Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại bệnh viện k, cơ sở tân triều năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN BÍCH HUYỀN

H
P

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN K, CƠ SỞ TÂN TRIỀU NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN BÍCH HUYỀN

H
P

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ


LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN K, CƠ SỞ TÂN TRIỀU NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Giáo viên hướng dẫn: TS.BS Đào Văn Tú

HÀ NỘI, 2021


i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám
hiệu trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Ban Giám đốc Bệnh viện K,
Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện K đã tạo điều kiện
để tôi tham gia khóa học và triển khai nghiên cứu này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS.BS Đào Văn Tú, Ths.Lê
Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức khoa học
cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cảm ơn Quý Thầy/Cô trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã tận

H
P


tình truyền đạt những kiến thức vơ cùng q báu trong suốt thời gian tôi học
tập tại trường.

Xin chân thành cảm ơn Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo
tuyến, Trưởng khoa Nội 2 và Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K
cùng toàn thể cán bộ, nhân viên của 03 đơn vị đã tạo điều kiện tốt nhất và hỗ

U

trợ tơi trong q trình triển khai nghiên cứu này.

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, chia sẻ và khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập, giúp tơi vượt qua

H

khó khăn để hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021
Học viên

Nguyễn Bích Huyền


ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP


An toàn thực phẩm

BMI

Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể

BV

Bệnh viện

CLCS

Chất lượng cuộc sống

DD

Dinh dưỡng

DDTMBS

Dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung

DDTMTP

Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần

DDTH

Dinh dưỡng tiêu hóa


ĐD

Điều dưỡng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu



Giai đoạn

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

OR

Odds ratio - Tỉ suất chênh

SDD

Suy dinh dưỡng

PG-SGA
SGA

TTDD
UT

H
P

U

Patient Generated Subjective Global Assessment - Đánh giá

H

Tổng thể Chủ quan từ Bệnh nhân
Subjective Global Assessment - Đánh giá Tổng thể
Tình trạng dinh dưỡng
Ung thư

UTP

Ung thư phổi

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


iii
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ

MỤC TIÊU
Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4

1.1 Tổng quan về ung thư phổi ................................................................................ 4
1.1.1 Dịch tễ ............................................................................................... 4
1.1.2 Triệu chứng lâm sàng ........................................................................ 4
1.1.3 Phương pháp điều trị ......................................................................... 7
1.2 Chế độ dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư phổi ........................................... 7

H
P

1.2.1 Một số khái niệm............................................................................... 7
1.2.2 Hậu quả của suy dinh dưỡng ............................................................. 8
1.2.3 Chế độ dinh dưỡng ............................................................................ 8
1.2.4 Các hình thức can thiệp dinh dưỡng ............................................... 13
1.2.5 Văn bản thông tư liên quan đến dinh dưỡng tại bệnh viện ............. 15

U

1.3 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ...................................... 15
1.3.1 Phương pháp nhân trắc học ............................................................. 16
1.3.2 Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan từ bệnh nhân (PG-

H

SGA)…….. ......................................................................................................... 17
1.3.3 Phương pháp cận lâm sàng ............................................................. 17

1.3.4 Điều tra kiến thức, chế độ ăn, thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của
người bệnh ung thư phổi ..................................................................................... 18
1.4 Thực trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư phổi ................................. 19
1.4.1 Trên thế giới .................................................................................... 19
1.4.2 Tại Việt Nam ................................................................................... 21
1.5 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh ung
thư (65): ............................................................................................................ 21
1.6 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu .................................................................. 23
1.7 Khung lý thuyết ................................................................................................ 24
Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 25


iv
2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa ........................................................................ 25
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 25
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 25
2.3 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.4 Cỡ mẫu .............................................................................................................. 25
2.5 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 26
2.6 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 26
2.6.1 Công cụ thu thập thông tin .............................................................. 26
2.6.2 Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................. 26
2.7 Các biến số nghiên cứu .................................................................................... 27

H
P


2.8 Các khái niệm và phương pháp đánh giá ...................................................... 27
2.8.1 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ................................. 27
2.8.2 Kiến thức và một số yếu tố liên quan về dinh dưỡng của người
bệnh……… ......................................................................................................... 30
2.9 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 30

U

2.9.1 Quản lý số liệu ................................................................................ 30
2.9.2 Xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 30
2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................................... 31
Chương 3.

H

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 32

3.1 Thông tin chung của người bệnh ung thư phổi ............................................. 32
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ....................................... 32
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ung thư phổi ........................... 35
3.2 Đặc điểm về dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi ................................ 37
3.2.1 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi ..................... 37
3.2.2 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi theo PGSGA……… ......................................................................................................... 38
3.3 Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng phân loại theo PG-SGA và
một số yếu tố của người bệnh ung thư phổi ................................................... 40
Chương 4.

BÀN LUẬN ........................................................................................ 44



v
4.1 Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu .................................................................. 44
4.1.1 Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể ............................... 45
4.1.2 Tình trạng dinh dưỡng theo PG-SGA ............................................. 46
4.1.3 Tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số cận lâm sàng ...................... 46
4.1.4 Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người bệnh ...................... 47
4.2 Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng phân loại theo PG-SGA và
một số yếu tố của người bệnh ung thư phổi ................................................... 48
4.3 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 49
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

H
P

PHỤ LỤC

H

U


vi
DANH MỤC BẢN, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Giai đoạn suy mòn trong ung thư ......................................................... 5
Bảng 1.2: Thực phầm cho người bệnh ung thư ................................................... 11
Bảng 1.3 Một số chất dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn của người bệnh
ung thư.......................................................................................................................... 12
Bảng 2.1. Chỉ số BMI .......................................................................................... 28

Bảng 2.2: Các chỉ số cận lâm sàng ...................................................................... 29
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ung thư phổi (n=190) ....... 32
Bảng 3.2: Sự hỗ trợ của gia đình với người bệnh ung thư phổi .......................... 34
Bảng 3.3 Sự hỗ trợ của nhân viên Y tế với người bệnh ung thư phổi................. 34

H
P

Bảng 3.4 Kiến thức và thực hành của người bệnh ung thư phổi ......................... 35
Bảng 3.5: Phân loại giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị của người bệnh ung
thư phổi ........................................................................................................................ 36
Bảng 3.6: Triệu chứng bệnh lý của bệnh nhân .................................................... 36
Bảng 3.7: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi ......................... 37

U

Bảng 3.8: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi theo PG-SGA. 38
Bảng 3.9: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi theo Albumin,

H

Pre-albumin, Hemoglobin, Protein .............................................................................. 40
Bảng 3.10: Mối liên quan đơn biến giữa tình trạng suy dinh dưỡng theo PGSGA và các yếu tố liên quan ........................................................................................ 40
Bảng 3.11: Mối liên quan đơn biến giữa các triệu chứng bệnh và tình trạng suy
dinh dưỡng ................................................................................................................... 43
Biểu đồ 1: Sự thay đổi cân nặng trong 1 tháng và 6 tháng gần đây ................... 39


vii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý thường gặp ở các bệnh nhân ung thư. Nếu
không được xử trí, suy dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị ung thư
cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra
thực trạng suy dinh dưỡng vẫn còn cao và vẫn là một vấn đề lớn trong điều trị bệnh
nhân ung thư. Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng suy dinh dưỡng và
thực hành dinh dưỡng ở người bệnh ung thư phổi đang điều trị tại bệnh viện K cơ sở
Tân Triều năm 2021, cũng như phân tích các yếu tố liên quan từ cá nhân người bệnh
cũng như các vấn đề môi trường xung quanh.
Kết quả phỏng vấn trên 190 người bệnh đang điều trị ung thư phổi tại bệnh viện
K cơ sở Tân Triều cho thấy phần lớn ĐTNC có tình trạng dinh dưỡng là bình thường

H
P

(67,9%). Cân nặng trung bình của ĐTNC là 52,4 ± 6,9, và chiều cao trung bình của
ĐTNC là 162,8 ± 6,8. Theo chỉ số khối cơ thể (BMI), tỉ lệ thiếu cân độ III, độ II và
độ I lần lượt là 7,9%, 2,1% và 18,9%. Theo phân loại PG-SGA, 61,1% người bệnh
trong nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng loại A, tỉ lệ người bệnh có phân loại B và
C lần lượt là 21,6% và 17,4%. 20,5% người bệnh có tình trạng giảm albumin, 3,7%

U

giảm pre-albumin, 45,3% giảm Hemoglobin và khơng có người bệnh nó giảm
protein. Các yếu tố về nhân khẩu học và đặc điểm bệnh khơng có liên quan đến tình
trạng dinh dưỡng của người bệnh. Nhận sự hỗ trợ thường xuyên của người thân trong

H

chuẩn bị đồ ăn (OR 2,43, 95%KTC 1,21-4,86) và nhận sự hỗ trợ thường xuyên của
người thân trong ăn uống (OR 2,19, 95%KTC 1,07-4,49) có liên quan đến tình trạng

dinh dưỡng của người bệnh.

Có thể thấy, để đảm bảo người bệnh khỏe mạnh và đủ điều kiện để thực hiện
các điều trị, can thiệp, cần tăng cường chăm sóc dinh dưỡng của bệnh viện tới người
bệnh và đặc biệt chú trọng về việc đảm bảo người bệnh ăn đầy đủ dưỡng chất, năng
lượng. Cần tăng cường kiến thức về chế độ ăn của người bệnh và người nhà người
bệnh cũng như đẩy mạnh cơng tác tư vấn, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh UT.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP), căn bệnh nguy hiểm với số ca tử vong dự kiến sẽ tăng
đáng kể trong những thập kỷ tới, là một trong số các nguyên nhân hàng đầu gây
gánh nặng bệnh tật và tử vong trên thế giới (1). Theo số liệu mới nhất từ báo cáo
Globocan năm 2018, có 9,55 triệu trường hợp tử vong do ung thư. Trong đó, ung
thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất, với 2,09 triệu trường hợp mới mắc ung thư phổi,
chiếm 11,6% tổng số người bệnh ung thư. Hơn 1,76 triệu trường hợp tử vong do
ung thư phổi, chiếm 18,4% tổng số ca tử vong do ung thư (2). Cũng trong năm
2018, Việt Nam có 164.671 ca mới mắc, tỷ lệ mới mắc ung thư phổi đứng thứ hai,
chỉ sau ung thư gan (23.667 trường hợp ung thư phổi, chiếm 14,4%). 20.710

H
P

trường hợp tử vong vì ung thư phổi, chiếm tỷ lệ 18% trong 114.871 trường hợp
chết vì ung thư (3).

Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người bệnh ung
thư. Khi khối u phát triển và bắt đầu lan rộng, các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn.
Đối với SDD, các cơ chế giảm cân có mối liên quan tiềm tàng đến khối u ban đầu


U

hoặc sau khi sử dụng các phương pháp điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc các
phương pháp khác trong điều trị ung thư (4). Nguyên nhân của tình trạng suy dinh
dưỡng có thể do lượng dinh dưỡng đầu vào không đủ, hoạt động thể lực giảm và

H

do rối loạn chuyển hoá thần kinh (5). Hệ quả của tình trạng bệnh lý về suy dinh
dưỡng là giảm trọng lượng khối cơ, thường xảy ra ở người bệnh ung thư và có ảnh
hưởng đến q trình điều trị (6).
Tỷ lệ người bệnh ung thư phổi bị suy dinh dưỡng là 66,2% (7). Mặt khác,
một nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư năm 2016 cho thấy
tỷ lệ suy dinh dưỡng tính theo BMI là 20%. Trong quần thể đó, theo phân loại PGSGA, 51,7% người bệnh ung thư suy dinh dưỡng (8). Nghiên cứu tại Bệnh viện
Bạch Mai của Đào Thị Thu Hoài năm 2015 thì chỉ ra tỷ lệ người bệnh SDD đánh
giá theo PG-SGA là 46,7% trong đó tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD từ nhẹ đến
trung bình 43,3% và suy dinh dưỡng nặng là 3,4% (7).
Điều trị UTP là quá trình lâu dài. Tác động của quá trình điều trị ung thư
phổi có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng dinh


2
dưỡng của người bệnh. Mặt khác, tình trạng SDD ở người bệnh ung thư làm tăng
nguy cơ nhiễm độc thuốc trong q trình hóa trị. Hiện tượng sút cân tiến triển,
giảm trọng lượng khối cơ xương liên tục ở người bệnh ung thư làm tăng nguy cơ
tổn thương các tổ chức lành tính khi người bệnh nhận liều điều trị xạ trị. Mất cân
bằng chuyển hóa các chất trên người bệnh ung thư bị SDD làm trầm trọng thêm
tình trạng bệnh sẵn có, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tỉ lệ biến chứng sau phẫu
thuật. Nhiều báo cáo chỉ ra những người bệnh ung thư trong tình trạng suy dinh

dưỡng khơng thể đi hết liệu trình điều trị (9). Hiện tượng biếng ăn, SDD, suy mòn
và cạn kiệt năng lượng sống đe dọa cuộc sống của người bệnh ung thư trên nhiều
khía cạnh, làm giảm hiệu quả điều trị dẫn đến giảm cơ hội sống còn, thời gian và

H
P

chất lượng sống thêm của người bệnh ung thư (5). Dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo
không chỉ giúp hạn chế biến chứng trong quá trình điều trị cho người bệnh ung thư
phổi, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người bệnh khơng chỉ trong công tác khám
và điều trị.

Với tư cách là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành ung bướu của cả nước,

U

bệnh viện K cung cấp dịch vụ khám và điều trị cho người bệnh ung thư phổi trong
và ngoài nước theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, công tác chăm sóc và tư vấn dinh
dưỡng tại bệnh viện K vẫn cịn hạn chế do nguồn nhân lực khơng đủ, dẫn đến hệ

H

quả là hiệu quả tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ phía người bệnh. Tính đến thời điểm
hiện tại, chưa ghi nhận nghiên cứu nào đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh
UTP tại Bệnh viện K. Nhằm tìm hiểu về thực trạng dinh dưỡng trên người bệnh
ung thư, nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan
của người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều
năm 2021” được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Tỉ lệ mắc suy dinh dưỡng theo
thang đo PG-SGA của người bệnh ung thư phổi bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan
đến tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh? Từ đó đưa ra những khuyến nghị

để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh
ung thư phổi.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi điều trị

nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2021.
2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở

người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều
năm 2021.

H
P

H

U


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về ung thư phổi
1.1.1 Dịch tễ

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân sinh
ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế
kiểm soát về phát triển của cơ thể (10). Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất
hiện một khối u ác tính được mơ tả qua sự tăng sinh tế bào khơng kiểm sốt trong
các mơ phổi (11). Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trên thế giới. Tại
Việt nam, bệnh đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan, với số lượng mắc mới mỗi năm
khoảng hơn 24.000 người (trung bình mỗi giờ phát hiện thêm khoảng 2,7 người

H
P

mắc ung thư phổi) và khoảng 20.000 người tử vong mỗi năm do ung thư phổi.
Ung thư phổi được chia làm hai loại chính, gồm UTP tế bào nhỏ và khơng tế
bào nhỏ. Trong đó, UTP tế bào nhỏ ít gặp hơn UTP khơng tế bào nhỏ, với tỉ lệ hiện
mắc là 15% trong số các ca UTP (12).

Giai đoạn ung thư phổi được chẩn đoán dựa trên hệ thống TNM. Giai đoạn

U

bệnh UTP không tế bào nhỏ được chẩn đoán dựa trên u nguyên phát (T), hạch vùng
(N), di căn xa (M). Giai đoạn bệnh UTP tế bào nhỏ được chẩn đoán dựa theo giai
đoạn giới hạn và lan rộng (13). Dựa theo hệ thống chẩn đoán trên, giai đoạn bệnh

H

trong báo cáo được chia thành 4 giai đoạn I, II, III, IV.
1.1.2 Triệu chứng lâm sàng

1.1.2.1 Triệu chứng đường hô hấp

Ho là triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh UTP, chiếm trên 50% số người
bệnh. Ho trong UTP do nhiều yếu tố, trong đó bao gồm ảnh hưởng bởi khối u ở
trung tâm, viêm phổi tắc nghẽn, di căn nhu mô hoặc tràn dịch màng phổi. Ho có thể
ra máu ở nhiều mức độ khác nhau, với lượng máu ít và lẫn với đờm, tạo thành dạng
dây máu đỏ.
Tức ngực là cũng là một trong các triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung
thư phổi, có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm mà khơng có xâm lấn màng phổi, thành
ngực hoặc trung thất.


5
Khó thở là triệu chứng thường gặp và sẽ tăng dần ở bệnh nhân ung thư phổi.
Nguyên nhân có thể bao gồm khối u gây tắc nghẽn khí quản, phế quản gốc, tràn
dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim hoặc ở người bệnh có bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính kèm theo… (12).
1.1.2.2 Triệu chứng khác
Sụt cân là một tình trạng dinh dưỡng phổ biến trên đa số người bệnh UT, phần
nhiều là do các khối u gây ra (14). Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sút cân là do
khối u ác tính thay đổi chuyển hố bình thường khiến cho cơ thể tiêu hao năng
lượng nhiều hơn. Đồng thời, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các
khối cơ. Nhiều NB không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và
thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị, làm

H
P

giảm chất lượng và thời gian sống thêm của người bệnh UT. Đồng thời cũng làm
tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của người bệnh
ung thư (15).


Sụt cân ở bệnh nhân UT có nguyên do là mất các khối mỡ và khối cơ vân
trong cơ thể. Sự sụt giảm lớn khối cơ vân cũng đồng thời là nguyên nhân khiến cho

U

NB giảm khả năng đi lại, và từ đó khiến cho CLCS của bệnh nhân giảm, rút ngắn
thời gian sống còn của người bệnh, từ việc giảm khối cơ hô hấp dẫn đến chết do suy
hô hấp. Khi khoảng 25-30% trọng lượng cơ thể mất đi, bệnh nhân sẽ tử vong (16).

H

Hội chứng suy mòn trong ung thư là một hội chứng đa yếu tố, với biểu hiện
đặc trưng là sút cân liên tục, mất khối cơ xương mà không thể điều trị bằng các nỗ
lực thơng qua hỗ trợ dinh dưỡng thơng thường, từ đó dẫn tới suy giảm chức năng
tiến triển (17).

Suy mòn ung thư có thể chia thành 4 giai đoạn:
Bảng 1.1. Giai đoạn suy mòn trong ung thư
Giai đoạn

Cân nặng

Triệu chứng

Giai đoạn I

Sụt cân < 10%

Không triệu chứng


Giai đoạn II

Sụt cân < 10%

Một hay nhiều triệu chứng

Giai đoạn III

Sụt cân >= 10%

Không triệu chứng

Giai đoạn IV

Sụt cân >= 10%

Một hay nhiều triệu chứng


6
Hiện tượng suy mòn trong UT khác với hiện tượng sút cân hay tình trạng
SDD. Hiện tượng này là kết quả của các bất thường đa chuyển hóa. Suy mịn phát
sinh trong quá trình mắc bệnh ung thư, ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả điều trị và có
thể dẫn đến nhiều biến chứng khác (18). Việc suy mòn cơ thể kéo dài sẽ dẫn đến hệ
quả là tăng độc tính của thuốc điều trị ung thư, giảm CLCS và thời gian sống thêm
của người bệnh UT (19). Suy mòn trong UT cấu thành bởi những yếu tố tác động
của khối u lên cơ thể, suy cơ, rối loạn chuyển hóa nước, điện giải và suy giảm dần
các chức năng sống.
Về biểu hiện lâm sàng, NB xanh xao, gầy và yếu đi, teo da, mất trầm trọng
khối cơ xương và mất đáng kể lớp mỡ dự trữ dưới da đôi khi bị che dấu dưới tình

trạng phù (15).

H
P

Tỉ lệ hiện mắc hội chứng suy mòn trong UT là khoảng 70% trong quần thể
bệnh nhân UT giai đoạn cuối, với từ 5% đến 23% tử vong vì hiện tượng này. Trên
80% người bệnh bị ung thư hay AIDS phát triển mắc hội chứng suy mòn trước khi
chết. Trên 60% người bệnh UTP có hiện tượng sút cân trầm trọng (20). UTP
thường liên quan tới hiện tượng suy mòn trầm trọng mà ngun nhân chính khơng

U

phải do giảm lượng thực phẩm ăn vào hay kém hấp thụ thức ăn (21). Biếng ăn và
giảm cân là hai yếu tố khởi đầu của các ca bệnh ung thư mắc SDD, hoặc mắc hội
chứng suy mòn (22). Một nghiên cứu được thực hiện tại Úc và Anh chỉ ra trong

H

nhóm các NB có giảm khẩu phần ăn khi nhập viện, có đến 80% người bệnh UT
giảm khẩu phần ăn dưới mức 50%. Các biểu hiện khác được mơ tả trong nghiên
cứu trên bao gồm có cảm giác chán ăn (21%), khô miệng (20%), thay đổi vị giác
(17%), mau no (14%), táo bón (18%), buồn nơn khi ngửi một số loại thực phẩm cụ
thể (17%). Đó là những yếu tố chính gây nên hiện tượng giảm khối lượng thực
phẩm đầu vào, thường gặp ở nhóm NB được điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa
trị (23).


7
1.1.3 Phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị ung thư phổi được triển khai ở thời điểm hiện tại bao
gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị đích. Liệu trình điều trị được chỉ định dựa
trên tồn trạng người bệnh, giai đoạn của bệnh và chức năng hô hấp (24), (25), (26).
Phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả tốt nhất cho các
ca bệnh ở một bên lồng ngực và có thể cắt bỏ được.
Do các tổn thương vẫn còn khu trú ở giai đoạn I và II, việc cắt bỏ thường sẽ
được chỉ định. Đối với các ca bệnh ở giai đoạn IIIA và có thể phẫu thuật được, bệnh
nhân sẽ được chỉ định hóa trị tân bổ trợ hoặc bổ trợ sau mổ. Quyết định có thêm xạ
trị vào liệu trình điều trị hay khơng sẽ được cân nhắc nhằm cải thiện tiên lượng cho
người bệnh (27).

H
P

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các tia phóng xạ dạng sóng điện tử (tia
X, tia Gamma, Cobalt 60…) hay các tia phóng xạ dạng hạt. Cơ chế chính của
phương pháp này là tác động trực tiếp đến các chuỗi ADN của tế bào gây tổn
thương, gãy, đảo, đứt đoạn, từ đó tạo ra các tế bào đột biến và dễ bị chết (28).
Hóa trị là liệu pháp chuẩn cho các người bệnh ở giai đoạn IIIA, IIIB, IV, giúp cải

U

thiện kết quả điều trị cho các ca bệnh khu trú tại chỗ. Cơ chế chủ yếu của phương
pháp điều trị này là tiêu diệt các ổ di căn vi thể, giúp cải thiện tình trạng bệnh (29),
(30), (31), (32).

H

Điều trị trúng đích là phương pháp điều trị mới nhất trong lĩnh vực chuyên sâu
của điều trị nội khoa đối với ung thư, được xây dựng và phát triển dựa trên các

thành tựu trong nghiên cứu về sinh học phân tử. Điều trị trúng đích có thể dùng đơn
độc hoặc phối hợp với các phương pháp điều trị khác nhằm giúp bệnh nhân kéo dài
thời gian sống và giảm bớt tác dụng phụ nghiêm trọng (24), (33), (34).
1.2 Chế độ dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư phổi
1.2.1 Một số khái niệm
-

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa

sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể (35).
-

Suy dinh dưỡng là trạng thái dinh dưỡng trong đó sự thiếu hụt hoặc dư thừa

năng lượng, protein và các chất khác gây ra hậu quả bất lợi đến cấu trúc cơ thể, tổ


8
chức (hình dáng cơ thể, kích thước, thành phần), chức phận của cơ thể và bệnh tật.
SDD xảy ra khi trạng thái cân bằng dinh dưỡng của cơ thể bị phá vỡ (36). Suy dinh
dưỡng và chán ăn là hậu quả không thể tránh khỏi của bệnh ung thư và liệu pháp
điều trị ung thư, chúng có thể được ngăn ngừa bằng dinh dưỡng hỗ trợ sớm
(DDHTTM hoặc DDHTBS theo đường tiêu hóa). Nguy cơ tăng tình trạng bệnh và
tử vong liên quan đến chứng suy mòn làm can thiệp dinh dưỡng phòng ngừa cần
cấp bách, sớm và tiếp tục đánh giá dinh dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá
kết quả là vô cùng quan trọng (37).
1.2.2 Hậu quả của suy dinh dưỡng
-

Nghiên cứu do Viện Ung thư Quốc gia (Việt Nam) thực hiện cho thấy nhiều


bệnh nhân ung thư khơng được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong quá trình điều trị,

H
P

dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng và hơn thế nữa suy kiệt nghiêm trọng. Trong khi
đó, rất nhiều nghiên cứu trên tồn thế giới đã chỉ ra rằng chỉ 5% mất mát sẽ rút
ngắn 1/3 tuổi thọ của bệnh nhân (38).
-

Đối với yếu tố liên quan tới người bệnh, các yếu tố như suy dinh dưỡng và

ăn uống kém liên quan tới thời gian nằm viện kéo dài, thường xuyên phải nhập viện

U

và tỷ lệ tử vong tại bệnh viện cao hơn. Tại Australian và New Zealand, người bệnh
UTP bị SDD chiếm 32%, ngày nằm viện TB của NB tiêu thụ nhỏ hơn 25% thực
phẩm cao hơn ngày nằm viện của đối tượng tiêu thụ nhỏ hơn 50% thực phẩm (39).

H

1.2.3 Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung năng lượng là điều kiện tiên quyết để tái tạo các mơ, duy trì thân
nhiệt, phát triển và cũng như để thực hiện hoạt động thường ngày. Người bệnh cần
được bổ sung các nguồn cung cấp năng lượng như Protein, Lipid và Carbonhydrate.
Đơn vị tính năng lượng là Kilocalo (Kcal). Theo đó, mỗi một gam Protein sẽ được
chuyển hóa thành 4 Kcal, mỗi một gam Carbonhydrate sẽ được chuyển hóa thành 4

Kcal, và mỗi một gam lipid sẽ được chuyển hóa thành 9 Kcal. Nhu cầu năng lượng
để tiêu hao cho chuyển hóa cơ bản, hoạt động thể lực, cho việc đáp ứng với tác
nhân bên ngoài như (thực phẩm, lạnh, stress và thuốc) (37).


9
 Protein
Protein có vai trị trong q trình duy trì và phát triển của mơ, hình thành
những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống, tăng cường hệ thống miễn dịch,
giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Protein cũng là thành tố thiết yếu giúp hình
thành nên các hormon, các enzym, tham gia sản xuất kháng thể. Protein cũng điều
hịa chuyển hóa, và duy trì cân bằng dịch thể (37). Người Việt Nam được khuyến
nghị nên hấp thụ lượng protein chiếm từ 12-14% năng lượng khẩu phần. Trong đó,
protein có nguồn gốc động vật nên chiếm 30-50% (theo WHO-1998: một khẩu
phần có 10-25% protein động vật là có thể chấp nhận được, trừ ở trẻ em nên cao
hơn) (37).
 Lipid

H
P

Lipid là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng quan trọng, nhiều hơn 2,5 lần
Carbonhydrate hay protein. Lipid là dung mơi để hịa tan các vitamin trong dầu, bao
gồm vitamin A, D, E, K, mà lượng các vitamin này trong cơ thể một phần lớn phụ
thuộc vào hàm lượng của chúng trong chất béo của thực phẩm (37). Lipid đóng vai
trị quan trọng trong cấu trúc tế bào, nó không chỉ tham gia vào cấu trúc màng tế

U

bào mà còn ở các màng nội quan của tế bào như nhân, ti thể (37). Nhu cầu lipid

được khuyến nghị cho người Việt Nam là 15-20% nhu cầu năng lượng cơ thể (37).
 Carbonhydrate

H

Carbonhydrate có vai trị quan trong nhất là cung cấp năng lương cơ thể. Hơn
½ năng lượng của khẩu phần là do Carbonhydrate cung cấp, các nước đang phát
triển tỷ lệ năng lượng do Carbonhydrate còn cao từ 70-80%. Trong cơ thể 1g
Carbonhydrate được oxy hóa cho 4 kcal, đó là nguồn năng lượng chính cho hoạt
động của cơ, nó được oxy hóa theo cả hai con đường hiếu khí và kỵ khí. Lao động
tay chân căng thẳng kéo dài kèm theo tăng sử dụng glucose xuất hiện giảm oxy mô
do lao động. Carbonhydrate thỏa mãn nhu cầu năng lượng của cơ thể và tránh gây
toan hóa máu (37). Năng lượng do Carbonhydrate cung cấp hằng ngày cần chiếm từ
56-70% nhu cầu năng lượng của cơ thể theo khuyến nghị dựa trên thể trạng người
Việt Nam (37).


10
 Vitamin
Vitamin là một nhóm các chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
Sự thiếu hụt vitamin sẽ gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sự phát
triển, sức khỏe và gây bệnh Dựa trên tính chất vật lý hịa tan, vitamin được chia
làm 2 nhóm: vitamin tan trong dầu (chất béo) và vitamin tan trong nước (37).
 Chất khoáng
Chất khoáng được chia thành 2 nhóm chính: khống đa lượng là khống tồn
tại >100mg/ngày: Ca, Na, K, Mg… Khoáng vi lượng tồn tại ≤100mg/ngày: Fe, Zn,
Cu, Se, I…. (37). Calci có chức năng tạo xương, tạo răng, phát triển, tham gia các
phản ứng sinh hóa khác. Nhu cầu khuyến nghị là 800mg cho người sau 35 tuổi. Phụ
nữ có thai và cho con bú cần tăng thêm 400mg/ngày (37). Nguồn thực phẩm: sữa và


H
P

chế phẩm là thức ăn có lượng Ca cao, hấp thu tốt, giá rẻ. Một số ngũ cốc và hạt đậu
cũng có Ca cao nhưng hấp thu kém hơn sữa. Nước uống ở nhiều khu vực có hàm
lượng Ca cao, có thể cung cấp 200mg/ngày. Các thực phẩm nguồn động vật như
thịt, cá… cung cung cấp một lượng nhỏ Ca (37).

Sắt: là chất nhiều thứ 4 của trái đất, chiếm 4,7% lớp vỏ trái đất, cơ thể con người

U

chứa 2,5-4g sắt, phụ thuộc vào giới, tuổi, kích thước cơ thể, tình trạng dinh dưỡng,
mức dự trữ sắt. Chức năng, vận chuyển và lưu trữ oxy, Cofactor của các enzyme và
các protein, tạo tế bào hồng cầu. Nhu cầu khuyến nghị, lượng sắt cần bù cho lượng

H

mất sinh lý như qua phân, nước tiểu, thở, da, kinh nguyệt... Tổng số sắt cần như
sau: với nam trưởng thành 0,9-1,2mg/ngày, nữ trưởng thành 1,4-2.2mg/ngày, nữ có
thai 2,8-3,2mg/ngày (37).

Nguồn thực phẩm: từ thức ăn động vật như thịt nạc, gan động vật chứa lượng sắt
tương đối cao và dễ hấp thu. Sắt từ nguồn thực vật cũng chiếm 1 tỷ lệ cao, tuy
nhiên hấp thu kém hơn so với nguồn động vật, dụng cụ chế biến thực phẩm bằng sắt
hoặc gang, bột dinh dưỡng, bột mỳ, nước mắm, mỳ tôm…(37).
Kẽm: vi chất dinh dưỡng cần thiết tồn tại trong các loại thức ăn dạng Zn2+, được
phân bố khắp trong cơ thể sau khi được hấp thụ. Chức năng, hoạt động của các
enzym, hoạt động của một số hormon, miễn dịch. Nhu cầu khuyến nghị, một lượng



11
Zn khẩu phần khoảng 10mg/ngày, được khuyến nghị cho các nhóm tuổi với khẩu
phần có giá trị sinh học trung bình (37).
Nguồn thực phẩm, có nhiều ở thực phẩm nguồn động vật như gia súc, gia cầm, tôm,
cua, cá… thực phẩm nguồn gốc thực vật thường chứa ít Zn trừ phần mầm của các
loại hạt (37).
Iod: nhu cầu khuyến nghị là 150µg/ngày là khuyến nghị cho trưởng thành nam và
nữ, nữ có thai: 175µg/ngày; nữ cho con bú: 200µg/ngày (37).
Nguồn thực phẩm chính cung cấp là qua nước và thức ăn, phụ thuộc theo nguồn iod
trong đất và nước. Thực vật và động vật nuôi trồng ở vung thiếu iod cũng có hàm
lương iod thấp. Thực phẩm có nguồn gốc từ biển: cá và hải sản, các loại rau tảo
biển thường có nồng độ iod cao (37).

H
P

Dựa trên “Lợi ích của dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị ung thư” của
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi nhóm người bệnh
UT là khác nhau. Xác định mục tiêu dinh dưỡng và lên kế hoạch giúp người bệnh
ung thư cải thiện tình trạng sức khỏe trong quá trình điều trị như sau:
-

Cảm thấy thoải mái hơn;

-

Duy trì sức khỏe và năng lượng cho bản thân người bệnh;

-


Duy trì cân nặng và lượng dinh dưỡng lưu trữ cần thiết trong cơ thể người bệnh;

-

Dung nạp các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn;

-

Giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện;

-

Giúp cho cơ thể nhanh lành và hồi phục tổn thương (40).

U

H

Bảng 1.2: Thực phầm cho người bệnh ung thư
Thực phẩm người bệnh ung thư phổi

Thực phẩm người bệnh ung thư

nên ăn

nên tránh

-


Trái cây và rau xanh.

-

Ngũ cốc nguyên hạt như: lúa, gạo,

-

Các loại đồ uống có ga và cồn, cà
phê, đồ uống lạnh.

mạch, kê, ngô, yến mạch.

-

Thủy hải sản, ốc, trai, hến.

-

Sản phẩm từ sữa: sữa, phô mai, sữa chua.

-

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, béo, cay

-

Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ

-


Thực phẩm chế biến sẵn: đóng hộp,

như: súp, cháo.

xúc xích, thịt xơng khói, thịt nguội.


12
-

Thực phẩm ít chất xơ và nhạt, đối với

-

người bệnh trong tình trạng đau bụng,

-

Thức ăn lên men: dưa muối, dăm
bơng, thịt ngâm.

buồn nơn, khó tiêu, tiêu chảy nên chọn

-

Đồ nướng, đồ hun khói.

thực phẩm ít chất xơ như: bánh mì


-

Lạc, khoai lang: gây nhiều đờm.

trắng, bánh quy giịn hoặc thực phẩm dễ

-

Trường hợp người bệnh có đờm

tiêu khác (súp, trứng rán, trái cây …).

lẫn máu, ho ra máu nên kiêng thức

Thực phẩm giàu protein: người bệnh

ăn khô ráp như bánh mì, ngũ cốc

ung thư thường ho ra máu, dẫn đến

nguyên hạt.

thiếu máu và suy kiệt như: gà, thịt bò,
các loại sữa ít béo và sản phẩm từ sữa
như phơ mai, sữa chua… được chế biến

H
P

dưới dạng luộc, hấp, hầm và chia làm

các bữa nhỏ.
-

Chất béo thực phẩm: bơ đậu phộng, các
loại hạt ngũ cốc, trộn chung với các
món salad, nguồn chất béo thực vật

U

như: dầu Ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu
phộng, bơ …
-

Uống nước trà xanh.

H

Bảng 1.3 Một số chất dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn của người bệnh
ung thư
STT

Chất

Nguồn cung cấp

1

Đạm

Thịt nạc, gà, cá hoặc gà tây.


2

Tinh bột

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, các loại củ
như khoai tây, khoai lang, sắn …
Yến mạch, đậu phộng, mè đen, đậu nành, đầu đen, hạt điều, hạt
kê, hạnh nhân, quả óc chó.
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn/chất
phụ gia/chất bảo quản.


13
Chất béo

3

Bổ sung một lượng Lipid nhất định vào chế độ ăn hàng ngày,
lưu ý hàm lượng acid béo không no không vượt quá 50% tổng
năng lượng. Sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua, phơ
mai, sản phẩm thay thế từ sữa.

Rau quả

4

Rau quả tươi sạch

Một số thực phẩm cịn có tác dụng hạn chế các tác dụng phụ như:

-

Buồn nôn/nôn: tránh các thực phẩm chất béo, dầu mỡ hoặc cay, thực phẩm
có mùi. Nên ăn thực phẩm khơ như bánh quy giịn, bánh mì nướng, sau vài
giờ uống trà xanh để tăng vị giác.

-

Các vấn đề về miệng hoặc cổ họng: loét, đau và khó nuốt. Dùng thức ăn
mềm, phải giữ ấm, có thể dùng ống hút cho súp hoặc đồ uống.

H
P

-

Tiêu chảy: nên uống nhiều nước, cắt các thực phẩm giàu chất xơ.

-

Táo bón: thực phẩm giàu chất xơ, rau quả.

-

Thay đổi khẩu vị: do điều trị bằng hóa trị, xạ trị, nền dùng thực phẩm vị chua
như gừng hoặc lựu. Các loại gia vị như hương thảo, bạc hà và Oregano (38, 41).

1.2.4 Các hình thức can thiệp dinh dưỡng

U


1.2.2.1 Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa

Dinh dưỡng qua đường ruột nói chung là lựa chọn đầu tiên khi bắt đầu can
thiệp dinh dưỡng, ngoại trừ chống chỉ định, để duy trì cấu trúc và chức năng của

H

niêm mạc ruột để giảm tần suất nhiễm trùng và biến chứng (42).
Các đường dinh dưỡng tiêu hóa (DDTH):
-

Đường uống: được ưu tiên hơn so với ống thông hoặc DD tiêm tĩnh mạch

khi bệnh nhân vẫn còn đường uống, khơng có nguy cơ phải chọc hút. Bệnh nhân
cần đạt được 70% DD trong vòng 3 đến 5 ngày. Ngược lại, xem xét DD qua ống
thông khi DD đường miệng khơng thể đạt đích nhu cầu trên (42).
-

Qua ống thơng: trong những trường hợp khơng thể cho ăn được, thì dinh

dưỡng đường tĩnh mạch sớm được ưu tiên hơn dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và
chậm. Chế độ dinh dưỡng qua ống mũi dạ dày: là lựa chọn đầu tiên khi bắt đầu chế
độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng (42). Dinh dưỡng bằng ống thông subpyloric:
áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ chọc hút cao (42). Ngồi ra cịn có


14
nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch mở hoặc từ hỗng tràng đến da: chỉ định trong
những trường hợp đặc biệt (42).

1.2.2.2 Dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch (DDTM)
Chỉ định: có hai loại dinh dưỡng tĩnh mạch: dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần
(DDTMTP) hoặc dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung (DDTMBS) (43).
Chỉ định cho DDTMTP là khi có chống chỉ định tuyệt đối hoặc không thể tiếp cận
được với DDTH như:


Sau cắt bỏ một đoạn lớn (phần lớn) ruột non (như hội chứng ruột

ngắn, có hoặc khơng cắt đại tràng).


Rị tiêu hóa cung lượng cao ở đoạn ruột cao/gần nhưng khơng thể

H
P

dinh dưỡng tiêu hóa ở đoạn ruột dưới vị trí rị.


Tắc nghẽn đường tiêu hóa (u dạ dày hay u/ sẹo thực quản).

Hoặc chỉ định tương đối cho DDTMTP


Nôn/ trào ngược cung lượng cao.



Tiêu chảy nặng.




Chướng bụng nặng (như có tăng áp lực ổ bụng).



Xuất huyết tiêu hóa nặng.



Liệt ruột.

U

H

Chỉ định cho DDTMBS: Khi dinh dưỡng tiêu hóa khơng đạt được >60% nhu cầu
dinh dưỡng (như năng lượng, đạm) (44).

Một số khuyến cáo về chăm sóc dinh dưỡng cho người ung thư phổi. Khuyến cáo
của Tổ chức Y tế thế giới về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi.
Trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh thường bị các tác dụng phụ như: buồn
nôn, chán ăn, thay đổi vị giác, táo bón …thực hiện các khuyến cáo sau người bệnh
cải thiện khẩu vị ăn (45):
 Súc miệng trước khi ăn.
 Bổ sung các loại chất lỏng thông qua thực phẩm và đồ uống như súp, dưa
hấu, uống trà, sữa.
 Nếu miệng của bạn bị đau, cần chọn thực phẩm không axit và không cay cho
đến khi vết thương lành.



15
 Ăn 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn để cung cấp đầy đủ lượng calo
cần thiết trong ngày.
 Ăn đa dạng các loại thực phẩm phù hợp với cơ thể.
Đối với người bệnh sử dụng các biện pháp hóa trị, xạ trị cần lưu ý như sau:
 Ăn các loại thực phẩm mềm hoặc chế biến bằng nước, ăn thêm hoa quả chua
để tăng tiết nước bọt.
 Không ăn quá nhiều đường.
 Ăn đồ tráng miệng ướp lạnh.
 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng tối thiểu 4 lần trong ngày.
 Uống nhiều nước và uống từng ngụm nhỏ trong vài phút (45).

H
P

1.2.5 Văn bản thông tư liên quan đến dinh dưỡng tại bệnh viện
Hiện nay, Bệnh viện K đã và đang áp dụng Thông tư số 18/2020/TT-BYT thông tư
quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện (45).

Ngoài ra, khi người bệnh nhập viện theo Điều 12 của Quyết định số: 526BYT/QĐ ngày 10/06/1993 “Ban hành chế độ trách nhiệm của y tá trong việc

U

chăm sóc người bệnh tại bệnh viện” như sau (46).

Điều 12: Người bệnh được y tá hướng dẫn ăn uống theo chế độ bệnh lý. Nếu
người bệnh không tự ăn uống thì y tá trực tiếp cho người bệnh ăn, uống đảm bảo đủ


H

số lượng, chất lượng và hợp vệ sinh.

Bên cạnh đó, Bệnh viện áp dụng tài liệu hướng dẫn Bộ Y tế năm 2017 về tài
liệu đào tập huấn dinh dưỡng (37).
1.3 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Hiện nay, có nhiều phương pháp để đánh giá TTDD ở người bệnh UTP như:
BMI, PG-SGA, các chỉ số xét nghiệm lâm sàng… nhưng vẫn chưa đưa ra được tiêu
chuẩn vàng để chẩn đốn tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh. Theo Tài liệu tập
huấn dinh dưỡng của Bộ Y tế năm 2017, đánh giá TTDD dựa vào cơng cụ đánh giá
chủ quan tồn diện PG-SGA hoặc công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu MNA
(37). Ngoài ra dựa trên các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam, hiện nay các
nghiên cứu chủ yếu đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh bằng
phương pháp PG-SGA.


16
1.3.1 Phương pháp nhân trắc học
Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng liên quan đến việc đo lường những
thay đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể để đánh giá dinh dưỡng. Nó là kết quả
tổng hợp của các yếu tố di truyền và mơi trường, trong đó dinh dưỡng đóng một vai
trị rất quan trọng (47).
Chỉ số khối cơ thể thường được biết đến với tên viết tắt là BMI được sử dụng
để đánh giá mức độ gầy hoặc béo chứ không phải chỉ số cân nặng, là một phương
tiện đơn giản để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bởi không thể thiếu trong các công
cụ sàng lọc (48). Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cơng thức:
𝐵𝑀𝐼 =

𝑊

𝐻2

H
P

Trong đó:
BMI: chỉ số khối cơ thể (kg/m2)
W: Cân nặng (kg)

U

H: Chiều cao (m)

Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể, do đó là một chỉ
số được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị để đánh giá mức độ, gầy béo.

H

Ưu điểm của phương pháp BMI:
-

Các bước tiến hành đơn giản, an tồn có thể dùng ở mọi nơi.

-

Các phương tiện khơng đắt tiền, bền, có thể mang theo dễ dàng.

-

Thu được những thông tin về DD của một thời gian dài một cách tin cậy.


-

Có thể được dùng để đánh giá sự thay đổi TTDD theo thời gian.

-

Như là một test sàng lọc để phát hiện các cá thể có nguy cơ cao với SDD.
Nhược điểm của phương pháp BMI là không thể đánh giá những thay đổi về

tình trạng dinh dưỡng trong thời gian ngắn, hoặc không nhạy để xác định các chất
dinh dưỡng cụ thể. Các yếu tố không phải do dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh và
giảm trong tiêu thụ năng lượng, có thể làm giảm tính đặc hiệu của phương pháp
(Phân loại dinh dưỡng cho người trưởng thành, trang 29).


×