Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 điều trị tại phòng khám đa khoa đại học y tế công cộng năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.64 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH HOA

H
P

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

VÀ KHẨU PHẦN ĂN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NĂM 2020

U

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

H

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH HOA

H
P


ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

VÀ KHẨU PHẦN ĂN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NĂM 2020

U

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

H

Hướng dẫn khoa học:
Bác sĩ

Nguyễn Thị Nhung

HÀ NỘI, 2020


I

DANH MỤC VIẾT TẮT

C

Carbohydrates

ĐTĐ


Đái tháo đường

L

Lipid

Ltv/ts

Lipid thực vật/ Lipid tổng số

MNA

Mini – Nutritison Assessment

MUST

Malnutrition Universal Screening Tool

NCKN

Nhu cầu khuyến nghị

P

Protein

Pđv/ts

Protein động vật/ Protein tổng số


U

Standard deviation (Độ lệch chuẩn)

SD
SDD
SGA
TB

H
P

H

Suy dinh dưỡng
Subjective Global Assessment
Trung bình

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


II

MỤC LỤC


TĨM TẮT ĐỀ CƯƠNG ........................................................................................ III
NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................. 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Tổng quan tài liệu ...................................................................................... 4
3.1. Một số khái niệm ..........................................................................................4
3.2 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ........................................5
3.3. Khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường ..................................................10

H
P

4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................14
4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................14
4.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................14
4.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................15
4.5. Các biến số nghiên cứu ...............................................................................15
4.6. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................17
4.7. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................18
4.8. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................................19
4.9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục sai số. ............................20

U

5. Dự kiến kết quả, kết luận và khuyến nghị ............................................... 21

H


5.1. Dự kiến kết quả ...........................................................................................21
5.2. Dự kiến kết luận ..........................................................................................25
5.3. Dự kiến khuyến nghị...................................................................................25

6. Kế hoạch nghiên cứu và kinh phí ............................................................ 26
7. Phụ lục ..................................................................................................... 28
Phụ lục 1: Phiếu điều tra ...................................................................................28


III

TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong toàn cầu, ĐTĐ typ 2 thường được phát hiện
muộn với những biến chứng nặng nề như mù, suy thận, đau tim, đột quỵ và cắt cụt
chi dưới [19]. Năm 2019, Việt Nam có xấp xỉ 3,8 triệu người mắc ĐTĐ, chiếm
khoảng 5,7% người trưởng thành từ 20-79 tuổi [23]. Theo Liên đoàn Đái tháo
đường Quốc tế, mức chi trung bình liên quan đến bệnh nhân ĐTĐ ở Việt Nam đã
tăng gấp hơn 5 lần từ 62 đô la Mỹ năm 2009 lên 322,8 đô la Mỹ sau 10 năm [10,
24].

H
P

Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, quan trọng và cần thiết cho người
bệnh ĐTĐ typ 2 ở bất kì loại hình điều trị nào. Việc theo dõi, đánh giá tình trạng
dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân ĐTĐ giúp phát hiện các chỉ số, thói quen
khơng hợp lý góp phần kiểm sốt đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng ĐTĐ.
Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng hiện đang điều trị 51 bệnh

nhân đái tháo đường, việc điều tra tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh

U

nhân tại phịng khám giúp góp phần hỗ trợ cơng tác điều trị ĐTĐ cho những bênh
nhân tại phòng khám. Chính vì những lí do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu:

H

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 điều trị tại Phịng khám đa khoa trường Đại học Y tế cơng cộng năm
2020, với hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2
điều trị tại Phòng khám đa khoa Đại học Y tế công cộng năm 2020.

2.

Đánh giá khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị
tại Phòng khám đa khoa Đại học Y tế công cộng năm 2020.

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu gồm 51 bệnh nhân
đang điều trị ĐTĐ tại Phịng Khám đa khoa Đại học Y tế cơng cộng. Thời gian tiến
hành nghiên cứu từ tháng 04/2020- 10/2020.


1

NỘI DUNG CHÍNH

1. Đặt vấn đề
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi
nồng độ glucose trong máu (hoặc đường trong máu) tăng cao, dẫn đến tổn thương
nghiêm trọng đến tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Phổ biến nhất là ĐTĐ typ
2 (chiếm khoảng 90- 95% trường hợp ĐTĐ) và thường ở người trưởng thành, ĐTĐ
typ 2 xảy ra khi cơ thể kháng insulin hoặc khơng tạo đủ insulin[11, 19].
Theo Liên đồn Đái tháo đường Thế giới, năm 2019 thế giới có 463 triệu

H
P

người trưởng thành (20-79 tuổi) đang sống chung với đái tháo đường, dự đoán vào
năm 2045 con số này sẽ tăng lên khoảng 700 triệu người. Cứ trong 11 người trưởng
thành (từ 20- 79 tuổi) thì có 1 người bị đái tháo đường và khoảng 50% bệnh nhân
đái tháo đường chưa được chẩn đốn, ước tính 374 triệu người có nguy cơ cao tiến
triển bệnh đái tháo đường type 2[12]. Khu vực Thái Bình Dương (trong đó có Việt
Nam) có tỉ lệ bệnh nhân bị đái thái đường cao nhất trên toàn thế giới, với khoảng

U

35%. Năm 2019, Việt Nam có xấp xỉ 3,8 triệu người mắc ĐTĐ, chiếm khoảng 5,7%
người trưởng thành từ 20-79 tuổi[23].

H

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ĐTĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến tử vong toàn cầu, ĐTĐ typ 2 thường được phát hiện muộn với những biến
chứng nặng nề như mù, suy thận, đau tim, đột quỵ và cắt cụt chi dưới[19]. Năm
2019, ĐTĐ là nguyên nhân tử vong của 4,2 triệu người trên thế giới cùng với chi
phí cho căn bệnh này chiếm 10% (khoảng 760 tỉ đôla Mỹ) ngân sách y tế cho người

trưởng thành. Theo Liên đồn Đái tháo đường Quốc tế, mức chi trung bình liên
quan đến bệnh nhân ĐTĐ ở Việt Nam đã tăng gấp hơn 5 lần từ 62 đôla Mỹ năm
2009 lên đến 322,8 đôla Mỹ sau 10 năm [10, 24].
Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, quan trọng và cần thiết cho người
bệnh ĐTĐ typ 2 ở bất kì loại hình điều trị nào, một chế độ ăn cân đối và hoạt động
thể lực hợp lý khơng những có tác dụng kiểm sốt đường huyết mà cịn ngăn ngừa


2

các biến chứng, duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ typ 2 [29]. Việc
theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân ĐTĐ giúp
phát hiện các chỉ số, thói quen khơng hợp lý góp phần kiểm sốt đường huyết và
ngăn ngừa các biến chứng ĐTĐ. Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y tế công
cộng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tuyến quận/ huyện và tương đương
cho người tham gia bảo hiểm y tế từ năm 2018, hiện tại phòng khám đang quản lý,
điều trị 51 bệnh nhân đái tháo đường tuy nhiên chưa có bất kì nghiên cứu nào về
tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ở nhóm bệnh nhân này. Chính vì những lí do
trên, chúng tơi tiên hành nghiên cứu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu

H
P

phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại Phòng khám đa khoa
trường Đại học Y tế công cộng năm 2020.

H

U



3

2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều
trị tại Phịng khám đa khoa Đại học Y tế cơng cộng năm 2020.
2. Đánh giá khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị
tại Phòng khám đa khoa Đại học Y tế công cộng năm 2020.

H
P

H

U


4

3. Tổng quan tài liệu
3.1. Một số khái niệm
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần
dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, đảm bảo chức năng sinh lý, tham
gia tích cực vào các hoạt động xã hội.
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá
sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng
của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng. Số lượng và
chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau

H

P

tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý, mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Tình trạng
dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ.
Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng khơng tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là có
vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai [13].

Đái tháo đường là một bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất insulin hoặc

U

khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Tăng đường huyết là
dấu hiệu phổ biến của ĐTĐ và theo thời gian dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm
trọng cho cơ thể, đặc biệt ở dây thần kinh và máu [5].

H

Đái tháo đường typ 2 (trước đây gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin) xuất
phát từ việc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm
phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới, và phần lớn là kết
quả của trọng lượng cơ thể dư thừa và khơng hoạt động thể chất. Kết quả là, bệnh
có thể được chẩn đoán vài năm sau khi khởi phát, một khi các biến chứng đã phát
sinh. Trước đây, chỉ có người lớn mắc ĐTĐ typ 2 nhưng hiện nay nó cũng xảy ra
ngày càng thường xuyên hơn ở trẻ em [19].
Điều tra khẩu phần: là một thuật ngữ chung để chỉ các phương pháp đánh giá
các lượng đã ăn vào trong quá khứ, thu thập bằng cách phỏng vấn hoặc bộ câu hỏi
hoặc đo lường lượng ăn vào ngay tại thời điểm ăn. Cách tiếp cận có thể là định tính
hoặc định lượng [14].



5

Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc
và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đánh giá tình
trạng dinh dưỡng là xác định chi tiết, đặc hiệu và tồn diện tình trạng dinh dưỡng
người bệnh. Đánh giá TTDD là cơ sở cho hoạt động tiết chế dinh dưỡng. Quá trình
đánh giá TTDD giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và
cũng là cơ sở cho việc theo dõi các can thiệp về dinh dưỡng cho người bệnh [15].
3.2 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
3.2.1. Nhân trắc học dinh dưỡng
Đây là phương pháp đo các thay đổi về giải phẫu học có liên quan đến

H
P

thay đổi về tình trạng dinh dưỡng. Các nhóm kích thước nhân trắc bao gồm: khối
lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng; các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều
cao; cấu trúc cơ thể, các dự trữ về năng lượng và mô mỡ như tỷ trọng mỡ cơ thể…
Cân nặng là thông số được sử dụng thường xuyên nhất trong thực hành lâm sàng.
Các thay đổi ngắn hạn phản ánh sự cân bằng dịch. Các thay đổi dài hạn có thể phản

U

ánh sự thay đổi tồn bộ trong khối mơ thực nhưng khơng cung cấp thông tin về sự
thay đổi thành phần cấu tạo. Giảm cân khơng chủ ý trong vịng 3-6 tháng qua là một
chỉ số có giá trị trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

H

- Chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ số tiên đoán quan trọng về tử vong ở người

bệnh nằm viện. BMI thấp là yếu tố nguy cơ tăng biến chứng và tử vong ở người
bệnh nằm viện. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người bệnh thiếu dinh dưỡng có nguy
cơ tử vong nhiều hơn so với người bệnh có cân nặng bình thường, đặc biệt là đối
với người bệnh đang điều trị hồi sức tích cực. Giảm cân nặng thường phối hợp với
mất protein của cơ thể và giảm các chức năng sinh lý quan trọng [16].
Bảng 1: Phân loại chỉ số BMI theo WHO 2005 [17]
BMI

Phân loại

<18,5

Thiếu cân


6

18,5 - 24,9

Bình thường

25- 29,9

Tiền béo phì

30- 34,9

Béo phì độ I

35- 39,9


Béo phì độ II

>40

Béo phì độ III

3.2.2. Cơng cụ đánh giá tổng thể chủ quan SGA (Subjective Global Assessment):

H
P

Công cụ đánh giá (SGA) được xây dựng bởi Detsky và cộng sự trong những
năm 1980. SGA là công cụ duy nhất được Hiệp hội Dinh dưỡng đường miệng và
đường tĩnh mạch của Mỹ (ASPEN) khuyến cáo sử dụng. SGA thường được dùng để
đánh giá TTDD người bệnh khi nhập viện trong vịng 48h. Cơng cụ SGA là cơng cụ
đánh giá “nhẹ nhàng”, không tốn kém, nhạy, tin cậy và đặc hiệu áp dụng cho người

U

bệnh dưới 65 tuổi [18].

3.2.3. Công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA).

Công cụ “Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu” (Mini – Nutritison Assessment)

H

được xây dựng nhằm đánh giá nhanh và hiệu quả để sàng lọc dinh dưỡng ở người
già. MNA áp dụng cho người bệnh trên 65 tuổi, tương tự như phương pháp SGA

tính điểm để xác định người bệnh nguy cơ suy dinh dưỡng [28].
3.2.4. Công cụ sàng lọc dinh dưỡng phổ cập (Malnutrition Universal Screening
Tool-MUST):

Đây là công cụ sàng lọc dinh dưỡng được xây dựng để xác định tình trạng
dinh dưỡng người trưởng thành. MUST xác định tình trạng thiếu năng lượng trường
diễn (BMI), tình trạng thay đổi (giảm cân khơng mong muốn) và hiện trạng của
bệnh tật có tính cấp tính dẫn đến khơng có khẩu phần ăn > 5 ngày. Công cụ MUST
được xây dựng để sử dụng cho tất cả các đối tượng trưởng thành, người bệnh nội,
ngoại trú, đa khoa, cộng đồng. MUST là công cụ được cấu thành bởi 5 bước để xác


7

định SDD, nguy cơ SDD của người trưởng thành và bao gồm hướng dẫn xử trí dinh
dưỡng [27]
3.2.5. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng
Albumin huyết thanh: Là một chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá dự
trữ protein nội tạng. Albumin có ý nghĩa lớn trong đánh giá các trường hợp thiếu
dinh dưỡng mạn tính. Albumin <3.5g/dl được coi là bất thường. Chỉ tiêu này không
nhạy để đánh giá sự thay đổi ngắn hạn về tình trạng protein do thời gian bán huỷ từ
14 đến 20 ngày; Albumin huyết thanh đều được bù rất lớn để giảm dị hố; Có sự tái
phân bố albumin từ ngoại bào vào nội bào.

H
P

Prealbumin: là một protein vận chuyển hocmon thyroid và nó tồn tại trong
tuần hoàn như một retinol-binding - protein (RBP)- prealbumin phức hợp. Chu kỳ
của protein này nhanh với thời gian bán huỷ là 2-3 ngày. Prealbumin được tổng hợp

tại gan và thoái hoá một phần ở thận. Khi người bệnh suy dinh dưỡng protein năng
lượng, mức độ prealbumin và dự trữ ni dưỡng giảm. Tuy nhiên, prealbumin cịn
giảm trong nhiễm trùng và đáp ứng với cytokine và hocmon. Tổn thương thận gây

U

tăng prealbumin, trong khi tổn thương gan lại gây giảm. Mặc dù prealbumin đáp
ứng với sự thay đổi về dinh dưỡng nhưng nó cịn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố
nặng của bệnh [7].

H

3.2.6. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào khám lâm sàng:
Một số dấu hiệu lâm sàng của màu da, niêm mạc, mắt, mơi, lưỡi…. có thể
phản ánh các triệu chứng thiếu đặc hiệu một số loại vitamin và chất khoáng[18].
3.2.7. Phương pháp điều tra khẩu phần ăn thực tế:
Điều tra khẩu phần ăn là một trong những phương pháp quan trọng đánh giá
tình trạng dinh dưỡng. Thông qua việc thu thập số liệu về tiêu thụ thực phẩm và tập
quán ăn uống, nó cho phép rút ra các kết luận về mối quan hệ giữa ăn uống và tình
trạng sức khỏe.
Phương pháp điều tra khẩu phần ăn có thể tiến hành cho cá nhân hoặc tập
thể. Hiện nay có một số phương pháp điều tra khẩu phần ăn của cá thể hay dùng
như phương pháp nhớ lại 24 giờ qua, hỏi ghi tần suất tiêu thụ lương thực thực


8

phẩm, phương pháp hỏi ghi 24 giờ nhiều lần.
Phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24h
Có hai cách ấn định thời gian cần hỏi:

Cách 1: Hỏi ghi tất cả những thực phẩm kể cả đồ uống được đối tượng ăn,
uống trong 24 giờ kể từ lúc điều tra viên bắt đầu phỏng vấn đối tượng trở về trước.
Cách 2: Hỏi ghi tất cả những thực phẩm kể cả đồ uống được đối tượng ăn
uống 1 ngày trước kể từ lúc ngủ dậy buổi sáng cho tới lúc đi ngủ buổi tối.
Trong phương pháp này, đối tượng kể lại tỉ mỉ những gì đã ăn ngày hơm
trước hoặc 24 giờ trước khi phỏng vấn. Người phỏng vấn phải được huấn luyện kỹ,

H
P

có kỹ năng tốt để có thể thu được các thơng tin giá trị. Người phỏng vấn cần sử
dụng các dụng cụ có kích thước khác nhau (cốc, chén, thìa..) để đối tượng có thể trả
lời số lượng một cách chính xác[29].
3.2.8. Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong:

Sử dụng các thống kê y tế để tìm hiểu về mối liên quan giữa tình hình bệnh
và tình trạng dinh dưỡng [1].

U

Ở nghiên cứu này tôi thực hiện đánh giá TTDD qua chỉ số nhân trắc (chiều
cao và cân nặng), điều tra khẩu phần ăn thực tế trong vòng 24 giờ bởi những ưu

H

điểm trong thực hành lâm sàng như dễ sử dụng, đơn giản, an tồn và có thể điều tra
được trên diện rộng, trang thiết bị rẻ, có khả năng mang vác được, số liệu có độ tin
cậy, có thể xác định được mức độ suy dinh dưỡng, có thể dùng để đánh giá biến đổi
tình trạng dinh dưỡng. Phương pháp điều tra khẩu phần ăn thực tế trong vịng 24
giờ đơn giản, thơng dụng và dễ thực hiện, có giá trị khi áp dụng cho số đơng

đối tượng. Phương pháp này cho kết quả nhanh, chi phí thấp, có thể áp dụng
với đối tượng có trình độ văn hố thấp, mù chữ.
3.3. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ
Trên thế giới
Tỷ lệ béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường ở Mỹ tăng lên trong giai đoạn 20
năm (từ 1996- 2006). Trong một nghiên cứu trên 1462 người trưởng thành mắc


9

ĐTĐ typ 2 ở Mỹ cho thấy BMI trung bình ở những bênh nhân này tăng từ 29,2
kg/m2 (năm 1996) lên 34,2 kg/m2 (2006) [35]. Trong một nghiên cứu khác trên
196 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Malaysia năm 2001 cho thấy BMI trung bình ở
những đối tượng này cao ở nam và nữ lần lượt là 25,9 ± 4,3 kg/m 2 và 27,2 ±
4,7 kg/m 2 trong đó 66,8% bị thừa cân và 15,8% béo phì [20].
Một số nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI của các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 nằm
trong ngưỡng bình thường tuy nhiên lại có tỷ lệ cao bệnh nhân thừa cân- béo phì.
Theo kết quả nghiên cứu, BMI trung bình của bệnh nhân tại Nhật Bản năm 2013
là 22,7 kg/m2 và 23% bệnh nhân có BMI ≥25 kg/m 2 [26]. Trong một nghiên cứu

H
P

bệnh- chứng trên 48 đối tượng bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Pakistan năm
2017 cho kết quả trung bình BMI là 24,03 (± 3,3) [21]. Nghiên cứu thuần tập (từ
2013 đến 2018) trên 67 086 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cũng cho thấy chỉ số BMI trung
bình của những bệnh nhân này là 20,3 kg/m2, trong đó có 11,6% bệnh nhân này có
BMI ở mức bình thường, 27,7% thừa cân béo phì, 28,2% béo phì độ I, 17,4% béo
phì độ II, 15,1% béo phì độ III [31]. Một nghiên cứu cắt ngang trên 500 bệnh nhân


U

ĐTĐ typ 2 ở Iran cho thấy 22,4% bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể bình thường, tuy
nhiên tỷ lệ những bệnh nhân này thừa cân là 53,8% và béo phì là 22,1% [33].

H

Tại Việt Nam

Tổng quan tài liệu cho thấy, những năm đầu của những năm 90, đa số các
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ở Việt Nam có chỉ số BMI bình thường hoặc thấp. Cũng có
nhiều nghiên cứu khác vào năm 1995 và 1999 đưa ra kết quả tương tự như trong
một nghiên cứu trên 241 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nhập viện, chỉ số BMI
trung bình của những đối tượng này là 22,3 ± 5 kg/ m² (nữ) và 21,1 ± 4,5 kg/ m²
(nam). Một nghiên cứu khác trên 504 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đã cho kết
quả chỉ số BMI của những bệnh nhân này nằm trong ngưỡng bình thường (22,6 ±
3,5 kg/ m² ở nữ và 22,7 ±3,9 kg/ m² cho nam) [22, 25].
Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc cho thấy tình trạng dinh dưỡng như sau: thừa cân-béo phì là 18,9%;
bình thường là 73,9%; suy dinh dưỡng trường diễn là 7,2% [6]. Một nghiên


10

cứu khác tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho thấy kết quả khác so với nghiên
cứu trên với tỷ lệ thừa cân-béo phì, bình thường và suy dinh dưỡng trường diễn
lần lượt là 53,3%; 41,7%; 5% [4]. Sự khác biệt này có thể do khác nhau về địa
điểm nghiên cứu cũng như các đặc điểm về điều kiện sống và các phong tục
khác.
3.3. Khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường

Nguyên tắc chế độ ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đơn thuần theo Bộ Y
tế năm 2016 [3]:

H
P

Nguyên tắc:

- Năng lượng: dựa trên mục tiêu quản lý cân nặng

+ Duy trì cân nặng, người trên 60 tuổi: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
+ Tăng cân: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng /ngày
- Protein: 15- 20% tổng năng lượng.

U

- Lipid: 20- 25% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3,
nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

H

- Carbonhydrates: 55- 60% tổng năng lượng.
- Lượng chất xơ: 20- 25 g.

Bảng 2: Cơ cấu khẩu phần bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đơn thuần
Ký hiệu

Năng lượng

Carbonhydrat (g)


Protid(g)

Lipid (g)

DD-Y-X

1300

179-211

49-65

29-36

DD-Y-X

1500

206-244

56-75

33-42

DD-Y-X

1700

234-276


64-85

38-47

DD-Y-X

1900

261-309

71-95

42-53

DD-Y-X

2100

289-341

79-105

47-58


11

DD-Y-X


2300

316-374

86-115

51-64

Trên Thế giới
Một số nghiên cứu cho thấy trung bình năng lượng ăn vào của bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 cao hơn so với ứng được theo nhu cầu khuyến nghị như kết quả nghiên
cứu tại Nhật Bản năm 2014 là 1737 ± 412 kcal/ngày[26]. Cũng theo kết quả từ điều
tra khẩu phần 12 giờ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Uganda năm 2017 cho thấy
trung bình năng lượng ăn vào là 1960,2 ± 594,6 kcal/ngày và có sự khác biệt rõ rệt
giữa hai giới, đàn ông tiêu thụ một lượng calo cao hơn đáng kể so với nữ giới [30].

H
P

Về tỷ lệ phần trăm năng lượng các chất, bệnh nhân đáp ứng được mức khuyến
nghị về tỷ lệ phần trăm về Protein và Carbohydrates nhưng Lipid vượt quá so với
mức khuyến nghị như kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Protein, Lipid và
Carbohydrate lần lượt là 15,7%, 27,6% và 53,6%) [26]. Trong một nghiên cứu khác
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có thể đáp ứng các khuyến nghị về Protein, Carbohydrate
và Lipid tương ứng là 74%, 14,5% và 13,0%. Phần lớn bệnh nhân (85,5%) có lượng

U

Carbohydrate hấp thụ cao hơn mức khuyến nghị [30].


Những kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra khẩu phần 24 giờ trên

H

bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ở Malaysia cho thấy lượng protein tiêu thụ là hợp lí tuy nhiên
mức tiêu thụ năng lượng trung bình của các đối tượng chỉ đạt được khoảng 72%
mức Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Có sự khác biệt giữa nam và nữ về việc đáp
ứng được các yêu cầu về Nhu cầu dinh dưỡng, các bệnh nhân nam đáp ứng các yêu
cầu cho tất cả các chất dinh dưỡng trong khi các bênh nhân nữ không có đủ lượng
canxi, vitamin A và niacin. Mặt khác, các bệnh nhân ĐTĐ ở Malaysia có năng
lượng tiêu thụ thấp và thấp cả ở lượng chất dinh dưỡng (trừ vitamin A và vitamin
C) so với các bệnh nhân Trung Quốc và Ấn Độ, các bệnh nhân ĐTĐ ở Ấn Độ
dường như có lượng canxi tiêu thụ cao nhất so với những bệnh nhân ở nước khác
[20].
Tại Việt Nam


12

Tổng quan tài liệu các nghiên cứu gần đây trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ typ
2 cho thấy mức năng lượng ăn vào trung bình đạt theo tiêu chuẩn khuyến nghị,
cụ thể theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thùy Hương trên bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 được quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2017
là 1560 kcal/ngày [8], nghiên cứu khác của Vũ Thị Ngát tại Bệnh viện Nội tiết
Trung ương năm 2018 là 1634 kcal/ngày [4]. Tuy nhiên nghiên cứu trên 169
bệnh nhân điều trị ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa
năm 2017 cho thấy chế độ ăn ở những bệnh nhân này thấp hơn so với Nhu cầu
khuyến nghị, cụ thể mức năng lượng tiêu thụ là 1341kcal/ ngày [32].

H

P

Các tỷ lệ phần trăm năng lượng của ba chất sinh năng lượng Protein: Lipid:
Carbohydrates trong một số nghiên cứu đáp ứng được theo Hướng dẫn chế độ
ăn bệnh viện 2016 (Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện 2016: tỷ lệ % về năng
lượng của 3 chất sinh nhiệt lần lượt là Protein chiếm 15-20%; Lipid chiếm 2025% và Carbonhydates chiếm 55 – 60%). Cụ thể như nghiên cứu trên bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2012 với tỷ lệ P:L:C =

U

20,2: 20,4: 59,4% năng lượng khẩu phần [9]. Phần trăm nặng lượng từ
Carbohydrates trong các nghiên cứu trên những bệnh nhân tại bệnh viện đa

H

khoa tỉnh Vĩnh Phúc và bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam cũng phù hợp
theo khuyến nghị với tỷ lệ lần lượt là 62,7% và 64,3% [6, 8]. Nghiên cứu ở
bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ năng lượng từ Protein
đáp ứng theo Nhu cầu khuyến nghị, tuy nhiên tỷ lệ năng lượng từ Lipid còn
thấp và Carbohydrates còn cao hơn so với khuyến nghị, với tỷ lệ lần lượt là
13% và 68,2% [34].
Theo khuyến nghị tỷ lệ Protein động vật/ Protein tổng số >35%, các kết
quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đáp ứng
được khuyến nghị này với các tỷ lệ như 38% (2012)[6] và nghiên cứu khác là
52,1% (2017) và nghiên cứu ở Thanh Hóa là 47% (2017) [8] [6, 32]. Tỷ lệ
Lipid thực vật/ Lipid tổng số cũng được khuyến nghị là 2/3, tuy nhiên tỷ lệ


13


này thực tế ở bệnh nhân thường thấp hơn với các tỷ lệ như 52,6% (2015)[6],
37,9% (2017), 49,3%(2017)[4, 6, 8]
3.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng là cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh ban đầu tuyến quận/ huyện và tương đương cho người tham gia bảo hiểm
y tế từ năm 2018. Hiện tại phòng khám đang quản lý, điều trị 51 bệnh nhân đái tháo
đường. Phịng khám khám định kỳ (thơng thường là 30 ngày) mỗi lần khám, bác sỹ
tại tuyến thực hiện các việc sau:
+ Khám lâm sàng toàn diện, bao gồm cả đo huyết áp, cân nặng

H
P

+ Làm xét nghiệm đường máu mao mạch.
+ Tư vấn chế độ ăn, luyện tập.

+ Phát thuốc cho bệnh nhân theo đơn.

H

U


14

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân từ 18 đến 79 tuổi có thẻ BHYT đang được điều trị, quản lý ĐTĐ
typ 2 tại Phòng khám Đa khoa Đại học Y tế công cộng.

Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân có khả năng đọc, viết, hiểu được tiếng Việt.
- Có mặt tại địa điểm nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu triển khai.
- Không mắc các bệnh về thần kinh như down, mất trí nhớ...

H
P

- Bệnh nhân khơng có rối loạn ngơn ngữ, trí nhớ, khơng tiếp xúc được.
- Là người Việt Nam.
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Phụ nữ có thai.

U

- Các bệnh nhân bỏ điều trị, chuyển tuyến.

- Chỉ lấy số liệu lần đầu (với bệnh nhân vào viện nhiều lần trong thời gian
nghiên cứu).

H

4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2020 đến tháng 10/2020.
Thời gian thu thập số liệu: Từ 01/06/2020 đến 01/08/2020.
4.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.



15

4.4. Phương pháp nghiên cứu
Chọn mẫu: Chọn toàn bộ 51 bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường typ 2 tại
Phịng khám đa khoa Đại học Y tế cơng cộng, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn trong
thời gian tiến hành thu thập số liệu.
4.5. Các biến số nghiên cứu
* Thông tin chung: Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh.
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: Chỉ số khối cơ thể (BMI) kg/m2
* Khẩu phần

H
P

- Tính cân đối về thành phần các chất trong khẩu phần: Tỷ lệ % P: L: G.
- Mức đáp ứng khẩu phần năng lượng: So sánh với nhu cầu khuyến nghị.
- Thành phần các chất trong khẩu phần là số lượng các thành phần trong
khẩu phần: Protein, lipid, carbonhydrat, vitamin và khoáng chất, tỷ lệ Ca/P, tỷ
lệ Pđv/ts, tỷ lệ Ltv/ts.

U

Bảng 3: Các biến số nghiên cứu

STT

H


Biến số

1.

Tuổi

2.

Giới

Định nghĩa

Tuổi dương lịch, tính bằng

năm phỏng vấn trừ năm sinh

Nghề nghiệp

biến

Rời rạc

Phương
pháp thu
thập
Phiếu điều
tra

Giới tính của đối dượng bao


Nhị

Phiếu điều

gồm 2 giá trị: Nam và Nữ

phân

tra

Danh

Phiếu điều

mục

tra

Công việc hiện tại của bệnh
3.

Loại

nhân (mà dành nhiều thời
gian nhất)


16

4.


Số năm mắc
ĐTĐ

5.

Cân nặng

6.

Chiều cao

BMI

Năng lượng

Khối lượng cơ thể được đo
tại thời điểm nghiên cứu

Chiều cao được đo tại thời
điểm nghiên cứu

Liên tục Đo nhân trắc

Liên tục Đo nhân trắc

H
P

Liên tục


và chiều cao

cao tính theo cm)

để tính tốn

U

Liên tục

khẩu phần

hỏi ghi khẩu phần 24 giờ

24 giờ

H

Liên tục

khẩu phần

hỏi ghi khẩu phần 24 giờ

24 giờ

Protein tổng số
Lượng Lipid từ tất cả thực


Liên tục

24 giờ
Liên tục

phẩm ăn vào tính tốn từ hỏi

Hỏi ghi
khẩu phần
24 giờ

Liên tục
Lipid thực vật/ Lipid tổng số

Hỏi ghi
khẩu phần

ghi khẩu phần 24 giờ

Lipid tổng số

Hỏi ghi

phẩm ăn vào, tính tốn từ

vật/ Protein

Lipid thực vật/

Hỏi ghi


phẩm ăn vào, tính tốn từ

tổng số

12.

Dựa trên số

(cân nặng tính theo kg, chiều

Tỷ lệ Protein từ động vật/

Lipid

tra

đo cân nặng

Protein động

11.

Phiếu điều

cao)

Lượng Protein từ tất cả thực

Protein


Rời rạc

chẩn đoán ĐTĐ

Tổng năng lượng từ thực

8.

10.

phỏng vấn trừ đi năm được

Cân nặng/ (chiều cao* chiều

7.

9.

Số năm tính bằng năm

Hỏi ghi
khẩu phần
24 giờ


17

Lượng Carbohydrates từ tất


13.
Carbohydrates

Liên tục

cả thực phẩm ăn vào tính

Hỏi ghi
khẩu phần

toán từ hỏi ghi khẩu phần 24

24 giờ

giờ
Lượng Canxi từ tất cả thực

14.
Canxi

Liên tục

phẩm ăn vào tính tốn từ hỏi

Hỏi ghi
khẩu phần

ghi khẩu phần 24 giờ
Lượng Phốt phootein từ tất


15.
Phốt pho

24 giờ
Liên tục

cả thực phẩm ăn vào tính

H
P

Hỏi ghi
khẩu phần

toán từ hỏi ghi khẩu phần 24
giờ

24 giờ

Lượng Vitamin từ tất cả thực Liên tục

16.
Vitamin

phẩm ăn vào tính tốn từ hỏi

Hỏi ghi
khẩu phần

ghi khẩu phần 24 giờ


24 giờ

U

4.6. Phương pháp thu thập số liệu

Lập danh sách các bệnh nhân đang điều trị ĐTĐ typ 2 tại tại Phòng khám đa

H

khoa Đại học Y tế công cộng và theo dõi ngày đến khám của đối tượng.
Sau khi bệnh nhân khám và lấy thuốc theo định kì tại phịng khám, nhóm
nghiên cứu tiếp cận bệnh nhân sau đó giới thiệu, giải thích lý do và mời tham gia
vào nghiên cứu.

Sau khi bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được tiến hành đánh giá
tình trạng dinh dưỡng tại một phịng của phòng khám đa khoa đã được chuẩn bị
trước với cân, thước, và các công cụ để thu thập số liệu.
Đo nhân trắc:
Trọng lượng cơ thể: Biểu hiện bằng cân nặng. Đo bằng cân có độ chính xác 0,1
kg để cân trọng lượng. Bệnh nhân không đi giày, dép, không đội mũ, quần áo mặc


18

gọn gàng nhất. Cân được đặt ở vị tí bằng phẳng, được điều chỉnh về 0 trước khi cân.
Bệnh nhân đứng thẳng trên cân, mắt nhìn theo hướng song song với mặt đất.
Chiều cao cơ thể: Đo chiều cao đứng của bệnh nhân. Sử dụng thước gỗ 3
mảnh có độ phân chia chính xác tới 0,1 cm. Thước đặt thẳng đứng, vng góc với

mặt đất. Bệnh nhân khi đo chiều cao bỏ giày, dép, không đội mũ. 5 điểm trên cơ thể
(đầu, vai, mơng, bắp chân, gót) áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng song song
với mặt đất. Chiều cao được đo bằng đơn vị cm và lấy đến số thập phân thứ nhất.
Điều tra khẩu phần: điều tra bằng phương pháp hỏi nghi khẩu phần 24 giờ.
Điều tra viên hỏi tất cả các thực phẩm bao gồm cả đồ ăn và đồ uống mà đối tượng

H
P

đã tiêu thụ trong vòng 24 giờ kể từ lúc điều tra.

Điều tra viên nêu rõ ý nghĩa của điều tra để đối tượng hiểu và cộng tác, nhằm đảm
bảo tính chân thực của số liệu, điều tra viên không hỏi những ngày có sự kiện đặc
biệt như cỗ, giỗ, liên hoan... vì khẩu phần ăn những ngày này bất thường so với
khẩu phần ăn hàng ngày của họ. Điều tra viên hỏi từ bữa ăn gần nhất rồi hỏi ngược
theo thời gian. Các thông tin được điều tra chi tiết về loại, tên đồ ăn, thức uống,

U

lượng tiêu thụ (gam, bát con Hải Dương, bát loa...), tên nhãn mác thực phẩm (nếu
có), cách chế biến... Từ số liệu thực phẩm chín, quy đổi ra thực phẩm sống sạch dựa

H

vào album quy đổi của Viện dinh dưỡng.

Sau khi hồn thành q trình thu thập số liệu, điều tra viên cảm ơn và tặng quà
cho cho các đối tượng nghiên cứu.
4.7. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu phỏng vấn và cân đo được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.

Số liệu được nhập 2 lần để kiểm sốt sai số. Sau đó, số liệu được làm sạch và
phân tích bằng phần mềm STATA11.
Số liệu điều tra khẩu phần được quy đổi từ thức ăn chín sang lượng thức
ăn sống sạch theo bảng quy đổi của Viện Dinh dưỡng sau đó nhập vào bảng
excel để tính tốn. Giá trị dinh dưỡng được tính dựa trên bảng thành phần


19

thực phẩm Việt Nam - Viện Dinh dưỡng năm 2007 [2] và so sánh với nhu cầu
dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 [3].
- Sử dụng phần mềm Eiyokun, Access để đánh giá khẩu phần.
- Sử dụng phần mềm STATA 11 để phân tích số liệu, sử dụng các test
thống kê trong y học.
- Test χ 2 để so sánh 2 tỷ lệ.
- T-test để so sánh 2 giá trị trung bình có phân bố chuẩn, Mann Whitney test với phân bố không chuẩn.

H
P

- Mức ý nghĩa thống kê p<0,05.
4.8. Đạo đức nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tuân thủ đúng các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu với các
nội dung sau:
Đối với nhóm nghiên cứu:
-

U


Có trách nhiệm giải thích rõ ràng cho đối tượng tham gia nghiên cứu về mục
đích và nội dung của nghiên cứu này.

-

H

Mọi thông tin cá nhân của đối tượng sẽ được giữ bí mật., các thơng tin thu
được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

-

Thơng tin mà đối tượng cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, khơng
sử dụng cho mục đích khác, mọi hình thức lưu trữ như ghi chép, ghi âm chỉ
được phép thực hiện khi có sự đồng ý của đối tượng và được thực hiện công
khai.

-

Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi được sự thông qua của Hội đồng Đạo đức
trường Đại học Y tế công cộng.
Đối với đối tượng nghiên cứu: Mọi đối tượng tham gia nghiên cứu đều là tự

nguyện, không chịu bất cứ áp lực nào từ bên ngồi hay từ nhóm nghiên cứu. Đối
tượng có thể dừng cuộc phỏng vấn mà không chịu bất cứ trách nhiệm nào.


20

4.9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục sai số.

Sai số hệ thống: Khống chế sai số hệ thống bằng cách thường xuyên
kiểm tra cân trước mỗi ngày bằng 1 vật có cân nặng chuẩn. Điều tra viên được
tập huấn kĩ nhiều lần trước khi làm.
Đối với sai số do nhớ lại: tạo tâm lý thoải mái cho đối tượng ghỉ hỏi ghi
khẩu phần, tránh áp lực gây nên sai số nhớ lại.
Số liệu được nhập 2 lần để kiểm soát sai số do nhập liệu.

H
P

H

U


×