Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành xử trí sốt cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện 331 thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐINH THỊ THÚY
NH THỊ THÚY

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THỰC HÀNH XỬ TRÍ SỐT CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI BỆNH VIỆN 331 THÀNH PHỐ

U

PLEIKU, TỈNH GIA LAI NĂM 2022

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐI
ĐINH THỊ THÚY
Ị THÚY



H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THỰC HÀNH XỬ TRÍ SỐT CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI BỆNH VIỆN 331 THÀNH PHỐ

U

PLEIKU, TỈNH GIA LAI NĂM 2022

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CAO SẠ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CAO SẠ

HÀ NỘI, 2022


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế


BV

Bệnh viện

CBYT

Cán bộ y tế

CSYT

Cơ sở y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe

GSV

Giám sát viên

HSCC


Hồi sức cấp cứu

KCB

Khám chữa bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


H

U

H
P


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................................v
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Khái niệm, định nghĩa và nội dung liên quan đến sốt ......................................4

H
P

1.2. Sốt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ...........................................................8
1.3. Tổng quan tài liệu xử trí sốt ở trẻ .....................................................................9
1.4. Một số nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thực hành xử trí sốt ở trẻ của
bà mẹ có con dưới 5 tuổi .......................................................................................13
1.6. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................22


U

1.7. Khung lý thuyết .............................................................................................24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................25

H

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................25
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................25
2.4. Cỡ mẫu ...........................................................................................................26
2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................27
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................27
2.7. Biến số nghiên cứu .........................................................................................29
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu ...........................................................30
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .........................................................31
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................................32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................33
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .....................................................33
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành xử trí sốt của các bà mẹ .................42


iii

Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................53
4.1. Thực trạng xử trí sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi .......................................53
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến xử trí sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ..........63
4.3. Hạn chế nghiên cứu ........................................................................................69
KẾT LUẬN ...............................................................................................................70

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................72
PHỤ LỤC 1. Bản thông tin dành cho đối tượng tham gia nghiên cứu .....................77
PHỤ LỤC 2. Phiếu thu thập thông tin thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến xử
trí sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ..........................................................................78

H
P

PHỤ LỤC 3. Bảng chấm điểm kiến thức, thực hành xử trí sốt của các bà mẹ .........86
PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ...................................................92
(Đối tượng: Bác sĩ trưởng khoa Nội - Nhi - Nhiễm và khoa Khám bệnh - HSCC) ..92
PHỤ LỤC 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ...................................................94
(Đối tượng: Bác sĩ điều trị khoa Nội - Nhi - Nhiễm và khoa Khám bệnh - HSCC) ..94

U

PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ...................................................96
(Đối tượng: Điều dưỡng trưởng khoa Nội - Nhi - Nhiễm và khoa Khám bệnh HSCC) .......................................................................................................................96

H

PHỤ LỤC 7. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ...............................................98
(Đối tượng: Điều dưỡng khoa Nội - Nhi - Nhiễm và khoa Khám bệnh - HSCC) .....98
PHỤ LỤC 8. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM .............................................100
(Đối tượng: Các bà mẹ thực hành xử trí sốt đạt tại khoa Nội - Nhi - Nhiễm) ........100
PHỤ LỤC 9. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM .............................................102
(Đối tượng: Các bà mẹ thực hành xử trí sốt chưa đạt tại khoa Nội - Nhi - Nhiễm)
.................................................................................................................................102
PHỤ LỤC 10. Biến số nghiên cứu ..........................................................................104



iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đối tượng tham gia PVS ...........................................................................26
Bảng 3.2. Đặc điểm của trẻ .......................................................................................34
Bảng 3.3. Kiến thức của các bà mẹ về sốt ở trẻ ........................................................35
Bảng 3.4. Kiến thức của các bà mẹ về dấu hiệu mất nước, các xử trí mất nước ......36
Bảng 3.5. Kiến thức của các bà mẹ về xử trí co giật tại nhà ....................................36
Bảng 3.6. Thực hành nhận biết trẻ sốt .....................................................................38
Bảng 3.7. Thực hành xử trí trẻ sốt ............................................................................38

H
P

Bảng 3.8. Thực hành dùng thuốc khi trẻ sốt ............................................................39
Bảng 3.9. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng, xử trí mất nước, xử trí co giật ............40
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với thực hành xử trí sốt ............42
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với thực hành xử trí sốt ............44

U

Bảng 3.12. Mơ hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan .....................45

H


v


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu……………………………………………24
Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung về xử trí sốt của các bà mẹ………..………………37
Biểu đồ 3.2. Thực hành chung về xử trí sốt của các bà mẹ……………….………41

H
P

H

U


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh viện 331 nằm trên vùng có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống (thành phố Pleiku, Gia Lai). Tại địa phương này, việc nuôi dạy con của
các bà mẹ phụ thuộc nhiều bởi phong tục tập quán, quan niệm truyền thống và
điều kiện - xã hội. Trong những năm gần đây, số lượng trẻ em đến khám và điều
trị ngày càng tăng, trong đó có gần 60% trẻ em có triệu chứng sốt. Từ những lý
do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng
đến thực hành xử trí sốt cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện 331 thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2022”; với 2 mục tiêu nghiên cứu: (1). Mơ tả thực
trạng xử trí sốt cho trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện 331 thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

H
P


năm 2022 và (2). Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành xử trí sốt cho trẻ
dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại Bệnh viện 331 thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm
2022.

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định
tính. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 210 bà mẹ để thu thập thơng tin về thực trạng

U

xử trí sốt; đồng thời thực hiện 06 cuộc phỏng vấn sâu và 03 buổi thảo luận nhóm
đối tượng là đại diện trưởng các khoa lâm sàng, bác sĩ, điều dưỡng trưởng và các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi bị sốt. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2022 đến tháng
9/2022.

H

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung về xử trí sốt đạt là 42,9%; thực hành xử trí
sốt đạt là 39,1%. Một số yếu tố ảnh hưởng: trình độ học vấn từ trung cấp trở lên có
khả năng thực hành xử trí trẻ sốt đạt cao gấp 6,7 lần so với những bà mẹ trình độ
học vấn từ THPT trở xuống. Bà mẹ có kiến thức về xử trí sốt thì khả năng thực
hành xử trí sốt cao gấp 21,2 lần bà mẹ kiến thức không đạt. Yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực: cơng tác truyền thơng, tư vấn cịn chung chung chưa cụ thể; còn tồn tại phong
tục tập quán lạc hậu (cúng bái khi đau ốm).
Tăng cường truyền thông, tư vấn cho các bà mẹ khi đưa con đến khám và
điều trị, nội dung truyền thông chi tiết, dễ hiểu chú trọng các bà mẹ trình độ học vấn
thấp, các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở nông thôn, miền núi; các bà mẹ nghề
nghiệp làm nông; các bà mẹ thuộc hộ nghèo/cận nghèo.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể
trẻ em khoảng 36,5-37,5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên trên 38 độ C.
Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của
cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn (1). Ở trẻ em, thân nhiệt thường được đo tại
trực tràng và được coi là tăng khi nhiệt độ ≥38oC (hoặc 37,5oC khi đo tại nách) (2).
Sốt là một phản ứng của cơ thể, có tác dụng làm tăng phản ứng hóa học để bảo
vệ cơ thể khi cần thiết nhưng sốt quá cao, kéo dài lại gây ra nhiều hậu quả xấu đối
với cơ thể như mất nước và điện giải, thiếu các chất dinh dưỡng do tăng chuyển

H
P

hóa, giảm hấp thu, kém ăn. Trẻ sốt kéo dài dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm
phát triển thể chất. Ngoài ra, trẻ dưới 5 tuổi bị sốt cao có nguy cơ bị co giật và có
thể để lại di chứng nặng nề nếu khơng xử trí kịp thời, cơn co giật kéo dài dẫn đến
thiếu oxi não làm tổn thương các tế bào thần kinh, thậm chí hơn mê, tử vong hoặc
làm tăng nguy co giật cho những lần sau khi trẻ sốt. Vì vậy, để kiểm sốt tốt thân

U

nhiệt cho trẻ thì kiến thức, thực hành đúng về cách xử trí sốt là rất quan trọng (3).
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tần suất gặp trẻ bị sốt là rất cao: Nghiên cứu tại
phòng khám ở Hà Lan đã cho thấy mỗi ngày có khoảng 31,1% cha mẹ gọi tới là vì

H

tư vấn sốt cho con em của họ (4). Khơng chỉ có vậy, trẻ nhập viện với lý do sốt
cũng chiếm tỷ lệ khá cao, trong nghiên cứu tại khoa Nhi Bệnh viện quân y 103 đã

chỉ ra có 73,7% trẻ nhập viện là do sốt (5). Bình thường, khi trẻ bị sốt, người chăm
sóc có khả năng tiến hành hạ sốt cho trẻ bằng nhiều hình thức trước khi đưa tới
bệnh viện. Thời gian trẻ được xử trí sốt cũng rất đa dạng, có những nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ trẻ có triệu chứng sốt từ 3 đến 7 ngày thì mới được đưa tới bệnh viện là
40% (6).
Kiến thức, phương án xử trí cũng như thái độ của người mẹ là vô cùng quan
trọng khi đứng trước một trường hợp trẻ bị sốt. Đây là một triệu chứng xảy ra
tương đối bất ngờ và thường bà mẹ chính là những người phát hiện sớm nhất. Do
đó, nếu bà mẹ có đủ khả năng sẽ giúp xử trí đúng cách sẽ giảm được các hệ quả
không tốt tới sức khỏe của con; mặt khác, nếu bà mẹ không đủ khả năng, xử trí


2

khơng tốt thì có thể xảy ra những hậu quả không lường trước được (7). Không chỉ
tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu tại các quốc gia khác trên thế giới cũng cho thấy
kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong việc xử trí tình huống sốt của trẻ còn
nhiều điểm chưa tốt (6), (8), (9).
Bệnh viện 331 là bệnh viện hạng III nằm tại thành phố Pleiku, Gia Lai. Đặc
điểm của bệnh viện là nằm trên vùng có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống vì vậy phương pháp nuôi dạy con của các bà mẹ phụ thuộc nhiều bởi
phong tục tập quán, quan niệm truyền thống, điều kiện xã hội cũng như kinh tế.
Trong năm 2020, trẻ em dưới 5 tuổi đến khám và nhập viện là 3.037 trẻ, trong đó
số trẻ có biểu hiện sốt tương đối cao 1.756 trẻ, chiếm khoảng 57,8%, trẻ sốt cao

H
P

co giật chiếm khoảng 21% trên tổng số trẻ em nhập viện. Trong 6 tháng đầu năm
2021, tổng số trẻ em dưới 5 tuổi đến khám và điều trị là 1530 trẻ, trong số đó trẻ

có biểu hiện sốt là 643 trẻ chiếm 42,03% (10), (11).

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài, với tỷ lệ có 63%
bệnh nhi nhiễm COVID-19 có triệu chứng ban đầu là sốt (12), thì việc bà mẹ phải

U

có kiến thức và thực hành trong xử trí sốt ở trẻ là quan trọng. Do vậy, thực trạng về
kiến thức và thực hành xử trí sốt ở trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở giai đoạn
này như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hành đó của bà mẹ? Đó

H

là lý do để chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố
ảnh hưởng đến thực hành xử trí sốt cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh
viện 331 thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2022”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả thực trạng xử trí sốt cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại Bệnh viện
331 thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành xử trí sốt cho trẻ dưới 5
tuổi của các bà mẹ tại Bệnh viện 331 thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2022.

H
P

H


U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, định nghĩa và nội dung liên quan đến sốt
1.1.1. Định nghĩa sốt
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ
thể trẻ em khoảng 36,5-37,5 oC. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên trên 38 oC.
Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của
cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn (1). Có một số tác giả cho rằng sốt được
định nghĩa là một trạng thái mà thân nhiệt tăng một cách chủ động, nguyên nhân bởi
sự rối loạn của trung tâm điều hòa nhiệt trong cơ thể do ảnh hưởng của các chất gây

H
P

sốt. Lúc đó, nhiệt độ cơ thể người tăng lên do mất cân bằng quá trình tăng sinh và
giảm thải (13). Ở điều kiện sinh lý bình thường, thân nhiệt con người (ở miệng) dao
động trong khoảng 36,8±0,7oC (13). Ở trẻ em, thân nhiệt thường được đo tại trực
tràng và được coi là tăng khi nhiệt độ ≥38oC (hoặc 37,5oC khi đo tại nách) (2).
Nguyên nhân gây ra triệu chứng sốt là do tác động của “chất gây sốt nội

U

sinh” làm thay đổi “điểm đặt nhiệt của trung tâm điều nhiệt” bị thay đổi, làm cho nó
bị mất kiểm soát và điều chỉnh “điểm đặt nhiệt” vượt quá 37,0oC (13). Vào thời

điểm này 37oC - mức nhiệt bình thường của cơ thể cũng được coi là thấp hơn “điểm

H

đặt nhiệt”, vì thế cơ thể tự động điều chỉnh tăng sản sinh nhiệt và giảm thải nhiệt để
đưa mức nhiệt trung tâm cơ thể tăng lên đến mức nhiệt của “điểm đặt nhiệt”. Ngược
lại khi khơng cịn tác động của chất gây sốt, cơ thể lại giảm sinh nhiệt và tăng thải
nhiệt để đưa mức nhiệt về mức bình thường. Trong trường hợp trẻ sốt quá cao thì
trung tâm điều nhiệt mới bị rối loạn, từ đó mất dần khả năng cân bằng nhiệt vốn có
(14), (13). Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus
như cảm lạnh, cảm cúm hoặc bệnh nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tai, bàng
quang hoặc thận. Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể
gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng (1).
Để xác định chính xác sốt cần tiến hành đo thân nhiệt của trẻ. Trong các vị
trí của cơ thể có thể đo thân nhiệt thì nhiệt độ ở hậu mơn (trực tràng) là chính xác
nhất. Nhiệt độ ở miệng cũng chính xác nếu đo đúng cách. Đo ở lỗ tai có thể có độ


5

chính xác khác nhau do ảnh hưởng của ráy tai hoặc kỹ thuật đo. Đo nhiệt độ ở
nách là ít chính xác nhất. Trẻ em dưới 5 tuổi, đo nhiệt độ ở hậu môn là tốt nhất.
Nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 - 0,7 độ C; đo ở miệng, lỗ tai,
trán thì kết quả cộng thêm 0,1 - 0,3 độ C (15). Có hai loại nhiệt kế: (1) Nhiệt
nhiệt kế số ghi nhận nhiệt độ bằng bộ cảm biến nhiệt và chạy bằng loại pin nhỏ,
có thể đo nhiệt độ trong vịng dưới 30 giây, nhiệt độ sẽ hiện lên bằng số trên màn
ảnh, (2) Nhiệt kế thủy tinh, phải lắc nhiệt kế cho đến khi mức thủy ngân xuống
dưới mức 37°C. Muốn đọc kết quả của nhiệt kế thủy ngân, phải xoay nhiệt kế qua
lại cho đến khi nhìn thấy mức thủy ngân (15).
Đo nhiệt độ hậu môn trực tràng: Đặt trẻ em nằm sấp trên đùi. Thoa một chút


H
P

dầu nhờn (vaseline) ở đầu ống nhiệt kế và ở hậu mơn. Sau đó, đút nhẹ nhiệt kế vào
hậu môn, sâu khoảng 1 cm. Giữ trẻ nằm yên và để yên nhiệt kế trong hậu môn
khoảng 2 phút. Nhiệt độ ở hậu môn trẻ em trên 38°C là bị sốt (15).
Đo nhiệt độ ở miệng: Phải chắc chắn là trẻ khơng uống nước nóng hoặc
nước lạnh, trong vòng 10 phút trước khi đo. Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi hướng

U

thẳng phía sau. Giữ yên ống nhiệt kế dưới lưỡi bằng các ngón tay và môi (không
dùng răng), thở bằng mũi, ngậm miệng lại. Giữ yên ống nhiệt kế trong miệng
khoảng 3 phút. Nếu khơng ngậm miệng được vì mũi bị nghẹt cứng, phải làm sạch lỗ

H

mũi trước khi đo nhiệt độ. Nhiệt độ ở miệng trên 37,5°C là bị sốt (15).
Đo nhiệt độ ở tai trẻ: Đảm bảo trẻ khơng ra ngồi trời lạnh và đã ở trong nhà
ít nhất là 15 phút trước khi đo nhiệt độ. Kéo vành tai ra phía sau để làm thẳng kênh
tai. Đặt đầu ống nhiệt kế vào lỗ tai, hướng về phía mắt bên kia, và nhấn nút và đọc
kết quả trong vòng 2 giây. Nhiệt độ trên 38°C là trẻ em bị sốt (15).
Đo nhiệt độ ở nách: Tuy khơng phải là cách đo chính xác nhất nhưng là cách
sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay, kể cả trong bệnh viện. Đặt nhiệt kế vào
hõm nách của trẻ, sau đó khép tay trẻ lại. Giữ tay khép vào, phần cẳng tay để vắt
ngang ngực. Chờ 5 phút rồi rút nhiệt kế ra và đọc kết quả. Nhiệt độ ở nách từ 37,5
độ C trở lên được xem là sốt (15).



6

1.1.2. Các giai đoạn và biểu hiện của sốt
Sốt có thể được phân làm ba giai đoạn, bao gồm: giai đoạn thân nhiệt tăng còn gọi là “sốt tăng”, giai đoạn ổn định - được gọi là “sốt đứng” và giai đoạn
nhiệt độ cơ thể dần giảm xuống mức bình thường - được gọi là “sốt lui”. Ở thời
kỳ “sốt tăng”, cơ thể xảy ra hiện tượng tương tự như khi cơ thể bị nhiễm lạnh do
“điểm đặt nhiệt” lúc này cao hơn bình thường. Lúc này nhiệt độ mơi trường xung
quanh trở lên thấp hơn tương đối so với cơ thể do đó khiến cho cảm giác của cơ
thể bị thay đổi như là thời tiết trở nên lạnh hơn, biểu hiện là: ớn lạnh, rét run,
rùng mình. Trong thời kỳ “sốt đứng”, cán cân sinh thải nhiệt được đưa về mức
cân bằng. Mặc dù quá trình sinh nhiệt không tiếp tục gia tăng nhưng để tạo được

H
P

cân bằng thì việc thải nhiệt được đề cao, chính vì vậy nhiệt độ mặt ngồi cơ thể
nóng hơn để tăng đào thải ra mơi trường, vì thế xảy ra hiện tượng da đỏ, nóng và
rất khơ. Trong thời kỳ “sốt lui”, q trình sinh nhiệt bị ức chế, từ đó nhiệt độ dần
dần về bình thường; đồng thời quá trình thải nhiệt được gia tăng rõ rệt, biểu hiện
bên ngoài cơ thể là các dấu hiệu như tăng đổ mồ hôi, đi tiểu nhiều (15).

U

1.1.3. Phân loại và xử trí sốt

Có nhiều cách phân loại sốt ở trẻ như phân loại theo mức độ sốt, phân loại
theo thời gian sốt, phân loại theo kiểu sốt, phân loại theo nguyên nhân sốt…,

H


(16). Tùy vào mục đích áp dụng có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để áp dụng
vào quá trình chăm sóc, chẩn đốn và điều trị bệnh ở trẻ. Trong phạm vi của
nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng chỉ áp dụng phương pháp phân loại sốt theo
mức độ với cách phát hiện, chăm sóc và xử trí theo phác đồ của Bệnh viện Nhi
Đồng 1 năm 2020 (2):
- Sốt nhẹ:
+ Sốt nhẹ là từ khoảng 37,5 độ C đến 38 độ C. Cha mẹ có thể dùng mu bàn
tay mình đặt vào nách hoặc ở bụng trẻ để cảm nhận sốt. Xúc giác ở mu bàn tay tốt
hơn ở lịng bàn tay. Muốn biết sốt chính xác, cha mẹ cần cặp nhiệt độ.
+ Chăm sóc: Để thống, mặc quần áo mỏng màu trắng.
+ Chưa cần uống thuốc hạ sốt mà cho trẻ uống nhiều nước (16).


7

- Sốt vừa:
+ Thân nhiệt trẻ từ trên 38 độ C đến 39 độ C là biểu hiện trẻ đang sốt vừa.
+ Biểu hiện: Trẻ thường quấy khóc, khó chịu, mắt mất vẻ tinh nhanh. Trẻ
có thể thở nhanh, nhịp tim nhanh, bứt rứt...
+ Chăm sóc: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cho uống nhiều nước, ăn các đồ ăn
dễ tiêu thành nhiều bữa nhỏ.
+ Nếu trẻ tỉnh táo, chơi bình thường, trẻ trước đó khơng bị sốt co giật thì
cha mẹ cho con mặc đồ mỏng, thống, dễ thốt mồ hôi (16).
- Sốt cao
+ Khi thân nhiệt trẻ từ trên 39 độ C đến 40 độ C, thường gặp trong các

H
P

trường hợp nhiễm trùng. Lúc này khơng có cách xử trí đúng sẽ rất nguy hiểm.

+ Một số trẻ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật do sốt. Nếu thấy trẻ lừ đừ,
khó chịu thì phụ huynh phải lau mát cho trẻ: thau nước pha nước nóng, nước nguội,
rồi lau ở hai bên cổ, hai bên nách, hai bên bẹn... Lau khoảng nửa tiếng, hiệu quả hạ
sốt rất tốt. Đồng thời, phụ huynh cho trẻ uống thuốc hạ sốt (16).

U

- Sốt rất cao: Khi thân nhiệt trẻ trên 40 độ C. Lúc này cần nhanh chóng cho
trẻ dùng thuốc hạ sốt và đưa trẻ đến cơ sở gần nhất (16).
- Sốt co giật:

H

+ Sốt cao đi kèm với co giật có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm
trùng nặng như viêm màng não, sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái
diễn nhiều lần rất có thể di chứng động kinh sẽ trở thành mối nguy hiểm với sức
khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi trẻ và nhận biết sớm để xử trí kịp thời.
+ Trẻ khoảng 6 tháng đến 5 tuổi (đặc biệt 18 tháng đến 24 tháng) bị co giật
thường do sốt. Còn trẻ trên 6 tuổi, sốt co giật thường có nguyên nhân có thể do viêm
não, viêm màng não...
+ Chăm sóc: Nghiêng trẻ sang một bên để đàm nhớt ở miệng trẻ ra ngoài,
lấy khăn lau nhanh liên tục đàm nhớt. Đặt thuốc hạ sốt hậu môn. Lau mát cho trẻ.
Sau khi trẻ bớt giật, ổn định, phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện.
+ Những điều không được làm khi trẻ bị sốt có biểu hiện co giật: Khơng
được vắt chanh vào miệng và mắt trẻ. Không được đưa muỗng, đũa vào miệng trẻ.


8

Không được dùng đá lạnh lau cho trẻ. Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang

bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn (16).
+ Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Trong một số
trường hợp, sốt là phản ứng có lợi cho bé, tuy nhiên, nếu sốt quá cao và kéo dài thì
sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh cần phân biệt từng kiểu sốt để có cách xử trí
phù hợp (16).
1.1.4. Hậu quả của sốt
Sốt được coi là một phản ứng tự vệ của cơ thể. Nó vừa có tác dụng bảo vệ cơ
thể vừa ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người (13).
- Tác dụng có lợi của sốt:

H
P

+ Khi bị sốt, các phản ứng miễn dịch trong cơ thể tăng hoạt động làm tăng
khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh. Chính vì thế khi tiêm chủng,
nếu sốt mà phải dùng thuốc hạ sốt sẽ làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ
thể.

+ Sốt kích thích các phản ứng chuyển hóa trong tế bào và tạo điều kiện để

U

tích lũy năng lượng dự trữ. Người ta đã ứng dụng gây sốt nhân tạo nhằm mục đích
điều trị trong một số trường hợp như điều trị sẹo lồi, sẹo co sau bỏng. Nguyên do là
sốt làm ức chế quá trình tạo sẹo và làm mềm sẹo, tổn thương do chấn thương tủy

H

sống, điều trị thể sớm bệnh giang mai có tổn thương thần kinh…(13).
- Tác hại của sốt:


+ Sốt cũng ảnh hưởng đến cơ thể, không thể coi thường. Sốt cao làm tăng
phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu.
+ Ngồi ra, sốt cao kéo dài hay q trình sốt ở những bệnh nhi có cơ thể suy
nhược có thể dẫn tới các kết quả không mong đợi như: Rối loạn chức năng chuyển
hóa, rối loạn cân bằng điện giải và mất nước, rối loạn chức năng cơ quan thần kinh,
rối loạn chức năng cơ quan tuần hồn, hơ hấp, rối loạn tiêu hóa (13).
1.2. Sốt trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút SARS-CoV-2 gây ra,
lây truyền thông qua đường hô hấp từ người sang người, hiện đang là đại dịch tồn
cầu (17). Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hơ hấp cấp tính như: sốt, ho,


9

đau họng, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc
biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính (17). Khơng phải tất cả những trường
hợp nhiễm COVID-19 đều bị sốt (12). Tuy nhiên, sốt được coi là dấu hiệu, căn cứ
để sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Mức độ sốt ở mỗi trường hợp nhiễm bệnh
có thể khác nhau. Có những người sốt nhẹ song cũng có một số người thân nhiệt
tăng cao, sốt cao thường xuyên ở COVID-19 được coi là dấu hiệu của nhiễm trùng
nặng. Biểu hiện ban đầu của cơn sốt ở COVID-19 trong tuần đầu tiên, có thể là một
biểu hiện của phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với sự nhân lên của virus để tăng
cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm virus khơng được giải
quyết đúng lúc, q trình bệnh sẽ phức tạp do virus gây ra tình trạng viêm rối loạn

H
P

điều hịa được mơ tả như cơn bão cytokine hoặc bệnh tăng tế bào máu thứ phát,

được báo trước bằng sốt không ngớt (18). Trong những trường hợp mà tình trạng
viêm nhiễm diễn ra quá mức, sốt có thể phản tác dụng. Sốt có thể thúc đẩy q trình
viêm thêm và q trình kích hoạt miễn dịch thêm nữa có thể khơng có lợi ở giai
đoạn này (19).

U

Bệnh nhân nghi nhiễm hoặc xác định nhiễm COVID-19 phải được cách ly ở
khu vực khác, thân nhân không được thăm và chăm sóc bệnh nhân. Giáo dục bệnh
nhân nhằm giúp họ phòng ngừa phát tán dịch COVID-19, và cung cấp các hướng

H

dẫn về cách đeo khẩu trang y tế, rửa tay đúng cách, cách tránh phát tán khi ho, theo
dõi các triệu chứng bệnh và giám sát nhiệt độ.
1.3. Xử trí khi trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ sốt
1.3.1. Phát hiện sốt

Phần lớn trường hợp có thể theo dõi, xử lý và điều trị sốt tại nhà. Nhưng quan
trọng nhất đó là việc cha mẹ có khả năng nhận biết được thời điểm và tình trạng của
trẻ khi bị nặng hơn và cần phải đi khám bệnh và biết thời điểm mà bệnh nhi cần sử
dụng thuốc hạ sốt (6).
Người chăm sóc trẻ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi thấy tình trạng sau:
- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi có sốt ≥ 38ºC, ngay cả khi vẻ ngồi của trẻ vẫn có
vẻ tốt.


10

- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi có sốt ≥ 38ºC hơn 3 ngày hay khi vẻ ngồi của trẻ

khơng tốt (bứt rứt, khó chịu, bỏ bú…).
- Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi có sốt ≥ 38,9ºC.
- Trẻ em có sốt ≥ 40ºC.
- Trẻ em có biểu hiện bị sốt cao kèm theo có co giật.
- Trẻ em có biểu hiện sốt lặp lại nhiều lần.
- Trẻ em có bệnh lý nền như: lupus, ung thư, tim mạch.
- Trẻ em có sốt kèm theo trên da nổi phát ban.
* Quy trình cần thực hiện khi phát hiện trẻ bị sốt cao co giật
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, kiểm tra đường thở, loại bỏ dị vật và

H
P

đờm dãi nếu có.

- Bước 2: Sử dụng thuốc đặt hậu môn để hạ sốt cho trẻ.
- Bước 3: Chườm ấm tích cực để làm mát.

Tất cả trường hợp bệnh nhi sau khi được sơ cứu mà vẫn còn biểu hiện co giật
đều phải đưa đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ điều trị và theo dõi tiếp (17, 20).

U

1.3.2. Hạ sốt

Các mức độ sốt nhẹ và vừa thường ít gây ra các rối loạn khiến cho bệnh nhi
cảm giác khó chịu. Hơn nữa, sốt cũng rất quan trọng vì nó thể hiện đáp ứng của cơ

H


thể trước sự xâm nhập của các tác nhân có hại như vi khuẩn, vi rút. Do đó, khi nhiệt
độ cơ thể trẻ dưới 38,5oC thì khơng nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nhưng đối với
các trường hợp sốt cao dẫn tới rối loạn chức năng đa cơ quan mạnh như: sốt cao co
giật, sốt cao sau phẫu thuật, hôn mê do sốt cao hoặc sốc do sốt cao thì việc hạ sốt là
cần thiết và phải thực hiện ngay (21).
Hiện nay có nhiều biện pháp được áp dụng để hạ sốt tùy theo từng đặc điểm
của từng bệnh nhân và tùy tình hình mỗi bệnh mà áp dụng một số biện pháp sau để
hạ nhiệt:
- Hạ nhiệt bằng biện pháp vật lý: bằng cách để bệnh nhi nằm trong phòng có
khơng gian thống mát, cởi bỏ hoặc nới rộng quần áo, chườm bằng nước ấm 32oC 35oC vào các vị trí như trán, nách, bẹn cho trẻ (6). Một số trường hợp có thể phải
ngâm tồn thân bệnh nhân trong bồn nước để làm mát (21).


11

- Hạ nhiệt bằng biện pháp sử dụng thuốc: Có nhiều loại thuốc có tác dụng hạ
sốt như aspirin hoặc acetaminophen cũng như các dẫn xuất của chúng. Đối với trẻ
em, các bác sĩ cũng sử dụng các thuốc an thần, ngồi tác dụng hạ sốt, các thuốc này
cịn giúp trẻ phịng tránh co giật. Một loại thuốc khác có tác dụng hạ nhiệt tuy nhiên
thường ít được dùng do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đó là glucocorticoid.
Trong trường hợp sốt cao ≥ 38,5oC, có thể cho trẻ sử dụng paracetamol bằng đường
uống hoặc đường đặt hậu môn, tái sử dụng sau 4 đến 6 tiếng trong trường hợp bệnh
nhi còn sốt, tuy nhiên, liều giới hạn của thuốc này là 60 mg/kg/24 tiếng. Nếu khơng
có thuốc hoặc bệnh nhi bị dị ứng không sử dụng được paracetamol thì có thể dùng
ibuprofen với liều 10mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng (22). Đồng thời có thể sử

H
P

dụng kết hợp ibufrofen và paracetamol luân phiên với liều lượng như trên trong

trường hợp tình trạng sốt của trẻ khơng thuyên giảm và có xu hướng sốt kéo dài.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhi đã từng có tiền sử sốt cao co giật, thì thuốc hạ
sốt nên được sử dụng từ sớm, ngay cả khi nhiệt độ cơ thể của trẻ khoảng 38oC (22).
Về thuốc giảm sốt: đối với trẻ em, các loại thuốc giảm sốt được cung cấp rộng

U

rãi hiện nay cho trẻ em là paracetamol và ibuprofen. Thuốc paracetamol đã ra đời từ
lâu do đó có nhiều dạng chế phẩm hơn ibuprofen, thường hay gặp là dạng uống như
viên nén, syrup, viên sủi, dung dịch truyền tĩnh mạch, viên đặt hậu mơn. Trong khi

H

đó, ibuprofen có ít chế phẩm hơn, thường ở dạng syrup để trẻ dễ sử dụng và cũng dễ
hấp thu. Dạng thuốc uống thường phổ biến hơn và đa số các bệnh nhi sẽ được nhận
đơn thuốc dạng này, tuy nhiên, trong trường hợp trẻ gặp khó khăn khi sử dụng, ví
dụ như trẻ nơn nhiều thì việc sử dụng thuốc qua đường hậu môn sẽ đảm bảo đủ liều
hơn. Một lưu ý đối với thuốc đặt hậu mơn đó là cần để thuốc lưu trữ trong ngăn đá
để giữ được hình dáng của thuốc, thuận lợi khi đưa vào hậu môn của trẻ (1), (21).
Việc sử dụng thuốc giảm sốt cần tuân theo chỉ định bác sĩ. Nếu dùng giảm sốt
quá liều lượng có thể dẫn tới các hậu quả nặng nề với trẻ như: tổn thương tế bào
gan; viêm gan cấp tính trong trường hợp nặng; hoặc xuất huyết tiêu hóa nếu dùng
quá liều ibuprofen (1), (21).


12

1.3.3. Bổ sung nước và điện giải
Trẻ khi sốt cần sớm được bù dịch bằng đường uống là dung dịch oresol pha
với nước sôi để nguội hoặc cho trẻ bù nước bằng cách uống nước hoa quả ép, hoặc

nước cháo loãng (22, 23).
Ngăn ngừa mất nước: Khi bị sốt, cơ thể trẻ dễ mất nước ở da và phổi. Hãy
khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói khơng với caffein). Các mẹ cũng có thể chế
biến món súp gà để trẻ ăn (17, 24).
Bổ sung các thức ăn có hàm lượng calo, protein cao, ít chất béo và bằng dạng
lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu khơng có tiêu chảy) (25).
Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như

H
P

cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,… (9).

Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay, chất xơ cần phải tránh (13).
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng giúp hạ sốt cho trẻ. Hãy
bổ sung Vitamin A, B, C, Canix, Sắt và Natri cho bé nhé (1).
1.3.4. Theo dõi dấu hiệu, tiến triển của hiện tượng sốt

U

Trong trường hợp ở cộng đồng, khơng có sự can thiệp nhanh từ nhân viên y tế.
Lúc này, cần thực hiện những biện pháp đơn giản như: Đặt trẻ ở phịng thống, nới
lỏng hoặc bỏ bớt quần áo, tránh gió lùa vào khu vực trẻ nằm. Chườm ấm cho trẻ

H

bằng cách lấy khăn ướt đắp lên các vị trí như trán, nách, bẹn. Nếu khơng, có thể
dùng cách chườm vuốt là: Sử dụng khăn ướt lau tại các vị trí da mỏng hoặc dễ tỏa
nhiệt như trán, nách, cổ, bẹn, mặt trong cánh tay và đùi, các lòng bàn chân và tay
(2). Cần chú ý: Thay nước liên tục cho trẻ và kiểm tra lại nhiệt độ sau 15 phút.

Trong quá trình chườm nếu nhận thấy trẻ rét cần dừng lại ngay, đặc biệt, sau khi
chườm cho trẻ cần phải lau khô người.
Cần bổ sung thêm nước và điện giải cho trẻ hoặc bú nhiều, giữ vệ sinh an toàn
thực phẩm. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sỹ.
Trong trường hợp có đi ngồi phân lỏng, khó thở hay co giật kèm theo sốt,
người chăm sóc trẻ cần phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ
thăm khám và xử trí (2, 17).


13

1.4. Một số nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thực hành xử trí sốt ở trẻ
của bà mẹ có con dưới 5 tuổi
1.4.1. Thực trạng kiến thức xử trí sốt ở trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi
- Xử trí chung khi trẻ sốt
Vấn đề làm sao để có thể chăm sóc tốt cho trẻ đang trong tình trạng sốt là
một vấn đề ln dành được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt
Nam mà còn cả thế giới với rất nhiều dạng đề tài nghiên cứu khác nhau từ định
lượng, cho tới định tính, từ cắt ngang mơ tả cho đến nghiên cứu thuần tập. Các tác
giả này chủ yếu tập trung xem xét kiến thức, thực hành của bà mẹ trên các khía
cạnh đơn giản như sốt là gì, cơ chế của sốt, cách phát hiện tình trạng sốt ở trẻ, cách

H
P

xử lý tình huống để hạ nhiệt cho trẻ, kiến thức hậu quả sốt kéo dài hoặc kinh
nghiệm sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên đều đưa ra một bức
tranh toàn cảnh tương đối giống nhau về kiến thức và thực hành của các bà mẹ đó là
sự hạn chế và tình trạng lo lắng quá mức của người chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt.
Về định nghĩa sốt: Thông qua các nghiên cứu, nhiều tác giả đã chứng minh


U

rằng sự hiểu biết về định nghĩa sốt có sự khác biệt rất lớn giữa các bà mẹ. Một
nghiên cứu thực hiện trên 4.500 bà mẹ tại các phòng khám đa khoa ở Thổ Nhĩ Kỳ;
36 % nghĩ rằng trẻ sốt nếu nhiệt độ cơ thể > 37,8oC (26). Nghiên cứu trên 265 cặp

H

cha mẹ ở Bồ Đào Nha cũng cho ra kết quả rằng 43% nghĩ sốt là khi thân nhiệt của
trẻ trên 38°C (27). Một cơng trình khoa học trong nước thực hiện tại khoa truyền
nhiễm chỉ ra rằng 37,4% người chăm sóc trẻ có kiến thức đạt về định nghĩa sốt (9).
Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng cho thấy có 43,1% cha mẹ
khơng nắm được thân nhiệt sinh lý của cơ thể là bao nhiêu (14). Một điều đáng ngạc
nhiên là kiến thức đúng của các bà mẹ trong định nghĩa về sốt tại nghiên cứu tiến
hành tại Ma Rốc chỉ đạt 3,5% (28). Trái ngược với nghiên cứu trên, một khảo sát
qua mạng tại Phần Lan lại đưa ra tỷ lệ 88,3% cha mẹ nắm rõ sốt là như thế nào (4).
Nghiên cứu của Lương Hà Mai Phương tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy có hơn
một nửa (54,72%) bà mẹ kiến thức đúng về khái niệm sốt (29).
Về nguyên nhân gây sốt: Trong nghiên cứu của tác giả Michael Crocetti tỷ lệ
cha mẹ biết được sốt là kết quả của tình trạng nhiễm trùng là 57%, đặc biệt, một tỷ


14

lệ không nhỏ (17%) cho rằng nguyên nhân sốt là sự thay đổi nhiệt độ bên ngồi mơi
trường mà ảnh hưởng chính là bởi thời tiết (30). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hồ
Thị Bích chỉ ra tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt về cơ chế gây sốt là chỉ có 6,1%, hơn
một nửa (57,4%) cho rằng sốt của trẻ là hậu quả của sự thay đổi nhiệt độ của thời
tiết (9).

Về thời điểm bà mẹ cho trẻ sử dụng thuốc giảm sốt: Trong nghiên cứu tại Hy
Lạp có 73,7% bà mẹ bắt đầu sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ từ 37oC đến
38,5oC (31), Michael Crocetti cũng có kết quả nghiên cứu tương đồng là 66% với
mốc thân nhiệt khi bắt đầu sử dụng là 38oC (30). Tại Việt Nam, Hồ Thị Bích đưa ra
kết quả tỷ lệ bà mẹ cho con dùng hạ sốt khi thân nhiệt ≥ 38,5oC là 32,2%; tỷ lệ bà

H
P

mẹ cho con uống hạ sốt khi sờ trẻ thấy nóng là 24,3% (9). Poirier MP khi nghiên
cứu tại phịng Khám cấp cứu nhi cho kết quả hơn 1/3 cha mẹ sử dụng thuốc không
đúng theo hướng dẫn (32).
- Theo dõi dấu hiệu và tiến triển

Về nhận biết trẻ sốt: Để xác định một người có sốt hay khơng có thể dùng

U

nhiều cách khác nhau tuy nhiên dễ dàng nhất đó là dùng nhiệt kế hoặc là sờ trực tiếp
trẻ. Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha cho thấy số bà mẹ dùng nhiệt kế để kiểm tra
nhiệt độ cho con là 76% (30). 55,4% là tỷ lệ cha mẹ có sử dụng nhiệt kế để nhận

H

biết tình trạng sốt ở trẻ trong nghiên cứu tại Ma Rốc, trong đó 58,9% cha mẹ có thể
đọc đúng chỉ số trên nhiệt kế thủy ngân, một tỷ lệ không nhỏ cha mẹ (44,4%) nhận
biết sốt bằng cách sờ trực tiếp vào trẻ (28). Một nghiên cứu khác tại Palestine cho
thấy tỷ lệ cha mẹ xác định sốt bằng cách sờ trực tiếp vào trẻ là 65,4%; chỉ có 31,6%
cha mẹ sử dụng nhiệt kế để kiểm tra (33). Nghiên cứu của Hồ Thị Bích cho thấy có
tới 1/3 số bà mẹ xác định trẻ sốt bằng việc sờ thấy ấm tay (9). Trong khi đó nghiên

cứu tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng cho thấy số bà mẹ xác định sốt cho trẻ bằng
cách kiểm tra thân nhiệt bằng dụng cụ đo chỉ đạt 12,1% (6). Một nghiên cứu thực
hiện tại tỉnh Quảng Nam cho kết quả tỷ lệ bố mẹ xác định sốt cho trẻ bằng dụng cụ
kiểm tra nhiệt độ là 22,9% (34). Nghiên cứu tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy có
76,11% bà mẹ biết đến việc xác định trẻ sốt bằng cách dùng nhiệt kế (29).


15

Về vị trí kiểm tra nhiệt độ cơ thể: Tác giả Michael Crocetti trong nghiên cứu
của bản thân đã cho thấy 68% cha mẹ thường kiểm tra thân nhiệt cho trẻ tại nách,
16% cha mẹ đo tại trực tràng, 15% đo tại miệng và chỉ 1% ở tai (30). Nghiên cứu tại
Ma Rốc thu được kết quả 95,4% bà mẹ sử dụng nách là vị trí để kẹp nhiệt kế (31)
ngược lại thì M. Rkain lại nhận thấy phần lớn cha mẹ kiểm tra thân nhiệt cho trẻ
thông qua trực tràng (28).
Về việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên: Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá
việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Michael
Crocetti chỉ ra 67% cha mẹ lên kế hoạch theo dõi nhiệt độ của con mỗi giờ một lần
(30).

H
P

- Dùng thuốc tại nhà

Về sử dụng kháng sinh khi trẻ bị sốt: nghiên cứu tại Phần Lan đã đưa ra kết
quả tỷ lệ cha mẹ biết hiệu quả của kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng là 55,2% và
tỷ lệ cha mẹ biết tình hình sử dụng kháng sinh đúng là 72,0% (4). Nghiên cứu tại Hà
Nội cho thấy kết quả tỷ lệ bà mẹ cho con uống kết hợp cả hai nhóm thuốc hạ sốt và


U

kháng sinh để mau khỏi bệnh là 29,6% (9).

Về hậu quả của sốt cao: Tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngồi nước thì
các cha mẹ đều biết sốt có thể gây hại, các triệu chứng mà cha mẹ biết về hậu quả

H

của sốt đó là co giật, rối loạn điện giải, khó thở, tổn thương não (26), (31), (35). Các
cha mẹ cũng luôn lo lắng và sợ hãi khi con của mình có biểu hiện sốt (26). Tỷ lệ suy
nghĩ quá mức của các cha mẹ lên tới 38,3% theo Vasiliki Matzioua (31). Kết quả
này cũng tương tự với Michael Crocetti (30). M. Rkain cho biết 96,8% bà mẹ nghĩ
sốt rất nghiêm trọng, có thể để lại hậu quả không lường trước (28). Poirier MP đưa
ra kết quả 40,6oC là nhiệt độ trung bình mà các bố mẹ trẻ nghĩ là có hại (32). Hầu
hết, các bậc cha mẹ sợ nhất là co giật vì lo lắng con mình có thể tử vong khi sốt
(26). Phạm Thị Tuyết lại cho thấy tỷ lệ bà mẹ không đạt về kiến thức hậu quả của
sốt là 60% (6).
Về tác dụng không mong muốn của thuốc hạ sốt: Nghiên cứu của Sa’ed H
Zyoud cho thấy tỷ lệ người chăm sóc trẻ tin rằng thuốc hạ sốt có thể gây dị ứng là
53,2%, 16,9% tin rằng thuốc có ảnh hưởng xấu đến dạ dày, 16,2% tin rằng thuốc có


16

thể ảnh hưởng tới thận và 11,4% tin rằng thuốc rất dễ gây tình trạng sử dụng quá
liều (33).
- Quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ y tế để xử trí và điều trị
Về thời điểm cần thiết đưa trẻ đi bệnh viện: tỷ lệ các bà mẹ Hy Lạp quyết
định đưa trẻ đến bệnh viện khi phát hiện sốt là 28,1% (31). Còn trong nghiên cứu tại

khoa cấp cứu nhi của Poirier MP cho thấy 39,4 độ C là nhiệt độ trung bình của trẻ
khi được bố mẹ đưa tới phòng khám (khoảng 103oF) (32).
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi tham khảo được cho thấy thực trạng kiến
thức của các bà mẹ về xử trí sốt cho trẻ nhìn chung cịn hạn chế, mỗi bà mẹ có hiểu
biết về kiến thức xử trí sốt khác nhau ở từng nội dung; sự hiển biết về xử trí sốt cho

H
P

trẻ chưa đầy đủ: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa sốt dao động từ 32,4%
- 88,3% (31), (4). Tỷ lệ bà mẹ kiến thức đúng về nguyên nhân gây sốt dao động từ
6,1% - 57% (9), (30). Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 1/3 các bà mẹ trả lời
đúng thời điểm cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt (31), (9), (32). Các nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ các bà mẹ xác định sốt cho trẻ bằng cách dùng nhiệt kế đo thân nhiệt từ 12,1%-

U

76,11% (28), (32). Đa số các bà mẹ đo thân nhiệt của trẻ tại nách (31), (28), (30).
Đa số các nghiên cứu đã cho thấy các bà mẹ đã biết đến hậu quả của sốt, trong các
hậu quả thì co giật được nhiều bà mẹ biết đến và lo sợ nhất. Trong khuôn khổ các

H

nghiên cứu chúng tôi tham khảo được, chúng tơi nhận thấy mỗi nghiên cứu đều có
cách đánh giá kiến thức xử trí sốt khác nhau, bộ công cụ thu thập cũng khác nhau
nên việc so sánh chỉ ở mức tương đối. Nhiều nghiên cứu cũng chưa đáng giá kiến
thức chung của các bà mẹ về xử trí sốt cho trẻ.
1.4.2. Thực trạng thực hành xử trí sốt ở trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi
- Xử trí chung khi trẻ sốt
Về các phương pháp vật lý giảm thân nhiệt: 77,8% bà mẹ của Elena

Chiappini biết hạ nhiệt cho trẻ thông qua các phương pháp vật lý như chườm ấm,
chườm lạnh…(35). Ngồi ra cịn một số biện pháp khác như sử dụng cồn bôi trên da
hay các phương pháp truyền thống (14), (28). Tuy nhiên, tỷ lệ mẹ làm sai phương
pháp hạ sốt cũng không phải là ít. Secil Gunher Arica nghiên cứu trên 4.500 bà mẹ
cho thấy 7,7% cho rằng việc nước pha với rượu hoặc giấm có thể tạo ra dung dịch


17

giúp hạ sốt cho trẻ (26). Theo Phạm Thị Tuyết, có tới 27% bà mẹ nghĩ rằng đá lạnh
có thể giúp hạ sốt nhanh hơn và 7,7% bà mẹ có các cách xử trí sốt khơng đúng khác
(6). Thậm chí có tới 23,5% bà mẹ thấy con kêu rét nên đã cho trẻ mặc thêm áo ấm
và 17,5% bà mẹ khơng biết phải làm gì trong trường hợp trên (5). Tuy nhiên, Đặng
Thị Hà tại bệnh viện Phúc Yên thì tỷ lệ bà mẹ xử trí tốt tương đối cao 34,9% (36).
- Theo dõi dấu hiệu và tiến triển
Theo nghiên cứu của Hồ Thị Hoài Phương và cộng sự năm 2021 cho thấy
gần 60% các bà mẹ sử dụng nhiệt kế để phát hiện và theo dõi sốt ở trẻ, trong đó hầu
hết là cặp nhiệt độ tại nách. 54,5% các bà mẹ dùng tay để phát hiện sốt (37).
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hồng Khánh và cộng sự cho thấy số bà mẹ

H
P

thực hiện dùng tay kiểm tra nhiệt độ cho trẻ là 15,4%, thực hiện đo bằng nhiệt kế là
63,8% và các bà mẹ kết hợp cả 2 phương pháp trên là 20,8% (38).
- Dùng thuốc tại nhà

Một nghiên cứu của Cao Văn Thịnh và cộng sự năm 2020 cho thấy có
79,22% các bà mẹ thực hiện cho trẻ uống thuốc hạ sốt và lau mát khi trẻ sốt,


U

43.12% phụ huynh khơng biết nhiệt độ bình thường của trẻ. Trong đó có 3,9%
phụ huynh cịn đưa trẻ đi giác hơi cắt lễ. Nghiên cứu của Đào Châu Khơi và cộng
sự năm 2020 cho thấy có 71,43% các bà mẹ thực hiện cho trẻ uống nhiều nước

H

hơn bình thường khi trẻ sốt, và có 22,29% các bà mẹ tự mua thuốc hạ sốt cho trẻ
uống khi trẻ sốt cao (39).

Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hồng Khánh và cộng sự cho thấy tỉ lệ các bà
mẹ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trẻ dưới 38,50C là 43,7%, tỉ lệ bà mẹ dùng thuốc
cho trẻ khi nhiệt độ trên 38,50C là 56,3% và có 70,7% các bà mẹ dùng thuốc hạ sốt
theo hướng dẫn của bác sĩ (38).
Về đường sử dụng của thuốc: trong khảo sát của Maria Kelly chỉ ra rằng các
bậc phụ huynh ít khi sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn (8). Ngược lại, Elena
Chiappini đã cho thấy tỷ lệ người chăm sóc sử dụng thuốc hạ sốt thông qua đường
hậu môn là 48,7% (35). Tại Việt Nam, tác giả Phạm Hải Yến đã mô tả các bà mẹ
chủ yếu hạ sốt cho trẻ thông qua thuốc uống đường miệng (80,3%), chỉ gần 20% bà
mẹ dùng thuốc hình viên đạn qua đường hậu môn, trực tràng (5)


×