Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế của điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện đa khoa sóc sơn năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ THẢO

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THỰC HIỆN KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
SÓC SƠN NĂM 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH:60.72.07.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ THẢO

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

H


P

THỰC HIỆN KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
SÓC SƠN NĂM 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH:60.72.07.01

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH THỦY

HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này của học viên là kết quả của quá trình học tập
chương trình cao học, chuyên ngành quản lý bệnh viện của trường Đại học y tế
Cơng Cộng, Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thủy, đã dành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn cho
học viên trong tồn bộ q trình viết đề cương, thực hiện nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Học viên xin được cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các
Thầy cô giáo của trường Đại học Y tế Công Cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,


H
P

giúp đỡ học viên hồn thành chương trình học tập.

Học viên xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Bệnh
viện đa khoa Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, đặc biệt là những bác sỹ,
điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm sàng và khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn nơi tơi
tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cưu.

U

Cuối cùng, học viên xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên trên con đường học tập và tất cả những thành
viên của lớp cao học Quản lý bệnh viện khóa 8 trường Đại học y tế Công Cộng đã

H

cùng tôi học tập, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm trong 2 năm qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng bằng tất cả nhiệt huyết, năng lực xong không
tránh khỏi những thiếu sót trong báo cáo luận văn này, tơi rất mong nhận được sự
góp ý quý báu của quý thầy, cô và các bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2017
Học viên

Lê Thị Thảo


ii


MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN............................................................................................ 4
1.1. Lịch sử KK-TK dụng cụ y tế và một số khái niệm được sử dụng trong nghiên
cứu .......................................................................................................................... 4
1.1.1.Lịch sử KK-TK dụng cụ y tế . ......................................................................... 4
1.1.2. Một số khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 4
1.2.Tầm quan trọng của công tác KK-TK dụng cụ y tế. ........................................... 5

H
P

1.3.Các tác nhân gây bệnh thường có trên DC khơng được KK-TK đúng. ............... 6
1.4. Phân loại dụng cụ tái sử dụng để lựa chọn phương pháp KK-TK thích hợp ...... 7
1.5. Các phương pháp tiệt khuẩn thường được lựa chọn trong các cơ sở y tế: .......... 8
1.6. Một số hóa chất khử khuẩn thường được sử dụng trong cơ sở y tế: ................... 9
1.7.Thực hiện công tác KK-TK dụng cụ y tế tại cơ sở y tế:.....................................12

U

1.7.1. Các điều kiện để thực hiện KK-TK dụng cụ y tế ...........................................12
1.7.2. Thực hiện khử khuẩn-tiệt khuẩn tại cơ sở y tế ...............................................14
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình KK-TK dụng cụ y tế ................................17

H

1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KK-TK dụng cụ y tế của NVYT .............18

1.9.1. Yếu tố về nhân lực y tế: ................................................................................18
1.9.2. Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện ............................................20
1.9.3.Yếu tố quản lý ...............................................................................................21
1.9.4. Các yếu tố khác ............................................................................................23
1.9.5. Nguy cơ và gánh nặng của việc thực hiện KK-TK không đúng .....................23
1.10.1. Nghiên cứu về KK-TK dụng cụ y tế trên thế giới. .......................................26
1.10.2. Nghiên cứu về KK-TK dụng cụ y tế tại Việt Nam. ......................................27
1.10. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. .....................................................29
1.11.Khung lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu .....................................................30
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 31


iii

2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................31
2.1.1. Đối tượng cho nghiên cứu định lượng ...........................................................31
2.1.2. Đối tượng cho nghiên cứu định tính ..............................................................32
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................32
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................32
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................32
2.3. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................32
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................................32
2.4.1. Cỡ mẫu .........................................................................................................32
2.4.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ..................................................................32

H
P

2.4.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính .....................................................................33
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................34

2.4.2.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng ............................................................34
2.4.2.2. Phương pháp chọn mẫu định tính ...............................................................34
2.5. Cơng cụ và phương pháp thu thập số liệu.........................................................35

U

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu................................................................................35
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................36
2.5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng ...................................................36

H

2.5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính ......................................................38
2.6. Các biến số nghiên cứu ....................................................................................39
2.6.1. Các biến số nghiên cứu định lượng ...............................................................39
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính: ..................................................................39
2.7. Các tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................................39
2.7.1.Tiêu chuẩn đánh giá thực trạng các phương tiện đảm bảo để ĐD, HS thực
hiện khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế. ................................................................39
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành của ĐD, HS về KK-TK. ...............................40
2.7.3. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ của điều dưỡng, hộ sinh về KK-TK ..41
2.7.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình KK-TK của NVYT. 41
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................41
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................................42


iv

2.10. Hạn chế của nghiên cứu và sai số, biện pháp khắc phục sai số .......................43
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 46

3.1. Thực trạng thực hiện khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế của ĐD, HS tại Bệnh viện
đa khoa Sóc Sơn năm 2017............................................................................................ 46
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y
tế của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. .......................................... 52
3.2. 1.Yếu tố nhân lực .................................................................................................... 52
3.2.2. Các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện. .......................................................... 61
3.2.3. Yếu tố quản lý ...................................................................................................... 64
3.2.4. Yếu tố khác .......................................................................................................... 68

H
P

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN .......................................................................................... 70
4.1. Thực trạng thực hiện khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế của ĐD, HS tại Bệnh viện
đa khoa Sóc Sơn năm 2017. ........................................................................................... 70
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y
tế của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. .......................................... 75

U

4.2.1. Yếu tố nhân lực .................................................................................................... 75
4.2.2. Các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện ........................................................... 83
4.2.3. Yếu tố quản lý ...................................................................................................... 86

H

4.2.4. Yếu tố khác .......................................................................................................... 90
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ............................................................................................ 92
CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 94

TÀI LI U THAM KHẢ ............................................................................................. 96
PHỤ LỤC 1: BẢNG KIỂM QUAN SÁT CÁC PHƯƠNG TI N THỰC HI N KHỬ
KHUẨN- TI T KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ TẠI CÁC KH A LÂM SÀNG ........... 102
PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ
SINH VỀ KHỬ KHUẨN- TI T KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ .................................... 104
PHỤ LỤC 2A:BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ
SINH VỀ KK-TK DỤNG CỤ BÁN THIẾT YẾU KHÔNG CHỊU NHI T ............ 107


v

PHỤ LỤC 2B: BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ
SINH VỀ KK-TK DỤNG CỤ THIẾT YẾU CHỊU NHI T ....................................... 110
PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHÁT VẤN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG,
HỘ SINH VỀ KHỬ KHUẨN-TI T KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ ............................. 112
PHỤ LỤC 4: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ........................................ 119
PHỤ LỤC 5: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ........................................ 120
PHỤ LỤC 6: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ........................................ 121
PHỤ LỤC 7: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢ LUẬN NHÓM .................................... 122
PHỤ LỤC 8: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢ LUẬN NHÓM .................................... 123
PHỤ LỤC 9: QUY TRÌNH THỰC HI N XỬ LÝ DỤNG CỤ ................................. 124

H
P

PHỤ LỤC 10: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .......................................................... 128
PHỤ LỤC 11: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH THAM GIA
NGHIÊN CỨU (n=84) ................................................................................................ 141
PHỤ LỤC 12: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN .................... 142
PHỤ LỤC 13: KẾ H ẠCH NGHIÊN CỨU .............................................................. 143


U

PHỤ LỤC 14: DỰ TRÙ KINH PHÍ ........................................................................... 146

H


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV
BVĐK
CDC
CBNVYT
CSVC

Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Trung tâm Kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
Cán bộ nhân viên y tế
Cơ sở vật chất

CS

Cộng sự

DC

Dụng cụ


ĐD

Điều dưỡng

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

H
P

Đối tượng nghiên cứu

HS

Hộ sinh

KK

Khử khuẩn

U

KKMĐC

Khử khuẩn mức độ cao


KK-TK

Khử khuẩn- tiệt khuẩn

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB
NVYT
NKBV
PVS
TLN
TTB

H

Người bệnh

Nhân viên y tế

Nhiễm khuẩn bệnh viện
Phỏng vấn sâu
Thảo luận nhóm
Trang thiết bị

YTCC

Y tế Công Cộng


WHO

T chức Y tế thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về thực hiện KK-TK dụng cụ………………………...46
Bảng 3.2: Thực hành chuẩn bị cho làm sạch và khử nhiễm tại các khoa lâm
sàng………………………………………………………………………………...46
Bảng 3.3: Thực hành đúng khử nhiễm và làm sạch DC tại các khoa lâm sàng…..47
Bảng 3.4: Thực hành chuẩn bị cho khử khuẩn mức độ cao DC không chịu
nhiệt………………………………………………………………………………..48
Bảng 3.5: Thực hành khử khuẩn mức độ cao DC không chịu nhiệt……………...49
Bảng 3.6: Thực hành tiệt khuẩn DC thiết yếu chịu nhiệt………………………….49
Bảng 3.7:Thực hành đúng vận chuyển và lưu giữ DC y tế………………………..50

H
P

Bảng 3.8: Hiểu đúng về một số yêu cầu khi sử dụng DC y tế……………………..53
Bảng 3.9: Kiến thức của ĐD, HS về các phương pháp tiệt khuẩn………………...55
Bảng 3.10: Kiến thức của ĐD, HS về các bệnh truyền nhiễm…………………….55
Bảng 3.11: Hiểu biết đúng của ĐD, HS về phân loại DC và lựa chọn phương pháp
KK-TK thích hợp…………………………………………………………………..57

U

Bảng 3.12:Kiến thức về thực hành đúng lựa chọn phương pháp KK-TK đối với 1 số

DC……………………………………………………………………………….…57
Bảng 3.13:Đánh giá thái độ của ĐD, HS về KK-TK dụng cụ y tế……………..…58

H

Bảng 3.14: Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với thực hành của
ĐTNC……….……………………………………………………………………...60
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành của
ĐTNC………………………………………………………………………………60
Bảng 3.16: Cơ sở vật chất để thực hiện KK-TK tại các khoa lâm
sàng…………………………………………………………………………...……61
Bảng 3.17:Trang thiết bị, vật tư, hóa chất để thực hiện khử nhiễm DC tại các khoa
lâm sàng……………………………………………………………………………62
Bảng 3.18:Trang thiết bị, vật tư, hóa chất để thực hiện khử khuẩn mức độ cao DC
tại các khoa lâm sàng………………………………………………………………63
Bảng 3.19:Quy trình, hướng dẫn thực hiện xử lý DC tại các khoa lâm sàng……..64
Bảng 3.20: Thực trạng cung cấp kiến thức về KK-TK cho ĐD, HS……………....65


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ DC bán thiết yếu không chịu nhiệt thực hiện KKMĐC………48.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ DC còn hạn dùng khi sử dụng cho NB………………………...51
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đạt thực hành chung về KK-TK dụng cụ y tế………………....51
Biểu đồ 3.4: Kiến thức của ĐD, HS về các khái niệm KK-TK……………………52
Biểu đồ 3.5: Kiến thức của ĐD, HS hiểu đúng về có 3 mức độ khử khuẩn………53
Biểu đồ 3.6: Hiểu đúng về quá trình vận chuyển và bảo quản DC……………….54
Biểu đồ 3.7: Kiến thức về thực hiện không đúng KK-TK làm tăng nguy cơ
NKBV……………………………………………………………………………...54

Biểu đồ 3.8: Hiểu biết về thời gian ngâm và nồng độ pha dung dịch khử

H
P

nhiễm……………………………………………………………………………….56
Biểu đồ 3.9: Hiểu biết về quy trình xử lý DC tái sử dụng…………………………56
Biểu đồ 3.10:Tỷ lệ đạt kiến thức chung về KK-TK dụng cụ……………….…...…58

H

U


ix

TÓM TẮT
Việc tái sử dụng các dụng cụ trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở y tế là
một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Q trình tái sử dụng
này nếu khơng tn thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt
khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất
lượng thăm khám, chăm sóc và điều trị người bệnh của cơ sở y tế đó. Với mong
muốn thực hiện khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế tái sử dụng đảm bảo an tồn cho
người bệnh, chúng tơi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu nhằm mô tả kiến thức,
thái độ, thực hành và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện khử khuẩntiệt khuẩn dụng cụ y tế của 84 điều dưỡng, hộ sinh trực tiếp tham gia vào quá trình

H
P

thực hiện khử khuẩn-tiệt khuẩn tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. Phương pháp:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp đồng thời định lượng và
định tính trên đối tượng gồm điều dưỡng, hộ sinh và một số lãnh đạo khoa phòng tại
các khoa lâm sàng của bệnh viện đa khoa Sóc Sơn bằng phiếu quan sát, bộ câu hỏi
phát vấn và phỏng vấn sâu, thảo ln nhóm để thu thập thơng tin. Số liệu được nhập

U

bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 23.0. Kết luận: Tỷ
lệ dụng cụ được điều dưỡng hộ sinh thực hiện đúng tất cả các tiêu chí của q trình
làm sạch và khử nhiễm ban đầu dụng cụ đạt 3,6%. Thực hành chung của điều

H

dưỡng, hộ sinh về khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế đạt 26.2%. Tỷ lệ điều dưỡng,
hộ sinh có kiến thức về khử khuẩn-tiệt khuẩn đạt 47,6%; điểm trung bình thái độ
của điều dưỡng, hộ sinh về khử khuẩn-tiệt khuẩn đạt 4,3±0,45; 20% số khoa lâm
sàng có buồng xử lý dụng cụ và lavabo/bồn cọ rửa dụng cụ riêng; Mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành về khử khuẩn –tiệt khuẩn (p< 0.05).
Khuyến nghị: Bệnh viện cần bố trí cơ sở vật chất và cung cấp phương tiện để thực
hiện khử khuẩn-tiệt khuẩn theo quy định của Bộ Y tế; Tăng cường đào tạo, tập huấn
để nâng cao kiến thức về thực hiện khử khuẩn-tiệt khuẩn.
Từ khóa: Khử khuẩn tiệt khuẩn, dụng cụ y tế, Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một thách thức và là mối quan tâm hàng đầu
trên thế giới và ngành y tế tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này cho thấy
nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng

việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí điều trị và tăng sự kháng kháng sinh của các
vi khuẩn[7]. Nhiều người bệnh trong quá trình khám, điều trị và chăm sóc tại cơ sở
y tế bị mắc thêm các bệnh mới do cơ sở y tế đó làm khơng tốt cơng tác kiểm sốt
nhiễm khuẩn. Trong đó cơng tác khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế là một trong
những nội dung quan trọng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện[3], [5], [8]. Với

H
P

sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học, ngay nay việc sử dụng các dụng cụ y
tế vô khuẩn và sạch trong chăm sóc và điều trị cho người bệnh dùng một lần càng
trở lên ph biến, nhưng khơng thể tránh hồn tồn được việc tái sử dụng các dụng
cụ y tế tại các cơ sở y tế trên thế giới và tại Việt Nam. Việc tái sử dụng các dụng cụ
trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở y tế là một việc làm thường quy trong các
bệnh viện ở Việt Nam. Q trình tái sử dụng này nếu khơng tuân thủ nghiêm ngặt

U

từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu
quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám, chăm sóc và điều trị

H

người bệnh của cơ sở y tế đó[5],[6],[34].

Trên thế giới đã có nhiều báo cáo về nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến vấn
đề xử lý dụng cụ không đảm bảo như: Srinivasan A và cộng sự đã báo cáo tại bệnh
viện Johns Hopkins từ tháng 6 năm 2001 đến tháng 01 năm 2002 ở Baltimore, Mỹ
trong t ng số 414 ca soi phế quản thì có tới 48 ca nhiễm trùng đường hơ hấp và
đường máu, 3 ca tử vong có liên quan đến sử dụng dụng cụ soi phế quản bị ô

nhiễm[50]. Một nghiên cứu khác của Baruque Villar G tại một bệnh viện tư nhân ở
Manaus, Brazil từ giữa tháng 7 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010 trên 222 bệnh
nhân phẫu thuật nội soi cho thấy 60 trường hợp bị nhiễm khuẩn do Mycobacterium
abscessus subsp. Bolletii có liên quan quan đến việc sử dụng các trocar trong phẫu
thuật nội soi do không tuân thủ các hướng dẫn về khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ nội
soi[31].


2

Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ
y tế, từ năm 1997 đến nay Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện
công tác khử khuẩn khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế. Các văn bản này yêu cầu các cơ
sở y tế khi tái sử dụng dụng cụ y tế phải thực hiện khử khuẩn-tiệt khuẩn(KK-TK)
đúng quy định để đảm bảo an toàn khi sử dụng lại cho người bệnh. Trên thực tế, kết
quả của một số nghiên cứu cho thấy thực trạng phương tiện, t chức triển khai về
KK-TK và tỷ lệ nhân viên y tế thực hành đúng về KK-TK còn chưa cao: Nghiên
cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên năm
2007 cho thấy 76.9% khoa có bồn rửa, xà phịng và bàn chải, thùng/chậu ngâm hóa
chất khử khuẩn ban đầu dụng cụ, 61% khoa có phương tiện riêng lưu giữ dụng

H
P

cụ(DC) tiệt khuẩn, tỷ lệ điểm đạt về phương tiện KK-TK dụng cụ là 55.6%, DC y
tế được tiệt khuẩn bán tập trung [17]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng và cộng
sự tại các bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh Long năm 2012 cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế
thực hành đúng về KK-TK chỉ đạt 47.3% [11]. Nguyên cứu của Lê Thị Kim Hoa
tai Bệnh viện Tịnh Biên năm 2015, cho thấy kiến thức chung của điều dưỡng(ĐD)


U

và hộ sinh(HS) về KK-TK đạt 34%[14]. Tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, cơng tác
KK-TK được ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm. Bệnh viện đã xây dựng các quy
trình, quy định về khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế, cung cấp các phương tiện và

H

t chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và điều kiện thực tế của đơn vị.
Nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến thực hiện khử khuẩn-tiệt
khuẩn dụng cụ y tế tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. Vậy câu hỏi đặt ra là: Thực
trạng thực hiện khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế của điều dưỡng, hộ sinh ở Bệnh
viện đa khoa Sóc Sơn như thế nào? Kiến thức và thái độ của điều dưỡng, hộ sinh về
KK-TK dụng cụ y tế ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tuân thủ quy trình xử lý
dụng cụ của điều dưỡng, hộ sinh ? Để trả lời các câu hỏi trên giúp lãnh đạo Bệnh
viện đa khoa Sóc Sơn có cái nhìn đầy đủ hơn về công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn tại
bệnh viện để đưa ra các giải pháp tiếp theo phù hợp nhằm thực hiện tốt hơn nữa
công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn của đơn vị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng
cụ y tế của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế của điều
dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng
cụ y tế của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm 2017.


H
P

H

U


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử KK-TK dụng cụ y tế và một số khái niệm được sử dụng trong
nghiên cứu
1.1.1.Lịch sử KK-TK dụng cụ y tế .
Nhận thức của con người về sự lây truyền bệnh đã có từ nhiều thế kỷ trước,
từ thời Hippocrates, Gallen đã biết dùng nước hoặc rượu để làm sạch vết thương
hoặc dụng cụ trước khi sử dụng. Năm 1860, nhà hóa học người Pháp tên là Louis
Pasteur đã phát hiện ra bệnh tật được gây ra bởi các vi sinh vật và vi trùng. Nghiên
cứu của ông đã dẫn đến sự phát triển của “tiệt trùng”. Đến năm 1879, tiến sỹ
Charles Chamberland, là nhà sinh vật học và vật lý học, người Pháp đã phát minh

H
P

ra nồi hấp autoclave, ông thiết kế nồi hấp dựa trên sức nóng để tiêu diệt các vi sinh
vật nguy hiểm và nồi hấp đầu tiên dựa trên sức nóng này được sử dụng trong phịng
thí nghiệm ở Pari, Pháp[28],[32]. Đến nay nồi hấp ướt autoclave được sử dụng rộng
rãi ở các bệnh viện trong cả nước và trên thế giới để tiệt khuẩn dụng cụ và đồ vải y
tế nhằm phòng ngừa nhiễm trùng cho người bệnh. Cùng với sự phát triển của khoa


U

học kỹ thuật và nhận thức của con người, ngay nay một số công nghệ mới để tiệt
khuẩn dụng cụ y tế đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam như tiệt khuẩn
bằng khí Ethylen Oxide (EtO)từ năm 1938[28], tiệt khuẩn bằng công nghệ
Plasma…

H

1.1.2. Một số khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
Làm sạch: là một quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những tác
nhân nhiễm khuẩn và các chất ngoại lai bám trên dụng cụ, thường được thực hiện
bằng nước và xà phòng hoặc các chất enzyme. Quá trình làm sạch là một bước bắt
buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn tiếp theo.
Thực hiện tốt việc làm sạch ban đầu sẽ giúp cho việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn tiếp
theo đạt hiệu quả tối ưu [5],[6],[34].
Khử nhiễm: là q trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các
chất hữu cơ và giảm số lượng các vi sinh vật gây bệnh có trên dụng cụ để đảm bảo
an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ[5],[6],[34].


5

Khử khuẩn : là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên
dụng cụ, nhưng khơng diệt bào tử vi khuẩn. Có ba mức độ khử khuẩn gồm: Khử
khuẩn mức độ thấp, khử khuẩn mức độ trung bình, khử khuẩn mức độ cao
[5],[6],[34].
Khử khuẩn mức độ thấp :tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một số
virus và nấm,nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ trung bình :là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn

dạng sinh dưỡng, hầu hết virus và nấm nhưng không diệt được dạng bào tử của vi
khuẩn.
Khử khuẩn mức độ cao: là quá trình tiêu diệt được toàn bộ vi sinh vật và một số

H
P

bào tử vi khuẩn.

Tiệt khuẩn: là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật
sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn [5],[6],[34].

DC thiết yếu chịu nhiệt: là DC có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn nếu chúng bị ô
nhiễm, thường sử dụng trong các thủ thuật xâm nhập vào các t chức, mô, hoặc hệ

U

thống mạch máu vô khuẩn; ở nhiệt độ cao trong q trình hấp sấy tiệt khuẩn khơng
bị thay đ i hình dạng và tính chất: các DC trong phẫu thuật thủ thuật bằng kim loại
như panh, kéo, kẹp phẫu tích,… [1],[3],[5].

H

DC bán thiết yếu khơng chịu nhiệt: Là DC tiếp xúc với niêm mạc và các vùng
da bị t n thương trong quá trình sử dụng; ở nhiệt độ cao trong quá trình hấp sấy tiệt
khuẩn bị thay đ i hình dạng và tính chất: ống nội soi tiêu hóa mềm, mask khí dung,
bóng ambu, dây máy thở,… [1],[3],[5].
Quy trình xử lý DC thiết yếu chịu nhiệt là việc thực hiện tuần tự các bước từ
ngay sau khi sử dụng DC đến khi DC đó được tiệt khuẩn.
Quy trình xử lý DC bán thiết yếu không chịu nhiệt là việc thực hiện tuần tự các

bước từ ngay sau khi sử dụng DC đến khi DC đó được khử khuẩn mức độ
cao(KKMĐC) hoặc được tiệt khuẩn ở nhiệt độ thấp.
1.2.Tầm quan trọng của công tác KK-TK dụng cụ y tế.
Công tác KK-TK dụng cụ y tế là một trong những nội dung quan trọng trong
cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội,


6

DC vô khuẩn dùng 1 lần ngày càng nhiều, đặc biệt là với các DC rẻ tiền như bơm
kim tiêm, sonde dạ dày, sonde tiểu,…Tuy nhiên với các DC đắt tiền như dây máy
nội soi tiêu hóa, ống nội soi tai mũi họng, dây máy thở, panh, kéo…những dụng cụ
này có thể tái sử dụng được cho người bệnh(NB) khác để tiết kiệm chi phí khi sử
dụng dụng cụ mới, nhưng trong quá trình sử dụng cho người bệnh trước có thể
nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, nếu cứ như vậy dùng cho người bệnh tiếp theo thì
trong quá trình sử dụng bản thân nhân viên y tế và NB tiếp theo cũng có thể mắc
bệnh mới do các vi sinh vật đó gây nên. Vì vậy thực hiện KK-TK dụng cụ này đúng
là một yêu cầu rất cần thiết. Tại mỗi cơ sở y tế, nếu thực hiện đúng quy trình và
hướng dẫn về KK-TK dụng cụ y tế sẽ giảm được tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cho

H
P

người nhận dịch vụ y tế và cả người cung cấp dịch vụ y tế, góp phần vào sự thành
cơng trong công tác khám và điều trị của cơ sở y tế đó. Ngược lại nếu khơng tn
thủ chặt chẽ quy trình tái sử dụng DC y tế sẽ làm người bệnh mắc thêm bệnh mới
trong quá trình sử dụng DC của cơ sở y tế, như vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng
khám và điều trị cho NB. [3],[5],[30],[34].

U


Mặt khác, công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn là một trong các tiêu chí để đánh
giá chất lượng bệnh viện hàng năm tại mỗi cơ sở khám chữa bệnh[9].
1.3.Các tác nhân gây bệnh thường có trên DC khơng được KK-TK đúng.

H

Hầu hết các tác nhân gây bệnh từ người bệnh hoặc từ mơi trường bệnh viện
có thể lây nhiễm vào DC y tế trong q trình thực hành khám, chăm sóc NB, quá
trình vận chuyển, bảo quản dụng cụ. Các tác nhân gây bệnh đó bao gồm virus, vi
khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Các virus gây bệnh qua đường hô hấp cũng có thể có
trên DC như virus cúm A, sởi, lao, …đặc biệt là các virus lây truyền qua đường
máu trong các phẫu thuật, thủ thuật như HIV, viêm gan B, viêm gan C,…trên DC
không được KK-TK đúng là mối nguy hiểm cho NB và cho nhân viên y tế khi tiếp
xúc với DC đó. Các cầu khuẩn, trực khuẩn gram dương và gram âm, các vi khuẩn
đa kháng thuốc kháng sinh cũng có thể có trên những DC y tế dùng cho NB như
Staphylococcus spp, Staphylococcus aureus, E.coli, Pseudomonas aeruginosa,….
[5],[6],[34][44].


7

Tác nhân gây bệnh bị điên (Creutzfeldt-Jakob disease- CJD) có thể có
trên DC bị ơ nhiễm. Tại Việt Nam đến nay chưa công bố ca nào nhiễm CJD, tại Mỹ
tần suất mắc bệnh là 01 ca/01triệu dân/năm. Đến tháng 11 năm 2015, CDC báo cáo
có hơn 250 người bệnh mắc CJD trên toàn thế giới do lan truyền từ thầy thuốc.
Trong đó có 6 ca liên quan đến việc sử dụng thiết bị bị ô nhiễm, 4 ca liên quan đến
viêc sử dụng DC phẫu thuật thần kinh, 2 ca liên quan đến việc dùng điện cưc sâu
EEG. Tác nhân này khơng dễ bị tiêu diệt bởi quy trình KK-TK thông thường.
Những khuyến cáo mới đây, để tiêu diệt được CJD một cách hiệu quả thì trước hết

phải làm sạch DC sau đó hấp ướt ở nhiệt độ 121˚C trong một giờ hoặc tiệt khuẩn
bằng công nghệ Plasma hydrogen peroxide [5],[35].

H
P

Các tác nhân gây bệnh đó có thể có nguồn gốc từ đường hơ hấp, tiêu hóa, tiết
niệu, da và mô mềm và các cơ quan bị nhiễm khuẩn của NB lây nhiễm trực tiếp vào
dụng cụ hoặc phát tán ra môi trường xung quanh NB, lây nhiễm sang bàn tay
NVYT rồi qua DC y tế vào NB tiếp theo nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định trong KK-TK dụng cụ, và có thể là nguồn gốc gây ra những vụ dịch NKBV tại

U

cơ sở y tế.

Tùy theo các loại tác nhân gây bệnh có trên DC và con đường xâm nhập vào
người bệnh mà gây nên những loại nhiễm khuẩn tương ứng với tác nhân đó và

H

đường xâm nhập của vi sinh vật: Ví dụ như người bệnh bị nhiễm khuẩn vết m do
sử dụng DC trong phẫu thuật hoặc DC thay băng vết m không đảm bảo vô khuẩn,
nhiễm khuẩn đường hô hấp do sử dụng mask thở khí dung bị ơ nhiễm các vi sinh
vật gây bệnh đường hô hấp,…

1.4. Phân loại dụng cụ tái sử dụng để lựa chọn phương pháp KK-TK thích hợp
Theo Spaulding, năm 1968 ông là người đầu tiên đã phân chia DC y tế một
cách rõ ràng và hợp lý dựa trên mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến việc sử
dụng chúng, để lựa chọn phương pháp KK-TK thích hợp, bao gồm: Nhóm DC có

nguy cơ cao(DC thiết yếu) là nhóm DC cần tiệt khuẩn, nhóm DC có nguy cơ trung
bình(DC bán thiết yếu) thì tối thiểu cần khử khuẩn mức độ cao và nhóm DC có
nguy cơ thấp(DC không thiết yếu) chỉ cần khử khuẩn thông thường hoặc làm sạch
ngay tại nơi sử dụng là đủ. Nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn dùng cách phân


8

chia này để thực hiện KK-TK dụng cụ y tế. Vì vậy nhân viên y tế phải xác định rõ
DC đó thuộc nhóm nguy cơ nào để lựa chọn phương pháp KK-TK thích hợp. Đây
cũng là một trong những lý do để NVYT cần được đào tạo để cung cấp kiến thức cơ
bản về KK-TK dụng cụ[4],[5][34],[36],[51].
NVYT thực hiện các thủ khuật, kỹ thuật khác nhau trên NB nhưng các DC
có nguy cơ nhiễm khuẩn là như nhau thì thực hiện quy trình xử lý DC như nhau.
Trong quá trình hấp sấy tiệt khuẩn DC tái sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ có
những DC chịu được nhiệt và có những DC không chịu được nhiệt độ cao sẽ bị biến
đ i hình dạng và tích chất. Vì vậy khi thực hiện tiệt khuẩn DC lại được phân loại
DC thành 02 nhóm là DC chịu nhiệt và DC khơng chịu nhiệt. Đối với DC chịu được

H
P

nhiệt thì có thể tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao cịn DC khơng chịu nhiệt thì phải tiệt
khuẩn ở nhiệt độ thấp bằng hóa chất hoặc tối thiểu phải KKMĐC[1],[5].
1.5. Các phương pháp tiệt khuẩn thường được lựa chọn trong các cơ sở y tế:
Có nhiều phương pháp tiệt khuẩn dụng cụ y tế nhưng phương pháp hấp ướt
DC là c điển nhất, bắt đầu từ năm 1897. Với phương pháp này thì DC được tiệt

U


khuẩn ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao, nhiệt độ tiệt khuẩn thường là 121˚C trong thời
gian tối thiểu là 15 phút, nhiệt độ tiệt khuẩn ở 132˚C-135˚C trong vòng 3-4 phút là
đạt. Phương pháp này đến nay vẫn được sử dụng vì đây là phương pháp rẻ tiền và

H

phù hợp với các DC chịu nhiệt[4],[5][34].

Tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô, phương pháp này sử dụng tủ sấy khô
ở nhiệt độ cao, áp dụng cho những DC chịu nhiệt. Nhiệt độ tiệt khuẩn là 150˚C
(300˚F) trong thời gian 150 phút, nhiệt độ tiệt khuẩn là 160˚C (320˚F) trong thời
gian 120 phút, nhiệt độ tiệt khuẩn là 170˚C (340˚F) trong thời gian 60 phút. Phương
pháp này rẻ tiền, không độc hại môi trường nhưng ở nhiệt độ cao làm hỏng DC nên
hiện nay không được khuyến cáo sử dụng trong các cơ sở y tế[4],[5][34].
Phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp áp dụng cho những DC không chịu
nhiệt bao gồm: phương pháp sử dụng Ethylen

xide (Et ) ra đời vào năm 1940 và

phương pháp sử dụng Formaldehyde (F ) ra đời vào năm 1960. Nhưng hai phương
pháp này đều tạo ra khí độc, có nguy cơ gây ung thư nên hiện nay ngày càng ít được
sử dụng tại các cơ sở y tế[4],[5][34].


9

Phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp với hydrogen peroxide công nghệ
Plasma áp dụng cho những DC không chịu nhiệt ra đời vào năm 1992. Phương pháp
này có nhiều ưu điểm như thời gian tiệt khuẩn nhanh (từ 28 đến 75 phút tùy theo
loại DC và thế hệ máy), thân thiện với con người và môi trường (sản phẩm phân

hủy là nước và oxy) , tiệt khuẩn ở nhiệt độ thấp(< 55˚C), thích hợp cho các DC nội
soi và vi phẫu nên hiện nay được sử dụng ngày càng nhiều tại các bệnh
viện[4],[5][34].
Sử dụng phương pháp tiệt khuẩn nào cũng cần có sự giám sát chặt chẽ về
nhiệt độ, thời gian, độ ẩm, áp suất hoặc nồng độ hóa chất khi đưa vào chu trình tiệt
khuẩn,…theo hướng dẫn. Những DC khi xếp trong máy hấp, sấy phải đảm bảo lưu

H
P

thông tuần hồn nhiệt độ, hóa chất tiệt khuẩn phải tiếp xúc trực tiếp với
DC[4],[5][34].

1.6. Một số hóa chất khử khuẩn thường được sử dụng trong cơ sở y tế:
1.6.1.Cồn(alcohol):

Loại alcohol thường dùng là ethanol và Iso prothanol

U

Nồng độ cồn thường sử dụng từ 60% đến 90%

Diệt được các vi khuẩn, virus, nấm nhưng khơng diệt được nha bào.
Có tác dụng khử khuẩn mức độ trung bình.

H

Thời gian tác dụng nhanh từ 1-10 phút, có tính chất n định(nếu đóng trong
thùng kín).


1.6.2.Chlor và hợp chất chứa chlor:
Loại Chlor thường dung là nước javen, Chloramin B, Natri Troclosene
(Presept),….Có tác dụng khác nhau nồng độ và cách sử dụng khác nhau. Thường sử
dụng nồng độ Chlorine 0,5-1.0%
Diệt được các vi khuẩn, virus, nấm nhưng khơng diệt được nha bào
Có tác dụng khử khuẩn mức độ trung bình.
Thời gian tác dụng từ 10 đến 60 phút, khơng n định(<1ngày), có tính ăn
mịn/phá hủy kim loại
1.6.3.Glutaraldehyde:
Nồng độ dung dịch sử dụng từ 02% đến 2.5%


10

Là dung dịch KKMĐC, được sử dụng từ năm 1960.
Thời gian thực hiện KKMĐC tối thiểu là 20 phút ở nhiệt độ phịng, nó có tác
dụng tiệt khuẩn nếu thời gian tiếp xúc trực tiếp với DC là 10 giờ ở nhiệt độ phịng.
Tuy nhiên hiện nay đã có hiện tượng vi sinh vật đề kháng với dung dịch
Glutaraldehyde như một số Mycobacteria.
Dung dịch này có tính n định trung bình (14-28 ngày), khơng ăn mịn/phá
hủy kim loại
1.6.4. Ortho – phthalaldehyde (OPA):
Nồng độ dung dịch sử dụng là 0.55%
Là dung dịch KKMĐC, thời gian đạt KKMĐC nhanh nhất (trong 05 phút ở

H
P

nhiệt độ phịng) và có cả tác dụng với các chủng vi khuẩn Mycobacteria đã kháng
lại với Glutaraldehyde, nếu sử dụng trong 10 giờ ở nhiệt độ phòng cũng có tác dụng

tiệt khuẩn. Tuy nhiên nếu q trình làm sạch khơng được thực hiện kỹ cịn sót lại
protein sẽ tương tác với hóa chất này làm bắt màu với ống soi, khay ngâm, đồ
vải,… Nhưng chính điều này sẽ giúp các nhà quản lý nhận ra chưa thực hiện tốt q

U

trình làm sạch.

Dung dịch này có tính n định trung bình (14 ngày), khơng ăn mịn/phá hủy
kim loại.

H

1.6.5.Peracetic Axit:

Là dung dịch dùng để KKMĐC nhưng kém bền vững và gây ăn mòn DC
1.6.6.Hydrogen Peroxide:

Là dung dịch dùng để KKMĐC ở nồng độ 7.5% nhưng kém bền vững.
1.6.7. Iodophors:là hợp chất có chứa Iốt, thường dùng là Povidone Iodine, là dung
dịch khử khuẩn mức độ trung bình.
1.6.8. Các dẫn chất Phenol: là dung dịch khử khuẩn mức độ thấp, dùng để khử
khuẩn một số DC không thiết yếu.
1.6.9.Formaldehyde: Dung dịch này có thể dùng làm chất KKMĐC hoặc chất tiệt
khuẩn, nhưng ngày nay ít được sử dụng vì nó gây kích ứng da, niêm mạc và có khả
năng gây ung thư, gây đột biến gen.


11


1.6.10.Hợp chất amoni bậc 4: là dung dịch khử khuẩn mức độ thấp, có tính n định,
khơng ăn mịn/phá hủy kim loại.
1.6.11. zon: gần đây đã xuất hiện máy khử khuẩn tự động tạo ozon để khử khuẩn
dụng cụ y tế và đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả khử khuẩn ống nội soi mềm
cao hơn so với khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất Cidex OPA (Ortho –
phthalaldehyde 0.55%) và tốt hơn cho sức khỏe người trực tiếp thực hiện khử khuẩn
dụng cụ[22], [26].
1.6.12.Nguyên tắc lựa chọn hóa chất khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ y tế: Dựa vào
các yêu cầu về khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ phù hợp với mục đích sử dụng dụng
cụ để lựa chọn hóa chất khử khuẩn và tiệt khuẩn phù hợp, dựa trên những nguyên

H
P

tắc cơ bản sau[5],[6]:

- Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn hóa chất sao cho đạt hiệu quả, không tốn kém và
không gây t n hại dụng cụ, bao gồm:
+ Phải có ph kháng khuẩn rộng.
+ Tác dụng nhanh.

U

+ Không bị tác dụng của các yếu tố môi trường.
+ Không độc.

+ Không tác hại tới các dụng cụ kim loại, cao su, nhựa.

H


+ Hiệu quả kéo dài trên bề mặt các dụng cụ được xử lý.
+ Dễ dàng sử dụng.

+ Khơng mùi hoặc có mùi dễ chịu.
+ Kinh tế.

+ Có khả năng pha lỗng.
+ Có nồng độ n định kể cả khi pha loãng để sử dụng.
+ Có khả năng làm sạch tốt.
- Dựa vào khả năng tiêu diệt vi khuẩn của hóa chất:
+ Hóa chất khử khuẩn mức độ thấp: có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn thực
vật

(staphyloccus

aureus,

Salmonnella

typhi,

Pseudomonas

aeruginosa,

coliforms),virút vỏ bọc (Herpes simples, varicella-zoster vi rút, cytomegalovirus,


12


opateinbarr vi rút, vi rút sởi, vi rút quai bị, vi rút rubella, influenza vi rút, vi rút hợp
bào hô hấp, vi rút viên gam B và C, hantaviruses, và HIV).
+ Hóa chất khử khuẩn mức độ trung bình: có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn
thực vật, vi rút vỏ bọc và nấm(Candida species, Cryptococcus species, Arpergillus
species, Dematophytes).
+ Hóa chất khử khuẩn mức độ cao: có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn thực
vật, vi rút vỏ bọc, nấm, mycobacteria (Mycobacterium tuberculosis, M. Avium
Intracellular, M. Cholonac) và vi rút không vỏ bọc (Coxeackic viruses, pollo
viruses, rhinovirus, rotaviruses, Norwalk virus, hepatitis A virus).
+ Hóa chất diệt khuẩn: Ngồi việc tiêu điệt được các VSV như trên còn phải

H
P

tiêu diệt được cả nang Protozoa (Giardia Lambia, Cryptosporium parvum) và bào tử
vi khuẩn (Bacilus subtitis, Clostridium totani, Clostridium difficile, Clostridium
botulinum).

- Dựa vào mức độ gây hại đến dụng cụ để điều chỉnh hóa chất phù hợp với dụng cụ
cần được xử lý, tránh làm hỏng dụng cụ và gây hại cho người sử dụng.

U

- Dựa vào tính năng an tồn cho người sử dụng và môi trường.
1.7.Thực hiện công tác KK-TK dụng cụ y tế tại cơ sở y tế:
1.7.1. Các điều kiện để thực hiện KK-TK dụng cụ y tế

H

Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện:

Mỗi khoa và cơ sở y tế cần phải phân định rõ khu vực hoặc phòng xử lý DC
bẩn riêng. Mỗi cơ sở y tế cần có trung tâm tiệt khuẩn tập trung để KK-TK các dụng
cụ đã được xử lý sơ bộ tại các khoa phòng chuyển xuống là tốt nhất để đảm bảo
hiệu quả KK-TK nhằm giảm lây nhiễm chéo cho NB và NVYT [4],[5]. Nhưng trên
thực tế do điều kiện về nguồn kinh phí hạn chế, nhân lực thiếu hoặc vì các lý do
khác mà một số cơ sở y tế chưa thực hiện KK-TK tập trung theo hướng dẫn của Bộ
Y tế.
Các cơ sở y tế cần trang bị sẵn sàng các phương tiện để thực hiện KK-TK
dụng cụ đảm bảo an toàn cho NB và nhân viên y tế tiếp xúc với DC y tế, bao gồm:
Các phương tiện để thực hiện khử nhiễm dụng cụ như xơ/chậu có nắp đậy
kín, hóa chất khử nhiễm, nước, bồn cọ rửa và bàn chải cọ rửa phù hợp với DC.


13

Các phương tiện để thực hiện tiệt khuẩn DC như các máy tiệt khuẩn DC
bằng nhiệt ướt, máy sấy khô và máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp hoặc hóa chất khử
khuẩn mức độ cao để thực hiện KKMĐC với DC khơng chịu nhiệt.
Cần có xe vận chuyển DC bẩn và xe vận chuyển DC sạch riêng để thực hiện
vận chuyển DC riêng nhằm tránh tái nhiễm trong quá trình vận chuyển những DC
đã được tiệt khuẩn. Đồng thời cần có tủ/giá để bảo quản DC vô khuẩn riêng để bảo
quản DC khi chưa sử dụng nhằm tránh tái nhiễm trong q trình bảo quản, lưu giữ.
Các phương tiện phịng hộ cá nhân khi thực hiện KK-TK dụng cụ để giảm
phơi nhiễm cho NVYT như: găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính, tạp dề,…
Yếu tố con người: Tại các cơ sở y tế, việc thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn

H
P

DC tái sử dụng lại tại các khoa lâm sàng có sự tham gia của điều dưỡng, hộ sinh.

Việc phân công điều dưỡng, hộ sinh thực hiện xử lý DC tái sử dụng tại khoa và bảo
quản DC tái sử dụng tùy thuộc vào từng khoa phòng trong mỗi cơ sở y tế. Những
nhân viên y tế trực tiếp thực hiện xử lý DC cần phải được đào tạo[5].
Yếu tố về quy trình, quy định: Mỗi cơ sở y tế cần xây dựng quy trình, quy

U

định cụ thể về quy trình xử lý DC tái sử dụng dựa trên hướng dẫn của Bộ y tế và
thực hiện đào tạo cho NVYT để NVYT thực hiện xử lý DC theo quy trình bệnh
viện đã xây dựng. Mỗi khoa phịng trong bệnh viện có quy định cụ thể về nơi xử lý

H

DC bẩn và đồ bẩn riêng, có tủ để dụng cụ tiệt khuẩn đảm bảo sạch sẽ và không để
lẫn đồ bẩn cùng gói DC đã tiệt khuẩn. DC đã tiệt khuẩn và dụng cụ bẩn được quy
định thực hiện vận chuyển bằng phương tiện riêng để tránh tái nhiễm cho DC đã tiệt
khuẩn. Quy định về hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất để KK-TK dụng cụ mà
BV hiện đang sử dụng. Một quy trình KK-TK là thứ tự các bước thực hiện KK-TK
dụng cụ đó từ ngay sau khi sử dụng cho đến khi DC đó được KKMĐC hoặc tiệt
khuẩn, để DC khơng cịn ơ nhiễm nữa. Người điều dưỡng, hộ sinh ngoài việc tham
gia vào thực hiện quy trình KK-TK, cịn phải thực hiện các quy định về việc bảo
quản và lưu giữ DC theo quy định.
Thực hiện theo dõi, giám sát: Việc theo dõi giám sát cán bộ nhân viên y tế
thực hiện đúng các quy trình quy định về KK-TK dụng cụ y tế trong mỗi cơ sở y tế
là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý để đảm bảo cho quy trình,


14

quy định đó được thực hiện một cách có hiệu quả. Theo dõi giám sát hàng ngày việc

thực hiện KK-TK của điều dưỡng, hộ sinh thường được thực hiện bởi ĐD trưởng
khoa hoặc Hộ sinh trưởng khoa. Các đoàn kiểm tra của bệnh viện hoặc của các cấp
thì thường thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện KK-TK
dụng cụ y tế tại các khoa phòng của bệnh viện.
Điều kiện về đào tạo để có thể thực hành về KK-TK: NVYT cần được đào
tạo về KK-TK, đặc biệt là những người làm trực tiếp. Việc đào tạo này có thể từ
các trường đào tạo nghề hoặc do tuyến trên, Bệnh viện tự t chức đào tạo tập chung
tại bệnh viện hoặc đào tạo tại chỗ bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc” do nhân
viên chuyên trách hướng dẫn để có thực hành đúng về KK-TK.

H
P

Tổ chức thực hiện: việc thực hiện KK-TK được phân công cụ thể cho các
cán bộ nhân viên trong từng khoa phòng tham gia vào quá trình thực hiện KK-TK
dụng cụ tái sử dụng.

1.7.2. Thực hiện khử khuẩn-tiệt khuẩn tại cơ sở y tế

Thực hiện KK-TK dụng cụ tái sử dụng trong khám chữa bệnh là một trong

U

những công việc của ĐD và HS, việc thực hiện KK-TK đúng sẽ giảm được các
nhiễm khuẩn do q trình sử dụng dụng cụ ơ nhiễm gây nên, giảm thời gian nằm
viện, giảm chi phí điều trị, tăng niềm tin của NB vào nhân viên y tế.

H

Thực hiện KK-TK dụng cu bao gồm thực hiện xử lý DC tái sử dụng theo quy

trình, vận chuyển, bảo quản/lưu giữ DC vô khuẩn và các DC sạch hay bẩn đúng quy
định đến khi sử dụng DC. Người điều dưỡng, hộ sinh cần có kiến thức về KK-TK
để thực hiện KK-TK dụng cụ dùng lại có hiệu quả tốt nhất.
Các cơ sở y tế phải t chức thực hiện KK-TK dụng cụ y tế, với nguyên
tắc[3]:
+DC y tế khi sử dụng cho mỗi NB đều phải được xử lý thích hợp dựa trên mức độ
nguy cơ gây nhiễm khuẩn liên quan đến việc sử dụng dụng cụ đó
+DC sau khi được xử lý phải được bảo quản đảm bảo an toàn cho đến khi sử dụng
tiếp theo.
+Nhân viên y tế(NVYT) phải được đào tạo, tập huấn và trang bị đủ các phương tiện
phòng hộ cá nhân khi thực hiện xử lý các DC


×