưới 16 tuổi. Thống kê cho thấy có gần 90% các
quận, huyện của các tỉnh thành phố và 60% số xã, phường, thị trấn đều đã có người
nghiện ma túy. Cả nước hiện có 120 trung tâm cai nghiện đang quản lý và cai nghiện cho

H

hơn 34.480 người. Hầu hết các học viên đều phải chấp hành cai nghiện đủ 24 tháng cai
nghiện tại trung tâm (12,28,29).

Sử dụng ma túy qua đường tiêm chích là nguyên nhân làm gia tăng các trường hợp
nhiễm mới HIV tại Việt Nam. Tính đến 31/8/2020, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thì cả nước có 213.008 người nhiễm HIV hiện đang còn sống tuy
nhiên số quản lý được chỉ đạt 85% và 107.812 người nhiễm HIV đã tử vong. Trung bình
mỗi năm cả nước phát hiện thêm 11.000 ca nhiễm HIV và 2.800 người tử vong. Trong 8

tháng đầu năm 2020, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 7.090 trường hợp nhiễm HIV, số
người bệnh tử vong 1.392 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ
yếu ở độ tuổi 16 - 29 (45%) và 30 - 39 (31%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục


12

khơng an tồn (76,4%) và qua đường máu (11,9%), mẹ sang con 1,1%, cịn lại khơng có
thơng tin về đường lây truyền (12,30).
1.3.2.2. Tình hình điều trị chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
Đề án triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ trưởng Bộ Y
tế ký quyết định phê duyệt ngày 12/12/2007, cho phép thí điểm điều trị Methadone tại 2
thành phố này trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 4/2008. Kết quả đánh giá bước đầu Đề án
triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do
Bộ Y tế tiến hành ghi nhận những kết quả hết sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản

H
P

thân NB, gia đình NB và xã hội: Tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng, việc sử dụng heroin và
các hành vi nguy cơ lây truyền HIV giảm rõ rệt. Việc sử dụng ma túy trong số những
người nghiện ma túy đã giảm từ 100% khi bắt đầu điều trị xuống 27,5% ở tháng thứ 3 và
tiếp tục giảm còn 15,9% sau 24 tháng, giảm nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu
như HIV, viêm gan B, C; giảm tội phạm liên quan đến ma túy, tỷ lệ người bệnh tự báo có

U

các hành vi vi phạm pháp luật dã giảm từ 40,8% xuống 1,34% sau 24 tháng điều trị; mâu
thuẫn với thành viên trong gia đình và hàng xóm giảm từ 41% xuống 1% sau 1 năm, tỷ lệ

người có việc làm trước điều trị là 64,4% và sau 24 tháng điều trị là 75,9%.

H

Căn cứ trên những kết quả đã đạt được của Đề án thí điểm, Chính phủ đã cho phép
nhiều tỉnh/thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tiến hành triển khai chương
trình Methadone tại địa phương. Tính đến 30/6/2014, chương trình điều trị Methadone
được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố, với 92 cơ sở điều trị. Tổng số NB đang được điều
trị là 17.907 NB, so với cuối năm 2013 tăng thêm 2 tỉnh, 12 cơ sở điều trị và 2.355 NB
(31). Theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
20/6/2014 về việc giao chỉ tiêu NB được điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc
Methadone (32). Tính đến cuối năm 2018 cả nước có 299 cơ sở điều trị Methadone điều
trị cho 53.818 người bệnh, đạt 67,3% so với chỉ tiêu đề ra (12).
1.3.3. Tại Đơ Lương - Nghệ An
Ước tính tồn huyện có khoảng 456 người nghiện chích ma túy được quản lý.
Những đối tượng này phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện, tỷ lệ nghiện cao nhất tập


13

trung tại thị trấn Đô Lương. Việc tiếp cận các đối tượng này gặp nhiều khó khăn do các
đối tượng này thường thay đổi chỗ ở và khơng có kinh phí để chi trả cho nhóm đồng
đẳng viên thực hiện việc thu thập thơng tin (7).
Về tình hình nhiễm HIV/AIDS: Tính đến tháng 9 năm 2019, tổng số người bệnh
nhiễm HIV trên địa bàn huyện là 406 người. Có 4 trường hợp nhiễm mới phân bố chủ
yếu khu vực địa bàn thị trấn; Phân bố theo hành vi nguy cơ: 01 trường hợp qua đường
tình dục, 03 trường hợp qua đường máu; Phân bố theo độ tuổi: 16 -19 tuổi: 01 trường
hợp; 20-29 tuổi: 02 trường hợp; 30-39 tuổi: 01 trường hợp và các trường hợp nhiễm mới
đều là nam giới có tiền sử sử dụng ma túy qua đường tiêm chích. Tỷ lệ nhiễm HIV tồn
huyện tập trung ở đối tượng nghiện chích ma túy, hiện đã có 33/33 xã có người nhiễm


H
P

HIV (7).

Cở sở điều trị Methadone – Trung tâm Y tế Đô Lương được thành lập năm 2015,
hiện đang điều trị cho 98 người bệnh nghiện ma túy trên địa bàn huyện (7).
Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2019, từ khi thành lập đến nay cơ sở đã thực hiện
điều trị cho 306 người bệnh, trung bình 1 tháng có 16/98 người bệnh bỏ liều điều trị

U

chiếm 16,67%, 57 lượt/98 người bệnh bỏ liều điều trị chiếm tỷ lệ 58,73%, số người bệnh
tái sử dụng heroin trong quá trình điều trị là 241/306 người chiếm 78,76%, số người bệnh
bỏ trị là 180/306 người chiếm 58,82% (7).
1.4.

H

Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone

Trên thế giới

Một trong những thách thức của chương trình MMT là tuân thủ điều trị của các
người bệnh. Trên thế giới, tỉ lệ tuân thủ điều trị rất khác nhau giữa các khu vực và các
quốc gia.

Theo kết quả theo dõi 172 người bệnh trong 2 năm tại cơ sở điều trị Methadone
bệnh viện Tengku (Malaysia) 40,1% người bệnh không tuân thủ điều trị (9). Cũng một

nghiên cứu khác của Sharifa Ezat tại bệnh viện Kuala Lumpur năm 2009, tỉ lệ tuân thủ
điều trị lại cao hơn rất nhiều với 86,1% (33).
Lamber tiến hành theo dõi 934 người bệnh HIV điều trị Methadone

tại

Amsterdam từ năm 1999 – 2009, tỉ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị trong
khoảng 6,2% (năm 2002) đến 18,9% (năm 2005) và 11,9% trong thời gian 6 tháng gần


14

nhất (34).
Mức độ tuân thủ điều trị Methadone trong một số nghiên cứu được chia như sau:
tuân thủ tốt là khơng bỏ thuốc ngày nào, tn thủ trung bình là bỏ 1 – 2 ngày, và tuân
thủ kém là bỏ từ 3 ngày trở lên (trong thời gian 30 ngày trở lại kể từ thời điểm tiến
hành nghiên cứu).
Nghiên cứu cắt ngang của Sharma trên 165 người nghiện ma túy đang điều trị
methadone tại Kathmandu và Lalitpur (Nepal) năm 2016 đã đưa ra kết quả 72,1% tuân
thủ tốt, 18,8% tuân thủ trung bình và 9,1% tuân thủ kém (35).
Kết quả không tuân thủ điều trị tại Nepal cũng tương đương với kết quả nghiên
cứu của Roux tại Pháp năm 2014. Roux đã tiến hành nghiên cứu tuân thủ điều trị

H
P

Methadone tại thời điểm 3, 6, 12 tháng trong quá trình điều trị. Kết quả tại tháng 12
cho thấy 35,2% tuân thủ điều trị tốt, 55,9% tuân thủ điều trị trung bình và 9% tuân thủ
kém (36).


Nghiên cứu của M.Haskew tại London (2008) lại có cách chia mức độ tuân thủ
điều trị khác: tuân thủ tốt là dùng thuốc đủ 28 – 30 ngày, tuân thủ trung bình là dùng

U

thuốc (3 – 27 ngày) và tuân thủ kém là dùng thuốc 0 – 2 ngày. Kết quả nghiên cứu trên
91 người bệnh đang điều trị Methadone tại cộng đồng cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị tốt là
58%, trung bình là 24% và kém là 18% (37).

H

Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc do Lei Zhang và cộng sự tiến hành vào năm
2013 nhằm đánh giá một cách hệ thống tỷ lệ NB ra khỏi chương trình, sự thay đổi hành
vi và lý do NB ra khỏi chương trình điều trị Methadone từ năm 2004 đến năm 2013. Các
cơ sở dữ liệu tiếng Anh và tiếng Trung được rà soát để cơng bố tỷ lệ NB duy trì điều trị,
hành vi sử dụng ma túy và quan hệ tình dục của NB. Đây là nghiên cứu tổng quan hệ
thống những bài báo cáo khoa học đánh giá kết quả điều trị Methadone tại các cơ sở điều
trị Methadone của Trung Quốc. Qua phân tích cho thấy có khoảng 1/3 số người tham gia
điều trị Methadone đã ra khỏi chương trình trong ba tháng đầu điều trị (tỷ lệ duy trì
69,0%). Nguyên nhân phổ biến nhất của việc ra khỏi chương trình là do cơng an bắt giữ
hoặc bị đưa vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc (chiếm 22,2%). Trong số những NB
vẫn đang duy trì điều trị, hành vi sử dụng ma túy khơng an tồn có sự thay đổi rõ rệt hơn
so với hành vi tình dục khơng an tồn. Sau 1 năm điều trị, chỉ cịn 24,6% NB có kết quả


×