Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu tại bệnh viện sản nhi nghệ an năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
======  ======

BÀNH THỊ QUỲNH NGA

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT

U

THÔNG TIỂU LƯU TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ
AN NĂM 2016

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 60.72.07.01

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
======  ======

BÀNH THỊ QUỲNH NGA


H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT
THÔNG TIỂU LƯU TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ
AN NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 60.72.07.01

Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trần Minh Điển

Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN
Kết thúc thời gian học tập và hoàn thành tốt luận văn này, tôi xin trân trọng
cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế công cộng, các thầy cơ giáo nhà
trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS - Tiến sĩ Trần Minh Điển, đã dành
thời gian quý báu, tận tình chỉ bảo việc tơi trong tồn bộ q trình viết đề cương,
thực hiện nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn đến Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân - Bộ
môn Dịch tễ - Thống kê, trường Đại học Y tế công cộng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ

H
P

bảo cho tôi từng bước về nội dung nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, nơi tôi hiện đang
công tác đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho tôi được tham gia học tập và công
tác.

Cảm ơn tập thể Học viên lớp Cao học Quản lý bệnh viện khóa VII ln sát

U

cánh bên nhau trong q trình học tập và nghiên cứu, các bạn bè gần xa đã động
viên, chia sẻ kinh nghiệm và góp ý hoàn thiện luận văn được tốt hơn.

H

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, hết
lịng quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành được khóa học
này.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành công
trong cuộc sống./.

Bành Thị Quỳnh Nga



i

MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG .................................................................................................... iv
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Các khái niệm về nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện [16], [34] .................4

H
P

1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................4
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện ........................4
1.2. Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện và các yếu tố nguy cơ ..5
1.2.1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ...........................................................5
1.2.2. Phương thức gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ...............................................6

U

1.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu .................................................7
1.3. Quy trình kỹ thuật đặt thông tiểu nữ dẫn lưu nước tiểu .......................................8
1.3.1. Khái niệm về Quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh ...................................8

H


1.3.2. Nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm sóc người bệnh của ĐDV ............................8
1.3.3. Quy trình đặt thơng tiểu, dẫn lưu nước tiểu ......................................................9
1.4. Xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu ..................10
1.4.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm ...................................................10
1.4.2. Kỹ thuật xét nghiệm ni cấy tìm vi khuẩn trong nước tiểu ..........................11
1.5. Một số nghiên cứu về vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện và thực
hành điều dưỡng ........................................................................................................12
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ......................................................................12
1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................................14
1.6. Thông tin về bệnh viện Sản Nhi Nghệ An .........................................................17
KHUNG LÝ THUYẾT .............................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................19


ii

2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................19
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .........................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................20
2.4.1. Cỡ mẫu ............................................................................................................20
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................20
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................20
2.5.1. Thu thập số liệu trên đối tượng bệnh nhân .....................................................20
2.5.2. Thu thập số liệu thực hiện quy trình kỹ thuật đặt thông tiểu của điều dưỡng 21
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................22

H
P


2.7. Biến số nghiên cứu .............................................................................................23
2.7.1. Cách tính điểm ................................................................................................23
2.7.2. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................23
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................29
2.9. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................30

U

2.9.1. Hạn chế............................................................................................................30
2.9.2. Cách khắc phục ...............................................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................32

H

3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu và các đặc điểm liên quan đến đặt
thông tiểu ...................................................................................................................32
3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện trong nghiên cứu .......................36
3.3. Tn thủ quy trình đặt thơng tiểu của điều dưỡng .............................................37
3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu ........41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................44
4.1 Thực trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện trên bệnh nhân sản phụ khoa
sau đặt thông tiểu lưu tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2016 ............................44
4.2. Loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu .......................................46
4.3. Thực trạng tuân thủ quy trình kỹ thuật đặt thơng tiểu của điều dưỡng khoa phẫu
thuật gây mê hồi sức bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2016 ..................................48


iii


4.4. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện trên bệnh
nhân sản phụ khoa sau đặt thông tiểu lưu .................................................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................53
1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện .......................................................53
2. Loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ..........................................53
3. Thực trạng tuân thủ QTKT đặt thông tiểu của điều dưỡng: .................................53
4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện .......................53
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................55
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................60

H
P

TRANG THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU .......................................60
PHỤ LỤC 2. ..............................................................................................................61
BẢNG KIỂM QUAN SÁT TN THỦ QUY TRÌNH ĐẶT THƠNG TIỂU NỮ. ....61
PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................63
PHIẾU ĐIỀU TRA NHIỄM KHUẨN ......................................................................63

U

ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT THÔNG TIỂU .........................63
PHỤ LỤC 4 ...............................................................................................................66
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU, DẪN LƯU NƯỚC TIỂU ..........................................66

H

VÀ RỬA BÀNG QUANG........................................................................................66
PHỤ LỤC 5 ...............................................................................................................71

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ....................................................................................71
PHỤ LỤC 6 ...............................................................................................................73
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CẤY NƯỚC TIỂU ....................................................73
TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH. ................................................................................73
PHỤ LỤC 7 ...............................................................................................................76
DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU .......................................................................76


iv

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm cá nhân của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu .....................32
Bảng 3. 2. Đặc điểm bệnh lý ở bệnh nhân nghiên cứu .............................................33
Bảng 3. 3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ngay sau khi đặt thông tiểu ..............33
Bảng 3. 4. Thời gian lưu thơng tiểu ..........................................................................34
Bảng 3. 5. Tình trạng tiểu tiện của bệnh nhân ngày đầu sau khi rút thông tiểu ..............34
Bảng 3. 6. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân các ngày sau khi rút thông tiểu ..............35
Bảng 3. 7.Thuốc kháng sinh đang sử dụng ...............................................................36
Bảng 3. 8. Loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ............................37

H
P

Bảng 3. 9.Tuân thủ quy trình chuẩn bị bệnh nhân ....................................................37
Bảng 3. 10.Tuân thủ quy trình chuẩn bị điều dưỡng ................................................37
Bảng 3. 11.Tuân thủ quy trình chuẩn bị dụng cụ ......................................................38
Bảng 3. 12.Tuân thủ QTKT đặt thông tiểu ...............................................................39
Bảng 3. 13.Mối liên quan giữa tn thủ quy trình với thời điểm đặt thơng tiểu .............41

U


Bảng 3. 14.Mối liên quan giữa thời gian lưu thông với NKĐTN .............................41
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa khoa điều trị với NKĐTN ......................................42
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa phân nhóm tuổi với NKTN ....................................42

H

Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa nhóm bệnh lý với NKĐTN ....................................43
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa tuân thủ quy trình với NKĐTN ..............................43


v

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 3. 1. Tỷ lệ NKĐTN bệnh viện trong nghiên cứu ..............................................36
Biểu 3. 2.Đánh giá tuân thủ các quy trình đặt thơng tiểu nữ ....................................40
Biểu 3. 3. Điểm tn thủ quy trình đặt thơng tiểu nữ chung .....................................40

H
P

H

U


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BYT

:

Bộ Y tế

CSNB

:

Chăm sóc người bệnh

ĐDV

:

Điều dưỡng viên

HSBA

:

Hồ sơ bệnh án

HSCĐ

:

Hồi sức chống độc


KSNK

:

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NKBV

:

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NKĐTN

:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

NKTN

:

NVYT

:

OTT

:


PTGMHS

:

QTKT

:

H
P

Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhân viên y tế

Ống thông tiểu

Phẫu thuật gây mê hồi sức
Quy trình kỹ thuật

H

U


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết
niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm
2016” được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2016 với mục tiêu tìm hiểu thực

trạng và những yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện trên
bệnh nhân đặt thông tiểu lưu tại khoa Sản và Phụ Sản Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Phương pháp của nghiên cứu là mô tả cắt ngang có phân tích phương pháp
nghiên cứu định lượng, sử dụng những kiểm định thống kê phù hợp để xác định các
yếu tố liên quan đến NKĐTN bệnh viện trên bệnh nhân thông tiểu lưu. Đã có 120

H
P

bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chọn theo theo mẫu phiếu được thiết kế, 120
lượt quan sát ĐDV thực hiện quy trình đặt thông tiểu nữ. Kết quả cho thấy tỷ lệ
NKĐTN bệnh viện là 5,83%, gồm hai loại vi khuẩn là Ecoli (85,7%) và
Pseudomonas aeruginosa (14,3%). Có 74,2% lượt quy trình đặt thông tiểu nữ được
điều dưỡng tuân thủ đầy đủ các bước và 25,8% lượt quy trình chưa được tuân thủ các
bước. Có mối liên quan có ý nghĩ thống kê giữa tỷ lệ tuân thủ QTKT đặt thông tiểu

U

của điều dưỡng vào thời điểm giờ hành chính ngày làm việc và ngồi giờ hành
chính, ngày lễ, ngày nghỉ. Sau khi sử dụng các kiểm định chi bình phương cho kết

H

quả các yếu tố thời gian lưu thông tiểu, tuổi liên quan đến NKĐTN bệnh viện trên
bệnh nhân sản phụ khoa sau đặt thông tiểu lưu.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị đối với bệnh viện
cần theo dõi các bệnh nhân đặt OTT có nguy cơ NKĐTN như thời gian lưu thông
kéo dài, tuổi từ 50 trở lên và thời gian lưu thơng ít nhất 48 giờ để phát hiện và điều
trị kịp thời. Xây dựng quy định về chỉ định đặt thông tiểu và theo dõi chăm sóc
bệnh nhân sau đặt thông tiểu, xem xét rút thông tiểu trong thời gian sớm nhất.Tăng

cường kiểm tra, giám sát điều dưỡng thực hiện QTKT đặc biệt vào thời điểm ngồi
giờ hành chính ngày làm việc và ngày lễ, ngày nghỉ. Triển khai tập huấn, đào tạo
lại, giám sát hỗ trợ ĐDV khi thực hiện quy trình và giám sát thực hiện QTKT. Với
ĐDV tích cực tìm hiểu và cập nhật thơng tin về QTKT thơng qua học tập nâng cao
trình độ, tự giác thực hiện đúng QTKT trong mọi thời điểm.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong bệnh viện là nhiễm khuẩn thường xảy ra
có liên quan đến chăm sóc y tế. Theo các nghiên cứu có tới 25 - 40% người bệnh
nhập viện phải đặt OTT ít nhất một lần đến nhiều lần. Nhiễm khuẩn tiết niệu có tỷ
lệ tử vong thấp hơn các nhiễm khuẩn khác nhưng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm
khuẩn huyết và tăng chi phí điều trị. Đa số các nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt OTT là
thể bệnh khơng có triệu chứng lâm sàng nên khó kiểm sốt vì người bệnh khơng có
biểu hiện khó chịu, nhất là người bệnh sau phẫu thuật [34].
Đặt thông tiểu là biện pháp đặt OTT qua đường niệu đạo vào bàng quang [9].

H
P

Một trong những vấn đề rất thường gặp khi thực hiện biện pháp này là nhiễm trùng
tiểu bệnh viện, với tỷ lệ khoảng 60-80% trường hợp có liên quan đến việc đặt các
dụng cụ vào đường tiểu, nhất là OTT. Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu được báo cáo thay đổi
đáng kể theo thời gian đặt từ 1 – 5% trên bệnh nhân đặt OTT thời gian ngắn đến
100% trên bệnh nhân đặt OTT dẫn lưu hở lâu hơn 4 ngày [35].

U


Tại một số quốc gia đang phát triển, tỷ lệ nhiễm trùng tiểu lên đến 25% trên
bệnh nhân đặt OTT ≥7 ngày. Tại Hoa Kỳ nhiễm trùng tiểu liên quan đến OTT là
loại nhiễm trùng thường gặp nhất ở các khoa săn sóc đặc biệt, chiếm khoảng 31%

H

tất cả các loại NKBV, với tổng số khoảng 600.000 bệnh nhân tại Mỹ mỗi năm.
Nghiên cứu của Garibaldi R.A tại Anh cho thấy 10% bệnh nhân bị NKTN mắc phải
vào thời điểm đặt ống thông bàng quang [35].
Tại Việt Nam, từ kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Cơng Thành,
Trần Thanh Nga, Lê Thị Bình, Trần Văn Nguyên cho thấy tỷ lệ NKTN ở bệnh nhân
đặt OTT lưu lần lượt là: 15,2%; 20%; 23,54% và 36,7% [33], [26], [17], [28].
Trong các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiểu bệnh viện, trực khuẩn mủ
xanh gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện lên đến 12 – 16%. Vi khuẩn này
liên quan đến đặt và chăm sóc thông tiểu không đúng kỹ thuật và gây các biến
chứng nặng như mủ thận, teo thận và nhiễm khuẩn huyết. Để giảm tỷ lệ nhiễm trùng
tiểu biện pháp sử dụng kỹ thuật và dụng cụ vô trùng khi đặt OTT là vấn đề đặc biệt
lưu ý. Việc thực hiện đúng các quy trình đặt thơng tiểu theo đúng các ngun tắc


2

chống nhiễm khuẩn là một trong những bước đầu tiên quan trọng để làm giảm
nhiễm trùng tiểu bệnh viện [35].
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thành lập năm 1985, là bệnh viện hạng 1 được Sở
Y Tế tỉnh giao nhiệm vụ khám chữa bệnh đầu nghành Sản – Nhi trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Năm 2015 là năm đầu tiên triển khai động khối sản, chỉ riêng đối tượng
bệnh nhân phẫu thuật sản phụ khoa tại bệnh viện đã có 3125 bệnh nhân có chỉ định
đặt thơng tiểu lưu. Theo kết quả khảo sát nhanh do phòng điều dưỡng thực hiện vào
tháng 8 năm 2015 được tiến hành trên 30 lượt quan sát điều dưỡng thực hiện quy

trình đặt thơng tiểu nữ tại hai khoa Sản và Gây mê cho thấy 10% điều dưỡng chưa
chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi tiến hành kỹ thuật; 33% điều dưỡng thực hiện

H
P

khơng đúng quy trình kỹ thuật; 48% điều dưỡng chưa thực hiện đúng hướng dẫn
cho bệnh nhân và gia đình cách theo dõi, chăm sóc sau đặt thông tiểu.. Với mong
muốn cung cấp các dịch vụ chăm sóc đảm bảo an toàn cho người bệnh câu hỏi đặt
ra là tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện trên bệnh nhân nữ sau đặt thông
tiểu lưu là bao nhiêu?. Các yếu tố nào liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh

U

viện?. Sự tuân thủ QTKT đặt thông tiểu của điều dưỡng khi đặt thông tiểu như thế
nào?. Đều là những câu hỏi rất cần lời giải đáp. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu trên

H

bệnh nhân đặt thông tiểu lưu tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2016” để làm
rõ các câu hỏi trên.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện trên bệnh nhân đặt thông
tiểu lưu tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2016.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện trên bệnh

nhân đặt thông tiểu lưu tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2016.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện [16], [34]
1.1.1. Định nghĩa
- Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian điều
trị tại bệnh viện mà tại thời điểm nhập viện hoặc trước đó không có yếu tố nhiễm
khuẩn hoặc ủ bệnh nào và vi khuẩnxuất hiện sau 48 giờ nhập viện được coi là
NKBV [11].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện
Dựa theo tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ

H
P

CDC (Center for Disease Control and Prevention) - 2008. Tiêu chuẩn này hiện
nay được áp dụng tại nhiều nước và nhiều bệnh viện tại Việt Nam để giám sát
nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện [16].

1.1.2.1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khơng có triệu chứng


- Tiêu chuẩn 1: trước khi cấy nước tiểu bệnh nhân có đặt OTT lưu trong
khoảng 7 ngày và cấy nước tiểu (+) với khơng q hai lồi vi khuẩn với số lượng >

U

105/ml. Và người bệnh không sốt, không đái dắt, đái buốt, đau trên xương mu.
- Tiêu chuẩn 2: trước khi cấy nước tiểu người bệnh không đặt OTT trong vịng

H

7 ngày trước khi có kết quả cấy nước tiểu dương tính đầu tiên và cấy ít nhất 2 lần
(+) với cùng một loại vi khuẩn, số lượng > 105/ml trong cả hai lần cấy. Và người
bệnh không sốt, không đái dắt, đái buốt, đau trên xương mu.
1.1.2.2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có triệu chứng
- Tiêu chuẩn 1: Người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau: Sốt
(>380C) hoặc đái buốt, đái dắt, đau vùng khớp mu và cấy nước tiểu có số lượng vi
khuẩn > 105/ml và khơng q hai lồi vi khuẩn.
- Tiêu chuẩn 2: Người bệnh có ít nhất hai trong các triệu chứng sau: Sốt
(>380C) hoặc đái buốt, đái dắt, đau vùng khớp mu và có một trong 6 dấu hiệu sau
+ Xét nghiệm nước tiểu: bạch cầu (+) hoặc Nitrit (+).
+ Tiểu mủ > 10 bạch cầu/ml nước tiểu hoặc ≥3 bạch cầu/vi trường.
+ Nhuộm gram thấy vi khuẩn.


5

+ Cấy nước tiểu ≤ 105 đơn vị khuẩn lạc/ml (Gram (-) hoặc S.saprophy-ticus)
khi người bệnh đang dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
+ Cấy nước tiểu 2 lần có >102 vi khuẩn nhưng cùng lồi..

+ Điều trị đặc hiệu NKĐTN có hiệu quả.
1.2. Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện và các yếu tố
nguy cơ
1.2.1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Nguyên nhân gây NKTN gồm có nhiều loại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
nhưng vi khuẩn có vai trị quan trọng nhất. Các NKTN bệnh viện chủ yếu là do vi
khuẩn, nhất là vi khuẩn gram âm.

H
P

Các tác giả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về nguyên nhân gây NKTN
đều khẳng định vai trò chủ yếu của trực khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn này chiếm
tỷ lệ 60 - 70%. Vi khuẩn này thường xuyên có mặt ở đường ruột và rất dễ xâm nhập
vào cơ quan tiết niệu. Ở người bệnh có đặt OTT, do có sự tổn thương niêm mạc
đường tiết niệu, tình trạng ứ đọng, nghẽn tắc nước tiểu và đặc biệt là tình trạng trào

U

ngược nước tiểu làm cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu dễ dàng hơn. Hơn
nữa các vi khuẩn đường ruột có yếu tố bám (flagella) giúp cho chúng bám được vào
niêm mạc đường tiết niệu khá chắc chắn và gây nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng.

H

Đứng thứ hai về căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu là các cầu khuẩn Gram
dương, đặc biệt là các Staphylococcus (tụ cầu) như Staphylococcus Aureus (tụ cầu
vàng) và Staphylococcus Saprophyticus. Hai loài vi khuẩn này chiếm 15-25% căn
nguyên. Các vi khuẩn này chủ yếu gặp ở các bệnh nhân trẻ tuổi và thường do sự
xâm nhập của vi khuẩn từ niệu đạo, hậu môn và các khu vực lân cận vào đường tiết

niệu.
Đứng thứ ba sau căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu là các Pseudomonas,
nhất là vai trò của Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) trong nhiễm
khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu của nhóm bệnh nhân do
Pseudomonas aeruginosa chiếm tỷ lệ 10-15%. Vi khuẩn này chủ yếu liên quan đến
việc đặt ống thông không vô khuẩn hoặc chăm sóc ống thông tiểu không đúng kỹ
thuật [34].


6

1.2.2. Phương thức gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt OTT xảy ra trong bệnh viện là bệnh rất thường
gặp, nhất là với người bệnh sau phẫu thuật, nằm lâu… Có 3 phương thức lây truyền
dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Tiếp xúc trực tiếp: đây là phương thức lây truyền chủ yếu nhất trong bệnh
viện. Các vi khuẩn gây ô nhiễm từ dụng cụ y tế (nhất là OTT), bàn tay nhân viên y
tế, dung dịch bơi trơn, hoặc theo OTT trong q trình chăm sóc, để nước tiểu trào
ngược... đều dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dịng (asending UTI). Các vị trí
vi khuẩn xâm nhập vào bao gồm lỗ niệu đạo, các khớp nối của dây dẫn hoặc lỗ tháo
nước tiểu (Hình 1). Vấn đề kiểm soát NKĐTN chỉ có hiệu quả thực sự khi có sự

H
P

thay đổi nhận thức về vô khuẩn khi làm kỹ thuật và chăm sóc OTT của nhân viên y
tế. Tỷ lệ người bệnh mắc nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường này chiếm tới 90% số
ca mắc NKTN bệnh viện.

- Theo đường máu: các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu rồi sau đó xâm nhập

vào đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn. Đây là hậu quả của bệnh toàn thân nặng. Tỷ

U

lệ mắc NKTN theo đường máu thường thấp nhưng bệnh cảnh lâm sàng các trường
hợp này thường nặng, tỷ lệ tử vong cao và là do hậu quả của nhiễm khuẩn máu.
- Nhiễm khuẩn từ các khu vực xung quanh lan đến NKTN. Các vi khuẩn này

H

bình thường cư trú ở trực tràng, hậu môn, cơ quan sinh dục. Khi có các can thiệp
(đặt OTT) thì các vi khuẩn này nhất là từ cơ quan sinh dục, trực tràng có thể gây
NKĐTN. Tỷ lệ nhiễm khuẩn xảy ra thường xuyên hơn ở người bệnh nằm lâu, chăm
sóc dẫn lưu không tốt [34], [11].


7

Hình 1 : Đường xâm nhập của vi sinh vật gây NKĐTN

H
P

1.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây NKTN khi đặt OTT nhưng các yếu tố nguy cơ
được chia thành 2 nhóm:
- Nhiễm khuẩn từ bên ngồi

U


+ Kỹ thuật đặt OTT không vô khuẩn: nhân viên y tế khi đặt OTT không tuân
thủ các kỹ thuật vô khuẩn như vệ sinh tay, mang phương tiện phịng hộ khơng đúng,
các dụng cụ để đặt OTT như OTT, dung dịch bôi trơn không vô khuẩn.

H

+ Chăm sóc sai hoặc túi đựng nước tiểu bị ơ nhiễm: đây là nguy cơ ít gặp hơn
nhưng nếu không chú ý sẽ dễ mắc phải. Túi nước tiểu cần để thấp hơn lưng người
bệnh, thay túi đúng thời gian sẽ làm giảm thiểu nguy cơ này.
- Nhiễm khuẩn từ bên trong lòng ống
+ Tắc nghẽn ứ đọng nước tiểu: đây là nguy cơ thường gặp do dẫn lưu không
triệt để hoặc đường dẫn lưu bị tắc nghẽn giúp cho các vi khuẩn có thời gian phát
triển nhân lên tại niệu đạo, bàng quang gây nhiễm khuẩn.
+ Trào ngược nước tiểu khi dẫn lưu: đây là một nguy cơ thường gặp trong dẫn
lưu tiết niệu, nhất là người bệnh sau mổ. Các động tác chăm sóc sau mổ như vận
chuyển người bệnh, cho ăn, khi thay túi nước tiểu làm không đúng sẽ làm nước tiểu
trào ngược vào bàng quang kéo theo vi khuẩn gây nhiễm khuẩn.


8

+ Thời gian đặt OTT kéo dài: Thời gian đặt OTT ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ
NKTN, nếu thời gian đặt OTT kéo dài làm tăng tỷ lệ NKTN. Một số nghiên cứu chỉ
ra rằng sau 5-7 ngày đặt OTT thì tỷ lệ NKTN là 47-57%
+ Hệ thống dẫn lưu bị hở do các mối nối không tốt hoặc bị tuột ra trong quá
trình chăm sóc làm tăng nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn [34], [16], [11].

H
P


U

Hình 2: Yếu tố nguy cơ NKĐTN trong quá trình chăm sóc sau đặt ống thơng tiểu

H

1.3. Quy trình kỹ thuật đặt thơng tiểu nữ dẫn lưu nước tiểu
1.3.1. Khái niệm về Quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh
Quy trình là một vịng trịn khép kín, bao gồm nhiều bước phải trải qua nhằm
đạt được mục tiêu đề ra.

QTKT chăm sóc người bệnh là một quy trình bao gồm nhiều bước mà người
điều dưỡng phải trải qua gồm hàng loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được
định trước để thực hiện một kỹ thuật CSNB mà mình mong muốn [12].
1.3.2. Nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm sóc người bệnh của ĐDV
Thơng tư 07/2011/TT-BYT đã nêu những nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm
sóc người bệnh của ĐDV cụ thể như sau:
- Bệnh viện có quy định, QTKT điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các
quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.


9

- ĐDV, hộ sinh viên phải tuân thủ QTKT chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.
- ĐDV, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện
và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị đến xử trí kịp thời.
- Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải đảm bảo vô
khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày
14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện cơng tác kiểm sốt nhiễm

khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiếm sốt
nhiễm khuẩn [3], [4].
1.3.3. Quy trình đặt thơng tiểu, dẫn lưu nước tiểu
1.3.3.1 Nguyên tắc chung

H
P

- Giảm thiểu chỉ định và thời gian sử dụng OTT ở mức thấp nhất trên tất cả
người bệnh. Chỉ sử dụng khi có nhu cầu cần thiết. Hết sức lưu ý khi sử dụng cho
người già, phụ nữ và những người suy giảm miễn dịch.

- Khi người bệnh phải phẫu thuật, chỉ sử dụng đặt OTT ở những loại phẫu
thuật thật sự cần thiết, không dùng thường xuyên. Sau phẫu thuật, loại bỏ ống thông

U

tiểu càng sớm càng tốt trừ khi có những chỉ định đặc biệt.

- Không sử dụng OTT như là một giải pháp thay thế khi chăm sóc ở những
người tiểu tiện không tự chủ, người già.

H

- Bảo đảm vô khuẩn khi thực hành đặt OTT (bao gồm vô khuẩn phương tiện,
dụng cụ, kỹ thuật vô khẩn).

- Chỉ những người được đào tạo mới được tiến hành kỹ thuật [34].
1.3.3.2. Mục đích


Quy trình đặt thơng tiểu là biện pháp đặt một ống thông tiểu qua đường niệu
đạo vào bàng quang nhằm:
- Làm giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng
quang.
- Đo lường khối lượng và tính chất của nước tiểu lưu trú trong bàng quang.
- Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.
- Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như: phẫu thuật
vùng hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu.


10

- Theo dõi lượng nước tiểu ở người bệnh bị sốc, ngộ độc, bỏng nặng [9].
1.3.3.3. Chỉ định
- Người bệnh bí tiểu đã áp dụng các biện pháp kích thích tiểu tiện không
hiệu quả.
- Trước khi mổ (mổ sỏi hệ tiết niệu, mổ đẻ v.v...).
- Lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn làm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý của
bàng quang và hệ tiết niệu.
- Bơm thuốc vào điều trị các bệnh lý bàng quang, hệ tiết niệu,, hoặc để chụp
bàng quang ngược dòng…[9].
1.3.3.4. Chống chỉ định

H
P

- Trong những trường hợp: dập rách niệu đạo.
- Nhiễm khuẩn niệu đạo.
- Chấn thương tiền liệt tuyến [9].


1.3.3.5. Quy trình kỹ thuật (Phụ lục 4)

1.4. Xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu

U

1.4.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm

* Kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm phân lập vi khuẩn nước
tiểu lúc đặt thơng tiểu

H

Lấy nước tiểu giữa dịng trực tiếp cho vào ống vơ khuẩn gửi ngay đến phịng
xét nghiệm để phân lập vi khuẩn.

* Kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm phân lập vi khuẩn nước
tiểu lúc rút thông tiểu

- Làm sạch bằng povidone-iodine đầu xa của ống thông tiểu (nơi giữa đầu ống
thông Foley nối với hệ thống dẫn lưu nước tiểu).
Mở kẹp loại bỏ 15ml nước tiểu chảy ra đầu tiên.
Rút nước tiểu (2ml) bằng xy lanh và kim vô trùng.
Cho nước tiểu vào ống nghiệm vơ khuẩn gửi ngay đến phịng xét nghiệm để
phân lập vi khuẩn.


11

H

P

Hình 4 : Cách lấy mẫu nước tiểu

1.4.2. Kỹ thuật xét nghiệm ni cấy tìm vi khuẩn trong nước tiểu

U

Cho đến nay phương pháp nuôi cấy định lượng vi khuẩn trong nước tiểu để
chẩn đoán NKTN được coi là “tiêu chuẩn vàng”. Các phương pháp khác chỉ có tác
dụng định hướng chẩn đoán, xác định nhạnh khi chưa có kết quả nuôi cấy. Tại bệnh

H

viện Sản Nhi Nghệ An xét nghiệm ni cấy tìm vi khuẩn trong nước tiểu được thực
hiện như sau:

- Bước 1: áp dụng kỹ thuật nhuộm soi trực tiếp bằng phương pháp nhuộm
Gram để xác định nhanh, định hướng chẩn đoán: nhuộm Gram cặn nước tiểu ly tâm,
ly tâm 5 phút với tốc độ 3500 vòng/phút. Chắt bỏ nước phía trên, dung que cấy lấy
cặn nước tiểu làm phiến kính, nhuộm gram, soi vật kính dầu. Nếu mỗi vi trường
thấy > 10 vi khuẩn trở lên thì được gọi là dương tính. Kỹ thuật này chỉ phát hiện
được 86% các trường hợp và độ đặc hiệu 66%.
- Bước 2: áp dụng kỹ thuật xác định số lượng vi khuẩn trong nước tiểu:
phương pháp dung que cấy định lượng (Hoeprich 1960). Theo Hoeprich 1960, dung
2 que cấy bằng platinium đã được chuẩn hóa có dung lượng không đổi là 0,01 và
0,001ml. Khử trùng que cấy, lấy 1 que cấy 0,01 và 1 que cấy 0,001. Dùng que cấy


12


lấy bệnh phẩm cấy dàn thưa trên môi trường thạch máu, để vào tủ ấm 37oC qua
đêm, đếm số lượng khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch sau đó nhân 100 hoặc 1000 (tùy
theo ang cấy) ta có số lượng vi khuẩn [13].
Phương pháp này nhanh, đơn giản vì khơng phải pha loãng nước tiểu, vừa xác
định được số lượng vi khuẩn trong 1ml nước tiểu vừa có thể tách biệt được khuẩn
lạc để xác định loài gây bệnh nên chúng tôi áp dụng kỹ thuật này trong nghiên cứu.
1.5. Một số nghiên cứu về vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện
và thực hành điều dưỡng
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về nhiễm khuẩn đường tiết

H
P

niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu và thực hành của người điều dưỡng, điều đó
chứng tỏ vai trò quan trọng của thực hành điều dưỡng trong công tác CSNB.
Từ kết quả nghiên cứu của Thapa đã được thực hiện để so sánh tỷ lệ nhiễm
khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa có đặt thông tiểu ngắn
ngày so với dài ngày. Một nhóm các bệnh nhân thời gian lưu thông tiểu trong 24

U

giờ (thời gian lưu thông ngắn) và một nhóm các bệnh nhân có thời gian lưu
thông tiểu trong hơn 48 giờ (thời gian lưu thông dài). Các bệnh nhân được theo sau
rút ống thông tiểu lưu. Kết quả cho thấy trong tổng số 102 bệnh nhân nghiên

H

cứu. Có 48 bệnh nhân trong nhóm thời gian lưu thông ngắn và 54 bệnh nhân trong

nhóm thời gian lưu thông tiểu dài. Trong nhóm thời gian lưu thông tiểu ngắn có 3
(6,2%) trường hợp có vi khuẩn trong nước tiểu. Trong nhóm thời gian lưu thơng
dài có 6 trường hợp (11,1%) có vi khuẩn niệu và 2 trường hợp (3,7%) có trong túi
đựng nước tiểu. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận sau phẫu thuật phụ khoa thời gian
lưu thông tiểu ngắn có tỷ lệ mắc các vi khuẩn niệu ít hơn so thời gian lưu thơng tiểu
dài [49].
Nghiên cứu của tác giả Shrestha và cộng sự được tiến hành nhằm làm giảm chi
phí trên các bệnh nhân phẫu thuật sa âm đạo bằng cách giảm thời gian lưu thông
tiểu và từ đó làm giảm thời gian nằm viện. Nghiên cứu đã được tiến hành trên 100
bệnh nhân phẫu thuật sa âm đạo với ống thông tiểu được rút sau sau 24 giờ ở nhóm
A và sau 72 giờ ở nhóm B. Kết quả cho thấy thời gian nằm viện sau khi phẫu thuật


13

là 3,42 ngày ở nhóm A và 4,48 ngày trong nhóm B. Khơng có triệu chứng nhiễm
khuẩn tiết niệu trong 9 (18%) trong nhóm A và 15 (30%) trong nhóm B (giá trị P =
0,16). Kết quả nuôi cấy nước tiểu dương tính trong bảy (14%) ở nhóm A và hai
mươi hai (44%) trong nhóm B (giá trị P = 0,001) [45].
Từ kết quả nghiên cứu của Ahmed được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Suez
Canal, Ai Cập. Với 221 bệnh nhân nữ phẫu thuật các bệnh phụ khoa lành tính và
được phân bổ ngẫu nhiên thành ba nhóm. Nhóm A (73 bệnh nhân) có OTT được rút
ngay lập tức sau khi phẫu thuật, nhóm B (81 bệnh nhân) có ống thơng được rút 6h
sau khi phẫu thuật và nhóm C (67 bệnh nhân) ống thơng đã được gỡ bỏ sau 24h. Kết
quả tỷ lệ tái đặt ống thông trong nhóm A cao hơn hai nhóm B và C (16,4% so với

H
P

2,5% và 0% tương ứng). Nhóm C có tỷ lệ nhiễm trùng tiểu (15%), thời gian tập đi

lại (10.3h) và thời gian nằm viện (5,6 ngày) so với nhóm A (1,4%, 4.1h và 3,2
ngày) và nhóm B (3.7%, 6.8h và 3,4 ngày) [41].

Từ nghiên cứu của Barbadoro ở những bệnh nhân nhập viện vào một phòng
phẫu thuật ở Trung ương Italy. Nghiên cứu được thực hiện ở 641 bệnh nhân được

U

đặt thơng tiểu trong ít nhất 48 giờ. Các yếu tố nguy cơ được theo dõi bao gồm: Chỉ
định đặt ống thông và thời gian lưu ống. Kết quả cho thấy có 40 (6,2%) đã phát hiện
có NKĐTN. Nghiên cứu chỉ ra rằng ở bệnh nhân có NKĐTN lớn tuổi hơn, thời gian

H

nằm viện và lưu ống thông lâu hơn so với những người không bị nhiễm khuẩn (P
<0,05). Với các bệnh nhân có thời gian lưu OTT > 4 ngày (OR = 8,21; CI: 3,7917,73; P <0,05) và địa điểm đặt catheter khác nhau có liên quan với NKĐTN. Trong
số các vi sinh vật phân lập phổ biến nhất là Pseudomonas aeruginosa (41,5%),
Klebsiella pneumoniae (19,5%), và Escherichia Coli (12,2%).. Kết luận của nghiên
cứu cho thấy vai trò quan trọng của kỹ thuật đặt, chèn OTT trong NKĐTN bệnh
viện và vệ sinh tay đúng kỹ thuật, đặt –chèn OTT vơ trùng là yếu tố quyết định
trong việc phịng chống NKĐTN bệnh viện [42].
Theo Zimakoff và cộng sự trong kết quả nghiên cứu việc quản lý tuân thủ thực
hành chăm sóc ống thông tiểu tại bệnh viện, nhà điều dưỡng và chăm sóc tại nhà
theo hướng dẫn quốc gia Đan Mạch. Bảng câu hỏi về thực tiễn áp dụng chăm sóc
bệnh nhân đã được gửi tới 1350 điều dưỡng. Trong khi hướng dẫn quốc gia này


14

nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một hệ thống thốt nước tiểu khép kín.

Kết quả cho thấy rằng 25,4% số người được hỏi đã mở hệ thống thốt nước để thu
thập mẫu nước tiểu để phân tích; 57,9% để thực hiện rửa phía ngồi bàng quang và
76% thay đổi túi nước tiểu. 26% người được hỏi cho biết họ đã thu thập mẫu nước
tiểu để giám sát vi khuẩn thông thường mà trong hướng dẫn là không cần thiết và
83% nhân viên cho biết họ rửa tay sau khi đổ túi nước tiểu. Đào tạo nâng cao nhận
thức của cán bộ chăm sóc OTT dao động 25-68% trong các bệnh viện; 27-45%
trong nhà điều dưỡng và 7-17% trong chăm sóc tại nhà [50].
Với kết quả nghiên cứu của Taleschian-Tabriz và cộng sự được tiến hành
trong bệnh viện Imam Reza - Iran từ tháng bảy đến tháng chín năm 2013. Tổng

H
P

cộng có 109 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên từ các phòng phẫu thuật và các đơn
vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Một bảng kiểm đánh giá được áp dụng để đánh giá tuân
thủ của điều dưỡng khi thực hiện chăm sóc các bệnh nhân đặt thông tiểu như: chèn
ống thông, chăm sóc ống thông tại chỗ, tháo nước tiểu và thay đổi túi đựng nước
tiểu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng rửa tay trước khi tháo nước tiểu

U

trong túi đạt 49,52%. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày có 27,63% trường hợp do
bệnh nhân hoặc người nhà thực hiện. Trong 66,35% trường hợp không thực hiện
bôi trơn ống. Tỷ lệ tuân thủ tài liệu hướng dẫn thay đổi túi đựng nước tiểu là 79%
[48].

H

1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện và thực hành điều

dưỡng đã được tiến hành tại Việt Nam như:
Nghiên cứu “Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải sau đặt thông tiểu tại
bệnh viện Bạch Mai” do Lê Thị Bình thực hiện được sử dụng phương pháp mơ tả
cắt ngang so sánh trước và sau chăm sóc trên 34 bệnh nhân đặt thông tiểu, dẫn lưu
nước tiểu tại các khoa lâm sàng bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2003 đến tháng
12/2004. Công cụ thu thập số liệu là bảng theo dõi bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, các kết
quả xét nghiệm cận lâm sàng. Đã đưa ra kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải
25,34%, nhóm nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn mắc thấp hơn nhóm chứng. Thời gian
mắc NKTN tăng lên theo thời gian đặt thông tiểu, chiếm nhiều nhất khi lưu ống thông


15

trên 7 ngày có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có sự khác biệt và có ý
nghĩa thống kê giữa nam giới và nữ giới khi có đặt ống thông tiểu với p < 0,05; có đặt
thông tiểu > 7 ngày sẽ bị nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện gấp 3 lần so với dưới 7 ngày.
Có sự liên quan NKTNBV giữa hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng về chăm sóc
OTT, sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê giữa điều dưỡng chăm sóc OTT 1
lần/ngày và 2 lần/ngày với p < 0,05 [17].
Với đề tài “Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt
thông tiểu lưu” của nhóm tác giả Nguyễn Cơng Thành và cộng sự được tiến hành
trên tất cả các bệnh nhân đặt thông tiểu lưu tại khoa Tim Mạch - Lão Khoa bệnh
viện Tim Mạch An Giang cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân đặt

H
P

thông tiểu lưu là 15,2%, có mối liên quan giữa tuổi và thời gian lưu ống thông với
NKĐTN với p < 0,05. Tác nhân gây NKĐTN: Escherichia Coli (85,7%);
Enterococci (14,3%) [33].


Từ kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nguyên về “Tình hình nhiễm khuẩn tiết
niệu từ ngồi thành ống và từ trong lịng ống thông tiểu tại khoa tiết niệu bệnh viện

U

đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2013-2014. Nghiên cứu được tiến hành trên các
bệnh nhân được điều trị tại khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện đa khoa thành phố Cần
Thơ có chỉ định đặt thông tiểu lưu > 2 ngày, sử dụng phương pháp nghiên cứu thuần

H

tập tiến cứu. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh
nhân đặt thông tiểu là 36,7%. Tác nhân thường gặp là Pseudomonas Aeruginosa với
tỷ lệ 45,4%; Escherichia Choli và Candida spp đồng tỷ lệ 18,2%. Tác nhân gây
bệnh xâm nhập theo đường ngoài ống chiếm 54,5%; nhiễm khuẩn đường tiết niệu
trên bệnh nhân đặt thơng tiểu khơng có triệu chứng chiếm 72,7%. Yếu tố nguy cơ
nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu ≥60 tuổi. thời gian lưu
thông > 6 ngày, đái đường và suy thận [28].
Một nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư về “Nhiễm trùng tiểu liên quan đến đặt
thông tiểu và hiệu quả của chương trình kiểm sốt nhiễm trùng tiểu” tại bệnh viện Chợ
Rẫy, đã sử dụng phương pháp tiến cứu thuần tập đánh giá trước và sau can thiệp.
Chương trình can thiệp gồm: tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo về hướng dẫn
phòng ngừa giảm trùng tiểu, thay đổi chuẩn hóa các quy trình đặt thơng tiểu, săn sóc


×