Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tình trạng sức khỏe, khuyết tật và một số yếu tố liên quan của các nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ một tháng sau khi xuất viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TƠ KHƯƠNG DUY

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE, KHUYẾT TẬT VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ MỘT THÁNG SAU KHI XUẤT VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
NĂM 2015 - 2016

H
P

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VIỆT CƯỜNG

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TƠ KHƯƠNG DUY


TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE, KHUYẾT TẬT VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ MỘT THÁNG SAU KHI XUẤT VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
NĂM 2015 - 2016

H
P

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VIỆT CƯỜNG

HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các Thầy Cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Đầu tiên em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phạm
Việt Cường – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phịng chống chấn
thương, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội – Người thầy đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và động viên em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tại Sau Đại học, các thầy
cô giáo trường Đại học Y tế Cơng cộng đã hết lịng đào tạo, giúp đỡ em trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.

H
P

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trung tâm Nghiên cứu chính sách và
Phịng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tạo điều kiện và có
những buổi ceminar bổ ích giúp tơi trong q trình thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong lớp cao học 20 đã chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành đề tài nghiên cứu.

U

Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn đến người thân trong gia đình, những người bạn
thân thiết đã chia sẻ cùng tơi những khó khăn và dành cho tơi những tình cảm, sự

H

chăm sóc q báu trong suốt q trình học tập và hồn thành đề tài này.
Hà Nội, tháng 09 năm 2018


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1.

Tổng quan các khái niệm trong nghiên cứu .......................................................4

1.2.

Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên thế giới và Việt Nam ..................4

1.2.1. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên thế giới ...................................4

H
P

1.2.2. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam ..................................7
1.3.

Một số hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ ..............................................9

1.4. Tổng quan nghiên cứu đo lường hậu quả của chấn thương do TNTT ................11
1.5. Các nghiên cứu về hẩu quả của TNGT trên thế giới và Việt Nam .....................14

U

1.5.1. Các nghiên cứu về hẩu quả của TNGT đường bộ trên thế giới....................14
1.5.2. Các nghiên cứu về hậu quả của TNGT đường bộ ở Việt Nam .....................16
1.6. Nghiên cứu “Đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai nạn

thương tích tại Việt Nam năm 2016” (HEALS 2016) ...............................................19
1.7.

H

Khung lý thuyết sử dụng trong luận văn. .........................................................21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................23
2.1.

Mô tả bộ số liệu gốc .........................................................................................23

2.1.1.

Mục tiêu nghiên cứu gốc ...........................................................................23

2.1.2.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................23

2.1.3.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................23

2.1.4.

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................23

2.1.5.


Cỡ mẫu ......................................................................................................24

2.1.6.

Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu ...............................24

2.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài .................................................................26

2.2.1.

Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................26


iii

2.2.2.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................26

2.2.3.

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................26

2.2.4.

Phương pháp chọn mẫu và trích xuất số liệu ...........................................26

2.2.5.


Các biến số chính sử dụng trong nghiên cứu ............................................26

2.2.6.

Quản lý số liệu và phân tích ......................................................................27

2.3.

Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá .............................................................27

2.3.1.

Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu ........................................27

2.3.2.

Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ cồn trong máu ...........................................28

2.4.

Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................28
3.1.

H
P

Tình trạng sức khỏe và khuyết tật của các nạn nhân TNGT............................29


3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe và khuyết tật của nạn nhân
TNGT .........................................................................................................................37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................43
4.1.

Tình trạng sức khỏe và khuyết tật của nạn nhân TNGT ..................................43

U

4.1.1.

Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu ..............................................43

4.1.2.

Đặc điểm TNGT trước và sau khi nhập viện ............................................44

H

4.1.3. Tình trạng sức khỏe và khuyết tật của bệnh nhân bị tai nạn giao thông 1
tháng sau khi xuất viện ...........................................................................................47
4.2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ hồi phục và khuyết tật của đối tượng 1
tháng sau khi xuất viện ...............................................................................................52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .............................................................................................54
5.1. Tình trạng sức khỏe và khuyết tật của nạn nhân bị TNGT sau khi xuất viện
một tháng ....................................................................................................................54
5.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe và khuyết tật của các nạn nhân bị
TNGT sau khi xuất viện một tháng ............................................................................55
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................56

6.1.

Đối với nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ ...........................................56

6.2.

Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình .....................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57
PHỤ LỤC: .....................................................................................................................61


iv

Phụ lục 1: Bảng biến số nghiên cứu ...........................................................................61
Phục lục 2: ĐƠN XIN SỬ DỤNG BỘ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................63

H
P

H

U


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT


An tồn giao thơng

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ICF

Khung phân loại chức năng, khuyết tật và sức khỏe quốc tế

NISS

Điểm đánh giá mức độ chấn thương

HEALS

Nghiên cứu đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã

H
P

hội do tai nạn thương tích
TNGT

Tai nạn giao thơng


TNTT

Tai nạn thương tích

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WHODAS 2

U

Thang đo “Đánh giá khuyết tật của tổ chức Y tế thế giới”

H


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Đặc điểm chung của ĐTNC .................................................................................29
Bảng 3. 2: Đặc điểm TNGT trước khi được đưa đến bệnh viện ..........................................30
Bảng 3. 3: Loại tổn thương nghiêm trọng nhất của đối tượng ............................................32
Bảng 3. 4: Tình trạng thương tổn khi điều trị tại bệnh viện .................................................33
Bảng 3. 5: Mức độ hồi phục các hoạt động hàng ngày sau khi xuất viện 1 tháng .............35
Bảng 3. 6: Tỷ lệ nạn nhân quay trở lại công việc sau 1 tháng.............................................35
Bảng 3. 8: Trung bình điểm tự đánh giá sức khỏe của đối tượng sau khi xuất viện 1 tháng
theo các mức độ sức khỏe .......................................................................................................35
Bảng 3. 9: Trung bình điểm tự đánh giá sức khỏe 1 tháng sau khi xuất viện, độ lệch chuẩn


H
P

theo từng nhóm tuổi và giới ....................................................................................................36
Bảng 3. 10: Mức độ khuyết tật của nạn nhân 1 tháng sau khi xuất viện .............................36
Bảng 3. 11: Đặc điểm của nạn nhân TNGT sau khi xuất viện 1 tháng ...............................37
Bảng 3. 12: Trung bình số ngày quay trở lại công việc của đối tượng sau khi xuất viện 1
tháng theo giới, nhóm tuổi, nơi sống và tham gia bảo hiểm ................................................37

U

Bảng 3. 13: Tỷ lệ đối tượng quay trở lại cơng việc theo giới tính .......................................39
Bảng 3. 14: Trung bình điểm khuyết tật theo giới, nhóm tuổi, nơi sống và số ngày nằm
viện ...........................................................................................................................................39

H

Bảng 3. 15: Tỷ lệ khuyết tật theo giới tính.............................................................................40
Bảng 3. 16: Tỷ lệ khuyết tật theo tình trạng hơn nhân .........................................................41
Bảng 3. 17: Tỷ lệ khuyết tật theo nơi sống ............................................................................41
Bảng 3. 18: Tỷ lệ khuyết tật theo số ngày nằm viện..............................................................42


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Phân bố số người tử vong do TNGT theo khu vực của WHO 2007 [39]......... 5
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ % phương tiện giao thơng theo lục địa và tỷ lệ tử vong vì TNGT đường
bộ trên 100.000 người [41] ...................................................................................................... 6
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ tử vong do TNGT ở các nhóm đối tượng tham giao thông theo mức thu

nhập của các nước năm 2010 [41] .......................................................................................... 6
Biểu đồ 1.4: Số vụ, số người tử vong và bị thương trong 3 tháng đầu năm của từng năm
[4] ............................................................................................................................................... 8
Biểu đồ 1.5: Thời gian xảy ra tai nạn [4] ................................................................................ 9
Biểu đồ 1.6: Sự tương quan giữa cấu trúc gia đình, cơ hội kinh tế và hoạt động kinh tế ..20

H
P

Biểu đồ 1.7: Khung lý thuyết ..................................................................................................22
Biểu đồ 3. 1: Kết quả điều trị trước khi ra viện (n=525) .....................................................34

H

U


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Hiện nay tai nạn giao thơng (TNGT) đường bộ đang là vấn đề nghiêm trọng được
toàn xã hội quan tâm. Hằng năm trên thế giới có 1,24 triệu người tử vong và 20 – 50
triệu người bị thương do TNGT đường bộ. Tại Việt Nam, TNGT đường bộ là một
trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong do TNTT nói chung và nhóm tuổi từ 15 tuổi trở lên. Từ năm 2015 Trung tâm
nghiên cứu chính sách và Phịng chống chấn thương, Trường đại học Y tế Cơng Cộng
đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai
nạn thương tích tại Ninh Bình, Việt Nam. Đây là một nghiên cứu theo dõi dọc, các nạn

H

P

nhân bị TNTT sau khi xuất viện sẽ được theo dõi trong 12 tháng.

Nghiên cứu này sử dụng một phần số liệu của nạn nhân khi nhập viện và xuất
viện 1 tháng. Toàn bộ các nạn nhân TNGT được trích xuất và phân tích tình trạng sức
khỏe và khuyết tật của các nạn nhân, và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng
sức khỏe khuyết tật của các nạn nhân sau khi xuất viện 1 tháng.

U

Tổng số có 525 đối TNGT đường bộ đủ tiêu chuẩn được đưa vào phân tích. Kết
quả cho thấy sau khi xuất viện 1 tháng, chỉ có 3 trường hợp gặp phải các chấn thương
khác (ngã) chiếm 0,6%. Tỷ lệ đối tượng đến gặp bác sĩ thăm khám lại sau xuất viện là

H

33,3%. Chỉ có 1 số ít các đối tượng có sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng sau
chấn thương (5,1%). Trung bình các đối tượng mất 14,9 ngày để phục hồi được các
hoạt động. Chỉ có 41,3% số đối tượng sau khi xuất viện 1 tháng quay trở lại đi làm/học
tập, trong đó tỷ lệ nữ giới đi làm đi học trở lại chỉ chiếm 27,2%. Trung bình các đối
tượng mất 16,6 ngày để quay trở lại đi làm hoặc đi học.
Theo tình trạng sức khỏe của các đối tượng tự đánh giá theo 5 mức từ rất kém
đến rất tốt thì có 21,1% số đối tượng tự đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân tốt,
38,7% từ đánh giá ở mức trung bình, chỉ có 1,9% tự đánh giá sức khỏe ở mức rất kém.
Theo điểm đánh giá khuyết tật theo bộ câu hỏi WHODAS 2.0 thì trung bình điểm
khuyết tật của các đối tượng sau khi xuất viện là 13,33 ± 11,24 điểm. Đánh giá mức độ
khuyết tật của các đối tượng 1 tháng sau khi xuất viện dựa trên bộ thang điểm
WHODAS cho thấy 20,4% đối tượng không khuyết tật, 26,9% ở mức nhẹ, 32,5%



ix
được đánh giá là khuyết tật, 19,8% đối tượng được đánh giá là khuyết tật nặng, 0,4%
đối tượng được đánh giá là khuyết tật hồn tồn.
Nơi sống có liên quan đến khả năng quay trở lại công việc, những đối tượng sống
ở thành thị có khả năng quay trở lại công việc sau 1 tháng xuất viện cao gấp 1,88 lần
những đối tượng ở nơng thơn. Giới tính, tình trạng hơn nhân, nơi sống và số ngày nằm
viện có mối liên quan đến khuyết tật của đối tượng TNGT 1 tháng sau khi xuất viện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng sức khoẻ và khuyết tật của nạn nhân
TNGT sau thời gian điều trị tại viện 1 tháng. Các kết quả của nghiên cứu đã đóng góp
thêm các bằng chứng cho việc hỗ trợ và phát triển các chính sách liên quan đến phòng,
điều trị và phục hồi cho các nạn nhân TNGT.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính hiện nay, tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ là nguyên nhân đứng
thứ 9 gây tử vong ở tất cả các nhóm tuổi trên tồn cầu. Mỗi năm TNGT đường bộ đã
lấy đi sinh mạng của hơn 1,2 triệu người và gây tương tích cho khoảng 50 triệu người
trên khắp thế giới. Gần một nửa (49%) những người tử vong khi tham gia giao thông
trên đường là người đi bộ, đi xe đạp và người đi xe máy. TNGT đường bộ là nguyên
nhân chính gây tử vong ở nhóm tuổi từ 15 đến 29 tuổi [42]. Tại Việt Nam báo cáo của

Ủy ban an toàn giao thơng Quốc gia bình qn mỗi năm có 9.000 người chết, mỗi
ngày có 24 người người vĩnh viễn ra đi; 70 người bị thương và tàn phế suốt đời do
TNGT. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2017 tại Việt Nam có 14.346 vụ tai nạn

H
P

giao thơng xảy ra; trong đó số người thiệt mạng là 6.113 người và số người bị thương
là 11.785 người [5].

Ngoài những đau đớn và mất mát mà nạn nhân phải chịu đựng, TNGT còn dẫn đến
các tổn thất về sức khỏe cá nhân và chi phí kinh tế xã hội [41]. Tổn thất kinh tế đáng

U

kể không chỉ gây ra cho nạn nhân và gia đình họ, mà cịn đối với các quốc qua. TNGT
gây thiệt hại đến 1 – 3% tổng sản phẩm quốc dân của mỗi nước. Hơn 90% số ca tử
vong và thương tích do TNGT xảy ra tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp,

H

những nước chỉ chiếm 54% tổng số phương tiện đã đăng ký trên toàn thế giới [43]. Ở
Việt Nam con số hàng năm TNGT gây thiệt hại 2,5% – 2,9% GDP (ước tính khoảng
250 – 300 tỷ đồng mỗi ngày) [12] .
TNGT đường bộ có thể xảy ra hàng ngày nhưng chúng đều có thể dự báo và có thể
ngăn ngừa như minh họa nhiều bằng chứng về các yếu tố nguy cơ chính và các biện
pháp an tồn đường bộ hiệu quả trong thực tế [47]. Tại Việt Nam nói chung và Ninh
Bình nói riêng, các cuộc điều tra nghiên cứu về TNGT thường chỉ tập trung vào các
hậu quả tử vong và thương tích chứ chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của TNGT đến
những ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân sau chấn thương. Để có những

số liệu cụ thể về vấn đề trên, tháng 1/2015 Trung tâm nghiên cứu chính sách và Phịng
chống chấn thương, Trường đại học Y tế Công Cộng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá
tác động lâu dài về sức khỏe, kinh tế và xã hội do tai nạn thương tích tại Ninh Bình,


2
Việt Nam. Đây là một nghiên cứu theo dõi dọc, các nạn nhân bị TNTT sau khi xuất
viện sẽ được theo dõi trong 12 tháng. Nghiên cứu “Tình trạng sức khỏe, khuyết tật và
một số yếu tố liên quan của các nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ một tháng
sau khi xuất viện tại Ninh Bình năm 2015-2016” lấy số liệu từ nghiên cứu dọc đa
quốc gia này sẽ tập trung vào phân tích tình trạng sức khỏe và khuyết tật của các nạn
nhân do TNGT gây ra, và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe khuyết
tật của các nạn nhân sau khi xuất viện 1 tháng. Kết quả nghiên cứu này nhằm đưa ra
các phân tích chi tiết về hậu quả của TNGT qua đó giúp cho việc đo lường tổn thất sức
khỏe, đánh giá mức độ hồi phục của nạn nhân 1 tháng sau khi xuất viện mà còn cung
cấp bằng chứng về mức độ và khả năng khuyết tật, di chứng do TNGT gây ra.

H
P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả tình trạng sức khỏe và khuyết tật của các nạn nhân bị tai nạn giao thông
đường bộ một tháng sau khi xuất viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm

2015 – 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe và khuyết tật của các nạn
nhân bị tai nạn giao thông đường bộ một tháng sau khi xuất viện tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Ninh Bình năm 2015 – 2016.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan các khái niệm trong nghiên cứu
 Khiếm khuyết: chỉ đến sự mất mát hoạc khơng bình thường của cấu trúc cơ thể liên
quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.
 Khuyết tật: chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm
khuyết.
 Tàn tật: đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết
do tác động của mơi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ.
 Người khuyết tật: là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh

H
P

thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện sinh hoạt
hàng ngày và các hoạt động khác trong cuộc sống [6].


 Người khuyết tật nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc
suy giảm chức năng, không tự kiểm sốt hoặc khơng tự thực hiện được một số hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh

U

hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc [6].
1.2. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên thế giới và Việt Nam

H

1.2.1. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên thế giới
Theo báo cáo của WHO, hằng năm có hơn 1,2 triệu người bị cướp đi mạng sống
bởi tai nạn giao thông đường bộ. Từ 20 đến 50 triệu người bị các thương tích, khuyết
tật nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của họ do TNGT [42]. Mỗi ngày
có hơn 3.000 người chết, trong đó 85% số tử vong và 90% số năm số khỏe mạnh đã bị
mất đi do thương tật là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [37].


5

H
P

Biểu đồ 1.1: Phân bố số người tử vong do TNGT theo khu vực của WHO 2007 [39]
Năm 2007, Châu Phi có trên 234.700 người tử vong do TNGT đường bộ, hầu hết ở
độ tuổi từ 5 – 44 tuổi. Là một trong những vùng có tỷ lệ tử vong do TNGT đường bộ
cao nhất thế giới với 32 người tử vong/100.000 dân mỗi năm. Gần 70% các thường
hợp tử vong do TNGT đường bộ tại Châu Phi tập trung chủ yếu ở 10 nước: CH Công


U

Gô, Etiopia, Ghana, kenya, Madagasca, Mozambic, Nigeria, Nam Phim Tanzania,
Ugranda [39].

Tại Đông Nam Á, TNGT đường bộ được coi là một nạn dịch với trên 285.000

H

người tử vong tại 10 nước dự án của WHO trong khu vực. Gần 73% gánh nặng do
TNGT đường bộ là ở Ấn Độ, tương đương với 66% dân số của Đông Nam Á. Báo cáo
cũng cho biết tỷ lệ nam giới tử vong do TNGT đường bộ cao gấp 3 lần nữ giới. Gần ¾
các trường hợp tử vong do TNGT là ở các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn
thương (người đi bộ, người điều khiển xe đạp và xe gắn máy). Tỷ lệ này tại Indonesia
là trên 89%, tại Thái Lan là 80% và tại Mianmar là 51%. Các tử vong do TNGT đường
bộ gây gánh nặng về kinh tế xã hội vô cùng to lớn đối với các nước trong khu vực
Đông Nam Á, thiệt hại về cao nhất về kinh tế trên đầu người là tại Thái Lan (123,9$)
và Mianma (30,3$) [38].


6

H
P

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ % phương tiện giao thông theo lục địa và tỷ lệ tử vong vì TNGT
đường bộ trên 100.000 người [41]

Tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông đường bộ ở các nước Châu Phi đứng đầu thế

giới (26,6/100.000 người), ở các nước Châu Âu tỷ lệ này thấp nhất so với các khu vực

U

trên thế giới (9,3/100.000 người). Trong khi đó, tỷ lệ tử vong vì TNGT ở các nước
Đơng Nam Á (17/100.000 người) cũng gần bằng với tỷ lệ tử vong trung bình của toàn
thế giới (17,5/100.000 người) [41].

H

Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ tử vong do TNGT ở các nhóm đối tượng tham giao thông theo
mức thu nhập của các nước năm 2010 [41]


7
Ở những nước có mức thu nhập thấp, tỷ lệ tử vong do TNGT ở những người đi bộ
là cao nhất với khoảng 36%, trong khi đó những người lái xe ơ tơ và hành khách ở
những nước có mức thu nhập cao lại có tỷ lệ tử vong cao nhất với trên 50% [41].
Thương tích giao thơng đường bộ gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho các cá nhân, gia
đình của họ, và cho các quốc gia như một toàn thể. Những thiệt hại phát sinh từ chi phí
điều trị cũng như mất năng suất cho những người bị thiệt mạng hoặc khuyết tật do
thương tích của họ, và cho các thành viên gia đình cần nghỉ việc hoặc trường học để
chăm sóc người bị thương. Tai nạn giao thơng đường bộ chi phí hầu hết các nước 3%
tổng sản phẩm quốc nội của họ [41].
1.2.2. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam

H
P

Số liệu của Cục quản lý Môi trường Y tế cho thấy tử vong do TNTT tại các bệnh

viện từ 2005 đến 2009 chiếm 15% tử vong chung. Trong các nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong, TNGT có tỷ suất tử vong cao nhất chiếm từ 18 đến 20 người trên 100.000
dân, cao gấp 2,4 lần so với đuối nước và ngộ độc, gấp 5 lần so với tự tử và các loại
thương tích khác. Kết quả khảo sát quốc gia cơng bố mới đây về TNTT tại Việt Nam

U

(VNIS 2010) do trường Đại học Y tế công cộng thực hiện, mỗi năm tại Việt Nam có
gần 35.000 người tử vong do TNTT, tỷ xuất tử vong do TNTT năm 2010 là
38,6/100.000 dân, so với năm 2001 là 88/100.000 có sự thay đổi lớn, mặc dù số lượng

H

còn cao. Số liệu của Cục quản lý Môi trường y tế năm 2011 cho thấy tử vong do
TNTT là 38.083 trên tổng số tử vong chung toàn quốc là 358.492, chiếm tỷ lệ 10,62%
(năm 2008 là 11,15%) [16].

Theo Ủy ban An tồn Giao thơng Quốc gia, ở Việt Nam, TNGT đã giảm trên cả 3
tiêu chí là số vụ, số người bị thương và số ca tử vong; nhưng tình hình vẫn diễn biến
phức tạp. Bình qn mỗi năm có 9.000 người chết, mỗi ngày có 24 người người vĩnh
viễn ra đi; 70 người bị thương và tàn phế suốt đời do TNGT. Hàng năm TNGT đã lấy
đi 2,5 – 2,9% GDP (ước tính khoảng 250 – 300 tỷ đồng mỗi ngày) [12].
Trong năm 2014, số vụ TNGT là 25.322 vụ tai nạn, làm 24.417 người bị thương
và 8.996 người tử vong. Số người tử vong do TNGT tại Việt Nam cao hơn số người tử
vong trên toàn thế giới trong đại dịch Ebola năm 2014 (8053 người) và gấp 1,5 lần số
người thiệt mạng trong đợt xung đột vũ trang tại miền đông Ukraine đến hết ngày
19/2/2015 (5793 người) [11].


8

Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 4.134 người, bị thương 7.935 người; trong đó có 23 vụ TNGT đặc biệt nghiêm
trọng làm 81 người chết, bị thương 110 người. So với 6 tháng đầu năm 2016, TNGT
giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.

H
P

U

Biểu đồ 1.4: Số vụ, số người tử vong và bị thương trong 3 tháng đầu năm của từng
năm [4]

H

Theo báo cáo của Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia năm 2017, có tới 95% nạn
nhân bị TNGT là đàn ông, 80% số nạn nhân nằm từ độ tuổi 25 đến 37, và là người lao
động chính trong gia đình. Ở Việt Nam phương tiện gây tai nạn nhiều nhất là xe máy
chiếm 68,31%; xếp sau là ô tô với 25,6% [4].
Theo nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phịng tránh tai nạn giao
thơng cho người tham gia giao thông dễ bị tổn thương trong điều kiện Việt Nam” của
Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Thanh Hương phân tích 7.378 vụ TNGT trên các quốc lộ
đoạn Hà Nội – Vinh và Hồ Chí Minh – Cần Thơ) từ năm 2006 đến năm 2013 và 375
vụ TNGT ở thành phố Hải Phòng từ năm 2010 đến 2012 cho thấy trên các quốc lộ
phương tiện gây tai nạn giao thông do xe gắn máy chiếm tỷ lệ cao từ 45% đến 60%,
tiếp đến là người điều khiển xe đạp và người đi bộ. Cịn kết quả phân tích ở Hải Phịng
cho thấy, tai nạn giao thông do xe gắn máy gây ra chiếm 53%, xe đạp là 1,1%; người
đi bộ là 0,8% [5].



9
Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ 12h đến 18h (35,1%) và
từ 18h đến 24h (34,3%). Xảy ra nhiều nhất ở các đường quốc lộ (33,8%) và trong nội
thành (31,7%) [4]

H
P

Biểu đồ 1.5: Thời gian xảy ra tai nạn [4]

Việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông cũng là một trong những nguyên
nhân gây nên các vụ TNGT đường bộ nghiêm trọng. Nghiên cứu “Các giải pháp kiểm
sốt sử dụng chất có cồn đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao

U

thông” của Nguyễn Tuấn Phong và Lê Văn Đạt thực hiện tại 5 trung tâm chấn thương
là Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

H

Dương, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 8 – 10/2009 cho thấy trong tổng số 3774 bệnh nhân bị tai nạn
giao thông đến bệnh viện, trong đó có 67,5% số trường hợp (2547) ghi nhân có cồn
trong máu. Trong số 2547 trường hợp có cồn trong máu, có đến 58,5% số trường hợp
có nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép 50mg/dl. Trong đó nam giới chiếm hơn
95%. Phần lớn nam giới điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sau khi uống rượu bia,
chiếm từ 64% tại Đà Nẵng đến 96% tại thành phố Hồ Chí Minh [12].
1.3. Một số hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ
TNGT đường bộ để lại những hậu quả cho nạn nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Những ảnh hưởng khơng chỉ là những tổn thương có thể nhìn thấy được về hình thể và
chức năng hình thể mà cịn là những ảnh hưởng về kinh tế do mất thời gian và khả
năng lao động của nạn nhân cũng như là của người nhà chăm sóc bệnh nhân. Những
tổn thương về tinh thần của nạn nhân cũng như của người nhà nạn nhân cũng hết sức


10
nặng nề. Thiệt hại về nguồn lực lao động do số năm sống bị mất của những nạn nhân
bị TNGT dẫn đến tử vong hay do số năm lao động hiệu quả bị mất của những trường
hợp TNGT dẫn đến khuyết tật luôn đứng đầu so với các nguyên nhân gây TNTT khác.
1.3.1. Hậu quả về sức khỏe
Gánh nặng và tác động của TNGT đường bộ đang tăng lên từng ngày đối với các
quốc gia đang phát triển và có thu nhập ở mức trung bình thấp trong đó có Việt Nam.
Theo điều tra VNIS năm 2010, tỷ xuất TNGT không tử vong chung là 1010,4/100.000
dân, cao hơn hẳn các nhóm nguyên nhân gây TNTT khác, cao hơn gần 2 lần với
nguyên nhân đứng thứ 2 là ngã [1]. Với tỷ suất ước tính này mỗi năm ở Việt Nam có
tới gần 1 triệu người bị TNGT phải nghỉ việc, nghỉ làm hoặc cần đến chăm sóc y tế.

H
P

Trên 43% các nạn nhân TNGT phải nhập viện và điều trị ít nhất 1 ngày. Số ngày nằm
viện trung bình của các nạn nhân TNGT là 10,9 ngày [1]. Có khoảng gần 5% nạn nhân
TNGT sau khi điều trị bị di chứng khuyết tật vĩnh viễn và 26% có di chứng nhưng có
khả năng phục hồi sau điều trị. Gần 60% nạn nhân sau điều trị khỏi/phục hồi hoàn toàn
[1] Tất các các nạn nhân TNGT không tử vong nhập viện hay không đều cần sự trợ

U

giúp của người thân trong gia đình và số ngày trung bình cần sự giúp đỡ trong các

công việc hằng ngày là 14,3 ngày [1].
1.3.2. Hậu quả về kinh tế

H

TNGT đường bộ gây thiệt hại về kinh tế mỗi năm khoảng 518 tỷ USD, chiếm từ 1
– 3% GDP của mỗi nước. Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chi phí này khoảng
65 tỷ USD, chiếm 1 – 5% GDP, nhiều hơn các khoản viện trợ được nhận cho phát
triển kinh tế. Thiệt hại do TNGT đường bộ chiếm 2% GDP ở các nước thu nhập cao.
Theo báo cáo của ngân hàng ADB – Khu vực ASEAN năm 2003. Tổng chi phí của
Việt Nam cho tai nạn giao thông ước tinh khoảng 3.096.805 triệu đồng, trong đó chi
phí cho nhân lực là 1.101.783 triệu đồng (chiếm 36%), thu nhập bị mất do tai nạn giao
thông là 1.232.580 triệu đồng (chiếm 40%) tổng chi phí.
Chi phí do TNGT phải nhập viện là khác nhau giữa các vùng miền và phụ thuộc
vào mức độ tổn thương trên cơ thể. Chi phí trung bình cho 1 ca phẫu thuật chấn
thương sọ não tại Bệnh viện Việt Đức được thực hiện từ 3 đến 5 ngày khoảng 5 – 7
triệu đồng. Trong khi đó, tỷ lệ chấn thương sọ não do TNGT nhập viện tại Bệnh Việt
Đức là 40%.


11

1.3.3. Hậu quả khác
Bên cạnh những hậu quả về sức khỏe và kinh tế, những tác động của TNGT đến
vấn đề văn hóa xã hội cũng rất rõ ràng. Nam giới trong độ tuổi lao động luôn chiếm tỷ
lệ TNGT rất cao, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc lao động trong gia đình. Khi nhân lực
lao động chủ yếu bị mất hoặc ảnh hưởng khả năng lao động do TNGT thì các thành
viên khác trong gia đình phải lao động thêm để bù lại nguồn thu nhập bị giảm đi.
Nhiều nạn nhân rơi vào tình trạng tâm lý khơng ổn định do khuyết tật và có nguy cơ sử
dụng chất kích thích. Khả năng tái hịa nhập cộng đồng của nạn nhân bị ảnh hưởng do

hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng kịp với thực tế.
1.4. Tổng quan nghiên cứu đo lường hậu quả của chấn thương do TNTT

H
P

Chấn thương đóng góp vào phần lớn gánh nặng khuyết tật của thế giới và là
nguyên nhân chính dẫn đến việc làm mất số năm sống điều chỉnh theo khuyết tật
(DALYs) nhiều hơn bất kỳ rối loạn nào khác [25]. Tổn thương cơ thể có thể dẫn đến
những ảnh hưởng xấu lâu dài đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
[21]. Hiểu được toàn bộ các tác động của chấn thương lên sức khỏe của một cá nhân

U

có khả năng định hướng được các dịch vụ điều trị, phục hồi và chăm sóc xã hội [24].
Việc nắm bắt tác động về sức khỏe trên cơ sở dân số cũng rất quan trọng đối với việc
thiết kế dịch vụ y tế, phân bố nguồn lực và nghiên cứu phát triển trong tương lai [31].

H

Đo lường toàn diện về chức năng, khuyết tật, sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau
khi bị chấn thương là điều quan trọng hàng đầu đối với chăm sóc chấn thương. Hiện
nay có nhiều cơng cụ đo lường sức khỏe được sử dụng trong nghiên cứu như “Khảo
sát ngắn hạn kết quả nghiên cứu y tế” (CF36), “Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống
Châu Âu (EQ-5D)”, “Thang đo kết quả Glasgow (GOS)”, “Đánh giá khuyết tật của tổ
chức Y tế thế giới (WHODAS 2.0)”... Nhưng các công cụ đo lường kết quả sức khỏe
nhưng vẫn chưa thể đánh giá một cách đầy đủ được tồn bộ những tổn thương có thể
xảy ra đối với sức khỏe và hạnh phúc của nạn nhân [44, 45]. Khung phân loại chức
năng, khuyết tật và sức khỏe quốc tế (ICF) đã được công nhận và phát triển bởi Tổ
chức Y tế Thế giới. ICF gồm trên 1400 khái niệm về sức khỏe và được công nhận bao

gồm phạm vi ảnh hưởng của sức khỏe dến bệnh tật [36].
Nghiên cứu của Karen Hoffman và các cộng sự thực hiện năm 2014 với mục đích
đánh giá các biện pháp đo lường hiện đang được sử dụng trong các nghiên cứu chấn


12
thương để hiểu rõ những tác động đầy đủ đối với sức khỏe của bệnh nhân. Nghiên cứu
thực hiện tổng quan hệ thống các kết quả đo lường được sử dụng trong các nghiên cứu
về chức năng và khuyết tật sau khi chấn thương nhằm đánh giá cụ thể các mức độ và
tần suất của ba yếu tố chính về sức khỏe đã được đánh giá gồm các chức năng cơ thể,
các hoạt động và sự tham gia hỗ trợ của người thân hoặc các rào cản về môi trường
[29]. Nghiên cứu đã phân tích 34 nghiên cứu khác nhau từ 755 nghiên cứu được đưa
vào tổng quan; là các nghiên cứu xuất bản trong các tạp chí đánh giá kết quả sức khỏe
hoặc phục hồi sau tai nạn thương tích. Gồm các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên,
nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu thuần tập của bênh nhân từ 18 tuổi với các thương
tích liên quan đến ít nhất hai vùng cơ thể hoặc hệ thống cơ quan. Kết quả nghiên cứu

H
P

cho thấy có 38 cơng cụ đo lường được sử dụng trong 34 nghiên cứu. Trong đó phương
pháp đo lường được sử dụng nhiều nhất là “Khảo sát ngắn hạn kết quả nghiên cứu y tế
(CF36)” được sử dụng trong 14 nghiên cứu. Bốn phép đo lường khác có tỷ lệ sử dụng
ngang nhau ở các nghiên cứu đó là “Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống Châu Âu
(EQ-5D)” được sử dụng trong 7 nghiên cứu. Thang đo “Đo lường độc lập chức năng

U

(FIM)” và “Thang đo kết quả Glasgow (GOS)” được sử dụng trong 5 nghiên cứu.
Thang đo “Đánh giá khuyết tật của tổ chức Y tế thế giới (WHODAS 2)” [46] được sử

dụng trong 4 nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 6% các tất cả các

H

tác động đến sức khỏe được ghi nhận. Các khái niệm liên quan đến hoạt động và sự
tham gia của người thân bệnh nhân được ghi nhận nhiều nhất nhưng chỉ đánh giá được
12% các khái niệm có trong yếu tố này. Các phép đo lường không chỉ ra được nhiều
các khái niệm liên quan đến chức năng cơ thể (5%), hoạt động chức năng (11%) và các
yếu tố môi trường (2%). Kết quả của nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hậu quả của chấn
thương được mơ tả chưa tồn diện do đánh giá kết quả đầu ra còn giới hạn và trên
quần thể mẫu nhỏ. Điều này cho thấy cần thiết phát triển một khung chuẩn để có thể
mơ tả đầy đủ và định lượng các tác động của thương tích đối với sức khỏe của bệnh
nhân.
Nghiên cứu của Pösl M và các cộng sự tiến hành năm 2007 về đặc tính của
WHODAS 2 đối với bệnh nhân phục hồi chức năng với mục đích thử nghiệm tính phù
hợp của WHODAS 2 – phiên bản tiếng Đức trong việc đo lường hoạt động và khuyết
tật trong các điều kiện khác nhau. Cụ thể là đánh giá độ tin cậy, tính hợp lý và độ nhạy


13
cảm với thay đổi dựa trên lý thuyết kiểm tra truyền thống và so sánh độ nhạy cảm với
thay đổi sau can thiệp phục hồi với mẫu câu hỏi ngắn (SF 36) [46]. Nghiên cứu được
phân tích trên 904 bệnh nhân cho thấy phạm vi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dao
động từ 0,7 đến 0,97. Kết quả này cho thấy WHODAS 2 (phiên bản tiếng Đức) là một
công cụ hữu ích để đo lường chức năng và khuyết tật ở các bệnh nhân có bệnh về cơ
xương khớp, chấn thương nội khoa, đột quỵ, ung thư vú và rối loạn trầm cảm [46]. Kết
quả nghiên cứu cũng củng cố độ tin cậy, tính hợp lệ, chiều kích ứng và phản ứng của
phiên bản WHODAS 2 (tiếng Đức). Tuy nhiên có khả năng lặp lại trong các mẫu thử
nghiệm lại của bệnh nhân, cũng như câu hỏi về mức điểm tổng có thể xây dựng được
và cần được điều tra thêm [46].


H
P

Tác giả Derrett và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu thí điểm ở New
Zealand năm 2010 về thu thập các kết quả sau chấn thương. Nghiên cứu được tiến
hành trên 111 nạn nhân bị tai nạn thương tích từ 18 đến 65 tuổi và là những người yêu
cầu bồi thường quyền lợi từ các công ty bảo hiểm mà họ đã sử dụng dịch vụ. Nghiên
cứu sử dụng thang đo WHODAS 2, “Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống Châu Âu

U

(EQ-5D)” và các câu hỏi về sức khỏe, nhân khẩu học, trình hình tài chính và sự hài
lịng của họ đối với cơng ty bảo hiểm và các dịch vụ y tế [22]. Kết quả thu được là
những thông tin về vùng giải phẫu bị thương, các loại thương tích, bao gồm nhiều

H

chấn thương sau tai nạn xe cộ, bỏng, bong gân... Tuy nhiên vẫn có ít câu trả lời về khó
khăn thu nhập trong gia đình, khả năng gặp khó khăn về tài chính, mức sống.
Một nghiên cứu thuần tập theo chiều dọc cũng của tác giả Soberq và các cộng sự
thực hiện năm 2012 về đánh giá xu hướng sức khỏe thể chất và tinh thần sau 5 năm bị
chấn thương của các bệnh nhân. Nghiên cứu sử dụng công cụ đo lường là WHODAS
2, mẫu câu hỏi ngắn (SF-36), mẫu khảo sát ngắn sức khỏe thể chất (PCS) và tóm tắt
các cấu phần về tinh thần (MCS) [51]. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập ở các
thời điểm tại bệnh viện, thời điểm quay về nhà và sau khi xuất viện về nhà 1 năm, 2
năm, 3 năm và 5 năm. Nghiên cứu được tiến hành trên 105 đối tượng từ 18 đến 67 tuổi
có điểm đánh giá mức độ chấn thương (NISS) ≥16 và được điều trị tại các trung tâm
chấn thương. Kết quả phân tích cho thấy điểm trung bình NISS là 34,6 (SD 12,6);
điểm trung bình của thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) là 12,2 (SD 3). Tỷ lệ đối

tượng có điểm sức khỏe thể chất kém (điểm PCS <40) là 56% tại thời điểm 5 năm sau


14
khi xuất viện, và 81% ở thời điểm vừa quay ở về nhà. Tỷ lệ đối tượng có điểm sức
khỏe tinh thần kém (điểm MCS <40) ở mức ổn định hơn với 31% đối tượng ở thời
điểm 5 năm sau khi xuất viện, và 43% ở thời điểm vừa quay trở về nhà. Các phương
trình ước lượng tổng quát cho thấy dự báo về điểm sức khỏe thể chất tại các thời điểm
đo lường theo thời gian (Wald, 85,50; P<0,001); GCS (B=-0,48, P=0,004). Các phân
số WHODAS 2 biến đổi theo thứ tự vòng tròn (B = 0,16, P <0,001) [51]. Với những
kết quả phân tích nghiên cứu đã đưa ra kết luận sức khỏe thể chất và tinh thần trong 5
năm sau khi xuất viện được cải thiện theo thời gian nhưng vẫn cịn thấp hơn nhiều so
với trung bình của dân số chung. Tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định
nhưng có quỹ đạo phục hồi khác nhau [51].

H
P

1.5. Các nghiên cứu về hẩu quả của TNGT trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Các nghiên cứu về hẩu quả của TNGT đường bộ trên thế giới
Hiện nay những nghiên cứu trên thế giới về hậu quả của TNGT đối với bệnh nhân
về số người tử vong, khuyết tật, tình trạng sức khỏe, thiệt hại kinh tế... đa số là ở các
nước thu nhập cao. Những nước có thu nhập thấp và trung bình chưa được triển khai

U

nhiều, đa số các nghiên cứu về TNTT có đề cập đến TNGT nhưng không đi sâu về vấn
đề này.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm của các trường hợp TNGT đường bộ là tập trung ở


H

nam giới, nhóm tuổi trẻ và nơi cư trú ở nông thôn. Theo nghiên cứu của tác giả
Badrinarayan Misha và cộng sự tại bệnh viện giảng dạy Manipl, phía tây Nepal được
thực hiện trên 360 nạn nhân TNGT đường bộ nhập viện từ ngày 01/06/2004 đến ngày
31/05/2005, với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy nhóm tuổi
bị TNGT nhiều nhất là 16 – 30 tuổi chiếm 40,8%, xếp sau là nhóm tuổi từ 31 – 45
chiếm 24,2%; trong tổng số nạn nhân nhập viện nam giới chiếm 85%; đa số bệnh nhân
số ở nông thôn chiếm 65,8% [33] . Theo nghiên cứu tại hai bệnh viện ở Pimpri, Pune,
Ấn Độ của tác giả Pankaj Bayan và cộng sự, có tổng số 212 trường hợp TNGT đường
bộ không tử vong nhập viện từ năm 2010 – 2011. Kết quả cho thấy, phần lớn bệnh
nhân là nam giới (83,55%) cao gấp 5 lần so với nữ giới, thanh niên chiếm tỷ lệ cao
nhất ở lứa tuổi 25 – 34 chiếm 28,8%, tiếp đến nhóm tuổi từ 15 – 24 chiếm 24,5%.
Trong số 212 trường hợp, đa số bệnh nhân nhập viện công lập (70,2%) và 29,7% bệnh
nhân vào các bệnh viện tư của các trường cao đẳng y hoặc trung tâm nghiên cứu [19].


×