Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế của 2 nhóm lao động thuộc khu vực kinh tế không chính thức tại thành phố hòa bình năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẴN SÀNG
CHI TRẢ PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ CỦA HAI NHĨM LAO ĐỘNG
THUỘC KHU VỰC KINH TẾ KHƠNG CHÍNH THỨC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ BÌNH NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

H
P


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẴN SÀNG
CHI TRẢ PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ CỦA HAI NHĨM LAO ĐỘNG
THUỘC KHU VỰC KINH TẾ KHƠNG CHÍNH THỨC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ BÌNH NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

PGS.TS Hoàng Văn Minh

HÀ NỘI, 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy hướng
dẫn PGS.TS Hoàng Văn Minh và TS Lê Văn Khảm đã hết lịng chỉ bảo, tận tình hướng
dẫn cho Tơi ngay từ những ngày đầu tiên Tôi chọn vấn đề nghiên cứu về đề tài cho
tới nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương nghiên
cứu, đã có nhiều ý kiến quý báu để tơi hồn thành đề cương và thực hiện nghiên
cứu này.
Tơi cũng xin cảm ơn những người lao động phi chính thức tại thành phố Hịa

H
P


Bình đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh
đạo Sở Y tế tỉnh Hịa Bình, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hịa Bình, Phịng Y tế thành phố Hịa
Bình và các cán bộ của các Trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố Hịa Bình đã
tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ Tôi thực hiện nghiên cứu này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà trường; Phòng đào tạo
sau đại học; Tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Y tế Cơng cộng đã nhiệt tình dạy

U

dỗ, truyền kinh nghiệm cho tơi trong q trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tập thể lớp Cao học Y tế cơng cộng
khóa 18, gia đình và bạn bè ln động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập.

H

Do hạn chế về mặt thời gian, năng lực của bản thân, nên đề tài của Tơi cịn nhiều
thiếu sót, Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cơ và các bạn
đồng nghiệp!

Tác giả


ii
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 6
1.1. Khái niệm .................................................................................................................... 6

1.2. Khu vực kinh tế khơng chính thức trên thế giới và tại Việt Nam ............................. 10
1.3. Tình hình sức khỏe của người lao động trong KVKTKCT ....................................... 12
1.4. Sự sẵn sàng chi trả ..................................................................................................... 16
1.5. Phương pháp định giá ngẫu nhiên phụ thuộc (Contigent Valuation Methods - CV) 18
1.6. Các nghiên cứu về mức sẵn sàng chi trả cho BHYT ................................................. 21
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 24
1.8. Khung lý thuyết ......................................................................................................... 26

H
P

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 28
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 28
2.3. Thời gian và địa điểm ................................................................................................ 29
2.4. Xác định cỡ mẫu và chọn mẫu .................................................................................. 29

U

2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................... 30
2.6. Các chỉ số và biến số đánh giá trong nghiên cứu ...................................................... 33
2.7. Một số khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu ................................ 33
2.8. Công cụ thu thập số liệu ............................................................................................ 34
2.9. Quy định về điều tra viên và giám sát viên ............................................................... 35
2.10. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu .......................................................................... 35
2.11. Các sai số và cách khắc phục .................................................................................. 35
2.12. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 36

H


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................ 37
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. ............................................................... 37
3.2. Tỷ lệ, mức sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm y tế của người lao động thuộc khu vực kinh
tế khơng chính thức lĩnh vực dịch vụ ăn uống và bn bán tại chợ chưa có bảo hiểm y tế
thành phố Hịa Bình năm 2016 ......................................................................................... 44
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ và mức sẵn sàng chi trả phí BHYT ...................... 65
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 75
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................................ 75


iii
4.2. Xác định tỷ lệ, mức sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm y tế của người lao động thuộc khu
vực kinh tế khơng chính thức lĩnh vực dịch vụ ăn uống và bn bán tại chợ chưa có bảo
hiểm y tế thành phố Hịa Bình năm 2016. ........................................................................ 78
4.3. Phân tích một số yếu tố liên quan tới sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm y tế của người
lao động thuộc khu vực kinh tế khơng chính thức lĩnh vực dịch vụ ăn uống và buôn bán
tại chợ chưa có bảo hiểm y tế thành phố Hịa Bình năm 2016. ........................................ 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 87
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89
Phụ lục 1: Phiếu điều tra tham gia và sử dụng BHYT ............................................... 94
Phụ lục 2: Mức sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm y tế .................................................... 101
Phụ lục 3: Kế hoạch hoạt động nghiên cứu ................................................................ 104
Phục lục 4: Dự tốn chi tiết kinh phí thực hiện đề tài NCKH 2016 ....................... 109
Phục lục 5: Biên bản Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ YTCC…………………...111

H
P

H


U


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT HGĐ

: Bảo hiểm y tế hộ gia đình

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHYTBB

: Bảo hiểm y tế bắt buộc

BHYTTD

: Bảo hiểm y tế toàn dân

BHYTTN

: Bảo hiểm y tế tự nguyện


BP CSSK TDS

: Chương trình bao phủ Tồn dân

BPTD

: Bao phủ tồn dân

CBCNVC

: Cán bộ cơng nhân viên chức

COPD

: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CSMBS

: Chương trình BHYT cho cơng chức

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

HGĐ


: Hộ gia đình

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế

KCB

: Khám, chữa bệnh

KVKTKCT

: Khu vực kinh tế khơng chính thức



: Lao động

SSS

: Chương trình BHYT cho lao động trong các doanh nghiệp

TTHC

: Thủ tục hành chính

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


GDP

: Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm quốc nội

CV

: Contingent Valuation Method,

H
P

U

H


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cách tính các mức sẵn sàng chi trả phí BHYT ................................................ 31
Bảng 2.2: Biến số, chỉ số của nghiên cứu......................................................................... 33
Bảng 3.1: Thông tin chung về các đối tượng nghiên cứu................................................. 37
Bảng 3.2: Thông tin về hộ gia đình của các đối tượng nghiên cứu .................................. 38
Bảng 3.3: Thông tin về hành vi nguy cơ của các đối tượng nghiên cứu .......................... 39
Bảng 3.4: Thông tin về tình trạng mắc bệnh mạn tính (tự khai báo) trong 12 tháng qua
của các đối tượng nghiên cứu theo yếu tố cá nhân ........................................................... 39
Bảng 3.5: Thông tin về tình trạng mắc bệnh và tai nạn thương tích cấp tính (tự khai báo)
trong 3 tháng qua của các đối tượng nghiên cứu .............................................................. 41
Bảng 3.6: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả các mức phí BHYT của ĐTNC .................................... 44
Bảng 3.7: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả phí BHYT mức 50.000 đ của ĐTNC theo yếu tố cá nhân

và tình trạng sức khỏe ....................................................................................................... 45
Bảng 3.8: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả phí BHYT mức 50.000 đ của ĐTNC theo đặc điểm hộ

H
P

gia đình ............................................................................................................................. 47
Bảng 3.9: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả phí BHYT mức 40.000 đ của ĐTNC theo yếu tố cá nhân
và tình trạng sức khỏe ....................................................................................................... 48

U

Bảng 3.10: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả phí BHYT ở mức 40.000 đ của ĐTNC theo đặc điểm
hộ gia đình ........................................................................................................................ 50
Bảng 3.11: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả phí BHYT mức 24.000 đ của ĐTNC theo yếu tố cá
nhân và tình trạng sức khỏe .............................................................................................. 52
Bảng 3.12: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả ở mức 24.000 đ của ĐTNC theo đặc điểm hộ gia đình
.......................................................................................................................................... 54
Bảng 3.13: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT tối đa của ĐTNC theo yếu tố cá nhân ....... 55
Bảng 3.14: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT của nhóm dịch vụ ăn uống theo yếu tố cá
nhân .................................................................................................................................. 56

H

Bảng 3.15: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT nhóm bn bán tại chợ theo yếu tố cá nhân
.......................................................................................................................................... 57
Bảng 3.16: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT của ĐTNC theo tình trạng ......................... 58
Bảng 3.17: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT của nhóm dịch vụ ăn uống theo tình trạng
sức khỏe ............................................................................................................................ 59
Bảng 3.18: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT của nhóm bn bán tại chợ theo tình trạng

sức khỏe ............................................................................................................................ 60


vi
Bảng 3.19: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT chung của ĐTNC theo đặc điểm hộ gia đình
.......................................................................................................................................... 61
Bảng 3.20: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT của nhóm dịch vụ ăn uống theo đặc điểm hộ
gia đình ............................................................................................................................. 62
Bảng 3.21: Mức sẵn sàng chi trả phí BHYT của nhóm bn bán tại chợ theo đặc điểm hộ
gia đình ............................................................................................................................. 64
Bảng 3.22: Mơ hình hồi quy logistic xác định mối liên quan giữa tỷ lệ sẵn sàng chi trả
phí BHYT mức 50.000đ với một số yếu tố cá nhân, tình trạng sức khỏe và đặc điểm hộ
gia đình của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 65
Bảng 3.23: Mơ hình hồi quy logistic xác định mối liên quan giữa tỷ lệ sẵn sàng chi trả
phí BHYT mức 40.000đ với một số yếu tố cá nhân, tình trạng sức khỏe và đặc điểm hộ
gia đình của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 67
Bảng 3.24: Mơ hình hồi quy logistic xác định mối liên quan giữa tỷ lệ sẵn sàng chi trả
phí BHYT mức 24.000đ với một số yếu tố cá nhân, tình trạng sức khỏe và đặc điểm hộ

H
P

gia đình của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 69
Bảng 3.25: Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến dạng logarit về một số yếu tố liên quan
đến mức sẵn sàng chi trả BHYT tối đa của ĐTNC .......................................................... 70

U

Bảng 3.26: Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến chuyển dạng logarit về một số yếu tố liên
quan đến mức sẵn sàng chi trả BHYT tối đa của nhóm lao động dịch vụ ăn uống ......... 71

Bảng 3.27: Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến dạng logarit về một số yếu tố liên quan
đến mức sẵn sàng chi trả BHYT tối đa của nhóm lao động buôn bán tại chợ ................. 73

H


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính (tự khai báo) theo nhóm bệnh phân theo hai nhóm
nghề. ................................................................................................................................. 41
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc một số triệu chứng bệnh cấp tính và tai nạn, thương tích phân
theo hai nhóm nghề .......................................................................................................... 43
Sơ đồ 2.1: Các bước hỏi khảo sát mức sẵn sàng chi trả cho BHYT ................................ 32
Hình 1.1: Khái niệm khơng gian 3 chiều của bao phủ BHYT tồn dân [15] ..................... 7
Hình 1.2: Sơ đồ lộ trình thực hiện BHYT từ 1992-2014 ................................................. 16

H
P

H

U


1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam, khu vực kinh tế khơng chính thức (KVKTKCT) mặc dù chiếm
tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia [5], [7] nhưng tình hình sức khỏe và sử dụng
BHYT của lao động thuộc khu vực này vẫn cịn ít được biết đến. Hịa Bình là một

tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc với dân số khoảng 823.800 người, tỷ lệ bao
phủ BHYT năm 2015 đạt 86%. Để cung cấp thông tin về sẵn sàng chi trả BHYT
của người lao động thuộc KVKTKCT sẽ là cơ sở để UBND tỉnh, ngành y tế, bảo
hiểm xã hội xây dựng các chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp nhằm mở rộng
độ bao phủ BHYT ở nhóm đối tượng này. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu xác định tỷ lệ, mức sẵn sàng chi trả phí

H
P

BHYT của người lao đông thuộc khu vực dịch vụ ăn uống và bn bán tại chợ chưa
có BHYT và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu cắt
ngang, sử dụng phương pháp phân tầng, chọn mẫu thuận tiện. Tổng số người được
chọn tham gia điều tra là 222 người, trong đó 217 người đồng ý tham gia. Phân tích
số liệu điều tra được tiến hành bằng phần mềm Stata 13, sử dụng các kiểm định

U

thống kê phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ và mức sẵn sàng chi trả
BHYT như sau: Ở mức phí mua BHYT là 50.000, tỷ lệ sẵn sàng chi trả của ĐTNC
là 19,4% trong đó tỷ lệ sẵn sàng chi trả của nhóm bn bán tại chợ (23,1%) cao hơn

H

nhóm dịch vụ ăn uống (15,6%). Ở mức phí mua BHYT là 40.000: Tỷ lệ sẵn sàng
chi trả của ĐTNC là 29,0% trong đó tỷ lệ sẵn sàng chi trả của nhóm dịch vụ ăn
uống (30,3%) cao hơn nhóm bn bán tại chợ (27,8%). Ở mức phí mua BHYT là
24.000: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả của ĐTNC là 78,3% trong đó tỷ lệ sẵn sàng chi trả
của nhóm dịch vụ ăn uống (78,9%) cao hơn nhóm bn bán tại chợ (77,8%). Mức
sẵn sàng chi trả tối đa phí BHYT chung của ĐTNC là 31,3±13,1 nghìn đồng. Trong

đó, nhóm dịch vụ ăn uống là 31,5±11,5 nghìn đồng, nhóm bn bán tại chợ là
31,1±14,7 nghìn đồng. Về một số yếu tố liên quan tới sẵn sàng chi trả phí BHYT
của người lao động trong KVKTKCT: thu nhập bình quân/người/tháng có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê với sự sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm ở mức 40.000đ. Nhìn
chung, có bốn yếu tố tương quan đồng biến với mức sẵn sàng chi trả BHYT có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) là tình trạng có mắc bệnh mạn tính, gia đình có trẻ em dưới


2

6 tuổi, có người già trên 60 tuổi và thu nhập bình quân/người/tháng > 1.150.000
đ/tháng

H
P

H

U


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực kinh tế khơng chính thức (KVKTKCT) bao gồm các dạng hoạt
động cá thể hoặc tập thể với quy mô nhỏ, điều kiện làm việc thấp kém hơn, không
ổn định và thiếu sự đảm bảo về mặt an sinh xã hội [39]. Tại các nước đang phát
triển, khu vực kinh tế khơng chính thức có vai trị rất quan trọng trong xóa đói giảm
nghèo, tạo thêm nhiều nhất việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân nghèo sống
ở nơng thơn và thành thị, góp phần ổn định chính trị - xã hội và hỗ trợ tích cực cho

khu vực kinh tế chính thức. Theo các chuyên gia xã hội học, tại các nước châu Á,
thu nhập từ khu vực việc làm khơng chính thức chiếm từ 30% - 60% tổng thu nhập

H
P

quốc gia [30], [43].

Tại Việt Nam, KVKTKCT chiếm 11 triệu trong tổng số 47 triệu việc làm
trong toàn quốc (2009), tức là gần 1/4 (24%) lực lượng lao động. KVKTKCT là khu
vực cung cấp việc làm lớn thứ hai đứng sau nông nghiệp tại, khu vực kinh tế này
đóng góp 20% vào GDP tổng và 25% GDP phi nông nghiệp. Mặc dù chiếm tỷ trọng

U

lớn trong nền kinh tế quốc gia [5], [7] nhưng tình hình sức khỏe và sử dụng BHYT
của lao động thuộc KVKTKCT vẫn cịn ít được biết đến. Trong các tài liệu nghiên
cứu gần đây, chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình sức khoẻ và sử dụng BHYT của

H

nhóm đối tượng này. Bằng chứng khoa học về tình hình sức khỏe và sử dụng BHYT
là hết sức cần thiết và là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định chính sách xã hội
nói chung và các nhà quản lý y tế nói riêng xây dựng các kế hoạch và chính sách y
tế phù hợp, đảm bảo quyền lợi và cơng bằng xã hội cho nhóm lao động KVKTKCT.
Năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật BHYT, trong đó có rất nhiều điểm mới mang tính đột phá, tạo cơ chế tài chính
hết sức quan trọng để thực hiện BHYT tồn dân, tập trung mở rộng đối tượng tham
gia BHYT, nâng cao quyền lợi và mức hưởng của người có thẻ BHYT [11]. Năm
2015, tỉ lệ bao phủ BHYT trên toàn quốc đạt 76%, tức là cịn khoảng 22 triệu người

chưa có BHYT, trong đó chủ yếu là người lao động KVKTKCT.
Hịa Bình là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc với dân số khoảng
823.800 người, trong đó có 72,25% là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ bao phủ BHYT


4

năm 2015 đạt 86%. Để thực hiện chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định
số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016, đến năm 2020 tỉnh Hịa Bình đạt tỷ lệ bao phủ
BHYT 93,8%, đang là một thách thức lớn đối với tỉnh Hịa Bình.
Nhiệm vụ trọng tâm của UBND tỉnh đặt ra đối với ngành y tế là tham mưu
cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT toàn dân, mở rộng đối tượng
tham gia BHYT, tập trung vào người lao động KVKTKCT. Để huy động được
người lao động khu vực này tham gia BHYT cần có những chế độ chính sách, mức
đóng phù hợp với thu nhập và điều kiện sống của người lao động. Câu hỏi đặt ra ở
đây là thực trạng sức khỏe và sử dụng BHYT của người lao động KVKTKCT ra
sao? Tỷ lệ và mức sẵng sàng chi trả BHYT của họ như thế nào? Các yếu tố nào liên

H
P

quan đến tỷ lệ và mức sẵng sàng chi trả BHYT? Thông tin về sẵn sàng chi trả
BHYT của người lao động thuộc KVKTKCT sẽ là cơ sở để UBND tỉnh, ngành y tế,
bảo hiểm xã hội … xây dựng các chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp nhằm mở
rộng độ bao phủ BHYT ở nhóm đối tượng này.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực

U


trạng và một số yếu tố liên quan đến sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm y tế của hai
nhóm lao động thuộc khu vực kinh tế khơng chính thức tại thành phố Hịa
Bình năm 2016”

H


5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ, mức sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm y tế của người lao động
thuộc khu vực kinh tế không chính thức lĩnh vực dịch vụ ăn uống và bn bán tại
chợ chưa có bảo hiểm y tế thành phố Hịa Bình năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ, mức sẵn sàng chi trả phí bảo
hiểm y tế của người lao động thuộc khu vực kinh tế khơng chính thức lĩnh vực dịch
vụ ăn uống và bn bán tại chợ chưa có bảo hiểm y tế thành phố Hịa Bình năm
2016.

H
P

H

U


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Khái niệm

1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm y tế
Khái niệm BHYT, theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Là loại bảo hiểm do
Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và
cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân".
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với cách tiếp cận
“BHYT là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận,
nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật”

H
P

[39]

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT ngày 13 tháng 6 năm
2014 thì “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối
tượng theo qui định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi
nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện” [11].

U

1.1.2. Khái niệm Bảo hiểm y tế toàn dân

Luật BHYT năm 2008 quy định: “BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy
định trong Luật này đều tham gia BHYT” [10].


H

Khái niệm “Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” hay “Bao phủ bảo hiểm y
tế toàn dân” được tiếp cận đầy đủ trên 3 phương diện về bao phủ chăm sóc sức
khỏe tồn dân của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bao gồm [56]:
(1) Bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT;
(2) Bao phủ gói quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm
bảo.
(3) Bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ
tiền túi của người bệnh.


7

2. Mở rộng
3. Tăng tỷ

gói dịch vụ

lệ chi trả
1. Tăng tỷ lệ
bao phủ

Hình 1.1: Khái niệm khơng gian 3 chiều của bao phủ BHYT toàn dân [15]

H
P

Theo quan điểm của một số quốc gia, từ việc quy định các đối tượng tham
gia có thể thấy, BHYT tồn dân mà các nước hướng tới chính là độ bao phủ BHYT

tới mọi tầng lớp nhân dân. Đây cũng là hướng tiếp cận của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành ngày 30/6/1989
[9], mọi người dân có quyền được chăm sóc sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế. Sử

U

dụng cơ chế tài chính y tế thơng qua BHYT để đạt được mục tiêu chăm sóc sức
khỏe tồn dân. Thực tế là phạm vi quyền lợi và mức độ được bảo hiểm có ảnh

H

hưởng quan trọng đến mở rộng bao phủ BHYT. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế điều
kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, vấn đề thực hiện BHYT toàn dân
hướng tới việc gia tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT được xác định là mục tiêu ưu
tiên hàng đầu, trước khi cân nhắc mở rộng phạm vi quyền lợi và mức độ được bảo
hiểm.

Luật BHYT năm 2008 quy định: “BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy
định trong Luật này đều tham gia BHYT”. BHYT tồn dân là một cột trụ của chính
sách an sinh xã hội nước ta, vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo cơng bằng
trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hệ thống BHYT toàn dân do Nhà nước đứng ra
tổ chức thực hiện và được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật. Mọi người lao động có
việc làm, có thu nhập đều có nghĩa vụ đóng góp tài chính vào hệ thống BHYT.
Những thành viên khác trong xã hội, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của


8

từng nhóm đối tượng mà nhận được sự hỗ trợ nhất định khi tham gia vào hệ thống
BHYT này. Việc mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT phải dựa trên cả 3 phương

diện: tỷ lệ dân số tham gia BHYT, phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm chi
trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, ưu tiên mục tiêu tăng tỷ lệ
dân số tham gia, song song với việc mở rộng phạm vi quyền lợi, chất lượng dịch vụ
y tế và mức hưởng BHYT. Thực hiện BHYT toàn dân là một giải pháp hữu hiệu
thực hiện chủ trương xã hội hóa cơng tác y tế, chủ động nguồn tài chính y tế bền
vững, đáp ứng u cầu cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [10].
1.1.3. Bảo hiểm y tế hộ gia đình

H
P

Theo Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật BHYT thì BHYT HGĐ là
tồn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (trừ đối tượng tham
gia BHYT theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng) phải tham gia
BHYT HGĐ [11].

1.1.4. Lựa chọn ngược trong bảo hiểm y tế

U

Lựa chọn ngược trong bảo hiểm y tế là tình huống chỉ người có sức khỏe
kém mới mua BHYT vì họ nghĩ rằng khi đó chắc chắn sẽ phải cần đến nó, cịn
người có sức khỏe tốt sẽ khơng mua BHYT. Lựa chọn ngược có khả năng hiện diện

H

trong tất cả các loại bảo hiểm, kể cả BHYT, ở những thị trường mà người mua có
quyền lựa chọn mua hoặc không mua [54].


Đối với các công ty BHYT tư nhân, do không thể xác định được người có
mức độ rủi ro cao hoặc thấp, nhận thức rõ tổn thất kỳ vọng gia tăng trong một khối
chỉ tồn người có sức khỏe kém, vì vậy họ sẽ gia tăng mức giá BHYT để phù hợp
với rủi ro. Người có sức khỏe tốt lại càng khơng thích mua bảo hiểm, khi mức chi
phí càng cao thì sẽ tiếp tục rời bỏ thị trường. Đối với nhà nước, do mục tiêu an sinh
xã hội, phi lợi nhuận nên mọi người đều có quyền mua BHYT, kể cả người già,
người có sức khỏe kém. Do đó, hệ thống BHYT nhà nước, đặc biệt là những loại
hình BHYT được phép chọn mua hoặc không thường phải đối mặt với lựa chọn
ngược dẫn đến quỹ BHYT ln có nguy cơ xảy ra tình trạng kém bền vững [13].


9

1.1.5. Định nghĩa và đặc điểm của khu vực kinh tế khơng chính thức
Cụm từ “Khu vực kinh tế khơng chính thức” được nhắc đến đầu tiên trong hội
nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế được tổ chức tại Kenya vào năm 1972. Tuy
nhiên, đến năm 1993, tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO) mới đưa ra định nghĩa về
khu vực kinh tế này với nội dung như sau: Khu vực khơng chính thức được mơ tả
rộng rãi là bao gồm các đơn vị tham gia vào việc sản xuất hàng hố, dịch vụ với
mục tiêu chính là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người có liên quan [33].
 Đặc điểm của khu vực kinh tế khơng chính thức [33], [37].
– Doanh nghiệp khu vực khơng chính thức thường th dưới 10 người lao động,
có thể là các thành viên ngay tại mỗi gia đình.

H
P

– Khu vực kinh tế khơng chính thức khơng có sự đồng nhất: hoạt động chủ yếu là
thương mại bán lẻ, vận chuyển, sửa chữa và bảo trì, xây dựng, thuê dịch vụ cá
nhân.

– Vốn đầu tư thường ở mức tối thiểu.

– Cơng việc lao động địi hỏi kỹ năng ở mức độ thấp.

U

– Người lao động học kĩ năng làm việc dựa trên công việc của họ
– Mối quan hệ giữa chủ - người lao động không dựa trên văn bản quy định cụ thể,
và hầu như không đề cao quyền lợi của người lao động.

H

– KVKTKCT hoạt động dựa trên mối gắn kết trong khi khu vực kinh tế chính thức
hoạt động lại mang tính độc lập).

– KVKTKCT được coi là một phần của kinh tế thế giới.
Năm 2003, Hội nghị Quốc tế lần thứ 17 về Thống kê Lao động đã mở rộng
thêm định nghĩa về KVKTKCT. Theo đó thì khu vực kinh tế này bao gồm những
người lao động khơng chính thức (khơng có hợp đồng bảo đảm về quyền lợi của
công nhân cũng như chế độ an sinh xã hội) ở cả bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp khơng chính thức [36].


10

1.2.

Khu vực kinh tế khơng chính thức trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1. Một số nét chính về khu vực kinh tế khơng chính thức trên Thế Giới

 Những đóng góp của KVKTKCT cho nền kinh tế
Trong những thập kỷ qua, KVKTKCT đã có đóng góp đáng kể mang lại cơ
hội có thu nhập và việc làm cho người lao động. Trong 2 năm 1999-2000, kinh tế
khu vực này đã đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân (GNI: Gross National
Income) 14% cho các nước đang phát triển, 38% cho các nước có nền kinh tế đang
chuyển đổi và 18% cho các quốc gia có nền kinh tế phát triển tại các nước khu vực
OEDC (Organization for Economic Cooperation and Development) [35]. Tại châu
Á và châu Phi, mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP: Gross Domestic

H
P

Product) của khu vực kinh tế này là từ 25% đến 40%.
 Vấn đề Giới trong KVKTKCT

Tại các nước đang phát triển, KVKTKCT đã mang lại nguồn công ăn việc
làm khá nhiều cho phụ nữ, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Phụ nữ và nam
giới có sự khác nhau về xu hướng nghề nghiệp, do đó họ sẽ có nguy cơ/rủi ro khác

U

nhau tùy theo cơng việc của mình. Nam giới có xu hướng làm cơng việc về xây
dựng, giao thơng vận tải, trong khi phụ nữ có xu hướng tham gia vào công việc tại
nhà hoặc bán hàng [38], [55]. Theo thống kê năm 1998, tại các nước phát triển, đa

H

số người lao động bán thời gian là phụ nữ (60% tại các nước thuộc khối OECD).
Con số này đặc biệt cao tại một số nước như Thụy Điển (98%), Anh (80%), Nhật
Bản (68%) và Mỹ (68%) [22], [44].

Trên 60% lao động nữ thuộc các nước đang phát triển làm việc trong
KVKTKCT. Tại khu vực cận sa mạc Sahara, có 84% nữ giới làm việc trong
KVKTKCT trong khi tỷ lệ này của nam giới chỉ là 63%. Còn tại các nước khu vực
Mỹ La Tinh, tỷ lệ này tương ứng là 58% nữ và 48% nam. Khu vực châu Á, tỷ lệ
nam và nữ làm việc trong khu vực này tương đương nhau [36], [48]. Các báo cáo
cũng chỉ ra rằng lao động nữ có mức thu nhập thấp hơn, chịu nhiều thiệt thòi và dễ
bị tổn thương hơn so với nam giới [31], [38], [41].


11

1.2.2. Một số nét chính về khu vực kinh tế khơng chính thức tại Việt Nam
 Những đóng góp của KVKTKCT cho nền kinh tế
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2007-2009, khu vực khơng chính thức chiếm
gần 25% việc làm ở qui mơ tồn quốc và gần 50% việc làm phi nơng nghiệp. Khu
vực kinh tế này đóng góp khoảng 20% vào GDP tổng và 25% GDP phi nông nghiệp
[7].
 Sự phát triển của lao động khơng chính thức
Tỷ trọng khu vực khơng chính thức trong tổng số việc làm ở mức lớn nhất tại
các khu đô thị và ven đơ [5], [29] Số việc làm khu vực khơng chính thức chiếm
32% tổng số việc làm ở Hà Nội và 34% ở TP. Hồ Chí Minh (chiếm tương ứng 57%

H
P

và 41% tổng số việc làm phi nông nghiệp ở mỗi thành phố). Trong giai đoạn từ năm
2007 đến 2009, số liệu thống kê cho thấy số hộ sản xuất kinh doanh khơng chính
thức tại Hà Nội đã tăng 2,3 lần [7].

Theo kết quả thống kê năm 2009, tổng số lao động khơng chính thức của Việt

Nam là 17.172.000 người và chiếm khoảng 68,2% việc làm phi nơng nghiệp. Trong

U

số đó có 10.948.000 người làm việc trong KVKTKCT (tương đương với 43,5%).
Có 66,8% lao động nữ và 69,4% lao động nam là người lao động khơng chính thức,
trong đó có 43,7% nữ và 43,3% nam làm việc trong KVKTKCT [7].

H

 Nguồn gốc của sự phát triển lực lượng lao động trong KVKTKCT
Khủng hoảng kinh tế cùng với sự sụt giảm trong sản xuất nông nghiệp làm
tăng số người lao động trong KVKTKCT tại Việt Nam. Nghiên cứu của Tổng cục
thống kê cho thấy, số lượng lao động trong KVKTKCT tăng thêm 6% tại Hà Nội và
19% tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007-2009 tương ứng với giai đoạn
đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trên toàn cầu [7].
 Đặc điểm kinh tế, xã hội và chế độ an sinh xã hội cho người lao động trong
KVKTKCT
Người lao động trong KVKTKCT thường có trình độ học vấn thấp với thời
gian đi học là 9,2 năm tại Hà Nội và 7,7 năm tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời
độ tuổi trung bình của nhóm lao động này (Hà Nội: 39,1 tuổi và thành phố Hồ Chí


12

Minh: 39,6 tuổi) cao hơn so với nhóm lao động chính thức. Tỷ lệ lao động nữ trong
khu vực kinh tế này tương đương với tỷ lệ nam [38].
Về cơ cấu việc làm của KVKTKCT, khảo sát tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy việc làm của khu vực kinh tế này tập trung chủ yếu vào dịch vụ,
buôn bán và sản xuất/xây dựng. Tại Hà Nội, tỷ lệ cơ cấu việc làm của nhóm dịch vụ

chiếm 39,6%, tiếp đến là nhóm bn bán chiếm 32,6% và nhóm sản xuất/xây dựng
là 27,8% 38. Về hình thức quản lý thì đa số người lao động là tự chủ (selfemployment) (72,7% tại Hà Nội và 70,7% tại thành phố Hồ Chí Minh) [4], [38].
Thu nhập trung bình và trung vị của người LĐKVKTKCT năm 2009 tại Hà
Nội là 3,6 triệu đồng/tháng và 1,9 triệu đồng so với mức 2,7 triệu đồng và 2 triệu

H
P

đồng tương ứng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung là mức thu nhập của người
lao động trong khu vực kinh tế này còn thấp và ngay cả trong khu vực kinh tế này
cũng tồn khoảng cách về mặt thu nhập [7].

Các nghiên cứu trên cũng cho thấy chế độ bảo hiểm, điều kiện làm việc, chính
sách hỗ trợ cho lao động trong khu vực kinh tế này rất nghèo nàn. Tại thành phố Hồ

U

Chí Minh, 3/4 số lao động trong khu vực này không có hợp đồng lao động, chế độ
bảo hiểm, điều kiện làm việc phù hợp. Trong khi đó, tại Hà Nội, 30% việc làm
trong KVKTKCT là những công việc bấp bênh, hơn 60% việc làm khơng có hợp

H

đồng lao động và dưới 5% công việc được hưởng bảo hiểm xã hội [7].
1.3.

Tình hình sức khỏe của người lao động trong KVKTKCT

1.3.1. Tình hình sức khỏe của người lao động KVKTKCT trên Thế giới
Nhìn chung, chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về tình trạng sức khỏe của

nhóm người lao động trong KVKTKCT [40]. Các báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
Giới, tổ chức Lao động Quốc tế cũng như các tác giả khác đều cho thấy so với khu
vực kinh tế chính thức thì người lao động trong KVKTKCT có nguy cơ rủi ro khi
làm việc cao hơn do môi trường làm việc thấp kém, không đảm bảo an toàn lao
động và sức khỏe trong khi bản thân họ lại khơng nhận thức được và khơng biết
cách để phịng tránh những rủi ro, nguy cơ này. Điều kiện làm việc nghèo nàn, công
nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp…. đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
và tai nạn cho những người lao động trên [38], [34], [40], [41]. Ví dụ cụ thể, trong


13

nghiên cứu tại Brazil (thành phố Bahia) cho thấy tỉ lệ tai nạn thương tích nghề
nghiệp của người lao động KVKTKCT là 6,2/100 người cao hơn so với khu vực
kinh tế chính thức là 5,1/100 người. Nghiên cứu cũng cho thấy lao động nữ có trình
độ học vấn trung bình có nguy cơ mắc tai nạn nghề nghiệp cao hơn gấp 2 lần so với
những những lao động nữ khác trong khu vực kinh tế chính thức [55]. Tương tự, tại
Yemen, kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ trong các hộ gia đình thuộc
KVKTKCT có tỷ lệ ốm đau cao hơn so với nhóm hộ gia đình thuộc KVKTCT [49].
Nghiên cứu tại Zimbabue vào năm 1998 của tác giả Loewenson cho thấy,
người lao động trong khu vực kinh tế khơng chính thức có tỷ lệ mắc bệnh xương
khớp và bệnh đường hô hấp ở mức cao [44]. Tại Nam Phi, nghiên cứu về sức khỏe

H
P

của những người phụ nữ bán hàng trên đường phố tại thành phố Johannesburg, Nam
Phi vào năm 2002 cho thấy, trong số 422 đối tượng nghiên cứu thì có tới 54% người
cho biết họ có vấn đề về sức khỏe bệnh tật liên quan tới nghề nghiệp như: bỏng, vết
cắt (chân/tay), đau đầu và các bệnh về cơ xương khớp. Hơn một nửa đối tượng cho

biết họ cảm thấy không thoải mái với môi trường làm việc hiện tại do thiếu nơi cư

U

ngụ, bẩn thỉu (34%) và tiếng ồn (26%) và khơng có nơi để vệ sinh cá nhân (24%)
[51]. Trong một nghiên cứu khác, người ta thấy rằng những rối loạn về mặt tâm
thần ở lao động nữ trong KVKTKCT cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới làm việc

H

trong khu vực kinh tế chính thức [46]. Nghiên cứu tại Dhaka năm 2011 cho thấy có
khoảng 71% người lao động khơng chính thức trong các cơ sở tái chế nhựa cho biết
họ có ốm đau (so với 64% ở nhóm lao động chính thức). Lao động khơng chính
thức có tỷ lệ mắc sốt, ho/cảm lạnh, viêm gan (gấp 2 lần), bệnh đường hô hấp cao
hơn so với nhóm lao động chính thức [16]. Các nghiên cứu, báo cáo cũng chỉ ra
rằng phụ nữ chịu những tác động, ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe nhiều hơn so với
nam giới. Trong báo cáo của Cơ quan châu Âu về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm
việc cho thấy lao động khơng chính thức là nữ giới có nguy cơ mắc các rối loạn cơ
xương khớp cao hơn so với nam giới [28].
Không chỉ có những người lao động khơng chính thức, mà trẻ em sinh ra trong
những gia đình có bố mẹ làm việc trong KVKTKCT cũng chịu những ảnh hưởng
nhất định về mặt sức khỏe. Tỷ lệ mắc các bệnh cấp tính của nhóm trẻ em đi cùng


14

các bà mẹ bán hàng rong cao hơn so với quần thể chung (38% so với 27,3%), tương
tự tỷ lệ tai nạn thương tích cũng cao hơn (5,8% so với 3,6%) [52]. Một nghiên cứu
khác. Tại Yemen người ta cũng thấy rằng tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng trong các
hộ gia đình KVKTKCT cũng cao hơn so với nhóm hộ gia đình thuộc KVKTCT.

 Vấn đề chế độ chính sách (BHXH và BHYT)
Một đặc điểm của KVKTKCT là người lao động thường không được hưởng
chế độ tốt về tiền lương, chế độ bảo hiểm tai nạn thương tích, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế. Tại Mỹ, dưới 20% người làm việc bán thời gian được mua bảo hiểm y tế
hoặc tiền trợ cấp [34]. Vấn đề này còn trở lên phổ biến nhiều hơn đặc biệt là ở
những nước đang phát triển [35], [42].

H
P

Người lao động không chính thức có nguy cơ ốm đau, bệnh tật cao hơn so
với người lao động trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, chỉ có số ít nhóm đối
tượng này có bảo hiểm y tế vì những lí do được tác giả Francie Lund và Jillian
Nicholson đề cập dưới đây [29].

Hàng tháng người lao đơng chính thức và người sử dụng lao động cùng chi

U

trả phí BHYT và bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, người lao động khơng chính thức
khơng được hưởng các chế độ, chính sách này. Những người làm việc trong nền
kinh tế khơng chính thức thường khơng có thu nhập ổn định và vì vậy họ khơng thể

H

kịp thanh toán cho BHYT. Những người khác quá nghèo và khơng đủ khả năng
thanh tốn dù chỉ là số tiền rất nhỏ để chi trả cho BHYT.
 Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của những người lao động khơng chính thức
có tham gia BHYT


Tại Bolivia, Ấn Độ, Thái Lan, Phillipines đã thực hiện được mơ hình hỗ trợ
bảo hiểm y tế cho người lao động khơng chính thức thơng qua sự hỗ trợ của tổ chức
phi chính phủ hoặc từ nhà nước. Mơ hình hỗ trợ này được đánh giá thành công với
số lượng người tham gia tăng lên đáng kể. Tuy nhiên thì chương trình hỗ trợ này
còn phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ [48]. Người ta cũng nhận thấy rằng tham gia
BHYT đã giúp cho nhóm người lao động trên tăng cường khả năng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế.
Ví dụ như tại Phillipines, các đơn vị bảo hiểm y tế vi mô do khu vực kinh tế


15

khơng chính thức sáng lập xuất phát từ thực tế là nhóm lao động này khơng thể tiếp
cận BHYT. Chương trình này đã giúp tăng cường khả năng tiếp cận tới dịch vụ y tế
của người LĐKCT (tăng tỷ lệ khám chữa bệnh, tỷ lệ đẻ tại nhà giảm, tăng tỉ lệ
người được chẩn đốn bệnh mạn tính và tn thủ điều trị cao hơn so với những
người không tham gia) [25].
1.3.2. Tình hình sức khỏe của người lao động KVKTKCT trong nước
Tại Việt Nam, các nghiên cứu báo cáo về tình hình sức khỏe, sử dụng dịch
vụ y tế của người lao động trong KVKTKCT chưa có nhiều. Trong một khảo sát
đánh giá của Bộ Tài nguyên Môi trường của Lê Kế Sơn vào năm 2010 về tình hình
sức khỏe của người lao động khơng chính thức tại một số làng nghề, kết quả cho

H
P

thấy người lao động tại các làng nghề tái chế phế có tỷ lệ mắc bệnh da liễu, hơ hấp,
tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh, tai nạn thương tích cao hơn so với các vùng
khác. Đồng thời tuổi thọ trung bình của người lao động tại các làng nghề thấp hơn
từ 5 - 10 năm so với tuổi thọ trung bình ở Việt Nam [14].


Kết quả khảo sát của Tổng cục thống kê chỉ ra rằng, trong giai đoạn khủng

U

hoảng kinh tế năm 2007-2009, 17% hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh và 7,5%
hộ gia đình tại Hà Nội hoạt động trong khu vực khơng chính thức đã phải cắt giảm
chi tiêu cho y tế, tỷ lệ này cao gấp 2 lần so với nhóm hộ gia đình hoạt động trong

H

khu vực kinh tế chính thức. Những con số này phản ánh những khó khăn, rủi ro khi
tiếp cận dịch vụ y tế của lao động trong khu vực kinh tế này [7].
 Bảo hiểm y tế với người lao động trong KVKTKCT?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật [10], Chiến lược Quốc gia
Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao sức khỏe giai đoạn 2011-2020 đã
đưa ra mục tiêu đến cuối năm 2020 có 80% dân số có BHYT [4]. Lộ trình thực hiện
BHYT tồn dân đã nêu rõ nhiệm vụ cần mở rộng diện bao phủ của BHYT đến
những người lao động trong khu vực kinh tế khơng chính thức [10]. Từ ngày
1/1/2015 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế bắt đầu có hiệu
lực, trong đó BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc thay vì trách nhiệm tham gia.


16

Cùng với những quy định bổ xung về quyền lợi và mức hưởng của người tham gia
BHYT, hộ gia đình cũng là đối tượng tham gia BHYT, được hỗ trợ một phần phí
BHYT giảm dần theo số lượng thành viên trong hộ gia đình tham gia (tồn bộ các

thành viên trong hộ gia đình phải tham gia nếu chưa tham gia theo nhóm đối tượng
khác). Như vậy, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo
hiểm y tế người lao động KVKTKCT bắt buộc phải tham gia BHYT theo hình thức
hộ gia đình [12].
Do vậy cần phải có những chính sách phù hợp nhằm tăng cường, mở rộng số
người lao động khơng chính thức tham gia BHYT góp phần thực hiện mục tiêu bảo
hiểm y tế tồn dân đến năm 2020.

H
P

Các đối tượng khác
cịn lại

Nông dân

Học sinh, sinh viên

U

Trẻ em dưới 6 tuổi, cận nghèo

Người nghèo, dân tộc thiểu số, người già, thân nhân SQ
Hưu trí, bảo trợ xã hội

H

Cán bộ, CNV, người lao động

1992

1.4.

1998

2005

2009

2010

2012

2014

Hình 1.2: Sơ đồ lộ trình thực hiện BHYT từ 1992-2014
Sự sẵn sàng chi trả

Sẵn sàng chi trả được định nghĩa là mức giá tối đa mà người mua chấp nhận
thanh tốn cho một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định [47].
Có khá nhiều phương pháp được sử dụng để định giá dựa trên sự phản ứng
của khách hàng [47]:
Phương pháp dựa trên số liệu doanh thu:
Phương pháp tốn kinh tế cho ước tính sự co dãn của giá: điểm mạnh của
phương pháp này là ở giá trị nội tại cao như sự mua được quan sát thấy trong bối
cảnh thị trường thực tế. Tuy nhiên, kết quả chỉ đáng tin cậy khi phạm vi biến động


×