Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Những luận điểm sáng tạo hồ chí minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.53 KB, 47 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ
MINH VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO HỒ CHÍ MINH
VỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC - GIÁ
TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................6
CHƯƠNG I: NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN
TỘC 6
1. Một số khái niệm cơ bản:.......................................................................6
1.1. Khái niệm Dân tộc, vấn đề dân tộc trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh?. .6
1.2. Khái niệm sáng tạo? Sáng tạo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh?............8
2. Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về Dân tộc:......................................8
2.1. Sáng tạo trong tiếp cận tự do, bình đẳng của các dân tộc:..................8
2.2. Sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và vấn đề giai
cấp trong Cách mạng Việt Nam:........................................................................14
CHƯƠNG II:....NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC......................................................25
1. Sáng tạo trong lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vơ sản - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:...................25
1.1 Sáng tạo trong tư duy độc lập và tầm nhìn mới về hướng đi và con
đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh..........................25
1.2. Sáng tạo trong tư duy lý luận về lựa chọn con đường cách mạng vô
sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.............................................27
1.3. Sáng tạo trong việc đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh..................................28
2. Sáng tạo trong đồn kết và tập hợp lực lượng:.....................................30


2.1. Lực lượng giải phóng dân tộc là lực lượng của nhân dân, của bản
thân các dân tộc bị áp bức bốc lột......................................................................30
2.2. Công nông là gốc cách mạng, là chủ cách mạng..............................31
CHƯƠNG III:.....VẬN DỤNG NHỮNG SÁNG TẠO HỒ CHÍ MINH
TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN......................................................................................................34
1. Gía trị lý luận:......................................................................................34
2. Gía trị thực tiễn:...................................................................................36
KẾT LUẬN.............................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................44

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống tồn diện, có nội dung rất phong
phú, đa lĩnh vực và là hệ thống mở. Các ngành, các giới, các đối tượng có thể
lựa chọn, bổ sung những chuyên đề có nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trị
của mình. Trong các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là
nội dung quan trọng nhất và có ý nghĩa hàng đầu, trước hết của Cách Mạng Việt
Nam. Giải phóng dân tộc, xét về thực chất là đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm
lược của đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc, hình thành Nhà nước dân tộc
độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp xu hướng
phát triển của thời đại, tiến bộ xã hội.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập,
tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hànng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông
cha ta đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội
và từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm
và bài học quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của

trí tuệ Việt Nam.
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền
thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin,
tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên
tầm cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
Vấn đề dân tộc tơn giáo và nhân quyền là những vấn đề nhạy cảm luôn
được các thế lực thù địch lợi dụng chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân ta. Mặt khác do sự phát triển, biến đổi tất yếu trong nội hàm của các
vấn đề trên cũng đăt ra những nội dung mới về lý luận và thực tiễn trong việc
nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trong bối cảnh tình hình mới.
Đây là địi hỏi có tính tất yếu cần được đầu tư nghiên cứu để cung cấp
những luận cứ khoa học khách quan góp phần giải quyết hiệu quả hơn vấn đề
dân tộc trong bối cảnh tình hình phát triển hiện nay của đất nước. Từ lý luận của
2


chủ nghĩa Mác - Lê nin, được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và giới khoa học
vận dụng vào Việt Nam, từ thực tiễn tình hình dân tộc và việc giải quyết vấn đề
dân tộc, thực hiện đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong mấy chục năm qua,
việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nhân thức về vấn đề dân tộc trong bối cảnh
tình hình hiện nay là rất cần thiết.
Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “Những luận điểm sáng tạo Hồ Chí Minh
về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Gía trị lý luận và thực tiễn” để làm
rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân
tộc; nêu lên được giá trị lý luận và thực tiễn những sáng tạo của Hồ Chí Minh
về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cơng cuộc xây dựng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội,
làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về những sáng tạo của Hồ Chí Minh về dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt thơng qua, những sáng tạo đó có thể nêu lên
những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn cho việc vận dụng vào thực tiễn của
Đảng ta hiện nay. Nhằm mục đích cho đất nước phát triển nhanh và thoát nghèo
bền vững, dân giàu, nước mạnh; đồng thời đưa dân tộc ta có địa vị và đóng góp
cho sự phát triển chung của nhân loại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tiểu luận có các nhiệm vụ sau
đây:
+ Nêu rõ một số khái niệm chung: Khái niệm dân tộc là gì? Vấn đề dân
tộc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Sáng tạo là gì?
+ Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân
tộc để từ đó đưa ra sáng tạo của Hồ Chí Minh đáp ứng những nhu cầu của thực
tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay.
3


- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra những nhận xét, đánh giá chung
về sự vận dụng những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tồn Đảng, tồn dân
trong q trình xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. Đưa ra
những sáng tạo mới nhất trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tiểu luận là những luận điểm sáng tạo
của Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Là tính tất yếu
khách quan của sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam; những nhận định cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và
cách giải phóng dân tộc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tiểu luận được nghiên cứu khách quan trên phạm vi lý luận những sáng
tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thơng
qua giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và Cách mạng giải phóng dân
tộc” cùng một vài tài liệu tham khảo khác.
- Nghiên cứu trên kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin và hệ thống
nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích, tổng hợp (trên cơ sở tài liệu thu thập được để
phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu)

4


- Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các thầy, cô giáo
nghiên cứu về “Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí minh về dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc”)
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1.Ý nghĩa lý luận:
- Các kết quả, kết luận rút ra từ việc nghiên cứu đề tài tiểu luận góp phần
bổ sung, hồn thiện những vấn đề lý luận về những tạo của Hồ Chí Minh về dân
tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - giá trị lý luận và thực tiễn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đem lại sự hiểu biết về Dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Đưa
ra thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc với sự vận dụng lý
luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc của Đảng ta trong điều kiện phát triển
đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội hiên nay.

6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về Dân tộc
Chương II: Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải
phóng dân tộc
Chương III: Vận dụng những sáng tạo Hồ Chí Minh trong cách mạng
Việt Nam hiện nay. Gía trị lý luận và thực tiễn.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC
1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1. Khái niệm Dân tộc, vấn đề dân tộc trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh?
* Dân tộc là gì?
- Cộng đồng người ổn định.
- Được hình thành trong lịch sử.
- Có chung: ngơn ngữ, chữ viết, lãnh thổ, nền kinh tế, truyền thống văn
hóa.
- Theo từ điển Tiếng Việt, Dân tộc theo nghĩa rộng cộng đồng người hình
thành trong lịch sử ở những giai đoạn phát triển khác nhau, có chung một ngơn
ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hóa.
- Theo Xtalin: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được thành lập
trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế
và tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hóa.
* Vấn đề dân tộc trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin dân tộc là sản phẩm lâu dài
của lịch sử. Hình thức cộng đồng tiền thân như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Tiếp đó,

sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của dân tộc Tư bản chủ
nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế
quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nơ dịch các dân tộc nhỏ,
từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ănghen đã nêu lên quan điểm
cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn
gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai
cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.
Lê nin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và
sâu sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của
6


các Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc. Sự phát triển của vấn đề dân tộc theo Lê nin có hai xu hướng trong điều kiện của Chủ nghĩa tư bản:
+ Sự thức tỉnh ý thức dân tộc, phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc
sẽ dẫn đến hình thành các quốc gia dân tộc độc lập.
+ Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc,
thiết lập sự thống nhất quốc tế của Chủ nghĩa tư bản của đời sống kinh tế chính trị - xã hội.
- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là vấn đề dân
tộc nói chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa. Theo Người vấn đề dân tộc thuộc
địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu
sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột
thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
- Một là, đấu tranh chống Chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
+ Hồ Chí Minh khơng bàn về vấn đề dân tộc chung. Người dành sự quan
tâm đến các thuộc địa. Vạch ra thực chất vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề
đấu tranh chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước
ngồi; giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền tự quyết, thành lập nhà nước dân
tộc độc lập.
+ Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như: Tâm địa thực dân, Vực thẳm
thuộc địa, Cơng cuộc khai hóa giết người,... nhằm vạch trần cái gọi là khai hóa

văn minh của chúng. Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống
CNTB; Lê –Nin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống CNĐQ thì HCM tập trung
bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lê – Nin bàn về giai
cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh bàn về đấu tranh giải phóng
dân tộc ở thuộc địa.
- Hai là, lựa chọn con đường phát triển của dân tộc:
+ Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và dân tộc Hồ Chí Minh
khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là
CNXH. Trong cương lĩnh chính trị dầu tiên của Đảng Người viết: “ Làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con
7


đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội “
Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Con đường đó phù hợp với
hồn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa
1.2. Khái niệm sáng tạo? Sáng tạo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh?
* Sáng tạo?
Sáng tạo có rất nhiều định nghĩa:
- Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất,
tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà khơng bị gị bó phụ thuộc
vào những cái đã có.
- Là trong q trình làm việc ln ln suy nghĩ, tìm tịi và học hỏi để tìm ra cái
mới, cách giải quyết tốt nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Hay chỉ đơn giản là dám làm ra một cái gì đó mới mẻ, táo bạo, khác thường
nhưng vẫn rất hữu dụng
* Sáng tạo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- Là những luận điểm sáng tạo trong hệ thống quan điểm của Hồ Chí
Minh về cách mạng Việt Nam; là những sáng tạo từ cách mạng dân tộc nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; đồng thời vận dụng Chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

2. Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về Dân tộc:
2.1. Sáng tạo trong tiếp cận tự do, bình đẳng của các dân tộc:
- Thứ nhất, tiếp cận quyền tự do, bình đẳng từ khát vọng độc lập dân tộc
Vấn đề quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc từ khát vọng độc lập dân
tộc chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời, Người “chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Với khát
vọng cháy bỏng đó, Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp bốn biển, năm châu để tìm
ra con đường cứu nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Người đã
8


sáng lập và cùng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm nên
thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ
cộng hịa.
Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập,
trịnh trọng tun bố trước tồn thể đồng bào cả nước và toàn thể thế giới: “…
Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành
một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Tuyên ngôn độc lập là văn bản đầu tiên khẳng định cả mặt lý luận và thực
tế, quyền tự do, bình đẳng dân tộc của nhân dân Việt Nam phù hợp với đạo lý,
pháp lý quốc tế. Tư tưởng quyền con người, quyền tự do, bình đẳng dân tộc
được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong bản Tun ngơn vừa mang tính pháp
lý vừa có giá trị lịch sử và hiện thực. Viện dẫn giá trị nhân quyền trong hai bản
Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền năm 1791 của nước Pháp: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”;

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do
và bình đẳng về quyền lợi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý
mới có ý nghĩa thời đại, bằng cách “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”. Và đương nhiên, “Nước Việt Nam có quyền
được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc
lập”.
Bởi thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi tin rằng các nước
Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị
Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập
của dân Việt Nam”. Lập luận đanh thép ấy đã khẳng định tính hợp lý, hợp pháp
theo pháp luật quốc tế của quyền con người, quyền tự do, bình đẳng của dân tộc

9


Việt Nam, mà những ai có trí tuệ, có lương tri, nhân phẩm không thể không
công nhận chân lý hiển nhiên ấy.
Việc nâng quyền con người thành quyền tự do, bình đẳng giữa các dân
tộc là một sáng tạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tâm huyết lớn
của Người dành cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Nhà nghiên
cứu Nhật Bản Shingo Shibata đã nhận xét: “Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí
Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của
dân tộc. Như vậy tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh
của mình”. Đó là đóng góp lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt
Nam trong việc phát triển sáng tạo quyền con người của nhân loại ở thế kỷ XX.
Sự phát triển tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người,
quyền dân tộc bắt nguồn sâu xa từ truyền thống nhân đạo và tinh thần yêu nước
của dân tộc; kế thừa, phát triển tinh hoa tư tưởng nhân loại mà trực tiếp là quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, xem quyền con người là sự thống nhất biện

chứng giữa “quyền tự nhiên” và “quyền xã hội”, luôn gắn với cuộc đấu tranh
chống áp bức, bóc lột, gắn với trình độ phát triển và tiến bộ xã hội trong từng
thời kỳ lịch sử của nhân loại.
Trong khi đó, phải từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở đi, các văn kiện cơ
bản về quyền con người của Liên hợp quốc mới thừa nhận quyền dân tộc tự
quyết là một quyền con người. Điều 1, Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966 ghi nhận: “Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự
quyết”. Tại Hội nghị nhân quyền thế giới ở Viên (Áo) năm 1993, cộng đồng
quốc tế một lần nữa khẳng định: Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự
quyết… Việc khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền. Như
vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhận thức rất sớm về mối quan hệ giữa quyền
con người với quyền độc lập, tự do, bình đẳng dân tộc từ khát vọng độc lập dân
tộc.
- Thứ hai, tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người và mối quan hệ biện
chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc

10


Bằng tư duy sáng tạo vượt thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng
và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa quyền con người với quyền tự do, bình
đẳng dân tộc. Trong Tun ngơn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một
luận điểm mới về quyền con người: quyền con người không chỉ là quyền của cá
nhân mà còn là quyền tự quyết của mỗi dân tộc, thể hiện rõ tính thống nhất biện
chứng không thể tách rời giữa quyền con người, quyền công dân và quyền dân
tộc thiêng liêng. Mỗi con người luôn sống trong một cộng đồng dân tộc, quốc
gia dân tộc cụ thể, nên dân tộc có được độc lập, thì con người mới được tự do.
Như vậy, Người đã mở rộng quyền của con người thành quyền của dân tộc. Đây
là nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền tự do,
bình đẳng giữa các dân tộc.

Từ năm 1925, trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc
kết tội thực dân Pháp đã xâm phạm quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc của mỗi cá nhân con người và dân tộc, khơng chỉ ở Việt Nam, Đơng
Dương mà cịn ở cả châu Phi, châu Mỹ La tinh. Người kết luận, những khái
niệm “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” mà những kẻ thực dân rêu rao ở các thuộc
địa chỉ là những lời sáo rỗng, “bịp bợm”. Trong Tuyên ngôn, Người luận tội
chúng: “Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng,
bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn
với nhân đạo và chính nghĩa.Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân
ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man…
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong
những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân… Về
kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu
thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”
Từ đó, Người khẳng định, nhờ “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ
của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh
chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được
độc lập!”
11


Thực tế, quyền con người, quyền dân tộc là thành quả của cuộc đấu tranh
cách mạng đầy hy sinh, gian khổ của hàng triệu triệu người Việt Nam. “Độc lập
và tự do” đã trở thành giá trị sống thiêng liêng, là mục tiêu xuyên suốt chiều dài
cách mạng Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thắng lợi vĩ đại
trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền, thắng lợi đó khơng chỉ giành độc lập, tự
do cho dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam từ kiếp nô lệ thành người làm
chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình mà cịn mở đầu cho phong trào giải
phóng thuộc địa, mang lại quyền con người, quyền tự do, bình đẳng dân tộc cho

các dân tộc bị áp bức, nơ dịch trên tồn thế giới. Thắng lợi của các cuộc kháng
chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng nhân
quyền cao cả, là thắng lợi của ý chí hịa bình, độc lập và phẩm giá con người.
- Thứ ba, tiếp cận quyền độc lập, tự do, bình đẳng là độc lập, tự do, bình
đẳng thực sự.
Độc lập dân tộc là tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách
mạng của Hồ Chí Minh: Tự do cho đồng bào tơi, độc lập cho tổ quốc tơi, đó là
tất cả những gì tơi muốn, đó là tất cả những gì tơi hiểu. Trong bản Tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa, Hồ Chí Minh đã đanh
thép khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị trong bối cảnh nước mất nhà tan.
Người đã tận mắt chứng kiến sự đàn áp thống trị tàn bạo của đế quốc Pháp đối
với dân tộc, sự hèn hạ của triều đình phong kiến và rất khâm phục tinh thần
chống Pháp giành độc lập của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Thực
tiễn đó đã hình thành ở Người lịng khát khao giải phóng dân tộc, thơi thúc
Người ra đi tìm đường cứu nước vào tháng 6/1911. Vì vậy, vấn đề dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là vấn đề dân tộc nói chung mà là vấn đề dân
tộc thuộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản. Thực chất của vấn đề dân
tộc là vấn đề đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống
trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân,
thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
12


Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chứng kiến thực
trạng xã hội những nơi Người từng đặt chân tới, ở đâu cũng có cảnh áp bức, bóc
lột, bất cơng và nỗi thống khổ do chủ nghĩa đế quốc gây ra. Hồ Chí Minh đã đi
đến một kết luận vô cùng quan trọng: Thế giới dù vô cùng bao la, nhân loại dù
vô cùng đông đảo, suy đến cùng chỉ có 2 giống người: đi bóc lột và bị bóc lột.

Đến khi bắt gặp luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa thì
nhận thức của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc được xác định trên cơ sở
khoa học và được nâng lên ở tầm cao mới.
Ngay từ năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng
được các đồng minh thắng trận thừa nhận, thay mặt cho những người Việt Nam
yêu nước tại Pháp, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi bản Yêu sách 8
điểm đến Hội nghị Vécxây đòi tự do dân chủ cho nhân dân An Nam. Trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đã vạch rõ
nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng Việt Nam là: "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến; Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập". Đến
năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, khi chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng,
Người đã chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”.
Trong bài “Mười chính sách của Việt Minh”, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng
định mục tiêu đầu tiên của cách mạng là “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”.
Câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh thể hiện ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc
vẫn luôn là sợi chỉ đỏ của cách mạng Việt Nam: “Dù có phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.
Trong Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm Độc lập (2/9/1948), Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: “Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, tranh cho kỳ được thống
nhất và độc lập, thống nhất và độc lập thực sự, chứ không phải cái thứ thống
nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn. Thống nhất mà
bị chia sẻ thành “nước Nam Kỳ”, “nước Tây Kỳ”, “Liên bang Thái”… Độc lập
mà khơng có qn đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt
Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”1.
1

13


Độc lập, tự do dân tộc, theo Hồ Chí Minh, phải thực sự, hồn tồn, chứ

khơng phải là thứ độc lập, tự do giả hiệu giống như "cái bánh vẽ" mà chủ nghĩa
đế quốc nêu ra. Độc lập dân tộc phải được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, các quyền dân tộc, quyền con người phải được thực hiện trên
thực tế. Một dân tộc độc lập thì phải có quyền tự quyết định trên tất cả các mặt
kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ, mà trước hết và quan
trọng nhất là quyền quyết định về chính trị. Theo Người: “Các dân tộc sẽ chẳng
có quyền độc lập thật sự nếu trước đó khơng có độc lập về chính trị, nó là cơ sở
cho độc lập về kinh tế, văn hóa, ngoại giao”.
Người chỉ rõ “Nước độc lập mà dân khơng được tự do thì độc lập ấy
chảng có ý nghĩa gì”. Độc lập tự do phải gắn liền với nền hịa bình chân chính.
Muốn có độc lập tự do phải đứng lên đấu tranh dành độc lập ác bức dân tộc của
chủ nghĩa đế quốc.
Cho đến hôm nay, trong tâm thức của mỗi người Việt nam yêu
nước vẫn còn vang vọng lời Bác dạy trong bản Tuyên ngôn độc lập: “Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vũng quyền tự do, độc lập ấy”.
2.2. Sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và vấn đề giai
cấp trong Cách mạng Việt Nam:
Sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa dân tộc và giai
cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là một trong những nhân tố đảm
bảo thành cơng của cách mạng Việt Nam và đó cũng là một trong những đóng
góp xuất sắc của Người vào lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Có thể nói Hồ Chí Minh là một trong những người cộng sản đầu tiên vận
dụng thành công học thuyết cách mạng Mác - Lênin vào cách mạng của các dân
tộc thuộc địa, vào cách mạng Việt Nam, cách mạng của một nước thuộc địa nửa
phong kiến. Tuy nhiên, nhân tố cơ bản đảm bảo thành công của cách mạng Việt
Nam không chỉ đơn giản là “sự vận dụng”, mà còn là sự phát triển sáng tạo của
14



Hồ Chí Minh đối với học thuyết đó, nhất là về mối quan hệ giữa dân tộc và vấn
đề giai cấp, giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Học thuyết Mác đã cung cấp quan điểm, phương pháp khoa học để nhận
thức vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp. Tuy nhiên trong học thuyết Mác, vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc mới
được xem dưới góc độ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.
Sở dĩ như vậy vì vấn đề dân tộc đặt ra trong thời kỳ đó, đặc biệt là ở châu Âu là
vấn đề dân tộc tư sản, nó được ra đời và củng cố bởi chủ nghĩa tư bản. Chính vì
thế trong học thuyết của Mác vấn đề đấu tranh giai cấp được đặt lên hàng đầu,
coi giải phóng giai cấp là điều kiện để giải phóng dân tộc, các vấn đề dân tộc
được xem xét như những hệ quả của vấn đề giai cấp và giải quyết chúng trong
sự phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư
sản. Nói về điều đó Mác viết: “Hãy xố bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân
tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xoá bỏ”1
Đến thời đại đế quốc chủ nghĩa, các đế quốc tranh giành thuộc địa với
mục đích phân chia lại thế giới. Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc để xây
dựng quốc gia độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc đã là một trong
những vấn đề cấp bách của thời đại. Trong điều kiện đó, Lênin đã phát triển học
thuyết cách mạng của Mác lên một tầm cao mới. Lênin đã chỉ ra sự gắn bó của
cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản với cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc và thực hiện quyền tự quyết dân tộc.
Lênin viết: “Cuộc cách mạng xã hội chỉ có thể tiến hành được dưới hình
thức một thời đại kết hợp cuộc nội chiến của giai cấp vô sản chống giai cấp tư
sản trong các nước tiên tiến, với cả một loạt phong trào dân chủ và cách mạng,
kể cả những phong trào giải phóng dân tộc trong các nước chưa phát triển, lạc
hậu và bị áp bức”. Hơn thế nữa, Lênin còn cho rằng: “Cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là và chủ yếu là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản cách mạng ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình, khơng phải
thế, đó sẽ là cuộc đấu tranh của tất cả các thuộc địa và tất cả các nước bị chủ


15


nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế
quốc quốc tế”
Trong học thuyết cách mạng của Lênin, mặc dầu về cơ bản vấn đề dân
tộc vẫn được đặt ra như là hệ quả của vấn đề giai cấp, giải phóng dân tộc vẫn
được xem như là hệ quả của giải phóng giai cấp. Nhưng ở học thuyết đó phong
trào giải phóng dân tộc, giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng các dân tộc
thuộc địa đã được coi trọng và đã được xem là một bộ phận hữu cơ của cách
mạng vô sản thế giới. Những luận điểm của Lênin về vấn đề giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp trở nên có ý nghĩa đối với tất cả các dân tộc bị áp bức. Điều
đó lý giải tại sao mùa hè năm 1920, sau khi đọc Luận cương của Lênin trên báo
“Nhân đạo” nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc vui mừng đến phát khóc.
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ
nghĩa Mác-Lênin, và từ đó, đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước truyền thống
của Việt Nam trong sự thống nhất với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ý thức giác
ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất, cũng là
động lực chủ yếu để nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa MácLênin và tiếp thu quan điểm mác-xít về giai cấp. Đến lượt mình, quan điểm
mác-xít về giai cấp là nhân tố đảm bảo tính khoa học và cách mạng cho sự phát
triển tinh thần dân tộc ở Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là hoàn toàn đứng vững trên lập trường
mác - xít. Tuy nhiên, cũng như những người mác-xít chân chính khác, Hồ Chí
Minh có sự phát triển và vận dụng hết sức sáng tạo, đặc biệt khi vận dụng lý
luận mác-xít vào cách mạng ở các nước thuộc địa, nhất là vào cách mạng Việt
Nam.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin như đã phân tích - do xuất
phát từ sự bức thiết của cách mạng vô sản ở châu Âu thời bấy giờ, nên đã coi

giải quyết vấn đề dân tộc như là một hệ quả của vấn đề giải quyết giai cấp và
cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc,
chỉ có thể thành cơng khi cách mạng ở chính quốc thành cơng. Hồ Chí Minh
16


xuất phát từ phong trào ở các nước thuộc địa, từ thực tiễn của cách mạng Việt
Nam đã có cái nhìn mới mẻ và hết sức độc đáo về quan hệ giữa hai vấn đề trên.
Đặt cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản trong mối quan hệ
tương hỗ tác động và thúc đẩy lẫn nhau, đồng thời làm nổi bật vai trò to lớn của
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong tiến trình cách mạng vô sản. Đây là
một nét hết sức độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ sự phân tích sâu sắc bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân và nỗi
thống khổ của nhân dân các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, thuộc địa
là nơi tập trung những mâu thuẫn của thời đại, là mắt khâu yếu nhất của chủ
nghĩa thực dân. Người chỉ rõ: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông
Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê
gớm, khi thời cơ đến”.
Trên cơ sở đánh giá đúng sức mạnh to lớn của phong trào đấu tranh ở các
nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa khơng nhất thiết phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, hơn nữa cịn
có tính độc lập riêng và có thể chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản
ở chính quốc. Bằng thắng lợi của mình, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa sẽ tác động trở lại đối với cách mạng chính quốc, thúc đẩy sự nghiệp cách
mạng của giai cấp vơ sản ở chính quốc. Người dự báo: “Ngày mà hàng trăm
triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện
của một bọn thực dân lịng tham khơng đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng
khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa
tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở
phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn”

Như vậy, xuất phát từ lịng u nước, thương dân Hồ Chí Minh đã đi tìm
đường cứu nước. Người đã khảo sát nhiều nước thuộc địa, đi tìm hiểu cả ba
nước tư bản phát triển nhất thời kỳ đó là Mỹ, Anh, Pháp với những cuộc cách
mạng tư sản điển hình... nhưng tất cả đều chưa đưa lại lời giải đáp cho cách
17


mạng Việt Nam. Chỉ đến khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu tính
khoa học, cách mạng và phát triển một cách sáng tạo học thuyết đó, Hồ Chí
Minh mới tìm ra được con đường giành độc lập dân tộc, con đường cách mạng
cho đất nước. Con đường cách mạng đó gắn liền giải phóng dân tộc với giải
phóng giai cấp, gắn liền cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần
nhuyễn vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng
dân tộc. Trong khi khẳng định nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ là
đánh cả đế quốc và phong kiến, nhưng xuất phát từ một nước thuộc địa, Hồ Chí
Minh đã khơng coi hai nhiệm vụ đó ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ
chống đế quốc để giải phóng dân tộc, đảm bảo mục tiêu trước hết, trọng tâm là
độc lập dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày
thì được tiến hành từng bước, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phản đế. Bởi vì, theo
Hồ Chí Minh có độc lập thì mới giành được quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự
quyết dân tộc. Vả lại, kẻ áp bức, bóc lột nặng nề nhất đối với công nhân, nông
dân và cũng là đối với cả dân tộc Việt Nam là bọn đế quốc và bè lũ tay sai của
chúng. Do đó Người đặt vấn đề phải tập trung ngọn lửa cách mạng vào bọn
chúng. Xét về quan hệ lợi ích, trong cuộc cách mạng này, Hồ Chí Minh cho
rằng phải đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích giai cấp, lấy mục tiêu độc lập dân
tộc làm mục tiêu hàng đầu.
Nói như vậy khơng có nghĩa là Hồ Chí Minh qn mất lợi ích của giai
cấp, mà thực chất chính tư tưởng đó thể hiện sâu sắc quan điểm giai cấp của chủ

nghĩa Mác - Lênin. Vì như vậy nó thoả mãn yêu cầu hàng đầu của các giai cấp
là đánh đuổi đế quốc tay sai, giành độc lập cho Tổ quốc. Người viết: “Trong lúc
này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, khơng địi
được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân
tộc cịn phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng khơng địi lại được” . Trong cách mạng giải phóng dân tộc đặt lợi ích
18


dân tộc lên trên lợi ích giai cấp khơng vì thế mà làm suy giảm động lực của
cách mạng.
Nói về điều đó, Hồ Chí Minh viết: “Đừng tưởng rằng chưa giải quyết
vấn đề ruộng đất cho nông dân sẽ giảm bớt sức chiến đấu. Không, nông dân
càng không giảm bớt sự hăng hái đấu tranh mà vẫn nỗ lực đấu tranh mạnh hơn
vì trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ cũng được hưởng nhiều quyền
lợi to tát”. Đó là cách nhìn thực tế, phân tích thấu đáo thái độ của các giai cấp
trong xã hội Việt Nam. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người Việt Nam am hiểu
tình cảnh của nhân dân Việt Nam nhất. Để xác định bạn - thù, để tập hợp lực
lượng cách mạng, Người có cách phân tích giai cấp độc đáo riêng của mình.
Theo Người, khơng nên chỉ hơ hào thợ thuyền, dân cày chung chung. Khơng
nên nói vơ sản một cách cứng nhắc. Ở đây, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc
đặc điểm của dân tộc mình - một dân tộc mà hàng ngàn năm đã phải đấu tranh
để dựng nước và giữ nước, cho nên, yếu tố dân tộc tác động đến thái độ chính
trị của con người mạnh hơn yếu tố giai cấp, yếu tố dân tộc nổi trội hơn yếu tố
giai cấp. Đất nước Việt Nam do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên trong
xã hội phân hoá giai cấp chưa rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp khơng gay gắt.
Do đó “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”.
Người đã phê phán sự vận dụng máy móc, cứng nhắc quan điểm đấu tranh giai
cấp: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu
tranh, mà khơng xét hồn cảnh nước mình như 8 thế nào để làm cho đúng”. Việt

Nam đã có lịch sử đấu tranh mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong
cuộc đấu tranh đó tinh thần u nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc
được phát triển cao độ. Nhận thức rõ điều đó Người khẳng định: “Chủ nghĩa
dân tộc là động lực lớn của đất nước” 10. Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh đề
cập tới ở đây là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính đã được hun
đúc qua mấy nghìn năm lịch sử.

19



×