Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của bệnh nhân nội trú tại viện chấn thương chỉnh hình bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐINH NGỌC ANH
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TRẢI NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI
VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

H
P

LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

U

H

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐINH NGỌC ANH

H
P


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TRẢI NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI
VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

U

LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Trọng Sơn

HÀ NỘI, 2021


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 4

1.2. Một số phương pháp và công cụ đo lường TNNB...................................................... 5

H
P

1.3. Một số nghiên cứu đánh giá trải nghiệm người bệnh tại bệnh viện............................ 8
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới Trải nghiệm người bệnh ............................................. 12
1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 13
1.6. Khung lý thuyết ........................................................................................................ 14

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................16

U

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 16
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 16

H

2.4. Cỡ mẫu ...................................................................................................................... 17
2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................ 17
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................... 18
2.7. Các biến số nghiên cứu ............................................................................................. 20
2.8. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 21
2.9. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................................. 22
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .............................. 22

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................24
3A. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ..................................................................................... 24

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 24
3.2. Trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú ............................................................. 26
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến Trải nghiệm người bệnh ............................................ 35
3B. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH .......................................................................................... 38


ii

Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................48
4.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 48
4.2. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 49
4.3. Trải nghiệm của người bệnh nội trú lúc nhập viện ................................................... 50
4.4. Trải nghiệm của người bệnh nội trú về Cơ sở vật chất - Tiện ích phục vụ người bệnh
......................................................................................................................................... 51
4.5. Trải nghiệm của người bệnh nội trú về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế.
......................................................................................................................................... 52
4.6. Trải nghiệm về hoạt động khám chữa bệnh .............................................................. 53
4.7. Trải nghiệm chi trả viện phí ...................................................................................... 53
4.8. Trải nghiệm của người bệnh nội trú trước khi xuất viện .......................................... 54
4.9. Lượng hóa mối liên quan giữa một yếu tố liên quan tới TNNB điều trị nội trú ....... 54

H
P

4.10. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người bệnh dưới góc nhìn của lãnh đạo
Viện và NVYT. ................................................................................................................ 56

KẾT LUẬN ..............................................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63


U

Phụ lục 1 ...................................................................................................................69
Phụ lục 2 ...................................................................................................................75
Phụ lục 3 ...................................................................................................................88

H

Phụ lục 4 ...................................................................................................................90
Phụ lục 5 ...................................................................................................................92
Phụ lục 6 ...................................................................................................................94


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BSCK

Bác sĩ chuyên khoa


BYT

Bộ Y tế

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

SYT

Sở Y tế

TNNB

Trải nghiệm người bệnh

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VCTCH

Viện Chấn thương chỉnh hình

H


U

H
P


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thông tin nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ................................24
Bảng 3.2: Đặc điểm tình trạng khi điều trị nội trú của đối tượng nghiên cứu ..........25
Bảng 3.3: Trải nghiệm của người bệnh nội trú lúc nhập viện ........................................... 26
Bảng 3.4: Trải nghiệm của người bệnh nội trú về Cơ sở vật chất - Tiện ích phục vụ người
bệnh ..................................................................................................................................... 27

Bảng 3.5: Trải nghiệm của người bệnh nội trú về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên
y tế....................................................................................................................................... 29

Bảng 3.6: Trải nghiệm của người bệnh nội trú về hoạt động khám chữa bệnh ........30
Bảng 3.7: Trải nghiệm của người bệnh nội trú về Chi trả viện phí ..........................31

H
P

Bảng 3.8: Trải nghiệm của người bệnh nội trú trước khi xuất viện ..........................32
Bảng 3.9: Nhận xét chung về bệnh viện ...................................................................32
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh với
đánh giá tích cực về trải nghiệm lúc nhập viện tại VCTCH .....................................35
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa khả năng tự chi trả viện phí của người bệnh với trải


U

nghiệm về cơ sở vật chất - tiện ích phục vụ người bệnh...........................................35
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với trải nghiệm của người bệnh nội trú về
tinh thần, thái độ phục vụ của NVYT .......................................................................36

H

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa việc có hay khơng được BHYT chi trả viện phí với
trải nghiệm chi trả viện phí .......................................................................................36
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa một số yếu tố thuộc về người bệnh với trải nghiệm
xuất viện ....................................................................................................................37


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Khung lý thuyết đo lường trải nghiệm người bệnh...................................15
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ trải nghiệm chung của người bệnh nội trú tại Viện Chấn thương
chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (n = 245) ...............................................34

H
P

H

U


vi


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh các bệnh viện cơng lập trên cả nước đã tiệm cận tới hoạt động tự
chủ hồn tồn như hiện nay, khơng khó để nhận ra việc không ngừng cải thiện chất
lượng dịch vụ để giữ chân người bệnh – khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng
mới là nhiệm vụ sống còn của mỗi bệnh viện. Để có những giải pháp phù hợp và thiết
thực nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ thì việc đánh giá trải nghiệm người
bệnh là một mắt xích khơng thể thiếu. Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức với mong mốn nâng cao chất lượng dịch vụ và luôn đặt ưu tiên về trải
nghiệm của người bệnh khi sử dụng dịch vụ y tế, nghiên cứu “Thực trạng và một số
yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của bệnh nhân nội trú tại Viện Chấn thương

H
P

chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021” đã được thực hiện nhằm mô
tả thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm của người bệnh
điều trị nội trú tại Viện chấn thương chỉnh hình năm 2021.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp
định lượng và định tính. Khảo sát định lượng sử dụng bộ công cụ “Phiếu khảo sát

U

trải nghiệm người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện” có điều chỉnh của Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát trên 245 người bệnh điều trị nội trú tối thiểu 5 ngày

H

tại 4 khoa của Viện Chấn thương chỉnh hình bao gồm Khoa Chấn thương chung,

Khoa Phẫu thuật cột sống, Khoa Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ và Khoa Phục hồi
chức năng. Số liệu định tính được thu thập trên 25 đối tượng nghiên cứu là các cán
bộ quản lý và nhân viên y tế tại Viện bằng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trải nghiệm chung của người bệnh nội trú tại Viện
Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021 là tích cực với tỷ
lệ 75,51%; Điểm đánh giá chung của bệnh nhân về trải nghiệm người bệnh là 8,99/10;
Thời gian bệnh nhân phải chờ để được xuất viện là 210 phút. Tuy nhiên vẫn cịn đó
một số kết quả chưa tích cực như 66,94% đánh giá chưa tích cực về việc phải chờ với
thời gian chờ nhập viện trung bình là 1 ngày.


vii

Về các yếu liên quan đến trải nghiệm của người bệnh nội trú, nghiên cứu đã chỉ
ra khơng có mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân (giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn
hóa, tình trạng kinh tế, khả năng chi trả, số lần điều trị, thời gian điều trị nội trú và có
bảo hiểm y tế hay khơng) với trải nghiệm của người bệnh nói chung về Viện. Các yếu
tố ảnh hưởng thuộc về Viện bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và tiện ích phục
vụ bệnh nhân và quy trình nhập – xuất viện. Đối với các yếu tố ảnh hưởng thuộc về
nhân viên y tế là thái độ và quá trình trao đổi thông tin giữa nhân viên y tế và bệnh
nhân. Trong đó, bệnh nhân có khả năng tự chi trả viện phí có khả năng có trải nghiệm
tích cực về cơ sở vật chất – tiện ích phục vụ người bệnh cao hơn 1,97 lần so với nhóm
bệnh nhân khơng thể tự chi trả viện phí. Nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi có khả năng

H
P

có trải nghiệm tích cực về tinh thần – thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế

cao hơn 9,87 lần so với nhóm bệnh nhân ≤ 40 tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cần cải thiện các quy trình rườm rà trong khâu xuất
– nhập viện, tăng cường tập huấn về tinh thần – thái độ phục vụ. Nâng cấp, cải thiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả

U

các quy trình từ khi bệnh nhân đăng ký khám tới lúc xuất viện.

H


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế cần
phải lấy người bệnh (NB) làm trung tâm (1). Trong đó, trải nghiệm người bệnh
(TNNB) là một thước đo quan trọng trong chăm sóc, lấy NB làm trung tâm và cần có
sự kết hợp của 03 lĩnh vực: giao tiếp hiệu quả, tôn trọng phẩm giá và hỗ trợ cảm xúc
(1). TNNB có liên kết tích cực và nhất quán đối với an toàn cho NB và hiệu quả lâm
sàng (2, 3).
Tại nhiều quốc gia, khảo sát TNNB nội trú tại bệnh viện đang dần được thay thế
cho hoạt động khảo sát sự hài lịng vì những ưu điểm trong việc cung cấp thông tin

H
P

cũng như dễ dàng đo lường hơn, từ đó giúp nhà quản lý bệnh viện đưa ra các quyết
định quản trị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời nâng cao kết quả điều trị

lâm sàng và hiệu quả chi phí y tế (4). Tại miền Nam Việt Nam, Sở Y tế (SYT) Thành
phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) đã áp dụng khảo sát TNNB trong thời gian điều trị nội
trú tại các bệnh viện trên địa bàn thành hoạt động thường quy hàng năm. Tính đến

U

tháng 12 năm 2019, khảo sát đã được tiến hành tại 98 bệnh viện với 5.716 NB. Khảo
sát đã chỉ ra điểm trung bình TNNB là 8,40 đối với bệnh viện tuyến thành phố, bệnh
viện quận huyện là 8,21 trong khi tại các bệnh viện ngồi cơng lập cao hơn là 8,76.

H

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề ưu tiên chung được chỉ ra và cần xử lý như thời gian chờ
thực hiện thủ tục nhập viện/ xuất viện, thời gian chờ bác sĩ khám bệnh, hoạt động hỗ
trợ NB có hồn cảnh khó khăn (5). Tuy nhiên các bệnh viện trên địa bàn thành phố
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vẫn chưa thực sự quan tâm đến đo lường TNNB, có rất
ít các nghiên cứu về TNNB được thực hiện lẻ tẻ tại một số bệnh viện miền Bắc như
nghiên cứu TNNB của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018, trải nghiệm chăm sóc
sau mổ tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 (6, 7).
Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
là cơ sở Ngoại khoa Hạng Đặc biệt đầu tiên của cả nước, hàng ngày tiếp đón và tư
vấn khám chữa bệnh (KCB) cho hàng ngàn lượt bệnh nhân (BN), chỉ riêng năm 2019
số lượng NB điều trị nội trú là 70.710 người (8). Trong đó, NB nội trú của Viện chấn


2

thương chỉnh hình (VCTCH hoặc sau đây gọi tắt là Viện) chiếm khoảng 40% tổng
số BN nội trú của cả bệnh viện, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 100 BN nội trú dẫn đến
tình trạng quá tải và nhận được nhiều góp ý phàn nàn về thủ tục hành chính, thơng

tin hướng dẫn bệnh trạng không chi tiết (8). Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu riêng
nào tiến hành đánh giá TNNB về chất lượng dịch vụ đang triển khai tại VCTCH.
Nhận thấy tính cấp thiết của việc triển khai nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin, giúp
xác định hướng cải thiện chất lượng dịch vụ, khẳng định danh tiếng, thu hút tăng số
lượng cũng như mang lại những trải nghiệm tích cực cho NB tại Viện, học viên lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của
bệnh nhân nội trú tại Viện chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm

H
P

2021” với hai mục tiêu chính là mơ tả trải nghiệm của người bệnh nội trú và phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng đến TNNB tại VCTCH Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
năm 2021.

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả trải nghiệm của người bệnh nội trú tại Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của người bệnh nội trú tại Viện
Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.

H
P


H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm trải nghiệm người bệnh
TNNB được The Beryl Institute định nghĩa “TNNB là tổng hợp của tất cả các
tương tác giữa người bệnh và cơ sở y tế, được định hình bởi văn hóa của một tổ chức,
ảnh hưởng đến sự nhận thức của người bệnh trong suốt quá trình điều trị” (9). Cathal
Doyle và cộng sự (2012) nhận định TNNB đã trở thành một chỉ số chất lượng quan
trọng trong chăm sóc sức khỏe và có liên quan tích cực với sự an tồn của người bệnh
và hiệu quả lâm sàng (3).

H
P

Trong nghiên cứu, định nghĩa TNNB của tổ chức AHQR (Agency for Healthcare
Research and Quality) sẽ được sử dụng, cụ thể: TNNB bao gồm phạm vi tương tác
mà bệnh nhân có với hệ thống chăm sóc sức khoẻ, từ các bác sĩ, y tá và nhân viên
trong bệnh viện, mơi trường và các dịch vụ tiện ích trong bệnh viện (10, 11). Hiểu
được TNNB là một bước quan trọng trong việc hướng tới lấy người bệnh làm trung

U

tâm. Bằng cách xem xét TNNB trên nhiều khía cạnh, người ta có thể đánh giá được

mức độ mà NB được đáp ứng các nhu cầu thể chất cũng như tinh thần trong quá trình
sử dụng dịch vụ. Đánh giá TNNB cùng với các thành phần khác như hiệu quả và an

H

tồn của dịch vụ chăm sóc là điều cần thiết để cung cấp bức tranh toàn cảnh về chất
lượng chăm sóc sức khỏe (10).

1.1.2. Khái niệm người bệnh nội trú
Luật khám chữa bệnh Việt Nam quy định: “NB là người sử dụng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh” (12). Trong đó, “Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử
bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng,
thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được
công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được
công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi
chức năng cho người bệnh” (12).
NB nội trú là người được thực hiện điều trị nội trú khi có chỉ định của người hành
nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh,


5

chữa bệnh từ cơ sở khác (12). Khi đó, người bệnh phải tiến hành nhập viện để tiếp
nhận điều trị (13).
1.1.3. Đánh giá trải nghiệm người bệnh và tầm quan trọng
Thực nghiệm từ Hoa Kỳ và các nước cho thấy rằng các bệnh viện và cơ sở cung
cấp dịch vụ chăm sóc cứu thương có điểm số hài lịng của người bệnh cao hơn cũng
hoạt động tốt hơn trên các thước đo kết quả và quy trình lâm sàng. Quan trọng nhất,
cải thiện TNNB sẽ xây dựng lòng tin vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, đề phịng việc
khấu trừ dịch vụ khi đối mặt với các biện pháp khuyến khích thay đổi của cơ sở y tế

và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bác sĩ lâm sàng và người bệnh. Do đó, các thước đo
TNNB đóng vai trị quan trọng trong cách chúng ta đánh giá dịch vụ chăm sóc chất

H
P

lượng cao, dựa trên giá trị (14).

Các chỉ số đo lường TNNB ngày càng trở nên quan trọng và là trọng tâm của các
chương trình khuyến khích dựa trên giá trị của cả chính phủ và những người tự chi
trả. Đồng thời việc thu hút người bệnh tham gia vào việc chăm sóc cũng dẫn đến kết
quả lâm sàng tốt hơn. Sự tham gia của người bệnh và cộng đồng sẽ tiếp tục là những

U

chiến lược đòn bẩy cao khi chúng ta tiếp tục phát triển trong kỷ ngun sức khỏe dân
số. Đảm bảo TNNB tích cực có nghĩa là trang bị cho mọi người kỹ năng, kiến thức
và sự tự tin để tham gia với tư cách là đối tác được cung cấp thông tin đầy đủ trong

H

việc chăm sóc của chính họ và điều này dẫn đến kết quả sức khỏe tốt hơn và chi phí
chăm sóc thấp hơn (15).

Katherine Browne và cộng sự (2010) đã nghiên cứu đo lường TNNB như một
chiến lược để cải thiện chăm sóc ban đầu cho thấy người bệnh coi trọng các khía cạnh
giữa các nhu cầu cá nhân trong trải nghiệm chăm sóc sức khỏe của họ. Đồng thời việc
sử dụng thông tin trải nghiệm người bệnh là một chiến lược quan trọng để chuyển đổi
các phương pháp thực hành cũng như thúc đẩy chuyển đổi hệ thống tổng thể (16).
Hiện nay, tại Việt Nam, đánh giá TNNB được khuyến cáo cần được thực hiện một

cách khách quan, trung thực tại tất cả các khoa, phịng. Ngồi ra việc khảo sát cần
được thực hiện với tần xuất cao và liên tục, có cơ chế, chế độ khen thưởng cũng như
xử lý rõ ràng đối với các nhân viên y tế, khoa, phòng tác động đến TNNB (5).
1.2. Một số phương pháp và công cụ đo lường TNNB


6

Hiện nay, ở trên thế giới có rất nhiều bộ công cụ đo lường TNNB:
1.2.1. Đánh giá của người sử dụng dịch vụ đối với các cơ sở y tế và hệ thống
chăm sóc sức khỏe (Consumer Assessment of Healthcare Providers and
Systeams – CAHPS)
CAHPS được xây dựng năm 1998 bởi Trung tâm dịch vụ Medicare và trợ cấp y
tế (CMS), với mục đích tìm hiểu TNNB tại cơ sở y tế, bộ công cụ bao gồm 27 tiểu
mục theo 7 lĩnh vực: chăm sóc của điều dưỡng, chăm sóc của bác sĩ, môi trường bệnh
viện, TNNB trong bệnh viện, xuất viện, đánh giá tổng thể về bệnh viện, thông tin
chung của người bệnh trên thang đo tần xuất 4 mức độ từ “không bao giờ” đến “luôn
luôn”. Bộ công cụ này được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá có độ tin cậy nhất quán

H
P

và tính giá trị tốt. Đây là bộ công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường TNNB
(17-19). Tuy nhiên, điểm hạn chế là có nhiều yếu tố phức tạp bao hàm nhiều thông
tin gây khó hiểu đối với người tham gia khảo sát (20).

Một số cuộc khảo sát của CAHPS hỏi về TNNB với các nhà cung cấp, chẳng hạn
như y tế, nhóm, địa điểm thực hành và trung tâm phẫu thuật, hoặc với việc chăm sóc

U


các tình trạng sức khỏe cụ thể. Cuối cùng, một số cuộc khảo sát hỏi về kinh nghiệm
chăm sóc tại các cơ sở y tế như bệnh viện, trung tâm lọc máu và viện dưỡng lão (21).
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Huyền Trâm đã sử dụng bộ câu hỏi để đo lường TNNB

H

tại Bệnh viện Đại học Y năm 2018 (6).

1.2.2.Công cụ trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú (In-Patient
Experiences of Health care -I-PAHC)
I-PAHC là bảng câu hỏi ngắn gọn để đánh giá trải nghiệm chăm sóc sức khỏe của
bệnh nhân ở những nơi có thu nhập thấp được xây dựng năm 2011 bởi Tashonna
R.Webster và cộng sự (22). Hệ số Cronbach’s alpha cho thang đo vượt quá 0,07
(ngoại trừ thang đo môi trường cơ sở vật chất có hệ số là 0,54). Khảo sát gồm lĩnh
vực chính như: giao tiếp với NVYT, mơi trường cơ sở vật chất, kiểm soát cơn đau,
thuốc và triệu chứng. Bộ cơng cụ gồm 25 tiểu mục trong đó có 17 tiểu mục là liên
quan trực tiếp đến TNNB theo thang điểm tương tự CAHPS hoặc 2 lựa chọn có/
khơng. Các cấu phần khác được đánh giá dựa trên thang điểm 10 (0 là tồi tệ nhất đến


7

10 là tốt nhất). Bộ cơng cụ có ưu điểm ngắn gọn và được chứng minh về tính nhất
quán, độ tin cậy tốt, có giá trị xây dựng tốt (22).
1.2.3. Câu hỏi trải nghiệm người bệnh của Picker (Picker Patient Experience
Questionnaire - PPE-15)
Bảng câu hỏi trải nghiệm bệnh nhân của Picker là phát triển và xác nhận bằng
cách sử dụng dữ liệu từ các cuộc khảo sát nội bộ bệnh nhân ở 05 quốc gia bởi
Bệnh viện Picker gồm Crispin Jenkinson và cộng sự năm 2002 (23). Bộ câu hỏi PPE15 bao gồm 15 tiểu mục để đo lường 08 nguyên tắc: Truyền thông và giáo dục, sự

phối hợp chăm sóc, phục hồi chức năng, hỗ trợ tâm lý, sự liên tục và chuyển giao
trong chăm sóc sức khỏe, cảm nhận tổng thể về cơ sở y tế. Các lựa chọn được đánh

H
P

giá theo thang đo 3, 4 và 5 mức độ khác nhau. PPE-15 có nguồn gốc từ 40 tiểu mục
khảo sát bệnh nhân nội trú về trải nghiệm của họ tại các bệnh viện. Bộ công cụ cũng
đã chứng minh được độ tin cậy và tính giá trị (23).

1.2.4. Câu hỏi trải nghiệm người bệnh (Patient Experience Questionnaire - PEQ)
Bộ công cụ đánh giá TNNB được nghiên cứu bởi Kjell I Pettersen và cộng sự năm

U

2004 được phát triển dựa trên một khảo sát lớn tìm hiểu TNNB về chất lượng chăm
sóc tại bệnh viện. Bộ câu hỏi bao gồm 35 tiểu mục được đánh giá từ tiêu cực đến tích
cực (0-10). Nhà nghiên cứu đã xây dựng 10 thang đánh giá tổng hợp dựa trên phân

H

tích nhân tố và cân nhắc lý thuyết: Thông tin về các khiếu nại trong tương lai, dịch
vụ chăm sóc của điều dưỡng, thơng tin liên lạc, tìm kiếm thơng tin y tế, khả năng xúc
với người thân, dịch vụ chăm sóc của bác sĩ, cơ sở vật chất và trang thiết bị, thơng tin
về thuốc, tổ chức, sự hài lịng chung về cơ sở y tế (24).
Một số bộ công cụ cũng được phát triển và sử dụng như: Câu hỏi TNNB của Na
Uy (Norwegian Patient Experience Questionnaire - NORPEQ) (25); Câu hỏi TNNB
ngoại trú của Trung Quốc (The Outpatient experience questionnaire - OPEQ) (26);
Câu hỏi trải nghiệm dịch vụ y tế dành cho người bệnh ngoại trú (Health services
Outpatient experience questionnaire - HSOPE) (27).

1.2.5. Công cụ đánh giá TNNB tại Việt Nam
Năm 2019, SYT Tp. HCM với sự phối hợp của trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch đã nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi khảo sát TNNB nội trú phiên bản 3.0


8

dựa trên các yêu cầu của BYT, các bệnh viện và văn hóa người Việt đã được thử
nghiệm và kiểm chứng (28). Bộ công cụ gồm các câu hỏi được chia thành 04 nhóm
tương ứng với 04 giai đoạn: Nhập viện (8 câu), cơ sở vật chất khi điều trị nội trú (8
câu), tinh thần thái độ của nhân viên y tế (5 câu), hoạt động khám chữa bệnh (7 câu),
chi trả viện phí (3 câu) và xuất viện (3 câu) (28).
Với các góp ý từ phía các chun gia, bộ câu hỏi sau đó đã được hiệu chỉnh và sử
dụng rộng rãi tại Tp. HCM (5). Bộ câu hỏi cũng đã được sử dụng nhiều trong các
nghiên cứu như “Khảo sát sự trải nghiệm của người bệnh về dịch vụ y tế nội trú tại
Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019” của Lê Thiện Quỳnh Như (29), thực trạng
và một số yếu tố ảnh hưởng tới TNNB tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. HCM năm 2020

H
P

của Lê Trương Bảo (30).

Chính vì những lý do trên, học viên đã lựa chọn Phiếu khảo sát trải nghiệm người
bệnh của SYT Tp. HCM là công cụ đo lường trong đề tài “Thực trạng và một số yếu
tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của bệnh nhân nội trú tại Viện Chấn thương chỉnh hình
của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021”.

U


1.3. Một số nghiên cứu đánh giá trải nghiệm người bệnh tại bệnh viện
1.3.1. Trên thế giới

Trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về TNNB về cung cấp dịch vụ y tế tại

H

bệnh viện như nghiên cứu tại các bệnh viện cơng lập ở Thượng Hải nhằm tìm hiểu
thực trạng TNNB và một số mối liên quan đến tình trạng quá tải năm 2014 của Yuhua
Bao và các cộng sự. Nghiên cứu được đã khảo sát 7.147 người bệnh ngoại trú tại 40
bệnh viện công lập (31). TNNB với các dịch vụ của bác sĩ được tự báo cáo dựa trên
12 cấu phần với mức độ tin cậy Cronbach’s alpha đạt 0,97. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng
về tổng quan BN có trải nghiệm tích cực với các dịch vụ y tế; Giao tiếp giữa bệnh
nhân và NVYT đạt 91,4% trải nghiệm tích cực; 83,5% tích cực về việc được tham
gia quyết định điều trị lâm sàng; 91,9% phản hồi nhận được sự tôn trọng; Đồng ý
NVYT tôn trọng quyền riêng tư và nhận được giúp đỡ và giải đáp các thắc mắc lần
lượt đạt 89,1% và 85,5%. Mối liên quan giữa việc NVYT giao tiếp với NB, sự tham
gia vào quyết định lâm sàng của NB với TNNB và tình trạng quá tải bệnh viện cũng
đã được chỉ ra (31).


9

Năm 2019, một nghiên cứu của Karen Donelan và công sự đã nghiên cứu về
TNNB và cơ sở y tế khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa để chăm sóc và theo
dõi sức khỏe cho người bệnh tại bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) của Hoa
Kỳ (32). Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát với 426 người bệnh và 74 bác sĩ
đang điều trị tại bệnh viện để đo lường nhận thức về trải nghiệm so sánh giữa khám
chữa bệnh từ xa và các lần khám trực tiếp tại phịng khám, trong đó 254 người bệnh
và 61 bác sĩ đã hoàn thành cuộc khảo sát. Khi so sánh giữa khám chữa bệnh từ xa và

khám trực tiếp tại phòng khám, 62,6 % người bệnh và 59,0 % bác sĩ cho biết khơng
có sự khác biệt về “chất lượng tổng thể thể”. Khám chữa bệnh từ xa được người bệnh
ưu tiên hơn đến khám trực tiếp vì sự thuận tiện và giảm thời gian đi lại. Đa số (52,5%)

H
P

bác sĩ cho biết việc hẹn khám từ xã có hiệu quả cao hơn. 82,3% người bệnh trả lời
chắc chắn sẽ giới thiệu dịch vụ khám chữa bệnh từ xa cho gia đình và bạn bè của họ.
Trên thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 là lượt truy cập tệ nhất có thể xảy ra và 10 là
lượt truy cập tốt nhất thì 68,5% đánh giá lượt truy cập ở mức 9 hoặc 10 (32).
Năm 2019, Svetlana V. Doubova và cộng sự đã nghiên cứu để đánh giá về mối

U

liên hệ giữa trải nghiệm và sự hài lòng của người bệnh với tư vấn chuyên khoa và
chăm sóc phẫu thuật tại các bệnh viện cấp hai và cấp ba của Viện An sinh xã hội ở
Mexico (IMSS) (33). Nghiên cứu bao gồm 6.713 người tham vấn ngoại trú và 528

H

người phẫu thuật. 83% người bệnh tham gia tư vấn ngoại trú và 86,6% người bệnh
phẫu thuật nội trú tại các bệnh viện IMSS hài lòng với dịch vụ nhận được. Về trải
nghiệm người bệnh, người bệnh thường có trải nghiệm tiêu cực với các cuộc tư vấn
chuyên khoa và chăm sóc phẫu thuật là thời gian chờ đợi lâu (40%), và bệnh viện
thiếu sạch sẽ (20%). Một mối quan tâm khác là việc thiếu khám lâm sàng trong khi
hội chẩn (25%). Thời gian chờ đợi ngắn hơn, môi trường lịch sự, NVYT giao tiếp tốt,
chuyên môn lâm sàng và vệ sinh bệnh viện liên quan đến sự trải nghiệm tích cực của
người bệnh khi tham vấn chuyên khoa. Việc tiến hành phẫu thuật mà không bị hỗn
trước và khơng có biến chứng làm tăng khả năng trải nghiệm tích cực của người bệnh.

Sự hài lịng của người bệnh đối với các cuộc tư vấn ngoại trú tại bệnh viện và chăm
sóc phẫu thuật có thể được nâng cao bằng cách tập trung vào các chiến lược cải tiến
để nâng cao trải nghiệm tích cực của người bệnh khi chăm sóc sức khỏe (33).


10

1.3.2. Tại Việt Nam
Kết quả khảo sát TNNB là bằng chứng để các đơn vị trong bệnh viện và các cơ
quan quản lý xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng
cung cấp dịch vụ y tế đến NB. SYT Tp. HCM đã áp dụng khảo sát TNNB tại các
bệnh viện trên địa bàn thành hoạt động thường quy, kết quả khảo sát năm 2020 đã chỉ
ra những vấn đề ưu tiên cần được các bệnh viện quan tâm như: Đơn giản hóa thủ tục
nhập, xuất viện, tăng cường hỗ trợ NB có hồn cảnh khó khăn, rút ngắn thời gian chờ
khám khi mới vào khoa nội trú (34). Mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng
như lợi ích của việc triển khai các nghiên cứu đánh giá TNNB tuy nhiên trên thực tế,
các nghiên cứu đánh giá TNNB điều trị nội trú ở Việt Nam cịn rất ít và tương đối

H
P

hạn chế, hầu hết là các nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh.

Năm 2018, nghiên cứu khảo sát trải nghiệm trên 225 NB điều trị nội trú tại Khoa
Ngoại Bệnh viện Đại học y Hà Nội cho thấy đánh giá chung về TNNB cũng tích cực
khi có 90,7% NB đánh giá tích cực với số điểm từ 8 điểm trở lên trên thang điểm 10
(6). Có tới 84,4% NB có đánh giá tích cực nói rằng họ sẽ giới thiệu với bạn bè và gia

U


đình về bệnh viện. Tỷ lệ tích cực được điều dưỡng tơn trọng, được giải thích dễ hiểu
những điều cần biết và về trải nghiệm môi trường bệnh viện đều đạt trên 93%; BN
trải nghiệm đau trong quá trình điều trị là 57,8%; trải nghiệm sử dụng thuốc khơng

H

đổi thuốc trong q trình điều trị là 55,1%; sau khi xuất viện 84,4% về nhà mà không
đến cơ sở y tế khác; hiểu biết về chăm sóc khi rời viện là 32% đối tượng được nhân
viên y tế dựa trên ý kiến của họ để xác định nhu cầu chăm sóc khi rời viện (6).
Năm 2019, nghiên cứu khảo sát trên 384 người bệnh về dịch vụ y tế nội trú tại
Bệnh viện nhân dân Gia Định cho thấy điểm trải nghiệm trung bình chung 8,5 ± 0,9
điểm (29). Đa số đối tượng khảo sát có trải nghiệm được đánh giá là tích cực, với tỷ
lệ chắc chắn quay lại và giới thiệu cho người khác cao ở các khoa > 65%. Tỷ lệ đánh
giá tích cực về thời gian chờ nhập viện và chờ khám khi vào khoa nội trú lần lượt là
60,2% và 70,3%; công khai giá các loại dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện đạt 59,1%;
thái độ của nhân viên y tế đạt 68,2%; về các tiện ích như tình trạng nhà vệ sinh, dung
dịch rửa tay đạt tích cực là 63,0% và 77,6%; có 55,2% BN đánh giá rằng khơng gặp
bất tiện nào trong quá trình làm thủ tục xuất viện. Khảo sát trải nghiệm người bệnh


11

trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện là một hoạt động thiết thực trong công
tác quản lý chất lượng bệnh viện.
Năm 2019, Bệnh viện Tai Mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện khảo
sát trải nghiệm của 64 người bệnh điều trị nội trú tại 05 khoa lâm sàng (Mũi xoang,
Nhi - Tổng hợp, Tai - Tai thần kinh, Tạo hình thẩm mỹ, Phẫu thuật đầu cổ). Điểm
trung bình TNNB nội trú đạt 8.7/ 10 điểm và 89,1% người bệnh chắc chắn quay lại
điều trị tại bệnh viện khi có nhu cầu (35). Hơn 70% người bệnh không phải chờ để
làm thủ tục nhập viện; gần 80% người bệnh được bác sĩ khám lại ngay tại khoa nội

trú sau khi vào khoa; tất cả những nội dung liên quan đến tinh thần, thái độ, chuyên
môn của NVYT được đánh giá tích cực với tỉ lệ > 95%. Tuy nhiên, qua khảo sát bệnh

H
P

viện cũng nhận được môt số phản hồi về hoạt động hỗ trợ người bệnh có hồn cảnh
khó khăn tại khoa nội trú chỉ 20%; Tiêu chí bệnh viện xanh - sạch - đẹp chỉ được
đánh giá ở mức chấp nhận được (35).

Năm 2019, SYT Tp. HCM đã thực hiện khảo sát TNNB trong thời gian điều trị
nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Tp. HCM mỗi 06 tháng (5). Tính đến ngày

U

31/12/2019, tổng cộng có 98 bệnh viện trên địa bàn thành phố thực hiện khảo sát
5.716 người bệnh ngay trước khi xuất viện, trong đó có 31/32 bệnh viện tuyến thành
phố, 23/23 bệnh viện quận huyện, 44/56 bệnh viện tư nhân. Kết quả khảo sát lần thứ

H

02 năm 2019 cho thấy các bệnh viện ưu tiên cải tiến trải nghiệm người bệnh nội trú
ở những điểm sau: Thời gian thực hiện các thủ tục nhập khoa nội đạt tích cực là
61,1%; hoạt động hỗ trợ người bệnh có hồn cảnh khó khăn tại khoa nội trú là 76,7%;
thời gian được bác sĩ khám bệnh khi mới vào khoa nội trú đạt 78,9%; thời gian thực
hiện các thủ tục xuất viện đạt 79,8%. Nhìn chung, đánh giá TNNB tại bệnh viện của
NB là tương đối tích cực tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các bệnh viện tư nhân so
với bệnh viện công lập. Thực tế, điểm đánh giá tổng thể bệnh viện tuyến thành phố
là 8,40, bệnh viện quận huyện là 8,21 thấp hơn so với bệnh viện ngồi cơng lập với
8,76 điểm và NB cam kết sẽ quay trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị xếp từ cao

xuống thấp lần lượt là bệnh viện tư nhân, bệnh viện tuyến thành phố và cuối cùng là
bệnh viện tuyến huyện (5).


12

Năm 2020, nghiên cứu về trải nghiệm của sản phụ về chăm sóc sau mổ lấy thai
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020 của Chu Thị Thanh Loan kết hợp nghiên cứu
định lượng trên 358 sản phụ và định tính thơng qua 14 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh
đạo bệnh viện, khoa, bác sĩ, điều dưỡng, sản phụ và người nhà sản phụ. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm của sản phụ về dịch vụ chăm sóc sau mổ lấy thai
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là tích cực. Mức trải nghiệm chung tích cực của sản
phụ đối với dịch vụ chăm sóc sau mổ lấy thai trong nghiên cứu này là 76,5%. Trong
đó, tiếp cận thông tin dịch vụ sau mổ lấy thai là 97,1%, quản lý đau 89,1%, sự tham
gia của sản phụ 95,8%, sự tham gia của người nhà sản phụ 92,5%, tính liên tục trong
chăm sóc 74,9%, sự cảm thơng, tơng trọng từ NVYT 89,4%, sự hợp tác và giao tiếp

H
P

giữa các NVYT 96,1%, cơ sở vật chất và môi trường 82,7%. Một số các yếu tố ảnh
hưởng đến trải nghiệm tiêu cực của sản phụ bao gồm: tuổi của sản phụ dưới 30
(OR=1,99, 95% CI 1,17-3,38), đẻ thường thất bại chuyển mổ (OR=2,29, 95% CI
1,00-5,31), số tiền chi trả dưới 15 triệu (OR=2,82, 95% CI 2,82-4,69). Nghiên cứu
định tính cho thấy cơ sở vật chất chưa đầy đủ và chất lượng nguồn nhân lực bệnh viện

U

vẫn chưa đồng đều về trình độ chun mơn là các yếu tố chính ảnh hưởng đến trải
nghiệm của sản phụ (7).


1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới Trải nghiệm người bệnh

H

* Yếu tố thuộc về người bệnh

Một số nghiên cứu cả trong nước và quốc tế đã chỉ ra rằng các đặc điểm thuộc về
người bệnh như độ tuổi, tình trạng nghề nghiệp, khả năng chi trả, thể chất và nhận
thức tâm lý ảnh hưởng trực tiếp tới TNNB (6, 7, 36, 37). Người bệnh trẻ tuổi có tỷ lệ
trải nghiệm tiêu cực cao hơn so với những người lớn tuổi (7). Người bệnh có sức
khỏe tâm thần tốt cũng có khả năng đánh giá bệnh viện cao hơn nhóm sức khỏe chưa
tốt (6).
Bên cạnh đó, một số đặc điểm sử dụng dịch vụ của người bệnh như bảo hiểm, số
ngày điều trị cũng sẽ ảnh hưởng tới TNNB (6). Theo một số kết quả nghiên cứu cho
thấy nhóm BN nằm viện ngắn ngày có tỷ lệ tích cực cao hơn nhóm nằm viện dài ngày,
nhóm người bệnh có bảo hiểm y tế chi trả có trải nghiệm tích cực cao hơn nhóm
khơng có bảo hiểm y tế (6).


13

* Yếu tố thuộc về bệnh viện
Các yếu tố thuộc về bệnh viện bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, mơi trường
chăm sóc người bệnh, an ninh trật tự, dịch vụ tiện ích có mối liên quan chặt chẽ tới
TNNB (7, 38, 39). Môi trường bệnh viện sạch sẽ, thoải mái, đầy đủ cơ sở vật chất,
dịch vụ tiện ích sẽ giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu về thể chất và cảm thấy tích
cực, củng cố khả năng đối phó với những thách thức của bệnh tật (39).
Đặc biệt trải nghiệm về thời gian chờ đợi là thước đo quan trọng trong các cuộc
khảo sát TNNB trên thế giới (40). Khi bệnh viện cải thiện được thời gian chờ hoặc

thực hiện hoạt động tương tác như thông báo cho người bệnh về sự chậm trễ, xin lỗi
rõ ràng về sự chậm trễ, tạo cơ hội để chuyển cách thức phù hợp hơn thì người bệnh

H
P

sẽ giảm bớt sự thất vọng do chờ đợi lâu (40).
* Yếu tố thuộc về nhân viên y tế

Một trong số những vấn đề mà người bệnh quan tâm khi điều trị nội trú tại bệnh
viện là yếu tố về nhân lực như chất lượng trình độ chun mơn của NVYT, phong
cách, thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp truyền đạt thông tin và quan hệ giữa người

U

bệnh và NVYT (38, 41-43). Người bệnh có xu hướng trải nghiệm tích cực hơn khi
được NVYT quan tâm, tôn trọng và cung cấp thơng tin đầy đủ về dịch vụ chăm sóc
sức khỏe (38, 41-43).

H

1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu

VCTCH là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, được
thành lập theo Quyết định số 3636/QĐ-BYT ngày 30/9/2010 trên cơ sở 04 khoa
(Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Phẫu thuật Cột sống, Khoa Phẫu thuật Tạo hình
Hàm mặt, Khoa Phục hồi chức năng) (44).
Viện hiện nay gồm 07 khoa: Khoa Phẫu thuật Cột sống, Khoa Phẫu thuật Chi trên
và Y học thể thao, Khoa Phẫu thuật chi dưới, Khoa Phẫu thuật chấn thương chung,
Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa

Khám xương và Điều trị ngoại trú (45).
Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, VCTCH đã đạt được nhiều
thành công đẩy mạnh phát triển các kỹ thuật phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
chuyên sâu, nâng cao chất lượng điều trị hướng tới sự hài lịng của người bệnh; ln


14

đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình; đẩy
mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học, đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ,…đóng góp nhiều
cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa với mục tiêu đưa nền y học nước ta sánh vai với
khu vực và trên thế giới; hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội quốc tế trong công tác
nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ,…(8).
Hiện tại, người bệnh nội trú của VCTCH chiếm khoảng 40% tổng số bệnh nhân
nội trú của cả bệnh viện, mỗi ngày tiếp nhận hơn 100 người bệnh điều trị nội trú nên
thường xuyên rơi vào tình trạng q tải và nhận được nhiều góp ý của người bệnh về
thủ tục hành chính, thơng tin hướng dẫn bệnh trạng không chi tiết, môi trường và cơ
sở vật chất còn nhiều hạn chế (46). Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu riêng nào tiến

H
P

hành đánh giá TNNB về chất lượng dịch vụ đang triển khai tại VCTCH Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức để từ đó đề xuất những giải pháp và có hướng cải thiện trong
cơng tác quản lý cũng như chăm sóc sức khỏe người bệnh.
1.6. Khung lý thuyết

Tham khảo Khung lý thuyết của Rebecca Anhang Price và các cộng sự trong

U


nghiên cứu về vai trò của khảo sát TNNB trong việc đo lường chăm sóc sức khỏe,
nghiên cứu về các yếu tố tác động tới TNNB của Dyutima Jha (47, 48). Bên cạnh đó,
đề tài này còn tham khảo thêm các yếu tố liên quan đến TNNB nội trú của những

H

nghiên cứu về vấn đề này cả trong nước và quốc tế (6, 7, 36-41, 43). Dựa trên các
nghiên cứu kể trên, khung lý thuyết trong nghiên cứu này được xây dựng tập trung
vào 03 nhóm yếu tố ảnh hưởng gồm yếu tố thuộc về cơ sở vật chất tiện ích phục vụ,
yếu tố thuộc về nhân viên y tế và yếu tố về người bệnh, cụ thể như sau:


15

H
P

U

H

Hình 1.1: Khung lý thuyết đo lường trải nghiệm người bệnh


16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu định lượng

Đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng trên những người bệnh điều trị nội trú
đã hoàn tất thủ tục xuất viện, chuẩn bị rời khỏi tại Viện Chấn thương chỉnh hình của
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian nghiên cứu.
Tiêu chí lựa chọn
- Người bệnh điều trị nội trú từ 05 ngày trở lên, đã hoàn tất thủ tục xuất viện,
chuẩn bị rời khỏi tại Viện chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

H
P

trong thời gian nghiên cứu.

- Người bệnh đủ 18 tuổi trở lên, tỉnh táo, đủ sức khỏe để giao tiếp và trả lời
câu hỏi.
Tiêu chí loại trừ

- Người bệnh khơng có khả năng tham gia nghiên cứu như: người bệnh yếu,
người bệnh có rối loạn tâm thần hay tình trạng bệnh nặng.

U

2.1.2. Nghiên cứu định tính

- 04 Lãnh đạo có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động của Bệnh

H

viện trên 01 năm gồm Lãnh đạo Bệnh viện; Lãnh đạo Phịng Cơng tác xã hội; Lãnh
đạo Phòng Quản lý chất lượng; Lãnh đạo tại Viện chấn thương chỉnh hình; 07 Điều
dưỡng trưởng trưởng tại các khoa thuộc Viện chấn thương chỉnh hình có người bệnh

điều trị nội trú.

- 14 NVYT (07 bác sĩ; 07 điều dưỡng) tại Viện Chấn thương chỉnh hình có
kinh nghiệm làm việc trên 01 năm.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 - 09/2021.
- Địa điểm: Viện Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định
lượng và định tính.


×