Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nhiễm hiv tham gia chương trình điều trị methadone tại hải phòng và thành phố hồ chí minh, 2009 – 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN MINH HỒNG

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI
SỬ DỤNG MA TÚY CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV THAM

H
P

GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ METHADONE
TẠI HẢI PHỊNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
2009 – 2011

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN MINH HỒNG

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI


SỬ DỤNG MA TÚY CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV THAM

H
P

GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ METHADONE
TẠI HẢI PHỊNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
2009 – 2011

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Đức Mạnh
ThS. Phạm Thị Thùy Linh

Hà Nội - 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn này, trước tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến
sỹ Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phịng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, là
người thầy hướng dẫn trực tiếp, truyền đạt kiến thực và tận tình giúp đỡ. Tơi cũng
xin được gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Phạm Thị Thùy Linh, Giảng viên trường Đại học
Y tế Công cộng, cũng là người hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong q trình thực
hiện và hồn thành luận văn.

Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phịng Đào tạo sau đại học của Trường
Đại học Y tế Công cộng, đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
trong suốt quá trình học tập và hồn thiện luận văn.

H
P

Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Tiến sỹ Nguyễn Cường Quốc,
Phó giám đốc Chương trình Thơng tin chiến lược, Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc
tế, đã tạo điều kiện giúp tôi được tiếp cận và sử dụng bộ số liệu nghiên cứu phát triển
thành đề tài luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ Cục Phòng chống HIV/AIDS

U

– Bộ Y tế; lãnh đạo, các cán bộ của Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế đã hỗ trợ kỹ
thuật và tài chính trong q trình triển khai nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến lãnh đạo và tập thể Phòng Đào tạo, Nghiên cứu

H

khoa học và Hợp tác Quốc tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế đã trực tiếp
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi cũng muốn cảm ơn tất cả những người tham gia nghiên cứu, cán bộ của 6
cơ sở điều trị Methadone của 2 thành phố và các điều tra viên của nghiên cứu từ
Trường Đại học Y Hải Phịng, Hội Y tế cơng cộng Tp. Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, vợ và các anh chị
em, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, đã hết lòng ủng hộ, động viên, chia sẻ trong suốt

q trình học tập và hồn thành luận văn Thạc sỹ.


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ....................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Các khái niệm trong nghiên cứu.........................................................................4
1.2. Tình hình nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam .......6

H
P

1.2.1. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS trên thế giới...................6
1.2.2. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam .................9
1.2.3. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại Hải Phịng và Tp. Hồ
Chí Minh ................................................................................................11
1.3. Điều trị thay thế bằng Methadone ....................................................................13

U

1.3.1. Ảnh hưởng của Methadone ...................................................................13
1.3.2. Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone ...................................15
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả của chương trình điều trị Methadone


H

trong việc thay đổi hành vi SDMT ...................................................................16
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới..................................................................16
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................17
1.5. Các yếu tố liên quan đến hành vi SDMT .........................................................17
1.5.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với hành vi SDMT ....................18
1.5.2. Mối liên quan giữa thơng tin về chương trình với hành vi SDMT .......19
1.5.3. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với hành vi SDMT .............20
1.6. Khung lý thuyết ...............................................................................................20
1.7. Giới thiệu về nghiên cứu gốc và bộ số liệu thứ cấp .........................................21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23
2.1. Mô tả bộ số liệu gốc .........................................................................................23


iii

2.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .............................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................24
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................25
2.2.3. Cỡ mẫu ..................................................................................................26
2.2.4. Các biến số nghiên cứu..........................................................................27
2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................28
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu ...............................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................33
3.1. Đặc điểm của ĐTNC tại thời điểm bắt đầu điều trị..........................................33
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của ĐTNC........................................33

H
P


3.1.2. Tình trạng vi phạm pháp luật của ĐTNC trước điều trị ........................35
3.1.3. Hành vi sử dụng ma túy của ĐTNC trước điều trị ................................36
3.2. Tỷ lệ SDMT của ĐTNC theo thời gian điều trị ...............................................39
3.2.1. Tỷ lệ SDMT theo một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội học và tình trạng
vi phạm pháp luật ..................................................................................40

U

3.2.2. Tỷ lệ SDMT và một số đặc điểm của chương trình can thiệp ...............45
3.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi SDMT theo thời gian điều trị.................51
3.3.1. Kết quả phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến hành vi SDMT ...52

H

3.3.2. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến hành vi SDMT ..................56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................60
4.1. Bàn luận về đặc điểm của mẫu nghiên cứu ......................................................60
4.2. Tỷ lệ SDMT của ĐTNC theo thời gian điều trị ...............................................63
4.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi SDMT theo thời gian điều trị.................64
4.4. Một số bàn luận khác........................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
PHỤ LỤC .................................................................................................................80


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

ARV

Antiretroviral - (Thuốc kháng virus)

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CSĐT

Cơ sở điều trị

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


FHI 360

Family Health International

H
P

(Tổ chức Sức khoẻ gia đình quốc tế)
GEE

Generalized Estimating Equations
(Mơ hình ước lượng tổng qt)

HBV

Hepatitis B Virus - (Virus Viêm gan B)

HCV

Hepatitis C Virus - (Virus Viêm gan C)

HIV

Human Immuno-deficiency Virus

U

H

(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

HP

Thành phố Hải Phịng

IDU

Người nghiện chích ma túy

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

MMT

Methadone Maintenance Treatment
(Chương trình triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc methadone)

NCMT

Nghiện chích ma túy

SDMT

Sử dụng ma túy

THCS

Trung học cơ sở



v

THPT

Trung học phổ thơng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNAIDS

(Joint United Nations Programme on HIV/AIDS)
Chương trình phối hợp phịng chống AIDS của Liên Hợp Quốc

UNODC

(United Nations Office on Drugs and Crime)
Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp Quốc

USAID

United States Agency for International Development
(Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)

WHO

World Health Organization


H
P

(Tổ chức Y tế thế giới)

H

U


vi

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Số liệu cấp phát methadone tại phòng khám Lê Chân, tháng 1/2011......24
Bảng 2.2: Cỡ mẫu nghiên cứu ban đầu ....................................................................26
Bảng 2.3: Số lượng bệnh nhân tham gia theo từng vòng nghiên cứu ......................27
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của ĐTNC ..........................................33
Bảng 3.2: Tiền sử SDMT của ĐTNC trước điều trị .................................................37
Bảng 3.3: Tiền sử cai nghiện ma túy của ĐTNC trước điều trị ...............................38

H
P

Bảng 3.4: Tỷ lệ SDMT theo nhóm tuổi ....................................................................40
Bảng 3.5: Tỷ lệ SDMT theo trình độ học vấn ..........................................................41
Bảng 3.6: Tỷ lệ SDMT theo tình trạng hơn nhân .....................................................42
Bảng 3.7: Tỷ lệ SDMT theo nghề nghiệp và thu nhập .............................................43

U


Bảng 3.8: Tình trạng SDMT trong các nhóm ĐTNC theo hành vi vi phạm pháp luật
và các mối quan hệ ....................................................................................................45
Bảng 3.9: Tỷ lệ SDMT theo tình trạng điều trị ARV ...............................................46

H

Bảng 3.10: Tỷ lệ SDMT theo các mức độ tuân thủ điều trị methadone ...................48
Bảng 3.11: Tỷ lệ SDMT theo tình trạng sức khỏe của ĐTNC .................................49
Bảng 3.12: Tỷ lệ SDMT theo tác dụng phụ của ĐTNC ...........................................50
Bảng 3.13: Tỷ lệ SDMT theo nguy cơ trầm cảm của ĐTNC ...................................51
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu – xã hội, tình trạng vi phạm pháp
luật đến hành vi SDMT từ mơ hình GEE đơn biến...................................................52
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa một số đặc điểm của chương trình can thiệp đến hành
vi SDMT từ mơ hình GEE đơn biến .........................................................................55
Bảng 3.16: Các yếu tố liên quan đến hành vi SDMT của ĐTNC tại Hải Phịng – kết
quả từ mơ hình GEE đa biến .....................................................................................57


vii

Bảng 3.17: Các yếu tố liên quan đến hành vi SDMT của ĐTNC tại Tp. Hồ Chí Minh
– kết quả từ mơ hình GEE đa biến ............................................................................58
Bảng 3.18: Các yếu tố liên quan đến hành vi SDMT của toàn bộ ĐTNC, kết quả từ
mơ hình GEE đa biến ................................................................................................59
Danh mục hình và biểu đồ
Hình 1.1: Bản đồ sử dụng ma túy trên thế giới năm 2008 .........................................7
Biểu đồ 1.1: Số ca nhiễm HIV/AIDS và tử vong được phát hiện hằng năm ...........11
Hình 2.1: Cỡ mẫu của nghiên cứu mới trong đề tài luận văn ..................................26


H
P

Hình 2.2: Mơ hình hồi quy thơng thường và mơ hình GEE.....................................29
Hình 2.3: Tổ chức bộ số liệu cho mơ hình GEE ......................................................30
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ ĐTNC tự báo cáo có hành vi vi phạm pháp luật, tiền án và tiền sự
trước điều trị ..............................................................................................................35
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ĐTNC tự báo cáo có hành vi tiêu cực trong gia đình.................36

U

Biểu đồ 3.3: Loại ma túy sử dụng của ĐTNC trước điều trị ....................................37
Biểu đồ 3.4: Hành vi dùng chung BKT của ĐTNC trước khi điều trị .....................39

H

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ SMDT của ĐTNC theo thời gian điều trị ...................................39
Biểu đồ 3.6: Tình trạng vi phạm pháp luật và các mối quan hệ của ĐTNC theo thời
gian điều trị ...............................................................................................................44
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ SDMT theo các đặc điểm về liều methadone trong quá trình điều
trị ...............................................................................................................................47


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Sử dụng ma túy trong q trình điều trị cai nghiện bằng Methadone có ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho người sử dụng ma túy.
Hiểu biết rõ về thực trạng và các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy sẽ góp
phần vào việc xây dựng các chương trình điều trị, dự phịng cho người nhiễm HIV

một cách có hiệu quả. Nghiên cứu: “Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng
ma túy của người nhiễm HIV tham gia chương trình điều trị Methadone tại Hải
Phỏng và TP.HCM, 2009-2011” phân tích số liệu thứ cấp từ một nghiên cứu thuần
tập nhằm mô tả tỷ lệ sử dụng ma túy trong quá trình điều trị Methadone và xác định
một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân nhiễm

H
P

HIV tham gia chương trình điều trị MMT tại Hải Phịng và TP.HCM từ 2009-2011.
Phân tích số liệu thứ cấp tiến hành trên đối tượng là 377 bệnh nhân nhiễm HIV
tham gia điều trị cai nghiên bằng Methadone tại 6 cơ sở điều trị Methadone ở Hải
Phòng và Tp.HCM. Hành vi sử dụng ma túy được đánh giá thông qua xét nghiệm
nước tiểu và phỏng vấn trực tiếp ở các thời điểm: trước khi tham gia điều trị, sau khi

U

điều trị 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng. Mơ hình ước lượng
tổng qt (GEE) được sử dụng để hiệu chỉnh các tương quan đo lường lặp lại và xác
định các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu.

H

Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị methadone có hiệu quả rõ rệt trong việc
giúp bệnh nhân dừng sử dụng ma túy, tỷ lệ tiếp tục sử dụng ma túy của đối tượng
nghiên cứu giảm mạnh sau 3 tháng điều trị (29%) và duy trì ở mức 19-24% ở các thời
điểm theo dõi tiếp theo trong 2 năm điều trị. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống
kê với hành vi tiếp tục sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu bao gồm: Đối tượng
nghiên cứu có bạn tình nghiện chích ma túy, Có hành vi vi phạm pháp luật trong q
trình điều trị, Có vấn đề sức khỏe trong quá trình điều trị, Liều methadone trung bình,

Điều chỉnh tăng liều trong quá trình điều trị, Tuân thủ điều trị methadone.
Nghiên cứu khuyến nghị cần thiết cần phải nhân rộng mơ hình điều trị nghiện
bằng Methadone, bên cạnh đó cần tăng cường các dịch vụ hỗ trợ xã hội, tạo công ăn
việc làm cho bệnh nhân sau khi họ đã hồi phục, ngừng sử dụng ma túy. Đồng thời
cần xây dựng hệ thống cảnh báo tốt nhắc nhở bệnh nhân kịp thời tuân thủ điều trị.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính từ Chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), trong năm 2012 ước tính trên tồn thế giới có khoảng 35 triệu người
nhiễm HIV và xấp xỉ 1,6 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến HIV
[28]. Dịch HIV ở các khu vực khác nhau rất khác nhau ở cả mức độ và phạm vi.
Trong khi dịch HIV ở các quốc gia châu Phi có đường lây chính do hành vi tình dục
khơng an tồn, sự lan truyền HIV tại các quốc gia châu Á lại có ngun nhân chính
do tiêm chích ma túy. Hình thái lây truyền do tiêm chích ma túy là nguyên nhân chính
gây bùng nổ dịch HIV tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV do nghiện chích ma túy (NCMT)
chiếm khoảng 39% trên tổng số 216.254 các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo

H
P

vào cuối năm 2013 [19].

Kết quả Ước tính và Dự báo HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
cho thấy dịch HIV vẫn ở giai đoạn dịch tập trung, với tỷ lệ nhiễm HIV cao trong các
quần thể nguy cơ cao – bao gồm người NCMT, gái mại dâm và nam quan hệ tình dục
đồng giới [20]. Theo ước tính của Bộ Công An tại báo cáo Hội nghị tổng kết của Ủy


U

ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội ma túy và mại
dâm, tính đến cuối năm 2012 có khoảng 140.000 người NCMT tại Việt Nam, trong
đó có khoảng 30% có khả năng đã nhiễm HIV.

H

Kể từ năm 2006, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã cùng với các tổ
chức quốc tế và các nhà hoạch định chính sách triển khai thí điểm chương trình điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone (MMT) tại Hải
Phịng và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) – đây là hai thành phố có tỷ lệ nhiễm
HIV cao trong nhóm NCMT và là hai tỉnh/ thành phố đầu tiên được lựa chọn triển
khai thí điểm chương trình này. Chương trình được triển khai theo Hướng dẫn liệu
pháp điều trị thay thế nghiện các CDTP được Bộ Y tế ban hành năm 2007 [17]. Ước
tính có khoảng 1.500 bệnh nhân đã tham gia vào chương trình điều trị thí điểm. Mục
tiêu của chương trình thí điểm này nhằm: 1) Giảm lây truyền HIV và các nhiễm trùng
khác trong nhóm nghiện các chất dạng thuộc phiện; 2) Cải thiện tình trạng sức khỏe
và chất lượng cuộc sống trong nhóm NCMT; và 3) Tăng sự tái hịa nhập của người
NCMT trong cộng đồng [3].


2

Để theo dõi và đánh giá các kết quả của chương trình điều trị thí điểm điều trị
MMT, Cục Phịng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Sức khỏe
gia đình quốc tế (FHI 360); Ủy ban Phịng, chống HIV/AIDS Tp. Hồ Chí Minh và
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tp. Hải Phòng tiến hành nghiên cứu “Đánh giá
hiệu quả chương trình triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone tại Hải Phịng và Tp. Hồ Chí Minh”, nghiên cứu được thực

hiện từ năm 2009 đến năm 2011. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến hành các đánh
giá quá trình liên quan tới cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vận hành, chất lượng dịch
vụ và phân tích chi phí của chương trình thí điểm điều trị MMT.
Theo kết quả của nghiên cứu có khoảng 39% người NCMT tại 2 thành phố

H
P

tham gia chương trình điều trị MMT nhiễm HIV [4]. Vì vậy cần phải đánh giá mức
độ đáp ứng điều trị methadone đối với người NCMT nhiễm HIV, và những yếu tố
nào ảnh hưởng đến tác động của chương trình MMT tới việc chăm sóc điều trị
HIV/AIDS ở Việt Nam. Phân tích số liệu thứ cấp trước đây trên bộ số liệu này cho
thấy rằng việc tiếp tục sử dụng ma túy (SDMT) ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng

U

cuộc sống của những bệnh nhân tham gia chương trình điều trị MMT nhiễm HIV
[35]. Xuất phát từ bối cảnh trên, học viên quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nhiễm HIV tham

H

gia chương trình điều trị Methadone tại Hải Phỏng và Tp. Hồ Chí Minh, 20092011”. Nghiên cứu thứ cấp sử dụng một phần bộ số liệu của nghiên cứu đánh giá
chương trình MMT tại Hải Phịng và Tp. Hồ Chí Minh thực hiện từ 2009-2011. Kết
quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin quan trọng giúp xây dựng chiến lược và các
giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình MMT.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ sử dụng ma túy ở các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12
tháng, 18 tháng và 24 tháng của bệnh nhân nhiễm HIV tham gia chương trình điều trị
Methadone tại Hải Phịng và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến 2011.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của bệnh nhân
nhiễm HIV tham gia chương trình điều trị Methadone tại Hải Phịng và Thành phố
Hồ chí Minh từ năm 2009 đến 2011.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Các khái niệm trong nghiên cứu
Chất ma túy: Theo Luật phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật phòng, chống ma túy, “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng
thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [11].
Chất gây nghiện: là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng [11].
Chất hướng thần: là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng [11].

Người nghiện ma túy: Những người sử dụng chất ma túy và trở thành phụ

H
P

thuộc vào các chất này [11].

Chất dạng thuốc phiện (CDTP): là tên gọi chung cho nhiều chất như thuốc
phiện, Morphine, Heroin, Methadone, Buprenorphine, Codein, Pethidine, Fentanyle,
là những chất gây nghiện mạnh (gây khối cảm mạnh); có biểu hiện lâm sàng tương
tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não [17].

U

Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma tuý
đang sử dụng ở những người nghiện ma tuý. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai
khác nhau phụ thuộc vào loại ma tuý đang sử dụng [17].

H

Methadone: là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và khơng gây khối
cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng
1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung
nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [17].
Chương trình điều trị MMT: Chương trình điều trị cho người nghiện các
CDTP, thường được thực hiện tại một phòng khám ngoại trú. Chương trình này sử
dụng một loại thuốc dạng thuốc phiện tổng hợp, thường là methadone hoặc LAAM
(Levo-Alpha Acetylmethadol), dùng bằng đường uống trong một thời gian dài, đủ
liều để ngăn chặn hội chứng cai, ngăn chặn những tác động của việc sử dụng thuốc

phiện bất hợp pháp, và giảm sự thèm muốn thuốc phiện.


5

Bệnh nhân: Những người tham gia chương trình điều trị MMT. Hầu hết trong
số họ là những người đã sử dụng heroin.
Hành vi SDMT: Hành vi SDMT khi tham gia chương trình điều trị MMT.
Hành vi SDMT của bệnh nhân được xác định nếu bệnh nhân có bất kỳ một trong các
điều kiện sau đây trong vòng 30 ngày trước khi đánh giá: 1) tự báo cáo có SDMT,
hoặc 2) dương tính với xét nghiệm nước tiểu các CDTP.
SDMT bất hợp pháp: Bệnh nhân SDMT trong quá trình tham gia chương trình
điều trị MMT bằng cách mua bán bất hợp pháp.
Hành vi vi phạm pháp luật: Tự báo cáo hành vi vi phạm pháp luật trước và sau
khi tham gia vào chương trình điều trị MMT, như: trộm cắp, cướp giật, hành hung,

H
P

gian lận…

Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV (gọi tắt là hành vi nguy cơ) bao gồm: Quan
hệ tình dục khơng sử dụng bao cao su, khơng sử dụng bơm kim tiêm sạch khi tiêm
chích ma túy.

Tuân thủ điều trị methadone: Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu (năm 2009),

U

việc chỉ định điều trị methadone cho bệnh nhân được thực hiện dựa theo Hướng dẫn

điều trị các CDTP bằng thuốc methadone được Bộ Y tế ban hành năm 2007. Căn cứ
theo hướng dẫn này, tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân nghiên cứu được định

H

nghĩa như sau: 1) Tuân thủ điều trị tốt: bệnh nhân không bỏ (dừng) bất cứ một ngày
uống thuốc nào trong khoảng thời gian theo dõi; 2) Tuân thủ điều trị trung bình: bệnh
nhân bỏ (dừng) 1-2 ngày uống thuốc – theo quy định sẽ không thay đổi liều
methadone khi quay lại điều trị; 3) Tuân thủ điều trị kém: bệnh nhân bỏ (dừng) từ 3
ngày uống thuốc liên tục hoặc nhiều hơn – theo quy định sẽ quay lại với một nửa liều
methadone đang điều trị hoặc khởi liều methadone lại từ đầu, tùy theo số ngày bỏ
(dừng) uống thuốc [17].
Thang điểm trầm cảm Kessler: Thang đo Kessler bao gồm 10 câu hỏi được sử
dụng để đánh giá mức độ trầm cảm của đối tượng tham gia trong nghiên cứu này [74].
Điểm Kessler (điểm tổng của 10 câu hỏi trong thang đo) được sử dụng để xác định
nguy cơ trầm cảm, theo đó một bệnh nhân được xác định có nguy cơ trầm cảm khi có
điểm Kessler nhỏ hơn hoặc bằng 15.


6

Tác dụng phụ trong quá trình điều trị methadone: Tự báo cáo có các tác dụng
phụ khơng mong muốn xảy ra trong quá trình điều trị methadone, bao gồm: táo bón,
tăng tiết mồ hơi, có vấn đề về tình dục, khơ miệng, bí/khó tiểu…
Có vấn đề về sức khỏe trong q trình điều trị methadone: Tự báo cáo có gặp
các vấn đề liên quan đến sức khỏe (ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức trung bình hoặc
ảnh hưởng nhiều) trong vịng 30 ngày trước các thời điểm phỏng vấn.
1.2.

Tình hình nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam


1.2.1. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Tình hình nghiện ma túy trên thế giới
Trong những năm qua, mặc dù các nước trên thế giới đã có nhiều nỗ lực trong

H
P

cơng tác phịng, chống ma túy nhưng tệ nạn ma túy và hoạt động của các loại tội
phạm ma túy vẫn diễn biến hết sức phức tạp.

Theo UNODC tính đến hết năm 2012, tồn thế giới có khoảng 162 - 324 triệu
người trong độ tuổi từ 15 - 64 sử dụng ma túy, chiếm khoảng 3,5% - 7,0% dân số thế
giới. Trong các loại ma túy được sử dụng, đứng đầu là nghiện Cần sa, chiếm từ 2,8%

U

- 5% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15 - 64 (Cần sa từ 129 - 230 triệu người), đứng
thứ hai là nghiện các loại ma t tổng hợp, ước tính có khoảng từ 24,4 - 81,9 triệu
người sử dụng ma túy tổng hợp trong năm qua, chiếm 0,5% - 1,79% dân số thế giới

H

trong độ tuổi từ 15 - 64, đứng thứ ba là nghiện các chất dạng thuốc phiện, chiếm 0,9%
- 1,2% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15 - 64 (40,6 - 56,4 triệu người) và cuối cùng
là nghiện cocain, chiếm 0,3% đến 0,45% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15-64 (13,9
- 20,7 triệu người) [31].

Trong bản đồ sử dụng ma túy trên thế giới: Khu vực Bắc Mỹ là thị trường ma
túy bất hợp pháp lớn nhất thế giới, mặc dù các vùng khác đều là nơi sản xuất hoặc

tổng hợp ma túy. Châu Phi và Châu Mỹ là nơi tập trung sản xuất các loại ma túy từ
cần sa (mặc dù cần sa có thể được trồng tại hầu hết các nước trên thế giới). Châu Á
là nơi sản xuất các loại ma túy có nguồn gốc từ thuốc phiện, Nam Mỹ là cocain, Châu
Âu, Châu Á và Bắc Mỹ là các loại ma túy tổng hợp. Cần sa được sử dụng nhiều nhất
tại Châu Đại Dương, Bắc Mỹ và Châu Phi. Cocaine được sử dụng nhiều nhất tại Bắc
Mỹ, Nam Mỹ, Tây Âu và một vài năm gần đây là Châu Đại Dương. Nhóm ma túy


7

các CDTP (opiats) được sử dụng nhiều nhất tại Trung Đông, Trung Á, Châu Âu và
Bắc Mỹ. Ma túy tổng hợp được sử dụng nhiều nhất tại Châu Đại Dương, Đông và
Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu [29]. Tệ nạn ma tuý đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức
khoẻ cộng đồng, sự phát triển của kinh tế, xã hội và đe dọa an ninh quốc gia không
chỉ ở những nước đang phát triển mà còn cả những nước đã phát triển.

H
P

U

Hình 1.1: Bản đồ sử dụng ma túy trên thế giới năm 2008 [29]
Việc sử dụng thuốc phiện, heroin bằng cách tiêm chích vẫn là một nguyên

H

nhân dẫn đến gia tăng lây nhiễm HIV ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việc
lạm dụng và buôn bán chất kích thích thuộc nhóm amphetamine (ATS) đang lan rộng
một cách nhanh chóng ở khu vực Đơng Nam Á. Trong khu vực “tam giác vàng”, các
phương tiện trước đây được sử dụng để điều chế heroin cũng đang được sử dụng để

sản xuất Methamphetamine. Trung Quốc hiện nay vẫn đang là nơi sản xuất bí mật
chất ATS. Ở Thái Lan, ATS trở trành một loại ma túy được sử dụng rộng rãi trong
sinh viên [31].
SDMT bất hợp pháp gây ra 4 nhóm ảnh hưởng chính đối với sức khỏe như là:
Các ảnh hưởng cấp tính, bao gồm cả sốc quá liều; Các hậu quả tức thì do sử dụng ma
túy như là chấn thương do tai nạn, hành vi bạo lực; Tình trạng lệ thuộc ma túy hay
cịn gọi là nghiện ma túy; Các ảnh hưởng mãn tính do sử dụng ma túy thường xuyên
như là các bệnh mãn tính (bệnh mạch vành, xơ gan…), các bệnh lây truyền qua đường


8

máu do vi khuẩn, vi-rút (HIV, Viêm gan B, Viêm gan C...) và các rối loạn tâm thần
[81].
Ước tính của UNODC có khoảng từ 102.000 đến 247.000 trường hợp bị tử
vong năm 2012 có liên quan đến ma túy, tương ứng với tỷ lệ từ 22,3 đến 55,4 ca tử
vong trên một triệu dân trong độ tuổi từ 15-64 [31].Theo UNODC, trong 14 triệu
người TCMT có khoảng 1,6 triệu người (từ 1,2-3,9 triệu người) đang sống chung với
HIV, chiếm khoảng 11,5% số người tiêm chích ma túy trên tồn cầu. Ngồi tình trạng
nhiễm HIV thì tình trạng nhiễm HCV và HBV trong nhóm TCMT cũng rất cao: ước
tính tỉ lệ nhiễm HCV trong nhóm tiêm chích ma túy trên tồn cầu là 51,0%, tương
đương với 7,2 triệu người tiêm chích ma túy đang sống chung với HCV vào cuối năm

H
P

2011, tỉ lệ nhiễm HBV trong nhóm TCMT thấp hơn rất nhiều tỉ lệ nhiễm HCV, tỉ lệ
nhiễm HBV là 8,4%, tương ứng với 1,2 triệu người (số liệu được tổng hợp từ báo cáo
của 63 quốc gia) [31].


Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

Theo ước tính của UNAIDS, đến cuối năm 2012, trên tồn cầu có khoảng 35,3

U

triệu trường hợp nhiễm HIV, khoảng 0,8% người trưởng thành trong độ tuổi từ 1549 trên toàn thế giới sống chung với HIV. Mặc dù số trường hợp nhiễm HIV mới
giảm nhưng do việc mở rộng chương trình điều trị Antiretroviral - Thuốc kháng virus

H

(ARV) nên số tử vong do AIDS cũng giảm, vì vậy đã làm cho số trường hợp hiện
nhiễm HIV tăng 43% so với năm 1999 (từ 24,6 triệu lên 35,3 triệu). Ước tính số trẻ
em hiện nhiễm HIV tăng lên 2,3 triệu (1,7 triệu lên 3,4 triệu). Tỷ lệ trường hợp nhiễm
HIV là nữ vẫn duy trì tương đối ổn định, xấp xỉ 52% tổng số nhiễm HIV của tồn
cầu. Năm 2012, ước tính có khoảng 2,3 triệu trường hợp nhiễm HIV mới, mỗi ngày
có 6.300 ca nhiễm mới HIV, giảm khoảng 33% so với năm 2011 (3,4 triệu) [28].
Số trường hợp tử vong do AIDS trên toàn thế giới giảm đều, từ đỉnh điểm 2,3
triệu năm 2005 giảm 24%, xuống còn khoảng 1,6 triệu năm 2012. Kết quả trên cho
thấy hiệu quả của những nỗ lực triển khai chương trình điều trị ARV, chương trình
tiếp cận cộng đồng, chương trình bao cao su, chương trình bơm kim tiêm, đặc biệt tại
những nước có thu nhập thấp và trung bình [27, 42, 54]. Có 14 quốc gia có số ca tử
vong liên quan đến AIDS giảm ít nhất 50% từ năm 2005 đến năm 2011. Có thêm 74


9

quốc gia có số trường hợp tử vong liên quan đến AIDS giảm từ 10-49% được ghi
nhận trong vòng 6 năm trở lại đây. Tuy nhiên vẫn có các khu vực số ca tử vong liên
quan đến AIDS tăng như khu vực Đông Âu và Trung Á tăng 21%, khu vực Trung

Đơng và Bắc Phi tăng 17% [27].
1.2.2. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Tình hình nghiện ma túy tại Việt Nam
Nghiện ma tuý tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều hướng
ngày càng gia tăng, số người nghiện ma túy năm 1994 là 55.445 người, đến năm 1996
số người nghiện là 69.195 người, sau 10 năm số người nghiện đã tăng 131,6% lên
160.226 người. Tính đến 30/06/2013, cả nước có gần 180.000 người nghiện, tăng

H
P

8.259 người (4,8%) so với năm 2012; trong đó có 44 địa phương có người nghiện ma
túy tăng, Tp. Hồ Chí Minh tăng nhiều nhất là 1.220 người, thứ 2 là tỉnh Thái Bình
tăng 832 người, Long An tăng 559 người; 19 địa phương có người nghiện giảm. Số
người nghiện đang ở cộng đồng chiếm tỷ lệ 64,5%; số người đang cai nghiện trong
các cơ sở Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội: 22,4%; số đang trong các trại giam,

U

trại tạm giam, nhà tạm giữ: 13,1% [5].

Trong số người nghiện thống kê được, nam giới chiếm 96%; nữ giới: 4%; dưới
16 tuổi chiếm 2,2%; từ 16 đến dưới 30 tuổi: 47,8%; từ 30 tuổi trở lên: 50%. Sử dụng

H

heroin vẫn là chủ yếu chiếm 75%; ma túy tổng hợp: 10%; thuốc phiện 7%; cần sa:
1,7%; loại khác: 6,3%. So sánh giữa giai đoạn 2001- 2005 với giai đoạn 1996- 2000
thì số vụ bn bán ma t tăng 51,1%, số đối tượng bị bắt giữ liên quan đến buôn bán
vận chuyển ma tuý tăng 22,2%. Công tác cai nghiện đã được xã hội hoá, số người

được tiếp cận dịch vụ cai nghiện ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tái nghiện vẫn cịn ở
mức cao trên 80% có nơi trên 95% [23].
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong 6 tháng đầu
năm 2013 đã tổ chức quản lý, chữa trị cai nghiện cho 15.767 người đạt 52,55% kế
hoạch năm, trong đó: Quản lý, cai nghiện tại Trung tâm là 12.639 người (chiếm 80%).
Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng là 3.128 người (chiếm 20%). Tổ chức quản lý sau
cai nghiện cho: 12.901 người, trong đó: Quản lý tại Trung tâm: 4.769 người (tại 14/63
tỉnh, thành phố), quản lý sau cai tại nơi cư trú: 8.132 người (tại 23/63 tỉnh, thành phố).


10

Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vốn cho 6.398 người (đạt 63% kế hoạch năm,
trong đó, hỗ trợ tạo việc làm cho 2.385 người (chiếm 37,2%) tổng số người được dạy
nghề, tạo việc làm [5]. Tuy nhiên công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và tái
hịa nhập cộng đồng cịn một số khó khăn, tồn tại sau:
Số người cai nghiện tại cộng đồng ít (20% số người được cai nghiện), phần
lớn chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn đơn thuần chưa chú trọng đến các hoạt động tư
vấn, sinh hoạt nhóm, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm.
Cai nghiện tại Trung tâm vẫn nặng về quản lý hành chính, các hoạt động về tư
vấn, sinh hoạt nhóm có nội dung về điều trị nghiện ma túy và dự phòng tái nghiện
còn hạn chế. Chế độ hỗ trợ dạy nghề thấp, chỉ đủ chi phí học nghề sơ cấp đơn giản

H
P

ngắn hạn.

Cai nghiện tại Trung tâm đầu tư không đồng bộ, chủ yếu đầu tư xây dựng,
nâng cấp chỗ ở, thiếu hạng mục về dạy nghề, phịng học tập, phịng tư vấn, sinh hoạt

nhóm làm hạn chế việc thực hiện quy trình cai nghiện.

Nhiều mơ hình cai nghiện tự nguyện, tại cộng đồng hiệu quả nhưng chưa có

U

cơ chế đầu tư phù hợp từ ngân sách dẫn đến khó nhân rộng; cai tự nguyện khơng được
hỗ trợ các chi phí, các mức hỗ trợ thấp, khơng đầy đủ và khơng đảm bảo cho thực
hiện quy trình cai nghiện.

H

Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên năm 1990 tại thành phố Hồ Chí
Minh, tính đến ngày 31/11/2014, cả nước có 216.254 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh
nhân AIDS là 66.533 và đã có 68.977 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV
toàn quốc theo số báo cáo 248 người trên 100.000 dân, đã có 100% số tỉnh, thành
phố, 98% số quận/huyện và 78% số xã /phường báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS.
Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh có số người nhiễm HIV cao nhất (chiếm khoảng
24%), tiếp đến Hà Nội (10%), Thái Nguyên (3%) và Hải Phòng (3%). Trong tổng số
người nhiễm HIV được báo cáo, người NCMT chiếm 39%, nam giới chiếm 67% và
nhóm tuổi 20-39 tuổi chiếm nhiều nhất với 79% số trường hợp được phát hiện [19].Tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đang có xu hướng giảm dần theo các năm, theo báo


11

cáo kết quả giám sát trọng điểm năm 2013 cho biết tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
NCMT là 10,3% [21].


H
P

Biểu đồ 1.1. Số ca nhiễm HIV/AIDS và tử vong được phát hiện hằng năm [19]

U

Số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và số ca tử vong do
HIV/AIDS hằng năm có xu hướng giảm từ năm 2006. Số bệnh nhân AIDS tử vong
có xu hướng giảm từ năm 2006, do số người được điều trị thuốc ARV bắt đầu tăng

H

lên nhanh chóng [19].

1.2.3. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại Hải Phịng và Tp. Hồ
Chí Minh

Tình hình nghiện ma túy và dịch HIV/AIDS tại Hải Phịng

 Tình hình nghiện ma túy tại Hải Phịng:
Số người nghiện ma túy của thành phố theo ước tính là 9.000 - 10.000 người.
Số người nghiện ma túy quản lý được ở cộng đồng tập trung chủ yếu ở: Lê Chân,
Ngô Quyền, Hồng Bàng và huyện Thuỷ Nguyên. Người nghiện ma túy hiện đang cai
nghiện tập trung chủ yếu ở Trung Tâm Giáo dục- Lao động- Xã hội Gia Minh và
Trung tâm Giáo dục – Lao động số 2 .


12


Tiêm chích ma túy là nguyên nhân chính của lây nhiễm HIV tại Hải Phòng:
Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là người nghiện chích ma túy tại Hải Phịng
chiếm đa số (trên 65%), tiếp đến là nhóm đối tượng tình dục khác giới chiếm 31%
(năm 2013). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại Hải Phịng có xu hướng giảm
mạnh liên tiếp trong vòng 9 năm trở lại đây từ 58% trong năm 2005 xuống còn 14,7%
trong năm 2013. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, trong năm 2013 tỷ
lệ nhiễm trong nhóm NCMT tại Hải Phịng là đứng thứ 8 trong cả nước sau các tỉnh
Thái Nguyên, Lai Châu, Hà Nội, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Cao Bằng và Lạng
Sơn [13, 19].

 Tình hình dịch HIV/AIDS tại Hải Phịng:

H
P

Tính đến 31/3/2014 số trường hợp nhiễm HIV/AIDS được báo cáo là: Số
trường hợp nhiễm HIV còn sống: 7.129 người (đứng thứ 4 cả nước sau Tp. Hồ Chí
Minh, Hà Nội và Thái Nguyên); Số bệnh nhân AIDS còn sống: 2.602 người; Số
trường hợp nhiễm HIV/AIDS đã tử vong: 3.232 người. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại Hải
Phịng là 489 người nhiễm/100 nghìn dân, đứng thứ 5 trên cả nước [22].

U

Về độ bao phủ của dịch, các trường hợp HIV/AIDS đã được phát hiện ở tất cả
các huyện, quận của thành phố, các trường hợp nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở các
quận trung tâm như Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên. Dịch

H

HIV trên địa bàn Hải Phịng có xu hướng chững lại và giảm chậm từ năm 2005 trở

lại đây [13].

Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện do lây nhiễm qua đường máu vẫn
chiếm phần lớn các trường hợp nhiễm HIV (68% năm 2013), tiếp đến là lây nhiễm
qua đường tình dục (31% năm 2013). Tỷ lệ người nhiễm HIV do lây truyền qua đường
máu có xu hướng giảm từ 73% năm 2008 xuống còn 62% năm 2011, trong năm 2012
và 2013 tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện do lây nhiễm qua đường máu lại có
xu hướng tăng trở lại [13].
Tình hình nghiện ma túy và dịch HIV/AIDS tại Tp. Hồ Chí Minh

 Tình hình nghiện ma túy tại Tp. Hồ Chí Minh:
Tính đến cuối năm 2013 tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 13.010 người nghiện
ma túy có hồ sơ quản lý trong đó 1050 là nữ (bao gồm cả người tái nghiện sau khi tái


13

hòa nhập cộng đồng), độ tuổi từ chủ yếu từ 15- 49, trình độ học vấn và nhận thức rất
thấp, phần lớn thất nghiệp hoặc có việc làm khơng ổn định [8].
Tương tự như TP Hải Phòng người nhiễm HIV tại Tp. Hồ Chí Minh được phát
hiện chủ yếu trong nhóm NCMT [9]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm NCMT có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ này là 39,3% giảm
xuống còn 18,2% trong năm 2013, đứng thứ 5 trong cả nước [19].

 Tình hình nhiễm HIV/AIDS:
Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS cịn sống và tử vong được báo cáo tại TP. Hồ
Chí Minh tính đến 31/3/2014 như sau: Số trường hợp nhiễm HIV còn sống: 50.076
người (đứng đầu cả nước); Số bệnh nhân AIDS còn sống: 20.049 người; Số trường

H

P

hợp nhiễm HIV đã tử vong: 9.322 người. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại TP. Hồ Chí Minh
là 975 người nhiễm/100 nghìn dân (đứng đầu cả nước) [22].

Các trường hợp HIV/AIDS đã được phát hiện ở tất cả các quận, huyện của
Thành phố, phần lớn các trường hợp nhiễm HIV sống tập trung ở quận trung tâm
thành phố như Quận 1, Quận 3, Bình Thạnh, Tân Bình, Gị Vấp, Thủ Đức, Qn 6 và

U

Quận 8 [9].

Dịch HIV trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã được khống chế và có xu hướng
giảm chậm từ năm 2007 trở lại đây. Tại Tp. Hồ Chí Minh tỷ lệ người nhiễm HIV

H

được phát hiện lây nhiễm qua đường máu có xu hướng giảm trong khi lây nhiễm HIV
qua đường tình dục có xu hướng gia tăng. Trong năm 2013 tỷ lệ nhiễm HIV lây nhiễm
qua đường tình dục chiếm 49%, cao hơn tỷ lệ người nhiễm HIV lây nhiễm qua đường
máu. Trong khoảng 5 năm trở lại đây tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện lây truyền qua đường
tình dục trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tăng lên rất nhanh từ 17% (2008) lên 49%
(2013) [9].
1.3.

Điều trị thay thế bằng Methadone

1.3.1. Ảnh hưởng của Methadone
Methadone là một loại thuốc á phiện tổng hợp (Synthetic opiate) có tác dụng

lâu hơn bạch phiến, làm giảm bớt cơn thèm và triệu chứng vã thuốc, được sản xuất
đầu tiên với mục đích làm thuốc giảm đau trong chiến tranh thế giới thứ II. Methadone
là một chất đồng vận với Opioid (chất dạng thuốc phiện), có tác dụng tương tự như


14

các chất dạng thuốc phiện như Morphine, Heroin nhưng thời gian tác dụng kéo dài
hơn [56].
Ở Việt Nam, chỉ những bác sĩ được đào tạo cấp chứng chỉ mới có quyền kê
đơn tại các cơ sở điều tị được cấp phép của Sở Y tế địa phương. Methadone được
phân phối dưới dạng siro để uống.
Các tác dụng của Methadone bao gồm: giảm đau, êm dịu, ức chế hô hấp và
phê sướng. Mức độ phê sướng khi sử dụng Methadone bằng đường uống ít hơn so
với tiêm chích Heroin [50].
Các tác dụng khác bao gồm: hạ huyết áp, co đồng tử (thu hẹp đồng tử), giảm
ho và giải phóng Histamin gây ngứa da. Các tác động lên hệ tiêu hóa bao gồm: giảm

H
P

co bóp dạ dày, giảm nhu động ruột, tăng co thắt cơ trịn mơn vị, tăng co thắt cơ Oddi,
có thể gây co thắt đường mật. Tác động trên hệ nội tiết bao gồm làm giảm Hormon
kích thích nang trứng (FSH) và giảm Hormone kích thích hồng thể (LH), tăng
Prolactin, giảm Hormone kích thích thượng thận (ACTH), giảm Testosterone, tăng
Hormon chống lợi niệu (ADH). Các chức năng nội tiết có thể trở lại bình thường sau

U

2-10 tháng sử dụng Methadone [50].


Các tác dụng không mong muốn của điều trị Methadone đường uống bao gồm:
rối loạn giấc ngủ, nôn và buồn nơn, táo bón, khơ miệng, tăng tiết mồ hơi, giãn mạch

H

và ngứa, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở nam giới, suy giảm tình dục
bao cả gồm liệt dương, giữ nước và tăng cân. Nghiên cứu của Brown và cộng sự
(2005) trên 92 bệnh nhân điều trị methadone cho thấy, 14% bệnh nhân có dấu hiệu
của rối loạn tình dục, đặc biệt có mối quan hệ tỷ lệ thuận với liều dùng và mức độ rối
loạn các cơ quan trong cơ thể [73]. Nghiên cứu của Rhodin và cộng sự (2006) theo
dõi 60 bệnh nhân điều trị methadone trong 8 năm ghi nhận các phản ứng phụ bao
gồm buồn nôn và rối loạn nhịp tim [32].
Hầu hết người đã sử dụng Heroin đều xuất hiện một số tác dụng ngoại ý khi
sử dụng Methadone. Khi điều trị ở liều ổn định, độ dung nạp tăng dần cho đến khi
khi kỹ năng nhận thức và khả năng chú ý khơng cịn bị ảnh hưởng. Triệu chứng táo
bón, suy giảm tình dục, và đơi khi tăng tiết mồ hơi có thể vẫn tiếp tục gây khó chịu
cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị thay thế bằng Methadone .


15

Methadone có thể tan trong mỡ và gắn vào các mô trong cơ thể bao gồm phổi,
gan, thận, lách, do đó, nồng độ Methadone tại các mơ này cao hơn hẳn nồng độ
Methadone trong máu. Vì vậy, Methadone sau đó được vận chuyển chậm từ các cơ
quan này vào trong máu. Vì Methadone sử dụng đường uống có sinh khả dụng cao
và thời gian bán hủy dài, có thể sử dụng liều uống hàng ngày để điều trị.
Methadone được chuyển hóa chủ yếu tại gan qua hệ thống men Cytochrome
P450. Khoảng 10% liều Methadone uống được đào thải ra khỏi cơ thể dưới dạng
khơng đổi. Phần cịn lại được chuyển hóa và các sản phẩm chuyển hóa (hầu hết khơng

có tác động) được thải trừ qua nước tiểu và phân. Methadone cũng được bài tiết qua
mồ hôi và nước bọt.

H
P

1.3.2. Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone

Năm 1964, tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole tìm thuốc
điều trị cho những người nghiện Heroin, họ phát hiện ra Methadone giúp bệnh nhân
của họ ngừng sử dụng Heroin và dùng trong thời gian dài hầu như không bị tăng liều
và do đó liệu pháp điều trị thay thế bằng Methadone ra đời [56].

U

Điều trị thay thế bằng Methadone (Methadone Maintenance Therapy - MMT)
là một trong những phương pháp điều trị cho những người bị lệ thuộc các loại thuốc
trong nhóm á phiện, đặc biệt là bạch phiến (Heroin).

H

Chương trình điều trị có thể kéo dài khoảng 2 năm hoặc lâu hơn. Các nghiên
cứu cho thấy, chương trình điều trị càng lâu bao nhiêu, việc điều trị càng dễ dàng
thành cơng bấy nhiêu. Mục đích chương trình là giảm thiểu tai hại do việc sử dụng
ma túy gây ra cho chính người bị lệ thuộc và những người xung quanh. Phần lớn
người bệnh được khuyến khích điều trị lâu dài. Tuy nhiên với người bệnh có chỉ định
ngưng dùng Methadone hoặc bản thân người bệnh muốn kết thúc điều trị, bác sĩ điều
trị sẽ giảm dần liều lượng Methadone và giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 đến 12
tháng tùy theo lượng Methadone họ đang sử dụng.
Ở Việt Nam, hiện nay đối tượng được đăng kí tham gia điều trị Methadone

phải đáp ứng được các tiêu chí sau [10]:
- Là người nghiện CDTP;
- Có nơi cư trú rõ ràng;


×