Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Mô hình bệnh tật và một số rào cản ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh người campuchia tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh an giang giai đoạn 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LƯƠNG MINH TUẤN

H
P

MƠ HÌNH BỆNH TẬT VÀ MỘT SỐ RÀO CẢN
ẢNH HƯỞNG TỚI CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ CHO
BỆNH NHÂN NGƯỜI CAMPUCHIA TẠI BỆNH VIỆN

U

ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2018 – 2019

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LƯƠNG MINH TUẤN

H


P

MƠ HÌNH BỆNH TẬT VÀ MỘT SỐ RÀO CẢN
ẢNH HƯỞNG TỚI CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ CHO
BỆNH NHÂN NGƯỜI CAMPUCHIA TẠI BỆNH VIỆN

U

ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2018 – 2019

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Trang Nhung

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ Y tế cơng cộng với đề tài “Mơ hình bệnh
tật và một số rào cản ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân người
Campuchia tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2019”,
ngoài nỗ lực và cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình của q
thầy cơ, cơ quan, đồng nghiệp và người thân. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân

thành đến những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học
vừa qua.

H
P

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh An
Giang (trước đây) và Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang đã
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi đến tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung - Người đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này -

U

lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo các Khoa, phòng chức năng bệnh
viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang đã tạo điều kiện và hỗ trợ thu thập, cung cấp

H

thông tin cho tôi thực hiện nghiên cứu này.

Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ,
động viên để tôi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


ii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Khái niệm mơ hình bệnh tật .................................................................................4
1.2. Phân loại quốc tế về bệnh tật................................................................................4
1.3. Các phương pháp đo lường mơ hình bệnh tật và tử vong ....................................6
1.3.1. Đo lường theo xu hướng bệnh tật tử vong ........................................................6
1.3.2. Đo lường theo tỷ lệ mắc và chết cao nhất .........................................................6

H
P

1.3.3. Đo lường bệnh tật theo chuyên khoa sâu ..........................................................7
1.4. Mơ hình bệnh tật trên thế giới và Việt Nam ........................................................7
1.4.1. Trên thế giới ......................................................................................................7
1.4.2. Mơ hình bệnh tật tại Campuchia .......................................................................9
1.4.3. Tại Việt Nam ...................................................................................................10

U

1.5. Một số nghiên cứu về kết quả điều trị ................................................................17
1.6. Những rào cản ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ y tế cho những người dân di cư ..18
1.6.1. Trên thế giới ....................................................................................................18

H

1.6.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................20
1.7. Sơ lược về bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang ......................................20
1.8. Khung lý thuyết ..................................................................................................22

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................23
2.1.1. Đối với nghiên cứu định lượng .......................................................................23
2.1.2. Đối với nghiên cứu của phần định tính ...........................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .........................................................................24
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................24
2.4.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................24


iii

2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................24
2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu .................................................................................24
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................................25
2.6. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................25
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................26
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .........................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa
khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2019 ..........................................................27
3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân người Campuchia theo nhóm tuổi ...................27

H
P

3.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân người Campuchia theo giới tính ......................28
3.1.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân người Campuchia theo nghề nghiệp................28
3.1.4. Phân bố bệnh nhân người Campuchia theo tình trạng vào viện .....................29

3.1.5. Phân bố bệnh nhân người Campuchia theo tình trạng ra viện ........................30
3.2. Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại bệnh viện

U

đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2019 ...........................................31
3.2.1. Mơ hình bệnh tật xếp theo nhóm bệnh (21 chương trong ICD - 10) ..............31
3.2.2. Bệnh phổ biến nhất trong từng nhóm bệnh giai đoạn 2018 - 2019.................33

H

3.2.3. Những bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại
bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2019 ...........................34
3.3. Kết quả điều trị ...................................................................................................39
3.3.1. Ngày điều trị trung bình ..................................................................................39
3.3.2. Kết quả điều trị ................................................................................................41
3.4. Một số rào cản ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ y tế .........................................45
3.4.1. Đáp ứng về nguồn lực .....................................................................................45
3.4.2. Đáp ứng về giường bệnh .................................................................................49
3.4.3. Rào cản ngôn ngữ............................................................................................50
3.4.4. Rào cản địa lý ..................................................................................................52
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................55


iv

4.1. Đặc điểm của bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa
khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2019 ..........................................................55
4.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân người Campuchia theo nhóm tuổi ...................55
4.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân người Campuchia theo giới tính ......................55

4.1.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân người Campuchia theo nghề nghiệp................55
4.1.4. Phân bố bệnh nhân người Campuchia theo tình trạng vào viện .....................56
4.1.5. Phân bố bệnh nhân người Campuchia theo tình trạng ra viện ........................56
4.2. Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại bệnh viện
đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2019 ...........................................57
4.2.1. Mơ hình bệnh tật xếp theo chương bệnh (21 chương trong ICD – 10) ..........57

H
P

4.2.2. Bệnh phổ biến nhất trong từng chương bệnh giai đoạn 2018 – 2019 .............58
4.3. Kết quả điều trị ...................................................................................................59
4.3.1. Ngày điều trị trung bình ..................................................................................59
4.3.2. Kết quả điều trị ................................................................................................60
4.4. Mộ số rào cản ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ y tế ........................................61

U

4.4.1. Đáp ứng về nguồn lực .....................................................................................61
4.4.2. Đáp ứng về giường bệnh .................................................................................61
4.4.3. Rào cản ngôn ngữ và địa lý .............................................................................62

H

4.5. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .........................63
KẾT LUẬN ...............................................................................................................65
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................68
PHỤ LỤC ..................................................................................................................73
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang .......................73

Phụ lục 2: Các biến số nghiên cứu ............................................................................74
Phụ lục 3: Bộ công cụ thu thập số liệu thứ cấp .........................................................78
Phụ lục 4: Bảng thu thập số liệu về tình hình bệnh tật theo nhóm bệnh ...................79
Phụ lục 5. Bảng thu thập số liệu về nhân lực tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An
Giang .........................................................................................................................81
Phụ lục 6: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ...........................................................82


v

Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về công tác quản lý tại bệnh viện đa khoa khu
vực tỉnh An Giang .....................................................................................................83
Phụ lục 8: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về công tác điều trị tại bệnh viện đa khoa khu
vực tỉnh An Giang .....................................................................................................85
Phụ lục 9: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về công tác điều trị tại các khoa lâm sàng bệnh
viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang ........................................................................87
Phụ lục 10: Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân người Campuchia theo nhóm bệnh ...89
Phụ lục 11: Mơ hình bệnh tật theo nhóm tuổi ...........................................................92
Phụ lục 12: Bệnh phổ biến nhất trong từng nhóm bệnh ............................................96
Phụ lục 13: Số ngày điều trị của bệnh nhân theo nhóm bệnh (n=2.894) ..................98

H
P

Phụ lục 14: Kết quả điều trị từng chương bệnh ........................................................99
Phụ lục 15: Kế hoạch nghiên cứu ...........................................................................102

H

U



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật theo nhóm bệnh chính và khu vực trên thế giới
năm 2016 ..................................................................................................................... 8
Bảng 1.2. Mười bệnh phổ biến tại Campuchia năm 2019 ..........................................9
Bảng 1.3. Xu hướng bệnh tật tử vong từ năm 2011 – 2016 ......................................10
Biểu đồ 1.1. Xu hướng mắc bệnh toàn quốc qua các năm ........................................11
Bảng 1.4. Các bệnh mắc cao nhất năm 2017 tại Việt Nam.......................................12
Bảng 1.5. Mười bệnh chết cao nhất năm 2020 tại Việt Nam ....................................12
Bảng 1.6. Các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam năm 2016 ............................13

H
P

Bảng 1.7. Mơ hình bệnh tật tại Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016 xếp theo chương
bệnh ...........................................................................................................................14
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm và xu hướng phân bố bệnh nhân điều trị nội trú theo nhóm tuổi
...................................................................................................................................27
Biểu đồ 3.2. Xu hướng phân bố bệnh nhân người Campuchia theo giới tính ..........28
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú theo nghề nghiệp giai

U

đoạn 2018 - 2019 .......................................................................................................28
Biểu đồ 3.3. Tình trạng vào viện của bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại

H


bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang ................................................................29
Biểu đồ 3.4 Xu hướng tình trạng vào viện của bệnh nhân người Campuchia ..........29
Biểu đồ 3.5. Tình trạng ra viện của bệnh nhân người Campuchia giai đoạn 2018 –
2019 ...........................................................................................................................30
Bảng 3.2. Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân người Campuchia theo 5 chương bệnh có số
ca bệnh nhiều nhất ......................................................................................................31
Bảng 3.3. Mơ hình bệnh tật theo nhóm tuổi xếp theo 5 chương bệnh có số lượng bệnh
nhân nhiều nhất .........................................................................................................32
Bảng 3.4. Bệnh phổ biến trong từng chương bệnh ...................................................33
Bảng 3.5. 10 bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại
bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2019 ...........................34


vii

Bảng 3.6. Mười bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân người Campuchia ở nhóm dưới 5
tuổi (n=222) ...............................................................................................................35
Bảng 3.7. Mười bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân người Campuchia ở nhóm 5 - 15
tuổi (n=237) ...............................................................................................................35
Bảng 3.8. Mười bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân người Campuchia ở nhóm 16 - 60
tuổi (n=1.737) ............................................................................................................36
Bảng 3.9. Mười bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân người Campuchia ở nhóm trên 60
tuổi (n=698) ...............................................................................................................37
Bảng 3.10. Những bệnh phổ biến thuộc chương Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật
(chương I) (n=345) ....................................................................................................37

H
P


Bảng 3.11. Những bệnh phổ biến thuộc chương Bệnh Hệ tiêu hóa (chương XI)
(n=431) ......................................................................................................................38
Bảng 3.12. Những bệnh phổ biến thuộc chương Chấn thương, ngộ độc và một số hậu
quả khác do nguyên nhân bên ngoài (chương XIX) (n=699) ...................................38
Bảng 3.13: Số ngày điều trị của bệnh nhân theo giới tính (n=2.894) .......................40

U

Bảng 3.14: Số ngày điều trị của bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=2.894) ....................40
Bảng 3.15: Số ngày điều trị của bệnh nhân theo chương bệnh (n=2.894) ................40
Bảng 3.16. Kết quả điều trị của bệnh nhân người Campuchia giai đoạn 2018 - 2019.....41

H

Bảng 3.17. Nhóm kết quả điều trị của 5 chương có số bệnh nhân người Campuchia
nhiều nhất giai đoạn 2018 - 2019 ..............................................................................42
Bảng 3.18. Nhóm kết quả điều trị theo nhóm tuổi (n= 2.893) ..................................43
Bảng 3.19. Nhóm kết quả điều trị 10 bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân người
Campuchia điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn
2018 - 2019 (n= 2.893)..............................................................................................43
Bảng 3.20. Nguồn nhân lực của bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn
2018 - 219..................................................................................................................45
Bảng 3.21. Cơ cấu trình độ nhân lực tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang
giai đoạn 2018 - 2019 ................................................................................................45
Bảng 3.22. Nhu cầu về nhân lực của bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai
đoạn 2018 - 2019 .......................................................................................................46


viii


Bảng 3.23. Cơ cấu nhân lực theo chức danh chuyên môn của bệnh viện đa khoa khu
vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2019 .................................................................47
Bảng 3.24. Tỷ lệ nhân viên y tế/giường bệnh tai bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An
Giang giai đoạn 2018 - 2019 .....................................................................................47
Bảng 3.25. Đáp ứng số lượng nhân lực điều trị và chăm sóc bệnh nhân người
Campuchia .................................................................................................................48
Bảng 3.26. Giường bệnh nội trú tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai
đoạn 2018 – 2019 ......................................................................................................49

H
P

H

U


ix

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Mơ hình bệnh tật và một số rào cản ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ y
tế cho bệnh nhân người Campuchia tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai
đoạn 2018 – 2019” nhằm mô tả sự phân bố bệnh tật và các yếu tố ảnh hưởng đến
cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân người Campuchia. Kết quả nghiên cứu cung cấp
thơng tin cho Ban lãnh đạo bệnh viện có những định hướng phát triển về chuyên môn,
đồng thời cung cấp thơng tin hữu ích cho ngành y tế tỉnh An Giang trong việc đánh
giá thực trạng sức khỏe của một cộng đồng.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang. Số liệu phần định lượng được lấy từ phòng
Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện, nghiên cứu định tính thực hiện phỏng vấn sâu 10


H
P

nhân viên y tế. Về mô hình bệnh tật: Nhóm bệnh nhân 16 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất 60%, thấp nhất là nhóm dưới 5 tuổi với tỷ lệ 7,7%; Số bệnh nhân nam cao gấp
1,5 lần bệnh nhân nữ; 5 nhóm bệnh có số lượng bệnh nhân nhiều nhất là nhóm bệnh
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật, nhóm bệnh hệ tuần hồn, nhóm bệnh hệ hơ hấp,
nhóm bệnh hệ tiêu hóa, nhóm bệnh Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do

U

ngun nhân bên ngồi và có xu hướng tăng dần qua từng năm; trong đó nhóm bệnh
chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngồi có số lượng
nhiều nhất; 10 bệnh phổ biến nhất lần lượt là Viêm phổi do vi khuẩn, Tổn thương nội

H

sọ, Sốt xuất huyết Dengue, Tổn thương nông ở đầu, Đẻ thường ngôi đầu, Nhồi máu
não, Nhiễm trùng đường ruột, Bệnh lý tăng huyết áp, Gãy xương đùi, Đột quỵ với
tổng số 883 ca bệnh, chiếm tỷ lệ 30,51%. Kết quả điều trị: ngày điều trị trung bình là
6,66; điều trị khỏi đạt 36,21%, đỡ/giảm đạt 48,1%. Bên cạnh yếu tố nguồn lực, yếu
tố ngôn ngữ và địa lý là 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh
nhân người Campuchia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân người Campuchia thường sang điều
trị các bệnh thông thường như viêm phổi do vi khuẩn hoặc nhồi máu não như người
Việt Nam và có dấu hiệu gia tăng. Rào cản chính của việc tiếp cận dịch vụ là ngôn
ngữ giao tiếp giữa bệnh nhân và cán bộ y tế. Vì vậy bệnh viện cần tăng cường thêm
các thiết bị và nguồn lực bác sỹ có thể hiểu tiếng Khmer để áp ứng nhu cầu dịch vụ
có thể tăng trong thời gian tới.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mơ hình bệnh tật của một quốc gia, một địa phương, hay một cộng đồng là sự phản
ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương hay cộng
đồng đó (1). Việc xác định và đánh giá mơ hình bệnh tật là một trong những ưu tiên
quan trọng của Y tế công cộng. Thông tin này giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch
chăm sóc sức khỏe một cách tồn diện, đầu tư cho cơng tác phịng chống bệnh có
chiều sâu và trọng điểm.
Theo báo cáo thống kê ước tính sức khỏe toàn cầu năm 2016 của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đo lường gánh nặng bệnh tật, hoặc số năm sống khỏe mạnh mất đi (sử

H
P

dụng chỉ số DALYs) cho thấy: nhóm bệnh truyền nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý
thời kỳ chu sinh và dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 29%, nhóm bệnh khơng truyền nhiễm
chiếm 60% và chấn thương chiếm tỷ lệ 11% (2). Mơ hình bệnh tật tại Việt Nam trong
vòng hơn 30 năm trở lại đây có sự thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu giữa 3 nhóm
bệnh lây nhiễm, khơng lây nhiễm và tai nạn, ngộ độc, chấn thương với việc gia tăng

U

tỷ lệ mắc của các bệnh không lây nhiễm (từ 42,65% năm 1976 lên 69,11% năm 2016),
tai nạn, ngộ độc, chấn thương (từ 1,84% năm 1976 lên 10,1% năm 2016) (3). Theo
WHO năm 2016 tại Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do các bệnh về lây nhiễm, sức

H


khỏe bà mẹ, những bệnh lý thời kỳ chu sinh và dinh dưỡng chiếm 16,8%, nhóm bệnh
khơng lây nhiễm chiếm 70,0%, chấn thương chiếm 13,2%, trong đó nguyên nhân
chấn thương hàng đầu là do tai nạn giao thông, chiếm 5% (2).
Ngành Y tế Việt Nam được ghi nhận với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu và
ứng dụng những kỹ thuật mới vào quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Do
vậy, nhiều người dân ở các quốc gia khác đến sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
trong đó có người dân vương quốc Campuchia. Đặc biệt, ở những tỉnh có chung
đường biên giới với Campuchia như tỉnh An Giang thì số bệnh nhân lớn và có xu
hướng tăng nhanh. Số bệnh nhân người Campuchia có đăng ký với cơ quan kiểm dịch
y tế tại các cửa khẩu biên giới của tỉnh An Giang xin đi khám bệnh năm 2017 là 555
người (4). Con số này đã tăng lên 785 người năm 2018 (5).


2

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang là bệnh viện hạng II thuộc tuyến tỉnh với
số thực kê là 855 giường bệnh (6). Trong 6 tháng đầu năm 2019, công tác khám chữa
bệnh của Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang đạt được nhiều kết quả quan
trọng như số lần khám bệnh là 104.192 lần, đạt 104,25%, số bệnh nhân điều trị nội
trú là 25.103 lần, đạt 107,97% (7). Riêng số bệnh nhân người nước ngoài, chủ yếu là
người Campuchia đến khám hàng năm trên 2.000 lượt bệnh nhân, điều trị cho hơn
1.000 lượt bệnh nhân (8).
Nghiên cứu “Mơ hình bệnh tật và một số rào cản ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ
y tế cho bệnh nhân người Campuchia tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang
giai đoạn 2018 – 2019” nhằm tìm hiểu sự phân bố bệnh tật của bệnh nhân người

H
P

Campuchia, cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo bệnh viện có những định hướng

phát triển về chun mơn. Bên cạnh đó cũng giúp cho các bộ phận khoa phịng chức
năng trong bệnh viện nhận thấy thực trạng và khả năng đáp ứng một số nguồn lực của
bệnh viện, những khó khăn trong cung cấp dịch vụ y tế, từ đó có kế hoạch cho những
năm tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, nhất là bệnh

U

nhân người Campuchia. Nghiên cứu cũng sẽ giúp cung cấp thơng tin hữu ích cho
ngành y tế tỉnh An Giang trong việc đánh giá thực trạng sức khỏe của một cộng đồng
và xây dựng những kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực giúp nâng cao chất lượng khám và

H

điều trị trong tương lai.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả mơ hình bệnh tật và kết quả điều trị của bệnh nhân người Campuchia điều
trị nội trú tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2019.
2. Phân tích một số rào cản ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân người
Campuchia điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang giai đoạn
2018 – 2019.

H
P

H


U


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm mơ hình bệnh tật
Mơ hình bệnh tật là tỷ lệ của các nhóm bệnh tật của một khu vực, cộng đồng là cơ
cấu phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh trong một giai
đoạn thời gian cụ thể. Qua việc xác định mơ hình bệnh tật sẽ giúp cho việc định hướng
chiến lược về y tế, xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật đối với từng khu vực cụ
thể (1).
Trong nghiên cứu này, mơ hình bệnh tật là cơ cấu phần trăm các nhóm bệnh tật của

H
P

bệnh nhân người Campuchia điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An
Giang giai đoạn 2018 - 2019 theo phân loại quốc tế về bệnh tật - ICD 10).
1.2. Phân loại quốc tế về bệnh tật

Đây là cách phân loại phổ biến và được áp dụng ở hầu hết các quốc gia thành viên
của WHO có tên là International Classification of Diseases - ICD).

U

Mã bệnh ICD là nền tảng để xác định các xu hướng và thống kê y tế trên toàn cầu, và
là tiêu chuẩn quốc tế để báo cáo các bệnh và tình trạng sức khỏe. Đây là tiêu chuẩn
phân loại chẩn đoán cho tất cả các mục đích lâm sàng và nghiên cứu (9), cung cấp


H

mã hóa các bệnh thành những mã ngắn gọn, làm chuẩn cho công tác nghiên cứu và
thực hành y học. Mã bệnh ICD cung cấp một ngôn ngữ chung giúp các chuyên gia y
tế chia sẻ thông tin sức khỏe trên tồn cầu, khơng những giúp ích khi bệnh nhân được
chuyển từ nước này sang nước khác (tránh lỗi dịch), ở trong cùng một nước ICD cũng
giúp tránh sự hiểu sai do cách dùng từ khác nhau giữa nhân viên y tế được đào tạo
bởi các trường khác nhau, hoặc được đào tạo trong các thời kỳ khác nhau (10).
Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 về
việc ban hành Bảng Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có
liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD 10) Tập 1 và tập 2, áp dụng cho tất cả các cơ sở
khám chữa bệnh trên toàn quốc (11).
Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD bao gồm 21 chương, gồm:
Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật


5

Chương II: Khối u.
Chương III: Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế
miễn dịch.
Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa.
Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi.
Chương VI: Bệnh hệ thần kinh.
Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ.
Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm.
Chương IX: Bệnh hệ tuần hồn.
Chương X: Bệnh hệ hơ hấp.


H
P

Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa.
Chương XII: Bệnh của da và mơ dưới da.

Chương XIII: Bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô liên kết.
Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục - tiết niệu.

Chương XV: Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản.

U

Chương XVI: Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh.

Chương XVII: Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể.
Chương XVIII: Các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng và cận lâm

H

sàng bất thường, không phát hiện ở phần khác.
Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên
ngoài.

Chương XX: Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong.
Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế.
Mỗi chương được chia thành nhiều nhóm.
Trong mỗi nhóm sẽ bao gồm các bệnh.
Mỗi tên bệnh trong từng nhóm lại được phân loại chi tiết theo nguyên nhân gây bệnh
hoặc tính chất đặc thù của bệnh đó.

Bộ mã ICD-10 gồm 4 ký tự, được quy định như sau (12, 13):
Ký tự thứ nhất (chữ cái) mã hóa chương bệnh.
Ký tự thứ hai (chữ số thứ nhất) mã hóa nhóm bệnh.


6

Ký tự thứ ba (chữ số thứ hai) mã hóa tên bệnh.
Ký tự thứ tư (số thứ tự sau dấu “.”) mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay
tính chất đặc thù của một bệnh.
Hầu hết các cơ sở y tế hiện nay sử dụng bộ mã 3 ký tự vì một số lý do về chun mơn,
tính chính xác trong chẩn đốn. Các chun khoa sâu cũng có thể vận dụng bộ mã 4
ký tự, tùy vào tình hình thực tế.
1.3. Các phương pháp đo lường mơ hình bệnh tật và tử vong
1.3.1. Đo lường theo xu hướng bệnh tật tử vong
Người ta phân chia thành 3 nhóm chính:
- Bệnh lây

H
P

- Bệnh khơng lây
- Tai nạn, ngộ độc, chấn thương

Nghiên cứu áp dụng cách phân chia này phải kể đến nghiên cứu về mơ hình bệnh tật
hay gánh nặng bệnh tật (The Global Burden of Disease – GBD) (14). Theo kết quả
nghiên cứu GBD 2018 thì trong năm 2017, bệnh không lây chiếm 73,4%, bệnh lây

U


chiếm 18,6% và tai nạn, chấn thương chỉ chiếm 8% nguyên nhân tử vong (14).
Đặc điểm của cách phân loại này: số liệu đơn giản và tương đối chính xác vì cỡ mẫu
đủ lớn, thích hợp cho việc so sánh giữa các quốc gia, vùng miền, giúp cho ta có cái

H

nhìn bao qt, tổng thể mơ hình bệnh tật ở mỗi quốc gia, vùng miền địa lý, có thể xác
định được xu hướng phát triển và dự báo được xu hướng bệnh tật trong tương lai. Từ
mơ hình bệnh tật, người ta có những đánh giá sơ bộ sự phát triển về kinh tế - xã hội
của quốc gia, vùng miền đó, giúp cho việc hoạch định chính sách tầm vĩ mơ thuận lợi
(3, 15, 16).

1.3.2. Đo lường theo tỷ lệ mắc và chết cao nhất
Phân loại bệnh theo cách này đưa ra thứ tự các bệnh thường gặp, dựa trên tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong để đánh giá mức độ nguy hiểm của một số bệnh, từ đó đề ra
những chính sách đầu tư về y tế phù hợp, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong (3, 15,
16). Theo cách phân chia này, người ta có thể phân chia theo lứa tuổi, tùy vào mục
đích của tác giả hoặc tùy thuộc vào yêu cầu nghiên cứu (3, 15, 16).


7

Cách phân loại này có một số đặc điểm như: đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng, nhất
là những khu vực có mật độ dân số thấp, số người khám chữa bệnh không đủ lớn để
phân loại chi tiết, việc quản lý dữ liệu bằng máy tính chưa được áp dụng (3, 15, 16).
1.3.3. Đo lường bệnh tật theo chuyên khoa sâu
Phân loại theo chuyên khoa sâu thường chỉ áp dụng ở một số nước có nền y học phát
triển, trình độ kỹ thuật cao do tính chất phức tạp của chẩn đoán (3, 15, 16).
Một số cách phân loại tiêu biểu như: Phân loại Ung thư quốc tế (ICD-O), Phân loại
Rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), Phân loại quốc tế về chức năng khuyết tật và

sức khỏe cho trẻ em, thanh niên (ICF-CY), …
Gần đây ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu bước đầu đề cập đến cách phân loại

H
P

theo chuyên khoa sâu như nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng và cộng sự được thực
hiện tại Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai năm 2011 (17) hay nghiên
cứu về xu hướng biến đổi bệnh lý huyết học của tác giả Đoàn Văn Chính được thực
hiện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giai đoạn 2010 – 2014 (18).
1.4. Mô hình bệnh tật trên thế giới và Việt Nam

U

1.4.1. Trên thế giới

Nghiên cứu về mơ hình bệnh tật hay gánh nặng bệnh tật (The Global Burden of
Disease - GBD) lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1990 bởi Ngân hàng thế giới

H

(World Bank) và tiến sỹ Christopher Murray là nỗ lực toàn diện nhất cho đến thời
điểm trên để đo lường một cách có hệ thống các vấn đề sức khỏe của thế giới, tạo ra
ước tính cho 107 bệnh và 483 di chứng. Nó bao gồm tám vùng và năm nhóm tuổi với
ước tính đến năm 1990. Đến nay, GBD có các phiên bản gồm GBD 1990, GBD 2010,
GBD 2013, GBD 2015, GBD 2016 và GBD 2017 (19).
Theo số liệu thống kê năm 2016 của WHO, hơn một nửa số ca tử vong ở các nước có
thu nhập thấp là do bệnh truyền nhiễm, điều kiện phát sinh trong thai kỳ và sinh con,
thiếu hụt dinh dưỡng. Trong khí đó, ở các nước có thu nhập cao thì chỉ dưới 7% là do
các nguyên nhân trên. Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở tất cả

các nhóm thu nhập là nhiễm trùng đường hơ hấp dưới. Bệnh không lây nhiễm gây ra
71% tử vong trên tồn thế giới, từ 37% ở nước có thu nhập thấp đến 88% ở nước có
thu nhập cao. Đã có 4,9 triệu người mất đi do chấn thương trong năm 2016. Hơn một


8

phần tư số ca tử vong là do chấn thương giao thơng đường bộ. Ở các quốc gia có thu
nhập thấp, trung bình và trên trung bình, thương tích do giao thông đường bộ nằm
trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (20).
Bảng 1.1. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật theo nhóm bệnh chính và khu vực trên thế
giới năm 2016
Đơn vị: DALYs %

Châu Châu
Mỹ

Phi

61

và dinh dưỡng
Nhóm bệnh khơng lây nhiễm

29

U

Chấn thương


10

Nam
Á

Đơng

Tây

Châu

Địa

Thái

Âu

Trung

Bình

Hải

Dương

H
P

Nhóm bệnh lây nhiễm, sức khỏe
bà mẹ, bệnh lý thời kỳ chu sinh


Đông

12

31

07

35

09

75

57

83

51

81

13

12

10

14


10

Nguồn: WHO, The Global Burden of Disease 2016 (21).

Bảng 1.1 cho thấy sự khác nhau của từng nhóm bệnh giữa các khu vực trên thế giới:

H

nhóm bệnh khơng lây nhiễm khu vực Châu Âu và Tây Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ
cao nhất, lần lượt là 83% và 81%, riêng nhóm bệnh lây, sức khỏe bè mẹ, bệnh lý thời
kỳ chu sinh và dinh dưỡng khu vực Châu Phi chiếm tỷ lệ cao nhất (61%). Nhóm bệnh
do chấn thương hầu như ít có khác biệt giữa các khu vực trên thế giới.
Nghiên cứu GBD 2017 DALYs and HALE Collaborators được thực hiện trên 195
quốc gia và vùng lãnh thổ đối với 395 bệnh và thương tật theo giới cho thấy: từ năm
2007 đến 2017, nhóm bệnh lây nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý thời kỳ chu sinh và
dinh dưỡng giảm 26,4% và nhóm chấn thương giảm 1%, trong khi nhóm bệnh khơng
lây nhiễm tăng 16% (22).
Thống kê năm 2016 tại Mỹ cho thấy: tổng gánh nặng bệnh tật 100.384 nghìn DALYs.
Trong đó, nhóm bệnh không lây nhiễm chiếm cao nhất với tỷ lệ là 84,3%, chấn thương
chiếm 10,5% với nguyên nhân hàng đầu là do tai nạn giao thơng (chiếm 2,4%), nhóm


9

bệnh lây nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý thời kỳ chu sinh và dinh dưỡng chỉ chiếm
5,2% (21).
1.4.2. Mô hình bệnh tật tại Campuchia
Theo số liệu năm 2018 của WHO, mơ hình bệnh tật và tử vong tại Campuchia chủ
yếu là nhóm bệnh khơng lây nhiễm, chiếm 64% các nguyên nhân gây tử vong (trong

đó bệnh tim mạch chiếm 24%, bệnh không lây nhiễm khác chiếm 20%, ung thư chiếm
14%, bệnh hơ hấp mãn tính chiếm 4% và bệnh tiểu đường chiếm 2%); nhóm bệnh
truyền nhiễm, sức khỏe bà mẹ, bệnh lý thời kỳ chu sinh và dinh dưỡng chiếm tỷ lệ
26%; chấn thương chiếm 10% (23).
Mười bệnh gây tử vong tại Campuchia theo thứ tự gồm (24):

H
P

1. Đột quỵ
2. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
3. Bệnh xơ gan
4. Bệnh tim thiếu máu cục bộ
5. Rối loạn sơ sinh

U

6. Tai nạn giao thông
7. Tác động của lực cơ học

8. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
9. Bệnh lao

H

10. Bệnh tiểu đường

Trong mười bệnh gây tử vong thì nhóm bệnh khơng lây nhiễm là chủ yếu.
Bảng 1.2. Mười bệnh phổ biến tại Campuchia năm 2019
Thứ tự


Đơn vị: %
Tên bệnh

Tỷ lệ

1

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

9,25

2

Rối loạn sơ sinh

8,08

3

Đột quỵ

6,62

4

Xơ gan và các bệnh gan mãn tính khác

5,26


5

Bệnh thiếu máu cục bộ

4,88


10

Thứ tự

Tên bệnh

Tỷ lệ

6

Bệnh lao

4,12

7

Chấn thương giao thông

3,11

8

Dị tật bẩm sinh


2,96

9

Đái tháo đường

2,87

10

Đau thắt lưng

2,57

Nguồn: GBD Compare, 2019 (25)
Trong số 10 bệnh phổ biến tại Campuchia, các bệnh thuộc các chương I, IX, X, XI
và XIX chiếm số lượng lớn.
1.4.3. Tại Việt Nam

H
P

Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên mơ hình bệnh tật nước ta phản ánh mơ hình
bệnh tật của các nước đang phát triển: bệnh lây nhiễm giảm, bệnh khơng lây nhiễm
tăng nhanh và tình hình tai nạn, ngộ độc, chấn thương cũng tăng (3).
Bảng 1.3. Xu hướng bệnh tật tử vong từ năm 2011 – 2016

TT
1


2

3

U

Nhóm bệnh
Dịch lây

2012

Mắc

H

27,25

Đơn vị: %

2013

2014

2015

2016

37,63


22,42

23,63

20,79

Chết

14,79

33,13

11,21

11,40

12,24

Mắc

61,91

50,02

67,43

65,56

69,11


Chết

68,20

43,68

72,55

73,41

63,34

Tai nạn, ngộ độc,

Mắc

10,84

12,35

10,15

10,81

10,10

chấn thương

Chết


17,01

23,20

16,23

15,20

24,42

Bệnh khơng lây

Nguồn: Niên giám thống kê y tế - Bộ Y tế 2016 (3).


11

80 %
70
Dịch lây

60
50

Bệnh không lây

40
30

Tai nạn, ngộ

độc, chấn
thương

20
10
0
2012

2013

2014

2015

2016

Năm

H
P

Biểu đồ 1.1. Xu hướng mắc bệnh toàn quốc qua các năm
Dựa vào xu hướng mắc bệnh trên biểu đồ 1.1, chiến lược phát triển về y tế ở Việt Nam
vẫn nên tập trung phát triển y tế phổ cập, đồng thời cần đầu tư phát triển y tế theo
chuyên khoa sâu nhằm mục tiêu: giảm yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng sức khỏe cộng

U

đồng; kịp thời phát hiện sớm và khống chế dịch bệnh, không xảy ra dịch lớn; giảm tỷ
lệ mắc và tử vong do bệnh tật; tăng cường các hoạt động phát triển thể chất, tinh thần,

nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, góp phần cải thiện giống nòi (26).

H

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với mơ hình bệnh tật kép, đó là bệnh lây nhiễm
và bệnh không lây nhiễm (27). Theo WHO, 70% gánh nặng về chi phí điều trị và dịch
vụ y tế ở nước ta đều bắt nguồn từ bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của 77%
trường hợp tử vong (28). Trong số những bệnh lý không lây nhiễm, bệnh tăng huyết
áp và đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu của tử vong, tàn tật và gánh
nặng y tế (27).
Theo kết quả nghiên cứu quốc gia năm 2015 được Bộ Y tế công bố, tỷ lệ tăng huyết
áp chưa được chẩn đoán là 56,9%, tỷ lệ này lên đến 69,9% ở bệnh đái tháo đường;
trong khi đó, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được quản lý chiếm 86,4%, ở đái tháo đường
là 71,1%.


12

Bảng 1.4. Các bệnh mắc cao nhất năm 2017 tại Việt Nam
Đơn vị: %
Thứ tự

Tên bệnh

Tỷ lệ

1

Đột quỵ


7,6

2

Bệnh tim mạch

5,2

3

Tai nạn giao thông

5,0

4

Ung thư gan

3,8

5

Biến chứng sinh non

3,3

6

Đái tháo đường


2,9

7

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

2,7

8

Nhiễm trùng đường hơ hấp dưới

2,6

9

Mất thính giác

2,5

10

Đau lưng và cổ

H
P

2,4

Nguồn: WHO (2018), Global Health Estimates (21).


U

Bảng 1.5. Mười bệnh chết cao nhất năm 2020 tại Việt Nam
Thứ tự

Tên bệnh

H

Đơn vị: %

Số chết

Tỷ lệ

81.782

16,01

1

Đột quỵ

2

Bệnh tim, mạch vành

67.501


13,22

3

Bệnh Alzheimer/chứng mất trí nhớ

31.615

6,19

4

Ung thư gan

28.524

5,58

5

Tai nạn giao thông đường bộ

22.676

4,44

6

Bệnh phổi


22.499

4,41

7

Ung thư phổi

21.770

4,26

8

Đái tháo đường

20.754

4,06

9

Bệnh gan

17.934

3,51

10


Cúm và viêm phổi

16.543

3,24

Nguồn: WHO (2020), World Health Ranking (29).


13

Số liệu năm 2017 qua bảng 1.4 và 1.5 cho thấy: trong các bệnh mắc cao nhất thì bệnh
đột quỵ đứng đầu, tiếp theo là bệnh tim mạch, tai nạn giao thông; các bệnh lý về hô
hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh nhiễm trùng đường hơ hấp dưới
có tỷ lệ mắc khá cao; những bệnh có tỷ lệ chết cao nhất là đột quỵ, bệnh tim, mạch
vành, ung thư gan…
Tác giả Trần Thị Chung Chiến và cộng sự viết trong tài liệu “Xây dựng y tế Việt Nam
cơng bằng và phát triển” có đánh giá rằng quá trình chuyển đổi dịch tễ học ở Việt
Nam trong 20 năm qua có sự thay đổi với tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm giảm đáng kể
dựa trên sự thành cơng của các chương trình y tế cơng cộng quốc gia như tiêm chủng
mở rộng, phòng chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính, phịng chống sốt rét… Kết quả

H
P

là đã khống chế được nhiều bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng, đồng thời các bệnh
không lây nhiễm, tai nạn thương tích và ngộ độc lại tăng lên. Dù có giảm về các bệnh
nhiễm trùng, những bệnh này vẫn còn là vấn đề sức khỏe công cộng cơ bản ở Việt
Nam, nhất là ở những vùng có điều kiện khó khăn (30).


Bảng 1.6. Các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam năm 2016

U

H

Các bệnh không lây nhiễm

Đơn vị: %

Bệnh tim mạch

31

Ung thư

19

Bệnh hơ hấp mãn tính

06

Bệnh đái tháo đường

04

Các bệnh không lây nhiễm

18


Các bệnh lây nhiễm, các rủi ro liên quan đếnkhác
sinh nở, thiếu hụt dinh dưỡng

11

Chấn thương

11
Tổng cộng

100

Nguồn: WHO, Noncommunicable Diseases (NCDs) Country Profiles 2018 (31).
Nhìn vào bảng 1.6 ta thấy bệnh tim mạch và ung thư vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong
số các bệnh thuộc nhóm khơng lây nhiễm.


14

Kết quả nghiên cứu đặc điểm mơ hình bệnh tật tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2011 - 2017 của Hoàng Thy Nhạc Vũ và cộng sự cho thấy: bệnh
thường gặp nhất ở người lớn là tăng huyết áp vô căn nguyên phát, chiếm 36%; bệnh
hay gặp nhất ở trẻ em là viêm họng và amidan cấp, chiếm tỷ lệ 38%. Xu hướng chung
của các bệnh trong giai đoạn trên là tăng dần qua các năm, trong đó thường gặp và có
xu hướng tăng nhiều nhất là bệnh tăng huyết áp vô căn nguyên phát, suy thận, đái
tháo đường, viêm họng amidan cấp (32).
Kết quả nghiên cứu về mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện
hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015-2017 của tác giả Trần Thị Thanh Huyền cho thấy:
tỷ lệ nhóm người bệnh trên 14 tuổi chiếm cao nhất là 91,6%; tỷ lệ bệnh nhân nội trú


H
P

là nam cao hơn nữ, lần lượt là 67,2% và 32,8% và có xu hướng khơng thay đổi trong
giai đoạn 2015 - 2017; nhóm người bệnh là cơng nhân có tỷ lệ thấp nhất, nhóm nhân
dân (học sinh/sinh viên, làm ruộng, tự do …) chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm cán bộ viên
chức chiếm tỷ lệ từ 16,9% năm 2015 đến 18,8% năm 2017; bệnh nhân cấp cứu điều
trị nội trú và khám thường vào bệnh viện có tỷ lệ 1:1 trong 3 năm từ 2015 đến 2017

U

(33). Từ năm 2015 - 2017, 5 chương bệnh thường gặp và có xu hướng tăng dần là
chương bệnh Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết, chương Bệnh hệ tiết niệu
– sinh dục, chương Bệnh chấn thương, ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên

H

ngoài, chương bệnh Khối u và Bệnh hệ tiêu hóa có xu hướng giảm dần (33).
Bảng 1.7. Mơ hình bệnh tật tại Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016 xếp theo

Chương

Tên
nhóm bệnh

chương bệnh
Đơn vị: %
Năm 2014
Tỷ lệ
mắc


Tỷ lệ
tử
vong

Năm 2015
Tỷ lệ
mắc

Tỷ lệ
tử
vong

Năm 2016
Tỷ lệ
mắc

Tỷ lệ
tử
vong

Bệnh nhiễm
I

khuẩn và ký sinh
vật

8,7

10,36


9,17

10,7

9,02

0,02


×