Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

(Skkn 2023) nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” cho học sinh trường thpt dtnt tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 79 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
“BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC”
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

Nhóm tác giả: Trần Thị Mai Hoa
Trần Đình Huy.

Năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................... 2
1.4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 2
1.5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ......................................................... 3
1.8. Tính mới của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 3
1.9. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 3
PHẦN 2- NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài................................................................ 4
1.1.1. Bản sắc văn hoá dân tộc .............................................................................. 4
1.1.2. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ................................................. 4


1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước .................................................................. 7
2.2. Thực trạng ........................................................................................................ 8
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và HS ................................................... 8
2.2.2. Thực trạng hoạt động .................................................................................... 9
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng..................................................................................... 11
2.3.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................ 11
2.3.2. Các yếu tố chủ quan .................................................................................... 12
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
“BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC” CHO HS Ở
TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH

3.1. Những nguyên tắc để xây dựng các giải pháp................................................ 14
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục .......................................................... 14
3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT..... 14
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................... 14


3.2. Một số giải pháp ............................................................................................. 15
3.2.1. Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc trong một số môn học ............ 15
3.2.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chương trình ngoại khố ................... 21
3.2.3. Thành lập câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ..................................................... 31
3.2.4. Lập fanpage ................................................................................................. 35
3.2.5. Tham gia và tổ chức các hội thi, hội diễn ................................................... 35
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất......................................................... 39
3.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất..................... 40
3.4.1. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.................. 40
3.4.2. Tương quan giữa các giải pháp đề xuất ..................................................... 42
3.5. Thực nghiệm giải pháp ................................................................................... 42

3.5.1. Lý do chọn thực nghiệm giải pháp .............................................................. 42
3.5.2. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................. 43
3.5.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm. ........................................... 43
3.5.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................................... 44
3.6. Hiệu quả của đề tài ......................................................................................... 46
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận chung .................................................................................................. 47
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 47
PHẦN 4- PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
THPT

Trung học phổ thông

GD

Giáo dục



Hoạt động

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

GDPT

Giáo dục phổ thông

DSVH

Di sản văn hố

BSVHDT

Bản sắc văn hố dân tộc

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hố- Hiện đại hố.

GDPT

Giáo dục phổ thơng

CLB

Câu lạc bộ

BGH

Ban giám hiệu


BCĐ

Ban chỉ đạo

CBQL

Cán bộ quản lý

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TNg

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

HL

Học lực

G

Giỏi

Kh


Khá

T

Tốt

ĐTB

Điểm trung bình

TB

Trung bình

PL

Phụ lục


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc cho HS ở các trường THPT.
Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của HS THPT.

11
12


Bảng 3.1

Tổng hợp các đối tượng khảo sát.

40

Bảng 3.2

Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất.

41

Bảng 3.3

Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất.

41

Bảng 3.4

Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
giải pháp.

42

Bảng 3.5

Kết quả phân loại, xếp loại các mẫu khách thể.


43

Bảng 3.6

Điểm trung bình của nhóm TNg và ĐC sau TN.

44

Biểu đồ 2.1

Nhận thức của GV về vai trò của hoạt động giáo dục ý thức bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường.

8

Biểu đồ 2.2

Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động giáo dục ý thức bảo
tồn và phát huy văn hoá dân tộc trong nhà trường THPT.

9

Tần suất thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 3.1

bản sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường.
Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
giải pháp.


Biểu đồ 3.2 Tương quan giữa lớp TNg và lớp ĐC.

10
42
45


PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
1. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc
gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai
trị quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước đó từ quá khứ đến hiện tại và
tương lai. Văn hóa là yếu tố chính trong lý thuyết "Quyền lực mềm" của GS. Joseph Nye.
Phát triển bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn
là phát huy giá trị, tinh hoa của văn hóa dân tộc ra thế giới, trở thành sức mạnh mềm, thúc
đẩy các giá trị và lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
2. Ngày nay, với xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, chúng ta có dịp tiếp xúc rộng
rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với bạn bè quốc tế những
giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Chúng ta có điều kiện tiếp thu và vận dụng
có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ
của thế giới, các kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý văn hóa, xã hội để phát triển bền
vững đất nước. Tuy nhiên, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đang đặt văn hóa dân tộc
trước những thách thức, những "nguy cơ bất ổn". Đó là khuynh hướng phổ biến các mơtíp
văn hóa tồn cầu hóa sẽ có nguy cơ đe dọa xóa bỏ sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc
gia, dân tộc, giữa các vùng, các khu vực, làm nghèo sự đa dạng của bức tranh văn hóa nhân
loại. Nguy cơ đồng nhất hóa các hệ thống giá trị và truyền thống dẫn đến việc tự xóa bỏ ý
thức dân tộc, đe dọa làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa - nhân tố được
coi là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của các dân tộc và nhân loại. Tổng Giám
đốc UNESCO đã cảnh báo: "Xu hướng tồn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng
tạo và đa dạng văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa".

Đứng trước tình hình đó, trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu: "Khẩn trương
triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành cơng nghiệp văn hóa và dịch vụ văn
hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có
hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ
của thế giới….bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau". Thuật ngữ "sức
mạnh mềm", "phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam" lần đầu tiên xuất hiện trong
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở
thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và
động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong thời
gian tới, để "tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa", "phát huy sức mạnh mềm
văn hóa Việt Nam", "từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới", như tinh thần Đại
hội XIII của Đảng đã chỉ ra, cần quan tâm thực hiện tốt xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa
bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa phát triển văn
hóa dân tộc và hội nhập quốc tế về văn hóa sẽ làm phong phú cho văn hóa đất nước, thúc
đẩy văn hóa dân tộc phát triển.
3. Theo chỉ đạo của Vụ giáo dục dân tộc: “Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh
là nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trường phổ thơng dân tộc nội trú. Giáo dục truyền
thống văn hố, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân

1


tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình
cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo
dục đặc thù trong trường PTDTNT, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người
mới có tri thức và văn hố…”1
Vì những lý do trên, trong năm học vừa qua, chúng tôi đã đẩy mạnh triển khai thực hiện
đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc” cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh” và thu được nhiều kết quả

tốt đẹp. Qua đề tài, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới
phương pháp, cách thức, nội dung nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc trong trường học.
Với những kết quả đã đạt được, chúng tơi mạnh dạn trình bày đề tài để chia sẻ với bạn
bè, đồng nghiệp, mong có được những ý kiến đóng góp, từ đó lựa chọn, điều chỉnh phù
hợp, áp dụng vào những năm tiếp theo hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hố dân tộc”, chúng tơi đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh.
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc của học sinh THPT DTNT Tỉnh, được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các khách
thể là học sinh khối 11 của nhà trường.
1.4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thực hiện các giải pháp dưới dạng lồng ghép trong các hoạt động ở trường THPT,
phù hợp với lý luận về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì các hoạt động giáo
dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh THPT sẽ có hiệu quả.
1.5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích, khái quát hóa cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc.
- Nghiên cứu thực trạng về ý thức và hành động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc của học sinh THPT và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến thực trạng đó.
- Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp tác động nhằm giáo dục ý thức và hành động
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh.
1.5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Trong điều kiện và phạm vi nghiên cứu, sáng kiến xác định đối tượng nghiên cứu là hoạt

động giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho HS ở trường THPT
DTNT Tỉnh.
. 1.Bùi Thị Kiều Thơ (2017), Hoạt động giáo dục văn hố dân tộc trong các trường phổ thơng dân tộc nội trú,
/>1

2


- Khách thể nghiên cứu:
Sáng kiến lựa chọn ngẫu nhiên khách thể khảo sát là GV, HS ở trường THPT DTNT
Tỉnh để thu thập thông tin nghiên cứu về hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc của nhà trường.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu
về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
1.6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho giáo viên và học sinh THPT nhằm thu thập các thông tin
về hoạt động “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” của học sinh trường DTNT Tỉnh.
1.6.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về hoạt động bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh trường DTNT Tỉnh.
1.6.4. Phương pháp quan sát.
Quan sát trực tiếp và ghi chép các biểu hiện về ý thức và hành động bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh trường DTNT Tỉnh.
1.6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng thống kê tốn học, các cơng thức trong excel để xử lý các số liệu điều tra nghiên
cứu thực tiễn.
1.7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Đổi mới giáo dục dẫn đến sự tất yếu đặt ra yêu cầu phải nâng cao hoạt động giáo dục

bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở trường DTNT Tỉnh.
- Hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở trường DTNT Tỉnh
đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới cịn có những tiêu chí, tiêu
chuẩn theo yêu cầu chưa đáp ứng được đổi mới GDPT hiện nay, đang cần được tăng cường,
cải thiện hơn về cách thức và nội dung của hoạt động giáo dục này.
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc cần phải được đẩy mạnh, có các giải pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế thực trạng của hoạt động này ở trường DTNT Tỉnh.
1.8. Tính mới của đề tài:
- Đề tài đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động giáo
dục ý thức bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc của học sinh ở trường DTNT Tỉnh.
- Đề xuất và thực nghiệm được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường DTNT Tỉnh.
1.9. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau:
Phần I. Đặt vấn đề.
Phần II. Nội dung.
Phần III. Kết luận và kiến nghị
Phần IV. Phụ lục

3


PHẦN II- NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC” CHO HỌC SINH THPT
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hố dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc (tiếng Anh: National cultural identity) là một khái niệm gắn

liền với khái niệm văn hóa. Theo tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học, bản sắc là cách
nhận thức của một cá thể về: Chính cá thể đó, một cá thể khác hoặc một nhóm xã hội. Như
vậy, khái niệm bản sắc thường dùng để chỉ những cá tính khác nhau của một cá thể hay
một nhóm nhiều cá thể của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng.
Theo giáo sư Tâm lý học Peter Weinreich, đại học Ulster: “Bản sắc của một cá thể là
tổng thể của phân giải cá nhân, qua đó cách mà cá thể phân giải chính mình ở hiện tại được
tiếp tục từ cách cá thể phân giải chính mình trong q khứ, cũng như truyền cảm hứng cho
tiến trình phân giải chính mình trong tương lai”.
Bản sắc văn hóa là một phạm vi nhỏ thuộc nền văn hóa rộng lớn của một địa phương,
một vùng hay thậm chí là một quốc gia. Bản sắc văn hóa là nói về những nét đẹp trong văn
hóa, những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa điểm hay dân tộc đó mới có, và là nét văn hóa
đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung để khi nhắc đến là nhớ ngay đến địa điểm cụ thể nào
đó, hoặc dân tộc nào đó.
Vì vậy, ta có thể hiểu, bản sắc văn hóa dân tộc là thuật ngữ “chỉ những giá trị vật chất,
tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của
mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác”. Bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của
dân tộc Việt, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc được tơi luyện, đúc kết qua các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch
sử, như dịng phù sa bồi tụ những gì tinh túy nhất làm nên sức sống trường tồn của dân tộc.
Tất cả các quốc gia hiện nay đều chú trọng nghiên cứu di sản văn hóa của dân tộc mình,
họ ý thức được rằng nếu khơng đề cao bản sắc văn hóa dân tộc thì tính đa đạng của văn
hóa thế giới sẽ bị cạn kiệt do sự lai căng, pha tạp của các nền văn hóa.
1.1.2. Khái niệm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
1.1.2.1. Bảo tồn, phát huy
- Khái niệm bảo tồn
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [17, tr.39]. Bảo tồn văn
hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật,
hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian. Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là

lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng.
- Khái niệm phát huy
Theo Từ điển tiếng Việt, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục
nảy nở thêm”. [17, tr.768].

4


Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn
nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật
chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội.
Phát huy văn hóa là làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lan tỏa trong
cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xã hội tích cực.
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa
của thế hệ trước để lại, làm cho các giá trị của văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng
đồng xã hội, biết mở rộng giao lưu văn hóa để làm giàu thêm bản sắc văn hóa và làm thăng
hoa giá trị.
Như vậy, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và
gìn giữ sự tồn tại của di sản văn hoá theo dạng thức vốn có của nó. Phát huy có nghĩa là
những hành động nhằm đưa các giá trị văn hóa vào trong thực tiễn, tạo sức lan tỏa tích cực
trong xã hội, coi đó là nguồn nội lực tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội,
mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người. Bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc là các biện pháp để gìn giữ, tơn tạo các giá trị văn hóa để chúng khơng bị
mai một, mờ nhạt. Và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó được lan tỏa, tỏa sáng và
có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội của nhân dân, góp phần vào mục tiêu văn hóa
trong phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bàn về nghiên cứu các vấn đề văn hoá- di sản văn hoá- bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá dân tộc, ở Việt Nam có nhiều chuyên gia, nhiều tác phẩm. Như trong cuối Di sản
văn hóa các dân tộc Việt Nam - Những hiện vật truyền thống và đương đại của Cục Di sản

văn hóa. Cuốn sách giới thiệu tập sách ảnh về DSVH các dân tộc Việt Nam, những hiện
vật truyền thống và đương đại.
Năm 2007, với tư cách một nhà nghiên cứu lâu năm về DSVH, Nguyễn Chí Bền viết
bài nghiên cứu Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay. Bài báo đi sâu về
nghiên cứu, phân tích cách thức bảo tồn văn hóa phi vật thể giai đoạn hiện nay.
Cơng trình khoa học: Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam trong đổi mới và hội nhập do Ngô Đức Thịnh. Cuốn sách đã phân tích những giá
trị tiêu biểu mang đặc sắc riêng có của văn hóa truyền thống Việt Nam và đề xuất các giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đổi mới và hội nhập quốc tế.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam của Nguyễn Kim Loan. Cuốn sách đã làm
rõ những nội dung: (1) Khái quát những vấn đề lý luận về DSVH, như khái niệm, đặc
trưng, tiêu chí phân loại DSVH; phân tích, đánh giá vai trò của DSVH trong sự phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay; (2) Khảo sát và mô tả khái quát, đánh giá hệ thống DSVH dân
tộc Việt Nam để thấy rõ những giá trị nổi bật của nó; (3) Phân tích những quan điểm và
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về DSVH; (4) Mô tả những kỹ năng nghiệp
vụ cụ thể trong quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH.
35 năm gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam của Nơng Quốc
Chấn, Tô Văn Đeng và Nông Viết Toại . Cuốn sách khái quát những nét cơ bản về lịch sử
ngành bảo tàng văn hóa dân tộc Việt Nam, đúc rút một vài kinh nghiệm về công tác bảo

5


tàng (sưu tầm, triển lãm, trưng bày, tuyên truyền, giáo dục khoa học...).
Vũ Ngọc Khánh với tác phẩm Văn hóa lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam. Cuốn
sách giúp người đọc nắm bắt một cách hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội
dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam. Qua đó,
làm rõ vai trị quan trọng của lễ hội đối với đời sống tinh thần của cộng đồng, từ đó biết
trân trọng, kế thừa phát huy những cái hay, nét đẹp của chúng, góp phần xây dựng nền văn

hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những cơng trình nghiên cứu chung về văn hóa, DSVH đã đi sâu nghiên cứu về lý luận
văn hóa, DSVH, những đặc điểm của các loại hình di sản và vấn đề quản lý di sản trong
xu thế mới; nhấn mạnh đến tính thời đại và nhu cầu của con người trong việc khai thác,
bảo tồn và phát triển bền vững các DSVH. Mặt khác, các cơng trình này cũng kết hợp việc
nghiên cứu di sản cùng với các môn khoa học khác, như: Lịch sử, Nghiên cứu văn hóa,
Giải trí và Du lịch, Nghệ thuật và Địa lý...
Những cơng trình khoa học trên đã khảo cứu dưới các góc độ khác nhau những DSVH
vật thể và phi vật thể của các vùng miền và ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Qua đó,
giúp người đọc nhận diện và đánh giá tồn diện về bề dày và vốn quý của DSVH của dân
tộc; đồng thời, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả của DSVH trong tình hình mới.
Những đề tài, tài liệu có tính chất lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn
hoá dân tộc ở trên đã được chúng tôi lấy làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài. Trên
cơ sở đó, trong đề tài của chúng tơi đã:
- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động giáo dục bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh.
- Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho HS ở trường THPT DTNT
Tỉnh.

6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC” CHO HỌC SINH THPT DTNT TỈNH
2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, do nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự

phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách, ban hành các
văn bản pháp luật về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc.
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và
thẩm mỹ, các DSVH, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa,
danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu
quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát
huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Khai thác và phát triển
mọi sắc thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta”. [8, tr.111].
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII (7/1998), lần
đầu tiên Đảng đưa ra nghị quyết riêng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII đã thể hiện sự phát
triển về nhận thức và tư duy lý luận về văn hóa của Đảng. Tiếp đó, ngày 17-9-1998, Chính
phủ ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Tiếp đó, ngày 06/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển văn hóa
đến năm 2020. Chiến lược xác định: Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát
huy các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc
độc đáo của văn hố các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất
trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hố mới, đi đơi
với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn
hoá thế giới, làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại
[25, tr.16].
Kế thừa những quan điểm trước đây cùng với những yêu cầu của thời kỳ mới, Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030
là: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động
lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa”2.
Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” cần tiếp tục được đẩy

mạnh theo hướng đi vào thực chất, nhằm xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đời
sống văn hóa phong phú, góp phần hình thành và củng cố các giá trị văn hóa và con người
tốt đẹp. Các hoạt động nghệ thuật, như văn học, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật,
2

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 168

7


nhiếp ảnh,... cần được đẩy mạnh và có nhiều cơ chế khuyến khích để các văn nghệ sĩ phát
huy sức sáng tạo, cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, góp
phần xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Như vậy, có thể thấy, Đảng và Nhà nước nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị của cơng tác
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Theo quan điểm của Đảng, bản sắc dân tộc
là "hồn cốt" của dân tộc. Do vậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc góp phần
phát huy năng lực nội sinh của dân tộc, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đã chỉ ra phương hướng cơ
bản trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ mới. Đồng
thời, góp phần định hướng cho các đơn vị trên cả nước nói chung và các trường THPT nói
riêng thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phù hợp với điều
kiện thực tế của mình.
2.2. Thực trạng của hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc” ở trường THPT DTNT Tỉnh.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về “bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc”.
2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên3.
Để tìm hiểu về nhận thức của GV về vấn đề “Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hố dân tộc”, chúng tơi đã phát phiếu điều tra cho các giáo viên (PL1). Kết quả thu
được như sau:

Về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố dân
tộc có 58,7% giáo viên cho rằng quan trọng; 30,1% giáo viên lựa chọn rất quan trọng và
11,2% giáo viên lựa chọn mức độ bình thường. Như vậy, hầu hết các giáo viên (88,8%)
đều nhận thức đúng và đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong nhà trường.
Ít quan trọng.

Quan trọng.

Rất quan trọng.

Biểu đồ 2.1:
Nhận thức của GV về vai trò của hoạt động giáo dục
ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
trong nhà trường.

2.2.1.2. Nhận thức của học sinh
Để tìm hiểu về nhận thức của học sinh về bảo tồn và phát huy văn hố dân tộc, chúng
tơi đã phát phiểu hỏi cho HS (PL2). Kết quả thu được như sau:
Với câu hỏi về việc nêu hiểu biết của các em về hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy
văn hoá dân tộc trong trường học, có 53,6% HS có những hiểu biết tương đối chính xác và
3

Câu hỏi 1,2 PL1

8


đầy đủ về hoạt động này. Tuy nhiên một con số không nhỏ 43,4% các em chưa hiểu đầy
đủ về hoạt động này.

Có 45,1% HS đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc có vai
trị quan trọng; 15,7% HS đánh giá rất quan trọng; có 35% đánh giá mức độ ít quan trọng
và 4,2% các em cho rằng không quan trọng. Qua phỏng vấn các em HS cho rằng mục tiêu
khi đến trường học là học về kiến thức để vượt qua các kì thi là nhiệm vụ chính, do vậy
khơng chú trọng và cũng không đánh giá cao và chú trọng đến hoạt động đến hoạt động
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong nhà trường.
Như vậy, có thể nói về mặt nhận thức, hầu hết GV và HS về cơ bản đã nhận thức đúng
và đánh giá được vai trò của hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy
nhiên, ngày nay bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lược phát triển bền
vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân
tộc có vai trị quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước đó từ q khứ đến hiện
tại và tương lai vì vậy cần có những giải pháp để cung cấp, tuyên truyền và phổ biến để tất
cả tập thể GV và HS trong nhà trường đánh giá chính xác và hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt
động này.
50

45,1

45
40

35

35

30
25
20

15

10
5

5

4,2

0
Khơng quan trọng

Ít quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động giáo dục ý thức bảo tồn và
phát huy văn hoá dân tộc trong nhà trường THPT
2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
ở trường THPT DTNT Tỉnh.
2.2.2.1. Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc ở trường THPT DTNT Tỉnh
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng của hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường bằng phiếu điều tra khảo sát các giáo viên
nhà trường4.
Kết quả thu được: Có 27,4% GV thường xuyên thực hiện; 53,6% GV thỉnh thoảng thực
hiện; 12,7% hiếm khi thực hiện hoạt động giáo dục này và 6,3% GV không thực hiện hoạt
4

Câu hỏi 3 PL1.


9


động giáo dục này. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, hầu hết GVCN và các GV dạy các
bộ môn khoa học xã hội tần suất thực hiện hoạt động giáo dục này cao hơn ở những bộ
môn khác.
60
53,6
50

40
27,4

30
20
12,7
10

6,3

0
Không thực hiện

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên


Biểu đồ 2.3. Tần suất GV thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường
2.2.2.2. Thực trạng hình thức, biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc ở trường THPT DTNT Tỉnh.
Để tìm hiểu về các hình thức, biện pháp để thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn và
phát huy văn hoá dân tộc trong nhà trường trong những năm học trước, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát GV5 và HS6. Kết quả thu được:
Về phía GV: có 23,7% thực hiện lồng ghép trong giờ sinh hoạt lớp; 32,9% GV thực
hiện lồng ghép trong các môn học bản thân mình giảng dạy, ngồi ra có một số giáo viên
đã sử dụng các trang mạng xã hội để chuyển tải các nội dung về văn hoá dân tộc đến các
em HS (8,7%)... Như vậy có thể nói GV đã thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn và phát
huy văn hoá dân tộc cho HS qua các hình thức khác nhau nhưng chưa đồng bộ, có hệ thống.
Về phía HS: 54,6% thơng qua hoạt động của câu lạc bộ nghệ thuật trong nhà trường;
24,5% qua các môn học, 21,3% qua mạng xã hội và được tìm hiểu, được giáo dục về bảo
tồn và phát huy văn hoá dân tộc qua các giờ sinh hoạt lớp là 21%.
Như vậy, hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã được thực
hiện trong trường THPT ở các mức độ và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc thực hiện
chưa được đồng bộ và đa dạng để đưa đến hiệu quả cao.
2.2.2.3. Thực trạng về thái độ, hành vi học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Khi đánh giá về thái độ, hành vi học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục nhằm
mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, có 18,5% GV nhận xét HS khơng
hứng thú; 45,5% HS bình thường; 28,3% HS hào hứng tham gia, và có 7,7% HS chủ động,

5
6

PL1
PL2


10


tích cực và sáng tạo khi tham gia các hoạt động về giáo dục bản sắc văn hố dân tộc.
Có thể thấy đa số HS mới chỉ tham gia theo đúng quy định của nhà trường, trong khi
trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, đặc biệt là khi thế giới công nghệ đang phát triển, chúng
ta không chỉ tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại mà còn đòi hỏi thế hệ
trẻ- các chủ nhân tương lai của đất nước cần phải biết chủ động và sáng tạo trong việc giới
thiệu với bạn bè quốc tế những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Các giá trị
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt
Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân
tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
cho học sinh ở trường THPT DTNT, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Những
yếu tố này được nhìn nhận ở góc độ khác nhau, kết quả thể hiện trong bảng dưới đây:
2.3.1. Yếu tố khách quan
Qua nghiên cứu bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu với giáo viên, học sinh (PL1, PL2,
PL3), chúng tôi thu được kết quả về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến
vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở học sinh như sau:
Bảng 2.1. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc cho HS ở trường THPT
Giáo viên
Học sinh
STT
Yếu tố
Số lượng
%

Số lượng
%
1
Tác động của yếu tố xu thế thời đại.
16
32
67
28,3
2
Gia đình.
9
18
49
20,7
3
Nhà trường
10
20
62
26,1
4
Bạn bè
13
26
48
20,3
5
Ý kiến khác
2
4

11
4,6
6
Tổng
50
100
237
100
Từ những số liệu trên chúng tôi nhận thấy đa số ý kiến cho rằng: Xu thế của thời đại,
tác động của xã hội hiện đại ảnh hưởng lớn hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc ở trường THPT DTNT Tỉnh (GV: 32%; HS:28,3%). Cuộc sống luôn biến
đổi mỗi ngày, trong xu thế tồn cầu hố mọi nền văn hố, mọi dân tộc đều phải học cách
thích nghi để phù hợp với xu thế với thời đại.
Môi trường học tập, các hoạt động giáo dục của nhà trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh THPT, đặc biệt trong
môi trường trường THPT DTNT Tỉnh. Nhà trường được xem là cái nơi thứ hai sau gia
đình, có nhiệm vụ ni dưỡng, bảo ban, phát triển nhân cách của trẻ. Nếu như trẻ được
hình thành nhân cách từ trong gia đình thì nhà trường có cơng bồi đắp, dung dưỡng để nhân
cách, năng lực và phẩm chất của trẻ trở nên tốt đẹp, toàn diện để các học sinh sẽ trở thành
công dân tốt trong tương lai.

11


Yếu tố bạn bè cũng ảnh hưởng không nhỏ hiệu quả của vấn đề ý thức bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc trong trường THPT. Ở lứa tuổi này mối quan hệ bạn bè giữ
một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống của các em, các em khơng thể sống thiếu bạn
bè được. Chính vì vậy, các em chơi thân với nhau, chịu nhiều ảnh hưởng của nhau trong
học tập, trong các hoạt động cũng như trong các xu thế tác động của văn hố.
Sự tác động của GV trong q trình dạy học, mối quan hệ giao tiếp thầy trị có ảnh

hưởng lớn đến việc hiểu biết và cách thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của
học sinh THPT. Đây là điều cũng dễ hiểu bởi lẽ thầy cô giáo là người dạy, người làm mẫu,
luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Thầy cô trang bị cho học sinh nội dung kiến
thức và các kỹ năng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,
học sinh tiếp thu, lĩnh hội và rèn luyện dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ.
2.3.2. Các yếu tố chủ quan:
Qua nghiên cứu bằng phiếu hỏi cho HS (PL27), chúng tôi thu được kết quả về sự tác
động, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc
văn hoá dân tộc cho HS ở trường THPT như sau:
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của HS THPT
STT

Yếu tố

Số lượng

%

Hoạt động cá nhân
148
45.1
Sự phát triển của cơ thể đặc biệt của hệ thần kinh và vận động
67
20.4
Sự phát triển về tâm lý đặc biệt sự phát triển về nhận thức
110
33.5
Ý kiến khác
3

1
Tổng
237
100
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy yếu tố hoạt động cá nhân (45.1%) được học sinh đánh
giá là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hố dân tộc. Chính các hoạt động cá nhân đã giúp lĩnh hội được nội dung và phương thức
để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng như các phẩm chất tâm lý cần có để
làm chủ được các hành vi, hoạt động này. Hơn nữa, nếu cá nhân khơng tích cực hoạt động
thì những kiến thức, kỹ năng thầy cơ cung cấp sẽ không bao giờ trở thành kỹ năng của bản
thân các em.
Yếu tố sự phát triển tâm lý và sự phát triển về nhận thức (33.5%) đặc biệt sự phát triển
nhận thức cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc của các em học sinh THPT. Những cấu tạo tâm lý đã được hình thành là
điều kiện hình thành khả năng thực hiện các hoạt động của mỗi cá nhân. Những em có
năng lực nhận thức tốt thì khả năng hình thành và thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát
huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc nhanh hơn, tốt hơn và bền vững hơn so với các em có
năng lực nhận thức kém, chậm.
Sự phát triển của cơ thể đặc biệt của hệ thần kinh và vận động (20.4%) cũng ảnh hưởng
đến kỹ năng thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc
của học sinh THPT. Đặc biệt là hệ thần kinh và vận động, sự thuần thục của cấu trúc và
1
2
3
4
5

7

Phụ lục 2


12


hoạt động của hệ thần kinh, sự phát triển khả năng vận động là điều kiện vật chất để cá
nhân có thể tiếp nhận và thực hiện được những hành vi mới, thích ứng được với những
điều kiện sống và hoạt động mới. Những em có thể chất phát triển bình thường và khỏe
mạnh thường dễ hình thành cũng như rèn luyện kỹ năng thực hiện các hoạt động hơn những
em có thể chất yếu và chậm phát triển.
Như vậy, qua việc nghiên cứu thực trạng về hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc ở trường THPT DTNT Tỉnh, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- GV đã xác định được nhiệm vụ giáo dục văn hoá dân tộc cho HS nhà trường. GV đã
thực hiện hoạt động giáo dục này bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên các hoạt động
đang được đề ra và thực hiện theo cá nhân, chưa có tính đồng bộ, thống nhất.
- Hầu hết HS đang tham gia một cách thụ động, chưa thực sự hào hứng, chủ động, sáng
tạo và tích cực khi tham gia.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
cho học sinh THPT, cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng
nhiều nhất chính là tính tích cực hoạt động và giao tiếp của học sinh. Yếu tố khách quan
tác động, ảnh hưởng nhiều là hoàn cảnh, xu thế của thời đại, mối quan hệ bạn bè và tác
động, ảnh hưởng từ GV.

13


CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
CHO HS TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của hoạt động giáo dục bảo tồn và phát

huy bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh cùng với khảo sát
nhu cầu, mong muốn của HS về hoạt động này (PL2), chúng tôi đã đề xuất và thực hiện
một số giải pháp cụ thể.
3.1. Những nguyên tắc để xây dựng các giải pháp.
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục
Bất cứ một giải pháp nào thì cuối cùng cũng phải nhằm thực hiện cho được mục đích
giáo dục đề ra. Cụ thể đó là: Giáo dục ý thức, thái độ, cách ứng xử cho HS. Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất tốt, năng khiếu của học
sinh. Chia sẽ những áp lực, tư vấn cho học sinh các vấn đề trong học tập, hướng nghiệp,
tình bạn, tình yêu...
3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT.
Tâm lý luôn gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người, tâm lý có
thể bị biến đổi do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài chủ thể. Tuy nhiên, khơng phải tác
động nào cũng có thể làm thay đổi tâm lý, mà chỉ những tác động nào được chủ thể có thể
nhận thức, tiếp nhận và có nhu cầu tiếp nhận được nó thì mới có sự biến đổi về mặt tâm lý.
Đời sống tâm lý của HS THPT là khá phức tạp. Về mặt xã hội thì các em khơng cịn là
trẻ em nhưng cũng chưa phải là người trưởng thành thực sự, các cấu trúc tâm lý đang ở
giai đoạn phát triển hoàn thiện, tuy nhiên lại chưa đạt đến sự cân bằng. Chính vì vậy HS
lứa tuổi này thích độc lập và tự khẳng định mình nhưng suy nghĩ và hành động lại chưa có
sự chín chắn, vẫn mang yếu tố “nông nổi” của tuổi trẻ, cho nên dễ mắc những sai lầm khi
phải lựa chọn hay quyết định... Bất cứ một sự áp đặt nào từ phía người lớn đều có thể gây
ra những phản kháng, điều mà các em cần là sự chia sẻ, hợp tác và định hướng của người
lớn. Các giải pháp phải có khả năng biến đổi tâm lý, biến đổi nhận thức và hành vi HS.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi.
“Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”, khi xây dựng các giải pháp phải đảm bảo tiêu chí
quan trọng hàng đầu đó phải có khả năng vận dụng phù hợp vào thực tiễn. Tính khả thi của
các giải pháp thể hiện:
- Phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của công tác giáo dục.
- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường.
- Phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, đảm bảo tính vừa sức với HS.

- Phải có tính khái qt, linh hoạt để có thể dễ dàng vận dụng trong những điều kiện
hồn cảnh khác nhau.

14


3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục “bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc” cho học sinh ở trường THPT DTNT Tỉnh
3.2.1. Tích hợp giáo dục bản sắc văn hố dân tộc trong một số môn học
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018, Giáo dục cho HS truyền thống yêu nước,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một trong những mục tiêu về phẩm chất cần đạt của tất
cả các môn học. Do vậy, trong quá trình học tập, từ những nội dung khác nhau của mỗi
môn học, từ những thông tin phong phú đa dạng của các mơn học học sinh có thể hệ thống
và làm chủ được kiến thức và phát triển được toàn diện phẩm chất, năng lực của người học.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hố dân tộc trong chương trình giáo dục phổ
thơng 2018:
- Tích hợp giáo dục về chủ trương, chính sách đại đồn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn
hố dân tộc của Đảng và Nhà nước.
- Tích hợp giáo dục ý thức tự hào về bản sắc văn hố dân tộc, tơn trọng văn hoá của
các dân tộc anh em: nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng. Tính
thống nhất và tính đa dạng phản ánh sâu sắc mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc
(quốc gia) Việt Nam và sắc thái văn hóa các dân tộc (tộc người), văn hóa địa phương. Bản
sắc văn hóa kết tinh ở hệ giá trị văn hóa dân tộc (quốc gia), thấm sâu vào mọi hoạt động
vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán, sinh hoạt cá nhân, mang diện mạo, trí tuệ, tâm hồn,
phong cách của các dân tộc hay cộng đồng quốc gia - dân tộc và được tiếp nối, phát huy,
phát triển trong các thời kỳ lịch sử. Các dân tộc trên lãnh thổ nước ta dù tiếng nói, phong
tục, tập quán khác nhau, nhưng đều là những bộ phận của cộng đồng quốc gia - dân tộc
Việt Nam, cùng chung lưng đấu cật, đoàn kết đấu tranh chống thiên tai, địch họa để dựng

nước và giữ nước. Trên cơ sở “mẫu số chung” đó, những sắc thái văn hóa riêng biệt của
từng dân tộc được định hình, phát triển và bổ sung cho nhau, tạo nên tính thống nhất trong
đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
- Tích hợp giáo dục sự hiểu biết về các di sản văn hoá dân tộc: Di sản văn hóa Việt
Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua
một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho
tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản
văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân
ta. Di sản văn hố khơng chỉ là cội nguồn, là sức mạnh, là bệ đỡ tương lai của dân tộc, mà
còn là nguồn lực quý báu để các Việt Nam chúng ta khai thác phục vụ phát triển du lịch,
biến di sản thành tài sản nhằm góp phần làm giàu cho q hương, đất nước. Chính vì vậy,
bảo tồn và phát huy di sản văn hố dân tộc phải là nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung và
của ngành giáo dục nói riêng.
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Phân tích nội dung chương trình của môn học và cụ thể của từng bài học để
lựa chọn những bài học phù hợp với tích hợp nội dung văn hoá dân tộc.

15


Bước 2: Lựa chọn nội dung về bản sắc văn hố dân tộc phù hợp với tích hợp trong bài
học. Tránh tình trạng nội dung tích hợp trong mơn học quá rộng hoặc quá sâu so với trình
độ của HS dẫn đến việc khó hiểu và quá tải so với nhận thức chung của HS.
- Môn Ngữ Văn:
Khối
Tên bài
Nội dung tích hợp
10
Bình Ngơ Đại Cáo (Nguyễn Trãi)

- Tích hợp các địa danh, những chiến
thắng được đề cập đến trong tác phẩm.
10
Truyện về các vị thần sáng tạo HS kể 1 câu chuyện nói về quan niệm của
thế giới
dân gian về nguồn gốc của loài người,
dân tộc…mang nét đặc trưng riêng của
mỗi vùng, miền.
10
Múa rối nước- hiện đại soi bóng Nguồn gốc, đặc trưng của múa rối nước.
tiền nhân
Được xem là di sản văn hoá phi vật thể
quốc gia.
10
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn HS lựa chọn một nét văn hoá truyền
đề văn hoá truyền thống Việt Nam.
thống của dân tộc để làm nội dung báo
cáo.
Danh nhân văn hóa lịch sử Nguyễn Công
11
Bài ca ngất ngưởng
Trứ và đền thờ Nguyễn Cơng Trứ
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (giáo
11
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
viên lựa chọn)
Thực hành về các thể loại báo chí để giới
11
Chủ đề phong cách ngơn ngữ báo chí
thiệu di sản văn hóa địa phương

12
Tun ngơn độc lâp
Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác
12
Việt Bắc
Di tích lịch sử Điện Biên Phủ
Di tích lịch sử văn hóa cố đơ Huế, nhã
12
Ai đã đặt tên cho dịng sơng
nhạc cung đình Huế, sơng Hương
- Thực trạng và giải pháp trong việc giáo
dục thế hệ trẻ ý thức bảo tồn và phát huy
12
Nghị luận xã hội
di sản văn hóa dân tộc
- Vai trị của thế hệ đối với việc bảo tồn
di sản văn hóa dân tộc
Tiếng nói chữ viết của các dân tộc
12
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Việt Nam.
* Mơn Lịch sử:
Khối
Tên bài
Nội dung tích hợp
10
Khái niệm văn minh. Một số nền Đặc trưng văn minh của người Việt cổvăn minh phương Đơng thời kì cổ - những nét tương đồng và khác biệt của
trung đại.
văn minh người Việt cổ với văn minh
phương Đông.

10
Một số nền văn minh cổ trên đất Đặc trưng về đời sống tinh thần, đời sống

16


nước Việt Nam.

vật chất của các quốc gia cổ trên đất nước
Việt Nam, nét khác biệt về văn hoá của cư
dân Việt ở ba miền đất nước.
10
Đời sống vật chất và tinh thần của Đặc trưng văn hoá tinh hoá tinh thần, đời
các cộng đồng dân tộc Việt.
sống vật chất của các cộng đồng dân tộc
Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam.
10
Khối đại đồn kết dân tộc
Chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà
nước, sự đa dạng trong thống nhất của văn
hố dân tộc Việt Nam.
* Mơn Địa lý8:
Khối
Tên bài
Nội dung tích hợp
10
Bài 21: Các nguồn lực phát triển Tìm hiểu và nghiên cứu về các nguồn lực
kinh tế
phát triển kinh tế trên thế giới và ở Việt
Nam (nguồn lực bên trong, nguồn lực bên

ngoài).
10
Bài 24: Địa lý ngành nơng nghiệp GV sử dụng hình ảnh, bản đồ,
video…hướng dẫn HS tìm hiểu, nghiên
cứu về địa lý ngành nơng nghiệp ở
Việt Nam.
10
Bài 36: Địa lý ngành du lịch
Tìm hiểu về địa lý ngành du lịch; những
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố của hoạt động du lịch tại
Việt Nam.
Bước 3: Đề xuất và tiến hành xây dựng một số chủ đề cụ thể.
Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm.
3.2.1.3. Thiết kế chủ đề minh hoạ cụ thể9:
- Môn Lịch sử:
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM10
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Trình bày được cơ sở hình thành và nhận diện được những
thành tựu cơ bản của các nền văn minh cổ trên đất nước ta: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa,
Phù Nam
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Lập được sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và
tái hiện được một số hoạt động trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các nền văn
minh cổ.
Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú về tích
hợp nội dung giáo dục văn hố dân tộc trong một số môn học và hoạt động giáo dục,Hà Nội, 2022, tr.43
9
Giáo án minh hoạ tích hợp VHDT trong môn Văn - PL7

10
Giáo án Powpoint – PL6
8

17


- Năng lực lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ được trách nhiệm của bản
thân trong việc giữ gìn và phát huy những thành tựu của các nền văn minh cổ.
1.2 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc ôn tập bài ở nhà và chuẩn bị hoạt động
của giáo viên giao
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc tham gia hoạt động nhóm ở nhà và suốt
tiến trình cuộc thi tại lớp.
- Năng lực thẩm mĩ: Thơng qua làm các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên
- Năng lực ngơn ngữ: Thơng qua thuyết trình các sản phẩm và hùng biện theo chủ đề
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất
- Rèn luyện tính trung thực, nghiêm túc trong học tập.
- Giáo dục lịng u nước, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sgk, máy chiếu, bảng biểu
- Các sản phẩm học tập của học sinh.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết học này sẽ được tổ chức dưới hình thức một cuộc thi vì vậy sau khi học xong bài
10 giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi, lấy tên 3 nền văn minh cổ: Văn Lang- Âu Lạc,
Chăm Pa, Phù Nam, giao một số nhiệm vụ để học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
1. Hoạt động khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú
học bài mới.

Tổ chức thực hiện:
- GV mời đại diện 3 đội chơi thực hiện phần “chào hỏi”
- Đại diện 3 đội chơi trình bày phần giới thiệu về đội chơi của mình: tên đội chơi, đặc
điểm khái quát về đội.
- Sau khi 3 đội chơi kết thúc phần chào hỏi, Gv dẫn dắt vào phần nội dung chính.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 1. Tìm hiểu về cơ sở hình thành các nền văn minh
Mục tiêu: Thông qua tổ chức phần thi, gv rèn luyện cho các em một số năng lực tư duy
lịch sử và năng lực thẩm mĩ. Qua đó, hình thành cho hs những kiến thức cơ bản đã học về
cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước ta.
Tổ chức thực hiện:
- Gv tổ chức cho hs tham gia phần thi: Ai là hoạ sĩ
- Trong thời gian 5 phút, các đội chơi hoàn thành nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy bằng tranh
về cơ sở hình thành của các nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam.
- Các đội chơi thực hiện nhiệm vụ và cử đại diện thuyết trình trong 2 phút về sản phẩm
của đội mình.
- Đại diện các đội nhận xét về sản phẩm của đội bạn và cho điểm.
- Gv nhận xét và tổng kết kết quả phần chơi thứ nhất

18


- Dự kiến sản phẩm: Các đội chơi vẽ được sơ đồ tư duy gồm 3 nhánh thể hiện 3 nội
dung: điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội, yếu tố bên ngồi bằng hình ảnh với bố cục họp lí,
màu sắc và hình ảnh minh hoạ sinh động.
- Điểm tương ứng cho phần chơi: 10 điểm
- Rubic chấm điểm:
* Hoạt động 2: Các thành tựu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
- Nhiệm vụ 1: Phần thi: Ai nhanh hơn
a. Mục tiêu: Hình thành những kiến thức HS về các nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc,

Chăm-pa, Phù Nam.
b. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho các đội chơi: Gv chuẩn bị các mảnh thông tin về các nền văn
minh Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam. Thành viên các đội chơi lần lượt lựa chọn
thông tin đúng dán vào đúng các ô kiến thức tương ứng. Trong 3 phút đội nào dán được
nhiều thông tin đúng sẽ giành phần thắng.
- Các đội thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét, chốt ý.
- Điểm tương ứng cho phần chơi: đúng, đầy đủ 10 điểm Thiếu hoặc sai một thơng tin
thì bị trừ 0,5 điểm
Nội dung
Văn Lang – Âu Chăm-pa
Phù Nam
Lạc
Giống
- Hoạt động kinh tế: nông nghiệp lúa nước, dệt vải, làm đồ gốm
- Đời sống vật chất, tinh thần:
+ Nhà ở: Nhà sàn
+ Đi lại: chủ yếu bằng thuyền
+ Thức ăn: Cơm, rau, cá, thịt
+ Tổ chức các lễ hội
+ Trang phục: Phụ nữ thích đeo đồ trang sức
Khác Hoạt động - Chủ yếu nông - Buôn bán đường biển - Buôn bán đường
kinh tế
nghiệp trồng lúa khá phát triển
biển phát triển sớm
nước
- Xây đền tháp
- Chế tác đồ thủy tinh
- Đóng tàu.

Đời sống - Nghệ thuật đúc - Tháp Chăm
- Chơn cất người chết
vật chất, đồng đạt trình độ - Thánh địa Mĩ Sơn
bằng nhiều hình thức
tinh thần
cao.
- Nhiệm vụ 2: Thử tài giác quan
Gv trình chiếu video về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc,
Chăm-pa, Phù Nam, yêu cầu 3 đội chơi sau khi xem xong video sẽ điền vào phiếu học tập:
5 thành tựu em có thể cảm nhận bằng thị giác, 4 thành tựu em có thể cảm nhận bằng xúc
giác, 3 thành tựu em có thể cảm nhận bằng khứu giác, 2 âm thanh em có thể cảm nhận
bằng thính giác, 1 thành tựu em có thể cảm nhận bằng vị giác. Các thành tựu này không
được ghi trùng lặp. Trong thời gian nhanh nhất đội nào ghi được đủ, đúng theo yêu cầu sẽ

19


được 10 điểm, các đội khác sẽ nhận số điểm tương ứng với kết quả( sai hoặc thiếu 1 thành
tựu thì bị trừ 0,5 điểm)
- Các đội xem video và thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút.
- Gv tính số đáp án đúng của mỗi đội và công bố số điểm mà các đội đạt được.
- Dự kiến sản phẩm:
Các thành tựu có Các thành tựu Các thành tựu Các thành tựu Các thành tựu
thể nhìn thấy
có thể chạm
có thể ngửi
có thể nghe
có thể nếm
- nhà sàn
- nồi đất

- trầm hương
- trống đồng
- trầu
- mũ lông chim
- khung dệt
- bánh chưng
- kèn
- tháp chăm
- lưới đánh cá
- lúa chín
- múa…
- thuyền
- cà ràng
............
..........
............
............
Mục tiêu: Tái hiện được một số hoạt động trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân
các nền văn minh cổ trên đất nước ta.
Tổ chức thực hiện:
- Sau bài 10, GV giao nhiệm vụ cho các đội chơi chuẩn bị trước ở nhà: thực hiện làm trang
phục của cư dân các nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam. Ở tiết này các
đội trình diễn những bộ trang phục mình đã thực hiện, bao gồm trang phục nam, nữ bằng
các vật liệu có sẵn hoặc tái chế và biểu diễn mơ phỏng 1 hoạt động trong đời sống vật chất,
tinh thần.
- Các đội cử đại diện mặc trang phục và trình diễn.
- Đại diện các nhóm đánh giá, cho điểm phần thi của đội bạn.
- Dự kiến sản phẩm: các đội thực hiện được các bộ trang phục và mô phỏng hoạt động
trong đời sống vật chất – tinh thần đúng với đặc điểm của mỗi nền văn minh.
- Điểm tương ứng cho phần chơi: đúng đặc điểm, đảm bảo tính thẩm mĩ 10 điểm

- Rubic chấm điểm:
3. Hoạt động luyện tập
Mục tiêu:HS hệ thống được kiến thức của bài học, kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức
đã được học thông qua nội dung và cách trình bày bài hùng biện của nhóm: Xác định được
vai trị và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy thành tựu của các nền
văn minh cổ đại ở nước ta
Tổ chức thực hiện:
- Gv giao nhiệm vụ chuẩn bị bài hùng biện cho 3 đội chơi với các chủ đề:
1, Chia sẻ cảm xúc về các phong tục, tập quán trong ngày Tết Nguyên đán
2, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống.
3, Trình bày ý kiến của bản thân về nhận định: Thế hệ trẻ ngày nay đang ngày thờ ơ với
các giá trị truyền thống của dân tộc.
Các đội chơi bắt thăm chủ đề và chuẩn bị bài hùng biện trước.

20


×