Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại bệnh viện hữu nghị việt nam – cu ba năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA NĂM 2020

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA NĂM 2020

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HÀ VĂN NHƯ

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hà Văn Như, người đã trực tiếp chỉ bảo và
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện luận văn này.
Ngồi ra tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y tế Cơng
Cộng đã đóng góp những ý kiến q báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu
nghị Việt Nam – Cu Ba đã tạo điều kiện cho tôi tham dự khóa học này; Cảm ơn các
anh/chị/em đồng nghiệp đã hỗ trợ, phối hợp với tơi trong q trình thu thập số liệu;
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ln bên tơi, động viên

H

P

tơi hồn thành khóa học và luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

Học viên

H

U

Nguyễn Thị Hương


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Một số khái niệm ...........................................................................................4
1.2. Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh trên thế giới và tại Việt Nam 10

H
P

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an tồn người bệnh .........................13

1.4. Giới thiệu tóm tắt về bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba ....................16
KHUNG LÝ THUYẾT ...........................................................................................18
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................20

U

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................20

H

2.5. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................21
2.6. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................21
2.7. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................24
2.8. Phương pháp đánh giá ....................................................................................24
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .....................................................................26
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................27
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..............................................................27
3.2. Thực trạng văn hóa an tồn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba .......28
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh ...........................37
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ....................................................................................49


iii

4.1. Thực trạng văn hóa an tồn người bệnh của nhân viên Bệnh viện Hữu nghị
Việt Nam – Cu Ba năm 2020 ................................................................................49
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an tồn người bệnh ...........................54

4.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .........................................................58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
1.

Thực trạng văn hóa an tồn người bệnh của nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị

Việt Nam - Cu Ba năm 2020 .....................................................................................60
2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Hữu

nghị Việt Nam - Cu Ba năm 2020 .............................................................................60
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................61

H
P

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................62
PHỤ LỤC .................................................................................................................68
Phụ lục 1. Biến số nghiên cứu ...............................................................................68
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát ý kiến về văn hóa an toàn người bệnh .........................73
Phụ lục 3. Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện ....................................78

U

Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu ban an toàn người bệnh .............................80
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo khoa ls/cls ...................................82
Phụ lục 7. Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhân viên ...................................................84

H



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHRQ (Agency for Healthcare

Tổ chức nghiên cứu chất lượng và sức khỏe

Research and Qualiy)

Hoa Kỳ

ATNB

An tồn người bệnh

BHYT

Bảo hiểm y tế

BS

Bác sỹ

CLS

Cận lâm sàng

CSSK


Chăm sóc sức khỏe

CSVC

Cơ sở vật chất

CTCL

Cải tiến chất lượng

ĐD

Điều dưỡng

ĐDT

Điều dưỡng trưởng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HCM

Hồ Chí Minh


U

HSOPSC (Hospital Survey on
Patient Safety Culture)

H

IOM (Institute of Medicine)
ISHM
KHTH
KTV


H
P

Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an tồn người
bệnh

Viện Y học Hoa Kỳ
Viện quản lý an toàn và sức khỏe
Kế hoạch tổng hợp
Kỹ thuật viên
Lãnh đạo

LS

Lâm sàng


NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

PT

Phẫu thuật

PVS

Phỏng vấn sâu

QLCL

Quản lý chất lượng

RHM

Răng Hàm Mặt


v

SCYK

Sự cố y khoa


TMH

Tai Mũi Họng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTB

Trang thiết bị

TTYT

Trung tâm y tế

VHATNB

Văn hóa an tồn người bệnh

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế Thế giới

H
P

H


U


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Định nghĩa các khía cạnh văn hóa an tồn người bệnh ..........................22
Bảng 2. 2. Chuyển đổi điểm theo thang Likert 5 mức độ đối với các tiểu mục ........24
Bảng 3. 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=165) .........................................27
Bảng 3. 2. Khía cạnh làm việc theo ekip trong khoa (n=165) ..................................28
Bảng 3. 3. Khía cạnh quan điểm và hành động lãnh đạo khoa về ATNB (n=165) ..29
Bảng 3. 4. Khía cạnh cải tiến liên tục, học tập một cách hệ thống (n=165) ............29
Bảng 3. 5. Khía cạnh hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện cho ATNB (n=165) ...............30
Bảng 3. 6. Khía cạnh quan điểm tổng quát về ATNB (n=165) .................................30

H
P

Bảng 3. 7. Khía cạnh phản hồi và trao đổi về sự cố (n=165)...................................31
Bảng 3. 8. Khía cạnh trao đổi cởi mở (n=165) ........................................................31
Bảng 3. 9. Khía cạnh tần suất ghi nhận sự cố (n=165) ............................................32
Bảng 3. 10. Khía cạnh làm việc theo ekip giữa các khoa/ phịng (n=165) ..............32
Bảng 3. 11. Khía cạnh nhân sự (n=165) ...................................................................33
Bảng 3. 12. Khía cạnh bàn giao và chuyển người bệnh giữa các khoa (n=165) .....34

U

Bảng 3. 13. Khía cạnh khơng trừng phạt khi có sự cố (n=165) ...............................34
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa đặc điểm ĐTNC với VHATNB chung (n=165) .....37


H

Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng nghiên cứu với hai biến đầu ra
về VHATNB (n=165) .................................................................................................39
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng nghiên cứu vớicác khía cạnh là
điểm yếu VHATNB (n=165) ......................................................................................41


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Số sự cố được báo cáo trong vòng 12 tháng .......................................35
Biểu đồ 3. 2. Đánh giá mức độ ATNB của khoa .......................................................36
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ phản hồi theo 12 khía cạnh VHATNB .........................................36

H
P

H

U


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
An tồn người bệnh (ATNB) là sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở y tế,
người dân và toàn xã hội. Hội nghị Thượng đỉnh Bộ trưởng Y tế toàn cầu năm 2016
tại London, Vương Quốc Anh đã khởi xướng mục tiêu ATNB và đến tháng 5/2017
tại Geneva, Đại hội đồng y tế Thế giới quyết định lấy ngày 17/9 là ngày “An toàn

người bệnh Thế giới” bắt đầu từ năm 2019. Xây dựng văn hố an tồn người bệnh
(VHATNB) là hoạt động khơng thể thiếu của bất kỳ một cơ sở khám, chữa bệnh
nào và là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện, hạn chế
thấp nhất các tai biến điều trị xảy ra (1).
Đây là một nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp định lượng

H
P

và định tính. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2020 tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội. Mục tiêu của nghiên cứu là mơ tả thực
trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an tồn người bệnh của
nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba năm 2020. Đối tượng nghiên
cứu gồm tồn bộ bác sỹ, điều dưỡng/KTV có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên tại

U

địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng Bộ công cụ khảo sát VHATNB của Tổ
chức AHRQ được dịch sang tiếng Việt và chuẩn hóa bởi Sở Y tế Thành phố Hồ Chí
Minh. Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng là phát vấn bộ câu hỏi và phỏng

H

vấn sâu theo hướng dẫn được thiết kế sẵn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng tích cực chung với VHATNB của
NVYT Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba là 73,9 %. Các khía cạnh: Làm việc
theo êkip trong khoa, Quan điểm và hành động của lãnh đạo khoa về ATNB, Cải
tiến liên tục - học tập một cách có hệ thống, Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện cho
ATNB, Phản hồi và trao đổi về sự cố, Làm việc theo ekip giữa các khoa/phòng, Tần

suất ghi nhận sự cố và Quan điểm tổng quát về ATNB là những khía cạnh có tỷ lệ
đáp ứng tích cực cao.
Các khía cạnh: Trao đổi cởi mở, Nhân sự, Bàn giao và chuyển người bệnh giữa
các khoa, Khơng trừng phạt khi có sự cố là những điểm yếu cần cải thiện.


ix

Thu nhập trung bình, khu vực làm việc, chức danh nghề nghiệp và vị trí cơng tác
là những yếu tố liên quan đến VHATNB. Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, hệ
thống quy trình/quy định đảm bảo ATNB, đào tạo/tập huấn về ATNB giúp thúc đẩy
VHATNB. Hệ thống báo cáo sự cố y khoa hoạt động chưa hiệu quả, lưu trữ và tiếp
cận hệ thống quy trình/quy định ATNB còn nhiều hạn chế, thiếu chế tài khen
thưởng – xử phạt và thiếu nhân lực giám sát ATNB là những yếu tố ảnh hưởng
không tốt đến VHATNB.
Từ những kết quả trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau: Tổ chức tập
huấn về quản lý SCYK, khuyến khích tích cực trao đổi và học hỏi từ các sự cố đặc
biệt cho đối tượng bác sỹ; Rà sốt, chuẩn hóa quy trình bàn giao và chuyển người

H
P

bệnh; Thực hiện kiểm tra, giám sát việc bàn giao giữa các ca trực; Áp dụng Bộ chỉ
số WISN để tính tốn, điều chuyển nhân lực tại các khu vực; Xây dựng quy chế
khen thưởng, xử phạt cụ thể đối với các hoạt động đảm bảo ATNB; Tăng cường
nhân lực cho hoạt động giám sát ATNB; Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức cho
NVYT về ATNB, đặc biệt cho nhân viên các khối Ngoại và Cận lâm sàng.

H


U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn người bệnh (ATNB) là nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc sức khỏe.
Một số quốc gia thu nhập cao đã công bố các nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh
nhân đáng kể bị tổn hại trong q trình chăm sóc sức khỏe, dẫn đến chấn thương
vĩnh viễn, tăng thời gian lưu trú tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc thậm chí là tử
vong (2).
Trong 10 sự thật về ATNB và sự cố do Tổ chức y tế Thế giới (WHO) công bố
đã khẳng định: Sự cố y khoa là nguyên nhân xếp thứ 14 về gánh nặng bệnh tật tồn
cầu, có thể so sánh với bệnh lao và sốt rét; Sử dụng thuốc không an tồn và sai sót

H
P

dùng thuốc gây ra hàng triệu lượt tai biến và tiêu tốn nhiều tỷ đô la mỗi năm; Hơn 7
triệu lượt tai biến gây tàn tật do phẫu thuật mỗi năm trên tồn cầu và có 1 triệu
người tử vong do biến chứng phẫu thuật (3).

Phát triển văn hóa an tồn người bệnh (VHATNB) là một trong những khuyến
nghị của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) nhằm hỗ trợ các bệnh viện cải thiện an toàn
người bệnh (4). Theo định nghĩa của Viện quản lý an tồn và sức khỏe (ISHM):

U

Văn hóa an tồn là tập hợp những niềm tin, nhận thức và giá trị mà nhân viên chia
sẻ liên quan đến rủi ro trong một tổ chức (5). Khảo sát thực trạng VHATNB là giai


H

đoạn đầu tiên để phát triển VHATNB và là hoạt động khởi đầu không thể thiếu,
giúp bệnh viện nắm bắt được những suy nghĩ, thái độ và hành vi của nhân viên bệnh
viện liên quan đến ATNB.

Ngày 12/5/2016, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành “Khuyến cáo xây
dựng văn hóa an tồn người bệnh tại các bệnh viện” để định hướng và thống nhất
phương thức quản lý bệnh viện trong tạo dựng VHATNB (1). Tại Hà Nội, Sở Y tế
đã ban hành các văn bản triển khai các Thông tư, quy định của Bộ Y tế về an tồn
người bệnh như Thơng tư 19/2013, Thơng tư 43/2018, Quyết định 7482/QĐBYT…Tuy nhiên, các văn bản đã được ban hành chưa đề cập đến văn hóa an tồn
người bệnh.
Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an tồn người bệnh tại bệnh viện (HSOPSC) của
Tổ chức nghiên cứu chất lượng và sức khỏe Hoa Kỳ (AHRQ) xây dựng và công bố


2

chính thức vào tháng 11 năm 2004 được đánh giá là phù hợp và được sử dụng tại
nhiều quốc gia trên Thế giới (6). Từ năm 2016, bộ câu hỏi đã được nhóm nghiên
cứu thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh do tác giả Tăng Chí Thượng thực hiện
chuyển đổi sang phiên bản tiếng Việt, được tổ chức AHRQ chính thức cơng nhận và
cho phép sử dụng tại các bệnh viện Việt Nam.
Khảo sát VHATNB đã được thực hiện tại nhiều nước trên Thế giới như Bỉ (7),
Đài Loan (8), Mỹ (9), Thụy Điển (10), Ả- rập- xê- út (11)… Số liệu năm 2018 của
AHRQ ghi nhận tỷ lệ đáp ứng trung bình với 12 khía cạnh VHATNB của 630 bệnh
viện là 65% (12).
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ với những sự cố y khoa không mong muốn


H
P

xảy ra liên tiếp trong thời gian qua. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, năm 2016
có 7 trường hợp tử vong liên quan đến sự cố y khoa; năm 2017 và 2018 đều có 3
trường hợp; 4 tháng đầu năm 2019, đã có 5 trường hợp tử vong do sự cố y khoa
(13). Khảo sát về VHATNB đã được thực hiện tại 43 bệnh viện trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh năm 2016 cho thấy tỷ lệ phản hồi với VHATNB trung bình đạt

U

78,5% (14).

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba là bệnh viện chuyên khoa hạng II, trực
thuộc Sở Y tế Hà Nội. Những năm qua Ban lãnh đạo bệnh viện luôn đặt vấn đề

H

ATNB là ưu tiên hàng đầu với mục tiêu cung cấp cho người bệnh (NB) dịch vụ chất
lượng và an toàn. Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động đảm bảo ATNB tại bệnh
viện chưa thực sự hiệu quả, các sự cố vẫn thường xuyên xảy ra, sự cố thiếu thuốc,
nhầm thuốc bị lặp đi lặp lại, một số sự cố không được báo cáo ngay khi xảy ra.
Nhằm cung cấp cho lãnh đạo bệnh viện cái nhìn rõ ràng về thực trạng VHATNB
của nhân viên y tế (NVYT) tại bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng để từ đó triển
khai các kế hoạch, định hướng, giải pháp đảm bảo ATNB, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an tồn người
bệnh của nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba năm 2020”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế Bệnh viện
Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân
viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba năm 2020.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. An toàn người bệnh
WHO định nghĩa an toàn người bệnh là phòng ngừa các lỗi và tác dụng phụ đối
với người bệnh liên quan đến chăm sóc sức khỏe (CSSK). Trong khi chăm sóc sức
khỏe đã trở nên hiệu quả hơn, vấn đề ATNB cũng trở nên phức tạp hơn với việc sử
dụng nhiều công nghệ, thuốc và phương pháp điều trị mới (15).
An tồn người bệnh là một mơn học trong lĩnh vực CSSK áp dụng các phương
pháp khoa học an toàn hướng tới mục tiêu đạt được một hệ thống cung cấp dịch vụ


H
P

CSSK đáng tin cậy. An toàn người bệnh cũng là một thuộc tính của hệ thống CSSK;
nó giảm thiểu tỷ lệ mắc, tác động và tối đa hóa sự phục hồi từ các sự cố (4).
Trong lĩnh vực ATNB, người ta sử dụng thuật ngữ sự cố để mô tả các tác hại lên
người bệnh phát sinh do chăm sóc y tế (chứ khơng phải từ bệnh tiềm ẩn). Danh mục
các sự cố bao gồm:

• Các sự cố có thể phịng ngừa: là những sự cố có thể khơng xảy ra nếu áp

U

dụng các biện pháp phịng ngừa hiệu quả;

• Các sự cố có thể cải thiện: các sự cố khơng thể phịng ngừa được nhưng có

H

thể ít gây hại với NB hơn nếu có sự thay đổi về chế độ chăm sóc;
• Các sự cố do sơ suất: những sự cố xảy ra do không thực hiện đúng các quy
trình/ quy định về chăm sóc người bệnh.
Hai thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả các mối nguy hiểm cho người bệnh
nhưng không gây hại:

• Nguy cơ: là tình huống đã xảy ra nhưng chưa gây hậu quả hoặc gần như xảy
ra nhưng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, chưa gây tổn thương đến sức
khỏe của người bệnh (thông qua may mắn hoặc do phát hiện sớm)
• Lỗi: một thuật ngữ rộng hơn đề cập đến bất kỳ hoạt động chăm sóc sức khỏe
nào được thực hiện sai hoặc thiếu sót khiến bệnh nhân gặp phải tình huống

nguy hiểm tiềm tàng (16).


5

Thông tư 43/2018/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 26/12/2018
phân SCYK thành 4 nhóm dựa trên mức độ tổn thương đến sức khỏe, tính mạng
người bệnh như sau:
• Chưa xảy ra: Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố.
• Tổn thương nhẹ: Sự cố đã xảy ra, chưa tác động trực tiếp đến người bệnh;
Sự cố đã xảy ra tác động trực tiếp đến người bệnh, chưa gây nguy hại; Sự cố
đã xảy ra tác động trực tiếp đến người bệnh, cần phải theo dõi hoặc đã can
thiệp điều trị kịp thời nên không gây nguy hại.
• Tổn thương trung bình: Sự cố đã xảy ra gây nguy hại tạm thời và cần phải
can thiệp điều trị; Sự cố đã xảy ra, gây nguy hại tạm thời, cần phải can thiệp

H
P

điều trị và kéo dài thời gian nằm viện.

Những sự cố trên được báo cáo dưới hình thức tự nguyện bằng văn bản hoặc
báo cáo điện tử.

• Tổn thương nặng: Sự cố đã xảy ra gây nguy hại kéo dài, để lại di chứng; Sự
cố đã xảy ra gây nguy hại cần phải hồi sức tích cực; Sự cố đã xảy ra có ảnh

U

hưởng hoặc trực tiếp gây tử vong. Các sự cố này bắt buộc phải báo cáo để có

hướng xử lý kịp thời (17).

1.1.2. Văn hóa an tồn người bệnh

H

Khái niệm về văn hóa an toàn được sử dụng lần đầu tiên bởi Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế sau vụ tai nạn Chernobyl (18) và sau đó trong chăm sóc
sức khỏe với khái niệm văn hóa an tồn người bệnh.
Văn hóa an toàn là tổng hợp những hoạt động mà một tổ chức đã và đang làm để
triển khai an toàn người bệnh. Theo ACSNI (1993): Văn hóa an tồn của một tổ
chức là sản phẩm của các giá trị cá nhân, nhóm, thái độ, nhận thức, năng lực và mơ
hình hành vi quyết định sự cam kết, phong cách, sự thành thạo của quản lý an toàn
và sức khỏe của tổ chức. Các tổ chức có VHATNB tích cực được đặc trưng bởi các
thông tin liên lạc được thiết lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, bởi nhận thức chung
về tầm quan trọng của an toàn và niềm tin vào hiệu quả của các biện pháp phòng
ngừa.


6

VHATNB là một khía cạnh của nền văn hóa chung của một tổ chức và ngày
càng được chú ý bởi ATNB đã trở thành vấn đề ưu tiên trong các cơ sở chăm sóc
sức khỏe tại các quốc gia (19)
1.1.3. Cơng cụ khảo sát văn hóa an tồn người bệnh
Trên thế giới có nhiều bộ cơng cụ khảo sát VHATNB đã được sử dụng (20):
1.1.3.1.

Các bộ công cụ được phát triển bởi tác giả Sexton và các cộng sự


a. Bộ câu hỏi thái độ về an toàn (Safety Attitudes Questionare - SAQ)
Bộ công cụ SAQ (2004) đánh giá sáu yếu tố gồm: Khơng khí làm việc nhóm;
Khơng khí an tồn; Mức độ hài lịng với cơng việc; Nhận thức về quản lý; Điều
kiện làm việc và Thừa nhận căng thẳng. SAQ đã được điều chỉnh để sử dụng trong

H
P

các khu vực khác nhau như khu vực chăm sóc đặc biệt, khu vực phẫu thuật, khu vực
điều trị nội trú và phòng khám cấp cứu. Phiên bản đầy đủ của SAQ bao gồm 60
mục, trong đó 30 mục là tiêu chuẩn và giống nhau ở cả hai phiên bản. Mỗi mục
được trả lời theo thang điểm Likert năm mức độ, từ Rất không đồng ý đến Rất đồng
ý.

U

SAQ là một trong những bộ công cụ được sử dụng rộng rãi và được đánh giá
nghiêm ngặt để đo lường VHATNB. Biểu mẫu rút gọn có thể truy cập miễn phí,
thời gian hồn thành khảo sát từ 10 đến 15 phút và được dịch thành nhiều thứ tiếng

H

(Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, Đức, Bồ Đào Nha và Ả
Rập). SAQ được sử dụng để so sánh thái độ của các nhóm nhân viên khác nhau và
theo dõi sự thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
khía cạnh Thừa nhận căng thẳng trong SAQ là một khía cạnh riêng biệt, khơng phản
ánh mơi trường an tồn và ít chịu tác động của các can thiệp nhằm cải thiện khía
cạnh này.
b. Khảo sát mơi trường an tồn (Safety Climate Survey - SCSu)
SCSu là một bộ công cụ được phát triển năm 2005 gồm 21 mục và được sử dụng

để đo lường thái độ, nhận thức của các nhân viên y tế tuyến đầu về các quy trình,
nền tảng đảm bảo an tồn. Điểm yếu của bộ công cụ là không cung cấp các điểm số
phụ riêng biệt và không bao gồm các tiểu mục đánh giá một số khía cạnh đảm bảo
khơng khí an tồn người bệnh (như làm việc theo nhóm)


7

c. Thang đo mơi trường an tồn (Safety Climate Scale - SCSc)
SCSc là thang đo gồm 13 tiểu mục, trong đó có 10 tiểu mục có nguồn gốc từ bộ
cơng cụ SAQ và 9/13 tiểu mục của SCSc tương tự bộ công cụ SCSu. Thang đo rất
ngắn, với độ tin cậy tương tự như SCSu và có tỷ lệ phản hồi tốt. Tuy nhiên, bộ công
cụ này không được sử dụng rộng rãi như SAQ hoặc SCSu.
d. Khảo sát môi trường an toàn Victoria (Victorian Safety Climate Scale – Vic
SCS)
Bộ công cụ Vic SCS (2011) được phát triển bởi Cơ quan quản lý bảo hiểm
Victoria (VMIA) và Hội đồng chất lượng Victoria (VQC), sử dụng để đánh giá môi
trường an tồn cho người bệnh. Bộ cơng cụ này được điều chỉnh từ bộ công cụ SAQ

H
P

với nội dung các tiểu mục được giữ nguyên nhưng một số thuật ngữ đã được thay
thế cho phù hợp để phổ biến rộng rãi và áp dụng cho các dịch vụ y tế của Úc. Bộ
cơng cụ có 2 phiên bản: đầy đủ (74 tiểu mục) và ngắn (42 tiểu mục). Điểm yếu của
bộ cơng cụ là khơng có thơng tin về độ tin cậy và hiệu lực được công khai.
e. Khảo sát an tồn, truyền thơng, sự cam kết và đảm bảo hoạt động (Safety,

U


Communication, Operational Reliability and Engagement - SCORE)
Năm 2014, Sexton và cộng sự đã cập nhật bộ công cụ SAQ để phản ánh nhu cầu
an tồn chăm sóc sức khỏe thành bộ công cụ SCORE, giữ lại các lĩnh vực Khơng

H

khí an tồn và Khơng khí làm việc nhóm của SAQ, bổ sung thêm bốn lĩnh vực mới
bao gồm Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, Sự kiệt sức, Mơi trường học tập và
Lãnh đạo khoa/phịng. Khảo sát SCORE bao gồm 48 tiểu mục, trong đó hầu hết sử
dụng thang đo Likert năm điểm. Từ các nghiên cứu đã được thực hiện trên SCORE
cho thấy bộ cơng cụ có hiệu lực và độ tin cậy tốt (ước tính từ 0,82-0,92)
1.1.3.2.

Các bộ công cụ của Stanford Group

a. Công cụ Stanford được sửa đổi (Stanford PSCI Culture survey and
Modified Stanford Instrument – MSI-06)
Bộ công cụ Stanford ban đầu đánh giá 30 tiểu mục, dưới 5 khía cạnh: Tổ chức;
Khoa/phịng; Báo cáo/ Tìm kiếm sự giúp đỡ; Xấu hổ/ Tự nhận thức. Các phản hồi
được đánh giá bằng ba thang đo: thang Likert 5 điểm, thang đo "có/khơng” và thang
đo tần số 5 điểm. Do bộ công cụ này không bao phủ toàn diện các vấn đề nền tảng


8

của văn hóa an tồn vì vậy bộ Cơng cụ Stanford sửa đổi (MSI-06) được ra đời với
32 tiểu mục, đánh giá trên 5 khía cạnh: Lãnh đạo bệnh viện vì ATNB; Lãnh đạo
khoa/phịng vì ATNB; Nhận thức thực trạng ATNB; Sự xấu hổ và các hậu quả của
báo cáo sự cố; Các hành vi học tập ATNB.
Điểm mạnh của cơng cụ Stanford được sửa đổi là nó có thể được sử dụng để

đánh giá trên phạm vi rộng đối với nhân viên trong các cơ sở CSCK bao gồm các
NVYT trực tiếp chăm sóc NB (bác sỹ, điều dưỡng/KTV) và các NVYT khơng trực
tiếp chăm sóc người bệnh (các phòng ban chức năng). Mặc dù vậy, nghiên cứu của
Ginsberg và cộng sự khuyến nghị công cụ này cần được sàng lọc do các tính chất
tâm lý khơng đầy đủ.

H
P

b. Bộ cơng cụ khảo sát văn hóa an tồn người bệnh tại cơ sở y tế (Patient
Safety Culture in Healthcare Organisations – PSCHO)

Bộ công cụ PSCHO (2007) được điều chỉnh từ bộ công cụ Stanford, gồm 38 tiểu
mục đánh giá các chủ đề liên quan của tổ chức; đơn vị cơng tác và các yếu tố cá
nhân; thời gian hồn thành khảo sát ước tính 20 đến 30 phút. PSCHO thu thập ý

U

kiến từ khu vực lâm sàng, nhân viên quản lý và có thể được sử dụng trên một loạt
các bệnh viện. Công cụ đã trải qua nhiều kiểm tra tâm lý và đã được sử dụng để so
sánh giữa các bệnh viện khác nhau.
1.1.3.3.

H

Khung đánh giá ATNB Manchester (Manchester Patient Safety

Assessment Framework - MaPSaF)
Bộ công cụ MaPSaF (2006) được sử dụng để đánh giá nhận thức của NVYT về
VHATNB trong các cơ sở CSSK thơng qua q trình thảo luận và phản ánh thuận

lợi. Bộ công cụ này đánh giá 10 khía cạnh của VHATNB: Cam kết cải tiến liên tục;
Ưu tiên an toàn; Lỗi hệ thống và trách nhiệm cá nhân; Ghi lại sự cố và thực hành tốt
nhất; Đánh giá sự cố và thực hành tốt nhất; Học tập và thay đổi hiệu quả; Truyền
thông về các vấn đề an toàn; Quản lý nhân sự và các vấn đề an toàn; Giáo dục và
đào tạo nhân viên; Làm việc nhóm. Các khía cạnh này được đánh giá theo ma trận 5
cấp, dựa trên các giai đoạn phát triển văn hóa tổ chức của Westrum (1992)
Điểm mạnh của bộ công cụ này là được sử dụng để đánh giá quá trình phát triển
VHATNB và sự trưởng thành của tổ chức, bằng cách: Tạo điều kiện cho sự phản


9

ánh về VHATNB; Khuyến khích thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của
VHATNB; Tiết lộ bất kỳ sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm nhân viên;
Giúp hiểu văn hóa an tồn phát triển như thế nào; Giúp đánh giá mọi can thiệp cụ
thể cần thiết để thay đổi VHATNB.
Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng việc đánh giá bộ cơng cụ này địi hỏi
nhiều thời gian (>120 phút) dẫn đến việc áp dụng để kiểm định chất lượng là không
phù hợp.
1.1.3.4.

Bộ công cụ khảo sát văn hóa an tồn người bệnh tại bệnh viện

(Hospital Survey on Patient Safety Culture - HSOPSC) của Tổ chức
AHRQ

H
P

Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Y tế và Chất lượng (AHRQ) của Hoa Kỳ đã

công bố bộ công cụ khảo sát về VHATNB tại bệnh viện (HSOPSC) cho các bệnh
viện và nhân viên y tế để đánh giá VHATNB trong bệnh viện của họ. Kể từ đó,
hàng trăm bệnh viện trên khắp Hoa Kỳ và quốc tế đã sử dụng bộ công cụ này để
thực hiện khảo sát VHATNB. Năm 2019, AHRQ đã phát hành một phiên bản mới,

U

gọi là HSOPSC Survey 2.0.

Khảo sát VHATNB có thể được sử dụng để tăng cường nhận thức của nhân viên
về ATNB; đánh giá thực trạng VHATNB; xác định các điểm mạnh và lĩnh vực để

H

cải thiện VHATNB; xem xét xu hướng thay đổi VHATNB theo thời gian; đánh giá
tác động văn hóa của các sáng kiến và can thiệp ATNB; so sánh VHATNB trong và
giữa các tổ chức (21).

Theo số liệu năm 2018 của tổ chức AHRQ, Bộ cơng cụ khảo sát Văn hóa an
toàn người bệnh đã được thực hiện tại 630 bệnh viện với 382.834 nhân viên bệnh
viện tham gia trả lời, 12 lĩnh vực văn hóa an tồn người bệnh được đánh giá (12).
HSOPSC là một bộ câu hỏi khảo sát gồm 12 yếu tố, với 42 mục; đánh giá 10
khía cạnh về văn hóa an tồn người bệnh, với hai kết quả đầu ra (nhận thức chung
về an toàn người bệnh và tần suất báo cáo sự cố).
Năm 2016, Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa ATNB (HSOPSC) được tác giả Tăng
Chí Thượng và nhóm nghiên cứu của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh chuyển đổi sang


10


phiên bản tiếng Việt. Bản dịch này đã được tổ chức AHRQ công nhận và cho phép
sử dụng tại các bệnh viện Việt Nam (22).
Bộ công cụ HSOPSC được chọn cho nghiên cứu này vì nhiều lý do. Đầu tiên,
HSOPSC có chất lượng phương pháp tổng thể tốt với đánh giá tốt về các đặc tính
tâm lý được báo cáo của công cụ (23)
Thứ hai, HSOPSC đã được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ và được
xác nhận để sử dụng ở hơn 60 quốc gia, được dịch sang 30 ngôn ngữ khác nhau (10,
24-27)
Thứ ba, HSOPSC là một biện pháp toàn diện về khảo sát an tồn vì bộ cơng cụ
này đánh giá các khía cạnh chính liên quan đến ATNB ở nhiều cấp độ phân tích bao

H
P

gồm cấp độ cá nhân, khoa/phịng và bệnh viện.

Cuối cùng, cơng cụ này có sẵn miễn phí, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng với quy mô
đơn giản và dễ làm theo.
1.2.

Thực trạng văn hóa an tồn người bệnh trên thế giới và tại Việt Nam

Sự quan tâm đến văn hóa an tồn người bệnh đã tăng lên từ những năm 2000,

U

khi các hệ thống y tế đứng trước thách thức cung cấp dịch vụ chăm sóc an tồn, chất
lượng tốt hơn. Phát triển và củng cố VHATNB là một phương thức quan trọng để
quản lý và giảm thiểu rủi ro trong các tổ chức y tế. Bước đầu tiên trong việc thiết


H

lập tồn bộ q trình này là đánh giá thực trạng văn hóa an tồn (28).
Trên Thế giới, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thực trạng
văn hóa an tồn người bệnh sử dụng bộ công cụ HSOPSC của AHRQ với các phiên
bản ngôn ngữ khác nhau. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các nghiên cứu về thực
trạng VHATNB đều sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang. Trong khi phần
lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi trên
giấy (7-9, 11, 29) thì một số nghiên cứu được sử dụng kết hợp phương pháp thu
thập bằng giấy và khảo sát web (21, 30). Tại Việt Nam, Bộ câu hỏi khảo sát về
VHATNB (HSOPSC) được tác giả Tăng Chí Thượng áp dụng đầu tiên năm 2012
tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Từ đó đến nay, khái niệm VHATNB ngày càng trở lên
quen thuộc đối với những người làm việc trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt, các nghiên
cứu khảo sát, đánh giá về thực trạng VHATNB sử dụng Bộ công cụ HSOPSC ngày


11

càng được thực hiện nhiều tại các bệnh viện trên cả nước dưới hình thức luận văn
hoặc đề tài nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, tỷ lệ đáp ứng tích cực đối với
VHATNB của các bệnh viện Việt Nam dao động từ 68,1% - 78,5% (14, 33-36), khá
cao so với dữ liệu khảo sát của AHRQ năm 2018 (65%) (13). Điều này có thể do
khác biệt về văn hóa, nhận thức và tiêu chuẩn đánh giá của đối tượng nghiên cứu.
1.2.1. Khía cạnh “Làm việc theo ekip trong khoa”; “Cải tiến liên tục, học tập
một cách hệ thống”; “Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện cho ATNB” và
“Quan điểm và hành động của lãnh đạo khoa về an toàn người bệnh”
Nghiên cứu của tác giả I-Chi Chen và Hung-Hui Li thực hiện tại 42 bệnh viện
Đài Loan năm 2010 (8); tác giả El-Jardali, Sheikh, Garcia, Jamal và cộng sự thực

H

P

hiện tại Saudi Arabia năm 2014 (11); tác giả Lukman Hakim Ismail và Jasmy
Yunus tại Malaysia năm 2015 (31); tác giả Hefner, Hilligoss, Knupp và cộng sự tại
Mỹ năm 2017 (21); tác giả Tereanu và các cộng sự thực hiện năm 2017 tại Rumani
(19) và tác giả Danielsson và các cộng sự (2018) tại Thụy Điển (5) đều ghi nhận
“Làm việc theo êkip trong khoa/phòng” và “Cải tiến liên tục – Học tập một cách hệ

U

thống” là những khía cạnh có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao nhất.

Kết quả khảo sát trên 43 bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 cho
thấy “Làm việc nhóm trong khoa” (96,3%); “Học tập – cải tiến liên tục” (93,9%) và

H

“Hỗ trợ lãnh đạo bệnh viện về ATNB” (91%) là những lĩnh vực có tỷ lệ đáp ứng
cao (14). Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Cẩm Hằng (2012) (37); Nguyễn Thị
Thanh Trúc (2017) (38), Lê Trung Trọng (2017) (36); Ngô Thị Ngọc Trinh (2018)
(33); Tô Thị My Phương (2019) (34); Lê Thanh Hải (2019) (35) cũng cho thấy sự
quan tâm, khuyến khích của lãnh đạo bệnh viện/ trung tâm đối với các vấn đề liên
quan đến ATNB; tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm trong cùng khoa/phịng và tinh
thần học tập, cầu thị, cải tiến từ những sự cố xảy ra của nhân viên y tế ngày càng
cao.
Dữ liệu báo cáo về VHATNB của 630 bệnh viện được thực hiện bởi Tổ chức
AHRQ năm 2018 cho thấy tỷ lệ đáp ứng tích cực đối với VHATNB là 65%. Trong
đó “Làm việc nhóm trong khoa/phòng”, “Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện cho
ATNB” và “Cải tiến liên tục – Học tập có hệ thống” là những điểm mạnh về



12

VHATNB; “Nhân sự”, “Bàn giao và chuyển NB” và “Không trừng phạt khi có sự
cố” là những khía cạnh có tỷ lệ đáp ứng tích cực thấp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng các bệnh viện nhỏ (6-24 giường) có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao nhất với 71%
và các bệnh viện lớn (trên 500 giường) có tỷ lệ đáp ứng tích cực thấp nhất với 61%.
Điều này cho thấy, quy mô bệnh viện là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc
xây dựng và phát triển VHATNB. Về khu vực làm việc nghiên cứu chỉ ra rằng
những người làm việc tại khu vực cấp cứu có tỷ lệ phản hồi thấp nhất (60%) và cao
nhất là khu vực phục hồi chức năng (71%). Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên
hành chính và quản lý có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao nhất (77%) và điều dưỡng là đối
tượng có tỷ lệ đáp ứng tích cực thấp nhất (63%) (12).

H
P

1.2.2. Khía cạnh “Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh” và “Làm việc
theo ekip giữa các khoa/phịng”

Khía cạnh “Nhận thức về an tồn người bệnh” và “Làm việc nhóm giữa các
khoa/phịng” là những khía cạnh có tỷ lệ đáp ứng khá cao (~80%) (34, 35, 38). Điều
này cho thấy làm việc nhóm giữa các khoa/phịng cịn gặp một số khó khăn do sự

U

khác biệt về công tác chuyên môn, định hướng và cách quản lý của từng nhà lãnh
đạo tại từng khu vực khác nhau. Nhận thức về ATNB của NVYT ngày càng cao,
đặc biệt là khi các vấn đề về cải tiến chất lượng, an tồn và hài lịng người bệnh


H

ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.
1.2.3. Khía cạnh “Phản hồi và trao đổi về sự cố”; “Trao đổi cởi mở”; “Khơng
trừng phạt khi có sự cố” và “Tần suất ghi nhận sự cố”
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy một nền văn hóa đổ lỗi dường như tồn tại
trong các bệnh viện nói chung (8, 21, 32). Một nền văn hóa trừng phạt liên quan đến
việc khi xảy ra các sự cố, nhân viên cảm thấy lo lắng, sợ hãi dẫn đến giấu diếm,
không báo cáo sự cố gây khó khăn cho việc phát hiện ra các nguyên nhân gốc rễ và
do đó hạn chế việc học hỏi từ những sai lầm. Khía cạnh này cần được cải thiện
nhằm nâng cao VHATNB tại các bệnh viện.
Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra “Trao đổi cởi mở”; “Tần suất báo cáo sự cố”
và “Không trừng phạt khi có sự cố” là những khía cạnh ghi nhận tỷ lệ đáp ứng tích
cực thấp (32-37). Điều này cho thấy, tại các bệnh viện Việt Nam “sự cố”, “báo cáo


13

sự cố” còn là vấn đề nhạy cảm, khi nhắc đến sự cố, người ta có khuynh hướng nghĩ
đến Ai là người gây ra sự cố? để đổ lỗi, quy trách nhiệm mà không phải là Tại sao
lại xảy ra sự cố? Làm thế nào để khắc phục sự cố? Phải làm gì để sự cố khơng tái
diễn? Chính văn hóa đổ lỗi đã khiến cho nhân viên y tế lo ngại khi trao đổi, chia sẻ
và báo cáo về các sự cố đã xảy ra.
1.2.4. Khía cạnh “Nhân sự”
Khía cạnh “Nhân sự” được nhiều bệnh viện trên Thế giới ghi nhận là điểm yếu
về VHATNB (8, 21, 32). Điều này cho thấy, nhân sự là vấn đề chung của các bệnh
viện ở nhiều quốc gia trên Thế giới; phần lớn nhân viên cảm thấy q tải vì sự
khơng phù hợp đối với các công việc của họ và điều này có thể ảnh hưởng đến chất

H

P

lượng chăm sóc người bệnh.. Tương tự, tại Việt Nam tình trạng nguồn nhân lực
thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, phải làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng,
mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, an tồn, hài lòng của người bệnh là
vấn đề gặp phải ở hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế. Nghiên cứu của Nguyễn Cẩm
Hằng năm 2012 ghi nhận tỷ lệ đáp ứng với khía cạnh nhân sự là 53% (32); Ngơ Thị

U

Ngọc Trinh (2018) là 51% (35); Tô Thị My Phương (2019) là 34,3% (36) và Lê
Thanh Hải (2019) là 65,9% (37).

1.2.5. Khía cạnh “Bàn giao và chuyển người bệnh giữa các khoa”

H

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra quá trình bàn giao và vận chuyển người bệnh còn
tồn tại những vấn đề có thể ảnh hưởng đến an tồn của người bệnh (32, 34-36).
Phần lớn đối tượng nghiên cứu cho rằng khi bàn giao người bệnh từ ca này sang ca
kia hoặc khoa này sang khoa kia có thể dẫn đến việc một số thơng tin bị bỏ sót hoặc
sai lệch và điều này có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn đối với người bệnh.
1.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an tồn người bệnh

Thiết lập VHATNB trong chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết để cải thiện chất
lượng chăm sóc và thúc đẩy sự an toàn của người bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy
VHATNB có thể bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của ĐTNC như khu vực làm việc, vị trí
làm việc, thời gian công tác và số giờ làm việc mỗi tuần (18, 30, 38, 39).



14

1.3.1. Yếu tố cá nhân
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng VHATNB tại Bệnh viện quận
Thủ Đức năm 2018 của tác giả Nguyễn Hữu Huấn và Nguyễn Thị Bích Phụng cho
thấy thu nhập hàng tháng tác động đến các yếu tố: chính sách ATNB, vai trị lãnh
đạo, giao tiếp cởi mở, giao ca và chuyển bệnh, phản ứng với các sai sót với mức ý
nghĩa thống kê p<0.01 (40).
Các nghiên cứu của tác giả Y.Nie tại Trung Quốc năm 2013 (41) , El-Jadalish
tại A rập xê út năm 2014 (11), Tereanu tại Rumani năm 2017 (19), Rajalatchumi tại
Ấn Độ năm 2018 (42), Trần Nguyễn Như Anh năm 2015 (43), Tăng Chí Thượng
năm 2016 (14), Lê Thanh Chiến năm 2016 (44), Nguyễn Thị Thanh Trúc năm 2017

H
P

(45) và Ngô Thị Ngọc Trinh năm 2018 (35) tại Việt Nam cho thấy sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhân viên y tế phản hồi tích cực với các khía cạnh
VHATNB giữa các chức danh nghề nghiệp khác nhau.

Kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện cũng có mối liên quan đến VHATNB. Cụ
thể, nghiên cứu của Khaled A. Khader (2016) và Danielsson (2018) cho thấy nhóm

U

nhân viên y tế có kinh nghiệm chun mơn lâu năm có tỷ lệ phản hồi tích cực cao
với VHATNB (5, 18). Nghiên cứu của EL-Jardali đã chỉ ra những người có thời
gian cơng tác ngày càng tăng có tần suất báo cáo sự cố tăng lên, mặt khác nhận thức


H

về an tồn người bệnh có xu hướng giảm. Nhận thức về an toàn được định nghĩa là
mức độ đáp ứng tốt của các quy trình, hệ thống trong việc ngăn ngừa lỗi và giảm
thiểu các vấn đề về an toàn người bệnh. Khi các đối tượng nghiên cứu có thời gian
cơng tác lâu hơn, họ nhận thức rõ hơn về các thực hành an tồn được thực hiện tại
khoa/phịng họ làm việc. Khi nhận thức về an toàn giảm đi cùng với sự gia tăng số
năm kinh nghiệm, điều đó có nghĩa là nhân viên bệnh viện không đồng ý rằng các
hoạt động đảm bảo ATNB, hệ thống và quy trình trong bệnh viện đóng vai trị là rào
cản ngăn ngừa sự cố xảy ra (11).
Một số nghiên cứu được thực hiện trên Thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra rằng
số giờ làm việc mỗi tuần có ảnh hưởng đến VHATNB (38, 46, 47). Kết quả nghiên
cứu của Sintayehu Daba Wami và các cộng sự (2016) thực hiện tại 4 bệnh viện ở
Ethiopia cho thấy khi tăng số giờ làm việc mỗi tuần, điểm văn hóa an tồn người


×