Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch tại trung tâm can thiệp tim mạch, bệnh viện nhi trung ương năm 2018 và một số yếu tố ảnh hường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
****&****
VŨ DUY CÁT

H
P

THỰC TRẠNG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC BỆNH
NHI SAU CAN THIỆP TIM MẠCH
TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH TRẺ EM,
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI - 2018

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
****&****
VŨ DUY CÁT



THỰC TRẠNG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC BỆNH
NHI SAU CAN THIỆP TIM MẠCH
TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH TRẺ EM,
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

H
P

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Lê Thị Kim Ánh

HÀ NỘI - 2018

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BS


Bác sĩ

BYT

Bộ y tế

BTTMP

Bất thường tĩnh mạch phổi

CĐK

Chẩn đốn khác

CHA

Cao huyết áp

COĐM

Cịn ống động mạch

CTTM

Can thiệp tim mạch

DĐMVT

Dò động mạch vành tim


ĐM

Động mạch

HEoĐMC

Hẹp eo động mạch chủ

HSBA

Hồ sơ bệnh án

HVĐMP

Hẹp van động mạch phổi

QTKT

Quy trình kỹ thuật

QTTD

Quy trình theo dõi

TSNT TB

Thơng sàn nhĩ thất tồn bộ

TLT


Thơng liên thất

TLN
TOF
TLT - TP
TP2ĐR
TT

H
P

U

H

Thông liên nhĩ

Tứ chứng fallot4

Thông liên thất, teo phổi
Thất phải hai đường ra
Thông tim

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


ii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Khái niệm và các q trình chăm sóc và theo dõi sau can thiệp tim mạch .....4
1.1.1. Khái niệm can thiệp tim mạch ..................................................................4
1.1.2. Quá trình tiếp nhận chăm sóc và theo dõi bệnh nhi trước can thiệp tim mạch5
1.1.3. Các kỹ thuật can thiệp tim mạch ở bệnh nhi ............................................7
1.2. Quy trìnhtheo dõi, chăm sóc sau can thiệp tim mạch ......................................7
1.2.1. Quy trình chăm sóc sau can thiệp tim mạch.............................................7
1.2.2. Quy trình theo dõi, chăm sóc sau can thiệp tim mạch tại bệnh viện Nhi

H
P

Trung ương...............................................................................................8
1.3. Một số nghiên cứu về can thiệp tim mạch .....................................................10
1.3.1. Nghiên cứu về thực hành chăm sóc bệnh nhân sau can thiệp tim mạch 10
1.3.2. Theo dõi, đánh giá sau can thiệp tim mạch ............................................12
1.4. Thông tin về địa điểm nghiên cứu .................................................................13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................16

U

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ................................................................16
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................16

H

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...............................................................17

2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định lượng ........................................17
2.4.2. Chọn mẫu cho cấu phần định tính ..........................................................17
2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..........................................................18
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu .........................................................................18
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................18
2.6. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................19
2.7. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................20
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .....................................................20
3.2. Thực trạng theo dõi và chăm sóc sau can thiệp tim mạch cho bệnh nhi tại
Trung tâm tim mạch trẻ em ..........................................................................23
3.2.1. Thực trạng theo dõi và chăm sóc bệnh nhi trước can thiệp và trong 2 giờ
đầu sau can thiệp tim mạch ....................................................................23
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


iii

3.2.2. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhi tại Khoa Hồi sức tim mạch ..................25
3.2.3. Theo dõi và khám định kỳ sau can thiệp tim mạch cho các bệnh nhi tại
phòng khám tim mạch ............................................................................26
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau
can thiệp tim mạch .......................................................................................29
3.3.1. Các yếu tố về chính sách ........................................................................29
3.3.2. Nhân lực và trình độ học vấn .................................................................30
3.3.3. Các yếu tố về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng..........................................32
3.3.4. Các yếu tố về tài chính ...........................................................................32
3.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khám định kỳ sau can thiệp tim mạch ....33
Chương 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................35

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .....................................................35

H
P

4.2. Thực trạng theo dõi và chăm sóc sau can thiệp tim mạch cho bệnh nhi tại
trung tâm tim mạch trẻ em ...........................................................................36
4.2.1. Thực hành theo dõi và chăm sóc bệnh nhi trước và trong 2 giờ đầu sau can
thiệp tim mạch .........................................................................................36
4.2.2. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhi tại Khoa Hồi sức tim mạch ..................38
4.2.3. Theo dõi và khám định kỳ sau can thiệp tim mạch cho bệnh nhi ..........40

U

4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau
can thiệp tim mạch .......................................................................................41
4.3.1. Các yếu tố về chính sách ........................................................................41

H

4.3.2. Nhân lực còn chưa đáp ứng được về số lượng và về chuyên môn .........42
4.3.3. Các yếu tố về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng: ........................................43
4.3.4. Các yếu tố về tài chính ...........................................................................44
4.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khám định kỳ sau can thiệp tim mạch ....45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhi sau can thiệp tim mạch
Phụ lục 2: Quy trình theo dõi cho bệnh nhi sau can thiệp tim mạch
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu bác sỹ làm can thiệp

Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách bảo hiểm y tế bệnh viện.
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi.
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu gia đình bệnh nhi
Phụ lục 8: Các biến số và định nghĩa biến số
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ...............................................20

Bảng 3.2:

Khoảng cách địa lý từ nhà đến viện của đối tượng tham gia nghiên cứu....22

Bảng 3.3:

Trình độ văn hóa của bố/mẹ bệnh nhi trong nhóm nghiên cứu ..........22

Bảng 3.4.

Tỷ lệ bệnh nhi được bác sỹ theo dõi và chăm sóc trước can thiệp và
trong 2 giờ đầu sau can thiệp...............................................................23

Bảng 3.5.


Tỷ lệ bệnh nhi được bác sỹ theo dõi và chăm sóc tại khoa HSTM .....25

Bảng 3.6.

Tỷ lệ bệnh nhi được bác sỹ theo dõi và khám định kỳ sau can thiệp tim
mạch ....................................................................................................27

Bảng 3.7.

H
P

Tỷ lệ bệnh nhi được điều dưỡng hướng dẫn khám định kỳ sau can
thiệp tim mạch .....................................................................................28

Bảng 3.8.

Đặc điểm cán bộ NVYT ......................................................................30

U

H
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.


Mục đích can thiệp tim mạch ............................................................20

Biểu đồ 3.2:

Điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhi trong nhóm nghiên cứu ............21

Biểu đồ 3.3.

Phân bố tỷ lệ bệnh TBS trong nhóm thơng tim điều trị và thơng tim
chẩn đốn ...........................................................................................21

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ bệnh nhi được điều dưỡng thực hiện theo dõi và chăm sóc
trong 2 giờ đầu sau can thiệp tim mạch.............................................24

Biểu đồ 3.5:

Tỷ lệ bệnh nhi được điều dưỡng thực hiện theo dõi và chăm sóc tại
khoa HSTM .......................................................................................26

Biểu đồ 3.6.

H
P

Tỷ lệ bệnh nhi tái khám sau can thiệp tim mạch tại phòng khám .....26

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1:

U

Quá trình điều trị, chăm sóc và theo dõi các bệnh nhi khi mắc bệnh
TBS trước mổ, trước can thiệp ..............................................................5

Sơ đồ 1.2:

H

Quá trình điều trị, chăm sóc và theo dõi các bệnh nhi sau can thiệp
tim mạch ................................................................................................6

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Can thiệp tim mạch là phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh tim
mạch, được sử dụng cho mục đích điều trị các bệnh tim mạch và chẩn đốn hình
ảnh. Theo dõi và chăm sóc sau can thiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời có thể
giảm nguy cơ các biến chứng và tử vong ở bệnh nhi. Nhằm tìm hiểu thực trạng tuân
thủ quy trình theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch chúng tôi tiến
hành nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích đề tài: “Thực trạng theo dõi và chăm
sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch tại Trung tâm tim mạch trẻ em, bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2018 và một số yếu tố ảnh hưởng” với 02 mục tiêu: (i) Mô tả


H
P

thực trạng theo dõi và chăm sóc sau can thiệp tim mạch cho bệnh nhi tại Trung tâm
tim mạch trẻ em- bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2018; (ii) Phân tích một số yếu tố
ảnh hưởng đến thực trạng theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch tại
Trung tâm tim mạch trẻ em, bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính.
Cấu phần định lượng sử dụng 86 HSBA của bệnh nhi được can thiệp trong thời gian

U

nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2018 (31 HSBA thu thập tiến cứu và 55
HSBA được bổ sung bằng cách thu thập hồi cứu nhằm tăng tính chính xác trong mơ

H

tả thực trạng theo dõi và chăm sóc). Cấu phần định tính được thực hiện qua phỏng
vấn sâu nhân viên y tế và người nhà bệnh nhi.
Kết quả trên 86 bệnh nhi sau can thiệp tim mạch tại bệnh viện Nhi trung
ương năm 2018 cho thấy thực hành theo dõi và chăm sóc bệnh nhi trong 2 giờ đầu
sau can thiệp tim mạch: 96,34% các bước trong quy trình được BS thực hiện trên
các đối tượng nghiên cứu; tỷ lệ này ở điều dưỡng là 54,6%. Thực hành theo dõi và
chăm sóc bệnh nhi tại Khoa Hồi sức tim mạch: 82,65% các bước trong quy trình
được BS thực hiện trên các đối tượng nghiên cứu;tỷ lệ này ở điều dưỡnglà 87,92%.
Tại phòng khám tim mạch 100% các bước được thực hiện.
Nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng theo dõi và chăm
sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch bao gồm: Bệnh viện chưa có riêng quy định chăm

sóc và theo dõi sau can thiệp tim mạch, nhân lực còn thiếu về số lượng và trình độ, khu

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


vii

vực chăm sóc thiếu về khơng gian, BHYT mặc dù thanh tốn cho can thiệp tim mạch
nhưng khơng thanh tốn đầy đủ cho tầm soát di chứng.
Nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng nhân lực hiện tại của Trung tâm tim mạch trẻ
em BV Nhi Trung Ương không đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn cần bổ sung
thêm, diện tích phòng làm can thiệp cũng như các phòng chức năng khơng đúng theo
tiêu chuẩn và cịn q chật hẹp, tỉ lệ bàn khám và máy siêu âm so với nhu cầu của bệnh
nhân là chưa đủ đáp ứng, nhân lực cần được đào tạo và chuẩn hóa lại tường năm và đặc
biệt cần triển khai đề án bệnh án điện tử và quản lý HSBA bằng phần mềm không dùng
bênh án giấy.

H
P

U

H
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), thơng tim hay can thiệp tim mạch là
q trình kiểm tra hoạt động của tim thông qua một ống thông rỗng, mỏng được đưa
từ mạch máu lớn đến tim. Tại Việt Nam, các cơ sở y tế có triển khai kỹ thuật can
thiệp tim mạch định nghĩa rằng: thông tim là dùng ống thông tiếp cận các cấu trúc
mạch máu, các buồng tim, các cấu trúc trong cơ thể để thực hiện các chẩn đoán bất
thường cấu trúc và chức năng tim, mạch máu hoặc thực hiện các can thiệp điều trị
các bất thường [18].
Can thiệp tim mạch là phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh tim

H
P

mạch, được sử dụng cho mục đích điều trị các bệnh tim mạch và chẩn đốn hình
ảnh [1]. Các phương pháp can thiệp tim mạch có thể gây ra các biến chứng bao
gồm rối loạn nhịp tim, co thắt mạch, rò rỉ mạch, vỡ động mạch, tắc động mạch,
phình động mạch, chảy máu chỗ chọc ống, sưng, phù nề,.... [1]. Các biến chứng có
thể chiếm tỷ lệ từ 1,5 - 9% các trường hợp can thiệp [13]. Các biến cố tim mạch

U

chính được ghi nhận là tử vong và tái nhập viện vì đau ngực, suy tim, các biến cố
khác như tai biến mạch não, chảy máu sau 1 tháng, 3 tháng và tại thời điểm kết thúc
nghiên cứu [6].

H

Các nghiên cứu cho thấy vai trò của hoạt động quản lý trong việc giảm biến
chứng sau can thiệp tim mạch bao gồm các nghiên cứu của Juran và cộng sự (1999)
cho thấy có thể giảm biến chứng bằng các phương pháp cầm máu động mạch, bố trí

nhân lực hợp lý, phương pháp tháo bộ mở đường vào mạch máu [10]. Rolley và
cộng sự (2010) cho thấy nhu cầu đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế trong việc giảm
các biến chứng do can thiệp tim mạch [14]. Liew R và cộng sự (2007) cho thấy hiệu
quả việc tháo bộ mở đường mạch máu bởi các điều dưỡng được đảo tạo [12].
Tử vong và các biến chứng sau can thiệp tim mạch hồn tồn có thể giảm
thiểu được qua việc theo dõi và chăm sóc sau can thiệp tim mạch. Q trình theo
dõi, chăm sóc có thể giúp phát hiện sớm, xử lý kịp thời các biến chứng qua đó đảm
bảo sức khoẻ cho bệnh nhi được hồi phục tốt và tránh được nguy cơ tử vong sau

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


2
quá trình can thiệp tim mạch [1]. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu về
tuân thủ quy trình theo dõi, chăm sóc cho bệnh nhi, đặc biệt là bệnh nhi sau can
thiệp tim mạch ở các điều dưỡng viên, các bác sỹ.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, Trung tâm tim mạch trẻ em được thành lập từ
ngày 1 tháng 3 năm 2016 tiền thân là khoa Tim mạch, nằm trong Trung tâm tim
mạch trẻ em gồm có 6 đơn vị sau: (1) đơn vị can thiệp tim mạch tổng hợp (2) đơn
vị Hồi sức tim mạch tổng hợp, (3) đơn vị Gây mê hồi sức sau mổ, (4) đơn vị Hồi
sức ngoại sau mổ tim, (5) Phòng khám và chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh (TBS)
và (6) Phòng tổng hợp. Trên thực tế phòng can thiệp tim mạch đã bắt đầu hoạt động
và can thiệp những ca bệnh TBS từ năm 2004.Với vai trò là một bệnh viện đầu

H
P

ngành về Nhi khoa của cả nước, đơn vị can thiệp tim mạch tổng hợp là một đơn vị
mũi nhọn của bệnh viện có thể can thiệp điều trị và can thiệp chẩn đoán cho hầu hết

các bệnh nhi TBS phức tạp như đặt Stent ống động mạch, bít dù lỗ thơng liên thất
(TLT), bít dị động mạch vành (DĐMV), nong hẹp van động mạch phổi bằng bóng
qua da (HVĐMP), gần đây nhất là bít dù ống động mạch cho những trẻ sinh non

U

nhẹ cân còn tồn tại ống động mạch (COĐM) mà sau hai lần điều trị thuốc đóng ống
khơng có hiệu quả. Ngồi ra, đơn vị can thiệp tim mạch cịn thực hiệnchụp chẩn
đốn các bệnh TBS phức tạp phục vụ cho chẩn đoán trước mổ với cân nặng thấp

H

nhất 0,8kg đến 50kg ở các lứa tuổi nhi khoa từ 0 đến dưới 16 tuổi.
Nhằm tìm hiểu thực trạng thực hiện quy trình của bác sỹ, điều dưỡng trong
việc tuân thủ các quy trình theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch là
cần thiết, qua đó tìm ra các giải pháp can thiệp nâng cao trình độ, kỹ năng trong
theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch, từ đó giúp giảm các biến
chứng và tử vong do can thiệp tim mạch. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu với
đề tài: “Thực trạng theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch tại
Trung tâm tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2018 và một số yếu
tố ảnh hưởng”.

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng theo dõi và chăm sóc sau can thiệp tim mạch cho bệnh nhi

tại Trung tâm tim mạch trẻ em, bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng theo dõi và chăm sóc bệnh
nhi sau can thiệp tim mạch tại Trung tâm tim mạch trẻ em, bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2018.

H
P

U

H
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và các quá trình chăm sóc và theo dõi sau can thiệp tim mạch
1.1.1. Khái niệm can thiệp tim mạch
Can thiệp tim mạch học (interventional cardiology) là một phần của tim
mạch học (Cardiology), điều trị bệnh động mạch mạch vành với việc thông bóng và
đặt stent, các phương pháp trị liệu này giúp thông mạch vành bị tắc giúp cung cấp
máu tới tim, khỏi các cơn đau tim và cơn đau thắt hoặc đau ngực [11].

H
P

Qua thời gian có nhiều phương pháp đã được sử dụng để cố gắng và giữ

động mạch vành mở bao gồm: thuốc làm tan huyết được đưa vào mạch vành và sử
dụng stent. Thử nghiệm lâm sàng những năm 1990 đã chỉ ra lợi ích của đặt stent
kim loại và sau đó thuốc được kết hợp với stent thành stent phủ thuốc [11].
Trước những kỹ thuật đặt stent, can thiệp tim mạch còn được tiếp cận kỹ

U

thuật chụp CT mạch (CTA) và chụp MRI mạch (MRA), những kỹ thuật mà ngày
càng trở nên đáng tin cậy và hữu ích trong chẩn đốn bệnh động mạch vành. Điều

H

đó cho thấy rằng CTA mạch vành sẽ không giảm sự nghi ngờ mức độ cần thiết về
số lượng chụp mạch vành xâm lấn ở bệnh nhân bình thường hoặc khơng có biểu
hiện tổn thương mạch vành,và cịn hữu ích trong việc kết hợp với điều trị khác.
Trong thực tế CTA có thể tốt hơn về vai trò so với MRA, mặc dù đang có sự tiến bộ
nhanh về kỹ thuật hơn các đánh giá nghiên cứu. Cả hai kỹ thuật đều trở nên tin cậy
hơn, mặc dù vậy, chúng trở nên hấp dẫn với can thiệp tim mạch cũng như can thiệp
X quang mạch, xa hơn nữa là những thảo luận giữa các nhà chun mơn. Can thiệp
tim mạch cịn được quan tâm ở lĩnh vực can thiệp ngoại vi về thận và xương hông,
động mạch cảnh cổ và các can thiệp khác. Những lĩnh vực có thể mâu thuẫn với
chụp can thiệp X-Quang và chẩn đoán can thiệp thần kinh [11].

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


5

1.1.2. Q trình tiếp nhận chăm sóc và theo dõi bệnh nhi trước can thiệp tim mạch

Như chúng ta đều biết bệnh TBS được hình thành từ khi trẻ nằm trong bào
thai và khi sinh ra trong mình đã mắc bệnh, vì vậy việc chăm sóc và theo dõi các
bệnh nhi TBS phải được diễn rangay sau khi trẻ sinh ra đời. Q trình thăm khám
điều trị, chăm sóc và theo dõi phải được các bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa tim
mạch đảm nhiệm mới mong có kết quả tốt.
Bệnh nhi phát hiện mắc TBS đến khám tại phòng khám tim mạch

H
P

Nhập viện điều trị nội trú nếu
bệnh nhi diễn biến nặng, cấp cứu
nguy cơ tử vong cao

Hội
chẩn
phẫu
thuật
tim hở
sớm

Hội chẩn
Can thiệp
tim : can
thiệp điều
trị, can
thiệp chẩn
đoán

Hội


U

chẩn

Điều trị

nội khoa

H

Nếu nhẹ chưa ảnh hưởng nhiều đến
chức năng tim, phổi -> theo dõi tái
khám định kỳ, kê đơn thuốc cho về nhà

Hẹn bệnh nhi đến làm
hồ sơ hội chẩn

bảo tồn

Bệnh nhi được nhận vào khoa Nội tim
mạch chờ phẫu thuật, chờ can thiệp
tim mạch và điều trị nội khoa

Xếp lịch hẹn phẫu thuật hoặc lịch
can thiệp tim mạch

Sơ đồ 1.1: Quá trình điều trị, chăm sóc và theo dõi các bệnh nhi khi mắc bệnh
TBS trước mổ, trước can thiệp


This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


6

Tại khoa nội tim mạch, bệnh nhi được hoàn thiện các
thủ tục trước can thiệp và đủ điều kiện can thiệp

Bệnh nhi được chuyển xuống đơn vị
can thiệp tim mạch

Bệnh nhi được can thiệp xong

H
P

Theo dõi và chăm sóc
tại phịng hồi tỉnh

Theo dõi và chăm sóc tại
khoa hồi sức tim mạch

U

H

Ra viện và tái khám
sau 1 tháng


Sơ đồ 1.2: Quá trình điều trị, chăm sóc và theo dõi các bệnh nhi sau can thiệp tim
mạch

Như vậy can thiệp tim mạch có 02 mục đích gồm chẩn đốn hình ảnh và can
thiệp điều trị, các quá trình can thiệp điều trị hay chẩn đốn đều cần phải theo dõi và
chăm sóc chuyên sâu khi bệnh nhi vào viện sẽ được các bác sĩ cho chỉ định điều trị
và điều dưỡng thực hiện y lệnh điều trị: lấy dấu hiệu sinh tồn, cân đo bệnh nhi, làm
các xét nghiệm trước mổ, trước can thiệp thực hiện y lệnh điều trị, và một số các y
lệnh đặc biệt trên từng bệnh nhi cụ thể.

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


7
Sau can thiệp tim mạch bệnh nhi sẽ được chăm sóc đặc biệt hơn bao gồm: theo
dõi các chỉ số về huyết động, tình trạng chảy máu tại vị trí băng ép, theo dõi về mức
độ tỉnh táo, chăm sóc vết băng, chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về tư thế bệnh nhi,
theo dõi tình trạng bài niệu, theo dõi các rối loạn nhịp tim, rối loạn về nội mơi, theo
dõi các biến chứng xảy ra trong q trình can thiệp và cả trong quá trình hồi sức đến
khi ra viện, theo dõi bệnh nhi tuân thủ điều trị và tái khám sau can thiệp…
1.1.3. Các kỹ thuật can thiệp tim mạch ở bệnh nhi
Các can thiệp tim mạch ứng dụng trên người lớn không hẳn đã ứng dụng trên
trẻ em được bởi trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, tuy nhiên một số ứng dụng
vẫn được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, nhưng với các kỹ thuật can thiệp trên

H
P

trẻ em đòi hỏi phải nhẹ nhàng và khéo léo hơn nhiều, bao gồm:


- Chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh mà siêu âm khơng thể chẩn đốn hay
khơng chẩn đốn hết phục vụ mổ tim hở.

- Can thiệp tạm thời như: phá vách liên nhĩ cho các bệnh nhi có chẩn đốn đảo

U

gốc động mạch lành vách liên thất, bất thường tĩnh mạch phổi (BTTMP) tắc nghẽn,
teo van động mạch phổi lành vách liên thất…

- Can thiệp điều trị cho các bệnh nhi tim bẩm sinh (TBS) như: nong hẹp van

H

động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, bít dù ống động mạch, bít dù lỗ thơng liên
nhĩ, bít dù lỗ thơng liên thất, đặt Stent ống động mạch và gần đây nhất tại Bệnh viện
Nhi trung ương đã mở và nong van động mạch phổi thành công cho rất nhiều bệnh
nhi teo van động mạch phổi có vách liên thất nguyên vẹn ở những trẻ sơ sinh.
- Can thiệp đóng ống động mạch bằng dụng cụ cho trẻ sơ sinh nhẹ cân mà
dùng các thuốc đóng ống động mạch sau 2 lần thất bại.
1.2. Quy trìnhtheo dõi, chăm sóc sau can thiệp tim mạch
1.2.1. Quy trình chăm sóc sau can thiệp tim mạch
Theo dõi bệnh nhi là quá trình diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian từ
khi bệnh nhi vào viện đến khi ra viện bao gồm các chỉ số sinh tồn như: mạch, nhiệt

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.



8
độ, huyết áp, SpO2, mức độ tỉnh táo, khả năng bài niệu, vấn đề về tiêu hóa, các rối
loạn về nội mơi, các biến chứng, di chứng [5].
Chăm sóc hậu phẫu bệnh nhi tim mạch cũng giống như các chăm sóc hậu
phẫu khác được chia làm 3 giai đoạn như sau:
 Giai đoạn hồi tỉnh trong khoảng 2 giờ - 4 giờ đầu sau can thiệp các biến
chứng rất hay xảy ra trong giai đoạn này.
 Giai đoạn hậu phẫu từ sau giai đoạn hồi tỉnh đến khi bệnh nhi tỉnh táo hồn
tồn chức năng sống trở về bình thường khơng cịn đe dọa đến tính mạng bệnh nhi.
 Giai đoạn hồi phục là khi bệnh nhi hồi phục hoàn tồn,có thể ra viện.
Chăm sóc hậu phẫu bệnh nhi sau CTTM: các giai đoạn chăm sóc bệnh nhi

H
P

sau can thiệp cũng giống như chăm sóc các bệnh nhi hậu phẫu nói chung nhưng
thơng thường các bệnh nhi sau can thiệp tim mạch chức năng tim chưa trở về bình
thường vì vậy các thuốc về tim mạch vẫn phải dùng theo chỉ định của bác sỹ và một
số các rối loạn về nhịp thường xuyên diễn ra nhất là trong giai đoạn hồi tỉnh nên các
bệnh nhi sau CTTM cần phải theo dõi theo chế độ đặc biệt được xây dựng từ những

U

bác sỹ và điều dưỡng có kinh nghiệm về tim mạch [5].

1.2.2. Quy trình theo dõi, chăm sóc sau can thiệp tim mạch tại bệnh viện Nhi
Trung ương

H


1.2.2.1. Đối với trường hợp can thiệp điều trị
Tại phòng hồi tỉnh và tại khoa HSTM bệnh nhi sẽ được theo dõi: mạch, nhiệt
độ, SpO2, nhịp tim, nhịp thở, tình trạng chảy máu vết chọc trong 2 giờ đầu tại
phòng hồi tỉnh sau can thiệp và 6 giờ tiếp theo tại khoa hồi sức tim mạch.
Thông thường bệnh nhi ra viện sau 2 ngày điều trị: mỗi bệnh nhi sẽ được siêu
âm tim, điện tâm đồ 12 chuyển đạo để đánh giá kết quả, nếu ổn định sẽ được ra viện.
Người bệnh được cấp đơn thuốc, giấy ra viện và hẹn tái khám sau 1 tháng,
sau 3 tháng và sau 6 tháng nếu tình trạng bệnh nhi ổn định bệnh nhi được hẹn 1 năm
sau đến khám lại.
 Ra viện và về nhà
Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhi, kiểm tra nhiệt độ hàng ngày trong
1 tuần đầu tiên đề phòng nhiễm trùng bệnh viện.
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


9
Theo dõi tình trạng tím và khó thở của bệnh nhi để đánh giá tình trạng suy
tim và rối loạn nhịp.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc làm giảm áp lực máu lên phổi và thuốc lợi
tiểu khi bệnh nhi ở nhà.
Hướng dẫn người nhà bệnh nhi về chế độ ăn của bệnh nhi TBS và cách phát
hiện các dấu hiệu bệnh nặng để kịp thời đưa bệnh nhi đến sơ sở y tế cấp cứu kịp thời.
Theo dõi các dấu hiệu bất thường nếu có tình trạng tuột dụng cụ đã đặt trong
tim như: bệnh nhi kích thích vật và, khó thở, mạch nhanh, phát hiện các dấu hiệu
liệt chi, phát hiện các dấu hiệu chèn ép mạch do dụng cụ bị tuột di chuyển đến vị trí
động mạch - tĩnh mạch nhỏ hơn.

H
P


Nhắc lịch tái khám định kỳ theo quy trình tái khám của bệnh viện đã quy
định tại (phụ lục 1.6.2.4).

1.2.2.2. Đối với can thiệp thông tim chẩn đốn

Đối với các bệnh nhi can thiệp thơng tim chẩn đốn, khi có kết quả chẩn
đốn điều dưỡng hồn thiện bộ hồ sơ hội chẩn ngoại khoa. Sau đó điều dưỡng tập

U

hợp bộ hồ sơ và chuyển ra phòng hội chẩn, hội chẩn xong điều dưỡng Trưởng viết
giấy hẹn đưa cho bệnh nhi hoặc gia đình bệnh nhi.

Hồ sơ sau đó được chuyển về lại khoa, điều dưỡng hành chính làm thủ tục

H

xuất viện cho bệnh nhi và gia đình bệnh nhi, điều dưỡng Trưởng sẽ trả kết quả hội
chẩn của bệnh nhi vào chiều thứ 6 hàng tuần.
Các hoạt động theo dõi và chăm sóc của bệnh nhi trong nhóm này được điều
dưỡng chăm sóc trực tiếp hướng dẫn theo y lệnh của bác sĩ điều trị theo quy trình
như sau:
 Ra viện và về nhà
Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhi, kiểm tra nhiệt độ hàng ngày trong
1 tuần đầu tiên đề phòng nhiễm trùng bệnh viện.
Theo dõi tình trạng tím và khó thở của bệnh nhi để đánh giá tình trạng suy
tim và rối loạn nhịp.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc theo y lệnh của bác sĩ.


This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


10
Hướng dẫn người nhà bệnh nhi về chế độ ăn của bệnh nhi TBS và cách phát
hiện các dấu hiệu bệnh nặng để kịp thời đưa bệnh nhi đến sơ sở y tế cấp cứu kịp thời.
Hướng dẫn người nhà bệnh nhi đưa con đến hội chẩn vào thứ 4 của tuần kế
tiếp hoặc đưa bệnh nhi ra hội chẩn váo thứ 4 của tuần đó.
Điều dưỡng chăm sóc hướng dẫn các thủ tục cần thiết cũng như chuẩn bị tâm
lý và tài chính để chuẩn bị cho cuộc mổ sắp tới.
Hướng dẫn gia đình bệnh nhi cho bệnh nhi đến viện làm thủ tục mổ phiên
theo đúng lịch hẹn.
1.2.2.3. Quy trình tái khám tại Bệnh viện Nhi trung ương
Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, khi bệnh nhi tái khám, bệnh nhi sẽ được

H
P

thực hiện theo các bước sau:

- Khám lại sau 1, 3, 6, 12 tháng và 3, 5 năm:

 Khám thông thường, siêu âm tim, điện tâm đồ 12 chuyển đạo...làm các xét
nghiệm theo tình trạng bệnh của bệnh nhi nếu có.

 Hẹn tái khám hoặc nhập viện điều trị theo y lệnh bác sỹ.

U


 Điều dưỡng phòng khám thực hiện y lệnh.
1.3. Một số nghiên cứu về can thiệp tim mạch

1.3.1. Nghiên cứu về thực hành chăm sóc bệnh nhân sau can thiệp tim mạch

H

Juran và cộng sự (1999) nghiên cứu can thiệp điều dưỡng nhằm giảm chảy
máu tại vị trí ống thống được đưa vào sau PCI. Nghiên cứu nhằm đo lường mối liên
quan giữa can thiệp điều dưỡng và biến chứng tại vị trí ống thông được đưa vào ở
bệnh nhân sau PCI và nhận xét một tiêu chuẩn chăm sóc nhằm giảm biến chứng chảy
máu. Trong bản mô tả, mối liên quan nghiên cứu bệnh nhân, can thiệp chăm sóc sau
q trình can thiệp động mạch vành đã được đo lường. Kết quả cho thấy có mối liên
quan giữa can thiệp điều dưỡng và tái chảy máu ở vị trí ống thơng được đưa vào. Hầu
hết các yếu tố có ý nghĩa thống kê với giảm biến chứng tại vị trí ống thơng được đưa
vào ở giai đoạn đầu sau khi tháo bộ mở đường mạch máu là các biện pháp được sử
dụngcan thiệp gồm cầm máu động mạch, bố trí nhân lực, và cán bộ, phương pháp
tháo bộ mở đường mạch máu. Chảy máu tại vị trí ống thơng được đưa vào khi điều
dưỡng quá tải, tuy vậy sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê [10].
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


11
Rolley và cộng sự (2010) nghiên cứu thực hành chăm sóc sau can thiệp mạch
vành qua da. Tác giả mơ tả tiêu chuẩn thực hành và ưu tiên chăm sóc của điều
dưỡng tim mạch tại Úc và New Zealand, thang đo được thiết kế theo các tài liệu
hướng dẫn và tài liệu được tổng hợp. Một nghiên cứu web-based với 116 mục đã
được thực hiện với điều dưỡng tim mạch, qua danh sách email của các tổ chức điều
dưỡng tim mạch, sử dụng số liệu thu thập online. Số liệu từ 2008 tới 2009, tổng 148

người điền phiếu, trong đó 110 (74,3%) là hồn thành phiếu điều tra. Trung bình số
năm kinh nghiệm về tim mạch của điều dưỡng là 12,3±7,61. Các chỉ tiêu chuẩn
chăm sóc gồm có thời gian đi lại sau can thiệp, phương pháp tháo bộ mở đường
mạch máu, giảm đau và tư thế người bệnh. Đáp ứng thường xuyên với chăm sóc

H
P

tâm thần có tác dụng tốt hơn các nhiệm vụ khác và còn cho thấy được sự thiếu hụt
kiến thức trong lĩnh vực này. Nghiên cứu này xác định được sự đa dạng trong các
hình thức thực hành và nhu cầu đào tạo [14].

Hemtzenvà Straure (1998) thực hiện nghiên cứu biến chứng động mạch
ngoại vi sau thông tim. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ từ 0,1-2% đối với biến chứng

U

mạch máu sau thông tim mục đích chẩn đốn đã được ghi nhận, thơng tim điều trị
có tỷ lệ 0,5-5% và sau q trình dùng bộ mở đường mạch máu kích cỡ lớn truyền
thuốc tan đơng máu lên tới 14% [8].

H

Nasser và cộng sự (1995) nghiên cứu biến chứng mạch máu ngoại vi sau can
thiệp. Nghiên cứu cho thấy biến chứng mạch máu ngoại vi bao gồm tụ máu, giả
phình, rị động mạch, tắc động mạch, nghẽn mạch do cholestrerol, và nhiễm trùng
xuất hiện với tỷ lệ tổng từ 1,5-9%. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng sau can
thiệp động mạch vành gồm tuổi, việc tái can thiệp thơng tim, giới tính và bệnh mạch
ngoại vi. Các yếu tố có mức ảnh hưởng thấp hơn gồm có thuốc chống đơng máu, sử
dụng tác nhân tan huyết khối, mức độ tăng creatinine, lượng hồng cầu thấp, thời

gian kéo dài thuốc chống đơng máu, và kích thước bộ mở đường mạch máu được sử
dụng [13].
Liew R và cộng sự (2007) nghiên cứu cách giảm các biến chứng, sử dụng
hướng dẫn phương pháp tháo bộ mở đường mạch máu sau thông mạch vành.
Nghiên cứu cho thấy hiệu quả việc tháo bộ mở đường mạch máu bở các điều dưỡng

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


12
được đào tạo.Không một trường hợp nào trong số các bệnh nhân được tháo bộ mở
đường mạch máu tiến triển biến chứng hoặc tụ máu lớn. Tiến triển đông máu nhỏ ở
1,6% số bệnh nhân. Khơng có trường hợp nào trong số 484 bệnh nhân sử dụng
ACD (arteriotomy closure device - thiết bị đóng mạch) tiến triển thành tụ máu lớn
và 0,8% phát triển thành tụ máu nhỏ Trung bình áp lực động mạch cao hơn ở bệnh
nhân tiến triển tụ máu [12].
1.3.2. Theo dõi, đánh giá sau can thiệp tim mạch
Yan và cộng sự (2011) đã nghiên cứu cải thiện chất lương chăm sóc điều
dưỡng. Tác giả đã cho thấy kết quả của việc tham gia quản lý trong việc kiểm tra,
theo dõi q trình thực hiện thơng tim mạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác

H
P

biệt về tỷ lệ biến chứng, thời gian nằm viện, số xét nghiệm, số điều trị phẫu thuật,
và số biến chứng kết hợp, trong đó thực hiện kiểm tra, theo dõi sau phẫu thuật có tỷ
lệ thấp hơn (p<0,05) [17].

Schiks I và cộng sự (2007) nghiên cứu việc thực hiện đánh giá tháo bộ mở

đường mạch máu động mạch đùi bởi các điều dưỡng có chứng chỉ về PCI. Họ đào
tạo điều dưỡng tháo bộ mở đường mạch máu động mạch đùi và quan sát việc tháo

U

bộ mở đường mạch máu động mạch đùi ở bệnh nhân PCI khơng có biến chứng.
Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi gồm 10 yếu tố và 65 mục. Kết quả chỉ ra rằng kết
quả của năm 1999 (n=43 quan sát với 13 điều dưỡng) và 2005 (n=42 quan sát và 16

H

điều dưỡng) đạt tiêu chuẩn hơn 90% tổng điểm đã không đạt được: Tỷ lệ lần lượt là
82% và 80% lần lượt [16].

Sangkachand và cộng sự (2011) nghiên cứu theo dõi, đánh giá thái độ thực
hành và chất lượng chăm sóc điều dưỡng sau can thiệp tim mạch. Nghiên cứu thực
hiện trên 61 điều dưỡng và 202 bệnh nhân với hội chứng mạch vành ở khoa hồi sức
tim mạch. Dựa trên số liệu điều dưỡng về thái độ theo dõi tắc mạch máu và chất
lượng chăm sóc đã đạt được. Tập huấn đã cung cấp phần mềm ST-Map trong việc
theo dõi. Theo dõi số liệu đạt được sau 4 tháng. Tỷ lệ điều dưỡng theo dõi tắc mạch
là 13% trước ST- Map và 90% sau ST-Map (p<0,001). Nguyên nhân phổ biến nhất
trong việc không theo dõi tắc mạch trước ST Map là do thiếu kiến thức (62%).
Nguyên nhân phổ biến liên quan theo dõi sau ST-Map là biết khi nào bệnh nhân bị
tắc mạch (80%). Thời gian để đạt được 12 chuyển đạo điện tâm đồ trong đáp ứng
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


13
với các biểu hiện hoặc thay đổi phân đoạn ST là 5-15 phút trước ST-Map và thường

ít hơn 5 phút so với sau (p<0,001). Nghiên cứu kết luận rằng ST-Map có mối liên
quan với theo dõi tắc mạch, cải thiện thái độ của điều dưỡng về theo dõi tắc mạch,
và thời gian ngắn hơn để đạt được 12 chuyển đạo điện tâm đồ [15].
1.4. Thông tin về địa điểm nghiên cứu
Đơn vị can thiệp tim mạch tổng hợp thuộc Trung tâm tim mạch trẻ em được
xây dựng trên diện tích 135m2 với các phòng chức năng như: phòng máy can thiệp
diện tích 45m2, phịng điều khiến máy 10m2, phịng rửa tay ngoại khoa 15m2,,
phòng thay đồ&vệ sinh 15m2, phòng sinh hoạt chung 20m2 tận dụng hành lang của
lối đi lại giữa hai tòa nhà, phòng chờ và phòng hồi tỉnh với số giường thực kê chỉ có

H
P

2 giường trên diện tích 30m2. Tổng số nhân lực cả bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật
viên chẩn đốn hình ảnh là 14 và 1 hộ lý, thực tế chưa đảm bảo được tiêu chuẩn của
một khu can thiệp kỹ thuật cao.

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) tiêu chuẩn một phòng can thiệp tim
mạch diện tích phải có là (30x30 ft2) tương đương 83m2, phòng hồi tỉnh tiêu chuẩn

U

(12x17ft2) tương đương 18,5m2, phòng điều khiển máy (25-30ft, deep 10ft) tương
đương 28m2. Nhân viên điều dưỡng phải là những người được đào tạo chuyên xâu
về các kỹ năng chăm sóc bao gồm kinh nghiệm chăm sóc, kiến thức về thuốc tim

H

mạch, khả năng về truyền dịch, quản lý thuốc và kinh nghiệm trong các kỹ thuật vô
trùng. Tốt nhất là được đào tạo có chứng chỉ và phải có tối thiểu một nhân viên kỹ

thuật X- quang được học về chụp động mạch và phải hiểu về nguyên tắc kỹ thuật
hình ảnh [19],[20].

Yêu cầu nhân lực tối thiểu của phòng can thiệp kỹ thuật cao có thể đạt đến
18 người bao gồm các vị trí [19], lý tưởng nhất là phịng can thiệp được đặt trong
một khu vực, nơi các phòng chức năng thông tim tiêu chuẩn nằm trongcùng khu
vực chung với khu phẫu thuật tim hở, để người (bác sĩ tim mạch, bác sĩ phẫu thuật,
kỹ thuật viên thông tim, kỹ thuật viên phòng mổ, bác sĩ truyền dịch) và thiết bị (ống
thông, stent, bắc cầu tim phổi, tưới máu thiết bị, thiết bị phẫu thuật) đều sẵn cho tất
cả [19],[20].

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


14
u cầu về gây mê tồn thân trẻ em địi hỏi không gian rộng hơn ở phần đầu
củabảng cho nhân viên và thiết bị so với thơng thường phịng thí nghiệm thơng tim.
Khu vực này nên có nguồn cung cấp khí y tế chun dụng (chân khơng, khơng khí y
tế, nitơ, oxit nitơ, oxy và các dịng khí thải)...[20].
Số lượng bệnh nhi được can thiệp tim mạch và can thiệp điện sinh lý là 1200
ca/năm trong đó 65% là can thiệp điều trị và 30% can thiệp chẩn đoán phục vụ phẫu
thuật và 5% can thiệp kết hợp.
Với số lượng bệnh nhi được can thiệp nhiều như vậy công tác theo dõi và chăm sóc
các bệnh nhi sau can thiệp tim mạch cũng là một thách thức lớn đối với đội ngũ cán
bộ quản lý trong Trung tâm. Theo dõi và đánh giá những tai biến, biến chứng sau

H
P


can thiệp tim mạch và những cảnh báo nguy cơ có thể tránh được đó là cơng việc
cần làm và phải làm của đội ngũ quản lý của Trung tâm tim mạch trẻ em và việc xác
định được tỉ lệ các biến chứng về mạch máu cho những bệnh nhi sau can thiệp tim
mạch và xây dựng được quy trình tái khám định kỳ chuẩn cho các bệnh nhi này là
rất cần thiết.

H

U

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


15
Khung lý thuyết
(Khung lý thuyết dựa trên khung lý thuyết Hệ thống y tế (Six Building Blocks) của WHO [3]

Yếu tố ảnh hưởng

Quy định về chính sách: Quy trình,
theo dõi, giám sát, khen thưởng...

Chăm sóc sau can thiệp tim mạch

H
P

Sau 2 giờ đầu can thiệp
tim mạch


Số lượng, trình độ nhân lực

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ
công tác khám chữa bệnh

Tài chính chi trả dịch vụ trước và sau
can thiệp
Tình trạng quá tải và thiếu nhân lực
Đặc điểm nhân khẩu học của người

This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
bệnh
Upgrade to PRO to remove watermark.

U

Chất lượng chăm sóc sau can
thiệp tim mạch

Kết quả sau can thiệp tim mạch

Tại khoa Hồi sức tim
mạch

Kết quả theo dõi, chăm sóc tại khoa
HSTM

Tái khám


Kết quả can thiệp,theo dõi và chăm
sóc

H


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Số liệu thứ cấp:
- Bệnh án can thiệp tim mạch của bệnh nhi từ 0 đến 16 tuổi từ tháng 1 đến
tháng 8 năm 2018
* Số liệu sơ cấp:
- Lãnh đạo bệnh viện
- Cán bộ bảo hiểm y tế

H
P

- Bác sỹ điều trị TT can thiệp tim mạch tổng hợp
- Điều dưỡng TT can thiệp tim mạch tổng hợp

- Người nhà bệnh nhi đến can thiệp tim mạch trong thời gian nghiên cứu
Tiêu chí lựa chọn:

- Hồ sơ bệnh án đầy đủ các thông tin cần thu thập về hoạt động theo dõi và

U


chăm sóc sau can thiệp

- Đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chí loại trừ:

H

- Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin
- Đối tượng khơng đồng ý tham gia nhóm nghiên cứu
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 4/2018 đến tháng 9/2018.
- Địa điểm nghiên cứu:
Trung tâm tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi trung ương
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, thông tin thu thập từ HSBA các bệnh nhi làm can thiệp
từ 1/1/2018 đến 31/8/2018 tổng số 426 HSBA. Kết hợp song song định lượng và
định tính. Cấu phần định lượng nhằm đáp ứng mục tiêu 1 và một phần của mục tiêu
2. Cấu phần định tính nhằm đáp ứng mục tiêu 2.
This PDF document was edited with Icecream PDF Editor.
Upgrade to PRO to remove watermark.


×