Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Kiến thức, thực hành phòng tránh bỏng tại nhà cho trẻ dưới 5 tuổi của người chăm sóc trẻ và các yếu tố liên quan tại huyện gia lâm năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÝ THU HIỀN

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG TRÁNH BỎNG TẠI NHÀ
CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

U

TẠI HUYỆN GIA LÂM NĂM 2008

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội, 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÝ THU HIỀN

H
P


KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG TRÁNH BỎNG TẠI NHÀ
CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

TẠI HUYỆN GIA LÂM NĂM 2008

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 60.72.76

Hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG

Hà Nội, 2008


-i-

LỜI CẢM

N

Để có được kết quả học tập và hồn thành đề tài tốt nghiệp, bên cạnh
những nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ủng
hộ, động viên từ nhà trường, các thầy cơ giáo, cơ quan, gia đình và bạn bè.
Lời đầu, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thày cơ giáo,
các phịng, ban của Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình hướng d n, giúp

đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập. Đ c biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Việt Cường - trưởng Bộ môn Thống Kê-

H
P

trường Đại học Y tế cơng cộng, người thầy đã tận tình hướng d n, giúp đỡ và
cho tơi những ý kiến đóng góp q báu trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
in trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Nghiệp v , Phòng T ch c cán
bộ, Phòng Tài chính kế tốn, Phịng Chỉ đạo tuyến...và các đồng nghiệp tại
Trung tâm Truyền thông Giáo d c s c khoẻ Trung ương đã động viên, giúp đỡ,

U

hỗ trợ tôi trong hai năm học tập.

in trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế Dự phòng, Phòng Y tế huyện Gia

H

Lâm, Trạm Y tế các xã Kim Sơn, Đa Tốn, Yên Viên đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong
q trình thu thập số liệu.

Tơi xin gửi lời cảm ơn và những tình cảm tốt đẹp đến bạn bè, các bạn lớp
Cao học 10, đ c biệt tới Tiến sĩ Vũ Hoàng Lan - người thầy, người bạn đã động
viên, giúp đỡ tôi rất nhiều.
Cuối cùng, tơi xin gửi đến gia đình tơi lịng biết ơn sâu sắc. Gia đình đã
ln ở bên tơi, là chỗ dựa vững chắc để tơi có thể yên tâm học tập.



- ii -

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
Chương I: TỔNG QUAN .................................................................................... 4
1.1. Một số kiến thức về bỏng ............................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm bỏng ………………………………………………………...4
1.1.2. Hoàn cảnh bị bỏng ……………………………………………………. 5

H
P

1.1.3. Tác nhân gây bỏng …………………………………………………….. 6
1.2. Bỏng ở trẻ em …………………………………………………………….8
1.2.1. Một số đặc điểm bỏng ở trẻ em ………………………………………. 8
1.2.2. Tác nhân nhân gây bỏng ở trẻ em ……………………………………..10
1.2.3. Tình hình bỏng và bỏng ở trẻ em ……………………………………...11

U

1.2.4. Các biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ nhỏ …………………………17
1.2.5. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng tránh bỏng cho trẻ

H

nhỏ tại gia đình………………………………………………………… ……22
1.3. Một số thơng tin về địa bàn nghiên cứu ……………………………….. 26
Chương II: PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................28

2.1. Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ............................................................28
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................28
2.4. Phương pháp chọn mẫu: ............................................................................29
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................32
2.6. Phân tích số liệu .........................................................................................33
2.7. Các biến số nghiên cứu ..............................................................................34
2.8. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu .............36
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................39
2.10. Hạn chế của đề tài và cách khắc phục .....................................................39


- iii -

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................41
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................................41
3.2. Kiến thức của NCST về yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng tránh
bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi....................................................................................43
3.3. Thực hành phòng tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi tại nhà ..........................51
3.4. Tiếp cận và trao đổi thơng tin về phịng tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi ..55
3.5. Thực trạng mắc bỏng và xử trí khi trẻ bị bỏng ..........................................57
3.6. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức, thực hành phòng
tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi ..........................................................................61

H
P

Chương IV: BÀN LUẬN ...................................................................................66
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: ...............................................67
4.2. Kiến thức về phòng tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi của NCST .................68

4.3. Thực hành phòng tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi của NCST ....................74
4.4. Tiếp cận và trao đổi thông tin về phòng tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi ..77

U

4.5. Thực trạng mắc bỏng và xử trí khi trẻ bị bỏng ..........................................78
4.6. Mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức, thực hành phòng tránh
bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi....................................................................................81

H

KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
PHỤ LỤC:…………………………………...…...…………………………..…...91

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn người chăm sóc trẻ .............................................91
Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu NCST dưới 5 tuổi bị bỏng.……………..….98
Phụ lục 3: Một số kết quả nghiên cứu ……………………..…………….….99
Phụ lục 4: Cây vấn đề ………..………...………….………….…...……….101
Phụ lục 5: Các biến số nghiên cứu .. ………………………………………102
Phụ lục 6: Kế hoạch nghiên cứu ………………………………………….. 107
Phụ lục 7: Dự trù kinh phí cho nghiên cứu……………………………...….110
Phụ lục 8: Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu …………………………...…111


- iv -

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................41

Bảng 3.2: Kiến thức về nguy cơ và hậu quả của bỏng ở trẻ < 5 tuổi ...................43
Biểu đồ 3.1: Kiến thức về nguyên nhân gây bỏng cho trẻ < 5 tuổi .....................44
Bảng 3.3: Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bỏng nhiệt khô trẻ < 5 tuổi ...........45
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bỏng nhiệt ướt cho trẻ < 5 tuổi ..46
Bảng 3.4: Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bỏng điện, bỏng hố chất, vơi tơi ..47
Bảng 3.5: Kiến thức về phịng tránh bỏng nhiệt khơ cho trẻ < 5 tuổi ..................48

H
P

Bảng 3.6: Kiến thức về phòng tránh bỏng nhiệt ướt cho trẻ < 5 tuổi ..................49
Bảng 3.7: Kiến thức về phòng tránh bỏng điện, bỏng do hố chất, vơi tơi cho trẻ
<5 tuổi ..................................................................................................................50
Biểu đồ 3.3: Phân loại kiến thức phòng tránh bỏng cho trẻ < 5 tuổi ...................51
Bảng 3.8: Thực hành phòng tránh bỏng nhiệt khô cho trẻ < 5 tuổi .....................52

U

Bảng 3.9: Thực hành phòng tránh bỏng nhiệt ướt cho trẻ < 5 tuổi ......................53
Bảng 3.10: Thực hành phòng tránh bỏng điện, bỏng hoá chất cho trẻ < 5 tuổi ...54
Biểu đồ 3.4: Phân loại thực hành phòng tránh bỏng cho trẻ < 5 tuổi ..................55

H

Biểu đồ 3.5: Nhận thông tin về bỏng và phịng tránh bỏng .................................55
Bảng 3.11: Nguồn thơng tin và nhu cầu nhận thơng tin về phịng tránh bỏng ....56
Bảng 3.12: Thực trạng mắc bỏng ở trẻ < 5 tuổi ...................................................57
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức phòng tránh bỏng cho
trẻ < 5 tuổi ............................................................................................................61
Bảng 3.14: Mơ hình hồi quy dự đốn những yếu tố liên quan đến kiến thức

phòng tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi của NCST .................................................62
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành phòng tránh bỏng
cho trẻ <5 tuổi ......................................................................................................63
Bảng 3.16: Mơ hình hồi quy dự đốn những yếu tố liên quan đến thực hành
phịng tránh bỏng cho trẻ < 5 tuổi .......................................................................64


-v-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBYT

Cán bộ y tế

CTV

Cộng tác viên

ĐH

Đại học

GSV

Giám sát viên

NCST

Người chăm sóc trẻ


PVV

Phỏng vấn viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TNTT

Tai nạn thương tích

TT

Truyền thơng

TĐHV

Trình độ học vấn

TYT

Trạm y tế

UBDSGĐ &TE


Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em

UNICEF

H
P

H

U

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(United Nations Children’s Found)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


- vi -

TĨM TẮT NGHIÊN CƯÚ
Tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em hiện nay đang có xu hướng gia tăng
và phần lớn xảy ra tại nhà với các nguyên nhân phổ biến như ngã, bỏng, súc vật
cắn, ngộ độc... Với trẻ dưới 5 tuổi, bỏng là một trong những TNTT hay gặp và
để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ và thẩm mỹ. Ở Việt Nam, các
nghiên cứu y tế công cộng về bỏng, đặc biệt là bỏng ở trẻ nhỏ cũng đã được tiến
hành. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu chưa nhiều và chưa cung cấp được các
thơng tin chi tiết về kiến thức, thực hành phịng chống bỏng cho trẻ tại gia đình.


H
P

Với phương pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, định lượng kết
hợp định tính, nghiên cứu viên tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Mơ tả
kiến thức, thực hành phịng tránh bỏng tại nhà và xác định mối liên quan giữa
một số yếu tố với kiến thức, thực hành phòng tránh bỏng tại nhà cho trẻ nhỏ dưới
5 tuổi của người chăm sóc trẻ tại Gia Lâm.

U

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9/2008. Có 330 người
chăm sóc chính trẻ dưới 5 tuổi tại gia đình của huyện Gia Lâm được chọn vào

H

nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn và được
phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng. 5 hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi bị bỏng
trong vịng 12 tháng qua sàng lọc từ kết quả nghiên cứu định lượng được nghiên
cứu sâu thơng qua các phỏng vấn định tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người chăm sóc trẻ (NCST) có kiến
thức và thực hành phịng tránh bỏng cho trẻ nhỏ tại gia đình đạt rất thấp. Chỉ có
7,6% NCST có kiến thức phịng tránh bỏng cho trẻ nhỏ đạt và 34,2% NCST thực
hành đạt. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng tránh bỏng còn
hạn chế, đặc biệt các nguy cơ bỏng từ diêm/bật lửa, bơ xe máy nóng, bàn là, vịi
nóng lạnh, điện và hoá chất. Một số nguy cơ gây bỏng được NCST biết đến
nhưng lại không thực hiện biện pháp để loại trừ nguy cơ đó, điều này thể hiện ở
tỷ lệ hộ gia đình có cửa chắn bếp thấp (57,9%), để bàn là ngoài tầm với của trẻ



- vii -

(41,5%), dựng xe máy phòng bỏng do ống bơ nóng (35,5%), để phích nước ở nơi
an tồn với trẻ (45,3%), dán nhãn cho các chai lọ đựng hoá chất (30%).
Nghiên cứu đã cho thấy NCST có trình độ học vấn từ THPT trở lên có
khả năng có kiến thức về phòng tránh bỏng cho trẻ dưới 5 tuổi đạt cao gấp 5 lần
NCST có trình độ học vấn thấp hơn (p<0,01). Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho
thấy NCST được tiếp cận thơng tin về phịng tránh bỏng, có thời gian chăm sóc
trẻ > 8 tiếng/ngày và có kiến thức về phịng tránh bỏng đạt có khả năng thực
hành phòng tránh bỏng cho trẻ < 5 tuổi đạt cao hơn có ý nghĩa thống kê.
Có 5,8% số hộ gia đình tham gia vào nghiên cứu có trẻ dưới 5 tuổi bị

H
P

bỏng trong vòng 1 năm qua, với tỷ suất là 5.600/100.000. Việc xử trí khi trẻ bị
bỏng tại hộ gia đình cịn nhiều hạn chế.

Từ các kết quả tìm được, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị: Nâng cao
kiến thức, thực hành phòng tránh bỏng cho NCST thông qua các hoạt động

U

truyền thông đa dạng. Bên cạnh đó cần tăng cường kiến thức, kỹ năng cho cán
bộ y tế cơ sở để họ có thể hỗ trợ các hộ gia đình trong việc phịng tránh bỏng và
xử trí khi trẻ bị bỏng.

H



-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) hiện nay đang là vấn đề nổi cộm của y tế
công cộng. Thương tích có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, ở mọi nơi, mọi lúc, ở
nhà, tại nơi làm việc, nơi cơng cộng hay khu vui chơi giải trí. Trẻ em là đối
tượng có nguy cơ cao với TNTT, mỗi năm ước tính có khoảng 750.000 trẻ em
chết do TNTT, ngồi ra cịn có khoảng 400 triệu trẻ em bị các thương tích với
các mức độ khác nhau [3],[4].
Mơ hình dịch tễ học đặc thù về TNTT khác nhau ở từng nhóm tuổi. Đối

H
P

với trẻ em, tỷ lệ các TNTT tại nhà là rất lớn. Các nguyên nhân gây thương tích
tại nhà cho trẻ nhỏ là ngã, thương tích do các vật sắc nhọn, bỏng, đuối nước, ngộ
độc, súc vật cắn, điện giật, hóc sặc. Trong đó bỏng là một trong năm loại thương
tích phổ biến ở trẻ em bên cạnh ngã, tai nạn giao thông, vết thương do vật sắc
nhọn và ngộ độc [2],[16].

U

Theo các thống kê trên thế giới bỏng ở trẻ em luôn chiếm tỷ lệ cao. Ở các
nước phát triển cũng như nước đang phát triển trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ bị bỏng
cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác [30],[38].

H

Một nghiên cứu từ những năm 1994-1995 trên 8404 trẻ em nhập viện do
bỏng tại Missouri cho thấy nhóm trẻ 0-4 tuổi chiếm 63%[33]. Nghiên cứu bệnh

chứng của J Delgado và cộng sự tại Viện Nhi Quốc gia – Peru cho thấy trong số
bệnh nhi bỏng từ năm 1998-2000 thì nhóm tuổi dưới 5 chiếm tới 70% [31].
Một số các nghiên cứu về bỏng ở Việt Nam cũng cho kết quả tương tự.
Theo thống kê của viện Bỏng Quốc gia năm 2005 có hơn 60% bệnh nhân nhập
viện là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi chiếm 1/3 số bệnh nhân. Trần
Văn Nam khi nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bỏng ở trẻ em điều trị tại bệnh
viện Hải Phòng năm 2003 cũng cho thấy trẻ dưới 5 tuổi chiếm 65,7% [14].
Bỏng ở trẻ em dù diện tích nhỏ cũng có thể gây những hậu quả nghiêm
trọng như sốc do mất nước, điện giải, huyết tương..., nhiễm khuẩn, nhiễm độc,
gầy mịn và có thể dẫn đến tử vong [28]. Tỷ lệ tử vong và di chứng do bỏng ở


-2-

nhóm trẻ dưới 5 tuổi cũng cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác. Theo số liệu
của WHO thì tỷ suất tử vong do bỏng ở trẻ 5-14 là 2,5/100.000, ở nhóm tuổi 1529 là 3,9/100.000, con số này ở nhóm 0-4 là 6,6/100.000. Khu vực Đơng Nam Á
là nơi có số trẻ tử vong do bỏng cao nhất trên thế giới - chiếm hơn một nửa số
trường hợp trẻ tử vong do bỏng trên tồn thế giới.
Bỏng nói chung và bỏng ở trẻ em nói riêng đã được nhiều nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam đề cập đến. Tuy nhiên các nghiên cứu tìm hiểu kiến thức,
thực hành phòng tránh bỏng tại nhà cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa nhiều, chủ yếu
lồng ghép trong các nghiên cứu về TNTT nói chung, khơng đi sâu vào tìm hiểu

H
P

kiến thức, thực hành đối với từng yếu tố nguy cơ gây bỏng .

Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội với 22 xã và thị trấn, dân số
217.491 người, trong đó số trẻ dưới 5 tuổi là 17.382. Các hoạt động phòng chống

TNTT đã được triển khai trên địa bàn huyện từ năm 2002. Năm 2008 huyện bắt
đầu triển khai xây dựng mơ hình cộng đồng an tồn. Số liệu về TNTT từ 3 phòng

U

khám khu vực của huyện năm 2007 cho thấy ở trẻ dưới 5 tuổi, TNTT tại nhà
đang là vấn đề đáng quan tâm với 100% số trường hợp tai nạn đều xảy ra tại nhà,
trong đó nguyên nhân do bỏng đứng thứ hai sau ngã [19]. Tuy nhiên TNTT nói

H

chung và bỏng nói riêng ở trẻ em có xảy ra hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào
kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ (NCST). Vậy những NCST dưới 5
tuổi ở Gia Lâm có kiến thức, thực hành phịng tránh bỏng cho trẻ nhỏ như thế
nào? Những yếu tố nào có liên quan đến kiến thức và thực hành này của họ?
Nghiên cứu “Kiến thức, thực hành phòng tránh bỏng tại nhà cho trẻ
dưới 5 tuổi của người chăm sóc trẻ và các yếu tố liên quan tại huyện Gia Lâm
năm 2008” được tiến hành với mong muốn giải đáp những câu hỏi trên và phần
nào giúp Y tế Gia Lâm có được bức tranh tổng thể về vấn đề này, từ đó điều
chỉnh các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, thúc đẩy thực hành phòng tránh
bỏng cho trẻ nhỏ tại nhà.


-3-

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Mô tả kiến thức, thực hành về phòng tránh bỏng tại nhà cho trẻ dưới 5
tuổi của người chăm sóc trẻ và các yếu tố liên quan tại huyện Gia Lâm năm
2008.

Mục tiêu cụ thể:
1. Mơ tả kiến thức, thực hành phịng tránh bỏng tại nhà cho trẻ dưới 5 tuổi

H
P

của người chăm sóc trẻ tại huyện Gia Lâm năm 2008

2. Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức, thực hành phòng
tránh bỏng tại nhà cho trẻ dưới 5 tuổi của người chăm sóc trẻ tại huyện
Gia Lâm năm 2008.

H

U


-4-

Chương I
TỔNG QUAN
1.1. Một số kiến thức về bỏng
1.1.1. Khái niệm bỏng
Tổn thương mô tế bào do tác dụng trực tiếp của sức nóng, luồng điện, hố
chất, bức xạ được gọi chung là bỏng [17].
Mức nhiệt độ giới hạn gây hại cho mô tế bào cơ thể con người từ 45 0C
đến 500C. Khi mơ tế bào bị nóng tới 450C sự sống của tế bào bị đe doạ. Nếu

H
P


nóng tới 500C thì tổn thương có thể phục hồi, nếu nóng tới 600C các thành phần
protein bị thối biến, tổn thương khơng thể phục hồi [17].

Tính chất tổn thương của bỏng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bỏng,
hoàn cảnh xảy ra, vị trí cơ thể bị bỏng. Mức độ tổn thương thể hiện bằng diện
tích bỏng và độ sâu bỏng. Người bị bỏng da có thể kết hợp với bỏng một số cơ

U

quan khác, thường là đường hô hấp, mắt…

Tổn thương bỏng khi bị nặng hoặc kéo dài gây biến đổi và rối loạn các

H

chức phận toàn thân được gọi tổng hợp là bệnh bỏng. Bệnh bỏng thường có các
biến chứng cấp xuất hiện và làm nặng thêm tiến triển của bệnh, đồng thời cũng
xuất hiện trong cơ thể người bị các quá trình chống đỡ, phục hồi, miễn dịch…
Khi khỏi cơ thể có thể phục hồi hồn tồn hoặc để lại các di chứng tại chỗ hoặc
toàn thân [17].

Phân loại tổn thương bỏng: Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau.
Theo Lê Thế Trung, có 5 mức độ tổn thương bỏng [17]:
Bỏng độ I (Viêm da cấp do bỏng): Da khô đỏ, đau rát. Sau 2-3 ngày khỏi.
Bỏng độ II (Bỏng biểu bì): Trên nền da viêm cấp có thấy các nốt phồng
chứa dịch trong hoặc vàng nhạt. Các nốt phồng này có thể xuất hiện muộn sau
12-24 giờ bị bỏng. Sau 3-4 ngày hiện tượng viêm đỡ, tại các nốt phồng dịch cô
đông lại.



-5-

Bỏng độ III trung bì (bỏng trung bì nơng và bỏng trung bì sâu).
Bỏng độ IV: Bỏng tồn bộ da.
Bỏng độ V: Bỏng da và các lớp dưới da.
Bỏng độ I, II , III thuộc nhóm bỏng nơng; bỏng độ IV, V thuộc nhóm
bỏng sâu.
1.1.2. Hồn cảnh bị bỏng
Hồn cảnh bị bỏng khá đa dạng. Bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm 65% số
người bị bỏng chủ yếu do lửa bếp dầu, do xăng, các chất cháy nổ, nước sôi, thức

H
P

ăn nóng, hơi nước, vơi tơi, axít, tai nạn điện… Những người bị mất trí giác, tâm
thần, nghiện rượu, trẻ em khi tai nạn bỏng xảy ra thường không biết cách tự cứu
chữa nên thường bị bỏng sâu. Quần áo có tác dụng che phủ cho da nhưng cũng
có tính chất giữ nhiệt nên khi bị ngấm nước sôi hoặc bốc cháy sẽ giữ nhiệt lâu
gây bỏng sâu.

U

Bỏng do tai nạn lao động chiếm 5-10% số trường hợp bỏng, hay gặp ở các
xí nghiệp luyện kim, hố chất, xăng dầu, thuốc nổ, hầm mỏ, khí đốt, phịng thí
nghiệm, nhà máy nguyên tử, các cơ sở sử dụng chất phóng xạ [17].

H

Bỏng do tai nạn giao thông chiếm khoảng 2% số người bị bỏng thường do

cháy xe, tàu thuyền, máy bay…[17]

Bỏng do tai nạn điều trị chiếm 1%. Thường do chườm nóng, đắp paraphin
nóng, trị liệu bằng các tia bức xạ…[17].
Bỏng do hành vi tự sát hoặc do hành động tội ác như tạt acid để trả thù
hiếm gặp nhưng thường để lại hậu quả nặng nề về sức khoẻ, tâm lý…
Ngồi ra cịn có một tỷ lệ nhỏ bỏng do thiên tai (nham thạch, tro nóng của
núi lửa, cháy rừng…).
Bỏng thường xảy ra đơn lẻ nhưng cũng có thể có những tai nạn hàng loạt
gây nên thảm hoạ, nhiều người bị bỏng cùng một lúc như cháy xe, nổ ống dẫn
dầu, cháy nhà…


-6-

1.1.3. Tác nhân gây bỏng
Bỏng là một chấn thương hay gặp trong thời chiến tranh và thời bình. Tổn
thương bỏng do sức nhiệt khô xuất hiện từ khi con người biết tạo ra lửa và dùng
lửa (khoảng 500.000 năm trước cơng ngun). Khoảng 5600 năm trước Cơng
Ngun thì con người biết làm ra đồ gốm, biết dùng nồi và ấm bằng sành để đun
nấu và có thể gặp các tai nạn bỏng do sức nhiệt ướt. Những thiên tai như thạch
nham và tro bụi nóng của núi lửa, sét cũng gây bỏng cho con người. Bỏng còn
do các bức xạ nhiệt mặt trời gây ra. Từ thế kỷ thứ 15-16 khi mơn hố học phát
triển, bỏng cịn do các hố chất như axít, chất kiềm mạnh gây ra. Thế kỷ thứ 17-

H
P

18, điện năng được phát hiện và sử dụng, có thêm nguyên nhân bỏng do luồng
điện. Trong thế kỷ 19-20 bỏng còn do các tia vật lý như tia X, tia beta, tia

gamma, tia laze…[18]

Tác nhân gây bỏng gồm 4 loại chính: sức nóng, luồng điện, hố chất và
bức xạ các loại.

U

Bỏng do sức nóng là loại bỏng hay gặp nhất, chiếm 84-93% số trường
hợp bị bỏng. Khi mô tế bào bị nóng do sức nhiệt sẽ xuất hiện các tổn thương tuỳ

H

thuộc vào nhiệt độ và thời gian tiếp xúc. Ở nhiệt độ dưới 43 0C không thấy gây
tổn thương gì dù thời gian tiếp xúc kéo dài. Ở nhiệt độ 44 0C -450C (nhiệt độ giới
hạn cho mơ tế bào sinh vật) thì sự sống của tế bào bị đe doạ. Nếu thời gian tiếp
xúc kéo dài liên tục trong 6 giờ với mức nhiệt độ trên thì gây tổn thương tế
bào.Ở nhiệt độ 460C -470C tế bào bị tổn thương nặng. Tác động của nhiệt độ
490C trong thời gian 5 phút làm tế bào bị chết. Để gây tổn thương tế bào không
hồi phục được ở mức nhiệt độ 520C chỉ cần thời gian tiếp xúc từ 1 phút rưỡi đến
2 phút [18].
Tác nhân nhiệt gây bỏng được chia làm 2 nhóm: nhiệt khơ và nhiệt ướt.
Bỏng do s c nóng khơ (hay bỏng nhiệt khơ) như lửa cháy, tia lửa điện,
tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng như bàn là, ống bơ xe máy, nồi/xoong chảo
nóng… Đáng chú ý khi bị lửa cháy trong các buồng, xe đóng kín cửa thì ngồi bị


-7-

bỏng da cịn bị bỏng đường hơ hấp do hít thở phải khói, khí nóng và nhiễm độc
do các sản phẩm cháy gây ra [17],[18].

Bỏng do s c nóng ướt (hay còn gọi là bỏng nhiệt ướt): Nhiệt độ gây bỏng
nhiều khi không cao như bỏng do sức nhiệt khô. Bỏng do nước sơi, thức ăn nóng
sơi (500C - 1000C), dẫu mỡ nóng (1800C), hơi nước từ các nồi áp suất, nồi súpde. Tuy nhiệt độ không cao nhiều nhưng nếu tác dụng kéo dài trên da, sức nhiệt
ướt cũng gây bỏng sâu. Đây là loại bỏng rất hay gặp ở trẻ em [17],[18].
Bỏng do luồng điện: Bỏng điện thường chia làm 2 loại: Bỏng điện hạ thế
(điện dân dụng, hiệu điện thế dưới 1000V) và bỏng điện cao thế (hiệu điện thế

H
P

cao trên 1000V, sét đánh cũng là bỏng điện cao thế lên tới hàng triệu vôn). Cơ
chế tổn thương bỏng do năng lượng điện biến thành năng lượng nhiệt và do tác
dụng trực tiếp của dòng điện gây hiệu ứng đục lỗ làm tổn thương mô tế bào.
Mức độ tổn thương bỏng phụ thuộc vào điện lực, hiệu thế, điểm vào và điểm ra
của luồng điện, thời gian bị, khu vực cơ thể chịu ảnh hưởng của luồng điện dẫn

U

truyền. Tổn thương tại chỗ của bỏng điện thường bỏng sâu tới cơ, xương, mạch
máu…Bên cạnh bỏng cịn có tổn thương tồn thân do luồng điện như chống

H

điện, ngừng tim, ngừng hơ hấp. Hồn cảnh bị bỏng điện thường là do sơ xuất khi
tiếp xúc với nguồn điện, trẻ em thường là nạn nhân của bỏng điện khi gia đình
khơng chú ý kiểm tra các khâu an tồn về sử dụng điện [17],[18],[15].
Bỏng do hoá chất: Bao gồm các chất oxy hố, chất khử, chất ăn mịn,
axít, kiềm mạnh, vơi tơi… Hố chất gây bỏng bằng các phản ứng hoá học gây
tổn thương da, niêm mạc và các lớp mơ dưới da, dưới niêm mạc. Tổn thương
bỏng do hố chất phụ thuộc vào loại hoá chất, nồng độ và thời gian tác dụng trên

da, niêm mạc. Bỏng do hoá chất thường gặp bỏng da, bỏng mắt, bỏng thực quản
(do uống phải hố chất), bỏng hơ hấp (do hít phải hoá chất). Trong những năm
gần đây bỏng do hoá chất đã đứng hàng thứ hai sau bỏng nhiệt do việc sử dụng
hoá chất đã khá trở nên phổ biến trong cơng nghệ, trong gia đình [17].


-8-

Bỏng do bức xạ: Bao gồm nhiều loại, bỏng do tia hồng ngoại, tử ngoại,
tia rơngen, tia gamma, beta... Các bức xạ được phát ra từ các nguồn tự nhiên
hoặc nhân tạo. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào loại tia, mật độ chùm tia,
khoảng cách từ luồng tia đến da, thời gian tác dụng. Bỏng nắng cũng là một loại
bỏng do bức xạ ánh sáng gây ra [17].
1.2. Bỏng ở trẻ em
1.2.1. Một số đặc điểm bỏng ở trẻ em
Bỏng thường hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ từ 1-4 tuổi. Ở lứa tuổi này trẻ

H
P

hay tò mò, chưa tự nhận biết được các yếu tố nguy hiểm xung quanh, các động
tác tay, chân lại chưa thuần thục nên có nhiều nguy cơ bị bỏng. Nguyên nhân
gây bỏng ở trẻ nhỏ chủ yếu là bỏng nhiệt ướt và nhiệt khô [36].

Ở trẻ em do một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý khiến cho bệnh tiến triển
nặng, việc chữa chạy phức tạp, lâu dài, tốn kém, thậm chí cịn có thể gây tử vong

U

cho trẻ hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ hoặc da gây tàn

phế suốt đời.

H

Lớp da trẻ em có những đặc điểm giải phẫu và sinh lý khác với người lớn.
Ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo chiều dày của da mỏng hơn da người lớn 2,5 lần, ở lứa
tuổi học tiểu học thì mỏng hơn da người lớn 1,5 lần. Lớp tế bào hạt sừng và sừng
hoá rất mỏng khiến cho việc che chở bảo vệ cho lớp tế bào mầm không vững
chắc, bỏng do sức nhiệt ướt cũng có thể gây bỏng sâu ở trẻ em. Tỷ lệ nước trong
mô tế bào da trẻ em lại nhiều hơn người lớn do đó dễ hoại tử khơ chuyển thành
hoại tử ướt. Tuy nhiên khả năng biểu mơ hố từ mép da lành ở trẻ em lại tốt hơn
ở người lớn nên khả năng tái tạo và phục hồi da tốt hơn [17].
Ở trẻ em diện tích da lớn hơn so với cân nặng trẻ, các cơ quan phát triển
chưa hoàn chỉnh (gan, thận), sự phát triển của hệ miễn dịch cũng chưa đầy đủ
nên có thể dẫn đến những hậu quả xấu như:


-9-

- Sốc bỏng: ở trẻ em diện tích bỏng khơng lớn cũng có thể xuất hiện sốc bỏng,
với các em nhỏ dưới 3 tuổi chỉ với diện tích bỏng khoảng 5% đã có thể thấy
các biểu hiện sốc. Trong trường hợp sốc nặng, bệnh nhi có nơn ra máu, phù
não, phù phổi cấp, suy hô hấp [17],[29] .
-

Nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn máu, viêm phế quản, viêm mủ khớp.
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, nhiễm khuẩn tồn thân ở trẻ
em có tỷ lệ tử vong cao (80%) [17].

-


Suy mòn do bỏng: gặp ở 44% số trẻ em bị bỏng sâu do mất nước, trẻ không
ăn uống được. Đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi, hệ tuần hồn ngoại vi chưa phát

H
P

triển đầy đủ nên q trình bù đắp nghèo nàn, chuyển hoá cơ bản ở trẻ nhỏ lại
cao, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhu cầu về ơ xy, đạm, sinh tố địi hỏi nhiều
nên khi bị bỏng thường đi kèm với việc ăn uống sút kém, suy mòn
nhanh…[17], [29]
-

Hệ thần kinh trung ương ở trẻ nhỏ cũng chưa được vững chắc nên thường

U

thấy xuất hiện các cơn co giật, các rối loạn tinh thần [17].
-

Nếu vết bỏng sâu tự liền thành sẹo do điều trị bảo tồn nên thường gặp các di

H

chứng như sẹo xơ, co kéo gây khó khăn khi vận động đặc biệt sẹo bỏng ở
vùng khớp hoặc gây biến dạng cơ thể ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ của
trẻ ki lớn lên. Di chứng sai khớp cũng gặp (30%) [17].
Việc điều trị bỏng ở trẻ em cũng gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đốn độ
sâu của vết bỏng. Có tới 8-10% số trường hợp chẩn đốn khơng chính xác do đó
phải chẩn đốn bổ sung nhiều lần trong q trình điều trị. Q trình điều trị

thường kéo dài, chi phí tốn kém cũng với những hậu quả nặng nề về thể chất lẫn
tinh thần làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1.2.2. Tác nhân gây bỏng ở trẻ em
Tai nạn bỏng ở trẻ chủ yếu xảy ra tại nhà chiếm 83,8%, đặc biệt ở bếp,
phịng tắm có nước nóng, vào khoảng thời gian 10-12 giờ và 16-19 giờ hàng


- 10 -

ngày. Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em chủ yếu là bỏng do sức nóng, nguyên
nhân do điện và hố chất ít gặp hơn [22].
Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, nồi canh hoặc nồi cám lợn sôi… Đây là
nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sơi, đồ ăn nóng để ở
trong tầm với hoặc lối đi của trẻ, cho trẻ lại gần khi pha nước tắm hoặc để trẻ tự
tắm. Cá biệt có trường hợp do sự bất cẩn của người lớn trong khi cho trẻ ăn. Bột,
cháo là những món ăn thơng thường hàng ngày của trẻ cũng có thể trở thành
ngun nhân gây bỏng cho khơng ít trẻ em, đặc biệt lứa tuổi dưới 5 do ở lứa tuổi
này trẻ thích vùng vẫy, quờ tay khi ăn hoặc với tay lấy những vật ở cao

H
P

[22],[28].

Bỏng nhiệt khô: bàn là, ống bơ xe máy, tấm sưởi, lửa, hơi nóng của lị
nung…Thường do người lớn không chú ý để các vật dụng có khả năng gây bỏng
trong tầm với của trẻ hoặc để trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ, đánh đổ
dầu xăng gây bắt lửa…[22],[28]

U


Bỏng hoá chất : bỏng do vôi tôi, bỏng a xit, kiềm …Do trẻ nô đùa cạnh hố
vôi mới tôi sơ ý tụt chân xuống, sử dụng nhầm a xít. Bỏng do vơi nóng là loại

H

bỏng rất nặng và thường gặp ở những vùng có thói quen sử dụng vơi trong xây
dựng .

Bỏng điện: Do trẻ nghịch điện hoặc chạm vào các thiết bị điện khơng an
tồn. Đơi khi do trẻ bắt chước người lớn, tự tay cắm phích, bật cơng tắc điện,
nghịch ngợm thị tay hoặc dùng que, đinh… chọc vào ổ cắm điện.
Ở Việt Nam, theo số liệu từ các cơ sở điều trị bỏng cho thấy bỏng nhiệt
ướt chiếm khảng 40-61%, bỏng nhiệt khơ chiếm 27 – 49%, vơi tơi nóng 8-12%,
hố chất 2-8%, điện 3-10%. Có sự khác biệt về tác nhân gây bỏng ở người lớn và
trẻ em.[18]


- 11 -

Tác nhân gây bỏng

Trẻ em

Người lớn

Nhiệt ướt

67%


18,8%

Nhiệt khô

25%

64,7%

Vôi tơi nóng

6%

10,4%

Điện

2%

3,5%

Hố chất

0%

2,6%

(Lê Thế Trung - Bỏng Những kiến th c chuyên ngành)

H
P


1.2.3. Tình hình bỏng và bỏng ở trẻ em

1.2.3.1. Tình hình bỏng và bỏng ở trẻ em trên thế giới

Tai nạn bỏng là loại chấn thương thường gặp. Theo thống kê của một số
chuyên gia bỏng, số người bị bỏng ước tính như sau: Cứ 100.000 dân trong một
năm có trên 23 người bị bỏng ở nhóm tuổi dưới 65 và 15 người bị bỏng ở nhóm

U

tuổi già trên 65. Cứ 100.000 dân cần có 0,2-0,5 giường bệnh dành cho việc điều
trị bỏng[18].

H

Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị bỏng, 70.000 đến 100.000 bệnh
nhân bỏng phải điều trị tại bệnh viện và 6.500 đến 12.000 người tử vong do
bỏng. Nếu so với tử vong do các thiên tai khác như bão, lốc, động đất, lụt.. thì
gấp 20 lần, nếu so với tử vong do chấn thương các loại thì tử vong do bỏng đứng
thứ ba. Chi phí cho điều trị bỏng mới hàng năm vào khoảng 3 tỷ USD và chi phí
cho điều trị phục hồi bệnh nhân bỏng cũng lên tới 3 tỷ USD [18].
Tương tự như vậy, ở Pháp mỗi năm có 150.000 người bị bỏng và 7.500
trường hợp là bỏng nặng và rất nặng. Ở Nhật với dân số trên 125 triệu người, số
tử vong vì bỏng hàng năm là 2.200 người, bên cạnh đó ước tính có khoảng 5.000
người bị bỏng nặng được điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa về bỏng [18].
Những điểm nêu trên cho thấy bỏng là một tai nạn thường gặp và gây tử
vong cao. Trong thế kỷ 20 đã ghi nhận nhiều vụ thảm hoạ cháy lớn làm hàng



- 12 -

trăm người bị bỏng. Tiêu biểu như vụ cháy lâu đài Raripgio (Ấn Độ) ngày
23/12/1995- nơi tập trung phát giải thưởng cho học sinh giỏi -làm hơn 400 người
chết và gần 600 người bị bỏng. Vụ cháy ở bệnh viện Thánh địa Hồi giáo (Ả Rập
Xê-Út) ngày 27/1/1996 làm 13 người chết và 33 người bị bỏng. Vụ cháy ở vũ
trường thành phố Kexon ngoại ô Malina – Philipin làm chết 150 người, bị bỏng
40 người. Vụ cháy ở Duban (Nam Phi) nơi liên hoan bế giảng ngày 24/3/2000
làm 32 học sinh bị bỏng [18]. Ở Việt Nam, vụ cháy Trung tâm thương mại tại
thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/10/2002 làm 60 người chết và 102 người bị
thương, vụ cháy xe khách tại Bắc Ninh ngày 2/5/2003 làm 46 người chết…

H
P

Theo ước tính của WHO mỗi năm có khoảng 300.000 người trên thế giới
chết vì các tai nạn bỏng và hàng triệu người phải chịu các thương tổn do bỏng
gây ra. Đa số các trường hợp bỏng xảy ra tại các nước có thu nhập trung bình và
thấp (chiếm hơn 90%). Tỷ lệ chết do bỏng lửa đặc biệt cao ở các nước Đông
Nam Á với tỷ suất tử vong 11,6/100.000 dân, tiếp đến là khu vực Trung Đông

U

(6,4/100.000) và châu Phi (6,1/100.000). Trong khi tỷ lệ này ở các nước có thu
nhập cao chỉ là 1/100.000. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì con số tử vong do
bỏng trên toàn thế giới là 283.000 người và 95% ở các nước có thu nhập trung
bình và thấp [38].

H


Trẻ em ln là đối tượng có nguy cơ cao bị bỏng, đặc biệt là trẻ trong độ
tuổi từ 0-4. Nghiên cứu của Kanchan T và Menezes RG về tử vong ở trẻ em 1-19
tuổi ở miền nam Ấn Độ từ 1994 –2005 cho thấy đứng đầu là tử vong do tai nạn
giao thông (38,4%), tiếp đến là bỏng (24,9%) [32]. Theo nghiên cứu của KS
Quayle và cộng sự trên 8404 trẻ 0 - 14 tuổi nhập viện do bỏng thì nhóm tuổi 0-4
chiếm 63% [33]. Tỷ suất trẻ 0-14 tuổi bị bỏng tại Missouri là 339/100.000 trẻnăm, con số này ở nhóm trẻ 0-4 tuổi là 660/100.000 trẻ-năm. Trẻ nam bị bỏng
nhiều hơn trẻ nữ (392/100.000 trẻ -năm và 283/100.000 trẻ - năm) [33].
Nghiên cứu bệnh chứng của J Delgado và cộng sự tại viện Nhi quốc gia
Peru cũng cho một kết quả tương tự: trong số bệnh nhi nhập viện do bỏng từ


- 13 -

năm 1998 – 2000 thì trẻ dưới 5 tuổi chiếm tới 70,1%, tiếp đến là nhóm tuổi 5-9
(19,2%), nhóm tuổi 10-14 (8,6%), trên 14 tuổi (2,1%). 90,9% các trường hợp
bỏng xảy ra tại nhà, trong đó bỏng xảy ra tại bếp chiếm 67,8% các trường hợp.
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lỏng nóng (74,3%), do lửa (12,7%), do đồ vật
nóng (5,2%), do điện (3,7%). Hơn 70% các trường hợp khi tai nạn bỏng xảy ra
với trẻ có sự có mặt của cha hoặc mẹ.[31]
Một nghiên cứu khác tại Kuwait trên 560 bệnh nhi điều trị bỏng cũng cho
thấy nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm một tỷ lệ cao (hơn 80%). Tai nạn bỏng chủ yếu
xảy ra tại nhà (99,4%) và bếp là địa điểm xảy ra bỏng nhiều nhất [34].

H
P

Có mối liên quan giữa bỏng ở trẻ dưới 5 tuổi và điều kiện sống, thu nhập
của gia đình. Trong nghiên cứu bệnh chứng trên 122 trường hợp bỏng ở nhóm
tuổi dưới 5 và 213 trường hợp khơng bị bỏng cũng ở độ tuổi tương ứng, Van
Rijn OJ và cộng sự đã thấy rằng những trẻ sống trong điều kiện chật chội và

những trẻ ở tầng lớp kinh tế xã hội thấp có nguy cơ mắc bỏng cao hơn [39]. Kết

U

quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Werneck GL tại Rio de
Janeiro, những trẻ sống trong gia đình có đơng người sẽ có nguy cơ bỏng cao

H

gấp 2,2 lần những trẻ khác [37].

Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã cho thấy trình độ học vấn của cha, mẹ cũng
có ảnh hưởng đến khả năng bị bỏng của trẻ. Những trẻ mà cha mẹ có trình độ
học vấn cao sẽ ít có nguy cơ bị bỏng hơn những trẻ khác. Nghiên cứu bệnh
chứng của J Delgado và cộng sự cho thấy nếu mẹ có trình độ học vấn từ trung
học phổ thông trở lên nguy cơ bị bỏng ở trẻ chỉ bằng 1/3 so với những trẻ mà mẹ
học dưới trung học phổ thông. Tương tự như vậy nếu bố có trình độ học vấn từ
trung học phổ thơng trở lên thì nguy cơ trẻ bị bỏng chỉ còn 1/5 so với những trẻ
khác.[31]
Tỷ suất tử vong do bỏng ở nhóm tuổi dưới 5 cũng cao hơn hẳn so với các
nhóm tuổi khác. Nếu tỷ suất tử vong do bỏng ở trẻ 5-14 là 2,5/100.000, ở nhóm
tuổi 15-29 là 3,9/100.000 thì con số này ở nhóm 0-4 là 6,6/100.000. Khu vực


- 14 -

Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam là nơi có số trẻ tử vong do bỏng cao nhất
trên thế giới - chiếm hơn một nửa số trường hợp trẻ tử vong do bỏng trên tồn
thế giới.[38]
1.2.3.2. Tình hình bỏng ở trẻ em tại Việt Nam

Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống hàng ngày. Hàng năm ước tính
có hàng trăm nghìn người bị bỏng ở Việt Nam, trong đó có hàng chục nghìn
người bị bỏng nặng phải vào điều trị tại các cơ sở y tế. Số bệnh nhân bỏng hàng
năm có xu hướng gia tăng. Tại Viện Bỏng Quốc gia, số bệnh nhân bỏng vào năm

H
P

1994 là 1.212 và trong năm 2003 đã là trên 5.000 bệnh nhân. Theo số liệu báo
cáo mới đây của viện Bỏng Quốc gia, hàng năm nước ta ước tính có khoảng
800.000 người (tương đương 1% dân số) bị bỏng [27].

Theo kết quả điều tra liên trường, tỷ suất chấn thương do bỏng là
201/100.000, đứng hàng thứ năm trong các nguyên nhân gây chấn thương [1].

U

Kết quả điều tra cơ bản tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ
dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần
Thơ và Đồng Tháp cũng cho kết quả tương tự: chấn thương do bỏng đứng hàng

H

thứ năm (324/100.000) sau chấn thương do ngã, tai nạn giao thông, động vật –
súc vật cắn, do các vật sắc nhọn. Tuy nhiên ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi thì bỏng lại là
một trong ba nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương không tử vong với tỷ suất
912/100.000 [2].

Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự về tai nạn thương tích ở trẻ
em thành phố Hải Phòng năm 2000 cho thấy bỏng đứng hàng thứ tư trong các

nguyên nhân gây TNTT (chiếm 13,26%) sau ngã (33,75%), động vật tấn công
(22,64%) và tai nạn giao thông (14,13%) [16].
Theo con số thống kê chưa đầy đủ do Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc và
Cục Y tế dự phòng Việt Nam đưa ra, ước tính ở Việt Nam mỗi ngày có gần 180
trẻ bị bỏng, trong đó 41% các ca bỏng xảy ra ở trẻ 1-4 tuổi, 80% các ca bỏng xảy
ra tại nhà [24].


- 15 -

Phân bố bỏng theo lứa tuổi:
Dưới 1 tuổi:

Từ 6,2% đến 11,6%

Từ 1 đến 5 tuổi:

Từ 50,2% đến 57,7%

Từ 6 đến 10 tuổi: Từ 16,7% đến 28,4%
Từ 11 đến 15 tuổi: Từ 14,7 đến 15,3% [19]
Có thể thấy lứa tuổi từ 1-5 chiếm tỷ lệ cao nhất trong số trẻ em bị bỏng. Ở
lứa tuổi này trẻ hiếu động, tò mò và chưa hiểu biết về các nguy cơ có thể xảy ra
đồng thời các động tác chi chưa được điều chỉnh một cách thuần thục nên tai nạn
bỏng hay xảy ra và thường nặng. Đa số các trường hợp bỏng ở trẻ em xảy ra tại

H
P

nhà, đặc biệt ở bếp, phịng tắm (có nước nóng), vào khoảng thời gian từ 10-12

giờ và 16-19 giờ hàng ngày [22].

Một nghiên cứu về bệnh bỏng kéo dài từ năm 1985 đến 1998 tại Viện
Bỏng Quốc gia cho thấy có tới 5.721 trẻ dưới 15 tuổi phải điều trị tại viện bỏng,
trong đó chỉ riêng từ năm 1996-1998 đã có tới 2.318 trường hợp bỏng phải điều

U

trị tại bệnh viện [3]. Con số này mặc dù chưa thực sự phản ánh việc gia tăng số
trẻ mắc bỏng trong cộng đồng nhưng cũng phần nào cảnh báo nguy cơ bỏng, đặc

H

biệt là các trường hợp bỏng nặng ở trẻ nhỏ.
Nghiên cứu của Hồ Thị Xuân Hương trên 10.533 trẻ bị bỏng điều trị nội
trú tại viện Bỏng Quốc gia trong 20 năm (1985-2004) cũng cho thấy số trẻ vào
điều trị nội trú ngày càng tăng. Lứa tuổi bỏng nhiều nhất là dưới 5 tuổi (83,9%),
tác nhân gây bỏng chủ yếu là bỏng nhiệt ướt (77,4%), địa điểm xảy ra bỏng phần
lớn là tại nhà (86,8%) vào các giờ cao điểm trong sinh hoạt hàng ngày. Tử vong
ở nhóm tuổi dưới 5 cũng cao nhất, chiếm 85,96%[11].
Theo thống kê của bệnh viện đa khoa tỉnh Đaklak thì hàng năm có khoảng
120 bệnh nhân bỏng nằm điều trị và khoảng 1% tử vong do bỏng. Như vậy tử
vong do bỏng vẫn chiếm một phần đáng kể mà nghiên cứu chấn thương dựa vào
cộng đồng đã bỏ sót [10].


- 16 -

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn và cộng sự tại viện Bỏng Quốc gia
năm 1999-2000, trẻ em chiếm hơn 50% số trường hợp bỏng điều trị nội trú,

trong đó nhóm trẻ dưới 5 tuổi bị bỏng cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác
(p<0,05), cao nhất là lứa tuổi 1-3 (38,7%). Tỷ lệ tử vong là 4,8% mà nguyên
nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn huyết. 86,3% các trường hợp bỏng là trẻ em
nông thôn, đời sống kinh tế thấp. 89% địa điểm xảy ra bỏng tại nhà, trong đó
49,1% xảy ra khi người lớn đang cho trẻ ăn và 33,3% xảy ra tại bếp. Tác nhân
gây bỏng thường gặp nhất là bỏng nhiệt ướt (81,7%), trong đó 97,4% là do nước
nóng, thức ăn nóng, bỏng nhiệt khơ chiếm 7,7%, bỏng do hố chất chiếm 6,5%,

H
P

bỏng điện chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,2%). [23]

Trần Văn Nam và cộng sự khi nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bỏng trên
230 trẻ em 0 đến 15 tuổi điều trị bỏng tại bệnh viện Hải Phòng năm 2003 cho
thấy trẻ dưới 5 tuổi chiếm 65,7%, tỷ lệ nam/nữ là 1,56/1 và bỏng xảy ra chủ yếu
vào các tháng mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 trong năm. Nguyên nhân gây bỏng

U

chủ yếu là bỏng nhiệt ướt (83%), tiếp đến là bỏng điện (8,7%), bỏng nhiệt khơ
6%, bỏng hố chất 2,2%. Vị trí da bị bỏng chủ yếu là bỏng các chi, trong đó chi
dưới chiếm 48,26%, chi trên 37,4%, thân trước 37%.[14]

H

Nghiên cứu của Thái Quang Hùng tiến hành trên những bệnh nhân nhập
viện do bỏng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đaklak trong thời gian từ 1998 đến 2002
cho thấy tỷ suất mắc chấn thương do bỏng là 9,6/100.000 người/năm, 50% các
ca bỏng là trẻ 0- 4 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ (tỷ lệ 1,6/1), bỏng xuất hiện rải rác

quanh năm, hơn 95% các ca bỏng xảy ra tại nhà hoặc xung quanh nhà. Nguyên
nhân gây bỏng hàng đầu là bỏng nước nóng (63,4%), tiếp đến là các chất gây
cháy nổ như xăng dầu (20,4%), do lửa (5,9%).[10]
Kết quả đánh giá tình trạng bỏng trẻ em nhập viện bỏng quốc gia năm
2006 cũng cho thấy trẻ dưới 15 tuổi nhập viện chiếm 52,9%, trong đó lứa tuổi
dưới 6 bị bỏng cao hơn hẳn nhóm tuổi trên 6 (86% và 14%) với p<0,05. Trẻ từ
1-3 chiếm tỷ lệ cao nhất (55,2%). Trẻ nam bị bỏng nhiều hơn trẻ nữ. Các nguyên


×