Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

(Skkn 2023) phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài trường để giữ vững an ninh trường học tại trường thpt đô lương 3, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3

SÁNG KIẾN
Đề tài:
PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA TẬP THỂ CÁN BỘ,
GIÁO VIÊN, HỌC SINH, CÁC TỔ CHỨC TRONG VÀ NGOÀI
TRƯỜNG ĐỂ GIỮ VỮNG AN NINH TRƯỜNG HỌC
TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3, TỈNH NGHỆ AN

LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Tác giả:
Hồng Đình Tám - ĐT: 0827.383.388
Hồng Văn Tình - ĐT: 0367.223.115
Hồng Thị Thanh – ĐT: 0969.650.182

Tháng 4/2023


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Tính mới của đề tài
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm cơ bản.


1.2. Sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh trường học trong nhà trường
1.3. Ý nghĩa của sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học.
1.4. Văn bản chỉ đạo liên quan về công tác an ninh trường học
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tình hình an ninh trường học ở các trường trung học phổ thông trong
giai đoạn hiện nay.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giữ vững an ninh trường học
tại trường THPT Đô Lương 3.
2.3. Thực trạng về an ninh trường học tại trường THPT Đô Lương 3.
3. Các giải pháp giúp giữ vững an ninh trường học ở trường THPT Đô
Lương 3, tỉnh Nghệ An.
3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh
và phụ huynh về sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh trường học.
3.2. Xây dựng lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh
trường học.
3.3. Xây dựng kế hoạch an ninh trường học đảm bảo tính khoa học, khả thi.
3.4. Xây dựng phong trào tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia bảo
vệ an ninh trường học.
3.5. Xây dựng mạng lưới thông tin về an ninh trường học.
3.6. Làm tốt công tác phối hợp để đảm bảo an ninh trường học.
3.7. Tăng cường công tác thi đua trong nhà trường.
4. Thực nghiệm sư phạm
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận:
2. Ý nghĩa của đề tài.
3. Kiến nghị, đề xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

1
1
2
2
2
2
3
4
4
4
4
4
5
6
6
8
11
11
11
13
14
15
17
18
26
27
32
32
33
33

35


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Viết tắt
THPT

Nội dung
Trung học phổ thông

GV

Giáo viên

NV

Nhân viên

HS

Học sinh

ANTH

An ninh trường học

ATGT

An tồn giao thơng


CMHS

Cha mẹ học sinh

ĐVTN

Đồn viên thanh niên


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Đảm bảo an ninh trường là tiền đề để có một môi trường dạy học tốt, lành
mạnh, phụ huynh yên tâm gửi gắm con cái đến trường, là cơ sở để thầy và trò thực
hiện tốt nhiệm vụ dạy và học cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao….các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Chính vì vậy, an ninh trường
học là một bộ phận, một nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của
nhà trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển vượt bậc của xã hội về mọi mặt, nhất là sự bùng nổ cơng nghệ thơng tin nên
tình hình an ninh trường học có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc vi phạm
pháp luật xảy ra trong và ngoài nhà trường đối với học sinh THPT đang có chiều
hướng gia tăng. Tình trạng bạo lực học đường, nữ sinh đánh nhau do ghen tng,
mâu thuẫn tình cảm sau đó khoe chiến tích lên mạng xã hội hay những vụ trộm cắp,
vi phạm về pháo nổ, tung tin đồn nhảm lên mạng xã hội… Điều này đòi hỏi các
trường học phải có các giải pháp hữu hiệu để đảm bảo an ninh trật tự của đơn vị.
Ngày 20/08/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 46/2007BGDĐT quy định về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, quy định rõ về nội dung bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan đơn vị, hiệu
trưởng nhà trường và tổ chức thực hiện. Quyết định này cũng nêu rõ yêu cầu đây là
một nhiệm vụ thường xuyên của các trường học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ,
thường xuyên giữa chính quyền với các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong trường học,

giữa địa phương và gia đình người học. Chú trọng cơng tác giáo dục, tuyên truyền,
chủ động phòng ngừa kết hợp với đấu tranh, xử lý các trường hợp vi phạm quy định.
Nhấn mạnh về sự phối hợp liên ngành, chủ động phối hợp với địa phương, các tổ
chức đoàn thể và gia đình người học trong việc quản lý người học, phối hợp trong
công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực xung quanh
trường học và khu vực có học sinh, sinh viên ở ngoại trú. Định kì, chủ trì tổ chức
họp giao ban với công an địa phương và các cơ quan có liên quan để nắm tình hình
và biện pháp phối hợp quản lý người học.
Công tác đảm bảo an ninh trường học của Trường THPT Đô Lương 3 chúng
tôi trong những năm qua cơ bản thực hiện tốt, nhiều năm được công nhận là cơ sở
giáo dục đạt chuẩn “An toàn về anh ninh, trật tự”. Tuy nhiên, nhiều lúc vẫn không
tránh khỏi những hành vi vi phạm không đáng có của học sinh. Là những cán bộ
quản lý, giáo viên giảng dạy ở trường trung học phổ thông, qua nhiều năm được giao
nhiệm vụ bảo đảm an ninh trường học, có kinh nghiệm qua việc thực hiện giáo dục,
ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm đến an ninh trường học. Chúng tôi luôn trăn
trở về việc tạo ra một mơi trường giáo dục tồn diện, xây dựng trường học hạnh
phúc, học sinh thân thiện. Một nơi mà thầy cô và học sinh cảm thấy hạnh phúc khi
học tập, một nơi là điểm tựa mà phụ huynh tin tưởng và hạnh phúc khi gửi gắm con
em của mình vào học tập. Chúng tơi nhận thấy rằng, phải có sự phối hợp, sự vào
cuộc của tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, các tổ chức
trong và ngồi nhà trường thì thực hiện cơng tác an ninh trường học mới hiệu quả
1


và vững mạnh. Qua một thời gian nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn thực nghiệm và
viết sáng kiến “Phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ, giáo viên, học
sinh, các tổ chức trong và ngoài trường để giữ vững an ninh trường học ở trường
THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập

thể cán bộ, giáo viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài trường để giữ vững an
ninh trường học ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác an ninh trường học.
- Đánh giá thực trạng an ninh trường học hiện nay ở các trường học nói chung
và ở Trường THPT Đơ Lương 3 nói riêng.
- Đề xuất giải pháp các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể
cán bộ, giáo viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài trường để giữ vững an ninh
trường học ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ, giáo viên,
học sinh, các tổ chức trong và ngoài trường trong việc đảm bảo an ninh trường học
ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2021-2022.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phân tích, so sánh, hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm.
- Quan sát quá trình học tập và rèn luyện của học sinh trường THPT Đô Lương 3.
- Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà
trường đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học tại trường THPT Đô Lương 3.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức trong
và ngoài nhà trường đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học và các giải pháp đã
đề ra để bảo vệ an ninh trường học.
5.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Xây dựng phiếu hỏi, điều tra khảo sát về các giải pháp đã thực hiện để bảo vệ
an ninh trường học.

2


- Sử dụng facebook của đồn trường THPT Đơ Lương 3 để đăng tải các nội
dung liên quan đến an ninh trường học, các biện pháp của đề tài đã thực hiện để có
nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa trong việc hoàn thiện đề tài.
5.2.4. Phương pháp thống kê.
Thống kê số liệu thu thập được từ kết quả khảo sát để thấy rõ được hiệu quả
của các giải pháp có trong để tài, tình hình an ninh trường học trước và sau khi áp
dụng đề tài cũng như nhu cầu tham gia bảo vệ an ninh trường học của tập thể cán
bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường đối với
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học.
6. Tính mới của đề tài.
Xây dựng được mơ hình “Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các
lực lượng xã hội tham gia bảo vệ an ninh trường học” nên đã phát huy được sức
mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc đảm bảo
an ninh trường học.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm cơ bản
- An ninh trường học là trạng thái bình n trong khơng gian sinh hoạt của nhà
trường, học sinh, sinh viên không xảy ra các vi phạm nề nếp, nội quy học đường, vi
phạm trật tự an toàn xã hội…
- Bảo vệ an ninh trường học là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm
thất bại mọi hành vi vi phạm, xâm phạm tới an ninh trường học.
- Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm phạm thân

thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành
vi gây tổn hại về vật chất và tinh thần của người học.
1.2. Sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh trường học
Công tác đảm bảo an ninh trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
và xun suốt, góp phần xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất
lượng dạy và học. Trường học có nề nếp, kỷ cương thì giáo viên mới yên tâm dạy
học, học sinh mới yên tâm học hành từ đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao
chất lượng giáo dục.
Trong tình hình phức tạp về an ninh trật tự hiện nay, các yếu tố phức tạp từ bên
ngồi đã tác động và có nguy cơ xâm nhập vào trường học thì việc đảm bảo an ninh
trật tự phải luôn được chú trọng. Các trường học cần tăng cường phối hợp với chính
quyền, đoàn thể địa phương và gia đình học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng mất an
ninh trật tự trong và ngoài trường học. Thực hiện tốt các nội dung chính như tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho giáo viên, học sinh dưới nhiều hình thức, đảm bảo
trật tự an tồn giao thơng, phịng chống ma túy học đường…vv
Công tác đảm bảo an ninh trường học là một bộ phận của quá trình giáo dục ở
nhà trường, thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trường học ở trường THPT sẽ giúp:
- Tăng cường kỷ cương nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, ngăn
chặn các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
- Tạo không khí vui tươi, lành mạnh, bổ ích, góp phần phát triển thái độ tích
cực trong học tập và rèn luyện hằng ngày, có ý thức tham gia hoạt động và hồn
thành nhiệm vụ được giao.
- Giúp HS có tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, ý thức tự giác chấp hành kỷ
luật, rèn luyện những tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh, có ý thức trách nhiệm
đối với gia đình, nhà trường, xã hội.
- An ninh trường học được đảm bảo sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện của nhà trường.
1.3. Ý nghĩa của sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học.
4



Bất cứ một hoạt động giáo dục nào của nhà trường cũng đều phải có được sự
nghiêm túc, tập trung, chú ý đến từ học sinh. Để đảm bảo được điều đó thì an ninh,
nề nếp nhà trường phải được giữ vững, để làm được điều đó cần có sự vào cuộc của
tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường
tham gia bảo vệ an ninh trường học.
Như bác Hồ đã nói “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong”, câu nói này cho chúng ta thấy được sức mạnh to lớn và vai trò của tập
thể đối với bất cứ nhiệm vụ nào.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức nhà trường, gia đình, xã hội giúp cho sự
nhận thức và hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ
hợp, đồng tâm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách, đạo
đức, phẩm chất, năng lực của học sinh.
Công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp
học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện là một q trình lâu dài, liên tục,
diễn ra ở nhiều mơi trường khác nhau. Nhất là ở bậc học THPT, học sinh tiếp xúc
với một môi trường mới, bạn bè đến từ nhiều xã, mở rộng quan hệ ra nhiều nơi, tiếp
xúc với nhiều văn hóa mới. Vì vậy, việc giáo dục ln ln phải địi hỏi sự phối hợp,
kết hợp của nhiều tổ chức, lực lượng xã hội một cách tích cực, bài bản, chặt chẽ.
1.4. Văn bản chỉ đạo liên quan về công tác an ninh trường học
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.
- Chỉ thị 46 CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới;
- Nghị định 80/2017/NĐ – CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực
học đường.
- Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”.

- Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
- Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an
quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt
tiêu chuẩn "An tồn về an ninh, trật tự".
- Thơng tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Công an
quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt
tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự".
- Quyết định số 79/QĐ-UBND, ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về
việc việc thực hiện đăng ký khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp,
nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.
5


- Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và
đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 về việc ban hành Điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều
cấp học.
- Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường phối hợp nhà
trường, gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục trẻ em, học sinh sinh viên;
- Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 về việc tăng cường các giải pháp
đảm bảo an tồn trong các cơ sở giáo dục.
- Thơng tư 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT Hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng,
chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục.
- Kế hoạch số 520/KH-UBND ngày 26/8/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về
việc thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2019 – 2025.

- Kế hoạch số 2244/KH-SGD&ĐT ngày 28/10/2021 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về việc triển khai mơ hình “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục học sinh phổ thông” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2026.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Tình hình an ninh trường học ở các trường trung học phổ thông trong
giai đoạn hiện nay.
Từ khi triển khai Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của
Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp,
nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự", các nhà trường đăng ký xây
dựng nhà trường đạt chuẩn về an ninh trật tự và đề ra các biện pháp, mơ hình, phong
trào để đảm bảo an ninh trường học được vững mạnh. Nhiều nhà trường chú trọng
thành lập lực lượng để bảo vệ an ninh trường học như ban an ninh trường học, đội
nề nếp, đội cờ đỏ…. chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức về an ninh trật tự song
song với ban hành nội quy trường học, quy chế làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân
viên, để điều chỉnh hành vi của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đạt được
những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của
nhân dân ngày càng được nâng cao, cùng với đó là những vấn đề mới về an ninh
trường học. Điển hình đó là tình trạng phát ngơn, chia sẻ, phát tán thơng tin trên
khơng gian mạng, tình trạng bạo lực học đường, gây rối làm mất an ninh trường học
và đã có khơng ít trường hợp thương tâm xảy ra khi các em bế tắc đã quyên sinh;
tình trạng học sinh vi phạm trật tự an tồn giao thơng vẫn diễn ra phổ biến; tình trạng
học sinh bn bán, sử dụng trái phép ma túy, chất gây nghiện, pháo nổ vẫn xảy ra;
học sinh trộm cắp tài sản, cờ bạc, đánh bài qua mạng… Điều này làm mất an toàn,
an ninh trật tự trường học và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của các
6


nhà trường. Đây là vấn đề nóng, cần phải giải quyết để đảm bảo xây dựng trường
học an toàn, hạnh phúc.

Tình trạng sử dụng điện thoại di động trái với mục đích học tập diễn ra ở nhiều
nơi, nhiều em học sinh sử dụng điện thoại để đánh bài qua mạng, gạ gẫm, nhắn tin
gây xích mích, thậm chí còn lơi kéo người ngồi trường vào cuộc dẫn tới đánh nhau.
Vẫn biết rằng phải sử dụng điện thoại thông minh để phục vụ cho mục đích học tập,
nhưng nếu không kiểm sốt được mục đích sử dụng thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề hết
sức phức tạp.
Nhận thức về công tác an ninh trường học ở nhiều học sinh, nhiều tổ chức vẫn
còn hạn chế, thực dụng. Nhiều em còn cho rằng đến trường chỉ để học, một số thầy
cô chỉ để đi dạy, chỉ biết đến bản thân mình mà quên đi rằng sự ổn định của an ninh
trường học là điều kiện để bản thân mình phát triển hơn, thực hiện nhiệm vụ dạy học
tốt hơn. Nhiều người không nhận thức được rằng muốn được sống, học tập và rèn
luyện trong một môi trường kỷ cương, trật tự, an ninh đảm bảo thì phải thực hiện
nghĩa vụ của mình là phải tích cực tham gia bảo vệ an ninh trường học.
Ở nhiều nơi, công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội
cịn chưa thật sự được chú trọng. Các tổ chức độc lập, đơn lẻ trong công tác giáo dục
đạo đức, tư tưởng, lối sống cho học sinh dẫn đến chất lượng không cao. Thậm chí
có nhiều nơi cịn có tình trạng chồng chéo hoạt động giữa các tổ chức. Ví dụ: Ngày
chủ nhật đoàn trường tổ chức thi đấu thể dục thể thao, đồn xã có học sinh theo học
tổ chức sinh hoạt hằng tháng…
Gia đình một số học sinh chưa thật quan tâm, phối hợp trong việc giáo dục học
sinh chấp hành pháp luật, nội quy trường học. Một số phụ huynh đi làm ăn xa không
quan tâm được con cái, một số phụ huynh bất lực với con cái nên ở trường phó mặc
hết cho thầy cơ. Một số phụ huynh có hành vi chưa chuẩn mực như: đánh bài ăn tiền
trên mạng dẫn đến nợ nần, đi xe không đội mũ bảo hiểm, có những lời nói chưa đúng
mực …vv do vậy không nêu gương được cho con cái và gây ảnh hưởng đến tâm lý
của học sinh.
Tình hình an ninh trật tự ở ngoài xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công
tác an ninh trường học của các nhà trường. Nhất là tình trạng chấp hành an tồn giao
thơng ở khu vực nơng thơn, cha mẹ, chú bác, anh em, không đội mũ và đi xe không
an toàn nêu gương xấu cho học sinh, một số em theo tư tưởng đó và vi phạm. Tệ nạn

đánh bài qua mạng, đánh bài, nổ pháo vào các dịp lễ, tết cũng được học sinh nhiều
nơi học theo và đem vào trường học. Ở một số nơi, thậm chí học sinh còn bán hàng
dởm, lừa đảo theo các mối quen biết qua mạng xã hội và chỉ vỡ hụi khi đầu mối bị
phát hiện ra bán hàng không đảm bảo chất lượng.
Một số cá nhân cịn đăng tải, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội (Facebook,
Zalo…) các bài viết với nội dung không đúng với sự thật. Một số đối tượng cực đoan,
chống đối lợi dụng các vấn đề chính trị, dân tộc, tôn giáo để kích động phụ huynh, học
sinh tham gia các hoạt động gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, xuyên tạc
chống phá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động tôn giáo trái
7


phép vẫn còn diễn ra, như “Hội thánh đức chúa trời ” đã lôi kéo một số người dân tham
gia, trong đó có cả học sinh, buộc cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giữ vững an ninh trường học
tại trường THPT Đô Lương 3.
2.2.1. Thuận lợi:
Công tác an ninh trường học luôn được Chi ủy, Ban giám hiệu, các tổ chức
trong và ngoài nhà trường quan tâm và ra sức bảo vệ an ninh trường học.
Nhà trường lắp hệ thống camera giám sát, giúp cho ban an ninh trường học có
điều kiện quan sát rõ tình hình, diễn biến trong các hoạt động giáo dục của nhà
trường. Từ đó, xử lý nhanh các hành vi vi phạm, các tình huống bất ngờ xảy ra.
Sự phát triển của công nghệ 4.0 cùng với sự ra đời của nhiều thiết bị thông
minh, tốc độ của mạng xã hội, kinh tế của nhân dân phát triển giúp cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường thu thập và gửi thông
tin giúp ban an ninh trường học ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Các tổ chức như đồn trường, cơng an xã, đồn xã có học sinh theo học
thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau để nắm bắt tình hình
diễn biến tư tưởng cũng như tình hình học tập, sinh hoạt của học sinh ở địa phương
cư trú và ở trường.

Giáo viên chủ nhiệm tích cực, chủ động, quyết liệt trong việc phối hợp với ban
an ninh trường học, tổ tư vấn tâm lý học đường giáo dục, xử lý các hành vi vi phạm
nội quy trường học của học sinh.
Các hộ dân xung quanh trường đều có tinh thần hợp tác trong việc đảm bảo an
ninh trật tự khu vực trường đóng, đa số các hộ dân đều trang bị hệ thống camera
góp phần giám sát, răn đe học sinh không thực hiện các hành vi vi phạm trật tự an
toàn xã hội.
Lực lượng tham gia ban an ninh trường học, tổ tư vấn tâm lý học đường, đồn
trường đều là những thầy cơ giáo trẻ, nhiệt tình, có đủ kiến thức, kĩ năng, hăng say
với cơng việc được giao.
2.3.2. Khó khăn.
Dưới sự phát triển như vũ bão của công nghệ, nền kinh tế càng ngày càng phát
triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao đã đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng
đem lại nhiều khó khăn cho công tác an ninh trường học.
Sự phát triển của kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng phát triển kéo theo nhu
cầu hưởng thụ của người dân ngày càng tăng, trong đó có học sinh trường THPT Đơ
Lương 3. Điều đáng nói ở đây là nhu cầu hưởng thụ tiêu cực như sử dụng ma túy,
thuốc lá điện tử, thuốc lá, sử dụng internet một cách tiêu cực, bi a, game, các trò chơi
cá cược, sử dụng pháp nổ, pháo hoa nổ… mà chúng ta gọi là tệ nạn. Những tệ nạn
này có đơi lúc vẫn len lỏi vào môi trường học đường và gây ảnh hưởng rất lớn đối
với công tác an ninh trường học.
8


Nhiều học sinh rất tinh vi trong việc sử dụng các vật cấm đưa tới trường, có
nhiều nhóm học sinh còn tổ chức cảnh giới khi thực hiện những hành vi như hút
thuốc lá ở nhà vệ sinh, mua quà vặt đến trường, … khi phát hiện thầy cơ thì thơng
báo, báo động cho nhóm bạn rời khỏi khu vực đó một cách nhanh chóng. Mặc dù
tình trạng này rất hiếm, nhưng nếu không giải quyết triệt để và nhanh chóng thì sớm
muộn cũng gây mất an ninh trường học.

Nằm trên địa bàn có cơng ty may Minh Anh thu hút hơn 5000 công nhân đã
giúp cho hộ dân chuyển từ trồng trọt sang làm công nhân với mức lương cao, kinh
tế đảm bảo. Tuy nhiên, việc tăng ca nhiều, có gia đình cả bố mẹ làm việc đến tận 21
giờ đêm, khơng có thời gian chăm sóc, phối hợp dạy dỗ con em mình. Nhiều em học
sinh khi được yêu cầu mời bố mẹ đến làm việc thì thấy được hoàn cảnh rất thương,
bố mẹ đi làm ăn xa, hoặc đi cơng ty khơng có thời gian, nhờ phụ huynh là ông bà,
chú bác đến làm việc với nhà trường thì lại khơng hiệu quả được như bố mẹ. Việc
thiếu sự quan tâm, giáo dục, phối hợp từ gia đình cũng là một trong những khó khăn
gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh trường học.
Một bộ phận phụ huynh, học sinh cho rằng, nếu như tố giác hành vi vi phạm
của học sinh thì dẫn tới việc học sinh bị hạ hạnh kiểm, bị phạt, bị mời phụ huynh
đến làm việc… mà chưa nhận thức được rõ xử lý vi phạm cũng là biểu hiện của giáo
dục để giúp đỡ học sinh đó tiến bộ.
Nhiều bố mẹ với suy nghĩ đơn giản là cho con đi xe máy đi mua đồ ở tạp hóa,
ở chợ hoặc đi đến địa điểm cách nhà có một đoạn khơng đội mũ bảo hiểm chắc là
khơng sao, con mình đi cẩn thận có một đoạn thì chẳng vấn đề gì… Vấn đề này gây
ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục học sinh chấp hành pháp luật về an tồn giao
thơng của nhà trường.
Mặc dù giáo dục về việc cấm sử dụng pháo nổ, pháo hoa nổ được nhà trường
chú trọng nhưng với sự phát triển của kinh tế và nhận thức hạn chế của người dân.
Pháo nổ, pháo hoa nổ vẫn ran trời vào mỗi dịp tết. Lứa tuổi còn chưa phát triển về
nhận thức như học sinh dễ bị lơi kéo sử dụng hoặc tị mị rồi lấy của bố mẹ, anh chị
để sử dụng, mua bán.
Dưới sự tác động của đồng tiền và cơ hội lớn về việc làm trong giai đoạn hiện
nay, một số học sinh thấy cái lợi trước mắt về việc học xong sẽ đi xuất khẩu lao
động, du học hoặc đi làm ở các cơng ty có nạp bảo hiểm… từ đó sao nhãng việc học
hành với suy nghĩ học vừa vừa, lấy bằng tốt nghiệp là được. Việc thờ ơ, chưa nhận
thức rõ về tầm quan trọng của việc học khiến cho công tác giáo dục gặp nhiều khó
khăn. Nhất là vấn đề các em đến trường khơng học thì sẽ thực hiện những hành vi
làm ảnh hưởng các học sinh khác làm cho nề nếp học tập đi xuống.

Các thành viên thực hiện nhiệm vụ của nhà trường là giáo viên, học sinh đều
kiêm nhiệm, nhiệm vụ chính là dạy và học. Chính vì vậy, đơi lúc cịn gặp nhiều khó
khăn trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ an ninh trường học.
2.3. Thực trạng về an ninh trường học tại trường THPT Đô Lương 3.

9


Trường THPT Đô Lương 3 được thành lập năm 1978, trường đóng trên địa bàn
xóm 1, xã Quang Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Trải qua hơn 44 năm xây
dựng trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2020.
Năm học 2021-2022 trường có 91 CB, GV, NV (trong đó có 04 cán bộ quản lí
và 06 nhân viên); có 38 lớp (khối 10 có 13 lớp, khối 11 có 13 lớp và khối 12 có 12
lớp) với 1597 học sinh. Năm học 2022-2023 trường có 94 CB, GV, NV (trong đó có
04 cán bộ quản lí và 06 nhân viên); có 39 lớp (mỗi khối có 13 lớp) với 1631 học
sinh. Công tác an ninh trường học có một số đặc điểm sau:
2.2.1. Về việc chấp hành nội quy nhà trường.
Từ nhiều năm trở lại đây, việc chấp hành nội quy nhà trường của cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh nhà trường được thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, với
tâm lý của lứa tuổi học trị, đơi lúc vẫn xảy ra các hành vi vi phạm nội quy nhà trường
như ăn quà vặt, nói xấu nhau dẫn đến xô sát, vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên bàn ghế, lên
tường, đi học muộn, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,… vẫn diễn ra
và gây ảnh hưởng đến nề nếp, đến kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2.2.2. Về việc chấp hành pháp luật
Tập thể trường THPT Đô Lương 3 luôn được chính quyền các cấp, nhân dân
trên địa bàn, hội cha mẹ học sinh đánh giá cao về việc chấp hành pháp luật nhà nước,
quy định của địa phương. Tuy vậy, hàng năm vẫn xảy ra các vụ bạo lực học đường
như chửi bới, đe dọa nhau trên không gian mạng, các vụ xích mích dẫn đến xô xát
vẫn xảy ra, trong đó có những vụ việc cơng an phải vào cuộc điều tra xử lý, cụ thể:
năm học 2019-2020 có 01 đánh nhau và công an đã xử phạt hành chính đối với 03

học sinh1, năm học 2020-2021 có 01 vụ đánh nhau và công an đã xử phạt hành chính
đối với 05 học sinh2.
Đặc biệt, năm học 2020-2021 do thực hiện không tốt công tác phổ biến giáo dục
pháp luật nên đã có 02 vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh của nhà trường:
vụ việc 02 học sinh tàng trữ pháo nổ bị công an phát hiện và xử lí và vụ việc lừa đảo
chiếm đoạt tài sản của 03 học sinh trong đó có 01 học sinh Trường THPT Đô Lương 3
và 02 học sinh Trường THPT Duy Tân3. Do vậy năm học 2020-2021 Trường THPT
Đô Lương 3 không được công nhận đạt chuẩn “An toàn về ninh, trật tự”4.
2.2.3. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong quá trình giáo dục học sinh.
Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học, nhất là công tác giáo dục đạo
đức, tư tưởng, lối sống cho học sinh. Những năm gần đây, chi ủy, ban giám hiệu nhà
trường chỉ đạo các tổ chức xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị phối hợp giữa các
tổ chức trong nhà trường, chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các tổ chức
ngoài nhà trường để giữ vững an ninh trường học.

Thông báo về việc xử phạt vi phạm hành chính, số 33/TB ngày 12/6/2020 của công an xã Quang Sơn.
Thông báo việc học sinh vi phạm pháp luật, số 49 TB/CAX ngày 02/11/2020 của công an xã Thái Sơn.
3 Báo cáo tổng kết công tác an ninh trường học năm 2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An.
4
Quyết định về việc công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về ninh, trật tự” năm 2021 của UBND huyện
Đô Lương.
1
2

10


Mặc dù quan tâm, chỉ đạo sát sao từ chi ủy, ban giám hiệu và hoạt động rất tích
cực của các tổ chức. Tuy nhiên, công tác phối hợp của các tổ chức vẫn cịn hạn chế
nhất định. Trong đó có sự bất cập về thời gian của giáo viên nhà trường, vừa giảng

dạy vừa kiêm nhiệm một số nhiệm vụ. Nếu như sự việc ngày hôm nay chưa giải
quyết xong, ngày mai chồng chéo lịch thì rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm. Một
số tổ chức còn phối hợp một cách thụ động, tinh thần phối hợp chưa cao, chưa có
biện pháp, mơ hình, cách làm đúng đắn.
Công tác tuyên truyền về sự phối hợp và phối hợp giáo dục giữa các tổ chức
trong những năm trước đây không thật sự hiệu quả. Nhiều em học sinh chưa hiểu rõ
các nội dung trong công tác phối hợp giữa các tổ chức, khơng biết phối hợp làm gì,
làm như thế nào nên xảy ra tình trạng vi phạm rồi mới vỡ lẽ ra (em không biết, nếu
biết em đã không làm, lẽ ra phải nhắc em trước chứ…) nên chưa có ý thức điều chỉnh
hành vi của mình.
2.2.4. Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Hạnh kiểm
TT

Năm học

Sĩ số

Tốt

Khá

Yếu

Trung bình

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

2019-2020

1440

1197

83.13%

196

13.61%

44

3.06%


3

0.21%

2

2020-2021

1549

1277

82.44%

228

14.72%

42

2.71%

2

0.13%

Như vậy, năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 đều có học sinh vi phạm
bị xử lý kỷ luật, và sau khi bị kỷ luật có những học sinh đã rèn lụn khơng tốt,
khơng có sự tiến bộ vượt bậc nên khơng được xóa kỷ luật và bị xếp hạnh kiểm loại
yếu, phải rèn luyện trong hè.

3. Các giải pháp giúp giữ vững an ninh trường học ở trường THPT Đô
Lương 3, tỉnh Nghệ An.
3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và
phụ huynh về sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh trường học.
* Mục đích:
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ
huynh hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi được dạy học và gửi gắm con
cái của mình vào một ngơi trường an tồn, thân thiện, hạnh phúc. Từ đó, ra sức tham
gia, phối hợp tích cực trong việc đảm bảo an ninh trường học.
* Tổ chức thực hiện:
Xác định rằng, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường là đội
ngũ quan trọng nhất trong việc đảm bảo an ninh trường học. Chi ủy, Ban giám hiệu
tổ chức quán triệt, tuyên truyền về tầm quan trọng của an ninh trường học trong các
cuộc họp, hội nghị, các giờ sinh hoạt, chào cờ, lồng ghép trong các hoạt động ngoài
11


giờ lên lớp để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhận thức rõ và thực hiện tốt
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ an ninh trường học.

Một số hình ảnh về công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ANTH
Thường xuyên cập nhật thông tin, quán triệt các quan điểm, đường lối, nghị
quyết của Đảng và các cấp chính quyền. Họp định kỳ vào đầu tháng để đề ra chủ
trương cụ thể, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện, đặc biệt
là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho cán bộ giáo viên, đồn viên
thanh niên. Phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên trong các hoạt động của nhà trường
như: Phân công các đảng viên phụ trách các khối lớp hoặc các khối lớp còn yếu kém
nhằm tăng cường kiểm tra đánh giá, đôn đốc.
Theo dõi kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sửa chữa những tư tưởng lệch lạc sai lệch
về pháp luật thơng qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ … nhân

dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn (ngày 11/9; 22/12; 3/2; 26/3 ngày 19/5 vv…).

12


Trong các buổi họp phụ huynh hoặc các cuộc họp, giao ban với các tổ chức
chính quyền địa phương, Chi ủy, Ban giám hiệu cử cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến
làm rõ vai trò của hội, các tổ chức về việc giữ vững an ninh trường học.
Đối với một số phụ huynh học sinh chưa có tinh thần phối hợp với nhà trường
trong việc đảm bảo an ninh trường học, ban an ninh trường học phối hợp với giáo
viên chủ nhiệm mời phụ huynh học sinh đến trường hoặc đến tận nhà (Đối với phụ
huynh gặp khó khăn về đi lại hoặc thời gian) để tuyên truyền, làm rõ trách nhiệm và
quyền lợi của việc phối hợp giáo dục học sinh để giúp học sinh học tập và rèn luyện
tốt hơn.
* Kết quả đạt được.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, các tổ chức trong và
ngoài nhà trường đều ý thức được trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình đối với
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học.
Nhiều phụ huynh học sinh còn tích cực tuyên truyền về một số giải pháp mà
nhà trường cần tới sự hỗ trợ của nhân dân trên địa bàn. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ
chức trên địa bàn dù khơng có con em theo học nhưng vẫn tích cực tham gia phát
hiện, tố giác học sinh có dấu hiệu vi phạm, giúp nhà trường ngăn chặn, điều chỉnh
kịp thời những hành vi vi phạm đó.
Chính quyền địa phương các xã có học sinh trường THPT Đơ Lương 3 theo
học tạo điều kiện thuận lợi để công an xã, đoàn thanh niên phối hợp với nhà trường
một cách tích cực, hiệu quả. Phối hợp phát hiện, xử lý ngay từ khi có ý định hoặc
ngay lúc bắt đầu vi phạm.
Nhiều phụ huynh đề xuất những biện pháp giúp nhà trường xử lý nhanh các
hiện tượng, các hành vi vi phạm một cách kịp thời.
Tất cả học sinh đều có ý thức tham gia bảo vệ an ninh trường học, tố giác các

hành vi vi phạm làm cho thế trận an ninh trường học vững chắc đến từng tổ nhóm ở
các lớp.
3.2. Xây dựng lực lượng nịng cốt thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh
trường học.
* Mục đích:
Xây dựng lực lượng nịng cốt với tên gọi “Ban an ninh trường học” để làm nòng
cốt cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà
trường tham gia bảo vệ an ninh trường học.
Xây dựng lực lượng chủ chốt, nòng cốt để có kế hoạch thường xun phịng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý mọi hành vi vi phạm an ninh nề nếp học đường.
* Nội dung và tổ chức thực hiện:
Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường lựa chọn những giáo viên có đủ phẩm chất
đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, uy tín, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học để thành lập Ban an ninh trường học.
13


Ban an ninh trường học cắt cử ban viên trực ban theo lịch, thu thập, nắm bắt,
xử lý thông tin vi phạm từ cán bộ, giáo viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài
nhà trường gửi về.
Ban an ninh trường học có nhiệm vụ thường xuyên trực, giám sát tình hình nề
nếp, an ninh trường học và giải quyết nhanh những hành vi gây ảnh hưởng đến nề
nếp, an ninh trường học. Bảo đảm cho quá trình dạy học diễn ra nghiêm túc, đạt hiệu
quả cao.
* Kết quả đạt được:
Nhà trường đã thành lập Ban an ninh trường học với những thành viên có đủ
phẩm chất đạo đức, phẩm chất năng lực, có uy tín và được đồng nghiệp, học sinh,
phụ huynh tin tưởng trong suốt thời gian dài làm việc vừa qua.

Xây dựng lực lượng nòng cốt đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực

Ban an ninh trường học ln là nịng cốt cho tập thể nhà trường, các tổ chức
trong và ngoài nhà trường tham gia bảo vệ an ninh trường học. Trong những năm
học vừa qua, Ban an ninh trường THPT Đô Lương 3 luôn được đánh giá cao về khả
năng thu thập, xử lý thơng tin, đề ra các biện pháp ứng phó kịp thời, nhanh chóng
giải quyết các hành vi ảnh hưởng đến nề nếp, an ninh trường học..
3.3. Xây dựng kế hoạch an ninh trường học đảm bảo tính khoa học, khả thi.
* Mục đích:
Xây dựng kế hoạch hoạt động an ninh trường học có lộ trình, tính khoa học, có
tính khả thi để đạt được mục tiêu đề ra.
Xây dựng kế hoạch để tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các tổ
chức trong, ngoài nhà trường biết, phối hợp với nhau trong các hoạt động để đạt
được kết quả cao hơn trong công tác an ninh trường học.
14


Các ban viên của ban ANTH nắm rõ được kế hoạch hoạt động, từ đó chủ động
trong việc sắp xếp công việc để thực hiện nhiệm vụ chung.
* Nội dung và tổ chức thực hiện:
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo hoạt động chung của Chi ủy, Ban giám hiệu nhà
trường, Ban an ninh trường học xây dựng kế hoạch có tầm nhìn chiến lược lâu dài
cho cả năm học, từng kì học, tháng học, tuần học cụ thể, nội dung cần gắn với mục
tiêu đã xác định.
Xây dựng kế hoạch hoạt động cần phải có các tiêu chí như nội dung, thời gian
và thời hạn, hoàn thành, thành phần tham gia, người chịu trách nhiệm, chi phí của
hoạt động, địa điểm, hình thức, yêu cầu cần đạt, ghi chú, qua đó thể hiện tính khoa
học của kế hoạch (Xem phụ lục).
Tiến hành họp Ban an ninh trường học, mời đại diện của Ban giám hiệu, thường
vụ đoàn trường và ban chấp hành cơng đồn, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng
tham gia dự họp để thảo luận, đóng góp ý kiến, xây dựng dự thảo kế hoạch cho phù
hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo cho an ninh trường học được giữ vững.

Ban an ninh trường học dự thảo kế hoạch hoạt động năm học, chỉnh sửa, thống
nhất kế hoạch, trình lên Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường xem xét, hỗ trợ Ban an
ninh trường học thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Ban an ninh trường học bám sát vào kế hoạch đã xây dựng, giám sát quá trình
thực hiện kế hoạch để xem trong quá trình thực hiện, các ban viên có vướng mắc,
gặp khó khăn hay cần hỗ trợ gì khơng để kịp thời hỗ trợ và đảm bảo hiệu quả các
hoạt động, ghi chép lại các bất cập, những tình huống bất thường xảy ra để có thể
điều chỉnh kế hoạch ngay lập tức và rút kinh nghiệm trong những năm tiếp theo.
Cuối kì học, năm học, Ban an ninh trường học mời đại diện các tổ chức trong
và ngoài nhà trường tổ chức họp để đánh giá lại kết quả thực hiện kế hoạch hoạt
động đã đề ra. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó giúp ban an ninh trường học đánh
giá được những kết quả đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đến
thành công hoặc tồn tại, hạn chế để rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác
xây dựng và thực hiện kế hoạch trong những năm tiếp theo.
* Kết quả đạt được:
Mọi thành viên trong Ban an ninh trường học, các tổ chức trong và ngoài nhà
trường phối hợp, thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả theo kế hoạch đề ra.
Do có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng ngày, vì vậy hoạt động của các
thành viên ban an ninh trường học khơng có sự chồng chéo. Các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nhà trường nắm rõ kế hoạch trực ban để chỉ đạo hoặc gửi thông tin
về đúng người trực ban tại thời điểm được phân công nên mọi thông tin được xác
minh và xử lý vi phạm một cách kịp thời, nhanh chóng.
Thành viên ban an ninh trường học, các tổ chức nắm rõ được nhiệm vụ của
mình trong các hoạt động của nhà trường nên chủ động sắp xếp, bàn giao các công
việc khác để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trường học. Chính vì vậy, trong
15


các năm học vừa qua, an ninh nề nếp trong các hoạt động của nhà trường luôn được
giữ vững, tạo tiền đề cho việc thực hiện các hoạt động hiệu quả hơn.

3.4. Xây dựng phong trào tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia bảo
vệ an ninh trường học.
* Mục tiêu:
Huy động sức mạnh, tiềm lực của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia
bảo vệ an ninh trường học.
Đáp ứng nhu cầu, tạo mọi điều kiện để khiến mỗi cá nhân của nhà trường đều
trở thành một thành viên của ban an ninh trường học, khiến cho thế trận an ninh
trường học vững mạnh, lan rộng đến tận từng tổ, nhóm lớp.
Thu thập thơng tin một cách nhanh chóng về mọi vụ việc bất thường về an ninh,
nề nếp xảy ra trong nhà trường.
* Nội dung và tổ chức thực hiện:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Học tập,
làm theo lời Bác, chi ủy, ban giám hiệu luôn trăn trở và tìm mọi cách để phát huy
được sức mạnh của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng lời kêu gọi và các nội dung của phong trào tập
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia bảo vệ an ninh trường học. (Xem
phụ lục)

Hình ảnh phát biểu, kêu gọi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh,
Các tở chức trong và ngồi trường tham gia bảo vệ an ninh trường học
Tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo để thống nhất nội dung kế hoạch, phân công nhiệm
vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo, tiến hành triển khai kịp thời đến cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh qua các buổi họp hội đồng giáo dục, họp tổ, họp lớp.

16


Chỉ đạo Ban an ninh trường học, Đoàn trường xây dựng hệ thông tiếp nhận
thông tin phản ánh gồm “Đường dây nóng”, “Hịm thư góp ý”, “Hộp thư điện tử”.
Trước lúc triển khai phát động tại các đoàn thể, tổ, nhóm chun mơn, cho từng

lớp, Ban ANTH và Đồn trường báo cáo với Chi ủy, Ban giám hiệu về chủ trương,
biện pháp và các bước tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch để thống nhất trong quá
trình tổ chức phát động, sau đó triển khai cho tổ trưởng, nhóm trưởng, cán bộ chủ
chốt các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng các lớp thực hiện.
Thông qua các buổi sinh hoạt, qua trang facebook của đoàn trường để tuyên
truyền về các chủ trương, biện pháp, nội dung bảo vệ an ninh trường học
Ban ANTH, Đồn trường, Cơng đồn xây dựng kế hoạch hoạt động, phối hợp
với thành viên ban chỉ đạo để phong trào đạt hiệu quả cao.
Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường
phát hiện, tố giác, bỏ phiếu kín những tập thể, cá nhân có những biểu hiện vi phạm.
Tiến hành xử lý theo nội quy của nhà trường. Đối với những tập thể, cá nhân vi phạm
nhiều lần phải tổ chức họp hội đồng kỉ luật để kỉ luật răn đe. Đối với các hành vi liên
quan đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh trong
khu vực thì phối hợp với lực lượng công an xã Quang Sơn để xử lý.
Sơ kết, bổ cứu kịp thời những vấn đề chưa phù hợp để rút kinh nghiệm cho các
năm học tiếp theo.
* Kết quả đạt được:
Từ lời kêu gọi của nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trọng
toàn trường đều hiểu rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi được
học tập trong một mơi trường có kỉ cương, nề nếp, hạnh phúc.
Mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường đều tham gia vào cơng tác đảm bảo an
ninh trường học. Từ đó tạo thành một phong trào mạnh mẽ, phát hiện, tuyên truyền,
tố giác để đẩy lùi mọi hành vi vi phạm an ninh trường học, tạo nên ngôi trường hạnh
phúc, môi trường học tập tốt hơn.
Ban an ninh trường học thu thập được rất nhiều thơng tin một cách nhanh
chóng, nhiều vụ việc, sự việc được ngăn chặn kịp thời ngay từ khi mới có ý định
thực hiện hành vi vi phạm.
3.5. Xây dựng mạng lưới thông tin về an ninh trường học.
* Mục tiêu:
Xây dựng mạng lưới thông tin về an ninh trường học để thu thập, nắm bắt các

hành vi vi phạm một cách nhanh chóng. Từ đó, tạo tiền đề cho việc xử lý vi phạm
một cách nhanh chóng nhất, khơng để tình trạng vi phạm tái diễn.
Tạo điều kiện, điểm tựa để cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường tham gia
bảo vệ an ninh trường học một cách kịp thời, nhanh chóng.
* Nội dung và tổ chức thực hiện:
17


Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trường học, nếu khơng có
thơng tin tố giác, góp ý của giáo viên, học sinh, phụ huynh và các tổ chức trong và
ngồi nhà trường thì Ban an ninh trường học khó có thể hồn thành tốt nhiệm vụ
của mình. Điều đó cho thấy mạng lưới thơng tin về an ninh trường học là cực kì
quan trọng.
Ban an ninh trường học xây dựng số điện thoại đường dây nóng, zalo, facebook
của các thành viên ban an ninh trường học và cơng khai dán ở phịng trực bảo vệ
trước cổng trường; xây dựng hịm thư góp ý, tố giác ở một số dãy nhà, phòng học để
tiếp nhận đơn thư góp ý, tố giác.
Sau khi tiếp nhận thơng tin góp ý, tố giác Ban an ninh trường học tổ chức xác
minh thông tin và xử lý vi phạm với phương châm tụt đối khơng cung cấp thơng
tin của người góp ý, tố giác (Nếu như khơng có sự đồng ý của người góp ý, tố giác).
* Kết quả đạt được:
Hàng trăm lượt góp ý, tố giác qua mạng lưới thơng tin an ninh trường học đã
giúp cho Ban an ninh trường học thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng.
Nhờ đó, nhiều vụ việc được ngăn chặn một cách kịp thời, tránh được những hậu quả
đáng tiếc xảy ra.
3.6. Làm tốt công tác phối hợp để đảm bảo an ninh trường học.
3.6.1. Phối hợp với lực lượng cơng an các xã có học sinh theo học.
* Mục tiêu:
Để kịp thời nắm bắt và trao đổi thông tin về tình hình chấp hành trật tự an
tồn xã hội của học sinh giữa nhà trường với lực lượng công an các xã có học sinh

theo học.
Phối hợp giáo dục, xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn xã hội, phối hợp giám
sát các hành vi của học sinh từ địa phương cư trú đến tận trường học.
* Nội dung và tổ chức thực hiện:
Căn cứ thông tư liên tịch số 06/TTLT-BCA-BGD&ĐT của liên Bộ Công an,
Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 28/8/2015 hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội
phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Ban an ninh trường học thảo
luận, đề ra quy chế phối hợp với cơng an các xã có học sinh theo học và trình, xin ý
kiến chỉ đạo của Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức hội nghị phối hợp
giữa công an xã các xã có học sinh theo học và ban an ninh trường học.
Ban an ninh trường học chủ trì, phối hợp với cơng an các xã có học sinh theo
học để thảo luận, hoàn thiện nội dung quy chế phối hợp và ký quy chế phối hợp với
công an các xã.
Thứ nhất: Phối hợp về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
- Ban an ninh trường THPT Đô Lương 3 và cơng an các xã có trách nhiệm phối
hợp chặt chẽ với nhau chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường
18


lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; các quy định của ngành; đặc biệt
là các quy định của pháp luật liên quan đến an ninh trường học, phòng chống tội
phạm, phòng chống ma túy - tệ nạn xã hội, luật an tồn giao thơng, luật an ninh mạng
đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường,
- Tổ chức tuyên truyền và triển khai cho CB, GV, NV, HS ký cam kết về xây
dựng “Trường học an toàn về an ninh, trật tự”. Cụ thể, tuyên truyền - ký cam kết
thực hiện nội quy, đảm bảo ATGT đầu năm học; tuyên truyền – ký cam kết phòng
chống pháo, cháy nổ dịp Tết nguyên đán; tuyên truyền – ký cam kết xây dựng trường
học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước dịp vào hè; tuyên truyền ký cam kết chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân tại địa phương trước
khi nghỉ hè.

- Phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hoạt động ngồi giờ lên lớp
về chủ đề pháp luật. Cụ thể, công an các xã hỗ trợ về kiến thức pháp luật, tài liệu
liên quan, giám khảo…
Thứ hai: Phối hợp trong việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa và xử lí vi
phạm pháp luật
- Theo định kỳ và theo từng đợt nhà trường thành lập tổ công tác gồm các
thành viên trong Ban an ninh nhà trường và lực lượng công an các xã mở các đợt
cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên,
học sinh nhà trường.
- Khi nhà trường tổ chức các sự kiện lớn, công an các xã cử lực lượng đến hỗ
trợ nhà trường đảm bảo an ninh trường học.
- Thông qua Hội nghị giao ban cụm, công an các xã báo cáo các hoạt động an
ninh của địa phương và trên địa bàn hàng tháng, cung cấp đầy đủ những thông tin
liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường vi phạm nội quy
trường học hoặc có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật.
- Đột xuất có các trường hợp vi phạm nặng hoặc khi có những sự cố về an tồn
an ninh trường học cần xử lý gấp, nếu có đề nghị của nhà trường công an các xã phải
cử lực lượng phối hợp xử lý và có văn bản báo cáo kết quả xử lý gửi cho nhà trường.
Thứ ba: Phối hợp trong cơng tác đảm bảo an tồn giao thơng
- Cơng an xã Quang Sơn (Địa bàn trường đóng quân) tham mưu chính quyền
địa phương và phối hợp với các bộ phận chức trách trong việc giải tỏa hành lang an
toàn giao thông trên các tuyến đường dẫn đến trường, đặc biệt là khu vực trước cổng
trường THPT Đô Lương 3.
- Công an xã Quang Sơn tham mưu UBND xã Quang Sơn tăng cường việc quản
lý các hộ kinh doanh gần trường; có biện pháp ngăn ngừa, xử lý các hộ gia đình gần
trường lấn chiếm hành lang làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến an tồn giao thơng.
- Phối hợp trong việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về trật
tự an tồn giao thơng, gửi thơng báo học sinh vi phạm về trường để có hình thức
giáo dục, kỷ luật phù hợp.
19



- Hằng tuần, cơng an các xã có trách nhiệm phối hợp cùng đoàn xã, đoàn trường
giám sát học sinh vi phạm an tồn giao thơng bằng hình ảnh, video và phối hợp với
ban an ninh trường học để xử lý các hành vi vi phạm.
Sau mỗi kì học, năm học, ban an ninh trường học tổ chức sơ kết, tổng kết để
đánh giá công tác phối hợp, đúc rút kinh nghiệm để công tác phối hợp giữa nhà
trường và công an các xã trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh trường học.
* Kết quả đạt được:
Do làm tốt công tác phối hợp giáo dục nên khơng có học sinh nào trong năm
học vừa qua bị xử lý vi phạm trật tự an toàn xã hội.
Ban an ninh trường học và công an các xã tổ chức nhiều đợt phối hợp đảm bảo
trật tự trong các ngày lễ lớn, các kì thi, phối hợp tổ chức nhiều đợt giám sát học sinh
chấp hành luật an tồn giao thơng.
Ban an ninh trường học và công an các xã kịp thời trao đổi thơng tin, dấu hiệu
vi phạm trật tự an tồn xã hội và giáo dục kịp thời không để các dấu hiệu đó trở
thành hành vi.
3.6.2. Phát huy vai trị của hội cha mẹ học sinh.
* Mục tiêu:
Đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của Ban ANTH và Hội
CMHS trong việc giáo dục học sinh.
Điều chỉnh hành vi của học sinh đối với quá trình chấp hành nề nếp, nội quy trường
học, trật tự an toàn xã hội dưới sự hỗ trợ của nhà trường và hội cha mẹ học sinh.
* Nội dung và tổ chức thực hiện:
Hội cha mẹ học sinh trường THPT Đô Lương 3 luôn được nhà trường và xã hội
đánh giá cao trong việc phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
Tranh thủ sự phối hợp, ủng hộ đối với công tác an ninh trường học của hội phụ
huynh, Ban an ninh trường học thảo luận, đề ra quy chế phối hợp với hội cha mẹ học
sinh và trình, xin ý kiến chỉ đạo của Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức
hội nghị phối hợp giữa hội cha mẹ học sinh và ban an ninh trường học.

Ban an ninh trường học chủ trì, phối hợp với hội cha mẹ học sinh để thảo
luận, hoàn thiện nội dung quy chế phối hợp và ký quy chế phối hợp với hội cha
mẹ học sinh.
Nội dung cơ bản của quy chế phối hợp gồm:
Thứ nhất: Thường xuyên trao đổi với ban an ninh trường THPT Đô Lương 3
về tình hình và thơng tin có liên quan đến âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động
“Diễn biến hồ bình” tác động, lôi kéo cán bộ, giáo viên, học sinh gây mất ổn định
về an ninh trật tự của các phần tử cơ hội và bọn tội phạm để phòng ngừa chung.
Thứ hai: Phối hợp với Trường THPT Đô Lương 3 để chủ động phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các dấu hiệu hoạt động lợi dụng danh nghĩa hợp tác
20


đầu tư, lập dự án, viện trợ nhân đạo, giảng dạy, cấp học bổng, hội thảo….của các tổ
chức, cá nhân để gây rối, lừa đảo và gây mất an ninh chính trị của nhà trường.
Thứ ba: Nắm tình hình, kịp thời phát hiện đấu tranh với các loại tội phạm xâm
nhập vào trường học; đặc biệt là các hành vi đe doạ, hành hung, xin đểu, trấn lột tài
sản học sinh, phá hoại tài sản nhà trường và các tệ nạn xã hội khác. Quan sát, nắm
bắt tình hình các hàng quán, dịch vụ internet, karaoke, các điểm trông giữ xe ….vi
phạm, làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của học sinh và mất an ninh trật
tự xung quanh khu vực trường báo cáo công an xã Quang Sơn để có biện pháp xử lí.
Kịp thời thơng báo với nhà trường các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến
cán bộ, giáo viên, học sinh trong cộng đồng xã hội.
Thứ tư: Phối hợp với đoàn trường, ban an ninh trường học trong việc phát hiện
và xử lý học sinh trốn học la cà hàng quán, bi a, tiệc tùng làm ảnh hưởng đến quá
trình học tập và hình ảnh của nhà trường. Cụ thể, Ban đại diện hội CMHS thành lập
nhóm Zalo bao gồm cả các thành viên Ban giám hiệu, thành viên Ban ANTH. Cuối
tuần Ban giám hiệu gửi lịch hoạt động của nhà trường trong tuần tới, Ban đại diện
hội CMHS phân công lịch trực an ninh vịng ngồi (Xem phụ lục) cho các thành viên,
trong q trình trực nếu phát hiện có học sinh vi phạm sẽ ghi chép, chụp ảnh làm

minh chứng và gửi cho ban ANTH điều tra, xử lí.

Hình ảnh về sự phối hợp với hội cha mẹ học sinh trong nhiệm vụ phối hợp, giữ
vững an ninh trường học.
Thứ năm: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường, đoàn xã để đến tận
nhà những em thường xuyên vi phạm nề nếp, an ninh trường học để tuyên truyền,
giáo dục học sinh chấp hành tốt hơn, cha mẹ học sinh đó quan tâm con em mình
nhiều hơn, đúng cách hơn.
* Kết quả đạt được:
Trong những năm học vừa qua, hội cha mẹ học sinh và ban an ninh trường học
đã trao đổi, nắm bắt nhiều thông tin liên quan đến diễn biến tâm lý, tư tưởng và lối
21


sống của học sinh. Từ đó ngăn chặn được rất nhiều các vấn đề liên quan đến an ninh
trường học.
Phối hợp cùng ban an ninh trường học, công an xã Quang Sơn trong việc phát
hiện các trường hợp học sinh la cà để đưa các em trở lại học tập, nhờ vậy việc học
sinh trốn học để là cà các hàng quán xung quanh trường hầu như không xảy ra.
Phối hợp cùng ban an ninh trường học và các Đoàn xã nắm bắt tình hình con
em mình chấp hành luật ATGT trên mọi tuyến đường, huy động được rất nhiều
camera dọc đường trong việc giám sát con em mình chấp hành luật an tồn giao
thơng, hình thành được thế trận sâu rộng để đến thời điểm này, học sinh trường
THPT Đơ Lương 3 chấp hành luật an tồn giao thơng một cách tự giác, nghiêm túc.
3.6.3. Phát huy vai trò của đồn xã có học sinh theo học.
* Mục tiêu:
Phát huy sức trẻ, nhiệt huyết, tiên phong của các tổ chức đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức chấp hành nội quy
trường học, trật tự an toàn xã hội cho đoàn viên thanh niên.
Cùng với lực lượng lớn mạnh, sự chỉ đạo sát sao của huyện đoàn và sự đoàn

kết của các tổ chức đoàn, tạo nên một thế trận rộng khắp về an ninh trật tự để hỗ trợ
đồn viên thanh niên điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các nội quy của nhà
trường và quy định của pháp luật.
* Nội dung và tổ chức thực hiện:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng và ý
thức chấp hành nội quy trường học, quy định của pháp luật cho ĐVTN. Đoàn
trường chủ động xin ý kiến của Chi ủy, Ban giám hiệu để tham mưu cho Huyện
đoàn tổ chức hội nghị phối hợp giữa đoàn trường và đoàn địa phương có học sinh
theo học. Nhằm đề ra các biện pháp, giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng và ý thức
chấp hành nội quy trường học, quy định của pháp luật cho ĐVTN một cách hiệu
quả nhất. Làm cho ý thức của ĐVTN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
được nâng cao, từ đó tránh xa các tệ nạn, các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã
hội, an ninh trường học.
Nội dung cơ bản về việc phối hợp, phát huy vai trị của đồn xã có học sinh
theo học gồm:
* Nhiệm vụ của Đồn trường THPT Đô Lương 3:
- Phối hợp cùng ban an ninh trường học, hội cha mẹ học sinh giám sát tình
trạng chấp hành luật an tồn giao thơng khu vực xung quanh nhà trường, chấm dứt
tình trạng để xe ngồi nhà trường (tại các quán Sân Thượng, Nhỏ Xinh,....).
- Báo cáo việc đoàn viên thanh niên của xã vi phạm pháp luật, gây gổ đánh
nhau và các vi phạm khác về đoàn trường để xử lí.
- Tổng hợp kết quả giám sát từ ban an ninh trường học, ban chấp hành đoàn
trường, đoàn các xã để đánh giá thi đua trong nhà trường.
22


×