Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 35 60 tuổi có chồng tại xã xuân cảnh, xuân lộc, thị xã sông cẩu, tỉnh phú yên năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ HẰNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KHÁM
SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ 35-60 TUỔI CĨ
CHỒNG TẠI HAI XÃ Ở THỊ XÃ SƠNG CẦU- TỈNH PHÚ YÊN
NĂM 2020

H
P

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8.72.07.01

U

H

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ HẰNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐI
KHÁM SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ 35-60
TUỔI CÓ CHỒNG TẠI THỊ XÃ SÔNG CẦU- TỈNH PHÚ YÊN



H
P

NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

U

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8.72.07.01

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. BÙI THỊ THU HÀ

MỤC LỤC
Hà Nội-2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng : Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả


H
P

H

U


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã
nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cơ giáo, gia đình và bè bạn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Bùi Thị Thu Hà, giảng viên
Trường Đại Học Y tế công Cộng đã tận tình chỉ bảo đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi
phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành
đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Y tế công
Cộng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cám ơn tồn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên
tôi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

H
P

Tơi xin chân thành cảm ơn.

H

U



iii

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm liên quan tới Ung thư cổ tử cung và khám sàng lọc ................... 4
1.1.1. Ung thư cổ tử cung............................................................................................. 4
1.1.2.Khám sàng lọc ung thư CTC ............................................................................... 7

H
P

1.3.2. Tình hình UTCTC và khám sàng lọc UTCTC tại Việt Nam ............................. 18
1.3.3. Các chương trình sàng lọc UTCTC trên thế giới và tại Việt Nam ..................... 22
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 24
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 27
2.1.1. Nghiên cứu định lượng..................................................................................... 27

U

2.1.2.Nghiên cứu định tính......................................................................................... 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 27

H


2.3. Nguồn số liệu và phương pháp chọn mẫu ............................................................ 28
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu: ......................................................................................... 28
2.3.2. Nguồn số liệu ................................................................................................... 28
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 28
2.4. Bộ công cụ thu thập số liệu: ................................................................................ 30
2.4.1.Bộ công cụ định lượng ...................................................................................... 30
2.4.2.Bộ công cụ định tính ......................................................................................... 30
2.5. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................................. 30
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng.............................................................................. 30
2.5.2. Thu thập số liệu định tính:................................................................................ 32
2.6. Các biến số nghiên cứu: ...................................................................................... 32
2.7. Các khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn ................................................................ 33
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức .......................................................................... 33


iv
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành ......................................................................... 33
2.8. Phương pháp phân tích số liệu: ........................................................................... 33
2.8.1. Chuẩn bị số liệu và cơng cụ phân tích .............................................................. 33
2.8.2. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 34
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: ....................................................................... 34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:......................................................... 35
3.1.1. Đặc điểm chung về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế ....................... 35
3.1.2. Các đặc điểm về kiến thức đối với bệnh UTCTC của đối tượng nghiên cứu ..... 36
3.1.3. Các đặc điểm về kiến thức liên quan tới khám sàng lọc UTCTC ...................... 37
3.1.4 Thái độ đối với ung thư CTC ............................................................................ 39

H

P

3.1.5. Một số đặc điểm khác ...................................................................................... 41
3.2. Thực trạng khám sàng lọc và phòng bệnh UTCTC ở phụ nữ 35-60 tuổi, có chồng
tại thị xã Sông Cầu ..................................................................................................... 41
3.2.1. Thực hành đi khám sàng lọc và phòng bệnh UTCTC của ĐTNC ..................... 41
3.2.2. Địa điểm đi khám sàng lọc UTCTC của ĐTNC................................................ 43

U

3.2.3. Lý do đi khám sàng lọc .................................................................................... 44
3.2.4 Sự hỗ trợ và thông tin khám sàng lọc ................................................................ 44
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đi khám sàng lọc UTCTC ở phụ nữ 35-60 tuổi

H

có chồng tại Thị xã Sơng Cầu-Tỉnh Phú n ............................................................. 46
3.3.1. Nhóm yếu tố nhân khẩu học ............................................................................. 46
3.3.2. Kiến thức và thái độ về UTCTC và quyết định khám sàng lọc ........................ 48
3.3.3 Sự tiếp cận thơng tin về phịng bệnh UTCTC của ĐTNC .................................. 49
3.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng từ cơ sở cung cấp dịch vụ ......................................... 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 56
4.1. Thực trạng đi khám sàng lọc UTCTC của ĐTNC ................................................ 56
4.1.1 Thực hành đi khám sàng lọc UTCTC của ĐTNC .............................................. 56
4.1.2. Địa điểm đi khám sàng lọc ............................................................................... 58
4.1.3. Lý do đi khám sàng lọc UTCTC của ĐTNC ..................................................... 58
4.1.4 Sự hỗ trợ và thông tin khám sàng lọc ................................................................ 59
4.2 Một số yếu tố liên quan đến việc đi khám sàng lọc UTCTC của ĐTNC ............... 60



v
4.2.1. Yếu tố nhân khẩu học....................................................................................... 60
4.2.2 Kiến thức và thái độ về UTCTC và quyết định khám sàng lọc .......................... 62
4.2.3. Sự tiếp cận thơng tin về phịng bệnh UTCTC ................................................... 63
4.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng từ cơ sở cung cấp dịch vụ ......................................... 64
4.3. Hạn chế trong nghiên cứu: .................................................................................. 66
4.3.1. Một số hạn chế: ................................................................................................ 66
4.3.2. Biện pháp khắc phục các sai số: ....................................................................... 67
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 69
1. Đối với các cơ quan và cán bộ y tế ......................................................................... 69
2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................ 69

H
P

3.Đối với phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu .................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 70
Phụ lục 1: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................. 73
Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA ................................................................................... 77
PHỤ LỤC 3: CÁCH CHẤM ĐIỂM PHẦN ĐÁNH GIÁ ........................................... 81

U

GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ........................................................... 86
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ..................................................... 87
PHỤ LỤC 4 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CBYT ........................................... 88

H


PHỤ LỤC 5 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ...................................................... 90
PHỤ LỤC 6 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CBYT ........................................... 91
PHỤ LỤC 7 : BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU .................... 93
PHỤ LỤC 8: KẾ HOẠCH LÀM VIỆC ..................................................................... 94


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ÂĐ

Âm đạo

BCH

Bộ câu hỏi

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

CBCNV

Cán bộ công nhân viên chức

CBYT


Cán bộ y tế

CIN I,II,III

Cervial Intraepithelial Neoplasia I,II,III (Tân

H
P

sinh nội liên bảo mức độ I,II,III)
CTC

Cổ tử cung

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

ĐH

Đại học

HPV

Human Papilloma Virus


PKTN

Phịng khám tư nhân

QHTD

Quan hệ tình dục

TB
THPT
THCS
TTGDSK

U

H

Tế bào

Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Truyền thông giáo dục sức khỏe

TYT

Trạm Y tế

TTYT


Trung tâm y tế

UT

Ung thư

UTCTC

Ung thư cổ tử cung

WHO

Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health
Organization)

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu ....................................... 35
Bảng 3.2. Một số đặc điểm khác của ĐTNC .............................................................. 41
Bảng 3.3. Kiến thức chung của ĐTNC về bệnh UTCTC ............................................ 36
Bảng 3.4. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh UTCTC ................................... 37
Bảng 3.5. Kiến thức về sàng lọc UTCTC của ĐTNC ................................................. 37
Bảng 3.6 Kiến thức đúng về tác dụng của khám sàng lọc và các phương pháp phát hiện
sớm UTCTC của đối tượng nghiên cứu...................................................................... 38

Bảng 3.7. Thái độ đối với bệnh UTCTC của ĐTNC................................................... 39

H
P

Bảng 3.5. Thực hành tiêm phòng bệnh UTCTC ........................................................ 41
Bảng 3.6. Thực hành đi khám sàng lọc UTCTC của ĐTNC ....................................... 42
Bảng 3.7 Lý do đi khám sàng lọc UTCTC ................................................................. 44
Bảng 3.8. Sự hỗ trợ và nguồn hỗ trợ cho khám sàng lọc của ĐTNC ........................... 44
Bảng 3.9 Tiếp cận thông tin về UTCTC của đối tượng nghiên cứu ............................ 45
Bảng 3.10 Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến việc khám sàng lọc UTCTC .. 46

U

Bảng 3.11. Mối liên quan kiến thức và đi khám sàng lọc UTCTC .............................. 48
Bảng 3.13 Thái độ và quyết định Khám sàng lọc của ĐTNC ..................................... 49

H

Bảng: 3.14. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin truyền thơng và kiến thức phịng
bệnh ung thư cổ tử cung ............................................................................................. 49


viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Sàng lọc UTCTC là biện pháp quan trọng nhằm tăng hiệu quả điều trị,
giảm tỷ lệ tử vong do UTCTC. Thị xã Sông Cầu - Tỉnh Phú Yên là điểm triển
khai chương trình khám sàng lọc miễn phí được triển khai từ năm 2017 được
lồng ghép trong chương trình chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ được triển khai hàng

năm. Tuy nhiên kết quả sau chiến dịch khám cho thấy số lượng tham gia con rất
thấp. Để tìm hiểu vấn đề này, nghiên cứu mô tả thực trạng khám sàng lọc
UTCTC ở đối tượng phụ nữ 35-60 tuổi đã có chồng và một số yếu tố ảnh hưởng
tới quyết định khám sàng lọc được thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu gồm (1)
Mô tả thực trạng khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 35-60 tuổi có
chồng tại thị xã Sông Cầu- Tỉnh Phú Yên năm 2020. (2) Xác định một số yếu tố
ảnh hưởng đến việc đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 35-60 tuổi có
chồng tại thị xã Sơng Cầu- Tỉnh Phú Yên năm 2020. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng với tổng số mẫu
là 181 người, gồm phụ nữ 35-60 tuổi đã có chồng sinh sống tại thị xã Sơng Cầu
ít nhất là 5 năm cùng với một số nhân viên y tế của trung tâm y tế, trạm xã
phường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đi khám sàng lọc của ĐTNC là 36,46%
Trong đó 54% đi khám trong các chiến dịch sàng lọc được tổ chức tại địa
phương, 26% khám tại phòng khám tư nhân, 19% khám tại bệnh viện phụ sản và
bệnh viện tuyến tỉnh. 1% khám tại trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã.
Về các yếu tố ảnh hưởng, độ tuổi 40-49 cho tỷ lệ khám sàng lọc cao hơn.
Những người có trình độ học vấn cao (Đại học, cao đẳng) và thu nhập cao có tỷ
lệ khám sàng lọc cao hơn. Những người từng bị viêm nhiễm phụ khoa có tỷ lệ đi
khám cao hơn. Nhóm người có hiểu biết đúng về độ tuổi, biện pháp khám sàng
lọc, nguy cơ gây bệnh phát hiện có tỷ lệ đi khám cao hơn. Những người nhận
được hỗ trợ cũng có tỷ lệ đi khám nhiều hơn. Việc thiếu tiếp cận thông tin/tiếp
cận không thường xuyên làm giảm tỷ lệ đi khám sàng lọc.
Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cần tiếp tục duy trì chương trình khám
sàng lọc tại các TYT xã, thúc đẩy khám dịch vụ tại trung tâm y tế huyện, xã và
tăng cường thông tin tuyên truyền về bệnh UTCTC, phối hợp giữa CBYT và
chính quyền địa phương để nhắc nhở động viên những phụ nữ trong độ tuổi từ
35-60 đi khám sàng lọc UTCTC.

H

P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính thường gặp thứ hai trong số các
ung thư ở phụ nữ (chiếm 13% tổng số ca ung thư). Tại các nước đang phát triển, UTCTC
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các UT sinh dục nữ [44]. Tính đến năm
2004, tồn thế giới có khoảng 1,4 triệu phụ nữ chung sống với căn bệnh này và số những
người ở giai đoạn “tiền ung thư” có thể lên đến 7 triệu [39]. Dự báo đến năm 2030, sẽ có
khoảng 474.000 người chết vì UTCTC/năm, 95% số tử vong là ở các có thu nhập trung
bình và thấp [1]. Sàng lọc UTCTC là một giải pháp hữu hiệu trong việc giảm tỷ lệ mắc, tử

H
P

vong do bệnh và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việc giảm tỷ suất mới mắc
bệnh UTCTC tại các quốc gia này là một minh chứng rõ nét cho tính hiệu quả của tầm
sốt UTCTC bằng sàng lọc [13]

Tại Việt Nam, ung thư CTC là một trong 5 ung thư thường gặp ở nữ. Ước tính năm
2010 có 5.664 ca mới mắc và hơn 3000 ca tử vong do ung thư CTC [4]. Tại Hà Nội, giai

U


đoạn 2004-2008, ung thư CTC mắc với tần xuất chuẩn theo tuổi là 10,5/100.000, trong khi
đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, tần xuất này là 15,3/100.000. Tuổi thường gặp là 40-60,
trung bình là 48-52 tuổi. Ngày nay, người ta đã xác định nhiễm virus sinh u nhú ở người

H

(HPV) đặc biệt các HPV típ 16, 18 là nguyên nhân chính gây ung thư CTC [20]
Tại Phú Yên, tỉ lệ phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung ở Phú Yên cao hơn mức trung
bình của cả nước, khoảng 20/100.000 phụ nữ. Nguyên nhân là do Phú Yên thuộc vùng có
ảnh hưởng nhiều chất độc da cam/dioxin; môi trường kém; hỗ trợ dịch vụ y tế phát hiện
sớm chưa đủ độ phủ an tồn [22].
Từ năm 2017, các hoạt động phịng chống UTCTC ở Phú Yên được chú trọng đầu
tư nâng cấp ở tuyến xã. Chương trình sàng lọc tiền UTCTC được lồng ghép trong 2 đợt
chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hố gia đình (SKSS/KHHGĐ) hàng năm
trên tồn tỉnh và trong một số ngày kỷ niệm như Quốc tế phụ nữ. Chương trình sàng lọc
này được thực hiện bằng phương pháp test VIA ngay tại tuyến y tế xã. Theo đó, mỗi năm
ở Phú Yên có khoảng 80.000 phụ nữ được sàng lọc tiền UTCTC, trong đó có 35% phụ nữ
được điều trị [22]. Đây là một hoạt động mang tính bền vững vì khi được sàng lọc tiền


2

UTCTC, nếu phát hiện sớm, bệnh nhân được tư vấn điều trị sớm thì rất hiệu quả. Tuy
nhiên, chương trình sàng lọc tiền UTCTC vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ thuộc chiến dịch
chăm sóc SKSS chứ chưa trở thành hoạt động thường xuyên. Trong khi UTCTC là bệnh
gây tử vong ở phụ nữ đứng thứ 2 sau ung thư vú. Điều đáng nói hơn, trong số 35% phụ nữ
được điều trị có tới 90% là phụ nữ trong độ tuổi 35 – 60. Đây cũng được xem là nhóm độ
tuổi có nguy cơ cao với ung thư cổ tử cung và là nhóm được khuyến cáo nên khám sàng
lọc định kỳ thường xuyên [23]
Thị xã Sông Cầu - Tỉnh Phú n chương trình khám sàng lọc miễn phí được triển

khai từ năm 2017 được lồng ghép trong chương trình chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ được

H
P

triển khai hàng năm[4]. Kết quả sau chiến dịch khám cho thấy số lượng tham gia khám
sàng lọc năm 2019 kết quả 621ca/14 xã, phường, trong đó có khám tại Trung tâm Y tế thị
xã là 184 ca, chiếm tỷ lệ 30%[6]. Quan trọng hơn, trong số 621 ca khám sàng lọc, có 30%
số trường hợp khám nằm trong độ tuổi 35 – 60 và tỷ lệ phải điều trị của nhóm này cũng là
cao nhất. Trong khi đó, theo thống kê, thị xã Sơng Cầu có 99.432 người trong đó phụ nữ

U

trong độ tuổi 35 – 60 chiếm xấp xỉ 25% tương đương gần 25.000 người mà hiện chỉ có
621 ca khám sàng lọc.

Trước thực tế như vậy, câu hỏi đặt ra là phụ nữ tại thị xã Sơng Cầu ít quan tâm đến

H

bệnh UTCTC hay họ đã từng đi khám sàng lọc trước đó? Tình hình đi khám sàng lọc
UTCTC phụ nữ có chồng trong độ tuổi 35-60 tuổi tại thị xã Sông Cầu? Để trả lời câu hỏi
trên, nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khám sàng lọc ung
thư cổ tử cung ở phụ nữ 35-60 tuổi có chồng tại hai xã ở thị xã Sông Cầu, Tỉnh Phú
Yên năm 2020” được tiến hành với mục đích nhằm mơ tả chi tiết hơn hoạt động đi khám
sàng lọc UTCTC của phụ nữ 35-60 tuổi (nhóm có nguy cơ cao nhất) và các yếu tố liên
quan; từ đó đưa ra các khuyến nghị để hoạt động sàng lọc UTCTC cho phụ nữ Thị xã
Sông Cầu đạt kết quả tốt hơn.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.Mô tả thực trạng khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 35-60 tuổi có chồng
tại hai xã ở thị xã Sơng Cầu, Tỉnh Phú Yên năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
ở phụ nữ 35-60 tuổi có chồng tại 2 xã ở thị xã Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên năm 2020.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan tới Ung thư cổ tử cung và khám sàng lọc
1.1.1. Ung thư cổ tử cung
1.1.1.1.Định nghĩa
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của đường sinh dục nữ, chiếm
khoảng 13% toàn bộ số ca ung thư và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở
phụ nữ tại các quốc gia đang phát triển [43].
Khoảng 80-90% các trường hợp UTCTC gặp ở những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên

H
P


[27]. Cụ thể, tỷ lệ mắc UTCTC tương ứng với các độ tuổi như sau: UTCTC ít gặp ở độ
tuổi 20-30; từ 35-55 tuổi là 60%; từ 55-65 tuổi là 20% và từ 65-75 tuổi là 8% [17].
1.1.1.2. Nguyên nhân

Ung thư cổ tử cung là do nhiễm Human Papilloma virus (HPV). Đặ c biệ t các

U

HPV típ 16, 18 là nguyên nhân chính. Độ tuổ i thư ờ ng gặ p là 40-60, tuổ i
trung bình 48-52. Bên cạ nh đó việ c nhiễ m Herpes Simplex Virus týp 2 (HSV-

H

2): cũng làm tăng cao khả năng bệnh nhân bị nhiễm HPV sau đó[19].
Các nguyên nhân nhiễ m HPV có nhiề u. Tuy nhiên chủ yế u bao gồ m
hai nguyên nhân

Nhóm có thể

phịng ngừ a đư ợ c và nhóm khơng thể

phịng ngừ a đư ợ c [37].

 Nhóm khơng thể phịng ngừa được
- Yếu tố tuổi: Thống kê cho thấy UTCTC khác nhau ở các nhóm tuổi. Theo WHO
cho biết UTCTC ít gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi, độ tuổi mắc phổ biến nhất từ 40 tuổi trở lên
và cao nhất là trong nhóm phụ nữ từ 50-60 tuổi[44]. Với những phụ nữ dưới 30 tuổi có
nguy cơ nhiễm HPV cao hơn nhưng tiến triển thành UTCTC sẽ phổ biến từ lứa tuổi từ 30
tuổi trở lên[13]. Tại Việt Nam, UTCTC hay gặp ở độ tuổi từ 35-55, trong đó lứa tuổi từ 35
-45 hay bị UTCTC ở giai đoạn trong biểu mơ cịn 45-55 tuổi thường bị UTCTC xâm



5

nhập[10]. Cụ thể, tỷ lệ mắc UTCTC tương ứng với các độ tuổi như sau: ít gặp ở độ tuổi
20-30; từ 35-55 tuổi là 60%; từ 55-65 tuổi là 20% và từ 675 tuổi là 8%[17].
- Tiền sử gia đình: Yếu tố di truyền đã được tìm hiểu xác định như là một yếu tố
góp phần làm tăng nguy cơ của một số loại ung thư bao gồm UTCTC. Theo các báo cáo
cho biết, những phụ nữ có mẹ hoặc chị em bị UTCTC có nguy cơ cao hơn so với phụ nữ
bình thường do có thể những phụ nữ di truyền ít có khả năng chống lại nhiễm vi rút HPV
 Các yếu tố có thể phịng ngừa được
- Tuổi giao hợp lần đầu của người phụ nữ Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ gây
ung thư CTC và nhiễm HPV. Các nghiên cứu phụ nữ QHTD sớm và nhiều người rất dễ

H
P

nhiễm HPV, virus có thể lây qua đường tình dục

- Phụ nữ lập gia đình nhiều lần hoặc có số bạn tình nhiều Đây là yếu tố nguy cơ
mắc ung thư CTC, phụ nữ có nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và tổn thương
ung thư CTC

- Tình trạng sinh đẻ nhiều lần Phụ nữ sinh nhiều con có ung thư CTC cao hơn

U

người không sinh con, tăng tỷ lệ nhiễm HPV nên theo y văn độc thân là yếu tố bảo vệ phụ
nữ khỏi ung thư CTC


H

- Tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, viêm nhiễm mãn tính.
Phụ nữ bị suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm HPV, nhất là người có HIV dương tính. Các
thai phụ trong thời gian mang thai được xem là đối tượng thường gặp. Phụ nữ đang điều
trị bệnh mạn tính nên phải sử dụng corticoide kéo dài. Ngoài ra, người cấy ghép mơ- tạng,
bệnh nhân bị tiểu đường, ung thư đang hóa trị, phụ nữ hút thuốc lá (do sự tích tụ nhiều
chỗ nicotin ở chất nhầy CTC và tình trạng miễn dịch ở người hút thuốc kém) góp phần
giảm hệ thống miễn dịch cơ thể
Bên cạnh đó, viêm nhiễm đường sinh dục mãn tính có thể dẫn đến tình trạng lộ
tuyến CTC, lộ tuyến ở CTC có xu hướng tự mất đi do biểu mô lát che phủ lên trên, hoặc
do biểu mô trụ dị sản biến đổi thành biểu mô lát. Q trình dị sản này có thể bị rối loạn
sinh ra các biểu mơ lát khơng bình thường hay nghịch sản. Tỷ lệ gặp nguy cơ nghịch sản
này là 3% ở phụ nữ độ tuổi 20-40 và tăng dần theo tuổi. Ngoài HPV, Herpes simplex
virus và Chlamydia trachomatis được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các viêm nhiễm


6

mãn tính ở cổ tử cung. Trong nghiên cứu của mình, F X Bosch và cộng sự đưa ra nhận
xét, những người dương tính với Chlamydia trachomatis có tỷ lệ CIN III cao gấp 2,3 lần
những người có kết quả âm tính [19].
- Nghiện hút thuốc lá Hút thuốc lá là yếu tố có nguy cơ gây ung thư CTC tại biểu
mơ trụ và có thể tác dụng ở biểu mô tuyến CTC, là yếu tố độc lập với nhiễm HPV nhưng
có ảnh hưởng đến sự hình thành tiền ung thư và ung thư CTC. Nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc UTCTC cao gấp 2 lần so với người không hút
thuốc. Cụ thể trong một nghiên cứu tiến hành trên 122 bệnh nhân CIN II-III và 346 phụ
nữ khỏe mạnh cho thấy, có 39% bệnh nhân CIN III đã/đang hút thuốc. Nguy cơ bị CIN II-

H

P

III ở người hút thuốc lá cao gấp 2,6 lần so với người khơng hút thuốc [46].
- Tình trạng vệ sinh sinh dục kém Viêm sinh dục kéo dài được xem là yếu tố
nguy cơ bị tổn thương CTC cao. Tình trạng viêm nhiễm CTC, âm đạo kéo dài tăng nguy
cơ ung thư CTC, là do yếu tố lây nhiễm còn tồn tại trong âm đạo, CTC, tạo điều kiện
thuận lợi cho tân sinh trong biểu mô CTC

U

- Sử dụng các phương pháp tránh thai: Sử dụng dụng cụ tử cung và Sử dụng
thuốc tránh thai cũng được xem là hai nguyên nhân chính dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm
HPV dẫn tới ung thư CTC. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer

H

Institute – NCI), có những bằng chứng cho thấy viên uống hormone tránh thai có thể làm
tăng nguy cơ ung thư vú và cổ tử cung, song lại làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc, ung
thư buồng trứng và ung thư đại tràng. Bởi, hormone progesterone và estrogen có trong
thuốc tránh thai có thể là nguyên nhân kích thích sự phát triển của một vài loại tế bào ung
thư, ngược lại, cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển của một số loại ung thư khác.
Cùng ý kiến với Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, Hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer
Society – ACS) cho rằng, những người uống viên tránh thai có khả năng mắc ung thư vú
hơi cao hơn so với chị em chưa từng uống thuốc. Nguy cơ này khơng cịn sau khi ngưng
thuốc từ 10 năm trở lên. Thêm vào đó, Hội Ung thư Hoa Kỳ cũng báo cáo rằng, sử dụng
viên uống tránh thai trên 5 năm có thể gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, thời gian sử
dụng càng dài, nguy cơ càng tăng. Nguy cơ sẽ giảm dần khi ngưng thuốc [25].


7


- Điều kiện sinh hoạt vật chất kém: Điều kiện sinh hoạt vật chất kém là yếu tố
nguy cơ dẫn đến nhiềuvấn đề sức khỏe, trong đó có UTCTC. Những người phụ nữ có điều
kiện sinh hoạt vật chất kém thường khơng có đủ nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt và
vệ sinh cơ thể; chế độ dinh dưỡng cũng không đầy đủ, cân đối; thiếu hiểu biết về nguy cơ
và các biện pháp phịng tránh UTCTC; ít có khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
khám chữa bệnh phụ khoa. Tất cả những điều đó khiến họ tăng nguy cơ mắc bệnh nói
chung và UTCTC nói riêng [25].
1.1.2.Khám sàng lọc ung thư CTC
1.1.2.1. Khái niệm và vai trị

H
P

Sàng lọc UT nói chung và UTCTC nói riêng là cách đánh giá mỗi cá thể hay cộng
đồng, khỏe mạnh về mặt lâm sàng, nhằm phát hiện UT tiềm ẩn hay tổn thương tiêng UT
để điều trị khỏi. Mục tiêu của chẩn đoán sàng lọc UT là phát hiện sớm UT và làm giảm tỷ
lệ tử vong do bệnh UT đó trong số các cá thể được tầm sốt.

- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh UT cần sàng lọc: phụ thuộc vào dịch tễ học, sinh bệnh

U

học, chẫn đoán và điều trị bệnh UT đó.

+ Dịch tễ học: Bệnh UT sàng lọc phải là bệnh phổ biến và là nguyên nhân ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Sàng lọc phải làm giảm tỷ lệ tử vong về mặt dịch tễ.

H


+ Sinh bệnh học: UT sàng lọc phải có giai đoạn tiền lâm sàng kéo dài, có thể phát
hiện trước khi có các triệu chứng hoặc di căn của bệnh.
+ Chẩn đốn: Bệnh UT muốn sàng lọc có thể phát hiện bằng khám sàng hoặc cận
lâm sàng được gọi là test sàng lọc.

+ Điều trị: Việc điều trị có kết quả tốt ở giai đoạn sớm, giám tỷ lệ tử vong.
- Tiêu chuẩn lựa chọn test sàng lọc: Test sàng lọc UT phải đạt các tiêu chuẩn:
+ Có độ nhạy, độ đặc hiệu và dự báo dương tính cao.
+ Ít bất tiện, ít khó chịu cho cá thể tầm sốt, ít tác dụng không mong muốn.
+ Đơn giản, dễ thực hiện, được bệnh nhân và cộng đồng chấp nhận.
+ Chi phí thấp [10].
UTCTC là một trong số ít các loại UT đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sàng
lọc nói trên vì UTCTC là một bệnh thường gặp, có tần suất mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao


8

nhưng lại là bệnh tiến triển lâu dài, việc điều trị cho kết quả tốt nếu bệnh được phát hiện ở
giai đoạn sớm. Mặt khác, có một xét nghiệm rất có giá trị đã được chấp nhận rộng rãi trên
khắp thế giới và được sử dụng để phát hiện sớm UT trong cộng đồng
Việc sàng lọc ung thư là rất quan trọng. Các phương pháp sàng lọc ung thư hiện nay
gồm có xét nghiệm tế bào học Pap smear, xét nghiệm HPV, khám cổ tử cung với test
acetic [7].
1.1.2.2. Các phương pháp sàng lọc
a. Xét nghiệm phiến đồ tế bào âm đạo – CTC (pap smear)
Phương pháp xét nghiệm pap smear bằng cách lấy tế bào CTC được thu nhập bằng

H
P


que gòn, que gỗ (que Ayre), bàn chải tế bào, chải tế bào, chải mỏng trên lam kính rồi được
cố định bằng cồn 950 hoặc phun keo rồi gửi về phịng thí nghiệm để nhuộm theo phương
pháp Papanicolaou. Những mẫu bệnh phẩm lấy được cả trong buồng và mặt ngoài CTC
rất có giá trị để chẩn đốn [11]

b. Chứng nghiệm Hilsetmann (chứng nghiệm acid acetic: Visual Inspection with acid

U

acetic- VIA)

Nghiệm pháp acid acetic hay còn gọi tắt là VIA là nghiệm pháp chấm CTC bằng
acid acetic 3% vào CTC, sau 20-30 giây, các hình ảnh soi sẽ rõ nét: vùng tổn thương sừng

H

hóa trở lên trắng đục, có thể có hình chấm đáy hoặc lát đát, nổi bật trên nền hồng nhạt của
biểu mô lát. Các tổn thương hủy hoại của biểu mơ lát sẽ thẫm máu lên, có bờ rõ ràng, lau
mạnh có thể chảy máu. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, khơng phụ thuộc vào
phịng xét nghiệm, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả cáo và rất thích hợp cho
những nơi có điều kiện kinh tế và y tế hạn chế. VIA khuyến cáo áp dụng cho phụ nữ đã có
quan hệ tình dục và từ 30 tuổi trở lên cho đến 40-50 tuổi [43].
c. Chứng nghiệm Schiller (chứng nghiệm Lugol iodine: Visual Inspection with Lugol
iodine-VILI)
Nghiệm pháp Lugol iodine là nghiệm phápbôi dung dịch Lugol iodine 5% vào
CTC. Quan sát sau đó 1-2 giây. Lugolsẽ bám vào biểu mô lát. Vùng nào không có tổn
thương, biểu mơ sẽ có màu nâu sẫm. Vùng nào biểu mơ bị thay đổi tính chất (do viêm
hoặc mất biểu mơ lát) sẽ có màu hồng nhạt. Đây cũng làphương pháp rất đơn giản dể thực



9

hiện và nhanh chóng cho biết kết quả. Điều này giúp cho việc thực hiện các chăm sóc y tế
tiếp theo không bị chậm trể
d. Phương pháp soi CTC:
Soi CTC là biện pháp sử dụng máy soi có nguồn chiếu sáng, quan sát CTC được
phóng đại, làm nổi bật các tổn thương. Có thể soi CTC kết hợp chấm acid acetic sẽ giúp ta
phân biệt được lộ tuyến, một tổn thương thường gặp nhưng hết sức lành tính với các tổn
thương sừng hóa hay bị hủy hoại là những tổn thương nghi ngờ cần theo dõi. Ngoài ra,
soi CTCsau khi bôi Lugol mạnh giúp nhận định rõ ranh giới tổn thương, CTC bình thường
nghi ngờ người ta tiếp tục xét nghiệm bằng sinh thiết CTC làm giải phẩu bệnh [11].

H
P

e. . Phương pháp xét nghiệm tế bào học

Phương pháp này được đưa ra bởi Papanicolaou hay còn gọi là Pap smear. Số liệu
từ nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, nếu khoảng cách giữa các lần sàng lọc là 3 năm
thì nguy cơ mắc bệnh giảm tới 91,4% [9],[17].

1.2. Cơ sở lý luận về khám sàng lọc UTCTC và các yếu tố ảnh hưởng

U

1.2.1. Những nội dung nghiên cứu về thực trạng khám sàng lọc UTCTC
1.2.1.1 Hiểu biết và thái độ đối với khám sàng lọc UTCTC

H


1.2.1.2 Thực hành khám sàng lọc

Trong nội dung nghiên cứu về thực hành khám sàng lọc, tỷ lệ đi khám sàng lọc là
vấn đề quan trong trọng nhất. Tỷ lệ đi khám sàng lọc, được tính tốn dựa trên tổng số
người đã từng đi khám/tổng số người được khảo sát, là thước đo cơ bản để đánh giá việc
khám sàng lọc của phụ nữ tại các điểm nghiên cứu có đảm bảo hay khơng. Đồng thời đó
cũng là chỉ tiêu để đánh giá kết quả của các chương trình khám sàng lọc được triển khai.
Hầu hết các nghiên cứu có liên quan tới sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm cả các
nội dung về thực hành, đánh giá kiến thức và thái độ…cũng đều để giải thích tỷ lệ đi
khám sàng lọc của mẫu là cao hoặc thấp.
Các kết quả nghiên cứu độc lập Nguyễn Thanh Bình, thực hiện một nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 1.890 phụ nữ 30-65 tuổi đến khám phụ khoa tại TYT của Bắc Ninh và
Cần Thơ. Kết quả là có 16,7%, trong đó tỷ lệ phụ nữ đã từng khám sàng lọc ung thư cổ tử
cung tại Bắc Ninh cao hơn so với Cần Thơ (18,6% và 14,1%) [1].


10

Nghiên cứu về thực trạng khám sàng lọc UTCTC của Lê Thị Bích Ngọc [15]
(2018) tại Thái Nguyên cũng cho thấy, tỷ lệ khám tầm soát UTCTC của phụ nữ độ tuổi từ
30-60 ở các điểm nghiên cứu còn rất thấp. Trong đó, độ tuổi từ 30-45 chỉ có 2,3% đi
khám và ở độ tuổi 45 – 60 là 4,5%. Kết quả cho thấy thực trạng khám sàng lọc tại thành
phố Thái Nguyên còn rất nhiều vấn đề mặc dù các chương trình khám sàng lọc trên địa
bàn tỉnh đã được triển khai từ lâu.
Tác giả Nguyễn Thùy Linh (2016) tiến hành nghiên cứu về sàng lọc ung thư cổ tử
cung ở phụ nữ 30 – 65 tuổi tại Lương Tài, Bắc Ninh chỉ ra tỷ lệ khám sàng lọc hiện nay ở
các độ tuổi có sự chênh lệch nhưng nhìn chung cịn khá thấp. Trong tổng số mẫu 350, chỉ

H
P


có 5,7% số phụ nữ đi khám sàng lọc. Trong khi đó nghiên cứu của Trần Thị Vân (2014)
[24], chỉ ra có 12,8% số người được hỏi đã đi khám sàng lọc UTCTC. Nghiên cứu tại
trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn cũng cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đi
khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng vắc-xin HPV của các sinh viên nữ, giảng viên nữ
trong độ tuổi sinh sản đều rất thấp (<20%).

U

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang khác được thực hiện bởi Nguyễn Thị Như Tú
(2017) [21], sử dụng phương pháp thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi có cấu trúc để phỏng
vấn trực tiếp 1.200 phụ nữ (15-49) tuổi của 30 xã thuộc 10 huyện trong tỉnh Bình Định

H

nhằm mô tả kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về dự phòng, phát hiện sớm
ung thư cổ tử cung (UTCTC) trong năm 2017. Cho thấy. PN (21-49) tuổi đã quan hệ tình
dục (QHTD) tham dự khám sàng lọc, Pap Smear và VIA lần lượt là 26,5%; 18,7% và 3%.
1.2.1.3. Địa điểm đi khám sàng lọc và lý do khám sàng lọc
Địa điểm đi kham sàng lọc cũng là một nội dung quan trọng khác cần được đánh
giá trong phân tích thực trạng khám sàng lọc của các đối tượng nghiên cứu. Theo Lê Thị
Khánh Chi [8]và các nghiên cứu được triển khai tại Serbia và Mexico , nghiên cứu về địa
điểm khám sàng lọc của các đối tượng nghiên cứu là cơ sở để có những giải pháp tạo điều
kiện cho phụ nữ được tiếp cận tốt hơn với dịch vụ khám sàng lọc cũng như các chiến dịch
khám sàng lọc do nhà nước, các tổ chức công, phi lợi nhuận tiến hành.
Các kết quả cho thấy, có sự khác biệt về địa điểm khám sàng lọc ở các vùng nông
thôn/thành thị, thu nhập và năng lực y tế của địa phương. Tại Serbia, hơn một nửa đối


11


tượng nghiên cứu thực hiện khám sàng lọc tại các cơ sở y tê tư nhân do công ty mà họ
làm việc bố trí trong khi hệ thống y tế cơng cộng có tỷ lệ đi khám rất thấp.
Ở Mexico, tỷ lệ số người đi khám tại các vùng thành thị cao hơn nông thôn và địa
điểm khám sàng lọc ở khu vực thành thị cũng tập trung ở các bệnh viện lớn và các cơ sở
khám tư nhân trong khi ở nông thôn, hầu hết đến khám tại các cơ sở. Bên cạnh đó, tác giả
Lê Khánh Chi [8] cũng chỉ ra rằng, các địa điểm thuộc hệ thống y tế cơ sở đóng một vai
trị quan trọng trong khám sàng lọc UTCTC cho phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 60 thông
qua các chiến dịch khám sáng lọc được ngành y tế tổ chức.
Qua các nghiên cứu đã được thực hiện về thực trạng đi khám sàng lọc, về nhận

H
P

thức, thái độ và thực hành đi khám. Có thể thấy rằng tỷ lệ đi khám sàng lọc của đối tượng
nghiên cứu còn khá thấp. Hơn nữa kiến thức và thực hành phòng ngừa UTCTC của các
đối tượng nghiên cứu còn chưa cao. Đặc biệt, những vấn đề quan trọng như kiến thức về
phát hiện sớm, các phương pháp tầm sốt UTCTC cịn rất hạn chế ở hầu hết các nghiên
cứu đã được tiến hành. Tuy nhiên, một điểm quan trọng nữa đó là các nghiên cứu chưa đề

U

cập tới chương trình tầm sốt ung thư đã được triển khai. Chưa làm rõ được liệu có hay
khơng các đối tượng nghiên cứu đã từng tham gia các chương trình tầm sốt UTCTC
được nhà nước tổ chức hay hầu hết mới chỉ là kiến thức tự tìm hiểu. Điều này tạo ra

H

khoảng trống nghiên cứu cho đề tài được thực hiện tại Phú Yên này.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khám sàng lọc UTCTC

1.2.2.1Yếu tố cá nhân, nhân khẩu học
Yếu tố nhân khẩu học bao gồm trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế.
Các biến số này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đi khám sàng lọc của phụ nữ dưới
nhiều các thức khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, tình trạng tiêu cực về
nghề nghiệp và giáo dục cũng như điều kiện kinh tế đều khiến các phụ nữ ít tham gia các
chương trình hoặc quyết định đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Các thang đo về Yếu
tố cá nhân, nhân khẩu học được các tác giả sử dụng phổ biến dựa trên:
- Tuổi, từ 35-39; 40-49; 50-60 và trên 60. Đây là các khoảng độ tuổi được chứng
mình là có sự thay đổi cơ bản về mặt thể chất, sinh lý trong quá trình phát triển của con
người


12

- Điều kiện kinh tế: Hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên phân loại mức kinh tế theo
chuẩn thu nhập đầu người của từng vùng/ quốc gia, căn cứ theo mức giàu/nghèo/khá. Do
bởi thu nhập của các đối tượng nghiên cứu là không đồng nhất và nằm trong các khoảng
khác nhau nên việc phân theo tiêu chí bằng số tiền là không phù hợp.
Điều tra cắt ngang của G. Daniani và cộng sự tiến hành tại Italy đưa ra kết luận:
Trình độ học vấn thấp, tình trạng thất nghiệp là những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc
đi khám phát hiện sớm UTCTC. Trong số 35.349 phụ nữ độ tuổi 25-64 đã từng làm Pap
smear tham gia vào nghiên cứu, có 48,2% có trình độ trung học phổ thơng trở lên. Tỷ lệ
phụ nữ có trình độ từ tiểu học trở xuống chỉ chiếm 20,1%. Tỷ lệ không có việc làm là

H
P

27,8% [29].

Một nghiên cứu khác với cỡ mẫu là 12.058 phụ nữ từ 25-45 tại Na Uy của Bo T

Hansen và Silje Hukkelberg cũng có kết luận tương tự; những phụ nữ có trình độ văn hóa
tương đương trung học cơ sở (cấp II) đi khám sàng lọc UTCTC ít hơn những người có
trình độ trung học phổ thông (cấp III) trở lên (OR:1,79 CI:95%; 1,29-2,43) [32].

U

1.2.2.2. Kiến thức về UTCTC, khám sàng lọc UTCTC và thái độ với UTCTC
Kiến thức về UTCTC và khám sàng lọc UTCTC cũng là yếu tố chính ảnh hưởng tới
quyết định khám sàng lọc UTCTC, kết quả của các nghiên cứu trong và ngồi nước cũng

H

cho thấy, có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đi khám sàng lọc và kiến thức về
UTCTC, khám sàng lọc UTCTC, các đối tượng nghiên cứu có hiểu biết rõ về bệnh và các
phương pháp có xác suất đi khám cao hơn các đối tượng có hiểu biết ít hơn.
Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiểu biết, thái độ của đối tượng
nghiên cứu với khám sàng lọc UTCTC trong đó, các nghiên cứu tập trung làm rõ các khía
cạnh của hiểu biết và thái độ đối với khám sàng lọc UTCTC gồm có:
i) Hiểu biết về các nguy cơ gây bệnh: Là sự hiểu biết về các nguyên nhân gây ra
bệnh UTCTC. Các nguy cơ gây bệnh UTCTC có rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên khơng
phải đối tượng nào cũng có hiểu biết đúng về các nguyên nhân, đánh giá hiểu biết là một
phần trong các kế hoạch cải thiện tỷ lệ khám sàng lọc UTCTC ở phụ nữ. Theo các nghiên
cứu đã được triển khai hiểu biết có nguy cơ gây bệnh là tồn bộ những mối nguy về bản


13

chất của bệnh, và các hoạt động có nguy cơ gây ra UTCTC như hút thuốc, quan hệ tình
dục…
ii) Hiểu biết và thái độ về bệnh UTCTC gồm các hiểu biết về khả năng chữa trị, độ

tuổi mắc
iii) Hiểu biết về các biện pháp khám sàng lọc là hiểu biết của các đối tượng nghiên
cứu về các phương pháp khám sàng lọc UTCTC trong đó gồm có Xét nghiệm tế bào âm
đạo-CTC (Pap smear); Quan sát CTC sử dụng dung dịch acid acetic 3% (VIA)và nhận
thực về các lợi ích mà khám sàng lọc mang lại của các đối tượng nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Thùy Linh khi khảo sát về kiến thức chung đối với UTCTC cho

H
P

thấy kết quả rất thấp (1,8%): kiến thức về yếu tố nguy cơ, dấu hiệu nghi ngờ, biện pháp
phòng, phát hiện sớm và kiến thức về nhiễm HPV, tiêm vắc xin HPV tỷ lệ (%) lần lượt:
0,7; 1,8; 5,0; 15,9; 15,2.. Phụ nữ (PN) từng nghe thông tin về vắc xin HPV đã đi tiêm
(4,4%). PN từ 30 tuổi trở lên, ở nông thôn, tiếp cận dưới 3 nguồn thơng tin có kiến thức
thấp hơn (p<0,01); Có sự thiếu hụt kiến thức và hạn chế thực hành về dự phòng, phát hiện

U

sớm UTCTC ở PN (15-49) tuổi. Những yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả đi khám
sàng lọc của các đối tượng nghiên cứu, khiến tỷ lệ khám sàng lọc ở địa bàn nghiên cứu là
rất thấp.

H

Tác giả Trần Thị Vân (2014) [24], với nghiên cứu cụ thể tại Hải Dương và Phú Thọ
nhằm mơ tả kiến thức, thực hành phịng lây nhiễm HPV của phu ̣ nữ tuổi 15 - 49 đã có
chồng, sống trên địa bàn 4 xã/phường thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương và huyện Thanh
Thủy tỉnh Phú Thọ. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua phỏng vấn bộ
câu hỏi 651 phu ̣ nữ tuổi 15 - 49 đã có chồng được chọn ngẫu nhiên vào năm 2014. Về
kiến thức, trên toàn mẫu có 45,8% đối tượng đã từng nghe tới nguyên nhân gây ra ung thư

cổ tử cung. Tỷ lệ biết hiện đã có vắc xin phịng HPV là 50,4%, nhưng chỉ có 0,5% phụ nữ
đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin HPV và hơn mô ̣t nửa phu ̣ nữ không dùng bao cao su (BCS) khi
quan hê ̣ tiǹ h du ̣c. Đáng chú ý trong số phụ nữ đã nghe nói về HPV, chỉ có hơn một nửa số
câu hỏi về kiến thức được trả lời đúng (<45%). Nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực
hành về phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ tuổi 15 - 49 có chồng cịn thấp và chưa đầy đủ.


14

Một nghiên cứu khác ở quy mô nhỏ hơn được tiến hành tại Đại học Khoa học xã
hội về nhân văn [16] nhằm tìm hiểu thực trạng Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng
chống ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ năm thứ 3 đại học khoa học xã hội và nhân văn
năm 2014. Kết quả cho thấy: Trong 60% đối tượng nghiên cứu biết đến các dấu hiệu nghi
mắc ung thư cổ tử cung, dấu hiệu được biết đến nhiều nhất là chảy dịch hôi qua âm đạo
(29%). Biện pháp phòng bệnh được đối tượng nghiên cứu biết đến nhiều nhất là khám sức
khỏe định kỳ (82,2%) và tiêm phịng vắc-xin HPV (81,64%). Khi có dấu hiệu bất thường
hoặc nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung, đối tượng nghiên cứu đều lựa chọn đến cơ sở y tế
khám/điều trị càng sớm càng tốt (92,66%).

H
P

Tác giả Bùi Thị Thu Hà (2013) [5]đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, tại thị
trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình nhằm mơ tả thực trạng kiến thức, thực
hành phòng ngừa UTCTC và một số yếu tố liên quan ở 225 phụ nữ ở độ tuổi từ 35-60 đã
có chồng. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ đi khám sàng lọc chỉ chiếm 13,5%. Về kiến thức, điểm
trung bình về kiến thức và thực hành về phịng, ngừa UTCTC lần lượt là 12,1 trên tổng số

U


23 điểm và 5,1 điểm trên tổng số 13 điểm. Các yếu tố liên quan với kiến thức phòng ngừa
UTCTC là học vấn và tình trạng tiếp cận thơng tin về phịng ngừa UTCTC. Kiến thức
phịng ngừa UTCTC được xác định có mối liên quan với thực hành phòng ngừa UTCTC

H

Nghiên của Lê Khánh Chi [8], sử dụng phương pháp phân tích đơn biến và đa biến
đã cho thấy tương quan tỷ lệ thuận giữa thực hành đi khám sàng lọc và các biến số này.
Trong khi đó, kết quả của Nguyễn Thị Như Tú, Nguyễn Thị Nguyễn Thùy Linh và Lê Thị
Bích Ngọc cho thấy, các địa điểm nghiên cứu có tỷ lệ khám sàng lọc dưới 10% đều có tỷ
lệ không nắm rõ kiến thức về UTCTC cũng như không biết về khám sàng lọc UTCTC
cao.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 354 phụ nữ 18-69 tuổi tai huyện Moshi,
Tanzania cho thấy kiến thức về bệnh UTCTC và khoảng cách từ nơi cung cấp dịch vụ
sàng lọc đến nơi ở của người phụ nữ là các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia sàng lọc.
Tuy nhiên, kết quả kiểm định các biến lại khơng có nhiều biến có ý nghĩa thống kê. Có thể
một trong những hạn chế của nghiên cứu này là vài câu hỏi mang tính chất gợi ý, có thể
ảnh hưởng đến câu trả lời của ĐTNC [26].


15

Bên cạnh đó, thái độ với UTCTC cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định
khám sàng lọc. Lý thuyết sợ rủi ro cho thấy, những người sợ rủi ro thường ít tham gia các
hoạt động khám bệnh thường xuyên và khám sàng lọc, do bởi họ lo sợ các nguy cơ có thể
xảy ra trong q trình đi khám, đặc biệt là kết quả dương tính với bệnh.
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Kenya cho thấy, chỉ có 12,3% trong
số 219 người được hỏi đã từng tham gia sàng lọc UTCTC. Các lý do khiến những người
cịn lại khơng tham gia sàng lọc là họ khơng nghĩ mình có nguy cơ mức UTCTC (77%);
lo sợ nếu kết quả xét nghiệm bất thường (22,4%) [38].

1.2.2.3. Sự tiếp cận thông tin về UTCTC

H
P

Sự nhận thức, ra quyết định về đi khám sàng lọc UTCTC bị ảnh hưởng bởi tiếp cận
thông tin. Thông tin là yếu tố đầu vào cần có cho q tình ra quyết định, thơng tin khơng
đầy đủ và khơng hồn hảo sẽ dễ dẫn đến những đánh giá, nhìn nhận sai lệch về UTCTC
khiến cho quyết định đi khám sàng lọc không dựa trên giá trị đúng mà khám sàng lọc
mang lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ đi khám sàng lọc đồng biến với khả năng

U

tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu.

Tiến hành nghiên cứu trên 300 phụ nữ từ 21-59 tuổi đến khám tại bệnh viện
Mahalapye-Bostwana, C.M.Ibekwe thu được kết quả: 39% ĐTNC đã đi khám sàng lọc

H

UTCTC. Trong số những người chưa từng đi khám sàng lọc, 66,3% đồng ý rằng “thiếu
thông tin là một trở ngại cho việc đi khám sàng lọc”. Tỷ lệ đồng ý với nhận định này ở
nhóm phụ nữ đã đi khám sàng lọc là 51,7% [33]
1.2.2.4. Cơ sở cung cấp dịch vụ:

Bản chất của các cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm sự sẵn có, trình độ, năng lực của
cán bộ; khả năng quản lý
Wong L P, Wong Y L và các cộng sự đã tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu với 20
phụ nữ từ 21-56 tuổi chưa từng đi khám sàng lọc UTCTC. Một trong các lý do quan trọng
mà những người phụ nữ này đưa ra để giải thích việc họ khơng đi khám sàng lọc là

“không ai khuyên tôi”; “tôi vẫn thường đi khám phụ khoa sau sinh nhưng bác sỹ chẳng
bao giờ sàng lọc UTCTC cho tơi, Bác sỹ nói tơi khơng uống thuốc tránh thai thì khơng
cần phải làm Pap smear”[45].


×