Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở học sinh lớp 7 và 8 tại trường trung học cơ sở tôn đức thắng, thành phố sóc trăng năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.83 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ THANH TÙNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH LỚP 7 VÀ 8

H
P

TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TƠN ĐỨC THẮNG,
THÀNH PHỐ SĨC TRĂNG NĂM 2022

U

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành YTCC

H

Mã số: 8720701

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ THANH TÙNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG



H
P

ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH LỚP 7 VÀ 8
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TƠN ĐỨC THẮNG,
THÀNH PHỐ SĨC TRĂNG NĂM 2022

U

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành YTCC
Mã số: 8720701

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN CÔNG LUẬT

Hà Nội - 2022


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BSR

: Bệnh sâu răng

CSRM


: Chăm sóc răng miệng

CSSKRM

: Chăm sóc sức khỏe răng miệng

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

: Điều tra viên

HS

: Học sinh

KCB

: Khám chữa bệnh

KTC

: Khoảng tin cậy

KP

: Kiến thức, thực hành


KT

: Kiến thức

NC

: Nghiên cứu

NTGNC

: Người trợ giúp nghiên cứu

PHHS

: Phụ huynh học sinh

U

: Răng miệng

RM
SMT
SR

: Sâu mất trám

H

TPMCM

VSRM
WHO

H
P

YTTH

: Sâu răng

: Thành phố Hồ Chí Minh
: Vệ sinh răng miệng
: Tổ chức y tế thế giới
: Y tế trường học


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4

H
P


1.1. Một số nội dung liên quan đến bệnh sâu răng......................................................4
1.1.1. Một số định nghĩa sâu răng ..............................................................................4
1.1.2. Giải phẫu răng ..................................................................................................4
1.1.3. Sinh lý mọc răng................................................................................................5
1.1.4. Phân loại bệnh sâu răng ...................................................................................6
1.1.5. Nguyên nhân sâu răng ......................................................................................7

U

1.1.6. Phịng bệnh .......................................................................................................7
1.2. Tình hình bệnh sâu răng ở Việt Nam và trên thế giới ..........................................8

H

1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................................8
1.2.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................11
1.3. Khung lý thuyết ..................................................................................................15
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ............................................................................16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................17
2.1.1. Cấu phần định lượng.......................................................................................17
2.1.2. Cấu phần định tính ..........................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................17
2.4.1. Cỡ mẫu ............................................................................................................17


iii


2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................18
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................18
2.5.1. Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thành bộ công cụ nghiên cứu ........................19
2.5.2. Thu thập số liệu định lượng ............................................................................19
2.5.3. Thu thập số liệu định tính...............................................................................21
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................21
2.6.1. Các biến số nghiên cứu định lượng ................................................................21
2.6.2. Chủ đề nghiên cứu định tính ...........................................................................21
2.7. Phương pháp đánh giá ........................................................................................22
2.7.1. Chỉ số đánh giá ...............................................................................................22

H
P

2.7.2. Cách tính điểm kiến thức và thực hành về chăm sóc răng miệng ...................22
2.8. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu .........................................................22
2.8.1. Phân tích số liệu định lượng ............................................................................23
2.8.2. Phân tích số liệu định tính ...............................................................................23
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................23

U

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................24
3.1. Thông tin chung về đối tượng ............................................................................24
3.1.1. Phân bố của học sinh trong nghiên cứu .........................................................24

H

3.1.2. Kiến thức, thực hành của học sinh về chăm sóc răng miệng ..........................25

3.2. Tình hình bệnh sâu răng của học sinh ................................................................31
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của học sinh ................................32
3.3.1. Một số yếu tố liên quan giữa đặt điểm cá nhân và bệnh sâu răng .................32
3.3.2. Yếu tố liên quan giữa vai trò của phụ huynh và bệnh sâu răng ....................35
3.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng từ nhà trường qua kết quả nghiên cứu định tính ...36
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................40
4.1. Thực trạng bệnh sâu răng của học sinh lớp 7 và 8 ............................................ 40
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của học sinh ................................41
4.2.1. Yếu tố cá nhân của học sinh liên quan đến bệnh sâu răng .............................41
4.2.2. Yếu tố vai trò phụ huynh liên quan đến bệnh sâu răng của học sinh .............43
4.2.3. Yếu tố Nhà trường ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của học sinh.....................44


iv

4.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................46
KẾT LUẬN ...............................................................................................................47
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
PHỤ LỤC ......................................................................................................................

H
P

H

U


v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Mức độ kiến thức chung của học sinh về bệnh sâu răng theo khối ..........25
Bảng 3.2. Mức độ kiến thức chung của học sinh về bệnh sâu răng theo giới ...........25
Bảng 3.3. Kiến thức của học sinh về nguyên nhân gây sâu răng ..............................25
Bảng 3.4. Kiến thức của học sinh về phòng bệnh sâu răng ......................................26
Bảng 3.5. Kiến thức của học sinh về thực hành chăm sóc răng miệng theo khối.....26
Bảng 3.6. Kiến thức của học sinh về thời gian đi khám răng định kỳ theo khối .....28
Bảng 3.7. Thực hành cụ thể chải răng phòng bệnh sâu răng của học sinh ...............28
Bảng 3.8. Thực hành thói quen ăn vặt của học sinh theo khối .................................29

H
P

Bảng 3.9. Thực hành chăm sóc phịng bệnh sâu răng ...............................................30
Bảng 3.10. Chỉ số SMT .............................................................................................32
Bảng 3.11. Nguồn cung cấp kiến thức về phòng bệnh sâu răngcho học sinh ...........32
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa bệnh sâu răng với lớp ..............................................33
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa bệnh sâu răng với giới tính của học sinh.................33

U

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức với bệnh sâu răng ....................................34
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thực hành phòng với bệnh sâu răng ........................34
Bảng 3.16. Liên quan giữa thói quen ăn vặt của học sinh và bệnh sâu răng ............34

H

Bảng 3.17. Phụ huynh cung cấp bàn chải chải răng, nhắc nhở học sinh chải răng ..35



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Cấu trúc răng ................................................................................................4
Biểu đồ 3.1. Phân bố học sinh theo khối lớp ............................................................24
Biểu đồ 3.2. Phân bố học sinh theo giới tính ............................................................24
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ bệnh sâu răng theo khối ..................................................31

H
P

H

U


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh sâu răng là một vấn đề sức khỏe, tại Việt Nam khoản 90% người dân
mắc phải, phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Bệnh sâu răng nếu không điều trị
kịp thời sẽ dần mất răng, việc điều trị và phục hồi rất tốn kém. Tuy nhiên nhiều người
dân vẫn chưa biết dự phòng và thực hành vệ sinh răng đúng cách. Ở tuổi 12-13, con
người sẽ thay bộ răng sữa thành các răng vĩnh viễn, do vậy việc dự phòng cho lứa
tuổi này là rất quan trọng.
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở học
sinh lớp 7 và 8 tại trường Trung học cơ sở Tơn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng năm
2022” được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2022 với 2 mục tiêu: (1) Mô tả


H
P

thực trạng sâu răng và (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sâu răng
của học sinh khối lớp 7 và 8 trường Trung học cơ sở Tôn Đức Thắng, thành phố Sóc
Trăng năm 2022. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, với phương pháp
khám trực tiếp lâm sàng, quan sát trực tiếp và phát vấn trên 204 học sinh kết hợp
phương pháp phỏng vấn sâu trên 03 đối tượng quản lý y tế trương học tại trường

U

Trung học cơ sở Tơn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng chung là 68,1% (khối lớp 7 là
75,0% và khối lớp 8 là 61,5%); tỷ lệ sâu răng sữa là 60,3% (khối lớp 7 là 67,0% và

H

khối lớp 8 là 53,8%); tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 23,0% (khối lớp 7 là 25,0% và khối
lớp 8 là 21,2%%). Một học sinh trung bình có 1,15 răng bị sâu (Chỉ số SMT: 1,15).
Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng của học sinh bao gồm: công tác truyền
thông chưa hiệu quả; khối lớp 7 có tỷ lệ sâu răng cao hơn khối lớp 8; thực hành đạt
có tỷ lệ sâu răng thấp hơn thực hành khơng đạt. Ngồi ra, nghiên cứu cho thấy vai trị
của phụ huynh học sinh có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sâu răng ở học sinh; bên cạnh
đó yếu tố Nhà trường có thể kiểm soát được tỷ lệ sâu răng của học sinh. Nghiên cứu
đưa ra khuyến nghị: hàng năm nhà trường kiểm soát tỷ lệ sâu răng thông qua việc chủ
động xây dựng và triển khai tốt kế hoạch chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh;
phối hợp với trung tâm y tế thành phố và quan tâm đến đối tượng học sinh lớp 7. Phụ
huynh cần tìm hiểu kiến thức về vệ sinh răng miệng và mua bàn chải răng đúng cỡ

cho con.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng là bệnh liên quan đến răng và tổ chức quanh răng (2), (6), bệnh
thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ
mới mọc răng. Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây đau đớn, mất
sức nhai, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển thể lực của các em, gây mọc răng lệch
lạc, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Bệnh sâu răng thường gặp là bệnh sâu răng và viêm
lợi. Do tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên chi phí điều trị bệnh
sâu răng rất tốn kém cho cá nhân và xã hội (2).
Bệnh sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh sâu răng
và là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến 60% - 90% các em ở độ tuổi đi học và đa

H
P

số là thanh thiếu niên. Bệnh sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai, hệ
thống tiêu hóa và sức khỏe tồn thân nếu khơng được điều trị kịp thời sẽ dần mất răng
dẫn đến việc điều trị và phục hồi rất tốn kém.

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng lần 3 năm 2017 cho thấy.
Điều đáng lo ngại hơn là nhiều người dân vẫn chưa biết dự phòng bệnh sâu răng và thực

U

hành vệ sinh răng đúng cách. Bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi… là các bệnh
có tỷ lệ người mắc cao ở Việt Nam hiện nay 90%, đặc biệt là các em ở lứa tuổi học

đường. Việc dự phòng cho lứa tuổi vừa thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (12 - 13 tuổi)

H

là rất quan trọng vì răng sâu giai đoạn này là răng vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng
nhai của các em theo suốt giai đoạn sau này. Trẻ ở lứa tuổi 12 - 13 đa số đã hoàn thành
việc thay bộ răng sữa thành các răng vĩnh viễn (14), (15).
Trường trung học cơ sở Tơn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Tại trường có 4 khối lớp, mỗi khối lớp có từ 10 - 12 lớp và có một Phịng Y tế hoạt
động theo chương trình y tế học đường với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ
học đường, cùng với hoạt động khám răng, mắt, tật cột sống,... Tuy nhiên, theo số
liệu khám sức khỏe răng miệng của học sinh tại thành phố Sóc Trăng năm 2020 cho
thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh THCS vẫn khá cao từ 48,3% đến 67,4%, trong đó tỷ
lệ sâu răng tại trường THCS Tôn Đức Thắng là 64,8% (16), đây là một vấn đề sức
khoẻ răng miệng của học sinh tại trường cần được quan tâm.


2

Do Chương trình Nha học đường chỉ được triển khai ở cấp tiểu học, và thực tế
phòng y tế của các trường THCS vừa thiếu về cơ sở vật chất, vừa không đủ nhân lực
chuyên môn trong việc khám, tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại trường nên cần có
một nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng để có giải pháp
can thiệp là cần thiết. Song hiện trên địa bàn thành phố Sóc Trăng vẫn chưa có một
nghiên cứu nào về tình trạng bệnh sâu răng của học sinh THCS, với tỷ lệ sâu răng
(64,8%) ở học sinh trường THCS Tôn Đức Thắng và được sự đồng ý của Ban Giám
hiệu nhà trường chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố
ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở học sinh lớp 7 và 8 tại trường Trung học cơ sở Tơn
Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng năm 2022”, nhằm có cơ sở khoa học trả lời cho các


H
P

câu hỏi hiện tại thực trạng sâu răng ở học sinh tại trường như thế nào? những yếu tố
nào ảnh hưởng đến thực trạng này? Để đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm kiểm
soát tỷ lệ sâu răng ở học sinh tại trường. Tuy nhiên với nguồn lực hạn chế, cùng với
việc học sinh khối lớp 6 vừa hoàn thành chương trình NHĐ ở cấp tiểu học và ở độ
tuổi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, nên đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi

U

lớp 7 và 8 sẽ phản ảnh trung thực hơn về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh
sâu răng của học sinh tại trường THCS Tôn Đức Thắng mà chúng tôi cần nghiên cứu.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh khối lớp 7 và 8 trường Trung học cơ
sở Tơn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sâu răng của học sinh khối lớp
7 và 8 trường Trung học cơ sở Tôn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng năm 2022.

H
P

H


U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nội dung liên quan đến bệnh sâu răng
1.1.1. Một số định nghĩa sâu răng
- Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mơ cứng của răng do q trình hủy
khống gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng (4).
- Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng bởi sự
huỷ khống của thành phần vơ cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng.
Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên quan đến sự di
chuyển các Ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa
các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ (2), (14), (21).

H
P

1.1.2. Giải phẫu răng

Răng là một đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng, bao gồm răng và nha
chu : răng là bộ phận chính, trực tiếp nhai nghiền thức ăn, gồm men răng , ngà răng
và tủy răng. Mỗi răng có phần thân răng và chân răng. Thân răng gồm men, ngà răng
(phần cứng), và tủy răng (mô mềm) (6), (15).

U

H


(Nguồn: International Federation of Dental Educators and Association, 2010)
Hình 1.1. Cấu trúc răng
Men răng: là tổ chức cứng nhất cơ thể. Lớp men phủ thân răng thường dày
mỏng không đều. Men bao phủ thân răng, hầu như khơng có cảm giác (6), (15).


5

Ngà răng: là một tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng, trong điều
kiện bình thường ngà răng khơng lộ ra ngồi, và được bao phủ hồn tồn bởi men
răng và xương răng. Ngà răng ít cứng hơn men răng, ngà có cảm giác vì chứa các
ống thần kinh Tomes (6), (15).
Tủy răng: là mô liên kết lỏng lẻo trong buồng và ống tủy, là đơn vị sống chủ
yếu của răng. Trong tủy có mạch máu, thần kinh, bạch mạch...
Tủy răng có 4 nhiệm vụ: (1) hình thành ngà răng, (2) nuôi dưỡng ngà răng,
men răng, (3) dẫn truyền cảm giác nhờ các dây thần kinh với các đầu tận cùng ở sát
vách tủy hoặc chui vào các ống ngà. (4) Bảo vệ răng (6), (15).
1.1.3. Sinh lý mọc răng

H
P

Sự mọc răng góp phần quan trọng trong việc hình thành khn mặt, giúp hồn
thiện sự phát âm và chức năng nhai. Các mầm răng được hình thành từ trong xương
hàm, lần lượt di chuyển và một phần thoát ra khỏi cung hàm, đó chính là phần thân
răng nhìn thấy trong xoang miệng (15)..

Sự mọc răng bắt đầu từ khi thân răng được hình thành và tiếp diễn trong suốt


U

đời của răng. Răng mọc lên được, một phần do chân răng cấu tạo dài ra, một phần do
sự tăng trưởng của xương hàm. Khi chân răng đã cấu tạo hoàn tất, răng vẫn tiếp tục
mọc lên được, nhờ vào sự bồi đắp liên tục chất xê măng ở chóp chân răng (15)..

H

Mỗi răng có lịch thời gian mọc và vị trí nhất định trên cung hàm, nhờ vậy các
răng ở hàm trên và dưới sắp xếp thứ tự và ăn khớp với nhau. Chân răng được cấu tạo
dần dần và hoàn tất sau 3 năm kể từ thời điểm răng mọc (hiện tượng đóng chóp). Tuổi
đóng chóp = tuổi mọc răng + 3. Có hai thời kỳ mọc răng:
- Thời kỳ mọc răng sữa: Răng sữa mọc vào trong khoang miệng khoảng tháng
thứ 6 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng
hàm trên và 10 răng hàm dưới). Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trị
quan trọng trong việc phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn
mọc lên sau này. Chân răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn thay thế
mọc dần lên thế vào vị trí răng sữa. Trẻ em từ 6 - 11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng
vĩnh viễn trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp (denture mixte).


6

- Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn: Mầm răng vĩnh viễn, một số được hình thành
trong thời kỳ bào thai, từ tháng thứ 3 đến 5, số cịn lại hình thành sau khi sinh đến
tháng thứ 9. Riêng mầm răng khôn lúc 4 tuổi. Răng vĩnh viễn được lắng đọng chất
men, ngà (sự khống hóa) bắt đầu từ lúc sinh ra đến 6 - 7 tuổi. Riêng mầm răng khôn
lúc 10 tuổi. Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc để thay thế dần răng sữa khi trẻ được 6 tuổi.
Khi trẻ 12 - 13 tuổi, tất cả răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Lúc 17 - 21
tuổi có đủ bộ răng vĩnh viễn gồm 32 răng (10), (13), (15).

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng:
+ Chiều cao và cân nặng: Trẻ cao và mập, răng mọc sớm hơn trẻ thấp và gầy.
+ Giới tính: Nữ mọc sớm hơn nam.

H
P

+ Kích thước xương hàm: Hàm rộng, răng mọc sớm và thưa, hàm hẹp,răng
mọc chậm và chen chúc.

+ Răng sữa: Răng sữa rụng sớm hoặc chậm sẽ làm chậm mọc răng vĩnh viễn.
+ Dinh dưỡng: Dinh dưỡng kém sẽ làm răng mọc chậm (bệnh còi xương).
+ Viêm nhiễm xương hàm: Xương hàm bị viêm nhiễm trong thời kỳ mọc răng

U

sẽ làm răng mọc sớm.

+ Yếu tố di truyền: Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm mọc
răng so với độ tuổi là do gen di truyền. Trẻ sẽ thừa hưởng những đặc điểm về hình

H

dáng lẫn cấu trúc bên trong cơ thể từ bố mẹ (15), (26), (33).
1.1.4. Phân loại bệnh sâu răng

Tuỳ theo tác giả mà có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng cơ bản vẫn dựa
trên 5 loại lỗ hàn của Black. Theo diễn biến sâu răng, có: sâu răng cấp tính và sâu
răng mãn tính. Theo mức độ tổn thương, có: sâu men, sâu ngà nông, sâu ngà sâu.
Theo bệnh sinh, có: sâu răng tiên phát, sâu răng thứ phát, sâu răng tái phát. Phân loại

theo mức độ tổn thương được ứng dụng nhiều nhất.
- Sâu men (S1): tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ. Khi
chúng ta nhìn thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới đường men ngà (6).
- Sâu ngà: khi bắt đầu xuất hiện lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu ngà.
Sâu ngà được chia làm 2 loại: sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3), đây là 2 loại
chúng ta thường gặp trên lâm sàng (6).


7

1.1.5. Nguyên nhân sâu răng
Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn
gốc Gluxit cịn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi mơi trường axit có
pH < 5,5 thì gây ra tổn thương hủy khống làm mất mô cứng của răng và gây ra sâu
răng (4).
- Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực
nghiệm là Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces,
Lactobacillus... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng (4).
- Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng (4):
+ Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khống hóa dễ bị huỷ

H
P

khống hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.

+ Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập
trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các
trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng.
+ Vị trí răng: Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị


U

sâu răng hơn.

+ Nước bọt: Dịng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự
nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn cịn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề

H

mặt của răng từ nước bọt có vai trị như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy
cơ. Ngồi ra nước bọt cịn có vai trị đệm làm giảm độ toan của mơi trường quanh
răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng. Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất
khống, hỗ trợ q trình tái khống để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
+ Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo
dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
1.1.6. Phòng bệnh (4)
- Áp dụng các biện pháp cơ học kiểm soát mảng bám răng như chải răng với
kem Fluor và chỉ tơ nha khoa.
- Trám bít hố rãnh ở các răng vĩnh viễn có nguy cơ sâu răng như các hố rãnh
tự nhiên sâu khó kiểm sốt mảng bám.


8

- Đối với các trường hợp có nguy cơ sâu răng cao thì áp dụng các chế phẩm
có độ tập trung Fluor cao do thầy thuốc thực hiện.
- Hướng dẫn chế độ ăn uống có tác dụng dự phịng sâu răng.
- Khám và kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
1.2. Tình hình bệnh sâu răng ở Việt Nam và trên thế giới

1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh trên thế giới
Ở các nước phát triển, do triển khai rộng rãi các chương trình can thiệp với các
biện pháp phịng bệnh hữu hiệu tại các trường học và cộng đồng nên bệnh sâu răng
giảm đi rõ rệt, trong đó việc sử dụng hiệu quả Fluor đóng vai trị quan trọng, đồng

H
P

thời phát triển mạnh hệ thống dịch vụ chăm sóc răng miệng, dịch vụ nha khoa, các
phòng khám răng, điều trị từ thành thị đến vùng nông thôn bên cạnh đó là hệ thống
truyền thơng, tư vấn thường xun đến cộng đồng do đó đã tác động mạnh đến nhận
thức của người dân trong việc phòng bệnh răng miệng cho trẻ em (38), (47). Số răng
mất và tỷ lệ người mất răng có xu hướng giảm đi đáng kể (34), (45), (47).

U

Ở các nước Đông nam Á, do việc tiếp cận với các dịch vụ nha khoa còn hạn chế,
hệ thống chăm sóc răng miệng chưa được quan tâm đầu tư và phát triển nên tỷ lệ trẻ em
mắc bệnh răng miệng còn cao từ 55-80 %. Sâu răng thường không được điều trị bằng

H

các biện pháp điều trị khắc phục mà thay vào đó là bị nhổ đi từ rất sớm do đau. Ở những
nước này tình trạng mất răng thường gặp ở mọi lứa tuổi (39), (41), (42), (44).
Tại Hàn Quốc, Nhật Bản tỷ lệ sâu răng có xu hướng giảm dần do cơng tác dự
phịng các bệnh răng miệng đang được triển khai rộng rãi và hiệu quả. Đặc biệt là có
sự đầu tư của nhà nước để xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ và chăm sóc răng
miệng tại cộng đồng. Theo thống kê năm 2010 về tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở hai nước
này tương đối thấp ở trẻ chiếm 37,1 %, chỉ số SMTR là 1,2 (47), (52). Trái lại, ở

Trung Quốc tình trạng sâu răng trẻ em lại có xu hướng gia tăng do chế độ ăn uống có
tỷ lệ đường cao. Tuy nhiên tỷ lệ sâu răng vẫn ở mức thấp 65 % (49).


9

1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sâu răng của học sinh
a) Nhóm yếu tố về cá nhân của học sinh
- Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về phòng ngừa bệnh sâu răng:
Trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng có liên quan trực tiếp đến việc mắc
các bệnh sâu răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, học sinh có kiến thức, thái độ, thực
hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng thấp thì có tỷ lệ sâu răng cao hơn so với học sinh
có kiến thức, thái độ, thực hành cao. Thiếu kiến thức về phòng chống sâu răng sẽ vẫn
đến việc thực hành chưa đúng như vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chưa có thói
quen chải răng và vẫn thích ăn vặt các đồ ăn nhanh, đồ ngọt. Một số nghiên cứu trên
thế giới đã cho thấy học sinh còn thiếu kiến thức về phòng chống sâu răng dẫn đến tỷ

H
P

lệ mắc sâu răng còn cao. Nghiên cứu tại Panchkula, Ấn Độ (2012) cho thấy có mối
liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học
sinh; phát sinh nhu cầu giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng thường xuyên của
các em học sinh, cũng như phụ huynh học sinh và giáo viên (43). Trong một nghiên
cứu khác tại thành phố Vadodara, Ấn Độ (2013) đã chỉ ra mối liên quan giữa việc ăn

U

đường thường xuyên giữa các bữa ăn với việc học sinh bị sâu răng (p< 0,01) (46).
Theo tác giả Syhalath nghiên cứu tại Viên Chăng, Lào (2017) nhóm học sinh có kiến

thức, thực hành phịng chống sâu răng khơng đạt có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp

H

2,22 lần và 4,12 lần nhóm học sinh có kiến thức, thực hành phịng chống sâu răng đạt
(p < 0,01) (19).

- Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở học sinh:
Theo Al Ghanin đã phân tích đa biến về các mối liên quan giữa chế độ ăn có
nhiều sữa hộp, tần suất sử dụng đồ ăn uống ngọt, trẻ có tiền sử bú bình với các bệnh
sâu răng và sâu-mất-trám răng, kết luận rằng những yếu tố này liên quan chặt chẽ với
các bệnh sâu răng (27).
b) Nhóm yếu tố về vai trò của phụ huynh học sinh trong việc phòng chống sâu
răng cho học sinh
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy vai trò quang trọng của phụ huynh
trong việc phòng chống sâu răng cho học sinh. Tại Hàn Quốc (2012) cho thấy nhóm
học sinh có mẹ được tham gia vào Chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng có


10

kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cao hơn có tỷ lệ mắc sâu răng
thấp hơn nhóm học sinh mẹ có kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng
thấp (32). Tương tự tại Na Uy (2012) nhóm học sinh có phụ huynh khơng có kiến
thức về chăm sóc răng miệng có tỷ lệ mắc bệnh sâu răng cao gấp 2,8 lần nhóm cịn
lại (41). Tại Campanian, Italy (2016) cho thấy có mối quan hệ giữa chỉ số SMT với
kiến thức của phụ huynh học sinh (p <0,001) (37).
c) Nhóm yếu tố hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng trong trường học
Nhà trường có vai trị quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh có kiến
thức, kỹ năng thực hành phịng chống sâu răng tốt từ đó giúp cho học sinh ít mắc

bệnh sâu răng.

H
P

Trên thế giới, một số nghiên cứu đã cho thấy việc cung cấp các tài liệu giảng
dạy về phòng chống sâu răng cho học sinh tại các nhà trường góp phần làm giảm tỷ
lệ mắc các bệnh răng miệng cho học sinh. Ngồi ra, cần có sự phối hợp, hợp tác chặt
chẽ giữa nhà trường và các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ răng miệng ở địa phương
(40).

U

Ở thành phố Shimla, Ấn Độ (2013), trong một nghiên cứu của Bhardwaj VK
và cộng sự về đánh giá tác động của việc giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng về
tình trạng của mảng bám, sức khỏe nướu (lợi) và tỷ lệ mắc sâu răng ở học sinh THCS.

H

Kết quả cho thấy Chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng ngắn hạn có thể hữu
ích của việc giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho
thấy cần có sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh học sinh và các chuyên gia y tế
để đảm bảo lợi ích lâu dài (29). Trong một nghiên cứu khác ở trẻ em 15 tuổi ở các
trường nông thôn Nalgonda, Ấn độ (2014) cho thấy đã giảm đáng kể vấn đề vệ sinh
răng miệng của học sinh thông qua khi được can thiệp từ chương trình giáo dục sức
khỏe răng miệng (31).
d) Nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội và mơi trường
Fluor hóa nước cơng cộng và bất bình đẳng dân tộc trong việc chăm sóc sức khoẻ
răng miệng sự khác biệt đáng kể. Tại New Zealand (2016) một nghiên cứu ở trẻ em từ
12 - 13 tuổi cho thấy trẻ em dân tộc và trẻ em ở các vùng khơng có Fluor hóa nước cơng

cộng thì tỷ lệ mắc sâu răng cao hơn trẻ em không phải người dân tộc và trẻ em sống ở


11

các vùng có Fluor hóa nước cơng cộng (48). Tại Piracicaba, Brazil (2012) một nghiên
cứu trên học sinh 12 tuổi cho thấy, đối với nhiễm Fluor thì tỷ lệ học sinh mắc sâu răng
chênh lệch không đáng kể với tỷ lệ học sinh không mắc sâu răng (29).
Tại Ấn Độ (2013) tiến hành đánh giá tỷ lệ sâu răng của học sinh từ 11 - 13 tuổi
và hiệu quả của việc cung cấp các kiến thức, thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng
cho học sinh cho thấy học sinh sử dụng kem chải răng khơng có chất Fluor liên quan
đến việc mắc sâu răng ở học sinh (28). Một nghiên cứu khác tại Ấn độ (2014) cho
thấy tỷ lệ bệnh răng miệng giảm có liên quan đến việc cung cấp nước uống vệ sinh,
kem chải răng có chất Fluor cùng với bàn chải răng phù hợp cho học sinh vùng nơng
thơn (30).

H
P

1.2.2. Tại Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình sâu răng trung học cơ sở ở Việt Nam

Theo kết quả điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 1, năm
1990 (17):

- Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng: 55,69%; Chỉ số DMFT là 1,82

U


- Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng: 60,33%; Chỉ số DMFT là 2,16.
Theo kết quả điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 2, năm
2002 (23):

H

- Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng: 56,60%; Chỉ số DMFT: 1,87
- Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng: 67,60%; Chỉ số DMFT: 2,16
Qua đó cho thấy sâu răng tăng dần theo tuổi cả về tỷ lệ sâu răng và chỉ số DMFT
(17). Nhìn chung, những năm 1980 và 1990, sâu răng ở Việt Nam có xu hướng tăng
và không đều ở các vùng, miền trong cả nước (23).
Năm 2012, tác giả Bùi Quang Tuấn nghiên cúu về thực trạng bệnh sâu răng,
viêm lợi và các yếu tố liên quan ở học sinh 4 trường THCS tại tỉnh Ninh Thuận, với
1148 đối tượng là học sinh THCS, kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng là 48,1%, sâu răng
vĩnh viễn tăng dần theo tuổi, tỷ lệ sâu răng ở nam (42,2%) thấp hơn so với ở nữ (53%).
Tỷ lệ sâu răng cao nhất ở tuổi 15 (52,8%) và chỉ số DMFT là 1,15. Qua nghiên cúu
tác giả chưa tìm thấy có sự liên quan giữa bệnh sâu răng với số lần chải răng trong
ngày, vệ sinh răng miệng sau ăn, thời gian chải răng,…. Tác giả khuyến nghị cần phát


12

huy hơn nữa vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và chăm sóc răng miệng cho
học sinh (24).
Năm 2013, Quách Huy Chức và công sự nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng
trên học sinh trường THCS Bát Tràng, Hà Nội cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng là
61,1%, chỉ số SMT là 1,28 (8). Năm 2014, Nông Tuấn Anh nghiên cứu thực trạng
một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
trường THCS Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng
là 62,7%, chỉ số SMT là 2,45. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa sâu

răng với thực hành vệ sinh răng miệng, sử dụng kem đánh răng và dùng chỉ tơ nha
khoa (1).

H
P

Trong một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Quốc Tiệp (2014) về thực trạng bệnh
răng miệng của học sinh THCS ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trên 1066
đối tượng là học sinh THCS, cho thấy tỷ lệ sâu răng là 64,7%, tỷ lệ sâu răng của học
sinh nữ (90,5%) cao hơn so với học sinh nam (34,4%); tình trạng sâu răng của học
sinh THCS khuynh hướng tăng theo tuổi; chỉ số SMT chung là 1,9 và có xu hướng

U

tăng dần theo tuổi. Qua kết quả nghiên cứu tác giả khuyến nghị nhà trường cần giáo
dục tăng cường kiến thức và khả năng tự chăm sóc răng của học sinh và tổ chứac
khám định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện và điều trị kịp thời (20).

H

Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh (2019) nghiên cứu về thực trạng sâu răng
vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang với đối tượng
là 8053 trẻ em từ 6 đến 17 tuổi trên 14 tỉnh thành đại diện cho cả nước theo các vùng
địa lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sâu răng vĩnh viễn xuất hiện sớm và tăng nhanh
theo tuổi. Tỷ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm tuổi 12 – 15 (43,7%) và trung bình mỗi trẻ
có một đến hai răng sâu không được hàn, tỷ lệ răng được điều trị rất thấp. Tác giả
khuyến nghị cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho
trẻ em ở mọi lứa tuổi (12).
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng
a) Nhóm yếu tố cá nhân của học sinh

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy học sinh thiếu kiến thức,
thực hành phịng chống sâu răng có nguy cơ mắc sâu răng, viêm lợi cao hơn. Nghiên


13

cứu tại chương Mỹ, Hà Nội (2012) học sinh thiếu kiến thức phòng chống sâu răng
nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 1,9 lần những học sinh có kiến thức (p < 0,01) và học
sinh có thực hành phịng chống sâu răng không đạt nguy cơ mắc sâu răng cao gấp
2,16 lần những học sinh có thực hành đạt (p < 0,01), học sinh thực hành chải răng
dưới 3 phút nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 4,1 lần những học sinh chải răng trên 3
phút (p < 0,05) (22).
Trong một nghiên cứu khác tại Hà Nội (2012) cho thấy học sinh thực hành vệ
sinh răng miệng khơng tốt có nguy cơ sâu răng gấp 2,8 lần và viêm lợi 2,9 lần những
học sinh thực hành tốt (9). Tại Hải Dương (2015) cho thấy học sinh có thực hành
phịng chống sâu răng, không đạt nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 5,7 lần những học

H
P

sinh có thực hành đạt (p < 0,01) (7). Tại Đồng Tháp học sinh thực hành không đạt
nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 2,48 lần những học sinh đạt (p < 0,05), học sinh có số
lần chải răng trong ngày không đạt nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 3,92 lần những học
sinh có số lần chải răng trong ngày đạt (p < 0,01) và nguy cơ mắc sâu răng ở học sinh
thiếu kiến thức phòng chống sâu răng cao gấp 2,26 lần những học sinh có kiến thức

U

(p < 0,05) (11).


Yếu tố ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng học sinh. Theo Trần
Văn Trường, tỷ lệ học sinh sâu răng có sử dụng đồ uống có ga, có đường, nước hoa

H

quả, nước chè, ăn kem, ăn bánh quy, ăn kẹo, bổ sung đường vào đồ ăn là khá phổ
biến (23).

b) Nhóm yếu tố về vai trò của phụ huynh học sinh trong việc phòng chống sâu
răng cho học sinh

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực hành phòng chống
sâu răng của phụ huynh ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của học sinh. Nghiên cứu tại
Vĩnh Phúc (2010) cho thấy học sinh không được cha mẹ mua bàn chải dùng cho trẻ
em để chải răng có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 2,75 lần so với học sinh được cha
mẹ mua bàn chải dùng cho trẻ em (p < 0,05) (18). Tại Đồng Tháp (2015) phụ huynh
có thực hành phịng chống sâu răng khơng tốt thì học sinh nguy cơ mắc sâu răng cao
gấp 1,34 lần những học sinh có phụ huynh thực hành tốt (11).
c) Nhóm yếu tố hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng trong trường học


14

Chương trình NHĐ tại Việt Nam được triển khai ở cấp tiểu học do vậy sự quan
tâm của lãnh đạo, tuyên truyền, cung cấp thông tin, hướng dẫn về kiến thức và thực
hành của giáo viên phụ trách ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu răng của học sinh. Tại Chương
Mỹ, Hà Nội (2012) cho thấy học sinh không nhận được thơng tin về chăm sóc sức
khoẻ răng miệng từ các thầy, cơ giáo có kiến thức phịng chống sâu răng không đạt
gấp 1,78 lần học sinh nhận được thông tin về chăm sóc sức khoẻ răng miệng từ các
thầy, cơ giáo (p < 0,01). Học sinh không được thầy, cô giáo hướng dẫn chải răng có

kiến thức khơng đạt cao gấp 1,81 lần học sinh được thầy, cô giáo hướng dẫn chải răng
(p < 0,05). Học sinh không được thầy, cơ giáo hướng dẫn thực hành chải răng thì thực
hành không đạt cao gấp 1,63 lần học sinh được thầy, cô giáo hướng dẫn thực hành

H
P

chải răng (p < 0,05) (12). Nghiên cứu ở Hải Dương (2015) cho thấy chương trình
NHĐ đã thực hiện, tuy nhiên nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và
chất lượng do thiếu cơ sở vật chất và nhân lực (7).

d) Nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội và mơi trường

Nhiều nghiên cứu điều tra tình trạng sâu răng của học sinh từ 6 – 12 tuổi và

U

khảo sát nồng độ Fluor trong một số nguồn nước cho thấy nồng độ Flour trong nước
sinh hoạt tại nơi nghiên cứu chưa đạt tiêu chuẩn cho phép và tỷ lệ học sinh chải răng
bằng kem chải răng có Flour hàng ngày < 70% từ đó hiệu quả phịng ngừa các bệnh

H

răng miệng ở học sinh tại các vùng còn thấp, tỷ lệ bệnh răng miệng cao (24).


15

1.3. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết này được tham khảo bởi các đề tài nghiên cứu trong và ngoài

nước cho thấy Thực trạng sâu răng của học sinh khối lớp 7 và 8, chịu ảnh hưởng bởi cá
yếu tố: bản thân học sinh; phụ huynh học sinh; nhà trường và yếu tố kinh tế - xã hội, môi
trường sống của học sinh. Do nguồn lực giới hạn, trong nghiên cứu này chỉ tiến hành tập
trung vào các phần chữ đậm, in nghiêng trong khung lý thuyết.

Yếu tố bản thân học sinh
- Giới, tuổi, nguồn cung cấp kiến thức
- Kiến thức về phòng chống sâu răng
- Thực hành về phòng chống sâu răng
- Thói quen ăn uống

Yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường
- Nơi sinh sống
- Dân tộc
- Nguồn nước: nồng độ Fluor

H
P

Thực trạng sâu răng của học sinh khối lớp 7 và 8
- Tỷ lệ sâu răng chung;
- Tỷ lệ sâu răng theo khối lớp;
- Tỷ lệ sâu răng theo giới tính;
- Chỉ số SMT

H

U

Yếu tố phụ huynh

học sinh
- Kiến thức, thực hành về phòng chống
sâu răng
- Cung cấp trang thiết bị vệ sinh răng
- Nhắc nhở học sinh chải răng

Yếu tố nhà trường
- Quan tâm ban giám hiệu nhà
trường
- Giáo dục truyền thông, kiến thức
và thực hành về CSSKRM
- Nguồn lực: nhân sự, cơ sở vật
chất, kinh phí


16

1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Tôn Đức Thắng tại thành phố Sóc Trăng, thuộc tỉnh Sóc Trăng
có 4 khối lớp, mỗi khối lớp có từ 10 – 12 lớp. Tại trường có Phịng Y tế và hoạt động
y tế học đường thường xuyên phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Sóc Trăng tuyên
truyền, giáo dục sức khoẻ học đường, cùng với hoạt động khám răng, mắt, tật cột
sống,… Tuy nhiên, theo số liệu khám sức khỏe răng miệng của học sinh tại thành phố
Sóc Trăng năm 2020 cho thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh THCS vẫn khá cao, trong
đó tỷ lệ sâu răng tại trường THCS Tôn Đức Thắng là 64,8%, đây là một vấn đề cần
quan tâm (16).
Do chương trình nha học đường chỉ được triển khai ở cấp tiểu học và thiếu

H
P


thốn về cơ sở vật chất cũng như nhân lực trong việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe
tại trường nên việc nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng
để có giải pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ sâu răng của học sinh tại trường là cấn thiết.

H

U


×