BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
H
P
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG PHAN ĐÌNH PHÙNG, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2022
U
H
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701
HÀ NỘI, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
H
P
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG PHAN ĐÌNH PHÙNG, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2022
U
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701
H
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ THANH HƯƠNG
HÀ NỘI, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu
trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm sốt bệnh
tật tỉnh Quảng Bình, Ban giám hiệu và thầy cơ trường trung học phổ thơng Phan
Đình Phùng thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện để em tham
gia khóa học và triển khai nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương đã tận
H
P
tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức khoa học cho em trong quá trình
thực hiện luận văn.
Cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã tận tình
truyền đạt những kiến thức vơ cùng q báu trong suốt thời gian học tập. Xin chân
thành cảm ơn các thầy cô trường phổ thông trung học Phan Đình Phùng đã tạo
U
điều kiện tốt nhất trong quá trình tôi triển khai nghiên cứu này.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ln động viên,
chia sẻ và khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập, giúp tơi vượt qua mọi khó khăn
H
để hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2022
Học viên
Nguyễn Thị Lan Phương
ii
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
Chương 1 ........................................................................................................... 4
H
P
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 4
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 4
1.1.3.
Một số khái niệm khác .................................................................. 4
1.2. Kiến thức, thái độ, thực trạng hút thuốc lá điện tử của học sinh phổ
U
thông trên thế giới và tại Việt Nam .............................................................. 5
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .............................................................. 15
H
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ...................................................... 18
2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 18
2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................. 18
2.5. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 19
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 20
2.7. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 21
iii
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 23
2.10. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 23
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 24
Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin học sinh biết về thuốc lá điện tử (n=575) ... 27
3.2. Kiến thức, thái độ và hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh
Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng năm 2022 ..................... 27
3.2.2. Thái độ về việc hút thuốc lá điện tử của các em học sinh Trường
H
P
trung học phổ thơng Phan Đình Phùng năm 2022 .................................. 30
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về lá điện tử của học
sinh trường Trung học phổ thơng Phan Đình Phùng năm 2022 ............... 36
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về thuốc lá điện tử của học
sinh ........................................................................................................... 36
U
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ của học sinh về thuốc lá điện
tử ............................................................................................................... 41
H
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 60
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 62
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN KIẾN THỨC THÁI ĐỘ.............. 70
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................. 79
iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BYT
Bộ Y tế
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
GATS
Điều tra tồn cầu về tình hình hút thuốc lá ở người trưởng thành tại
Việt Nam (Global Adult Tobacco Survey Viet Nam)
GYTS
Điều tra tình hình hút thuốc lá trong thanh thiếu niên toàn cầu
(Global Youth Tobacco Surveys)
H
P
HTL
Hút thuốc lá
KT
Kiến thức
MLQ
Mối liên quan
OR, KTC
Tỷ số chênh, Khoảng tin cậy
PCTHTL
Phòng chống tác hại thuốc lá
TĐ
Thái độ
THPT
Trung học phổ thông
THTL
Tác hại thuốc lá
TLĐT
Thuốc lá điện tử
TLTT
Thuốc lá truyền thống
UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
U
H
(United Nations Children's Fund)
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
24
Bảng 3.2
Tình trạng hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử
25
của gia đình và bạn bè
Bảng 3.3
Tiếp cận với quảng cáo về thuốc lá điện tử
Bảng 3.4
Thái độ của học sinh về thuốc lá điện tử
30
Bảng 3.5
Thực trạng hút thuốc lá điện tử của học sinh theo giới
33
Bảng 3.6
Tình trạng hút thuốc lá điện tử chung của học sinh
35
Bảng 3.7
Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với kiến thức chung
36
U
về thuốc lá điện tử
Bảng 3.8
H
P
Mối liên quan giữa người thân có hút thuốc lá, thuốc lá
H
26
38
điện tử và kiến thức chung của học sinh
Bảng 3.9
Mối liên quan giữa bạn bè có hút thuốc lá và kiến thức
39
chung của học sinh về thuốc lá điện tử
Bảng 3.10
Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin truyền thông, quảng
40
cáo và tiếp cận dịch vụ với kiến thức chung về thuốc lá
điện tử của học sinh
Bảng 3.11
Mối liên quan giữa tiếp cận hoạt động phòng chống tác hại
thuốc lá trong nhà trường với kiến thức chung về thuốc lá
điện tử của học sinh
40
vi
Bảng 3.12
Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân đến thái độ của học sinh
41
về thuốc lá điện tử
Bảng 3.13
Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc của người thân,
43
bạn bè với thái độ của học sinh về thuốc lá điện tử
Bảng 3.14
Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc của bạn bè với thái
43
độ của học sinh về thuốc lá điện tử
Bảng 3.15
Mối liên quan giữa tiếp cận với thông tin truyền thông,
44
quảng cáo và tiếp cận dịch vụ bán thuốc lá điện tử với thái
H
P
độ chung về thuốc lá điện tử của học sinh
Bảng 3.16
Mối liên quan giữa tiếp cận với hoạt động phòng chống tác
44
hại thuốc lá điện tử trong nhà trường với thái độ chung về
thuốc lá điện tử của học sinh
Bảng 3.17
Mối liên quan giữa Kiến thức và Thái độ của học sinh về
U
thuốc lá điện tử
H
45
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1
Tên biểu đồ
Tiếp cận hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Trang
26
điện tử tại trường
Biểu đồ 3.2
Nguồn thông tin học sinh biết về thuốc lá điện tử
27
Biểu đồ 3.3
Kiến thức của học sinh về thuốc lá điện tử
28
Biểu đồ 3.4
Kiến thức chung về thuốc lá điện tử của học sinh
29
Biểu đồ 3.5
Thái độ chung về thuốc lá điện tử của học sinh
32
Biều đồ 3.6
Lý do hút thuốc lá điện tử của học sinh
34
Biều đồ 3.7
Các nguồn mua thuốc lá điện tử của học sinh
35
H
P
H
U
viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thuốc lá điện tử là mối hiểm họa đối với giới trẻ, hiện nay giới trẻ hút phổ biến
nhất, đặc biệt là học sinh trung học phổ thơng. Đây là lứa tuổi có thể can thiệp bằng cách
nâng cao kiến thức, thái độ để từ đó thay đổi hành vi. Nghiên cứu được tiến hành nhằm
đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về thuốc lá điện tử và một số yếu tố liên quan của
học sinh trung học phổ thơng. Từ đó làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn hay làm
gợi ý cho các chương trình phịng chống tác hại thuốc lá điện tử tại địa phương. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích. Địa điểm nghiên cứu là
trường Trung học phổ thơng Phan Đình Phùng, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
H
P
với đối tượng được chọn mẫu cụm từ học sinh trong khối lớp 10, lớp 11, lớp 12 của
trường. Sử dụng bộ câu hỏi phát vấn trực tiếp là cách thu thập số liệu trong nghiên cứu
này.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2021 đến tháng 9/2022 trên 575 học sinh
tham gia vào nghiên cứu, trong đó 53,9% là nam và 46,1% là nữ. Kết quả nghiên cứu
U
cho thấy kiến thức và thái độ của học sinh trung học phổ thơng về thuốc lá điện tử cịn
hạn chế. Chỉ có 54,1% học sinh có kiến thức đạt về thuốc lá điện tử và 37,4% học sinh
có thái độ đúng về thuốc lá điện tử. Có 6,8% học sinh đã từng hút thuốc lá điện tử. Trong
H
số những học sinh đã từng hút thuốc lá điện tử, có 48,7% học sinh chỉ hút thuốc lá điện
tử và 51,3% hút đồng thời cả thuốc lá điện tử lẫn thuốc lá truyền thống. Một số lý do dẫn
tới việc học sinh hút TLĐT là do có bạn bè, người thân hút (27,5%); tò mò, muốn trải
nghiệm (27,5%); thấy nhiều người trên mạng, tivi hút (15,7%); hút để cai nghiện thuốc
lá truyền thống (11,8%); hút vì hương liệu hấp dẫn (7,8%).
Các nhóm yếu tố giới tính nữ, kết quả học tập, tiền sử hút thuốc lá truyền thống
và tiền sử uống rượu bia); Yếu tố gia đình và bạn bè (Gia đình có người hút TLTT, Gia
đình có người hút TLĐT, Bạn bè hút TLTT, Bạn bè có người hút TLĐT) và yếu tố môi
trường (Quảng cáo về TLĐT, Hoạt động PCTHTL tại trường) đều có liên quan đến kiến
thức về TLĐT của học sinh, những học sinh có bạn bè hay cha mẹ không hút thuốc lá
ix
hoặc học sinh thường xuyên tiếp cận với thông tin phịng chống thuốc lá tại trường có
kiến thức đạt và thái độ đúng cao hơn so với những học sinh chưa thường xuyên tiếp
cận.
Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của học sinh
về thuốc lá điện tử. Những học sinh có kiến thức về TLĐT đạt có thái độ đúng cao hơn
so với những học sinh có kiến thức chưa đạt.
Dựa trên những kết quả trên, nghiên cứu đã đưa ra được các khuyến nghị với các
biện pháp cụ thể như sau: Tăng tần suất truyền thơng, đa dạng hình thức tun truyền
H
P
cho học sinh về phòng, chống tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng
tại trường. Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ và cần có biện pháp răn đe, xử phạt
vi phạm trong hoạt động quảng cáo TLĐT trên mạng xã hội, internet.
H
U
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thuốc lá trên thế giới đã đầu tư
nghiên cứu và sản xuất nhiều sản phẩm thuốc lá mới với nhiều chiến dịch quảng cáo
bóng bẩy hấp dẫn giới trẻ, trong đó có sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT). Theo Tổ chức
Y tế thế giới (WHO), TLĐT gây hại cho sức khỏe và khơng an tồn với con người (1).
Tỷ lệ hút TLĐT ở giới trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Mỹ, theo Trung tâm
Kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) công bố cho thấy tỷ lệ hút TLĐT của thanh thiếu
niên tăng vọt từ 13,2% năm 2017 lên 32,7% năm 2019, hơn 1/4 học sinh trung học hiện
H
P
đang hút TLĐT trong 30 ngày qua tính đến thời điểm thu thập số liệu vào năm 2019 (1).
Theo báo cáo CDC và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phân tích dữ
liệu từ Cuộc khảo sát Quốc gia về Thuốc lá Thanh niên (NYTS) năm 2019 và 2020 cho
thấy TLĐT là sản phẩm thuốc lá được sử dụng phổ biến nhất ở học sinh trung học phổ
thông chiếm 19,6% tương đương 3,02 triệu người (3).
U
Tại Việt Nam, TLĐT du nhập vào năm 2015 qua đường xách tay. Do TLĐT nhằm
vào giới trẻ đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, tỷ lệ hút TLĐT có xu hướng gia tăng
nhanh, theo kết quả điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh,
H
thành vào năm 2019 cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% (năm 2015 tỉ lệ hút
thuốc lá điện tử là 0,2%). Nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành
năm 2020 cho kết quả tỉ lệ hút TLĐT ở học sinh lớp 8 - 12 là 8,35%, lớp 10 - 12 cao
hơn với 12,6% (2). Thực tế kiến thức (KT) và thái độ (TĐ) đúng về TLĐT của giới trẻ
còn hạn chế. Năm 2021, một nghiên cứu trên nhóm đối tượng sinh viên Trường Đại học
Xây dựng Hà Nội cho kết quả tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt về TLĐT khơng cao
(35,2%), và chỉ có 36,5% có thái độ đúng về TLĐT (3).
Trường Trung học Phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng nằm trên địa bàn phường
Nam Lý thuộc thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, với số lượng học sinh khối 10 có
537 học sinh, khối 11 có 438 học sinh, khối 12 có 391 học sinh. Trong khuôn viên trường
2
có treo các pano, áp phích truyền thơng về PCTHTL, có truyền thơng PCTHTL truyền
thống, tuy nhiên vấn đề thuốc lá điện tử TLĐT thì chưa được chú trọng. Qua khảo sát sơ
bộ mặc dù chưa có số liệu cụ thể nhưng cho thấy học sinh trường Trung học phổ thơng
Phan Đình Phùng có một số em hút TLĐT, đặc biệt trường nằm ngay trung tâm thành
phố Đồng Hới do vậy việc mua bán thuốc lá cũng dễ dàng, xung quanh trường có nhiều
hàng quán tạp hóa bán thuốc lá các loại. Để tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi hút TLĐT
của học sinh trường THPT Phan Đình Phùng nhằm có một chương trình truyền thơng
đúng về TLĐT cho học sinh của trường cũng như học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình, trong bối cảnh Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ hành
H
P
vi hút thuốc với thuốc lá điện tử được thực hiện trên đối tượng học sinh THPT. Vì vậy,
chúng tơi thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, hành vi hút thuốc lá điện tử và
một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình năm 2022”.
H
U
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ về thuốc lá điện tử và hành vi hút thuốc lá điện tử của học
sinh trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về thuốc lá điện tử của học
sinh trường Trung học Phổ thơng Phan Đình Phùng, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình năm 2022.
H
P
H
U
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm về thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử là thiết bị chạy bằng pin có bộ phận làm nóng bình xịt chứa
chất lỏng có nicotine - chất gây nghiện khơng có trong thuốc lá thơng thường, “xì
gà” và các sản phẩm thuốc lá khác - hương liệu và các hóa chất khác. Hút thuốc lá
điện tử tạo khói là người dùng hít vào phổi bằng cách đốt nóng dịch lỏng chứa nicotin,
H
P
chất gây nghiện trong thuốc lá truyền thống, xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác, chất
tạo hương và các hóa chất tạo khói khác. Những người không hút thuốc lá điện tử nhưng
đứng gần những người hút thuốc lá điện tử cũng khơng may hít phải loại khói này khi
người hút phả chúng vào khơng khí.
Thuốc lá điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đơi khi chúng được
U
gọi là “xì gà điện tử”, “e-hookahs”, “mods”, “vape pen”, “vapes”, “hệ thống bình chứa”
và “hệ thống phân phối nicotine điện tử (ENDS).”
Một số thuốc lá điện tử được tạo ra để trông giống như thuốc lá điếu, xì gà hoặc
H
tẩu thuốc thơng thường. Một số giống như bút, thanh USB và các vật dụng hàng ngày
khác. Các thiết bị lớn hơn như hệ thống xe tăng, hoặc "mô-đun", không giống với các
sản phẩm thuốc lá khác. Hút thuốc lá điện tử đôi khi được gọi là “vaping”(4).
1.1.2. Khái niệm về kiến thức, thái độ
Khái niệm “Kiến thức”: bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mơ tả, hay kỹ năng
có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục (5).
Khái niệm “Thái độ”: thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động
hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận (5).
1.1.3. Một số khái niệm khác
5
- Khái niệm “Hút thuốc lá”: Hút thuốc lá (hút 1 hơi cũng cho là hút thuốc lá) là
những người vẫn còn đang hút thuốc hoặc đã bỏ dưới 2 năm tính đến thời điểm tham gia
nghiên cứu hoặc là người đã từng hút từ 100 điếu thuốc trở lên trong cả đời và hiện nay
hút từ 7 điếu thuốc trở lên trong một tuần (6).
- Khái niệm “Đã từng hút”: là đã hút nhưng không hút trong 30 ngày trước thời
điểm nghiên cứu (7).
- Khái niệm “Đang hút”: là đang hút thuốc lá điện trong vòng 30 ngày gần thời
điểm nghiên cứu (7).
H
P
- Khái niệm “Không hút”: là không hút thuốc lá điện tử (7).
- Khái niệm “Quảng cáo”: là hình thức tun truyền được trả phí hoặc khơng để
thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm dịch vụ hay ý tưởng quảng cáo là hoạt
động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền
thơng phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến
U
thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm
tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách
cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của
người bán (8).
H
1.2. Kiến thức, thái độ, thực trạng hút thuốc lá điện tử của học sinh phổ thông trên
thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Kiến thức của học sinh trung học phổ thơng
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu kiến thức về TLĐT của học sinh,
sinh viên thanh thiếu niên trên thế giới được thực hiện nhìn chung kết quả thấy rằng đa
số thanh thiếu niên đều biết đến TLĐT và hiểu được TLĐT chứa Nicotine gây nghiện,
nhưng cũng có một số đối tượng lại hiểu TLĐT ít gây hại đến sức khỏe, TLĐT ít gây
ảnh hưởng đến các bệnh (tim mạch, phổi, bàng quang). Khảo sát Quốc gia về Thuốc lá
Thanh niên (NYTS) hàng năm về học sinh THCS (lớp 6-8) và trung học phổ thông (lớp
6
9-12) của Hoa Kỳ năm 2019 cho biết có 28,2% học sinh cho rằng TLĐT là khơng có hại
hoặc ít tác hại khi hút thuốc lá không liên tục (9). Nghiên cứu của Ben Wamanăm 2018
về hút thuốc lá điện tử của sinh viên Đại học ở New Zealand cho thấy 67,4% hút thuốc
do tị mị, 14,4% do thích thú. Đặc biệt, có tới 76,1% người được hỏi tin rằng thuốc lá
điện tử ít gây hại hơn so với thuốc lá điếu (10).
Một nghiên cứu “Hút thuốc lá điện tử ở học sinh THCS và THPT tại một vùng
nông thôn khó khăn về mặt xã hội ở Ba Lan” của Cục Kiểm sốt Thuốc lá, Cục Y tế Dự
phịng, Đại học Y khoa Lodz, Zeligowskieg Ba Lan cho thấy có khoảng 39% thanh niên
cho rằng thuốc lá điện tử cũng có hại như thuốc lá truyền thống và một nửa trong số họ
H
P
cho rằng thuốc lá điện tử ít gây hại hơn. Gần 60% số người tham gia nghiên cứu chỉ ra
rằng trường học khơng có quy định nào hạn chế việc hút thuốc lá điện tử (11).
Nghiên cứu của tác giả Lin Xiao (2019) về việc hút thuốc lá điện tử trong giới trẻ
ở Trung Quốc và khám phá các yếu tố liên quan đến nhận thức và hút thuốc lá điện tử
cũng như mối quan hệ giữa thuốc lá điện tử và việc hút thuốc lá thông thường qua dữ
U
liệu của của khảo sát Thuốc lá Thanh niên Toàn cầu ở giới trẻ, được hoàn thành bởi
155.117 học sinh THCS (51,8% nam và 48,2% nữ) ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy ở
học sinh THCS, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử là 1,2% và tỷ lệ nhận biết về thuốc lá điện tử
H
là 45,0% (12). Tác giả Coper M và cộng sự (2017) đã nghiên cứu 5.482 sinh viên tại 24
trường đại học ở Texas Mỹ, kết quả có 46,74% sinh viên cho rằng TLĐT khơng có hoặc
ít gây hại, 16,57% cho rằng TLĐT khơng gây nghiện (13). Tác giả Rodriguez E (2017)
nghiên cứu 373 đối tượng là sinh viên Đại học Almeria ở Tây Ban Nha cho thấy 47,1%
tin rằng TLĐT cũng gây nghiện như TLTT, 48,9% trả lời rằng TLĐT ít gây hại hơn
TLTT (14). Tác giả Paudyan P và cộng sự (2019) nghiên cứu 258 sinh viên của Đại học
khoa học ứng dụng Carinthia có 96,6% sinh viên cho biết đã biết đến TLĐT (15). Tác
giả Kanyadan V, Ganti L (2019) nghiên cứu 101 đối tượng sinh viên tuổi từ 18-24 tại
Hoa Kỳ kết quả có 78,2% biết ít nhất 1 ảnh hưởng của Nicotine đến sức khỏe (16).
Alzahvani S và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 339 sinh viên của Đại học King Adulaziz
7
tại Ả Rập Xê Út kết quả có 31,3% cho rằng hút TLĐT làm giảm nguy cơ ung thư (17).
Một nghiên cứu của nhóm tác giả KnoAghar H, El-Khoury N, Reda M, Hamadeh W,
Krayem H, Mansour M và c.s. ở Lebaon đã chỉ ra rằng hơn 50% đã nghĩ sai rằng TLĐT
không liên quan đến ung thư phổi và bàng quang hoặc làm suy giảm chức năng phổi và
tim và 65% nghĩ sai rằng nó vơ hại và khơng gây nghiện và cho rằng nó được xã hội
chấp nhận, giúp cai thuốc lá và là một sự thay thế tốt cho thuốc lá và một phương tiện
giải trí thú vị tương ứng (18). Nghiên cứu của tác giả Chih-Yen Chang (2018) tại Đài
Loan có 70,6% học sinh có hiểu biết rõ ràng về hình dạng và nguy cơ của thuốc lá điện
tử (19).
H
P
1.2.2. Thái độ của học sinh trung học phổ thông
Giới trẻ hiện nay trên thế giới hút TLĐT ngày càng nhiều và đa số đều nghĩ rằng
TLĐT không gây hại, TLĐT không gây bệnh tật cho người dùng, ít gây nghiện, TLĐT
có thể thay thế thuốc lá truyền thống, hút TLĐT trông hấp dẫn hơn. Nghiên cứu của tác
giả Lin Xiao (2019) giới trẻ Trung Quốc nghĩ rằng thuốc lá giúp mọi người cảm thấy
U
thoải mái hơn trong các tình huống xã hội (OR = 3,3) và khiến những người trẻ tuổi trông
hấp dẫn hơn (12). Tác giả Kanyadan V, Ganti L (2019) nghiên cứu trên đối tượng sinh
viên tại Hoa Kỳ kết quả cho thấy 35,1% đồng ý rằng TLĐT an toàn hơn TLTT (16).
H
Nghiên cứu của tác giả Almutharn A và cộng sự (2019) trên 562 sinh viên của Ả Rập
Xê Út có 51,3% cho rằng hút TLĐT giúp cai nghiện thuốc lá (17). Nghiên cứu của tác
giả Almutharn A và cộng sự (2019) trên 562 sinh viên của Ả Rập Xê Út thấy có 23,3%
tin rằng TLĐT có thể cai thuốc lá, 49,6% đồng ý TLĐT gây nghiện, 65,8% cho rằng
TLĐT ít gây nghiện hơn TLTT (20). Tác giả Paudyan P và cộng sự (2019) nghiên cứu
258 sinh viên của Đại học khoa học ứng dụng Carinthia cho thấy có 53,8% khơng đồng
ý TLĐT là cách cai thuốc lá (15). Một số sinh viên có thái độ cho rằng TLĐT gây nghiện,
có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người hút, nghiên cứu trên nhóm sinh viên năm 2021
kết quả cho rằng TLĐT đều có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người hút chiếm 78,2%
(3).
8
1.2.3. Thực trạng hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh
Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc lá truyền thống của thanh thiếu niên trên tồn cầu
đã có xu hướng giảm từ 22,6% năm 2000 xuống còn 17,0% vào năm 2015 và dự báo vào
năm 2025, tỷ lệ này sẽ chỉ còn 14,2%. Tuy nhiên, ngược lại với TLTT thì tỷ lệ thanh
thiếu niên hút thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng. Mức độ phổ biến trong vòng
2 năm trở lại đây ở Malaysia (21). Kết quả từ cuộc khảo sát Thuốc lá và TLĐT với đối
tượng thanh thiếu niên Malaysia cho thấy 9% thanh thiếu niên đã hút TLĐT trong tháng
qua. Thanh thiếu niên từ 16-19 tuổi chiếm tỷ lệ 3,26 đã từng hút (22). Điều này cũng đã
được chứng minh ở các nghiên cứu về TLĐT, thanh thiếu niên đã từng hút TLĐT tăng
H
P
từ 1,8 lên 7,1% ở những thanh thiếu niên không bao giờ hút thuốc trên 17 tháng trong
năm 2014–2015 ở Argentina và 6,5% thanh thiếu niên Mexico đã từng hút TLĐT trong
năm 2016 (17,18). Một nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ vào ngày 01 tháng 10 năm 2021
cho thấy có khoảng 2,06 triệu học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông
của Hoa Kỳ đã hút TLĐT trong 30 ngày qua, tương đương với 2,8% học sinh THCS và
U
11,3% học sinh THPT trên toàn nước Mỹ (23). Việc hút TLĐT của học sinh trung học
có giảm nhưng trong giai đoạn 2019–2020, tỷ lệ hút TLĐT dùng một lần đã tăng khoảng
1.000% (từ 2,4% lên 26,5%) trong số người dùng TLĐT hiện tại ở trường trung học và
H
khoảng 400% (từ 3,0% lên 15,2%) trong số học sinh THCS hiện tại người hút thuốc lá
(24). Ở Ý một điều tra cắt ngang ở thanh thiếu niên hút TLĐT tuổi từ 13- 15 từ năm 2014
đến 2018 đã ghi nhận người hút TLĐT tăng đáng kể từ 2,9% năm 2015 lên 8,2% năm
2018 (25)
Các nghiên cứu về TLĐT ở các nước đang phát triển tập trung chủ yếu vào mức
độ phổ biến của việc hút TLĐT và nhận thức. Thanh thiếu niên đã từng hút TLĐT tăng
từ 1,8 lên 7,1% ở những thanh thiếu niên không bao giờ hút thuốc trên 17 tháng trong
năm 2014–2015 ở Argentina và 6,5% thanh thiếu niên Mexico đã từng hút TLĐT trong
năm 2016 (26,27).
9
Theo Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh tồn cầu tại Việt Nam năm
2019, có 2,57% học sinh đã từng sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử trong 30 ngày
trước khảo sát. Điều này phản ánh một thách thức mới đối với việc kiểm soát thuốc lá ở
Việt Nam liên quan đến các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Tại Việt Nam, chưa có nhiều
nghiên cứu mô tả thực trạng hành vi hút TLĐT ở đối tượng học sinh THPT. Theo kết
quả điều tra của Who năm 2015 tỉ lệ hút thuốc lá điện tử là 0,2% đến năm 2019 tỉ lệ hút
thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% (2). Các sản phẩm này tương đối mới ở Việt Nam, hầu
như khơng có hoặc rất ít sử dụng trong năm 2013. Việc hút thuốc lá điện tử phổ biến hơn
ở nhóm học sinh khu vực thành thị, học sinh nữ và học sinh THCS. Theo đó, tỷ lệ học
H
P
sinh khu vực thành thị hút thuốc lá điện tử là 3,77%. Tỷ lệ này cao gấp đơi so với nhóm
học sinh sống tại khu vực nông thôn (1,89%). Trường Đại học Y tế công cộng và Tổ
chức Y tế thế giới thực hiện một cuộc điều tra sức khỏe học đường trên toàn quốc năm
2019 cho thấy tỷ lệ học sinh trung học và học sinh THPT độ tuổi từ 15- 17 hút TLĐT là
3,0% (28). Năm 2021, theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Vân Anh cho thấy lệ hút
U
TLĐT của sinh viên Đại học xây dựng Hà Nội là 7,2% (3). Nghiên cứu của Nour A AlSawalha tại Jordan (2021) với nhóm đối tượng sinh viên cho thấy, trong số những người
từng hút TLĐT, lý do chiếm tỷ lệ cao nhất người hút TLĐT đưa ra là mục đích cai thuốc
H
lá truyền thống (26,5%), tiếp đến là hút TLĐT vì tị mị (22%) và hút vì tin rằng TLĐT
ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá khác (20,5%) (64). Kết quả nghiên cứu định tính
nhóm đối tượng hút TLĐT của tác giả Đoàn Thị Thùy Dương và cộng sự (2018) cho
thấy lý do hút thuốc lá điện tử được đề cập nhiều nhất là để cai nghiện, bỏ thuốc lá thông
thường (65).
Việc tỷ lệ học sinh hút TLĐT có xu hướng gia tăng trong những năm gầy đây là
do tính dễ tiếp cận của sản phẩm này. TLĐT có thể được mua từ nhiều nhiều kênh bán
hàng khác nhau, bao gồm cả kênh bán lẻ trực tiếp hoặc kênh mua sắm trực tuyến. Kết
quả tương tự nghiên cứu của Trần Thị Vân Anh (2021), với tỷ lệ sinh viên mua TLĐT
qua các cửa hàng bán lẻ (37,2%), mạng xã hội (30,1%), mua qua bạn bè người thân
(23%), các trang thương mại điện tử (15,9%) (3). Kết quả nghiên cứu của tác giả Puteh
10
SEW (2018) tại Malaysia cũng cho thấy các kênh mua TLĐT được nhiều sinh viên lựa
chọn là từ các nhà bán lẻ (37,9%), từ bạn bè (17,6%) và mua trên internet (14,8%) (76).
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của học sinh phổ thông về
thuốc lá điện tử
1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của học sinh phổ thông về thuốc
lá điện tử
a. Yếu tố cá nhân
Giới tính
H
P
Giới tính có ảnh hưởng đến sự hiểu biết về thuốc lá điện tử của giới trẻ, nam giới
hiểu biết về TLĐT nhiều hơn so với nữ giới (29). Nghiên cứu của tác giả Shaikh A (2017)
tại Pakistan cho biết sinh viên Nam biết các thông tin về TLĐT nhiều hơn so với sinh
viên nữ, cũng nghiên cứu trên các sinh viên Nam có thái độ chưa tích cực về TLĐT, tin
rằng TLĐT ít gây hại và có thể giúp người dùng bỏ thuốc lá truyền thống (30).
U
Kết quả học tập
Kết quả học tập có liên quan đến đến kiến thức về TLĐT của học sinh. Những
học sinh có kết quả học tập thấp có kiến thức về TLĐT ít hơn những học sinh có kết quả
H
học tập cao theo nghiên cứu của Yao M và cộng sự (2015) (31,32).
Tiền chu cấp hàng tháng
Tiền được chu cấp hàng tháng có ảnh hưởng đến kiến thức về TLĐT của học sinh.
Những người được chu cấp tiền hàng tháng nhiều hơn hiểu biết về TLĐT nhiều hơn và
có niềm tin rằng TLĐT ít gây hại hơn các sản phẩm khác và là công cụ cai thuốc lá hiệu
quả hơn các công cụ cai thuốc lá khác (33). Điều này cũng được chứng minh tương tự
đối với những thanh niên có tiền chu cấp hàng tháng cao hơn có xu hướng tìm hiểu các
thơng tin về TLĐT và sử dụng TLĐT nhiều hơn so với những người có tiền chu cấp hàng
tháng thấp hơn (33).
Hành vi hút thuốc lá truyền thống
11
Yếu tố hành vi hút thuốc lá truyền thống, uống rượu bia có mối liên quan đến kiến
thức về TLĐT (34). Nghiên cứu của Ogan N (2019), những sinh viên hút TLTT có nhiều
thơng tin hiểu biết về TLĐT (46,5%) hơn những sinh viên không hút (25,9%) (35).
Hành vi uống rượu bia
Điều tra Dịch tễ Quốc gia về Rượu và các Điều kiện Liên quan-III (NESARC-III)
(2013), những người đã từng sử dụng rượu bia là những người đang hút TLĐT hàng
ngày và hiểu biết về thuốc lá điện tử ít hơn những người không hút thường xuyên
(p<0,05) (36). Tiền sử sử dụng rượu bia có nguy cơ hút TLĐT cao hơn những người
H
P
khác, việc hút TLĐTcó liên quan đến sử dụng rượu bia trong vòng 30 ngày qua (AOR =
1,71, KTC = 1,01 – 2,9) theo nghiên cứu của Saddleson (2015) trên 1437 sinh viên ở
New York.
b. Yếu tố gia đình và bạn bè
Có người thân, bạn bè hút thuốc lá truyền thống, hút thuốc lá điện tử
U
Người thân, bạn bè hút thuốc lá thơng thường có khả năng thảo luận kiến thức về
TLĐT thấp. Nghiên cứu về Kiến thức và thái độ của cha mẹ về việc hút thuốc lá điện tử
ở Ả Rập Xê Út và ảnh hưởng của việc hút thuốc của cha mẹ thấy rằng khả năng họ thảo
H
luận về việc hút thuốc lá điện tử với con cái thấp hơn 13,9% so với khả năng họ thảo
luận về việc hút thuốc lá thường xuyên với con cái của họ. Các bậc cha mẹ hút thuốc
chấp nhận con cái họ hút thuốc lá điện tử nhiều hơn (P <0,0001). Những bà mẹ hút thuốc
dễ chấp nhận hơn những ơng bố có con họ hút thuốc lá điện tử (P <0,000) (37).
c. Yếu tố trường học và xã hội
Quảng cáo về thuốc lá điện tử
Việc quảng cáo TLĐT tới người tiêu dùng là điều không thể thiếu khi sản phẩm
TLĐT ra đời sau thuốc lá truyền thống. Khi khơng có bất kì một nguồn thơng tin nào
thực sự xác đáng, quảng cáo đóng một vai trị là nguồn dẫn thông tin, cung cấp thông tin
12
về sản phẩm. Hiện tại, việc quảng cáo chính thống về các sản phẩm thuốc lá đã bị cấm,
tuy nhiên các hình thức lách luật quảng cáo trên mạng xã hội vẫn tiếp diễn. Trên thực tế,
có nhiều học sinh đã tiếp xúc với quảng cáo về TLĐT. Một cuộc khảo sát ở học sinh cho
biết (lớp 9-12) của Hoa Kỳ có 86,3% sinh viên cho biết đã tiếp xúc với nguồn quảng cáo
ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc trạm xăng, sử dụng Internet, xem truyền hình hoặc
các dịch vụ trực tuyến hoặc đi xem phim; hoặc đọc sách báo hoặc tạp chí, 69,3% báo cáo
tiếp xúc với tiếp thị thuốc lá điện tử và 81,7% cho biết tiếp xúc với tiếp thị thuốc lá hoặc
các sản phẩm thuốc lá khác. Nghiên cứu của Deepa Camenga và cộng sự (2018) cho thấy
được những quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Youtube có tác
H
P
động ảnh hưởng và làm tăng tỉ lệ những người chưa bao giờ hút TLĐT hút TLĐT trong
những lần tiếp theo (38).
Tiếp cận nguồn cung cấp TLĐT
Hiện nay TLĐT đang phổ biến trên thị trường được bày bán nhiều nơi nên thanh
thiếu niên cũng dễ dàng tiếp cận mua bán nên ảnh hưởng đến kiến thức của học sinh về
U
TLĐT do vậy tỷ lệ hút TLĐT cũng ngày càng tăng. Nghiên cứu của Wagon KG (2014)
thấy rằng sự sẵn có của TLĐT dẫn đến sự hiểu biết và hút TLĐT của sinh viên cao
hơn (39).
H
Hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại trường học
Hoạt động PCTHTL tại trường có liên quan đến kiến thức về TLĐT của học sinh.
Những học sinh thường xuyên nhận được thông tin về truyền thông hoặc tham gia những
hoạt động PCTHTL tại trường sẽ có kiến thức về TLĐT tốt hơn những học sinh khơng
tiếp thu được truyền thơng phịng chống tác hại thuốc lá trong nhà trường (40).
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ của học sinh phổ thông về thuốc lá
điện tử
a. Yếu tố cá nhân
Giới tính
13
Giới tính cũng ảnh hưởng đến thái độ về thuốc lá điện tử của giới trẻ, phần lớn
các sinh viên nam có thái độ chưa tích cực về TLĐT khi tin rằng TLĐT ít gây hại và có
thể giúp bỏ thuốc lá truyền thống. Nghiên cứu của tác giả Shaikh A (2017) tại Pakistan
cho biết các sinh viên Nam có thái độ chưa tích cực về TLĐT, tin rằng TLĐT ít gây hại
và có thể giúp người dùng bỏ thuốc lá truyền thống (30). Nghiên cứu của tác giả
Mohammed Al – Hamdani Ph.D trên 558 thanh niên kết quả thấy rằng nhóm nam giới
có nhận thức về TLĐT khác nữ giới, khác nhau về nhận thức tích cực của họ về Nicotine,
hương vị và khác nhau cả về mặt tiêu cực đối với tác dụng về hô hấp (41).
Kết quả học tập
H
P
Kết quả học tập cũng có liên quan đến đến thái độ về TLĐT của học sinh. Những
học sinh có điểm tổng kết trung bình thấp có nhận thức về TLĐT tiêu cực hơn so với
nghiên cứu của Yao M và cộng sự (2015) (31,32).
Tiền chu cấp hàng tháng
U
Tiền được chu cấp hàng tháng nhiều sẽ có thái độ đúng về TLĐT hơn. Một nghiên
cứu dữ liệu từ Cuộc điều tra bốn quốc gia về Kiểm soát Thuốc lá Quốc tế (ITC) của Làn
sóng 8 từ 2010 đến năm 2011 tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và Anh cho thấy rằng những người
H
trả lời có thu nhập cao hơn có thái độ đúng về thuốc lá điện tử nhiều hơn (41).
Hành vi hút thuốc lá truyền thống
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa hành vi hút thuốc lá truyền
thống đến thái độ của thanh niên về TLĐT (34). Điều này cũng được chứng minh tương
tự trong nghiên cứu của Granillo J và cộng sự (2014), những sinh viên khơng hút TLTT
có thái độ về TLĐT tốt hơn những sinh viên đã từng hút TLTT (42).
Hành vi uống rượu bia
Tiền sử người có hành vi uống rượu bia cũng được báo cáo là có liên quan đến
thái độ về TLĐT từ đó dẫn đến hành vi hút TLĐT trong nhóm thanh thiếu niên. Những
người có hành vi uống rượu bia có nguy cơ có hành vi hút TLĐT cao hơn so với những
14
người có hành vi sử dụng chất kích thích khác. Nghiên cứu của tác giả Paula Gilbert và
cộng sự (2017) nghiên cứu đối tượng thanh thiếu niên từ lớp 9-12 kết quả 93% người
hút TLĐT cho biết có sử dụng các chất gây nghiện khác trong đó rượu là xuất hiện
thường xuyên nhất (43)
b. Yếu tố gia đình và bạn bè
Có người thân, bạn bè hút thuốc lá truyền thống, hút thuốc lá điện tử
Hành vi hút thuốc lá của người thân trong gia đình và bạn bè xung quanh có tác
động tới thái độ của học sinh về TLĐT. Điều này được chứng minh trong nghiên cứu
sức khỏe Trẻ em Nam California (2014) của Tiến sĩ Jeesica L. Barington – Trimis và các
H
P
cộng sự nghiên cứu 2084 học sinh lớp 11 và lớp 12 gần một nửa số người dùng hiện tại
cho biết họ khơng tin rằng có những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc hút thuốc lá điện
tử (44). Nghiên cứu của tiến sĩ Lin Xiao (2018) nghĩ rằng việc hút thuốc lá điện tử có
liên quan đến việc có bạn thân hút thuốc (OR = 1,4) (12).
c. Yếu tố trường học và xã hội
U
Quảng cáo về thuốc lá điện tử
Ngày nay, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người,
H
quảng cáo là một nguồn cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng kể cả những
thông tin đúng và chưa đúng. Theo nghiên cứu của tác giả Reinhold B (2017) đã chỉ ra
rằng quảng cáo TLĐT có liên quan đến thái độ chấp nhận của thanh niên đối với việc sử
dụng TLĐT ở những nơi cấm hút thuốc lá truyền thống. Nghiên cứu Pallav Pokhrel
(2016) cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với quảng cáo khiến những người trẻ tuổi có thái
độ ủng hộ việc sử dụng TLĐT để nâng cao hình ảnh của bản thân hoặc xem TLĐT như
một cách thay thế việc hút TLTT (45).
Tiếp cận nguồn cung cấp TLĐT
Thanh thiếu niên ngày nay có thể dễ dàng tiếp cận với thuốc lá điện tử do sự xuất
hiện của TLĐT trên mạng internet và các cửa hàng bán lẻ ngày càng phổ biến, điều đó