Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của nhóm bệnh nhân tại cơ sở điều trị methadone đống đa, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ THANH NGA

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MA TÚY CỦA NHÓM BỆNH
NHÂN TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE
ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ THANH NGA

H
P


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MA TÚY CỦA NHÓM
BỆNH NHÂN TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE
ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN NHẬT CẢM

HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng
Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Y tế công cộng đã trang bị
kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường trong hai năm qua.
Tơi xin được bày tỏ sự kính trọng cùng những lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm và Ths. Phạm Thị Thùy Linh là những giáo viên hướng
dẫn và hỗ trợ tơi hồn thành luận văn này. Kiến thức về học thuật, sự tận tình trong
giảng dạy, hướng dẫn của các thầy cô đã giúp tôi có được những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu, một tầm nhìn mới, sự tự tin trong nghiên cứu khoa học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên


H
P

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, thành phố
Hà Nội đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu thực địa và
thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu.

Thành công của luận văn văn này có phần góp sức rất đáng kể của những
người bạn học trong lớp Cao học 20, những người bạn đã chia sẻ và giúp đỡ tôi

U

trong suốt q trình học tập.

Để có được kết quả học tập và luận văn này, đó là một q trình nỗ lực mà
tơi đã trải qua cùng với tình u thương, sự động viên và hỗ trợ lớn lao của gia đình

H

thân u. Bố mẹ, chồng con ln trong trái tim tơi và đây là món q tơi gửi tặng họ.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Trần Thị Thanh Nga


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCS


Bao cao su

CBYT

Cán bộ y tế

CLCS

Chất lượng cuộc sống

CSĐT

Cơ sở điều trị

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GV

Giáo viên

NCMT

Nghiện chích ma túy


H
P

Phụ nữ bán dâm
PNBD

Cơ quan phịng chống ma túy và tội phạm

UNODC

Liên Hợp Quốc
QHTD

Quan hệ tình dục

U

TTĐT

Tuân thủ điều trị

H


iii

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU............................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 2

MỤC TIÊU ..................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1
1.1

- TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5

Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5

1.1.1

Ma túy ........................................................................................................ 5

1.1.2

Phân loại chất ma túy ................................................................................. 5

1.1.3

Nghiện ma túy ............................................................................................ 6

1.1.4

Các phương pháp điều trị nghiện CDTP .................................................... 7

1.1.5

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ......... 10

H
P


U

1.2

Ảnh hưởng của hành vi sử dụng ma túy trong điều trị methadone ................. 11

1.3

Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam................................................. 12

1.3.1

H

Nghiên cứu thực trạng sử dụng ma túy trên nhóm bệnh nhân điều trị

methadone ............................................................................................................. 12
1.3.2

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trên

nhóm bệnh nhân điều trị methadone .................................................................... 14
1.4

Khung lý thuyết ............................................................................................... 17

1.5

Thông tin về địa điểm nghiên cứu .................................................................. 18


CHƯƠNG 2

- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 20

2.1

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 20

2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 20


iv

2.3

Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 20

2.4

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................ 20

2.5

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 21

2.5.1


Thu thập số liệu từ bệnh án ...................................................................... 21

2.5.2

Thu thập số liệu từ bộ câu hỏi định lượng ............................................... 22

2.6

Công cụ thu thập số liệu.................................................................................. 22

2.7

Biến số nghiên cứu .......................................................................................... 22

2.8

Tiêu chuẩn đánh giá hành vi sử dụng ma túy ................................................. 23

2.9

Phân tích và quản lý số liệu ............................................................................ 23

H
P

2.9.1

Phân tích số liệu ....................................................................................... 23

2.9.2


Quản lý số liệu.......................................................................................... 23

CHƯƠNG 3
3.1

U

Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 24

2.10

H

- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25

Thực trạng hành vi sử dụng ma túy của nhóm bệnh nhân đang điều trị

Methadone ................................................................................................................ 25
3.1.1

Mô tả yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu ...................................... 25

3.1.2

Mô tả yếu tố gia đình và cộng đồng của đối tượng nghiên cứu ............... 29

3.1.3

Mô tả hành vi sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu ........................ 31


3.1.4

Mô tả một số yếu tố về môi trường và dịch vụ y tế ................................. 34

3.2

Yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy khi điều trị methadone ........... 36

3.2.1

Yếu tố cá nhân liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trong 6 tháng qua37


v

3.2.2

Yếu tố gia đình và cộng đồng liên quan đến hành vi sử dụng ma túy ..... 41

3.2.3

Yếu tố khác liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trong 6 tháng qua .... 42

CHƯƠNG 4
4.1

- BÀN LUẬN .................................................................................... 45

Thực trạng sử dụng ma túy của nhóm bệnh nhân đang điều trị Methadone... 45


4.1.1

Yếu tố cá nhân, gia đình và cộng đồng của ĐTNC.................................. 45

4.1.2

Yếu tố khác liên quan đến ĐTNC ............................................................ 47

4.1.3

Hành vi sử dụng ma túy trong 6 tháng qua của ĐTNC ............................ 48

4.2

H
P

Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trên đối tượng đang điều

trị methadone tại cơ sở Đống Đa .............................................................................. 50
4.3

Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục sai số ................................. 52

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 53
1.

U


Thực trạng sử dụng ma túy trên nhóm bệnh nhân điều trị methadone tại cơ sở

Đống Đa .................................................................................................................... 53
2.

H

Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trên nhóm bệnh nhân

điều trị methadone tại cơ sở Đống Đa ...................................................................... 53
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 56
Phụ lục 1 Biến số nghiên cứu ....................................................................................... 62
Phụ lục 2 PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ........................................... 67
Phụ lục 3 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ
METHADONE ............................................................................................................. 68
Phụ lục 4: Danh sách phỏng vấn viên, giám sát viên ................................................... 74


vi

Phụ lục 5: Kế hoạch nghiên cứu cụ thể ........................................................................ 75
Phụ lục 4: Dự trù kinh phí ............................................................................................ 77

H
P

H

U



vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Mô tả đặc điểm chung của ĐTNC ..................................................................... 25
Bảng 3.2 Mô tả hành vi sử dụng rượu bia của ĐTNC....................................................... 26
Bảng 3.3 Mô tả đặc điểm điều trị của ĐTNC .................................................................... 27
Bảng 3.4 Mô tả hành vi sử dụng ma túy trước khi tham gia điều trị methadone .............. 28
Bảng 3.5 Mô tả hành vi QHTD của ĐTNC trước khi tham gia điều trị ............................ 28
Bảng 3.6 Mơ tả thu nhập trung bình của ĐTNC và loại hình kinh tế gia đình của ĐTNC

H
P

........................................................................................................................................... 29
Bảng 3.7 Mơ tả sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía gia đình cho ĐTNC ......................................... 29
Bảng 3.8 Mơ tả sự mâu thuẫn/bất đồng của ĐTNC với những người xung quanh........... 30
Bảng 3.9 Mô tả triệu chứng liên quan đến ma túy ............................................................ 31

U

Bảng 3.10 Kết quả xét nghiệm nước tiểu của ĐTNC ........................................................ 32
Bảng 3.11 Đối tượng nghiên cứu khai báo về hành vi sử dụng ma túy ............................ 32

H

Bảng 3.12 ĐTNC khai nhận về địa điểm và nguyên nhân sử dụng ma túy ...................... 33
Bảng 3.13 Hành vi quan hệ tình dục ................................................................................. 34
Bảng 3.14 Yếu tố dịch vụ y tế ........................................................................................... 35
Bảng 3.15 Yếu tố môi trường liên quan tới bạn đồng đẳng và khả năng tiếp cận ma túy 36

Bảng 3.16 Yếu tố cá nhân liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trong 6 tháng qua ....... 37
Bảng 3.17 Hành vi sử dụng rượu bia liên quan đến sử dụng ma túy ................................ 38
Bảng 3.18 Yếu tố hôn nhân và hành vi QHTD liên quan đến hành vi sử dụng ma túy .... 39
Bảng 3.19 Yếu tố điều trị methadone và ARV liên quan đến hành vi sử dụng ma túy .... 40


viii
Bảng 3.20 Yếu tố gia đình và cộng đồng liên quan đến hành vi sử dụng ma túy ............. 41
Bảng 3.21 Sự hài lòng của ĐTNC với thái độ của NVYT liên quan đến hành vi sử dụng
ma túy ................................................................................................................................ 42
Bảng 3.22 Khả năng tiếp cận với ma túy liên quan đến hành vi sử dụng ma túy ............. 43

H
P

H

U


1
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Methadone được chỉ định điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện, là
giải pháp can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV, đã được triển khai trên 80 nước
trên thế giới và có khoảng một triệu người đã được tiếp cận biện pháp can thiệp này.
Hành vi sử dụng lại chất dạng thuốc phiện hoặc sử dụng song song khi điều trị
methadone có thể dẫn đến không thể đưa đối tượng vào liều điều trị duy trì hoặc có
thể gây ngộ độc, sốc hoặc tử vong. Vì thế, việc tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến hành vi sử dụng ma túy là cần thiết để có thể đưa ra những biện pháp
can thiệp nhằm giảm tỷ lệ người sử dụng ma túy trong khi điều trị, góp phần tăng hiệu

quả điều trị.
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi định

H
P

lượng. Có 191 đối tượng tham gia nghiên cứu được chọn theo phương pháp “chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn” trong 470 bệnh nhân đang tham gia điều trị nghiện chất dạng
thuốc phiện bằng methadone tại cơ sở điều trị Đống Đa. Phiếu trả lời câu hỏi sau khi
phỏng vấn được làm sạch và nhập vào phần mềm Epidata 3.1 và sử dụng phần mềm
SPSS 22.0 để phân tích.

U

Nghiên cứu đã đưa ra được những kết quả sau: 18,8% ĐTNC có kết quả xét
nghiệm nước tiểu dương tính cách đây 6 tháng, 1,6% ĐTNC có kết quả xét nghiệm
nước tiểu dương tính cách đây 1 tháng nhưng chỉ có 15,2% ĐTNC tự khai nhận có sử

H

dụng ma túy trong 6 tháng qua và 1,04% khai nhận sử dụng ma túy trong 1 tháng qua.
Nghiên cứu tìm ra sáu mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, tình trạng
điều trị ARV, triệu chứng liên quan đến ma túy, yếu tố “có mâu thuẫn, bất đồng” với
người xung quanh, yếu tố ảnh hưởng của bạn sử dụng chất gây nghiện và sự sẵn có
của ma túy.
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Cần tăng cường các hoạt động tư vấn, hoạt động câu lạc bộ nhằm khuyến khích và
động viên những người tham gia điều trị giúp họ không buồn chán; Vận động, hỗ trợ
những người bạn sử dụng ma túy chưa tham gia điều trị của bệnh nhân tham gia điều
trị nhằm tạo môi trường trong sạch cho người bệnh; Tăng cường tư vấn, hoạt động

nhóm và cấp phát bao cao su cho bệnh nhân nhằm tăng tỷ lệ và cải thiện hành vi sử
dụng BCS khi QHTD của ĐTNC.


2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ma túy đã được tìm kiếm và sử dụng từ nhiều năm trước công nguyên. Trước
đây, ma túy chỉ được dùng với mục đích giảm đau, chống mệt mỏi. Nhưng dần dần,
con người ngày càng lạm dụng ma túy khiến họ không thể từ bỏ. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới, nghiện ma túy được định nghĩa là “tình trạng bệnh mạn tính, tái diễn của não
bộ, biểu hiện bằng việc người bệnh bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma tuý, bất
chấp hậu quả về sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng”. Một tỷ lệ tử vong
sớm đáng kể trong số những người sử dụng ma túy là do opioids. Ngoài ra, rối loạn do
sử dụng ma túy chiếm tỷ lệ và gây gánh nặng lớn nhất trong số những rối loạn do sử
dụng chất gây nghiện. Vào năm 2015, gần 12 triệu DALYs, hay 70% gánh nặng bệnh
tật toàn cầu do rối loạn do sử dụng ma túy có liên quan đến opioid [50].

H
P

Sử dụng ma túy có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sự phát triển xã hội, sự
hợp tác, nền hịa bình và mơi trường sống. Trung bình, ma túy ảnh hưởng từ 0,2% đến
0,4% nền kinh tế tồn cầu và có ảnh hưởng từ những nước có thu nhập thấp cho đến
những nước có thu nhập cao [50]. Ma túy gây nên sự bất bình đẳng giữa nam và nữ,
phụ nữ nghiện ma túy bị kỳ thị và đối xử thậm tệ hơn so với nam giới. Đến năm

U

2012, gần 200 km2 rừng đã bị phá hủy để trồng cây cần sa. Tỷ lệ xảy ra bạo lực tại các
quốc gia nằm trên tuyến đường vận chuyển, buôn bán ma túy lên đến gần 12/100.000

dân [50].

H

Năm 2006, trên thế giới có khoảng 208 triệu người đã từng sử dụng ma túy ít
nhất một lần và sau 8 năm, con số đó lên đến 247 triệu người [49]. Số người nghiện
ma túy trên thế giới năm 2006 là 26 triệu người nhưng năm 2014 có đến 29,5 triệu
người [49]. Trong 12 triệu người tiêm chích ma túy có 1,6 triệu người nhiễm HIV và 6
triệu người nhiễm viêm gan C [50]. Có bốn dạng ma túy được sử dụng chính là cần sa,
cocain, heroin và amphetamine [48].
Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, năm 2016 cả nước có
210.751 người nghiện ma túy trong đó chủ yếu là nghiện các chất dạng thuốc phiện
154.102 người chiếm 75,8%, nghiện ma túy tổng hợp là 20.778 người chiếm 9,8%
[19]. Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy có chiều hướng gia tăng sử dụng ATS
(Amphetamine – Type Stimulants), đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, thành


3
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và loại ATS được sử dụng phổ biến là thuốc lắc, đá và
hồng phiến [51].
Methadone được chỉ định điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện, là
giải pháp can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV, đã được triển khai trên 80 nước
trên thế giới và có khoảng một triệu người đã được tiếp cận biện pháp can thiệp này
[21]. Hành vi sử dụng lại chất dạng thuốc phiện hoặc sử dụng song song khi điều trị
methadone có thể dẫn đến đối tượng không thể đưa vào liều điều trị duy trì hoặc có
thể gây ngộ độc, sốc hoặc tử vong. Vì thế, việc tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến hành vi sử dụng ma túy là cần thiết để có thể đưa ra những biện pháp
can thiệp nhằm giảm tỷ lệ người sử dụng ma túy trong khi điều trị, góp phần tăng hiệu


H
P

quả điều trị.

Cơ sở điều trị Đống Đa nằm ở trung tâm quận Đống Đa, là một trong những
điểm nóng về ma túy và mại dâm với nhiều đối tượng phức tạp. Những đối tượng điều
trị tại cơ sở này không chỉ cư trú trên địa bàn quận mà còn đến từ những nơi khác.
Hành vi sử dụng ma túy trong khi điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

U

Kết quả của nghiên cứu việc tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
hành vi sử dụng ma túy của nhóm bệnh nhân tham gia điều trị methadone sẽ là cơ sở

H

để định hướng các chương trình can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và có thể
làm định hướng tham khảo cho các cơ sở khác.


4
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng sử dụng ma túy của nhóm bệnh nhân đang điều trị
Methadone tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2018
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của nhóm
bệnh nhân đang điều trị Methadone tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa,
Hà Nội năm 2018


H
P

H

U


5
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Ma túy
Theo Luật phòng, chống ma túy, luật số 23/2000/QH10 ngày 19 tháng 12 năm
2000, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh
mục do Chính phủ ban hành.
Theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT về quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc ngày 02 tháng 6 năm 2014.
Theo Tổ chức Y tế thế giới [23], các chất gây nghiện dạng opiate là một nhóm các

H
P

chất kích thích thần kinh được chiết xuất từ cây thuốc phiện bao gồm thuốc phiện, mooc
phin, codein và các loại khác. Thuật ngữ opiate cũng được dùng cho loại heroin bán tổng
hợp được chiết xuất từ hợp chất của cây thuốc phiện. Thuật ngữ “opioid” (ma túy) cũng
được dùng để chỉ thuốc có chất gây nghiện opiate và các hợp chất tổng hợp và bán tổng
hợp với các đặc tính tương tự. Ma túy là các chất gây nghiện tác động lên các cơ quan thụ

U


cảm thuốc nhóm opiod trong não. Ma túy thường được dùng qua đường tiêm chích, nhai
nuốt hoặc hít khói khi đốt lên. Sử dụng ma túy thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện.
Thuốc gây nghiện là thuốc có nguyên liệu chứa hoạt chất gây nghiện như
amphetamine, cocaine, codeine, morphine, methadone...

H

1.1.2 Phân loại chất ma túy

Có nhiều cách để phân loại ma túy. Sau đây là hai cách thường được sử dụng:
Phân loại theo luật pháp và phân loại theo tác dụng [6]
Phân loại theo luật pháp chia ma túy làm hai nhóm: hợp pháp và bất hợp pháp.
Ma túy hợp pháp
Những loại ma túy hợp pháp thông dụng:
- Rượu, bia
- Ni-cô-tin (thuốc lá)
- Ca-phê-in


6
- Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics) gồm có: Ben(Benzodiazepines)

zơ-đai-zê-pin

như

Serepax,

Valium,


Librium;

Ba-bi-tuy-rết

(Barbiturates) như Nembutal, Tuinal; Loại khác như Dormel, Mandrax
- Thuốc giảm đau thông thường (minor analgesics) như Aspirin, Paracetamol.
Ma túy bất hợp pháp
- Cần sa (Cannabis)
- Bạch phiến (Heroin)
- Các loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin,
Psilocin, Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine.

H
P

- Cô-ken (Cocaine)

- Methaqualone và những loại gây nghiện (narcotics) mua không có toa bác sĩ.
- Amphetamines/Methamphetamines và Barbiturates sản xuất bất hợp pháp.
Phân loại theo tác dụng
- Các chất gây êm dịu

+ Các thuốc bình thản, giải lo âu, gây ngủ (Benzodiazepines, Barbituriques).

U

+ Rượu.

+ Các chất dạng thuốc phiện: Thuốc phiện, palfium, morphine, heroin, codein.


H

- Các chất kích thần

+ Am-phê-ta-min và các chế phẩm của nó (Amphetamines hay "Speed"
and related

drugs)

methamphetamine…

như:

Dexamphetamine,

Metamphetamine,

Methylenedioxy-

+ Cocaine và chế phẩm của Cocaine.
- Các chất kích thần gây ảo giác : XTC (Ecstasy)
- Các chất gây yên dịu và ảo giác: Colles, Essences, Detachants etdissolvants.
- Các chất gây ảo giác: Các sản phẩm của Canabis.
1.1.3 Nghiện ma túy
Theo quyết định 3140/QĐ-BYT ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và bị lệ thuộc vào các
chất này. Các triệu chứng của một người nghiện ma túy bao gồm [4]:


7

-

Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng ma túy

-

Khó khăn trong việc kiểm sốt thói quen sử dụng ma túy như thời gian bắt đầu, kết
thúc hoặc liều lượng sử dụng

-

Xuất hiện hội chứng cai ma túy khi ngừng hoặc giảm đáng kể liều lượng

-

Có khuynh hướng tăng liều để chấm dứt hậu quả do liều thấp gây ra

-

Sao nhãng các thú vui, sở thích, cơng việc trước đây bằng việc tìm kiếm và sử
dụng ma túy.

-

H
P

Tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù biết tác hại, thậm chí đã có bằng chứng rõ ràng về
tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội.


Một bệnh nhân được chẩn đoán là nghiện ma túy khi có tối thiểu 3 trong 6 triệu
chứng kể trên trong vòng 12 tháng gần đây.
1.1.4 Các phương pháp điều trị nghiện CDTP

U

1.1.4.1 Các phương pháp điều trị cắt cơn

- Điều trị cắt cơn bằng thuốc hướng thần.

H

- Điều trị cắt cơn bằng châm cứu.

- Điều trị cắt cơn bằng thuốc y học cổ truyền.
- Điều trị cắt cơn khác (thuốc Clonidin, giảm dần…)
Các chương trình điều trị cắt cơn còn giúp người nghiện heroin ngừng sử dụng
heroin một thời gian ngắn trong cả quá trình ổn định lại cuộc sống. Cắt cơn có thể được
thực hiện tại nhà hoặc tại các trung tâm cai nghiện tại cộng đồng trong khoảng thời gian
từ vài ngày đến vài tuần. Cắt cơn đơn thuần ít khi đưa lại kết quả điều trị tốt. Cắt cơn chỉ
là bước đầu tiên của một quá trình điều trị lâu dài và cần phối hợp với các can thiệp khác
trong chương trình điều trị tồn diện.
Điều trị cắt cơn đem lại những lợi ích nhưng không chấm dứt được việc sử dụng
CDTP. Thực tế tỷ lệ sử dụng lại CDTP rất cao sau khi điều trị cắt cơn (thời gian càng dài
tỷ lệ càng cao) [26].


8
1.1.4.2 Các phương pháp điều trị duy trì lâu dài
- Điều trị phục hồi tại Trung tâm: Đây là hình thức điều trị do ngành Lao động

Thương binh và Xã hội quản lý. Các Trung tâm này thường cách ly với mơi trường cộng
đồng. Tại Trung tâm có các hoạt động như: Điều trị cắt cơn, giáo dục, lao động, phục hồi
chức năng, tạo việc làm… Các dịch vụ này giúp những người có lối sống khơng lành
mạnh trong thời gian dài có thể từ bỏ được heroin. Thời gian tiến hành các hình thức điều
trị này khác nhau từ 6 tuần tới 2-3 năm và thường phối hợp với các đợt tư vấn trọng điểm
hoặc các hình thức điều trị khác. Tỷ lệ tái nghiện cao sau khi hồi gia [26].
- Điều trị phục hồi tại cộng đồng:

H
P

Bệnh nhân có thể được điều trị cắt cơn tại nhà, tại trung tâm, sau cắt cơn chủ yếu
điều trị tại gia đình và cộng đồng.

Các phương thức áp dụng đa dạng: Thuốc, liệu pháp tâm lí, giáo dục, lao động,
giải trí, dạy nghề…

Phương pháp này có ưu điểm là tái hồ nhập tốt hơn, tuy nhiên đối với những
người bệnh có thời gian điều trị chưa đủ dài thì tỷ lệ tái nghiện vẫn cao [26].

U

1.1.4.3 Điều trị duy trì chống tái nghiện bằng thuốc đối kháng Naltrexone
Naltrexone làm mất tác dụng của các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả heroin, vì

H

vậy nếu sử dụng heroin trong khi đang dùng naltrexone hàng ngày sẽ khơng có cảm giác
phê. Hầu hết các nghiên cứu về naltrexon đều khơng thấy có kết quả lâu dài nhưng nó
vẫn được kê đơn tại Việt Nam và có thể có tác dụng với một số ít người bệnh nếu phối

hợp cùng với tư vấn và hỗ trợ tích cực của gia đình người bệnh [26].
1.1.4.4 Điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc
Điều trị thay thế (“liệu pháp dược trị chất chủ vận”, “liệu pháp thay thế chất chủ
vận”, “liệu pháp hỗ trợ chất chủ vận”) được định nghĩa là một phương pháp cho sử dụng
một loại thuốc kích thần được phép kê đơn có sự giám sát y học về các tác động của
thuốc cho người nghiện, nhằm đạt mục đích điều trị đã xác định trước. Điều trị thay thế


9
được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý nghiện nicotine “liệu pháp thay thế
nicotine”) và nghiện ma túy [23].
Các chất phù hợp cho điều trị thay thế trong nghiện ma túy là những chất có một
số đặc tính của thuốc nhóm opiod, do vậy chúng có khả năng ngăn chặn sự xuất hiện của
hội chứng cai nghiện và đói thuốc. Trong khi đó, các chất loại trừ tác động của heroin
hoặc các loại thuốc gây nghiện khác vì chúng gắn kết với thụ thể tiếp nhận chất gây
nghiện của não bộ. Nhìn chung, thời gian hoạt động của thuốc thay thế thuộc nhóm opiod
dài hơn thuốc nhóm opiod mà nó thay thế, do đó nó làm chậm sự xuất hiện của cơn
nghiện và giảm tần suất dùng thuốc, nhờ đó có thể giảm bớt phiền tối cho các sinh hoạt
thường ngày do phải mua và sử dụng thuốc [23]

H
P

Thuốc dùng trong điều trị thay thế được chỉ định giảm liều dần trong một thời gian
ngắn (thường là dưới 1 tháng) cho điều trị cắt cơn, hoặc dùng liều lượng tương đối ổn
định trong một thời gian dài (thường là hơn 6 tháng) cho điều trị thay thế duy trì cho phép
ổn định các chức năng của não bộ và ngăn chặn hiện tượng đói thuốc/lên cơn [23].
Các dược chất dùng trong điều trị thay thế duy trì: methadone, buprenorphine và

U


các loại dược phẩm khác.

Methadone là một chất ma túy tổng hợp được dùng qua đường uống ở dạng dung
dịch. Methadone là loại thuốc điều trị được dùng phổ biến nhất trong điều trị thay thế cho

H

người nghiện ma túy. Điều trị bằng methadone cũng là phương thức điều trị được nghiên
cứu rộng rãi nhất. Có những bằng chứng rất vững chắc qua việc nghiên cứu và giám sát
các cơ sở điều trị là điều trị thay thế bằng methadone (điều trị duy trì bằng methadone)
đạt hiệu quả trong việc làm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tử vong, giảm nguy
cơ lây truyền HIV, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, cải thiện chức năng xã hội
và giảm tội ác. Dùng methadone ở liều cao hơn thường làm giảm sử dụng heroin mạnh
hơn là dùng ở liều vừa phải hoặc liều thấp [23].
Buprenorphine là loại thuốc được chỉ định cho điều trị với chất chủ vận opiod yếu
hơn methadone. Buprenorphine sẽ hấp thu không tốt nếu dùng qua đường uống, do đó,
cách dùng thơng thường khi điều trị là đặt ở dưới lưỡi. Khi tăng liều lượng
Buprenorphine, sẽ đạt hiệu quả ổn định. Nhờ đó Buprenorphine ít bị khả năng gây tình


10
trạng quá liều như methadone hoặc heroin, thậm chí cả khi dùng cùng lúc với các loại ma
túy khác. Với liều dùng đầy đủ, hiệu quả của Buprenorphine cũng tương tự methadone, là
giảm sử dụng ma túy và cải thiện chức năng tâm thần và xã hội. Tuy nhiên,
Buprenorphine được ít người theo đuổi điều trị đến cùng hơn và giá hiện nay của
Buprenorphine đắt hơn methadone.
Các loại dược phẩm khác như Levo alpha acetyl methadol (LAAM),
Dihydrocodeine. Tuy nhiên, hai loại dược phẩm này khơng có tác dụng đã được chứng
minh như methadone nên không được đưa vào sử dụng rộng cho điều trị thay thế [23].

1.1.5 Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

H
P

Methadone là một loại thuốc hợp pháp ban đầu được sử dụng để kéo dài việc giảm
đau cho những người lính trong Thế Chiến thứ hai. Methadone là chất đồng vận với chất
dạng thuốc phiện, nghĩa là có tác dụng tương tự các chất dạng thuốc phiện như heroin và
morphin. Sự khác biệt lớn nhất giữa methadone và những chất gây nghiện khác là nó tác
động kéo dài hơn và người sử dụng khơng có xu hướng tăng liều khi dùng. Vào những
năm 1960, hai bác sỹ người Mỹ đã thử nghiệm methadone trên những người bệnh nghiện

U

heroin và phát hiện ra rằng nó giúp người nghiện dừng sử dụng heroin mà khơng cần
dùng liều cao hơn.

H

Liều methadone được bác sỹ kiểm soát và kê đơn phù hợp cho với từng người
bệnh. Methadone không gây cho bệnh nhân cảm giác “phê” và làm giảm tác động của
các chất dạng thuốc phiện khác như heroin. Người bệnh uống Methadone hàng ngày
(thuốc ở dạng nước) tại cơ sở điều trị methadone. Do thuốc có tác dụng chậm nên chỉ cần
dùng một liều một ngày là có thể giảm cơn thèm nhớ heroin.
Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone (gọi tắt là điều
trị methadone) là chương trình điều trị lâu dài, điều trị càng lâu, kết quả càng tốt. Đây là
chương trình hồn tồn tự nguyện. Methadone được coi là phương pháp điều trị “tiêu
chuẩn vàng” đối với người nghiện heroin.
Methadone có thể giúp những người nghiện heroin:
-


Dừng sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng heroin sử dụng


11
-

Dừng tiêm chích heroin (hoặc giảm đáng kể tần suất tiêm chích và giảm nguy cơ
lây nhiễm các bệnh truyền qua đường máu và nguy cơ quá liều)

-

Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng

-

Dừng các hành vi phạm pháp liên quan đến việc kiếm tiền mua heroin

-

Có những mối quan hệ ổn định hơn và hoà thuận hơn với gia đình

-

Có cơng việc ổn định hơn và tiến bộ hơn trong học tập [13].

1.2 Ảnh hưởng của hành vi sử dụng ma túy trong điều trị methadone
Trung tâm tư vấn cai nghiện Hoa Kỳ cho biết 4 lý do không nên sử dụng ma túy
trong khi điều trị methadone như sau [55]:
-


H
P

Có thể gây nghiện đa chất: Người sử dụng ma túy khi đang điều trị methadone có
nguy cơ bị nghiện đa chất. Nghiện đa chất là nghiện nhiều hơn một chất. Những
người nghiện sử dụng methadone để điều trị nghiện chất nhưng họ lại tìm cách sử
dụng cocaine khi điều trị methadone để có được cảm giác phê sướng. Khi ngưỡng
bình thường của đối tượng tăng lên thì liều methadone và liều ma túy tăng lên dẫn

U

đến hiện trạng bệnh nhân nghiện thuốc phiện và cocaine.
-

Giảm hiệu quả điều trị của Methadone: Người nghiện trong điều trị methadone cần
có mức methadone ổn định trong cơ thể để giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng liên

H

quan đến ma túy. Sử dụng ma túy làm giảm mức độ của methadone trong cơ thể
bệnh nhân dẫn đến các triệu chứng liên quan đến ma túy vẫn xuất hiện khi điều trị
methadone.
-

Xóa bỏ mục đích điều trị methadone: Mục đích của chương trình điều trị
methadone là giúp cho người nghiện ma túy không sử dụng ma túy nữa bằng cách
giảm triệu chứng liên quan đến ma túy như cảm giác thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên,
người bệnh lại tiếp tục hành vi sử dụng ma túy khi đã tham gia điều trị methadone
dẫn đến mục đích của chương trình khơng được hồn thành.


-

Tăng nguy cơ quá liều: Methadone cũng là một chất gây nghiện, khi sử dụng
chung với ma túy, hai chất này có thể làm giảm tác dụng phụ của methadone như
lo lắng, tăng nhịp tim. Điều này gây hiểu nhầm cho đối tượng rằng họ có thể sử


12
dụng chung methadone và ma túy. Tuy nhiên, bệnh nhân khơng biết hoặc khơng
thể tự nhận biết được mình bị quá liều trước khi họ bị sốc, ngất hoặc có thể tử
vong.
1.3 Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1 Nghiên cứu thực trạng sử dụng ma túy trên nhóm bệnh nhân điều trị
methadone
Tại Hoa Kỳ, 1,6% đối tượng nghiên cứu cho biết đã sử dụng ma túy trong một
tháng qua, 4,7% đối tượng sử dụng thường xuyên qua nghiên cứu về thực trạng sử dụng
ma túy bất hợp pháp trên 383 đối tượng năm 2008, nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ nhỏ đối

H
P

tượng có hành vi sử dụng chất kích thích khi điều trị methadone [54]. Trong khi, một
nghiên cứu phỏng vấn những bệnh nhân điều trị methadone từ 5 năm vẫn cho thấy 0,8%
đối tượng sử dụng ma túy và 0,4% sử dụng ma túy ATS [24]. Với một nghiên cứu khác
trên 57 bệnh nhân, tỷ lệ dương tính với morphine khá cao là 18% [29].

Một nghiên cứu trên 604 bệnh nhân tại Washington - Mỹ về hành vi sử dụng ma
túy bất hợp pháp trong khi điều trị methadone cho kết quả, 32% đối tượng sử dụng ma


U

túy bất hợp pháp. Trong đó, 55% dương tính với cocaine, 44% dương tính với thuốc
phiện, 23% dương tính với heroin, 20% dương tính với benzodiazepine, 7% với PCP và

H

4% dương tính với amphetamine. Ngồi ra, nghiên cứu còn cho thấy mối liên quan giữa
việc tiếp tục sử dụng ma túy với việc ra khỏi chương trình điều trị methadone [43].
Nghiên cứu thuần tập trên 189 phụ nữ mang thai từ khi bắt đầu mang thai đến sau
sinh 60 ngày điều trị methadone tại Mỹ năm 2016. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử
dụng bằng xét nghiệm nước tiểu dương tính với morphine. Kết quả cho thấy tỷ lệ đối
tượng dương tính với các chất gây nghiện tương tự là 28,5%, tương đương với khoảng 53
người trong thời kỳ mang thai. Và kết quả cũng tương tự trong 60 ngày đầu sau sinh [53].
Theo một nghiên cứu tiến cứu tại Trung Quốc trên 5.035 bệnh nhân, tỷ lệ sử dụng
ma túy của người nghiện là 22,5% sau 12 tháng điều trị [26]. Cũng tại Trung Quốc,
nghiên cứu về hành vi sử dụng heroin trong khi điều trị methadone trên 2.121 người cho
thấy có 220 người (10,4%) dương tính với morphine, 273 người (12,9%) dương tính với


13
ATS và 196 người (9,2%) dương tính với cả morphin và ATS [52]. Nghiên cứu trên
1.275 ĐTNC tại tỉnh Côn Minh, Trung Quốc cho kết quả, chỉ 8% ĐTNC sử dụng heroin
và 1% sử dụng morphine trong 30 ngày qua. 6,2% cho biết đã hút thuốc, ngửi thuốc
phiện, heroin hoặc morphine 1,9% hút cần sa, 3,7% dùng ma túy đá, 2,3% dùng thuốc lắc
trong 30 ngày qua. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều được xét nghiệm nước
tiểu tại thời điểm nghiên cứu, có đến 25,9% ĐTNC có kết quả xét nghiệm nước tiểu
dương tính với heroin hoặc morphine [35]. Nghiên cứu tại 28 cơ sở điều trị methadone tại
tỉnh Chiết Giang và Giang Tây, Trung Quốc với 560 bệnh nhân được lựa chọn. Khoảng
một phần ba trong số đó (37,7%) khai báo có sử dụng ma túy và có kết quả xét nghiệm

nước tiểu dương tính với morphine [30].

H
P

Sau 12 năm, chương trình điều trị nghiện thay thế bằng methadone được bắt đầu
tại Malaysia, một nghiên cứu tiến hành trên 3.254 người điều trị methadone năm 2017
[38]. Độ tuổi trung bình của đối tượng là 39,2 và chủ yếu là nam. Các đối tượng tham gia
nghiên cứu đa dạng về tôn giáo và chủng tộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 12 năm
điều trị, mặc dù chương trình đem lại một số hiệu quả nhất định, một số đối tượng vẫn

U

tiếp tục sử dụng ma túy song song với điều trị methadone [36].

Nghiên cứu trên 158 đối tượng tại Băng Cốc – Thái Lan vào năm 2011 cho kết
quả, liều điều trị trung bình/ngày của ĐTNC là 30mg (từ 20mg đến 50mg). Trong số này,

H

15,8% cho biết họ đã từng mua methadone bất hợp pháp trên đường phố do liều điều trị
duy trì thấp, 19% cho biết đã từng sử dụng chung bơm kim tiêm trong thời gian gần đây
[28].

Một nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại tỉnh Tuyên Quang trên 241 bệnh nhân
tham gia điều trị tại hai cơ sở điều trị methadone là cơ sở điều trị thành phố Tuyên Quang
và cơ sở điều trị Sơn Dương vào năm 2016. 100% đối tượng tham gia nghiên cứu là nam
giới và chủ yếu thuộc nhóm tuổi từ 35-50 (62,7%). Hơn một nửa số đối tượng tham gia
nghiên cứu có cấp học từ THPT trở lên (53%). Trong 241 đối tượng được lựa chọn có
232 đối tượng trả lời câu hỏi về hành vi sử dụng ma túy khi tham gia điều trị. Khoảng

20% đối tượng có thời gian điều trị dưới 12 tháng sử dụng ma túy khi tham gia điều trị
[42]


14
Nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội kết hợp với Cục Phịng chống
HIV/AIDS và Tổ chức Gia đình sức khỏe y tế năm 2009 – 2011 trên 447 đối tượng cho
thấy tỷ lệ sử dụng ma túy của ĐTNC là 21,8% sau 6 tháng điều trị [18].
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị Methadone của FHI 360 tại Hải Phịng và
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 sử dụng phương pháp nghiên cứu thuần tập tiến cứu
trong 24 tháng. Tỷ lệ sử dụng ma túy nói chung trong nghiên cứu này là 19 – 26% sau 6
tháng điều trị [7]. Cũng có kết quả tương đương về hành vi sử dụng ma túy trong khi điều
trị methadone, nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2014 cho thấy tỷ lệ sử dụng ma túy của
ĐTNC là 3,5% [14]. Tỷ lệ này tuy nhỏ, tuy nhiên tình trạng người bệnh điều trị

H
P

methadone sử dụng ma túy là vẫn có.

1.3.2 Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trên nhóm
bệnh nhân điều trị methadone
1.3.2.1 Yếu tố cá nhân

Các yếu tố như dân tộc, thời gian điều trị methadone, tuổi và tình trạng hơn nhân

U

có mối liên quan với hành vi sử dụng heroin và ma túy được tìm thấy qua nghiên cứu trên
2.121 đối tượng tại Trung Quốc năm 2015 [52]. Những đối tượng có nguy cơ tiếp tục sử

dụng hoặc sử dụng song song heroin hoặc ma túy khi điều trị methadone nằm trong

H

những nhóm sau: người dân tộc Cảnh Pha, người có thời gian điều trị methadone dưới 1
năm, người dưới 30 tuổi, người đã góa vợ/chồng hoặc ly dị vợ/chồng [52].
Độ tuổi và lịch sử điều trị tâm lý ngoại trú có mối liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ
sử dụng ma túy. Đây là hai yếu tố liên quan được tìm thấy qua nghiên cứu trên 383 đối
tượng tại Mỹ năm 2008 [54].

Nghiên cứu tiến hành trên 1.091 ĐTNC tại Ý năm 2006 đã tìm thấy mối liên quan
giữa giới, tình trạng hơn nhân với hành vi sử dụng ma túy. Nam giới có nguy cơ sử dụng
ma túy cao gấp 1,51 lần nữ giới. Những người có nhiều hơn một bạn tình có nguy cơ sử
dụng ma túy cao hơn gấp 2,25 lần những người đã kết hôn hoặc sống chung thủy với một
bạn tình [33].


15
Từ năm 1993, tại Úc đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu phân tích dữ liệu trong thời
gian 2 năm tìm hiểu mối liên quan giữa liều methadone và hành vi sử dụng ma túy cho
thấy việc giảm sử dụng ma túy 2% tương ứng với tăng 1mg liều duy trì methadone và với
bệnh nhân duy trì liều trên 80mg/ngày sẽ giảm tỷ lệ sử dụng ma túy xuống 2,2 lần so với
liều duy trì 40mg/ngày [27].
Nghiên cứu của Đại học Y năm 2009 – 2011 chỉ tìm ra 2 yếu tố có liên quan đến
hành vi sử dụng lại ma túy trong khi điều trị là liều methadone trung bình (theo đơn vị
5ml) và tăng liều trong quá trình điều trị. Cụ thể, tăng liều methadone lên mỗi 5ml thì tỷ
lệ tiếp tục sử dụng ma túy cao gấp 1,17 lần những ĐTNC không được tăng liều và tỷ lệ
tiếp tục sử dụng ma túy trong nhóm có điều chỉnh tăng liều trong quá trình điều trị cao

H

P

gấp 1,6 lần trong nhóm khơng có điều chỉnh tăng liều [18].

Cũng có cùng kết quả tương tự, những bệnh nhân có liều trung bình cao hơn có
nguy cơ tiếp tục sử dụng ma túy cao hơn [18], [12]

Theo nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy tại Hải
Phịng năm 2011 của nhóm tác giả, những thuốc có tương tác với methadone như ARV

U

có mối liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trên nhóm người đang điều trị methadone.
Cụ thể, những bệnh nhân đang điều trị ARV có nguy cơ sử dụng ma túy cao gấp 1,51 lần
[17].

H

Những bệnh nhân không tuân thủ điều trị có tỷ lệ sử dụng lại chất gây nghiện cao
gấp 4,4 lần những bệnh nhân tuân thủ điều trị. Cũng có kết quả tương tự, nghiên cứu tại
Colombia cho thấy những bệnh nhân không tuân thủ điều trị có nguy cơ sử dụng ma túy
hơn những người tuân thủ điều trị [34] .
Kết quả phỏng vấn sâu trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của tác giả
Phạm Thị Bích và Nguyễn Thị Thuận tại Hải Dương cho thấy tình trạng khơng có việc
làm có thể dẫn đến hành vi sử dụng lại chất gây nghiện do khơng có việc làm thì ĐTNC
có thời gian rảnh rỗi nhiều nên có thời gian tụ tập với nhau [1], [20].


×