Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC BẰNG ĐỒ DÙNG TỰ LÀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 23 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“TẠO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC BẰNG ĐỒ DÙNG TỰ LÀM”
(File word)

1


A. LỜI NĨI ĐẦU
Như chúng ta đã biết mục đích cuối cùng của việc dạy và học là giúp học
sinh phát triển toàn diện cả về năng lực và phẩm chất. Là một giáo viên giảng dạy
môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học tôi cũng như nhiều giáo viên khác luôn luôn
trăn trở phải làm sao để học sinh của mình lĩnh hội đầy đủ kiến thức một cách tự
nhiên nhất, hiệu quả nhất và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt nhất. Để làm
được điều đó thì chúng ta phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Một
trong những phương pháp được sử dụng khá hiệu quả chính là phương pháp sử
dụng đồ dùng trực quan vì phương pháp này phát huy được tối đa lối tư duy hình
ảnh của học sinh tiểu học đồng thời phương pháp này cũng đóng một vai trị vơ
cùng quan trọng giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy, tập trung quan sát tìm
hiểu và nghiên cứu thơng qua kênh hình từ đó học sinh tiếp thu kiến thức một
cách tự nhiên và chủ động. Chính vì vậy mà phương pháp này được giáo viên sử
dụng thường xuyên trên lớp học và có thể nói đồ dùng trực quan là không thể
thiếu cho sự truyền tải thông tin và giảng dạy kiến thức mới môn Tiếng Anh cho
học sinh.
Không phủ nhận tính hiệu quả của đồ dùng trực quan sẵn có nhưng để tạo
ra sự đa dạng trong các hoạt động, tạo sự mới mẻ trong giờ học Tiếng Anh cũng
như tạo sự tập trung, theo dõi của học sinh vào các vấn đề được trình bày, tạo sự
hứng thú và khơi dậy trí tị mị muốn khám phá những vấn đề mới của học sinh
thì ngồi việc sử dụng đồ dùng trực quan sẵn có giáo viên có thể thiết kế và sử
dụng thêm các đồ dùng tự làm trong các giờ học Tiếng Anh. Vì việc sử dụng đồ


dùng tự làm khơng chỉ tạo cho giáo viên có cơ hội truyền tải kiến thức một cách
linh hoạt mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách tích cực và hiệu
quả. Từ thực tế việc sử dụng đồ dùng tự làm trong giảng dạy và đã đạt được nhiều
kết quả tốt tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp nghiên cứu là “Tạo hứng thú học
Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học bằng đồ dùng tự làm”.
1. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm tạo ra các đồ dùng tự làm tận dụng những vật liệu sẵn có.
2


- Nhằm giúp giáo viên sử dụng các đồ dùng một cách linh hoạt, phát huy
được tối đa hiệu quả sử dụng của đồ dùng tự làm.
- Nhằm tạo hứng thú học Tiếng anh cho học sinh qua việc sử dụng các đồ
dùng tự làm trong các giờ học Tiếng Anh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng các ý tưởng làm đồ dùng có hiệu quả sử dụng cao.
- Tìm ra phương pháp sử dụng đồ dùng tự làm tốt nhất để giúp học sinh tiếp
thu kiến thức một cách hiệu quả và phát triển được các kĩ năng và năng lực giao
tiếp.
- Tìm hiểu sự hứng thú học tập Tiếng Anh của học sinh trong quá trình sử
dụng đồ dùng tự làm vào giảng dạy Tiếng Anh tại trường Tiểu học
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Hứng thú học Tiếng Anh của học sinh qua việc sử dụng đồ dùng tự làm
trong các tiết dạy.
- Học sinh khối 3 và học sinh lớp 5C tại trường tiểu học nơi tôi công tác.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết các kinh nghiệm giáo dục
Đồ dùng dạy học đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo nên thành công

của một tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung cũng như đồ dùng tự
làm nói riêng trong các tiết học Tiếng Anh ln được giáo viên quan tâm. Với đặc
điểm tâm lý của học sinh tiểu học là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên và đặc
biệt là thời gian tập trung vào một hoạt động nào đó khơng dài, vậy ngồi việc sử
dụng các đồ dùng được trang bị, giáo viên cần sáng tạo thêm các đồ dùng dạy học
mới, phù hợp với từng nội dung bài học, tạo sự mới mẻ trong cách tổ chức các
hoạt động nhằm gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh.
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì đồ dùng trực quan có một
vai trị vơ cùng quan trọng giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, tập trung vào
3


các hoạt động học và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả. Chính vì
vậy mà phương pháp này được giáo viên sử dụng thường xuyên trên lớp học và có
thể nói đồ dùng trực quan là không thể thiếu cho sự truyền tải thông tin và giảng
dạy kiến thức mới môn Tiếng Anh cho học sinh.
Tuy nhiên, việc giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng trực quan sẵn có như các đồ
dùng được trang bị: flashcards, poster hoặc các đồ vật thật… đôi khi khiến cho
việc tổ chức các hoạt động trong các giờ học trở nên lặp đi lặp lại không phong
phú và đây cũng chính là nguyên nhân gây nhàm chán cho học sinh, học sinh
khơng cịn hứng thú với giờ học. Ví dụ như trong các đơn vị bài học, nếu đơn
thuần chỉ sử dụng bộ flashcards để tổ chức các hoạt động thì rõ ràng trong các tiết
học dù đã thay đổi hình thức tổ chức thì chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những hoạt
động trùng lặp giữa các tiết trong các đơn vị bài học khác nhau.
Hơn nữa với những đồ dùng trực quan được trang bị cần phải có sự đầu tư
kinh phí, có những đồ dùng sử dụng khá hiệu quả trong các tiết dạy nhưng đơi khi
có những đồ dùng dù chúng ta mất tiền mua nhưng lại khơng phù hợp với đối
tượng học sinh của mình vì vậy khi sử dụng chúng ta vẫn phải điều chỉnh, thay
đổi cho phù hợp.
Trước khi áp dụng biện pháp “Tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu

học bằng đồ dùng tự làm” vào trong chương trình dạy thực nghiệm tôi tiến hành
làm phiếu điều tra hứng thú học tập môn tiếng Anh của học sinh khối 3, và lớp 5C
tại đơn vị tôi công tác.
Câu hỏi điều tra: Em có thích học mơn tiếng Anh khơng? Hãy đánh dấu x
vào ơ trống.
 Thích

 Khơng thích

 Lưỡng lự

Kết quả điều tra trước khi áp dụng biện pháp mới:
Khối/ Lớp

Sĩ số

Khối 3
5C

99
32

Thích
SL
%
18
18.2
7
21.9


Khơng thích
SL
%
30
30.3
9
28.1

Lưỡng lự
SL
%
51
51.5
16
50

4


Từ thực trạng trên, với mong muốn đem lại sự hứng thú hơn nữa cho học
sinh khi học tiếng Anh tôi đã lựa chọn biện pháp để nghiên cứu là: “Tạo hứng
thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học bằng đồ dùng tự làm”.
B. CÁC BIỆN PHÁP
1. Xây dựng ý tưởng làm đồ dùng
Để có thể tạo ra các đồ dùng tự làm đảm bảo được các tiêu chí như: dễ làm,
dễ dùng và có hiệu quả sử dụng cao trong các tiết học, gây hứng thú cho học sinh,
tạo sự tò mò muốn khám phá cái mới và giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách
tự nhiên và chủ động, giáo viên cần xây dựng ý tưởng làm đồ dùng bám sát yêu
cầu sau:
- Đồ dùng tự làm phải phù hợp với nội dung kiến thức bài học (GV cần

nghiên cứu kĩ nội dung bài học trước khi làm đồ dùng.)
- Đồ dùng tự làm có thể dùng để tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức
tổ chức khác nhau: nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6......
- Đồ dùng có thể được sử dụng nhiều lần ở nhiều bài khác nhau.
2. Một số đồ dùng tự làm đã được sử dụng hiệu quả
Khi sử dụng đồ dùng tự làm giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài học
trước để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với nội dung tiết dạy và đồ dùng đó phải
được sử dụng một cách triệt để, tiết dạy đó sẽ hiệu quả hơn. Có như vậy đồ dùng
tự làm mới có giá trị để học sinh khai thác và tìm hiểu kiến thức tốt hơn trên cơ sở
quan sát trao đổi nhóm để khắc sâu kiến thức.
Với các đồ dùng tự làm đã đưa vào sử dụng, dựa vào mục đích sử dụng đồ
dùng, tơi đã phân các đồ dùng đó thành 3 nhóm:
- Nhóm đồ dùng tạo tình huống gây hứng thú cho học sinh khi vào bài.
- Nhóm đồ dùng để ơn luyện từ vựng.
- Nhóm đồ dùng để thực hành mẫu câu.
2.1 Nhóm đồ dùng tạo tình huống gây hứng thú cho học sinh khi vào
bài
1. Con rối Minion
5


- Chuẩn bị: 1 lõi giấy (của màng bọc thực phẩm đã hết), giấy màu, kéo,
keo
- Thiết kế:
+ Dùng giấy màu vàng dán kín lõi giấy.
+ Dán kính, mắt, miệng và áo.
- Cách sử dụng:
+ Đây là nhân vật trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng “ Kẻ cắp mặt trăng” mà
các em rất yêu thích, sự xuất hiện của chú Minion khiến cho học sinh bất ngờ
và háo hức

+ GV có thể dùng để giới thiệu bài mới hoặc tạo tình huống trong một hoạt
động mới của bài dạy.

6


- Ứng dụng: Dùng trong các tiết học trên lớp hoặc các giờ sinh hoạt câu
lạc bộ.
- Hiệu quả: Giúp tạo khơng khí lớp học thoải mái, học sinh phấn khởi và
tị mị khám phá kiến thức mới. Chính vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức
một cách tự nhiên.

2. Mr Robot.
- Chuẩn bị: 5 quả bóng (Gồm 1 quả bóng to và 4 quả bóng nhỏ), 4 ống
nhựa và 2 lò xo, keo nến
- Thiết kế: Dùng keo nến gắn các vật liệu liệt kê ở trên thành robot như
hình bên.
+ Dán mắt, miệng.

7


- Cách sử dụng:
+ GV có thể dùng để giới thiệu bài mới hoặc tạo tình huống trong một hoạt động
mới của bài dạy.
- Ứng dụng: Dùng trong các tiết học ở các lớp khác nhau hoặc các giờ sinh hoạt
câu lạc bộ.
- Hiệu quả: Tạo hứng thú cho học sinh và gây sự tò mò muốn khám phá kiến
thức mới
.3. Lovely hats.


- Chuẩn bị: giấy xốp, keo nến.
- Thiết kế:
+ Vẽ hình các con vật lên giấy xốp. Cắt mũ và dán hình con vật vào mũ.
- Cách sử dụng:
8


+ HS đội mũ đóng vai các nhân vật đến thăm lớp.
+ GV dùng mũ thay con rối để vào bài.
- Ứng dụng: + Dùng trongcác hoạt động đóng vai các nhân vật để giới thiệu bài
hoặc đóng vai thực hành các mẫu câu….
- Hiệu quả: Tạo tình huống mới kích thích sự tị mị và gây hứng thú cho
học sinh.
2.2. Đồ dùng để ôn luyện từ vựng.
1. Music boxes
- Chuẩn bị: 5 hộp giấy, 5 tranh về chủ đề bài học, 5 từ Tiếng Anh tương
ứng với 5 tranh, giấy bóng kính.
- Thiết kế:
+ Mở nắp hộp, dán tranh ở đáy hộp và dán từ tiếng anh ở nắp hộp.
+ Cắt giấy bóng kính dán ở đáy hộp và nắp hộp để khi dán từ hoặc tranh có
thể bóc ra và thay thế bằng các từ và tranh ở các bài khác.

9


- Cách sử dụng:
+ Mỗi lượt chơi gồm 10 HS, 5 bạn cầm hộp đứng 1 hàng, 5 bạn cầm nắp hộp
đứng 1 hàng.
+ GV mở một đoạn nhạc hs vừa nghe nhạc vừa tìm bạn có tranh và từ tiếng Anh

phù hợp với mình.
+
K
hi

10


đoạn nhạc kết thúc cặp nào ghép được chiếc hộp có tranh và từ đúng thì thắng
cuộc.
- Ứng dụng: Dùng tổ chức hoạt động Câu lạc bộ hoặc hoạt động trò chơi từ vựng
trong các bài khác nhau, đồ dùng có thể dùng nhiều lần vì tranh và từ dán ở đáy và
nắp hộp có thể bóc ra dễ dàng.
- Hiệu quả: Giúp học sinh ôn từ vựng trong các bài khác nhau.
2. Mind maps
- Chuẩn bị: Giấy A0, tranh theo chủ đề, bút dạ.
- Thiết kế: + Cắt giấy A0 thành kích cỡ cần làm.
+ Dán tranh chỉ tên chủ đề ở giữa, các tranh về chủ đề dán xung quanh và
được nối với tranh chủ đề.
- Cách sử dụng: + Gắn tranh lên bảng hoặc lên tường
+ HS quan sát và đọc lại các từ
+ Gv cất tranh đi và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhớ và viết lại
các từ theo chủ điểm vào bảng phụ.
+ Nhóm nào viết được nhiều từ đúng hơn thi thắng cuộc.
- Ứng dụng:
+ Dùng tổ chức hoạt động Câu lạc bộ hoặc hoạt động trò chơi Kim’s game
+ Dùng luyện các mẫu câu liên quan tới từ vựng trong mind map.
- Hiệu quả: Giúp học sinh ôn từ vựng, luyện tập mẫu câu liên quan tới từ
trong tranh.


11


12


13


3. Tranh rời gắn tường.
- Chuẩn bị: Tranh HS tự vẽ theo chủ đề bài học, Giáo viên chuẩn bị thẻ từ
Tiếng Anh tương ứng
- Thiết kế:
+ Cắt và dán khuôn tranh lên tường.
+ Gắn tranh lên khung
- Cách sử dụng:
+ HS chơi theo đội, phát cho mỗi đội một tập từ, sau khoảng thời gian nhất định,
nhóm nào gắn được nhiều từ đúng với tranh thì thắng cuộc.
- Ứng dụng:
+ Dùng tổ chức các hoạt động trò chơi từ vựng trong các giờ học trên lớp hoặc
sinh hoạt Câu lạc bộ.
+ Có thể thay tranh theo chủ đề khác nhau vì tranh và từ gắn vào khung tranh có
thể tháo rời.
- Hiệu quả:

14


Giúp học sinh ôn từ vựng, luyện tập mẫu câu liên quan tới từ trong tranh.


15


- Chuẩn bị: Giấy A4, bìa, băng dính, giấy bóng kính và màu.
- Thiết kế:
+ Vẽ hình các con cơn trùng.
+ Dán giấy bóng kính bên ngồi và viền khung bằng băng dính xanh.
- Bìa cắt thành 2 hình trịn có tay cầm rồi trang trí hoa văn.
- Cách sử dụng:

4. Bộ đồ chơi diệt côn trùng (Killing insects)
+ Viết hoặc dán từ Tiếng Anh vào tranh côn trùng. ( Từ theo chủ đề
bài học)

16


+ Gắn tranh lên bảng.
+ Học sinh chơi theo 2 đội, mỗi lượt 2 học sinh chơi, GV nói Tiếng việt,
học sinh dùng thẻ xanh, đỏ đập vào con côn trùng có từ đó. Đội nào đập nhanh và
chính xác thì ghi được điểm.
- Ứng dụng:
+ Dùng tổ chức các hoạt động trò chơi từ vựng trong các giờ học trên lớp
hoặc sinh hoạt Câu lạc bộ.
+ Đồ dùng có thể sử dụng trong nhiều bài khác nhau vì từ có thể viết bằng
bút dạ lên tranh rồi xóa đi.
17


- Hiệu quả: Giúp học sinh ôn từ vựng.

2.3. Đồ dùng để thực hành mẫu câu.
1. Time rotation
- Chuẩn bị:
+ Giấy bìa, giấy xốp, giấy màu, bút dạ và 1 đinh vít.
- Thiết kế:
+ Các thứ trong tuần được viết, gắn vào vịng quay bằng đinh vít và có
chiều dài dài hơn đường kính của hình trịn.
+ Dán 3 mẫu câu sao cho khoảng cách giữa các mẫu câu tương ứng với
khoảng cách các thứ ở vòng xoay:
Today is...
Yesterday is....
Tomorrow is...

18


- Cách sử dụng:
+ HS chơi theo đội
+ Gắn đồ dùng lên bảng, HS các đội lần lượt lên quay, khi vịng quay dừng
đội đó phải đặt được 3 câu tương ứng với 3 mẫu câu.
Today is Thursday.
Yesterday is Wednesday.
Tomorrow is Friday.
Nếu đặt câu đúng thì sẽ được 1 điểm/câu.
- Ứng dụng: Dùng tổ chức hoạt động Câu lạc bộ hoặc hoạt động trò chơi
mở rộng.
- Hiệu quả:
+ Giúp học sinh ôn từ vựng về các thứ trong tuần, luyện tập mẫu câu nói về các
thứ trong tuần.
2. Happy Wheels

- Chuẩn bị:
+ 4 vòng quay bằng nhựa, 4 tên chủ đề, các tranh về 4 chủ đề
- Thiết kế:
+ Gắn tên chủ đề ở giữa.
+ Gắn tranh về chủ đề đó xung quanh.
- Cách sử dụng:
+ Học sinh chơi theo nhóm 4 hoặc nhóm 6, các nhóm ngồi theo vịng tròn.
+ HS xoay vòng quay, khi vòng quay dừng lần lượt HS phải đọc từ hoặc đặt
câu với tranh hướng về phía mình.
- Ứng dụng:
+ Do tên chủ đề và tranh gắn ở vịng quay có thể tháo rời nên GV có thể sử
dụng vịng quay để dạy ở nhiều bài khác nhau với nhiều chủ đề khác nhau và ở
nhiều lớp khác nhau
- Hiệu quả: Giúp học sinh luyện nói từ vựng và mẫu câu theo chủ đề.

19


3. Board game
- Chuẩn bị: Giấy bìa, giấy màu, tranh về các bệnh thường gặp.
- Thiết kế:
+ Dán giấy màu có gắn số lần lượt từ 1 đến 13.
+ Dán tranh về các bệnh thường gặp vào các ô số
+ Dán chữ “Miss a turn” vào 2 ô số 5 và số 9.
- Cách sử dụng:
+ Gắn đồ dùng lên bảng.
+ Học sinh chơi theo đội.

20




×