Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, bệnh viện phụ sản trung ương, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VIẾT THIỆN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

H
P

QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ SƠ SINH
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VIẾT THIỆN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


H
P

QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ SƠ SINH
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

H

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THANH HƯƠNG

Hà Nội - 2018


i

LỜI CÁM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn thầy cô
giáo Trường Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình hướng dẫn cho tơi, tạo điều kiện tốt
nhất để tơi hồn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu,
Phòng quản lý đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y tế công cộng đã tạo mọi điều
kiện thông báo và hướng dẫn cho tôi thực hiện đúng qui định của Trường.
Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Thanh Hương đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn cho tôi trong thời gian làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc, phòng Nghiên cứu khoa

học Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đồng ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể

H
P

để tơi hồn thành nghiên cứu.

Tơi xin cảm ơn Trưởng phòng và tập thể cán bộ phòng Vật tư trang thiết bị y
tế, tập thể Trung tâm chăm sóc và điều trị Sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
đã tận tình giúp đỡ cùng tham gia thu thập số liệu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi
hồn thành nghiên cứu.

U

Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, những người bạn thân thiết đã tận tình chia sẻ giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt
nhất có thể để tơi hồn thành luận văn này.

H

Học viên

Nguyễn Viết Thiện


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1.Một số khái niệm/định nghĩa: ...............................................................................4
1.2. Phân loại TTBYT .................................................................................................6
1.3. Giới thiệu về quản lý sử dụng trang thiết bị y tế ..................................................9
1.4. Thực trạng quản lý sử dụng TTBYT trên thế giới và tại Việt Nam...................15
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TTBYT ....................................19

H
P

1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................................23
1.7. Khung lý thuyết ..................................................................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................27
2.1.Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................27
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................27

U

2.3.Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................27
2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.....................................................................28
2.5.Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................31

H

2.6. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................32
2.7. Biến số và chủ đề nghiên cứu (Phụ lục 5)..........................................................32
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu .................................................33
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................34
3.1. Thực trạng quản lý sử dụng TTBYT tại TTCS&ĐTSS .....................................35

3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TTBYT của Trung tâm ............52
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................61
4.1. Thực trạng quản lý sử dụng TTBYT ..................................................................61
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TTB..........................................69
4.3. Các hạn chế trong nghiên cứu ............................................................................73
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74


iii

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77
PHỤ LỤC 1. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TTBYT TẠI
TTCS & ĐTSS NĂM 2018 .......................................................................................81
PHỤ LỤC 2. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TTBYT CỦA TRUNG TÂM CS & ĐTSS ...............................................................84
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
TTBYT CỦA TRUNG TÂM CS & ĐTSS ...............................................................87
PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
TTBYT CỦA TTCS & ĐTSS ...................................................................................90

H
P

PHỤ LỤC 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ...................................................................92

H

U



iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT

Chụp cắt lớp (Computed Tomography)

HSCC

Hồi sức cấp cứu

KCB

Khám chữa bệnh

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

MRI

Magnetic Resonance Imaging

NC

Nghiên cứu

NCV


Nghiên cứu viên

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development
Assistance)

QLTTB

Quản lý trang thiết bị

TCKT

Tài chính kế tốn

TSCĐ

U

H
P

Tài sản cố định

TTBYT
TTCS&ĐTSS
VTTH
WHO


Trang thiết bị y tế

H

Trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh
Vật tư tiêu hao
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Kết quả nghiệm thu TTBYT .....................................................................35
Bảng 3.2. Thông tin chung về TTBYT .....................................................................37
Bảng 3.3. Phân bố số lượng các TTBYT theo số năm sử dụng ................................38
Bảng 3.4. Hiện trạng các TTB được đưa vào nghiên cứu .........................................40
Bảng 3.5. Kết quả về ghi chép lý lịch các TTBYT ...................................................41
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá về điều kiện hạ tầng lắp đặt TTBYT ............................45
Bảng 3.7. Tổng hợp tình hình TTBYT hỏng cần sửa chữa năm 2017. .....................46
Bảng 3.8. Kết quả về bảo dưỡng định kỳ các TTBYT .............................................47

H
P

Bảng 3.9. Kết quả thực hiện ghi chép nội dung bảo dưỡng các TTBYT..................48
Bảng 3.10. Tổng hợp đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng các TTBYT ...............................49

H


U


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.2 Quy trình sử dụng TTBYT tại TTCS&ĐTSS ..........................................15
Biểu đồ 3.1 . Tổng hợp tình hình lưu tài liệu kỹ thuật của TTBYT .........................42
Biều đồ 3.2 . Thực trạng về nội quy hướng dẫn sử dụng bảo quản TTBYT ............43
Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá việc thực hiện hiệu chuẩn các TTBYT.....................50
Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá TTBYT qua công tác kiểm định...............................51

H
P

H

U


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Quản lý sử dụng trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế. Vì vậy chúng tơi thực hiện
nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang
thiết bị y tế tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung
ương, năm 2018” nhằm mơ tả thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý sử dụng trang thiết bị y tế (TTBYT) của Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ
sinh (TTCS&ĐTSS) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang kết hợp định
lượng và định tính. Thông tin định lượng về TTBYT được thu thập qua sử dụng

H
P

bảng kiểm với 424 TTBYT có mức giá lúc mua từ 30 triệu đồng trở lên và số liệu
thứ cấp từ tháng 01/2017 đến tháng 3/2018. Thông tin định tính được thu thập qua 3
cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ quản lý gồm phó Giám đốc bệnh viện phụ trách
TTBYT, trưởng phòng Vật tư TTB, Giám đốc TTCS&ĐTSS; 3 cuộc thảo luận
nhóm với 5 cán bộ kỹ thuật phòng Vật tư TTB, 7 bác sỹ, 7 điều dưỡng của

U

TTCS&ĐTSS.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% TTBYT đều mới khi bàn giao sử dụng;
59,8% TTBYT đã có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm; 97,1% TTBYT đang hoạt

H

động tốt; 99,3% TTBYT được lắp đặt đúng quy định; có tới 35,2% TTBYT khơng
cịn tài liệu kỹ thuật; 27,8% TTBYT có sửa chữa 01 lần/năm; 78,8% TTBYT được
bảo dưỡng đúng quy định; 33,9% TTBYT không được hiệu chuẩn; 43,5% TTBYT
khơng được kiểm định. Nghiên cứu định tính cho thấy các văn bản chính sách, mặt
bằng lắp đặt có ảnh hưởng tích cực đến quản lý sử dụng TTBYT; kinh phí dành cho
bảo dưỡng và sửa chữa hạn chế, chưa có phần mềm quản lý và quy trình sửa, chữa
bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn có ảnh hưởng khơng tốt đến quản lý sử dụng
TTBYT.
Bệnh viện cần có kế hoạch mua sắm cụ thể cho các năm tiếp theo; Cần bảo

dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn các TTBYT đúng quy định để đảm bảo quản lý sử
dụng hiệu quả, tăng tuổi thọ của thiết bị; Bổ sung thêm kinh phí cho bảo dưỡng và
sửa chữa; Áp dụng phần mềm quản lý TTBYT


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
hiệu quả, chất lượng của cơng tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong
cơng tác phịng bệnh và chữa bệnh. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước, đặc biệt trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu
chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Do vậy, lĩnh
vực TTBYT cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo
tính khoa học và hiệu quả. Hiện nay, TTBYT tại các cơ sở y tế rất đa dạng, phong
phú về chủng loại, được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau, nhưng vẫn chưa đáp
ứng được việc phục vụ số lượng bệnh nhân ở các bệnh viện.Trình độ của người trực

H
P

tiếp sử dụng TTBYT và trình độ chun mơn của các cán bộ kỹ thuật chưa theo kịp
sự phát triển về công nghệ của các TTBYT [7]. Nghiên cứu đánh giá các hoạt động
quản lý sử dụng TTBYT là một nhu cầu cần thiết, nhằm tìm ra những mặt tích cực
và hạn chế của việc tổ chức quản lý sử dụng TTBYT, làm cho công tác tổ chức
ngày càng hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực TTBYT, phục vụ tốt cơng tác

U

chăm sóc sức khỏe nhân dân.


Thực tế nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng TTBYT
chưa được các cơ sở y tế chú ý và đầu tư đúng mức. Quản lý sử dụng TTBYT bao

H

gồm các hoạt động quản lý như: mua sắm TTBYT, quản lý khai thác sử dụng, quản
lý hiện trạng, quản lý chất lượng, quản lý bảo dưỡng sửa chữa, đánh giá hiệu quả sử
dụng và thanh lý TTBYT. Ngồi ra cơng tác quản lý TTBYT còn bao gồm việc
đánh giá nhu cầu mua sắm trước khi quyết định mua [23]. Thực hiện tốt các hoạt
động quản lý này sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các TTBYT trong các cơ sở y
tế.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW) là bệnh viện đầu ngành về sản
phụ khoa, chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, hỗ trợ sinh sản… với quy mơ 1000
giường bệnh nội trú. Trong đó, Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh
(TTCS&ĐTSS) thuộc BVPSTW được thành lập vào tháng 06 năm 2011, hiện nay
có 217 giường bệnh cùng với 113 cán bộ nhân viên, có 25 bác sĩ, 77 điều dưỡng và
nữ hộ sinh, 9 hộ lý và 2 kỹ thuật viên. Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển,


2

TTCS&ĐTSS luôn được đầu tư nâng cấp các trang thiết bị hiện đại như: Máy thở,
máy thở áp lực dương liên tục (Continuous Positive Airway Pressure - CPAP), máy
truyền dịch, máy Laser điều trị bệnh võng mạc, máy sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh,
máy theo dõi bão hịa oxy trong máu qua da, máy chụp XQ tại giường, máy siêu âm
tim màu 2 chiều, lồng ấp, giường hồi sức, đèn chiếu điều trị vàng da,...[5]
Câu hỏi đặt ra là TTCS&ĐTSS đang quản lý sử dụng các TTBYT như thế
nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TTBYT tại Trung tâm? Để
trả lời câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố

ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Trung tâm Chăm sóc và
điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2018”. Kết quả nghiên cứu

H
P

sẽ cung cấp những thông tin cập nhật và chính xác giúp cho Lãnh đạo bệnh viện
triển khai các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng TTBYT tại
TTCS&ĐTSS nói riêng và tồn bệnh viện nói chung, góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ khám và điều trị cho người bệnh.

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị y tế của Trung tâm Chăm sóc
và điều trị sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế của
Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 2018.

H
P

H


U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Một số khái niệm/định nghĩa:
1.1.1. Khái niệm về trang thiết bị y tế
- Trang thiết bị y tế (TTBYT) là những thiết bị, máy móc, dụng cụ, vật tư, phương
tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh (KCB) dùng
trong y tế, đó chính là những phương tiện ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật, công nghệ trong việc KCB. Là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
hiệu quả, chất lượng, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong cơng tác phịng
bệnh và chữa bệnh [8].
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định TTBYT thuộc vào một chuyên

H
P

môn của ngành y tế. Trong thời kỳ phát triển như vũ bão hiện nay của cơng nghệ
trên thế giới chỉ sau có cơng nghiệp vũ trụ, quốc phịng an ninh, nền cơng nghiệp
TTBYT đã nhanh chóng ứng dụng những thành tựu mới nhất vào việc chẩn đoán và
điều trị để đạt được mục tiêu cao nhất “Vì sức khỏe của con người” [36].
- Theo Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn đo lường chất lượng ACEAN/ nhóm cơng tác

U

về sản phẩm trang thiết bị y tế (ACCSQ- MPDWG) thì TTBYT là những dụng cụ,
bộ dụng cụ, thiết bị máy móc, vật dụng mơ cấy, thuốc thử trong phịng thí nghiệm,
phần mềm, ngun vật liệu hay các vật phẩm tương tự hoặc có liên quan khác được


H

dùng trong ngành y tế, bao gồm các phân loại sau [13].
+ Chẩn đốn, phịng ngừa, theo dõi, điều trị hay làm nhẹ bệnh tật
+ Chẩn đoán, theo dõi, điều trị, làm dịu hay phục hồi thương tổn
+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ công tác giải phẫu hay các quy trình
sinh lý khác

+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
+ Kiểm sốt sự thụ thai
+ Khử trùng các thiết bị y tế
+

Cung cấp thông tin cho mục đích chẩn đốn y học bằng phương pháp thử

nghiệm trên cơ thể con người
- Một khái niệm khác về TTBYT theo Vụ Trang thiết bị và Cơng trình Y tế, Bộ Y
tế: TTBYT bao gồm các thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phục vụ cho hoạt


5

động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đây là một loại hàng hóa đặc biệt với
chủng loại đa dạng và luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi [10].
1.1.2. Khái niệm về quản lý TTBYT
Quản lý TTBYT là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc
lĩnh vực TTBYT đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt
động tối ưu và đảm bảo những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó, nhằm

phát triển khai thác và sử dụng có hiệu quả TTBYT được đầu tư trong ngành [7].
1.1.3. Một số định nghĩa về sử dụng TTBYT
Sử dụng liên tục là việc sử dụng TTBYT không bao gồm bất kỳ sự gián đoạn tạm

H
P

thời nào trong suốt quá trình hoặc bất kỳ sự tạm dừng sử dụng TTBYT đó nhằm
mục đích làm sạch hoặc khử trùng hoặc sử dụng liên tiếp một TTBYT bằng cách
thay thế thiết bị đó ngay lập tức bằng một thiết bị cùng loại, theo như chỉ dẫn của
chủ sở hữu sản phẩm.

Sử dụng tạm thời là sử dụng liên tục trong khoảng thời gian ít hơn 60 phút.

U

Sử dụng trong thời gian ngắn là sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 60 phút
đến 30 ngày.

Sử dụng trong thời gian dài là sử dụng liên tục trong thời gian trên 30 ngày.

H

Nguy hiểm tức thời là tình huống mà các bệnh nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng
hoặc nguy hiểm đến một chức năng sinh lý quan trọng nếu không có những biện
pháp phịng ngừa ngay lập tức.

1.1.4. Ngun tắc quản lý sử dụng trang thiết bị y tế
- Bảo đảm chất lượng, an toàn và sử dụng hiệu quả TTBYT.
- Thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính kỹ thuật, cơng dụng của TTBYT

và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với người sử dụng
- Bảo đảm truy xuất nguồn gốc của TTBYT.
- Việc quản lý sử dụng TTBYT phải theo đúng mục đích, cơng năng, chế độ, bảo
đảm tiết kiệm và hiệu quả.


6

-

Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân thủ quy

định của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về kiểm định, hiệu
chuẩn.
-Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về TTBYT, thực hiện hạch toán kịp thời,
đầy đủ TTBYT về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành của pháp luật, bảo
đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền về quản
lý TTBYT [13].
1.2. Phân loại TTBYT
1.2.1. Các định nghĩa về các loại TTBYT

H
P

TTBYT chủ động: TTBYT hoạt động theo nguyên tắc sử dụng và biến đổi nguồn
năng lượng điện hoặc các nguồn năng lượng khác không phải là nguồn năng lượng
sinh ra từ cơ thể con người hoặc thế năng. Các TTBYT sử dụng để truyền năng
lượng, các chất hoặc những yếu tố khác từ TTBYT chủ động đến cơ thể con người
mà không gây biến đổi lớn đến các yếu tố này không được định nghĩa là TTBYT


U

chủ động.

TTBYT điều trị chủ động: TTBYT được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những
thiết bị y tế khác, để hỗ trợ, sửa đổi, thay thế hoặc phục hồi các chức năng hoặc cấu

H

trúc sinh học với mục đích điều trị hoặc giảm nhẹ bệnh tật, chấn thương hoặc tàn
tật.

TTBYT chẩn đoán chủ động: TTBYT được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các
thiết bị y tế khác, để cung cấp thông tin cho việc phát hiện, chẩn đoán, theo dõi hoặc
để hỗ trợ trong điều trị sinh lý, tình trạng sức khỏe, bệnh tật hoặc dị tật bẩm sinh.
TTBYT xâm nhập: TTBYT xâm nhập một phần hoặc tồn bộ vào bên trong cơ thể
thơng qua lỗ trên cơ thể hoặc thông qua bề mặt cơ thể, bao gồm: TTBYT cấy ghép,
TTBYT xâm nhập cơ thể qua phẫu thuật, TTBYT xâm nhập cơ thể qua lỗ tự nhiên
và TTBYT xâm nhập qua bề mặt cơ thể.
TTBYT cấy ghép: TTBYT được cấy, ghép thông qua phẫu thuật vào cơ thể người
hoặc để thay thế một phần bề mặt biểu mô hoặc các bề mặt của mắt với mục đích
duy trì chức năng của cơ quan sau phẫu thuật cấy, ghép, bao gồm cả TTBYT được


7

dùng để đưa một phần vào cơ thể thông qua sự can thiệp của phẫu thuật với mục
đích duy trì chức năng của cơ quan sau phẫu thuật cấy, ghép trong vịng ít nhất 30
ngày.

TTBYT xâm nhập qua phẫu thuật: TTBYT xâm nhập được đưa vào cơ thể thông
qua bề mặt của cơ thể với sự hỗ trợ của phẫu thuật, bao gồm cả các trang thiết bị
xâm nhập vào cơ thể khơng qua các lỗ tự nhiên.
TTBYT chẩn đốn in vitro tự xét nghiệm: TTBYT chẩn đoán in vitro được chủ sở
hữu chỉ định sử dụng cho những người chưa được đào tạo về lĩnh vực liên quan.
Trang thiết bị hỗ trợ hoặc duy trì sự sống làmột TTBYT cần thiết hoặc tạo ra
thông tin cần thiết cho việc phục hồi và duy trì một chức năng quan trọng của cơ thể
đối với việc duy trì cuộc sống của con người[9].

H
P

1.2.2. Các cách phân loại TTBYT

1.2.2.1. Theo chức năng hoạt động: có thể phân 10 nhóm TTBYT như sau
- Nhóm I: Thiết bị chẩn đốn hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trưng là máy chụp
X - Quang, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, máy siêu âm…
- Nhóm II: Thiết bị chẩn đốn điện tử sinh lý bao gồm các loại máy như máy điện

U

tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG)...

- Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế bào, máy
ly tâm...

H

- Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ gồm các thiết bị như máy
thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy sốc tim, thiết bị tạo oxy...

- Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngắn, tia hồng ngoại,
laser trị liệu...

- Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho, Laser
hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser...
- Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo cơng năng phổi, đo
thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, máy chạy thận nhân tạo...
- Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đơng như máy dị huyệt, massage, châm
cứu, điều trị từ phổi...
- Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thơng thường dùng ở gia đình như huyết áp
kế điện tử, nhiệt kế điện tử, máy chạy khí rung, điện tim...


8

- Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thơng dụng phục vụ trong các cơ sở y tế như thiết
bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ thống máy tính), xe ơ
tơ cứu thương, lị đốt rác thải y tế, khu xử lý nước thải...[5]
1.2.2.2. Theo nội dung chuyên môn
Theo thông tư 07/2007/BYT chia làm bốn nhóm trang thiết bị như sau:
Bảng 1.1. Phân loại trang thiết bị y tế theo nội dung chuyên môn [6]
STT

Tên nhóm

1

Thiết bị y tế: Các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục
vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa
học và đào tạo trong lĩnh vực y tế.


2

H
P

Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm: Phương tiện chuyển
thương (Xe chuyển thương, xuồng máy, xe ô tô cứu thương), xe chuyên
dụng lưu động cho y tế (X-quang, XN lưu động, chuyên chở vắc xin).

3

Dụng cụ vật tư y tế bao gồm: Dụng cụ, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm
được sử dụng cho công tác chuyên môn trong KCB và chăm sóc sức
khỏe.

U

- Vật tư bằng nhựa: Bơm kim tiêm, kim luồn tĩnh mạch, dây truyền dịch,
găng tay y tế, ống thông, ống dẫn lưu, túi máu, ambu thổi ngạt, chai

H

nhựa, đầu cone lọc vô trùng...

- Vật tư bằng thủy tinh: Pipette, lamen, bình đong...
-Dụng cụ, vật tư bằng kim loại: Dao mổ, khoan xương, mũi khoan sọ
não, đinh nẹp cố định, khung đóng đinh chốt, kim chọc tủy sống....
4


Các loại vật tư, dụng cụ cấy ghép trong cơ thể gồm: Xương nhân tạo, nẹp
vít cố định xương, van tim, máy tạo nhịp, ống nong mạch, thủy tinh thể...

1.2.2.3. Theo mức độ rủi ro tiềm ẩn
Nghị định 36 của Chính phủ quy định, trang thiết bị y tế sẽ được phân loại
quản lý theo mức độ rủi ro, thay vì phân loại theo nhóm kỹ thuật như trước đây với
4 mức A, B, C, D.


9

Cụ thể, nhóm 1 gồm TTB thuộc loại A là những thiết bị có mức độ gây rủi ro
thấp nhất, đơn vị sở hữu sẽ công bố chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và tự chịu trách
nhiệm về chất lượng sản phẩm (như: Bơng, băng, giường điều trị thơng thường…).
Nhóm 2 gồm các trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó loại B là TTBYT có
mức độ rủi ro trung bình thấp, TTBYT thuộc loại C có mức độ rủi ro trung bình cao
và loại D có mức độ rủi ro cao (như: Trang thiết bị cấy ghép vào cơ thể người).
Với các trang thiết bị loại C và D sẽ phải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng (trên
người) về tính an tồn trước khi được đưa vào sử dụng chính thức [13].
1.3. Giới thiệu về quản lý sử dụng trang thiết bị y tế
1.3.1. Nguyên tắc quản lý sử dụng trang thiết bị y tế

H
P

- Bảo đảm chất lượng, an toàn và sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế.
- Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính kỹ thuật, công dụng của trang
thiết bị y tế và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với người sử dụng.
- Bảo đảm truy xuất nguồn gốc của trang thiết bị y tế.


- Quản lý trang thiết bị y tế phải dựa trên phân loại về mức độ rủi ro và tiêu chuẩn

U

quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền ban hành, thừa nhận hoặc do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng theo
quy định của pháp luật.

H

- Trang thiết bị y tế là phương tiện đo, thiết bị bức xạ phải được quản lý theo quy
định của pháp luật về đo lường, pháp luật về năng lượng nguyên tử
- Việc quản lý sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, cơng năng, chế
độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
- Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân thủ quy định
của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về kiểm định, hiệu
chuẩn.
Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn vệ sinh lao động
thì ngồi việc phải tuân thủ các quy định về kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm
định, hiệu chuẩn theo quy định.


10

- Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; thực hiện hạch toán
kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành của
pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp luật khác có liên quan; bảo đảm
kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền về quản
lý trang thiết bị y tế [13].


H
P

H

U


11

1.3.2. Nội dung quản lý sử dụng trang thiết bị y tế
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào quản lý sử dụng TTBYT vì
vậy chúng tơi mơ tả chi tiết các nội dung liên quan đến chủ đề này như: Nghiệm
thu, khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì, sửa chữa. Dựa theo nghị định số
36/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2016 về quản lý TTBYT [13].
1.3.2.1. Quản lý nghiệm thu tiếp nhận TTBYT
Cần đảm bảo yêu cầu cơ bản sau:
- Tiếp nhận đúng chủng loại, chất lượng TTB (thiết bị mới, cũ...)
- Có biên bản giao nhận thiết bị (Tên thiết bị, Model, hãng sản xuất, nước sản xuất,
năm sản xuất, Phụ tùng kèm theo (nếu có)... )

H
P

- Tài liệu hướng dẫn (Hướng dẫn sử dụng Tiếng Việt, hướng dẫn bảo quản, bảo
dưỡng, vệ sinh máy Tiếng Việt, hướng dẫn sửa chữa Tiếng Việt (nếu có)- Giấy bảo
hành của nhà sản xuất

- Đúng thủ tục, quy chế về tiếp nhận TTBYT

1.3.2.2. Quản lý hiện trạng TTBYT

U

Bao gồm một số nội dung chính:

- Quản lý số đầu máy/địa điểm lắp đặt/đơn vị quản lý.

- Quản lý tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị: Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và bảo
quản thiết bị.

H

Lập hướng dẫn sử dụng: Đây là văn bản quy phạm kỹ thuật cần viết ngắn gọn dễ
đọc, dễ hiểu và được thủ trưởng cơ quan ký duyệt, đóng dấu, treo trên máy:
a) Kiểm tra trước khi mở máy
b) Trình tự vận hành

c) Tắt máy, làm vệ sinh và bảo quản
Lập nhật ký sử dụng máy: Sau mỗi lần sử dụng TTBYT người vận hành phải ghi
vào nhật ký vận hành những thông tin: Ngày, tháng, năm sử dụng/thời gian sử dụng/
đối tượng thăm khám/ người sử dụng/tình trạng máy
Lập sổ theo dõi quản lý thiết bị (lý lịch thiết bị): Mỗi cuốn lý lịch dành cho một
thiết bị trong đó cần có các nội dung (Tên thiết bị, cấu hình, năm nhận thiết bị, giá
tiền, nguồn kinh phí, đơn vị cung ứng thiết bị, tên người quản lý trực tiếp thiết bị, vị


12

trí lắp đặt, tình trạng thiết bị lúc nhận) và các trang để ghi số lần hỏng hóc, ngày

dừng máy để sửa chữa, bộ phận sửa chữa, chất lượng (các chức năng của máy) sau
sửa chữa, di biến động của thiết bị (bao gồm cả phần mua sắm nâng cấp, chuyển
đơn vị, người sử dụng) [13]
1.3.2.3. Quản lý khai thác sử dụng trang thiết bị y tế.
Muốn khai thác sử dụng tối đa công suất các TTBYT cần:
- Chuẩn bị tốt cơ sở lắp đặt: Vị trí, mơi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...)
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn bảo quản sửa chữa
- Hướng dẫn vận hành và sử dụng các TTBYT
- Xây dựng các tài liệu để hướng dẫn nhân viên vận hành thiết bị đúng như: Lập

H
P

hướng dẫn sử dụng, lập sổ nhật ký sử dụng máy, lập sổ theo dõi tình trạng
TTBYT...

- Hàng năm bệnh viện cử các cán bộ trực tiếp quản lý sử dụng TTBYT của trung
tâm và phòng Vật tư TTBYT đi đào tạo về vận hành và khai thác sử dụng các
TTBYT có tại Trung tâm về quản lý sử dụng TTBYT, có cấp chứng chỉ đào tạo.

U

- Đơn vị khai thác sử dụng cần tham khảo tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị (tài
liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn bảo quản sửa chữa), đồng thời cần xây
dựng các tài liệu để hướng dẫn nhân viên vận hành thiết bị đúng, ví dụ như lập

H

hướng dẫn sử dụng, lập nhật ký sử dụng máy, lập sổ theo dõi tình trạng TTBYT.
Các đơn vị này cần thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện những bất thường trong

quá trình vận hành và sử dụng các TTBYT. Để giúp cho việc khai thác sử dụng
được tốt, các cán bộ vận hành TTBYT cần được đào tạo đầy đủ về việc vận hành và
khai thác sử dụng TTBYT đó.

- Tần suất sử dụng TTBYT: Số lần sử dụng trong ngày/trong tháng/trong năm...
1.3.2.4. Quản lý bảo hành, bảo trì trang thiết bị y tế
- Bảo hành là do cơ sở sản xuất hoặc đơn vị bán cam kết sửa chữa miễn phí những
lỗi hư hỏng nếu có trong một thời gian nhất định.
- Bảo trì là bảo dưỡng, tu sửa TTBYT hoạt động tốt. Là những hoạt động thường
xuyên, định kỳ cần được thực hiện để duy trì hoạt động bình thường của thiết bị


13

hoặc giữ cho thiết bị hoạt động trong một tình trạng chấp nhận được theo hướng dẫn
của nhà sản xuất thiết bị. Theo WHO [37] có nhiều hình thức bảo dưỡng:
+ Bảo dưỡng định kỳ: Các hoạt động bảo dưỡng định kỳ thường mang tính dự
phịng và tiến hành theo kế hoạch nhằm nâng cao tuổi thọ và đảm bảo thiết bị hoạt
động an toàn, tần số thực hiện bảo dưỡng định kỳ phụ thuộc vào khuyến cáo của
nhà sản xuất và mức độ sử dụng thiết bị, có thể bảo dưỡng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm
/1 lần...
+ Bảo dưỡng hàng ngày: Gồm vệ sinh (lau chùi) thiết bị, khử bẩn, khử nhiễm thiết
bị (lồng ấp sơ sinh, máy thở...), kiểm tra sự an toàn... lau TTBYT sau khi sử dụng
(tất cả các TTBYT hay dùng tại Trung tâm)

H
P

+ Bảo dưỡng khẩn cấp: Được thực hiện ngay lập tức khi phát hiện có dấu hiệu cảnh
báo bất thường của thiết bị để tránh hậu quả nghiêm trọng.


+ Bảo dưỡng theo dự đoán: Được thực hiện theo xác suất hư hỏng của các bộ phận
có thể thay thế trong thiết bị (ví dụ như pin, các van, tấm lọc trong thiết bị...). Việc
thay thế được thực hiện trước khi các bộ phận bị hư hỏng nhờ đó duy trì sự hoạt

U

động bình thường, liên tục của thiết bị.

+ Bảo dưỡng dự phòng: Được thực hiện định kỳ với khoảng cách về thời gian và
quy trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phịng ngừa hỏng hóc và kéo dài tuổi

H

thọ thiết bị như làm sạch, bôi trơn, thay thế các phụ tùng bị hao mòn hoặc hết thời
gian sử dụng...

1.3.2.5. Quản lý sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế
- Sửa chữa TTBYT: Theo Tổ chức Y Tế Thế giới sửa chữa thiết bị là quá trình
phục hồi tính ngun vẹn về vật lý, sự an toàn và/hoặc sự hoạt động của thiết bị sau
khi bị hỏng được xem là hỏng khi không hoạt động hoặc hoạt động không đúng,
mặt khác TTBYT bảo dưỡng theo kế hoạch tốt song vẫn có những hỏng hóc bất
thường cần phải được tổ chức sửa chữa kịp thời. Có 2 hình thức sửa chữa TTBYT
được áp dụng:
+ Tự sửa chữa: Được tiến hành bởiphòng Vật tư-TTBYT của bệnh viện nhưng phải
đảm bảo nhân lực và chun mơn, có đủ tài liệu kỹ thuật và dụng cụ đồ nghề, có
nguồn kinh phí mua phụ tùng thay thế, chủ động lập kế hoạch sửa chữa nhằm đáp


14


ứng kịp thời nhu cầu KCB của Trung tâm. Phải tiến hành đồng bộ có sự phối hợp
chặt chẽ giữa phòng vật tư TBYT với Trung tâm sử dụng. Trong trường hợp khơng
tự sửa chữa được cần có biên bản giao nhận máy ghi rõ tình trạng của máy, các phụ
kiện đi theo máy và phải ký tên ghi rõ người nhận máy.
+

Thuê sửa chữa: Trường hợp TTBYT bị hỏng nặng mà phịng Vật tư-TTBYT

khơng thể tự sửa chữa được thì báo cáo Lãnh đạo bệnh viện và ký hợp đồng thuê
các đơn vị khác có khả năng sửa chữa TTBYT. Thực hiện các hợp đồng kinh tế với
đơn vị sửa chữa TTBYT gồm:
Hợp đồng ký cho việc sửa chữa 1 lần hỏng hóc của 1 thiết bị cụ thể
Hợp đồng ký cho việc bảo dưỡng sửa chữa cho một thiết bị trong một năm

H
P

Hợp đồng ký cho việc bảo dưỡng sửa chữa cho tất cả các loại TTBYT của đơn vị
trong một năm. Điều kiện vật chất cho công tác bảo dưỡng sửa chữa TTBYT: Nhân
lực, dụng cụ sửa chữa, thiết bị đo lường chuyên dụng; tài liệu kỹ thuật, phụ tùng
thay thế, kinh phí cho hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa [28].

- Hiệu chuẩn: Theo luật đo lường, hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lậpmối

U

quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại
lượng cần đo. Kết quả của hiệu chuẩn cho phép xác định sai số của dụng cụ đo hệ
thống đo hoặc vật đo. Một vài TBYT đặc biệt là những thiết bị có tạo ra năng lượng


H

điều trị như máy khử rung, dao đốt điện, máy vật lý trị liệu cần phải được hiệu
chuẩn định kỳ. Điều này có nghĩa là mức năng lượng phát sinh phải được đo lường
và nếu có sự khác biệt với thơng số kỹ thuật quy định thì phải điều chỉnh trở về mức
quy định. Một số thiết bị khác cũng cần phải hiệu chuẩn để đảm bảo độ chính xác
như máy đo điện tim, thiết bị xét nghiệm, cân bệnh nhân [25], [26].
- Kiểm định: Theo luật đo lường kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhậnđặc tính
kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
* Cần phân biệt khái niệm hiệu chuẩn và kiểm định. Về mặt kỹ thuật, hiệu chuẩn và
kiểm định tương tự như nhau nhưng kiểm định còn bao gồm cả việc xác nhận về
mặt luật pháp của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được ủy quyền


15

kiểm định Nhà nước cho phép phương tiện đó được đưa vào sử dụng và kiểm định
là bắt buộc đối với phương tiện thuộc diện phải kiểm định [26].
Một số TBYT thuộc diện bắt buộc kiểm định đo lường như: Huyết áp kế, nhiệt kế
các loại, máy đo điện tim, máy đo điện não [3]. Một số thiết bị bức xạ (như máy Xquang, máy chụp vi tính cắt lớp...), máy xạ trị (máy xạ trị Co-60, máy gia tốc tuyến
tính...) thuộc các thiết bị phải hiệu chuẩn, kiểm định bức xạ.

H
P

U

H


Sơ đồ 1.2. Quy trình sử dụng TTBYT tại TTCS&ĐTSS [8]
1.4. Thực trạng quản lý sử dụng TTBYT trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Thực trạng quản lý sử dụng TTBYT trên thế giới
Nghiên cứu các bệnh viện khu vực và bệnh viện tuyến huyện được thực hiện
bởi sở dịch vụ y tế (DOHS) cho thấy thực trạng cảnh báo về TTBYT về các bệnh
viện này chỉ có 30% TTB đang hoạt động bình thường, trên 50% TTBYT cần bảo
dưỡng khẩn cấp, 10% cần sửa chữa, 10% cần hủy. Với tình hình như vậy thì
TTBYT thực sự là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Nghiên cứu cũng cho
thấy trình độ chun mơn của các cán bộ kỹ thuật, quy trình bảo dưỡng sửa chữa,
các phụ tùng thay thế TTBYT có ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TTBYT [35].
Theo kết quả nghiên cứu của Simed International (2008) về TTBYT ở
Bangladesh được thực hiện bởi một nhóm các chun gia của tập đồn Cimed về


16

chăm sóc y tế. Cơ sở chính của nghiên cứu là một cuộc khảo sát lớn bao gồm 50 địa
phương trong 3 vùng Rajshahi, Dhaka và Chitagong, 9 bệnh viện được lựa chọn để
phỏng vấn nhằm tìm hiểu quan điểm của người sử dụng việc đào tạo đã được cung
cấp theo các thiết bị, hiệu quả và chất lượng của việc bảo trì và mức độ hài lịng của
người sử dụng thiết bị y tế. Có tổng cộng 54 hợp đồng mua sắm thiết bị y tế chính
thức đã được phân tích. Phát hiện chính của cuộc điều tra là chỉ có 50% thiết bị
cung cấp là có hiệu quả sử dụng đến thời điểm cuối cùng của nó. Trong đó 50%
thiết bị y tế cịn lại khơng đượcsử dụng, có 17% trong điều kiện làm việc, nhưng
khơng sử dụng được, có 16 % khơng được cài đặt và 17% bị hỏng. Tuy nhiên một
phân tích về hiệu quả kinh tế của các thiết bị cho thấy có 25% tổng giá trị thiết bị y

H
P


tế lớn khơng có hiệu quả sử dụng. Có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng hiệu quả thiết
bị đắt tiền (công nghệ cao, kế đến là sử dụng các thiết bị có giá trị vừa phải. Những
lý do chính thức cho thấy mức độ khơng hiệu quả của thiết bị là: Thiếu lập kế hoạch
toàn diện cho thiết bị, thiếu hệ thống phân phối và khả năng bảo trì hạn chế [34]
Nghiên cứu của Feek- Jan Ronner (2012) đã thực hiện điều tra thực tế việc

U

mua sắm TTB chẩn đoán tại 2 bệnh viện ở Hà Lan là Maasstad và Sint Lucas
Andreas với phương pháp nghiên cứu mơ tả.Kết quả cho thấy có nhiều điểm yếu
trong thực tế mua sắm thiết bị chẩn đoán. Điểm yếu quan trọng nhất được tìm thấy
bao gồm:

H

- Thiếu sự phối hợp và mục tiêu rõ ràng

- Khó khăn trong việc quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật và chi phí đầu tư
- Thiếu đo lường hiệu suất của các nhà cung cấp và sự thỏa thuận với các nhà cung
cấp cho hoạt động bảo trì

- Khơng có liên kết giữa quá trình mua hàng và giai đoạn khai thác
- Không rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm trong quá trình đầu tư tổng thể [31]
Nghiên cứu của Pradip Shahi Thakuri và Ramila Joshi (2012) về tình hình
quản lý trang thiết bị y sinh trong bệnh viện của Nepal cho thấy: Bảo dưỡng sử
dụng TTBYT tại 03 bệnh viện cơng thì chỉ có 24% TTBYT sau bảo dưỡng sử dụng
tốt cịn 76% thì khơng hiệu quả, ngun nhân xảy ra do lịch trình bảo dưỡng
TTBYT khơng sát, một số thiết bị cơng nghệ cao hỏng hóc nặng, tình trạng thiếu



×