Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường đại học y khoa vinh, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ MAI THƠ

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN CHẤN THƢƠNG DO VẬT SẮC NHỌN TRONG
THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƢỠNG

U

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH, NĂM 2015

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG



NGUYỄN THỊ MAI THƠ

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN CHẤN THƢƠNG DO VẬT SẮC NHỌN TRONG
THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƢỠNG

U

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH, NĂM 2015

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

TS.Nguyễn Thuý Quỳnh

Hà Nội, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này Tôi đã nhận được
rất nhiều sự dạy dỗ, giúp đỡ và động viên của quý Thầy Cơ, đồng nghiệp,bạn bè, và
gia đình. Với tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu, Thầy Cô giáo Trường Đại học Y tế công cộng những người
đã truyền thụ: kiến thức cho tơi hồn thành chương trình học tập; lịng u nghề để
tiếp tục vững bước trên con đường nghề nghiệp đã chọn.
……………, Cơ giáo đầy tâm huyết, tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ tơi từ suốt q trình xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và hoàn

H
P

thành luận văn.

Ban giám hiệu, đồng nghiệp của tôi tại Trường Đại học Y khoa Vinh, nơi tôi
đang công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt hơn 2 năm qua.
Các Bạn sinh viên đại học điều dưỡng khóa 1, khóa 2 của Trường Đại học Y
khoa Vinh là đối tượng nghiên cứu đã hợp tác trong quá trình thu thập số liệu

U

khơng có sự đóng góp đó tơi khó có thể hồn thành luận văn này.

Xin được cảm ơn các bạn bè khóa 17 thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học
Y tế công cộng đã luôn chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên tôi những lúc khó

H

khăn, được làm quen và cùng học tập các bạn đối với tôi thực sự là một niềm vui.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với những người thân trong đại
gia đình những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ trên bước đường đi của tôi.
Lời cảm ơn chân thành, đặc biệt nhất tôi xin được gửi tới: bố mẹ, chồng, và

con trai những người đã chịu nhiều khó khăn vất vả, đã hy sinh rất nhiều cho tơi
trong suốt q trình học tập vừa qua.


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDC

Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

CSYT

Cơ sở y tế

HBV

Vi rút viêm gan B

HCV

Vi rút viêm gan C

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch

HSSV

Học sinh sinh viên


NVYT

Nhân viên y tế

PEP

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

TTLS

Thực tập lâm sàng

VSN

Vật sắc nhọn

WHO

Tổ chức y tế thế giới

H

U

H
P


iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1 Một số khái niệm ................................................................................................... 4
1.2 Tình hình chấn thƣơng do vật sắc nhọn ở các cơ sở y tế ...................................... 4
1.2.1 Trên thế giới .............................................................................................. 4
1.2.2 Tại Việt Nam .............................................................................................. 8

H
P

1.3 Tình hình kiến thức phòng chống và mắc chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong
thực tập lâm sàng của sinh viên điều dƣỡng ............................................................. 11
1.4 Một số yếu tố liên quan đến chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm
sàng của sinh viên điều dƣỡng .................................................................................. 14
1.5 Nghiên cứu về chấn thƣơng do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dƣỡng ................ 16

U

1.5.1 Trên thế giới ............................................................................................ 16
1.5.2 Tại Việt Nam ............................................................................................ 20
1.6 Giới thiệu về Trƣờng Đại học Y khoa Vinh, chƣơng trình khung đào tạo, thực

H

tập lâm sàng cho sinh viên đại học điều dƣỡng ........................................................ 21

SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT ................................................................................ 25
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 27
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................... 27
2.2 Thời gian và địa điểm.......................................................................................... 27
2.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 27
2.4 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu..................................................................... 27
2.5 Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................. 28
2.6 Biến số nghiên cứu .............................................................................................. 30
2.7 Khái niệm và tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu ............................................... 31
2.8 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................................ 33
2.9 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................ 34


iv

2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................ 34
2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 34
2.10.2 Sai số .................................................................................................... 35
2.10.3 Biện pháp khắc phục ............................................................................. 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 36
3.1 Thông tin chung về sinh viên .............................................................................. 36
3.2 Kiến thức phòng chống chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng
của sinh viên đại học điều dƣỡng .............................................................................. 37
3.3 Thực trạng chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên
đại học điều dƣỡng .................................................................................................... 40

H
P

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 54

4.1 Kiến thức phòng chống chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng
của sinh viên đại học điều dƣỡng .............................................................................. 54
4.2 Thực trạng chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên
đại học điều dƣỡng .................................................................................................... 58

U

4.3 Một số yếu tố liên quan đến chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm
sàng của sinh viên đại học điều dƣỡng ..................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 72

H

5.1 Tỷ lệ sinh viên đại học điều dƣỡng Trƣờng Đại học Y khoa Vinh có kiến thức
đúng về phịng chống chấn thƣơng do VSN trong TTLS ......................................... 72
5.2 Thực trạng chấn thƣơng do VSN trong TTLS của sinh viên đại học điều dƣỡng
Trƣờng Đại học Y khoa Vinh ................................................................................... 72
5.3 Một số mối liên quan về tình trạng chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập
lâm sàng ở sinh viên đại học điều dƣỡng .................................................................. 72
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 74
PHỤ LỤC 1:BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN SINH VIÊN ........................................... 85
PHỤ LỤC 2: KHUNG CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC .......................... 92
PHỤ LỤC 3. CHI TIẾT CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................ 94


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Một số thông tin về sinh viên .................................................................... 36

Bảng 3.2 Sinh viên đánh giá khả năng phòng ngừa chấn thƣơng do VSN trong
TTLS ......................................................................................................................... 37
Bảng 3.3 Kiến thức của sinh viên về thao tác an toàn với các VSN ......................... 38
Bảng 3.4 Kiến thức sử dụng hộp an toàn .................................................................. 38
Bảng 3.5 Kiến thức về xử lý và báo cáo chấn thƣơng do VSN trong TTLS ............ 39
Bảng 3.6 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống chấn thƣơng do vật
sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên ........................................................ 40
Bảng 3.7 Tỷ lệ sinh viên bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS trong 6 tháng theo

H
P

một số yếu tố ............................................................................................................. 41
Bảng 3.8 Phân bố số lần sinh viên bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS trong vòng 6
tháng theo năm học ................................................................................................... 41
Bảng 3.9 Số mắc trung bình chấn thƣơng do VSN ở sinh viên theo một số yếu tố .... 42
Bảng 3.10. Thời gian sinh viên bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS ...................... 42

U

Bảng 3.11 Thao tác thực hiện dẫn đến bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS ........... 43
Bảng 3.12 Thao tác thực hiện ở những lần bị chấn thƣơng do mảnh thủy tinh ........ 44
Bảng 3.13 Thao tác thực hiện ở những lần bị chấn thƣơng do đậy nắp kim ............ 44

H

Bảng 3.14 Thao tác thực hiện ở những lần bị chấn thƣơng do tháo kim tiêm .......... 45
Bảng 3.15 Tỷ lệ các VSN gây chấn thƣơng cho sinh viên trong tổng số tất cả lần bị ..... 45
Bảng 3.16 Nguồn gốc VSN gây chấn thƣơng cho sinh viên ở tất cả các lần bị ....... 45
Bảng 3.18 Tỷ lệ sinh viên đã học lý thuyết, đã thực hành và kinh nghiệm thực hiện

thao tác ở tất cả các lần bị chấn thƣơng .................................................................... 47
Bảng 3.19 Xử lý vết thƣơng của sinh viên ở tất cả các lần bị chấn thƣơng.............. 47
Bảng 3.20 Tỷ lệ các lần sinh viên xử lý sai vết thƣơng theo một số yếu tố ............. 48
Bảng 3.21 Lý do sinh viên không báo cáo bị chấn thƣơng ....................................... 49
Bảng 3.22 Một số yếu tố liên quan đến trung bình số lần mắc chấn thƣơng do vật
sắc nhọn trong thực tập lâm sàng ở sinh viên ........................................................... 50
Bảng 3.23 Một số yếu tố liên quan đến trƣờng hợp sinh viên bị chấn thƣơng .................. 51
do VSN trong TTLS .................................................................................................... 51


vi

Bảng 3.24 Một số yếu tố liên quan đến trƣờng hợp bị chấn thƣơng do VSN trong
TTLS với các yếu tố kiến thức cụ thể về phòng ngừa chấn thƣơng ......................... 52
Bảng 3.25 Xác định mối liên quan hiệu chỉnh với trƣờng hợp sinh viên bị chấn
thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng....................................................... 53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Trƣờng hợp NVYT bị phơi nhiễm HIV nghề nghiệp tại Nghệ An ....... 10
Biểu đồ 3.1 Sinh viên biết các tác nhân lây truyền qua đƣờng máu theo VSN ........ 37
Biểu đồ 3.2 Kiến thức của sinh viên điều dƣỡng về phòng ngừa chấn thƣơng do
VSN trong TTLS ....................................................................................................... 39

H
P

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ sinh viên bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS trong 6 tháng ...... 40
Biểu đồ 3.4 Địa điểm nơi sinh viên bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS ............... 43
Biểu đồ 3.5 Ngƣời giám sát hỗ trợ thực hiện thao tác khi bị chấn thƣơng ............... 46
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ sinh viên báo cáo bị chấn thƣơng ở tất cả các lần bị .................... 49


H

U


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Chƣơng trình đào tạo ngành điều dƣỡng trình độ đại học gồm 2 cấu phần: học
lý thuyết tại trƣờng và thực tập lâm sàng tại các CSYT, trong quá trình thực tập tại
CSYT sinh viên điều dƣỡng có nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh nguy
hiểm lây qua đƣờng máu nhƣ: viêm gan B, HIV,… Một trong những đƣờng lây
truyền các tác nhân gây bệnh đó là thơng qua chấn thƣơng do các VSN. Ngay trong
quá trình học tập sinh viên đã bị chấn thƣơng do các VSN, làm tăng nguy cơ mắc
các bệnh lây truyền qua đƣờng máu làm ảnh hƣởng đến sức khỏe bản thân hiện tại
và trong tƣơng lai. Để nắm bắt rõ thực trạng vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thƣơng do vật sắc

H
P

nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dƣỡng Trƣờng Đại học Y khoa
Vinh, năm 2015”. Nghiên cứu có 3 mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh viên đại học điều
dƣỡng Trƣờng Đại học Y khoa Vinh có kiến thức đúng về phòng chống chấn
thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng, năm 2015. Mô tả thực trạng và một
số yếu tố liên quan đến chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của
sinh viên đại học điều dƣỡng Trƣờng Đại học Y khoa Vinh.

U


Với phƣơng pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, đƣợc tiến hành từ
tháng 11/2014 đến tháng 10/2015, qua phát vấn 451 sinh viên đại học điều dƣỡng

H

năm thứ 3 và thứ 4 tại Trƣờng Đại học Y khoa Vinh. Số liệu đƣợc nhập và phân tích
bằng phần mềm EpiData 3.1 và SPSS 20.0.

Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 81% sinh viên đại học điều dƣỡng Trƣờng Đại Y
khoa Vinh có kiến thức đúng về phịng chống chấn thƣơng do VSN trong TTLS.
Sinh viên năm thứ 3 có kiến thức đúng về phòng chống chấn thƣơng do VSN trong
TTLS cao gấp 2,8 lần so với năm thứ 4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05,
OR = 2,8 với khoảng tin cậy 95% (1,65; 4,8). 60% sinh viên đại học điều dƣỡng
Trƣờng Đại học Y khoa Vinh bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS. Đa số sinh viên
bị mắc 1 lần chiếm 35%. Số lần mắc chấn thƣơng trung bình của sinh viên là 1,46
lần/6 tháng. Vật sắc nhọn gây chấn thƣơng phổ biến nhất là mảnh thủy tinh 55%;
thao tác dẫn đến bị chấn thƣơng nhiều nhất là bẻ ống thuốc 51,3%; 30% bị chấn
thƣơng khi thực hiện thao tác một mình. Thời điểm bị chấn thƣơng 83% lần bị vào


viii

các ngày trong tuần; 86% lần bị vào buổi ngày. Địa điểm bị chấn thƣơng nhiều nhất
là các khoa lâm sàng hệ ngoại 24%, hồi sức, cấp cứu 21%, và thấp nhất tại khoa sản
phụ 4%. 53,7% sinh viên bị chấn thƣơng chƣa đƣợc học lý thuyết chuyên môn;
62,9% chƣa đƣợc thực hành trên mơ hình và 33,8% thực hiện thao tác lần đầu tiên.
Sau khi bị chấn thƣơng có 63% sinh viên xử lý sai vết thƣơng; 41% có báo cáo,
31% báo cáo đúng ngƣời có trách nhiệm. Lý do chính sinh viên khơng báo cáo bởi
vì nhận thấy khơng có nguy cơ lây bệnh, và báo cáo cũng khơng giải quyết đƣợc
vấn đề gì. Sinh viên năm thứ 3 bị chấn thƣơng do VSN trong TTLS cao gấp 2,3 lần

so với sinh viên năm thứ 4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05 với OR hiệu
chỉnh = 2,3 khoảng tin cậy 95% là (1,8 ; 2,8).

H
P

Để bảo đảm an toàn cho sinh viên trong thời gian thực tập lâm sàng chúng
tôi xin đề xuất các kiến nghị nhƣ sau: Với Trƣờng Đại học Y khoa Vinh: Triển khai
kế hoạch học tập theo tiến độ: học lý thuyết, thực hành mơ hình, thực tập lâm sàng.
Với cơ sở y tế thực tập cần hỗ trợ sinh viên xử lý sau khi chấn thƣơng xảy ra, tích
cực giám sát thao tác của điều dƣỡng viên, sinh viên thực tập. Bố trí thêm trang

U

thiết bị gồm: gạc để bẻ ống thuốc; găng tay, có đủ hộp an toàn để đựng cả bơm kim
tiêm đã sử dụng. Bản thân sinh viên: Nắm vững lý thuyết chuyên môn, thành thạo
thao tác kỹ thuật điều dƣỡng. Tự trang bị dụng cụ cần thiết cho thực tập lâm sàng:

H

gạc bẻ ống thuốc, găng tay. Thực hiện nghiêm túc báo cáo với NVYT, giảng viên
lâm sàng để đƣợc hƣớng dẫn xử trí vết thƣơng và tƣ vấn điều trị dự phòng.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định chƣơng trình khung đào tạo ngành điều
dƣỡng trình độ đại học gồm 2 cấu phần: học lý thuyết tại trƣờng và thực tập lâm
sàng tại các cơ sở y tế (CSYT) [1]. Quá trình thực tập lâm sàng kéo dài trong 3 học

kỳ của tổng thời gian học tập toàn khóa. Trong q trình thực tập tại CSYT sinh
viên điều dƣỡng cũng có nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm
lây qua đƣờng máu nhƣ: viêm gan B, HIV,… Một trong những đƣờng lây truyền
các tác nhân gây bệnh đó là thơng qua chấn thƣơng do các vật sắc nhọn (VSN) [16]
[18] [28] [57] [62]. Khả năng bị chấn thƣơng do VSN có thể cao hơn ở những đối
tƣợng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi, lại phải thƣờng xuyên làm việc trong môi trƣờng

H
P

mới, khẩn trƣơng nhƣ sinh viên ngành y [36] [57].

Theo WH), trung bình tần suất chấn thƣơng do VSN ở mỗi nhân viên y tế
(NVYT) là 0,2 -4,7/năm, ƣớc tính 4,4% ca nhiễm HIV, 39% ca nhiễm HBV và
HCV ở NVYT là do chấn thƣơng nghề nghiệp gây ra [73]. Theo CDC, từ năm 1995
- 2007 có 30.927 nhân viên y tế ở Mỹ bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể trong quá

U

trình làm việc tại các cơ sở y tế, trong đó sinh viên y khoa chiếm 4% [37]. Tỷ lệ
mắc chấn thƣơng do vật sắc nhọn ở sinh viên đại học điều dƣỡng trên thế giới rất
khác nhau dao động từ 9,4% – 100% [34] [74].

H

Tại Việt Nam, chấn thƣơng do VSN đã trở thành một vấn đề phổ biến trong
các cơ sở y tế, tỷ lệ mắc của NVYT trong cả nƣớc năm 2010 là 48%, trong đó có
286 trƣờng hợp bị phơi nhiễm với HIV qua các chấn thƣơng do VSN khi chăm sóc
bệnh nhân HIV [18]. Tƣơng tự nhƣ các điều dƣỡng đã hành nghề, sinh viên điều
dƣỡng cũng có nguy cơ mắc chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong quá trình thực tập

lâm sàng [48]. Theo thống kê của Bộ Y tế (2002) ở 45 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc
có 343 trƣờng hợp NVYT bị tổn thƣơng nghề nghiệp có nguy cơ phơi nhiễm với
HIV, trong đó sinh viên y khoa chiếm 4,1% [4]. Năm 2014, tại Trƣờng Cao đẳng Y
tế Kiên Giang có 46,6 % sinh viên điều dƣỡng bị chấn thƣơng do VSN trong thực
tập lâm sàng [13]. Tại Trƣờng Đại học Y khoa Vinh (2012) có 45% học sinh sinh
viên (HSSV) trung học và cao đẳng điều dƣỡng bị chấn thƣơng do VSN [19]; năm
2014 có 2 sinh viên và tháng 6/2015 có 1 sinh viên bị chấn thƣơng do VSN có dính


2

máu của bệnh nhân HIV(+) trong khi thực tập lâm sàng, phải thực hiện phác đồ điều
trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) HIV [24]. Mặc dù chấn thƣơng do vật sắc nhọn
trong thực tập lâm sàng thƣờng gặp ở HSSV điều dƣỡng, tuy nhiên đến thời điểm
hiện nay ở Việt Nam cịn rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, đặc biệt là chƣa
có một nghiên cứu nào triển khai ở đối tƣợng sinh viên đại học điều dƣỡng.
Ngay trong quá trình học tập sinh viên điều dƣỡng đã bị chấn thƣơng do các vật
sắc nhọn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng máu ảnh hƣởng lâu
dài đến sức khỏe bản thân. Hơn nữa, trong tƣơng lai khi đã hành nghề điều dƣỡng
thì tần suất thực hiện các y lệnh, thủ thuật, và chăm sóc bệnh nhân sẽ nhiều hơn,
nguy cơ bị chấn thƣơng sẽ còn tăng cao hơn. Do vậy, việc nắm bắt rõ thực trạng

H
P

kiến thức, tỷ lệ mắc và xác định các yếu tố liên quan; để cung cấp các bằng chứng
làm cơ sở cho đề xuất, xây dựng kế hoạch, thực hiện chƣơng trình can thiệp phịng
chống chấn thƣơng do vật sắc nhọn để bảo vệ sức khỏe cho sinh viên điều dƣỡng
ngay từ lúc bắt đầu tiếp xúc nghề nghiệp là hết sức cần thiết. Chính vì, những lý do
trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:


U

“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thƣơng do vật sắc nhọn
trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dƣỡng Trƣờng Đại học Y khoa
Vinh, năm 2015” .

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ sinh viên đại học điều dƣỡng năm thứ 3, thứ 4 Trƣờng Đại học Y
khoa Vinh có kiến thức đúng về phịng chống chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong
thực tập lâm sàng năm 2015.
2. Mô tả thực trạng chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh
viên đại học điều dƣỡng năm thứ 3, thứ 4 Trƣờng Đại học Y khoa Vinh.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực
tập lâm sàng của sinh viên đại học điều dƣỡng Trƣờng Đại học Y khoa Vinh.

H
P

H

U


4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
Chấn thương:
Chấn thƣơng là bất cứ tổn thƣơng có chủ định hay khơng có chủ định cho cơ
thể ngƣời đƣợc gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp tính đối với năng lƣợng nhiệt, cơ
học, điện hay năng lƣợng hoá học, hay bởi sự thiếu vắng của các yếu tố thiết yếu
nhƣ sức nóng hay ơxy [27].
Vật sắc nhọn:
Bất cứ vật nào có thể gây tổn thƣơng xâm lấn da hoặc qua da; vật sắc nhọn

H
P

bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ
và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm [3], [54].
Chấn thương do vật sắc nhọn:

Chấn thƣơng do vật sắc nhọn là tình trạng da bị xâm nhập bởi các vật sắc nhọn
và địa điểm xảy ra ở trong một cơ sở y tế. Các vật sắc nhọn có thể gồm: kim, lƣỡi

U

chích, dao mổ và mảnh thủy tinh vỡ [36], [54], [62].
Dự phòng sau phơi nhiễm:

Biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân gây bệnh đƣờng máu sau phơi
nhiễm [3].


H

1.2 Tình hình chấn thƣơng do vật sắc nhọn ở các cơ sở y tế
1.2.1 Trên thế giới
Tại các CSYT trong q trình làm việc có những ngƣời phải tiếp xúc nghề
nghiệp với máu và các dịch cơ thể của bệnh nhân, đã có nhiều ngƣời bị mắc các
bệnh lây nhiễm đƣờng máu qua các vết thƣơng gây nên bởi các VSN [36], [62]. Các
tác nhân gây bệnh lây truyền qua máu phổ biến là HBV, HCV và HIV. Vật sắc
nhọn gây chấn thƣơng phổ biến gồm: kim tiêm, dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ [37].
Theo WHO, số lần chấn thƣơng do VSN trung bình ở NVYT (tính bao gồm cả
những CBYT đã hành nghề và sinh viên y khoa thực tập) là 0,2 - 4,7 lần/năm [62],
tỷ lệ mới mắc chấn thƣơng do kim tiêm đâm là 1,4-9,5/100ngƣời/năm, trung bình
3,7/100ngƣời/năm; tính theo giƣờng bệnh 6,3/100giƣờng bệnh/năm [40] .


5

Uớc tính số mới mắc chấn thƣơng do VSN hàng năm ở các CSYT một số nƣớc
nhƣ sau: Mỹ 384.000, Anh 100.000, Đức 700.000, Pháp 29.719, Italia 28.200 và
Tây Ban Nha 21.815 [64]. Mặc dù số mắc chấn thƣơng rất lớn nhƣng số báo cáo về
chấn thƣơng cho ngƣời, đơn vị quản lý lại rất thấp. Ƣớc tính tại Mỹ có 43% CBYT
và 45-65% sinh viên thực tập có báo cáo sự việc bị chấn thƣơng; tại Italia là 40 65%; Tây Ban Nha 40-60%; tỷ lệ báo cáo thấp nhất là ở Đức 6,3-14,7%. Lý do
chính mà ngƣời bị chấn thƣơng không báo cáo là do vết thƣơng gây ra rất nhỏ 38%,
và họ tin rằng có đủ bảo hộ cần thiết để không bị phơi nhiễm với HBV 19%, khơng
có thời gian báo cáo 12%, và lý do khơng biết có hệ thống ghi nhận 10%.
Nguy cơ mắc chấn thƣơng ở các nhóm đối tƣợng là khác nhau, tùy thuộc vào

H
P


chức danh, nhiệm vụ, vị trí làm việc trong các CSYT. Thống kê của CDC trên 64
bệnh viện của nƣớc Mỹ từ năm 1995-2007 đã có 30.945 lƣợt ngƣời làm việc tại cơ
sở y tế bị phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể bệnh nhân. Đối tƣợng chính bị phơi
nhiễm gồm: điều dƣỡng 42%, bác sĩ 30%, kỹ thuật viên 15% và sinh viên 4%. Vật
sắc nhọn gây chấn thƣơng phổ biến là: kim rỗng nòng (kim tiêm, lấy máu, chuyền

U

tĩnh mạch…) 55%, kim khâu phẫu thuật 21%, dao mổ 8%, mảnh thủy tinh 1%...
Địa điểm xảy ra chấn thƣơng chủ yếu là ở các buồng bệnh 36%, phòng mổ 29%,
phòng thủ thuật 9%, khoa cấp cứu 8%... Hầu hết các chấn thƣơng xảy ra trong quá

H

trình sử dụng của dụng cụ y khoa 70%, 15% sau khi sử dụng nhƣng trƣớc khi xử
lý…[37]. Tại Anh, các VSN gây chấn thƣơng phổ biến là do các loại kim rỗng nòng
65%, kim khâu vết thƣơng 21% và 14% các vật sắc nhọn khác nhƣ dao mổ, thám
trâm…[58]. Hệ thống giám sát nghề nghiệp các bệnh truyền nhiễm lây qua đƣờng
máu thông qua phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân tại thành phố Rio
de Janeiro, Brazil trong thời gian tám năm ghi nhận đƣợc 15.035 trƣờng hợp phơi
nhiễm từ 537 CSYT. 70% các trƣờng hợp chấn thƣơng liên quan đến thao tác với
VSN: đậy nắp kim 14%, chuẩn bị và sử dụng dụng cụ thủ thuật, phẫu thuật 14%,
thu gom chất thải 13%, xử lý rác 13%, chuyền tĩnh mạch 10%, lấy máu 5% [63].
Tại các nƣớc Châu Phi, tỷ lệ NVYT bị ít nhất 1 lần tổn thƣơng do VSN trong
vòng 12 tháng nhƣ sau: Kenya năm 2012 là 75% [72]; Uganda năm 2005 là 57%
[42], năm 2010 là 68,7% [76]; bác sĩ trẻ ở Nam Phi (2005) lên tới 91%, trong đó


6


55% chấn thƣơng đến từ bệnh nhân HIV/AIDS [46], [59]. Năm 2011, tỷ lệ mắc
chấn thƣơng tại bệnh viện thực hành trƣờng đại học Alexandria, Ai Cập là 67,9%,
trong đó điều dƣỡng chiếm tỷ lệ cao nhất 62,3%, sinh viên y khoa thực tập 10,7%
[53]. Theo Maha Talaat, trung bình NVYT ở Ai Cập bị chấn thƣơng do VSN 4,9
lần/năm [70]. Số lần mắc trung bình của điều dƣỡng và nữ hộ sinh bệnh viện
Mulago, Uganda là 4,2 lần/ngƣời/năm [42]. .
Tại khu vực Châu Á, tỷ lệ mắc và tần suất mắc trung bình khác nhau giữa các
nƣớc, các vùng. Bệnh viện dân sự Karachi, Pakistan (2012) có 77% NVYT bị chấn
thƣơng do vật sắc nhọn [60]. Bệnh viện ở Delhi, Ấn Độ (2008) có 256 ngƣời ngƣời
làm việc tại đây bị kim tiêm đâm chiếm 79,5%, trung bình số lần bị chấn thƣơng do

H
P

kim tiêm là 3,85 lần/1NVYT mắc. Trong vịng 1 năm làm việc, trung bình một
NVYT bị chấn thƣơng do kim đâm là 4,5 lần. 94,2% sinh viên điều dƣỡng thực tập
tại bệnh viện bị chấn thƣơng do kim tiêm, là nhóm có tỷ lệ mắc cao nhất tại bệnh
viện [64]. Mông Cổ (2011), NVYT tại 2 bệnh viện công lập ở thủ đô Ulanbatar bị
chấn thƣơng do VSN trong 3 tháng là 38,4% [50]. Trong năm 2009 tại bệnh viện đa

U

khoa ở Bắc Kinh có 1.201 NVYT thì ghi nhận đƣợc 4.320 lƣợt chấn thƣơng do
VSN, trung bình số lần mắc của NVYT tại đây trong 1 năm là 3,58 lần/ngƣời/năm,
tỷ lệ mắc của NVYT là 78,58% [38]. Tại Malaysia, khoa chấn thƣơng chỉnh hình

H

bệnh viện đa khoa Malaka (2014) có 20,9% NVYT mắc; trong đó 70,8% là do bản
thân tự gây nên chấn thƣơng [30]. Tỷ lệ mắc tại bệnh viện Serdang, Malaysia năm

2010 là 23,5%, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chấn thƣơng giữa
nhóm điều dƣỡng bệnh viện với điều dƣỡng cộng đồng [61]. Tại Thái Lan có 55%
điều dƣỡng bị chấn thƣơng do VSN trong vòng 1 năm, và 91,1% số chấn thƣơng bị
phơi nhiễm với máu của bệnh nhân [52]. Địa điểm nơi xảy ra chấn thƣơng phổ biến
là khoa sản phụ; phẫu thuật; hồi sức tích cực; và cấp cứu với tỷ lệ mắc và số lần
mắc trung bình ngƣời/năm tƣơng ứng là 94,67% và 4,51; 93,09% và 4,46; 85,44%
và 3,08; 76,62 % và 4,55. Dụng cụ gây chấn thƣơng gồm: lọ thuốc thủy tinh, kim
bƣớm, kim tiêm, kim khâu và dao phẫu thuật [38], 52,8% chấn thƣơng do VSN ở
điều dƣỡng gây nên bởi kim tiêm [52]. Vị trí bị chấn thƣơng phổ biến là ngón tay
47%, bàn tay 53% [33].


7

Theo WHO, tỷ lệ mới mắc bệnh truyền qua đƣờng máu ở NVYT bị lây từ
bệnh nhân sang là 0,39 HBV 0,37 HCV 0,04 HIV trên 100NVYT/năm [40]. Tỷ lệ
NVYT bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh truyền qua đƣờng máu là 2,6% đối
với HCV, 5,9% đối với HBV và 0,5% đối với HIV. Điều này có nghĩa là trên thế
giới hàng năm ƣớc tính có 16.000 trƣờng hợp lây nhiễm HCV và 66.000 trƣờng hợp
lây nhiễm HBV ở nhân viên y tế. Cũng theo mơ hình này, ƣớc đốn có 200 - 5.000
trƣờng hợp lây nhiễm HIV. Tại các nƣớc đang phát triển, khoảng 40 – 65% số
trƣờng hợp lây nhiễm HBV và HCV ở NVYT là do phơi nhiễm nghề nghiệp bởi vết
thƣơng đâm xuyên da. Tại các nƣớc phát triển thì ngƣợc lại, tỷ lệ quy thuộc đối với
HCV chỉ khoảng 8 – 27% và dƣới 10% đối với HBV, phần lớn là nhờ áp dụng tiêm

H
P

phòng và sử dụng phƣơng tiện bảo vệ cá nhân an toàn. Tỷ lệ quy thuộc của HIV
giữa các vùng vào khoảng 0,5 – 11% [57], [62]. Chấn thƣơng do VSN là nguyên

nhân nhân dẫn đến hơn 1.000 ca mới mắc HBV, HCV, HIV hàng năm ở Mỹ [41] .
Tại vƣơng quốc Anh từ năm 2002 -2011, có 5 NVYT bị mắc viêm gan C do lây
nhiễm HCV từ bệnh nhân qua chấn thƣơng với VSN; có 1.336 ca phơi nhiễm với

U

bệnh nhân HIV và trong đó có 78% (1.048/1/336) NVYT bị phơi nhiễm đã áp dụng
liều điều trị PEP, kết quả khơng có trƣờng hợp nào bị nhiễm HIV nghề nghiệp [43].
Chi phí hàng năm liên quan đến chấn thƣơng do VSN ở NVYT khác nhau

H

giữa các nƣớc: Mỹ 118-591 triệu đô la, vƣơng quốc Anh 300 triệu bảng, Đức 4,6
triệu euro, Italia 7 triệu euro, Tây Ban Nha 6-7 triệu euro. Nƣớc Pháp chỉ tính riêng
chi phí do chấn thƣơng do VSN ở nhóm điều dƣỡng là 6,1 triệu đô la mỹ. Số tiền
trên chủ yếu là chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn do chấn thƣơng gây ra, mà chƣa
tính đến chi phí lâu dài khơng do ốm đau gây ra nhƣ: thƣa kiện, bồi thƣờng…[64].
Chấn thƣơng do VSN là vấn đề phổ biến, đáng báo động ở các CSYT trên
tồn thế giới, có những ảnh hƣởng to lớn đến sức khỏe của những ngƣời mắc phải.
Một trong những đối tƣợng mắc chấn thƣơng do VSN là sinh viên điều dƣỡng thực
tập tại các CSYT. Tỷ lệ hiện mắc, mới mắc, số lƣợt mắc trung bình khác nhau giữa
các nƣớc và các vùng trên thế giới. Ngay từ lúc mới tiếp xúc nghề nghiệp sinh viên
điều dƣỡng cần đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng để chủ động phòng ngừa, giảm
thiểu tác hại do vấn đề này gây nên.


8

1.2.2 Tại Việt Nam
Cũng nhƣ các cơ sở y tế trên thế giới, tại các cơ sở y tế ở Việt Nam chấn thƣơng

do VSN trong quá trình làm việc cũng rất phổ biến [28], [69]. Vấn đề này đã đƣợc
ghi nhận, báo cáo theo thống kê của các đơn vị, các nghiên cứu độc lập và thƣờng
đƣợc đề cập đến ở các góc độ chống nhiễm khuẩn, vệ sinh bệnh viện, các bệnh lây
qua đƣờng máu, thực hành tiêm an tồn…
Tỷ lệ mắc chấn thƣơng do VSN có sự khác nhau giữa các CSYT, giữa các khoa
trong cùng một CSYT, tùy thuộc vào tính chất chun mơn, số lƣợng bệnh nhân của
mỗi cơ sở. Năm 2008, tại một số bệnh viện tại Hà Nội và Nam Định tỷ lệ NVYT đã
từng bị chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong quá trình làm việc chiếm tỷ lệ cao 96,8%

H
P

và 88,2% [17]. Tỷ lệ mắc chấn thƣơng do VSN ở các CSYT trong cả nƣớc năm
2010 là 48%, trung bình số lần mắc là 3,2± 4,7 lần/NVYT/năm [18]. Năm 2012, tỷ
lệ này tại bệnh viện Việt Đức 77%, bệnh viện Bạch Mai 68%, Trung tâm Y tế Đông
Anh 74,6% [28]. Tại các bệnh viện ở Hà Nội, khoa xảy ra nhiều nhất là cấp cứu,
gây mê hồi sức 71%, ngoại 66% [28]. Bệnh viện Chợ Rẫy, khoa ngoại là nơi xảy ra
phơi nhiễm nghề nghiệp nhiều nhất chiếm 37,9% [20].

U

Tất cả những ngƣời tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và thu gom xử
lý rác thải trong trong các CSYT đều có nguy mắc chấn thƣơng do VSN, tuy nhiên

H

tỷ lệ mắc thì khác nhau giữa các nhóm chức danh. Tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm
2000-2009, có 327 ngƣời bị chấn thƣơng trong đó: điều dƣỡng 35,5%, sinh viên
thực tập 14,7%, nhân viên làm sạch 14,4%. Nguyên nhân chính dẫn đến phơi nhiễm
là do bất cẩn 72,2% và khơng tn thủ qui trình làm việc, qui định bảo đảm an toàn

lao động 24,7% [20].

Chấn thƣơng do VSN gặp ở nhiều khâu trong quá trình làm việc từ chuẩn bị, sử
dụng và thu gom xử lý dụng cụ, tỷ lệ mắc khi tiêm 46%, rửa dụng cụ 14,9% và làm
các thủ thuật 14%, phẫu thuật 13,5%, vứt bỏ và thu gom rác thải 8,8% [18]. Thao
tác thƣờng dẫn đến chấn thƣơng: tiêm truyền 19,9%, lấy máu 8,3%, đậy nắp kim
11,9% [20]. Có nhiều loại vật sắc nhọn gây chấn thƣơng cho nhƣ các loại kim: tiêm
dƣới da, lấy máu tĩnh mạch, khâu phẫu thuật, … lƣỡi chích, dao mổ, mảnh thủy
tinh, trong đó dụng cụ gây chấn thƣơng nhiều nhất là kim hoặc dao 74,8% [20].


9

Ngƣời bị chấn thƣơng do VSN có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng
máu, trong đó 3 bệnh nguy hiểm thƣờng gặp là HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan
C. NVYT đã từng bị chấn thƣơng do VSN có nguy cơ mắc VGB nghề nghiệp cao
gấp 4,1 lần (OR= 4,1 CI 95% (1,2-37) so với những ngƣời chƣa từng bị chấn
thƣơng (p=0,045); bị chấn thƣơng vào ban đêm có nguy cơ bị VGB nghề nghiệp
gấp 2,7 lần (OR=2,7 CI 95%: 1,1-7,4) so với ngƣời bị chấn thƣơng vào ban ngày
(p=0,027); ngƣời bị chấn thƣơng do rách da/chảy máu có nguy cơ mắc bệnh VGB
nghề nghiệp cao hơn gấp 2,5 lần so với ngƣời chỉ bị trầy xƣớc trong quá trình làm
việc (p = 0,134) [17]. Tại khu vực Tây Nguyên, NVYT của BV tỉnh Gia Lai và Kon
Tum bị phơi nhiễm với máu/dịch thể bệnh nhân có tỷ lệ nhiễm HBV (47,7%) cao

H
P

hơn so với nhóm NVYT khơng bị (20,6%), (p <0,001); Trong nhóm NVYT phơi
nhiễm thì tỷ lệ nhiễm HBV của nhóm bị kim đâm 38,2% cao hơn nhóm bị dính
máu/dịch thể của bệnh nhân 7,9% [29]. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong mƣời năm từ

2000 – 2009 có 65 trƣờng hợp chấn thƣơng phơi nhiễm trên bệnh nhân HIV (+), tuy
nhiên khơng có NVYT nào chuyển huyết thanh HIV (+) sau phơi nhiễm, có 1

U

trƣờng hợp chuyển huyết thanh HBV (+) [20].

Tại các các cơ sở y tế ở Nghệ An, tình trạng bị phơi nhiễm với vật sắc nhọn khá
phổ biến, đối tƣợng mắc gồm bác sĩ, điều dƣỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công và

H

HSSV. Tuy nhiên, công tác thống kê báo cáo chƣa đƣợc chú trọng, tất cả các CSYT
nơi sinh viên thực tập khơng thống kê tình trạng bị chấn thƣơng rủi ro nghề nghiệp.
Chỉ khi có trƣờng hợp chấn thƣơng do VSN mà bệnh nhân nguồn là HIV (+) thì
mới lập biên bản xác nhận sự việc cho ngƣời mắc làm hồ sơ chuyển đến Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS để điều trị dự phòng và hƣởng chế độ theo qui định. Theo
thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An, số ngƣời bị phơi nhiễm
với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong các năm 2012, 2013, 2104 là 26, 21, 25,
trong đó số NVYT (bao gồm các sinh viên y khoa) bị phơi nhiễm tƣơng ứng là 12,
11, 15 [22-24]. Trong 6 tháng đầu năm 2015 có 1 một trƣờng hợp sinh viên điều
dƣỡng Trƣờng Đại học Y khoa Vinh bị phơi nhiễm HIV thông qua bơm kim tiêm
đã dũng cho bệnh nhân. Tất cả trƣờng hợp phơi nhiễm HIV trong quá trình làm việc
đƣợc áp dụng liều điều trị PEP, kết quả điều trị từ năm 2006 đến 2013 chƣa có


10

trƣờng hợp nào bị nhiễm HIV nghề nghiệp. Năm 2014 là năm đầu tiên ghi nhận có
sinh viên Trƣờng Đại học Y khoa Vinh phơi nhiễm trực tiếp với tác nhân HIV trong

quá trình thực tập lâm sàng. Cả 2 sinh viên bị kim có dính máu đã dùng cho bệnh
nhân HIV/AIDS đâm xuyên qua da tay.
30

25

8

20
14

khác
Hộ lý

H
P

10

15

2

SV

3

1
10
5

8
5
6

U

3
0

năm 2012

năm 2013

KTV
ĐD

9

BS

3

năm 2014

Biểu đồ 1.1 Trƣờng hợp NVYT bị phơi nhiễm HIV nghề nghiệp tại Nghệ An

H

Tại các CSYT, NVYT và sinh viên điều dƣỡng thực tập có nguy cơ cao mắc
chấn thƣơng do vật sắc nhọn đây là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh

những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhƣ HIV, HBV, HCV. Tình hình chấn thƣơng
do VSN ở NVYT đã đƣợc làm rõ ở nhiều nghiên cứu trên các phạm vi từng địa
phƣơng và toàn quốc. Nhƣng tình hình chấn thƣơng do VSN ở nhóm đối tƣợng sinh
viên điều dƣỡng những ngƣời NVYT trong tƣơng lai còn rất ít đƣợc biết đến. Mặc
dù vậy, qua một số nghiên cứu cũng đã cho thấy tỷ lệ sinh viên điều dƣỡng bị chấn
thƣơng do VSN trong quá trình thực tập lâm sàng tại các CSYT cũng rất cao, kiến
thức phòng ngừa và xử lý sau chấn thƣơng còn rất hạn chế.


11

1.3 Tình hình kiến thức phịng chống và mắc chấn thƣơng do vật sắc nhọn
trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dƣỡng
Quá trình thực tập lâm sàng tại các CSYT sinh viên điều dƣỡng thực hiện các
kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân đã học, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp của điều
dƣỡng tƣơng lai. Do vậy, cũng giống nhƣ các NVYT đã hành nghề sinh viên điều
dƣỡng cũng có nguy cơ mắc các chấn thƣơng trong quá trình thực tập lâm sàng.
Đến nay, đã có nhiều báo cáo tổng kết của các CSYT , hệ thống giám sát, nghiên
cứu về vấn đề này ở nhiều nƣớc, nhiều trƣờng đại học trên thế giới. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ mắc chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng ở sinh viên
điều dƣỡng khác nhau giữa các nƣớc, các trƣờng, tỷ lệ mắc cao nhất đƣợc ghi nhận

H
P

tại Trung Quốc là 100%, với trung bình số lần mắc là 4,6 lần/sinh viên [74]; tỷ lệ
mắc của sinh viên điều dƣỡng Đại học Mahatma Gandhi, Ấn Độ trong 12 tháng đi
thực tập là 76,4% [45]; Đại học Milan 25,2% [31]; Đại học Namibia là 17% [65]; tỷ
lệ mắc thấp nhất ghi nhận đƣợc tại Đại học Lander 9,4% [34]. Tại Trƣờng Đại học
Y khoa Vinh năm 2012, tỷ lệ HSSV trung cấp, cao đẳng điều dƣỡng bị chấn thƣơng


U

do VSN trong quá trình TTLS là 45% [19]; Cao đẳng y tế Kiên Giang năm 2014 là
53,9% [13]. Chƣơng trình học của sinh viên đại học điều dƣỡng phổ biến là 4 năm,
có trƣờng bố trí sinh viên đi thực tập từ năm thứ nhất, có trƣờng bắt đầu từ năm thứ

H

hai hoặc ba. Trong cả quá trình học đại học ở mỗi năm học thì tình trạng sinh viên
bị chấn thƣơng cũng khác nhau. Tỷ lệ mới mắc chấn thƣơng do VSN trong TTLS ở
Hồng Kông là 1ca/100sinh viên/1năm học; tỷ lệ mới mắc tích lũy sinh viên tăng lên
theo năm học, năm thứ nhất, năm hai và năm ba tƣơng ứng là 0; 0,03 và 0,04 [49].
Tại Italia, sinh viên năm thứ nhất có nguy cơ chấn thƣơng với cao hơn so với sinh
viên khác {OR = 1,46 với CI (1,1 – 1,9)} [35]; Đại học Selỗuk, Th Nh K t l
mc theo nm hc t thứ nhất, hai, ba, tƣ là 68,5%, 91%, 87,3%, 88,6%, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê [51].
Khi tham gia thực tập tại các cơ sở y tế, sinh viên thực hiện các qui trình điều
dƣỡng đã đƣợc học, với nhiều thao tác khác nhau. Các thao tác thƣờng gây chấn
thƣơng cho sinh viên gồm: tháo kim, đậy nắp kim, bẻ ống thuốc, lấy máu tĩnh
mạch… Tại Đại học Bari, Italia tháo kim ra khỏi bơm kim tiêm là thao tác gây chấn


12

thƣơng phổ biến nhất [68]; trong khi đó tại Đại hc Selỗuk l thao tỏc b ng thuc
91% [51]. Ti Koirala, Nepal là lấy máu tĩnh mạch 331,1% [33]. Để thực hiện các
thao tác điều dƣỡng sinh viên cần sử dụng các các loại y cụ, trong số các y cụ đó có
nhiều loại là vật sắc nhọn có thể là gây chấn thƣơng cho ngƣời sử dụng nó. Tác
nhân vật sắc nhọn gây chấn thƣơng cho sinh viên đa dạng, tuy nhiên phổ biến nhất

là kim tiêm, ngoài ra cịn có kim khâu, mảnh thủy tinh, lƣỡi chích, dao… Tại Đại
học Mahatma Gandhi vật sắc nhọn gây chấn thƣơng cho nhóm sinh viên điều dƣỡng
gồm kim tiêm dƣới da 80,8%, kim lấy máu tĩnh mạch 16,1%, kim khâu vết thƣơng
vết thƣơng 7,3%... [45] Koirala, Nepal tác nhân gây chấn thƣơng nhiều nhất là kim
tiêm 57,8%, kim khâu phẫu thuật 27,8% [33]. Ngồi ra sinh viên có thể bị chấn

H
P

thƣơng khi sử dụng máy đo đƣờng huyết, di chuyển mẫu máu xét nghiệm.
Tại mỗi khoa, phòng trong các CSYT nơi sinh viên thực tập đều có thế xảy ra
chấn thƣơng, tuy nhiên với tỷ lệ khác nhau. Các khoa, phòng có bệnh nhân nặng,
thực hiện nhiều kỹ thuật chun mơn thì xác suất xảy ra chấn thƣơng cao hơn nhƣ
khoa ngoại, khoa hồi sức, phòng mổ… Sinh viên Trƣờng Cao đẳng Y tế Đồng Nai

U

bị chấn thƣơng nhiều nhất khi thực tập tại khoa ngoại 54,8% và khoa sản 74,8%
[13]; 33% chấn thƣơng ở sinh viên Đại học Lander xảy ra tại phòng mổ [34]; tại
Koirala 41,1% chấn thƣơng xảy ra ở khoa sản phụ, khoa xét nghiệm 23,3% [33] .

H

Ngoài thời gian thực tập vào buổi ngày sinh viên điều dƣỡng vẫn phải tham gia trực
tối ở các cơ sở y tế. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên bị chấn thƣơng vào
thời điểm buổi tối nhiều hơn buổi ngày, Binita Kumari cho thấy mật độ mới mắc
chấn thƣơng ở sinh viên điều dƣỡng Kathmadu vào buổi tối là 6,86ngƣời/1000 ngày
tiếp xúc cao hơn so với buổi ngày 5,41 ngƣời/1000 ngày tiếp xúc [56]; theo Nguyễn
Đỗ Nguyên tại Trƣờng đại học Y dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh thời gian xảy ra
phần lớn lúc trực đêm 55,8% [15].

Xử lý đúng vết thƣơng và báo cáo sự việc bị chấn thƣơng đến ngƣời có trách
nhiệm là hành động sinh viên cần thực hiện nghiêm túc để bảo vệ chính bản thân,
đồng thời cung cấp số liệu cho hệ thống giám sát tai nạn nghề nghiệp. Kiến thức về
xử lý vết thƣơng sau chấn thƣơng của sinh viên chƣa cao: 85,9% sinh viên không
biết hoặc chỉ biết một phần trong các bƣớc xử trí sau phơi nhiễm [66]. Tỷ lệ sinh


13

viên bị chấn thƣơng xử lý vết thƣơng đúng còn thấp, chỉ có 36,8% sinh viên Trƣờng
Cao đẳng Y tế Kiên Giang xử lý đúng [13]; thậm chí 51,6% sinh viên trƣờng Shiraz
còn thực hiện nặn máu từ vết thƣơng, hành động xử lý vết thƣơng sai trầm trọng
[55]. Tại Đại học Melaka Manipal, Malaysia có 49,2% sinh viên khơng thực hiện
bất kỳ hành động nào để xử lý vết thƣơng, với ngun nhân cho rằng đó là việc
khơng cần thiết [67]. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, kiến thức và thực hành báo cáo sau
chấn thƣơng của sinh viên cũng còn rất hạn chế. Tại Đại học Lander, Mỹ đánh giá
kiến thức về báo cáo chấn thƣơng do VSN có 10,4% không biết phải báo cáo,
44,8% biết một số yêu cầu trong báo cáo [34]. Khi đã bị chấn thƣơng tỷ lệ sinh viên
có báo cáo chƣa cao: 40% sinh viên bị chấn thƣơng ở đại học Arak, Iran không báo

H
P

cáo [55]; tại Shiraz, Iran có 75% sinh viên khơng báo cáo bởi vì đa số sinh viên
khơng biết báo cáo vấn đề này cho ai [32].

Ngƣời bị chấn thƣơng có thể bị lây nhiễm các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
qua đƣờng máu nguy hiểm nhƣ HIV, HBV, HCV, đây là các nhóm bệnh nguy hiểm
hiện nay chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong 6 tháng cuối năm 2012, tại Drahan


U

có 2 sinh viên phơi nhiễm với bệnh nhân HIV (+), 4 sinh viên phơi nhiễm với bệnh
nhân HBV (+) [33]. Sinh viên khi phơi nhiễm với bệnh nhân nguồn có HIV (+),
HBV (+) thì phải thực hiện phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Có

H

10,8% sinh viên bị chấn thƣơng ở trƣờng Đại học Federal, Brazil điều trị PEP dự
phòng lây nhiễm HIV [66]; 37,3% sinh viên bị chấn thƣơng ở trƣờng Mahatma
Gandhi điều trị PEP dự phòng HBV [45]. Trƣờng Đại học Y khoa Vinh năm 2014
có 2 sinh viên điều dƣỡng bị kim tiêm cho bệnh nhân AIDS đâm vào tay phải điều
trị PEP; từ đầu năm 2015 lại có thêm 1 sinh viên bị tƣơng tự.
Chấn thƣơng do VSN trong TTLS là vấn đề sức khỏe thƣờng gặp ở sinh viên
điều dƣỡng, tỷ lệ mắc dao động rất lớn từ 9,4% đến 100%. Các VSN gây chấn
thƣơng phổ biến là: kim tiêm, lƣỡi sắc nhọn, mảnh thủy tinh. Chấn thƣơng có thể để
lại hậu quả nghiêm trọng làm lây nhiễm các tác nhân nguy hiểm nhƣ: HIV, HBV,
HCV. Kiến thức thực hành về xử lý, phòng chống chấn thƣơng do VSN trong TTLS
của sinh viên chƣa cao.


14

1.4 Một số yếu tố liên quan đến chấn thƣơng do vật sắc nhọn trong thực tập
lâm sàng của sinh viên điều dƣỡng
Kiến thức, thái độ, thực hành của sinh viên khi thao tác với vật sắc nhọn
Ngƣời thực hiện các thao tác, kỹ thuật thăm khám, phát hiện, chăm sóc bệnh
nhân tại các CSYT có nguy cơ bị phơi nhiễm với các VSN trong quá trình làm
việc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời thực hiện
có mối liên quan đến bị chấn thƣơng do VSN.

Kiến thức của ngƣời thực hiện về: tác nhân lây bệnh qua đƣờng máu, thao
tác với VSN, xử lý vết thƣơng, báo cáo sau chấn thƣơng là các yếu tố trên có liên
quan đến tỷ lệ mắc chấn thƣơng do VSN trong TTLS. Yếu tố nguy cơ quan trọng

H
P

nhất có ảnh hƣởng ở điều dƣỡng Uganda là chƣa đƣợc đào tạo về phịng chống chấn
thƣơng do VSN, nhóm chƣa đào tạo có nguy cơ mắc cao gấp 5,72 lần so với nhóm
đƣợc đào tạo [42]. Tại Trung Quốc, có tỷ lệ sinh viên điều dƣỡng bị chấn thƣơng
cao nhất 100%, chỉ ra rằng yếu tố thiếu kiến thức về an tồn nghề nghiệp và thiếu
kinh nghiệm TTLS góp phần đáng kể gây nên chấn thƣơng [74]. Nghiên cứu ở sinh

U

viên đại học điều dƣỡng Bari, Italia cũng cho thấy thiếu kiến thức, kỹ năng thực
hành cũng nhƣ không lƣờng đƣợc rủi ro có thể xảy ra là yếu tố quan trọng dẫn đến
bị chấn thƣơng khi TTLS [68].

H

Theo nghiên cứu của Honda, điều dƣỡng có thái độ chƣa đạt về phịng chống
chấn thƣơng do VSN có nguy cơ mắc chấn thƣơng cao gấp 1,86 lần CI 95% (1,033,38) so với điều dƣỡng có thái độ đạt [52].
Một số thao tác với VSN mà có nguy cơ cao dẫn đến bị chấn thƣơng đã đƣợc
chỉ ra bao gồm: đóng nắp kim tiêm bằng 2 tay; bẻ ống thủy tinh; dọn dẹp, chùi rửa
dụng cụ, giƣờng bệnh, buồng bệnh, … Theo CDC, tại Mỹ từ năm 1995-2007 cho
thấy các thao tác khi xảy chấn thƣơng do VSN gồm: đậy nắp kim 36%; quá trình
cầm, trao, lấy dụng cụ 14%; sau khi sử dụng nhƣng trƣớc khi xử lý 10%… [37]. Tại
trƣờng Đại học Bari, Italia phần lớn sinh viên điều dƣỡng bị chấn thƣơng do VSN
trong khâu xử lý kim [68]. Sinh viên đã có kinh nghiệm TTLS sẽ vững tâm hơn khi

thực hiện các thao tác, sinh viên thiếu kinh nghiệm TTLS và lo lắng cho lần đầu
tiên thực hiện thủ thuật có thể dẫn đến bị chấn thƣơng [31].


15

Đặc tính cá nhân sinh viên
Năm học của sinh viên là một yếu tố đƣợc nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có
mối liên quan đến tình trạng bị chấn thƣơng. Tại trƣờng đại học điều dƣỡng ở
Australia, sinh viên năm thứ 3 bị chấn thƣơng cao gấp 14,8 lần so với các khóa khác
p < 0,01 CI 95% (5,2 – 50,3) [39]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc
chấn thƣơng sinh viên điều dƣỡng i hc Selỗuk theo nm hc t th nht, hai, ba,
tƣ của sinh viên tƣơng ứng là 68,5%, 91%, 87,3%, 88,6% [51].
Tuổi đời và tuổi nghề của ngƣời điều dƣỡng có liên quan đến tỷ lệ chấn
thƣơng, điều dƣỡng trên 40 tuổi mà có trên 5 năm kinh nghiệm thì nguy cơ bị mắc
chấn thƣơng do VSN thấp hơn 3,1 lần so với ngƣời khác [42] [53].

H
P

Môi trường thực tập ở cơ sở y tế

Mục đích thực tập lâm sàng để sinh viên rèn luyện kỹ năng chuyên môn đã
học, học hỏi kinh nghiệm của điều dƣỡng đã hành nghề. Tại các cơ sở y tế thực tập
điều dƣỡng đóng vai trò là ngƣời làm mẫu, ngƣời hƣớng dẫn cho sinh viên. Theo
đánh giá của Hội Điều dƣỡng Việt Nam, cho thấy phần lớn điều dƣỡng chƣa tuân

U

thủ qui trình kỹ thuật, chƣa báo cáo chấn thƣơng do VSN 87,7% [7]. Tại các CSYT

nơi sinh viên điều dƣỡng Trƣờng Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh TTLS có
57% điều dƣỡng viên dùng tay đậy nắp kim, 47% cô lập kim tiêm khơng đúng, và

H

có nhiều hành vi có nguy cơ cao dẫn tới bị chấn thƣơng dẫn do VSN [9]. Trên 30%
điều dƣỡng và nữ hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang xử lý ban đầu chƣa
đúng khi bị chấn thƣơng do vật sắc nhọn [11].
Có rất nhiều y cụ sử dụng tại các CSYT là các VSN có thể gây chấn thƣơng
cho ngƣời sử dụng gồm: dao mổ, kim tiêm, kéo... Một số vật sắc nhọn thƣờng gây
chấn thƣơng cho sinh viên gồm: kim tiêm, mảnh thủy tinh, lƣỡi chích của máy đo
đƣờng huyết [33], [49] [51]. Tại Mỹ, VSN gây chấn thƣơng cho NVYT và sinh viên
gồm: kim tiêm 30%, kim khâu 21%, kim sinh thiết 8%, thủy tinh 1%... [37].
Quản lý chất thải y tế, trong đó có chất thải sắc nhọn khơng đúng qui định
làm tăng nguy cơ ngƣời tiếp xúc bị chấn thƣơng do VSN. Nhiều sinh viên thực tập
bị chấn thƣơng do VSN khi thu gom chất thải, xử lý rác y tế [37] [62].


×