Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN TẠO HỨNG THÚ NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.04 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
Tran
PHẦN I: Đặt vấn đề
2
PHẦN II: Giải quyết vấn đề
4
A. Cơ sở lý luận
I. Các phương pháp dạy học
II. Các phương pháp dạy tiếng Anh và dạy Speaking
III.Các phương pháp học tiếng Anh.
4
4
5
10
B. Cơ sở thực tiễn
11
C. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
12
D. Kết quả đạt được
18
PHẦN III: Kết luận
20
I. Ý nghĩa của đề tài
20
II. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển
của đề tài
III. Bài học kinh nghiệm


TÀI LIỆU THAM KHẢO : 21


GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
1
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi
từ mọi cấp, phương pháp dạy học vì thế cũng có sự thay đổi: thực hiện dạy và học dựa
vào hoạt động tích cực của học sinh (HS) dưới sự tổ chức linh hoạt, đúng mực của giáo
viên (GV) nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành nhu cầu và
phương pháp tự học, tự bồi dưỡng của học sinh. Việc dạy ngoại ngữ nói chung và Tiếng
Anh nói riêng ở bậc THPT cũng đã thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vì vậy sách giáo khoa cũng được biên soạn theo
chủ đề, chủ điểm và mục đích giao tiếp: Nâng cao khả năng nghe và nói của hoc sinh.
Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của bậc THPT được biên soạn theo
quan điểm giao tiếp, phát triển tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh, coi việc hình
thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng
của quá trình giảng dạy.
Song, có một thực tế là học sinh rất ngại nói tiếng Anh, thậm chí nói tiếng Anh rất
khó khăn dù là một câu đơn giản. Trong giờ học Anh văn, kể cả tiết học SPEAKING chủ
yếu là màn độc thoại của giáo viên, đôi khi giờ học SPEAKING vô tình thành giờ học
WRITING. Và các em ra môi trường bên ngoài rất lúng túng, khó phản ứng kịp thời khi
gặp các tình huống đơn giản cần giao tiếp bằng Tiếng Anh , kể cả những em học khá và
giỏi. Tôi luôn bị trăn trở bởi câu hỏi “Tại sao học sinh học tiếng Anh lại không nói
được tiếng Anh?”.
Nguyên nhân: Sau khi tìm hiểu bằng một số biện pháp như: thực tế các lớp dạy, dự
giờ, thăm dò, phỏng vấn từ học sinh và các đồng sự, tôi thấy có một số nguyên nhân cơ
bản sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất, theo tôi, là học sinh được thực hành kỹ năng nghe và nói ở
lớp ít, ngoài những bài thực hành mang tính chất lặp lại thay thế, học sinh có ít cơ hội
vận dụng vào các tình huống giao tiếp cụ thể, gắn với đời sống hằng ngày. Nguyên nhân
thứ hai, nhiều học sinh không đủ tự tin để nói vì các em sợ nói sai. Thứ ba, bản thân

nhiều em ngại nói, lâu dần thành một thói quen “lười nói”, ngay cả trong tiết
SPEAKING. Nguyên nhân cuối cùng, theo tôi là rất quan trọng, đó là các em chưa có
hứng thú để nói tiếng Anh.Thực tế, ở trường THPT Lộc Hiệp cũng vậy, học sinh thuộc
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
2
Sáng kiến kinh nghiệm
vùng sâu, vùng xa ít được tiếp xúc với cuộc sống thành thị hiện đại, các em thường nhút
nhát, ngại giao tiếp, học sinh thuộc nhiều vùng, miền, học sinh đồng bào không ít nên ít
nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh.

Từ thực trạng và những nguyên nhân nêu trên, tôi đã chọn đề tài “TẠO HỨNG
THÚ NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT” để thực hiện, góp phần giúp học
sinh mạnh dạn hơn tự tin trong giờ học tiếng Anh nhất là trong giờ học SPEAKING,
cũng như trong giao tiếp thực tế hàng ngày; qua đó làm cơ sở, niềm tin để các em có thể
tiếp thu tốt hơn ở các kĩ năng khác của môn tiếng Anh nói chung và nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn ngoại ngữ nói riêng.
Do xuất phát từ thực tế dạy và học Tiếng Anh của thầy và trò trường chúng tôi nên
đề tài này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn ở khối lớp 11 trong học kỳ I và nửa đầu học kỳ II
năm học 2012-2013, khối 10 trong học kỳ II năm hoc 2011 - 2012.
Đề tài này được thực hiện chủ yếu bằng thử nghiệm thực tế giảng dạy, dự giờ, thu
thập thông tin từ đồng nghiệp, đồng sự, điều tra qua phiếu thăm dò…
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
3
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I- CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Có nhiều phương pháp dạy khác nhau đối với môn tiếng Anh, mỗi phương pháp
đều nhằm tới mục tiêu khác nhau; và do đó qui đinh vai trò của người dạy (giáo viên) và
của người học cũng khác nhau. Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: giáo

viên là người tổ chức, điều khiển, còn học sinh là người tự tổ chức, tự điều khiển, tự
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng bằng chính những thao táo những hành động trí tuệ của
riêng mình thông qua sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. Vấn đề phân loại các phương
pháp dạy học cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về cơ sở phân loại, hệ thống và tên gọi
các phương pháp dạy học, sau đây là những phương pháp đang được sử dụng phổ biến.
Đó là các phương pháp được xây dựng trên các nguồn tri thức.
1. Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời:
Lời nói và chữ viết là một nguồn tri thức phong phú. Căn cứ vào đặc điểm của
chúng, người ta xây dựng phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp
dùng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác.
b. Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày
tài liệu nhằm tạo cho người học một cách có hệ thống. Đối với phương pháp này bao
gồm ba phương pháp nhỏ đó là:
Giảng thuật: là một trong những phương pháp thuyết trình có chứa đựng các yếu
tố trần thuật hoặc miêu tả.
Giảng giải: là phương pháp giáo viên dùng những luận cứ, số liệu để giải thích,
chứng minh, làm sáng tỏ các vấn đề, các nguyên tắc, định lý, định luật, công thức
Giảng giải chứa đựng các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy tính
tích cực, phát triển trí thông minh, sáng tạo đối với người học.
Giảng diễn: là phương pháp dạy học đối với người lớn tuổi có năng lực nhận thức
phát triển và có tư duy khái quát ở mức độ cao. Giảng diễn là trình bày một vấn đề hoàn
chỉnh, có tính phức tạp, trừu tượng và khái quát trong khoảng thời gian tương đối dài.
b. Nhóm các phương pháp vấn đáp( đàm thoại) là phương pháp hỏi, đáp (đối
thoại, trao đổi) giữa người dạy và người học nhằm làm sáng tỏ vấn đề mới, tìm ra những
tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những loại tài liệu đã được học hoặc
những kinh nghiệm được tích lũy từ cuộc sống, hoặc tổng kết, ôn tập củng cố, mở rộng,
đào sâu tri thức hay kiểm tra kết quả học tập của người học. Trong thực tiễn dạy học tồn
tại những phương pháp dạy học như: vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết,
vấn đáp kiểm tra.
c. Nhóm phương pháp dùng sách giáo khoa và các tài liệu khác.

Sách giáo khoa là nguồn tri thức phong phú nó giúp cho người học mở rộng, đào
sâu những kiến thức thu lượm được qua bài giảng của giáo viên, tự luyện tập nhờ các bài
tập và tự kiểm tra bằng các câu hỏi được nêu ra trong sách giáo khoa.
2. Phương pháp dạy học trực quan: bao gồm phương pháp quan sát và phương
pháp trình bày trực quan. Hai phương pháp này có quan hệ trực tiếp với nhau.
2.1. Quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, được sử dụng rộng rãi
trong quá trình dạy học, đặc biệt trong quá trình giảng dạy và học tập các môn khoa học
tự nhiên nhằm rút ra các nhận xét, những kết luận có cơ sở thực tiễn.
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
4
Sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trước
khi, trong khi và sau khi lĩnh hội tài liệu học tập mới. Nó còn được sử dụng trong quá
trình ôn tập, củng cố và thậm chí khi kiểm tra tri thức,kỹ năng, kỹ xảo người học. Giáo
viên sử dụng tốt các phương pháp trực quan sẽ huy động được sự tham gia của nhiều
giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu, tạo điều kiện cho người học dễ hiểu,
nhớ lâu, gây hứng thú cho người học, phát triển ở người học năng lực chú ý, quan sát,
bồi dưỡng sự say mê, óc tò mò tìm tòi, phát hiện những tri thức mới.
3. Các phương pháp dạy học thực tiễn:
Bao gồm các phương pháp độc lập làm thí nghiệm, luyện tập, ôn tập.
3.1. Phương pháp độc lập làm thí nghiệm được sử dụng rộng rãi trong quá trình
học tập các môn khoa học thực nghiệm như: vật lí, hóa học, sinh vật Nó giúp người
đọc nắm tri thức một cách vững chắc, gây hứng thú say mê và óc tò mò khoa học.
3.2. Phương pháp luyện tập là lập lại nhiều lần những thao tác trí tuệ, những hành
động thực tiễn nhất định nhàm hình thành và củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người
học.
3.3. Phương pháp ôn tập giúp cho người học củng cố, mở rộng, đào sâu, khái
quát hóa những tri thức đã được học, củng cố vững chắc những tri thức kỹ năng, kỹ xảo,
phát triển trí tuệ đặc biệt là khả năng tư duy độc lập của người học.
4. Phương pháp kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình

dạy học.
Các phương pháp kiểm tra đánh giá có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm
giúp cho giáo viên và các cấp quản lí thu đươc những tín hiệu ngược phản ánh chất
lượng và hiệu quả dạy học để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập của
thầy và trò. Mặt khác kiểm tra đánh giá còn có tác dụng củng cố tri thức, tạo điều kiện
phát triển trí tuệ và hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho người học.
II.CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH VÀ DẠY SPEAKING
Mỗi phương pháp giảng dạy qui định vai trò của người giáo viên và người học.
1.Phương pháp giảng dạy ngữ pháp dịch thuật (Grammar Translation):
Phương pháp này là một bước tiến triển của phương pháp giảng dạy tiếng Latin
và tiếng Hi Lạp cổ điển khi những ngôn ngữ sống được dạy rộng rãi vào thế kỷ 19. Nó là
một phương pháp chủ đạo cho đến cuối thế kỷ 19 và được sử dụng dưới một hình thức
này hoặc hình thức khác cho đến ngày nay.
Ngôn ngữ được xem như là hệ thống các qui luật để thành lập các câu đúng. Viết
được xem như hình thức cao nhất của ngôn ngữ. Học ngôn ngữ tốt nhất bằng cách học
thuộc các qui tắc, song song với danh sách từ vựng lưỡng ngôn và sử dụng chúng trong
việc tạo câu. Dịch thuật được xem như là cách tốt nhất trong để luyện tập việc áp dụng
những công thức cũng như chuyển thể từ dạng câu này sang dạng câu khác ví dụ như
như chuyển đổi từ thì hiện tại sang thì quá khứ, từ thể chủ động sang thể bị động.
Phương pháp ngữ pháp dịch thuật bao gồm những nét đặc trưng sau đây:
- Mục tiêu của việc học một ngôn ngữ là học ngôn ngữ để đọc văn học. Ngữ pháp
dịch thuật là cách học những qui tắc ngữ pháp, dịch những bài tập, bài khóa từ tiếng mẹ
đẻ sang một ngôn ngữ khác mình đang theo học.
- Điểm tập trung chính là đọc và viết không chú ý nhiều đến nghe và nói.
- Lựa chọn từ vựng chủ yếu dựa vào những bài đọc và những danh sách từ lưỡng
ngôn, trong từ điển và ghi nhớ. Trong một bài khóa ngữ pháp dịch thuật tiêu biểu sẽ trình
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
5
Sáng kiến kinh nghiệm
bày và minh họa những điểm ngữ pháp và danh sách từ vựng và những bài tập đã được

dịch qua một ngoại ngữ tương đương.
- Câu là đơn vị chính trong việc học và dạy ngôn ngữ.
Vai trò của người giáo viên là giảng giải những điểm ngữ pháp và nghĩa của từ
bằng ngôn ngữ của người học, tổ chức thực hành(ví dụ như là gợi nhớ lại công thức và
dịch thuật) và sửa sai cho học sinh.
Vai trò của người họclà chú ý cẩn thận vào sự giải thích và sửa sai của giáo viên,
học thuộc công thức và từ vựng và làm bài tập một cách cẩn thận.
2. Phương pháp giảng dạy trực tiếp (Direct method):
Phương pháp này được xem như là một cuộc cách mạng chống lại phương pháp
giảng dạy ngữ pháp dịch thuật vào cuối thế kỷ 19 Phương pháp này ở một chừng mực
nào đó dựa vào nền khoa học mới của cuối thế kỷ 19, đặc biệt về mặt ngôn ngữ và giảng
dạy.
Ngôn ngữ được xem như là những hệ thống giao tiếp, nói được xây dựng bởi
những từ tạo nên câu, những cấu tạo nên ngôn bản. Học ngôn ngữ tốt nhất bằng con
đường tự nhiên, bằng cách nghe từ , nghe câu trong ngữ cảnh và bắt chước những gì bạn
nghe. Không sử dụng ngôn ngữ của người học và truyền tải nghĩa của từ bằng cách
biểu diễn, vẽ, làm điệu bộ hay minh hoa. Hỏi và trả lời câu hỏi là một trong những cách
tốt nhất để luyện tập cùng với luyện nói càng nhiều càng tốt.
Vai trò của người giáo viên cần phải chủ động, minh họa ngôn ngữ, tổ chức luyện
tập và sửa sai cho người học.
Vai trò của người học là lắng nghe cẩn thận , bắt chước tham gia càng nhiều vào
phần luyện nói.
3. Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ theo tình huống
(Situational Language teaching)
Phương pháp này do một người Anh sáng lập vào những năm 20 và 30 do không thỏa
mãn với phương pháp trực tiếp. Phương pháp này được phát triển đến những năm 70.
Phương pháp này đồng một số quan điểm với phương pháp trực tiếp về mặt ngôn
ngữ và cách học, và trái ngược với phương pháp ngữ pháp dịch thuật. Trong nguồn gốc
một phần nó đáp ứng những mặt yếu hơn của phương pháp trực tiếp, một phần là sự phát
triển những khái niệm lý thuyết của những nhà ngôn ngữ Anh, đặc biệt về khía cạnh

ngôn ngữ chỉ được hiểu chính xác đầy đủ trong một ngữ cảnh thực sự. Phương pháp
giảng dạy ngôn ngữ theo tình huống tiếp nhận phần giới thiệu và luyện tập của phương
pháp trực tiếp bằng cách sử dụng tranh ảnh, minh họạ ở bước tiếp theo, thực hiện bước
giới thiệu và luyện tập trong một tình huống đơn thuần dễ hiểu.Tình huống nên thực tế
giống như đi mua sắm hay học lái xe. Những câu do học sinh làm được đánh giá trên
mối quan hệ tình huống cũng như sự chính xác của ngôn ngữ. Loại luyện tập này được
xem như là bước chuẩn bị tốt cho những tình huống thực sự hơn là phần củng cố với
những ví dụ tình huống không liên quan đến cấu trúc.Sau đây là những đặc điểm của
phương pháp giảng dạy theo tình huống:
- Giảng dạy ngôn ngữ bắt đầu bằng ngôn ngữ nói nói một cách khác là dạy nói
trước.
- Ngôn ngữ cần học là ngôn ngữ trong lớp học.
- Giới thiệu điểm ngữ pháp mới và yêu cầu luyện tập theo tình huống.
- Muốn dạy cách chọn một lượng từ để sử dụng thì phải chắc rằng học sinh hiểu
được những nghĩa gốc của lượng từ đó.
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
6
Sáng kiến kinh nghiệm
- Giảng dạy những điểm ngữ pháp cơ bản trước khi giảng những điểm phức tạp.
- Giới thiệu phần đọc và viết khi đã có vốn từ và nắm vững một số điểm ngữ
pháp.
Với từng phương pháp nó sẽ qui định vai trò của người dạy và người học, cụ thể
với phương pháp giảng dạy theo tình huống vai trò của người dạy và người học như sau:
Vai trò của người học: Đối với phương pháp này yêu cầu người học lắng nghe và
lặp lại những gì giáo viên nói, trả lời câu hỏi và thực hiện những mệnh lệnh. Học sinh
không có quyền điều khiển trong phần nội dung của quá trình học. Tiếp sau đó giáo viên
rất khuyến khích sự tham gia chủ động của học sinh vào quá trình luyện tập.
Vai trò của người giáo viên :Trong phần giới thiệu bài giáo viên với chức năng là
một người làm mẫu, tạo tình huống bởi những cấu trúc sẽ được dạy và giáo viên sẽ làm
mẫu những cấu trúc mới, yêu cầu học sinh lập lại. Sau đó giáo viên sẽ đặt câu hỏi, sử

dụng mệnh lệnh để rút ra những câu đúng của học sinh.
Trong phần luyện tập, giáo viên sẽ tạo nhiều cơ hội cho học sinh sử dụng ngôn
ngữ mà không cần chú ý việc sửa sai điểm ngữ pháp hay cấu trúc nhiều.
4. Phương pháp giảng dạy nghe nhìn (Audio-lingual):
Phương pháp này phát triển gián tiếp ra ngoài chương trình phát triển của những
nhà ngôn ngữ và nhà sư phạm Mỹ đối với nền quân đội Mỹ trong suốt thế chiến thứ 2
Hai hoạt động chính của phương này là lập lại bài đối thoại và luyện tập nhớ và
thay thế. Những bài đối thoại thì dễ hơn cho việc luyện âm với một số mẫu cấu trúc mới
mang tính ngữ cảnh.Luyện tập thay thế là những phần luyện tập cấu trúc không mang
tính ngữ cảnh.Đối với phương pháp này luôn khuyến khích phần sửa sai của học sinh.
Dạng bài đối thoại và luyện tập là nền tảng căn bản của phương pháp này. Những
bài đối thoại cung cấp những cấu trúc chính mang tính ngữ cảnh và minh họa những tình
huống bao gồm cấu trúc đó cũng như một số khía cạnh văn hóa về đất nước ngôn ngữ
mình đang theo học. Kỹ năng lập lại và ghi nhớ thường được sử dụng trong những bài
đối thoại. Nó thường nhấn mạnh đến phần phát âm, dấu nhấn, ngữ điệu. Thường thì sau
mỗi bài đối thoại thường là việc GV giới thiệu những điểm ngữ pháp cơ bản có trong bài
đối thoại và nó trở thành dạng một số bài tập được đem ra luyện tập.
Vai trò của người học: Với giảng dạy nghe nhìn, chủ yếu giảng dạy cách thành
lập câu đúng. Giáo viên không khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình giao tiếp
bởi lẽ nó sẽ đưa đến nhiều lỗi sai.Trong giai đoạn đầu học sinh không cần hiểu hết nghĩa
khi lập lại theo giáo viên hay khi nghe những gì giáo viên nói chỉ cần bắt chước một
cách chính xác, làm những bài tập giáo viên cho chính là học những dạng cấu trúc mới.
Vai trò của giáo viên: Cũng giống như phương pháp giảng dạy theo tình huống,
phương pháp này người giáo viên đóng vai trò trung tâm và chủ động. Giáo viên làm
mẫu ngôn ngữ mới, điều khiển tốc độ học và sửa sai cho học sinh. Giáo viên cho học
sinh làm nhiều dạng bài tập và chọn những tình huống phù hợp với phần luyện tập cấu
trúc.
5. Phương pháp chọn lựa (selective method)
Phương pháp này đề cập đến nhiều phương pháp và một chiều hướng phát triển
khá ảnh hưởng khoảng giữa những năm 1960 và đầu những năm 1980 mặc dù những

phương pháp này chưa bao giờ được sử dụng rộng rãi. Phương pháp bao gồm ba phương
pháp nhỏ sau:
- Phương pháp trả lời hoàn toàn bằng những hành động:
Phương pháp này thích hợp cho những đối tượng bắt đầu học và sau đó cộng
thêm những hoạt động và những kỹ thuật của các phương pháp khác. Phương pháp này
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
7
Sáng kiến kinh nghiệm
chủ yếu để phát huy kỹ năng nghe hiểu trước phần củng cố kết hợp với những hành động
ngôn ngữ và nó giảm được sự căng thẳng trong việc học. Bằng những cách này nó cố
gắng sao chép những điểm nổi bật của tiếng mẹ đẻ. Hầu hết các phương pháp khác có
một sự đòi hỏi nhất định về kỹ năng nói hơn là cung cấp phần luyện nghe trước. Hầu hết
các phương pháp khác là một sự liên kết giữa ngôn ngữ và ngôn ngữ hơn là những hành
động trong khi đó phương pháp này là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động bằng cách
yêu cầu học sinh làm những gì giáo viên yêu cầu.
-Phương pháp giảng dạy im lặng
Phương pháp giảng dạy này trái ngược hoàn toàn với phương pháp trả lời hoàn
toàn bằng hành động. Thay vì cho một bài luyện nghe có chủ ý, thì người giáo viên hoàn
toàn im lặng , chỉ cho những những câu ví dụ cấu trúc mới và yêu cầu học sinh làm lại
những câu tương tự . Phương pháp này dựa trên thuyết khám phá và giải quyết được vấn
đề thì tốt hơn là việc học bằng cách bắt chước và lập lại. Với phương pháp này yêu cầu
học sinh phải tập trung và phấn đấu một chút mới được.
-Phương pháp suggestopedia
Mục đích chính của phương pháp này nhằm dễ dàng hóa việc ghi nhớ thuộc lòng.
Trong việc học ngoại ngữ, phương pháp này giúp ghi nhớ những bài khóa ngoại ngữ
hay. Những bài khóa ngoại ngữ được dịch sang tiếng mẹ đẻ một cách hiểu tương đương
về những gì đã học thuộc. Những bài khóa đó đã được học thuộc sẽ được sử dụng làm
nền tảng để phân tích và rèn luyện các hoạt động khác. Những cảnh vật xung quanh sẽ
làm cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn .
6. Phương pháp giảng dạy giao tiếp (Communicative approach):

Phương pháp này hiện nay được đa số các giáo viên sử dụng. Tuy nhiên nó được
giáo viên áp dụng với nhiều cách khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau.Về nguyên
tắc phương pháp này không phải luôn luôn là để luyện tập, ngôn ngữ được xem như là:
-Chúng ta làm gì với những phát ngôn, chứng năng giao tiếp cụ thể của nó (chẳng
hạn như thông báo, ra lệnh, mời mọc…) và nó không chỉ trong những phạm trù những
cấu trúc câu trang trọng và những nghĩa cơ bản.
-Chúng ta thực sự sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong văn bản thực sự. Cũng
trên nguyên tắc việc học ngôn ngữ là một quá trình tiếp nhận lâu dài và sử dụng ngôn
ngữ với nhiều sai sót không thể tránh được. Đối với những hoạt động giao tiếp người
giáo viên ít điều khiển học sinh trong hoạt động nghe, nói, đọc, viết và nghĩ vì vậy học
sinh phải điều khiển việc học của mình. Đây là những đặc điểm của phương pháp giao
tiếp:
- Ngôn ngữ là một hệ thống diễn tả ý nghĩa
- Chức năng tiên quyết của ngôn ngữ là giao tiếp
- Cấu trúc ngôn ngữ phản ánh cách sử dụng mang tính chức năng và giao tiếp
- Những đơn vị tiên quyết của ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là những đặc điểm
ngữ pháp và cấu trúc mà còn là mặt nghĩa mang tính chức năng và giao tiếp trong ngôn
bản.
Trong phương pháp giao tiếp chủ yếu đề cập đến quá trình giao tiếp hơn là nhấn
mạnh đến những điểm ngữ pháp.Vì thế vai trò của người giáo viên và học viên khác với
những phương pháp khác.
Vai trò của người học: Người học đóng vai trò như những người thương thuyết
giữa quá trình tự học và đối tượng của việc học- với vai trò của người thương thuyết
trong nhóm và những hoạt động trong nhóm đảm nhận. Ứng dụng cho người học là đóng
góp càng nhiều càng tốt và đó chính là cách học phụ thuộc lẫn nhau.
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Vai trò của giáo viên: Đối với phương pháp giao tiếp giáo viên có rất nhiều vai
trò, theo Breen và Candlin giáo viên có hai vai trò chính sau: Vai trò đầu tiên là làm cho

quá trình giao tiếp giữa các thành viên trong lớp dễ dàng và giữa những thành viên trong
lớp với các dạng bài tập và bài khóa. Vai trò thứ hai là một người tham dự độc lập trong
nhóm giảng dạy- học tập. Ngoài ra, còn có một số vai trò khác như là người tổ chức,
người nghiên cứu, người phân tích, người trưởng nhóm.
7. Phương pháp giảng dạy học lấy người học làm trung tâm:
( Learner-centered method)
Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm ( còn gọi là Phương pháp dạy
học lấy học sinh làm trung tâm). Phương pháp này được nhà giáo dục học Weimer đề
cập đến năm 2002, và được phát triển, áp dụng rộng trên thế giới những năm gần đây
nhất là trong các trường THPT. Nếu các phương pháp trước đây, người dạy học tập trung
vào việc họ làm hơn là vào những gì người học làm; nghĩa là nhấn mạnh vào việc giáo
viên làm gì, học sinh thường thụ động và ngoan ngoãn làm theo bất cứ những gì giáo
viên yêu cầu. Ngược lại, dạy học lấy người học làm trung tâm là phương pháp dạy học
tập trung vào chính người học, tập trung vào nhu cầu của học sinh hơn là vào bản thân
quá trình dạy học. Nói cách khác, phương pháp này tập trung vào bản thân mỗi học sinh:
nhu cầu, khả năng, sở thích, cách học… Giáo viên, ngoài vai trò hướng dẫn, còn có vai
trò như một “nhân tố thiết bị” để đáp ứng các nhu cầu của người học. Với môn tiếng
Anh- là một ngoại ngữ, giáo viên có thể được ví như một nghệ sĩ trên sân khấu. Dạy học
lấy người học làm trung tâm nhấn mạnh vào việc đa dạng hoá các phương pháp khác
nhau, chuyển dịch vai trò của người dạy học từ chỗ là người cung cấp thông tin thành
nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
DẠY SPEAKING
Các bước của bài speaking thì tuỳ theo từng bài cụ thể nhưng cơ bản gồm các bước sau:
1. Warm-up: Là những hoạt động mà GV đưa ra nhằm tạo hứng thú cho người học cũng
như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng với bài học mới.
2. Pre- speaking : Nhằm đẩy mạnh sự quan tâm của HS đối với chủ đề bài học. Trong
hoạt động này, giáo viên thường tạo tình huống (set the scene), dẫn nhập chủ đề (lead in
the topic), khởi động kiến thức nền tảng của HS (activate students' experience and
background knowledge), cung cấp ngữ liệu mới (provide input) như từ vựng, cấu trúc, ví
dụ…

3. Controlled speaking: Thường là các hoạt động bám sát chủ đề có gợi ý cụ thể và yêu
cầu các em nói theo sự hướng dẫn và gợi ý của giáo viên/của bài và sử dụng các target
language vừa mới giới thiệu. Hoạt động này giúp các em rèn luyện độ chính xác
(accuracy) để tạo sự tự tin.
4. Freer speaking: Là các hoạt động yêu cầu các em sử dụng ngôn ngữ trọng tâm (target
language) vừa mới giới thiệu và cả vốn ngôn ngữ đã học và kiến thức nền tảng để thực
hành nói một cách trôi chảy mang đậm tính giao tiếp.
5. Post-speaking: Là hoạt động nhằm củng cố, mở rộng bài học, vừa giúp HS nhớ bài
học và vận dụng bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Bản thân tôi luôn tâm đắc với phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm,
kết hợp phương pháp Giao tiếp trong dạy học, nhất là dạy kỹ năng SPEAKING.
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
9
Sáng kiến kinh nghiệm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH:
Việc học ngôn ngữ được tiến hành bằng cách quan sát, tổ chức và lưu trữ thông
tin. Cốt lõi của sự thành công trong việc dạy và học ngôn ngữ là sự thấu hiểu cấu trúc
và thẩm thấu vào bộ não. Qua một quá trình nghiên cứu lâu dài về các phương pháp học
qua lịch sử các phương pháp giảng dạy.
1. Theo thuyết hành vi:
Việc học được xem như là sự hình thành thói quen. Theo thuyết này đó chính là
quá trình thành lập thói quen một cách máy móc và thực hiện những thói quen đó bằng
quá trình trả lời các vấn đề hoặc câu hỏi được giáo viên đưa ra thường xuyên. Một trong
những qui tắc đó là:
− Không bao giờ dịch.
− Tiếp nhận ngôn ngữ mới theo qui trình nghe, nói, dọc, viết.
− Sự lặp lại thường xuyên là điều thiết yếu cho việc học ngôn ngữ hiệu quả.
− Tất cả các lỗi sai phải được sửa ngay lập tức.
− Như vậy đối với thuyết hành vi, luyện tập là một kỹ năng cơ bản.
2. Thuyết tư duy (Mentalism): Tư duy như những hành động được điều khiển

bởi các qui tắc, qui luật.
Phương pháp nghe nhìn và những qui tắc của thuyết hành vi đã không mang đến
một kết quả như đã hứa hẹn. Người học không phù hợp với thuyết hành vi vì: nó chú
trọng đến dịch thuật, đòi hỏi các qui tắc ngữ pháp, thói quen lập lại. Những việc như thế
phần nào giảm đi sự ảnh hưởng của lý thuyết. Yếu tố không thành công của thuyết hành
vi bắt nguồn từ Chomsky(1954). Ông phản bác với thuyết hành vi về vấn đề: làm thế
nào mà tư duy có thể chuyển tải những gì đã được học theo một trình tự stimulus-
response đến những tình huống mới. Đối với thuyết hành vi tính kkhái quát hóa là một
khái niệm mơ hồ và nó luôn bị lướt qua, không bao giờ được giải thích rõ ràng.
Chomsky đã bác bỏ tính khái quát đó không thể giải thích được một chuỗi tư duy có giới
hạn có thể liên hệ với một chuỗi tư duy vô hạn trong các tình huống có thể. Chomsky kết
luận rằng tư duy là một hành động chịu sự điều khiển của qui tắc; một chuỗi giới hạn các
qui luận có thể làm cho tư duy liên hệ với một chuỗi kinh nghiệm vô hạn (khi nó gặp
phải vấn đề).
Thuyết tư duy được xem như một hành động chịu sự điều khiển của tư duy, nó là
một bước để tiến tới kết luận việc học không chỉ là việc lập thói quen mà còn đòi hỏi sự
thẩm thấu các qui luật- một quá trình tích lũy kinh nghiệm của mỗi cá nhân sử dụng tư
duy của riêng mình để lập nên một giả thuyết. Giả thuyết được kiểm nghiệm và điều
chỉnh bằng các kinh nghiệm tích lũy sau này. Bộ não, không chỉ dễ trả lời mà còn cấu
trúc chìm trong mỗi phát ngôn. Nó có thể sử dụng kiến thức trong một tình huống mới
để đoán trước cái gì sẽ xảy ra, câu trả lời là phù hợp. Tuy nhiên thuyết tư duy như là
một bước kiếm tìm qui luật, nó ít tự nhiên hơn là thuyết ý thức.
3. Thuyết ý thức: người học được xem như là những con người có đầu óc tư duy.
Đối với thuyết hành vi, người học đóng vai trò bị động trong khi đó đối với thuyết
này người học đóng vai trò chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức (Ausubel et al.,
1978). Việc học và sử dụng một qui tắc đòi hỏi người học phải suy nghĩ, nghĩa là áp
dụng sức mạnh trí tuệ để rút ra một qui tắc chung và sau đó phân tích xem thử qui tắc đó
sẽ được áp dụng dúng và hữu dụng trong trường hợp nào. Việc học là một qui trình mà
người học cố hiểu thấu và người học phải tự xoay xở một số sự tương đồng có nghĩa.
Điều này có nghĩa là chúng ta học bằng suy nghĩ và cố gắng hiểu những gì ta nghe, thấy.

GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
10
Sáng kiến kinh nghiệm
4. Nhân tố tác dộng: Người học như những con người có cảm xúc. Con người
không chỉ nghĩ mà còn có cảm xúc. Việc học, đặc biệt là tiếp thu một ngôn ngữ, là một
kinh nghiệm cảm xúc và các xúc cảm đó tạo ra quá trình học có thành công hay không.
Tầm quan trọng của nhân tố tác động dễ dàng thấy được nếu chúng ta xem xét mối quan
hệ giữa khía cạnh nhận thức và tác động của người học. Thuyết nhận thức nói rằng
người học sẽ học khi tự họ nghĩ về họ sẽ học cái gì nhưng nhân tố nhận thức nghĩ trước
đó là nhân tố tác động của động cơ. Trước khi người học có thể chủ động nghĩ về một
điều gì đó, họ phải muốn nghĩ về điều đó cái đã. Sự phản ứng tình cảm trong kinh
nghiệm học tập là một cơ sở thiết yếu trong việc hình thành quá trình nhận thức. Hoc cái
gì như thế nào sẽ chi phối cách học như thế ấy.
Theo Gardner and Lambert's (1972), người học thường có hai dạng động cơ sau:
Động cơ 1: Học ngoại ngữ như một công cụ để đáp ứng các nhu cầu, sự tác động
từ bên ngoài chẳng hạn học ngoại ngữ để buôn bán với người bản xứ , học để có thể đọc
sách,tài liệu ở một ngoại ngữ nào đó.
Động cơ 2: Xuất phát từ mong muốn của bản thân, muốn gia nhập vào cộng đồng
người sử dụng một ngôn ngữ nào đó. Nhìn chung đối với phần cơ sở lý luận của đề tài
tôi đã khái quát những vấn đề liên quan đến các phương pháp giảng dạy nói chung và
phương pháp giảng dạy tiếng Anh nói riêng. Muốn có được một quá trình dạy học nói
chung , ngoài sự có mặt của giáo viên thì vai trò của học sinh cũng đóng vai trò không
kém phần quan trọng. Vì vậy ngoài việc đề cập đến vai trò, phương pháp giảng dạy của
giáo viên , đề tài cũng được đề cập đến cách học của học sinh.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thứ nhất, như đã đề cập ở phần đầu: Có một thực tế là học sinh rất ngại nói tiếng
Anh, thậm chí nói tiếng Anh rất khó khăn dù là một câu đơn giản. Trong giờ học Anh
văn, kể cả tiết học SPEAKING chủ yếu là màn độc thoại của giáo viên, đôi khi giờ học
SPEAKING vô tình thành giờ học WRITING. Và các em ra môi trường bên ngoài rất
lúng túng, khó phản ứng kịp thời khi gặp các tình huống đơn giản cần giao tiếp bằng

Tiếng Anh , kể cả những em học khá và giỏi. Tôi luôn bị trăn trở bởi câu hỏi “Tại sao
học sinh học tiếng Anh lại không nói được tiếng Anh?”.
Thứ hai, ở trường tôi, khả năng học ngoại ngữ của các em hoàn toàn khác nhau. Có
em thì học ngữ pháp và nhớ từ mới rất tốt nhưng khả năng nghe, nói Tiếng Anh lại yếu,
có em thì chỉ nghe được nhưng nói lại kém. Nhiều HS xem thường kỹ năng Nghe - Nói,
chỉ học từ vựng và ngữ pháp, một số em chỉ nghe giáo viên nói để nắm bắt kiến thức,
nhưng lại ít được giao tiếp bằng ngoại ngữ với người khác nên không phát triển được kỹ
năng nói dẫn đến nói kém…. Từ thực tế cho thấy đa số HS không có hứng thú nói tiếng
Anh trong giờ học Anh văn, ngay cả trong tiết học SPEAKING, hoặc chỉ có một vài HS
khá trong lớp nói một vài câu, nhưng diễn đạt rất yếu. Các em không tự tin giao tiếp từ
những câu chào hỏi, giới thiệu bản thân…từ đó dẫn đến việc ngại và sợ học môn tiếng
Anh.
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
11
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
12
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
A. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
- Khi bắt tay vào thực hiện, tôi đặt ra 3 câu hỏi: 1) Tại sao HS ngại nói tiếng Anh?
2) Các em muốn nói vấn đề gì?
3) Làm thế nào đề HS nói?
- Đề tài này tập trung giải quyết các câu hỏi trên.
( Nghe – Nói là 2 kĩ năng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi đê
tài “ Tạo hứng thú nói tiếng Anh cho hoc sinh THPT”, kĩ năng nghe không được
người viết đặt nặng, do đó sẽ không được đề cập đến trong đề tài)
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh với kỹ năng nói
bằng cách hội thoại trực tiếp với các em qua các câu hỏi về các thông tin cá nhân và hoạt
động hàng ngày. Kết quả như sau:

* Kết quả khảo sát đầu năm
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11A1 35 4 11,4 5 14,2 15 42,9 11 31,5 0 0
11A2 34 0 0 3 8,8 8 23,5 19 53 4
14,
7
11A3 32 0 0 3 9,4 8 25 15 46,8 6
18,
8
11A4 31 0 0 1 3,2 6 19,4 14 45,4 10 32
TS 132 4 3,1 12 9,1 32 24,2 64 48,4 20
15,
2
Ngay sau đó tôi đã bắt tay vào áp dụng các biện pháp phù hợp với thực tế đối tượng
học sinh của từng lớp mình giảng dạy nhằm cởi nút thắt im lặng, sợ nói cho các em.
Từ cuối hoc kì II năm học 2011-2012 tôi bắt đầu thay đổi các phương pháp, thử
nghiệm cách mới để tạo hứng thú cho học sinh nói tiếng Anh trong giờ học Anh văn.
Trước hết tôi lập chiến lược ( Biện pháp thưc hiện lâu dài cho hoc kì, cho năm) và
chiến thuật ( Biện pháp thực hiện từng tiết, từng tuần)
Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi luôn uyển chuyển kết hợp
nhiều hoạt động, nhiều mẹo nhỏ trong cũng như ngoài giờ dạy nhằm giúp các em cảm
thấy thoải mái, không e ngại, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp,
say mê phấn đấu học bộ môn.
1) Biện pháp thứ nhất: Thực hiện nguyên tắc “BA KHÔNG, MỘT CÓ”
- Có một câu nói rất hay mà người phương Tây và GV nước ngoài hay dùng: “Don't let
yourself live in fear of speaking your mind. Speak up! Be heard!” ( Nghĩa là : Đừng để
mình sống mà cứ sợ nói ra điều có trong đầu mình. Cứ nói ra! Họ sẽ lắng nghe!). Đây
cũng lã một trong các căn cứ để tôi thực hiện nguyên tắc trên.

Tôi bắt đầu cho các em làm quen với nguyên tắc “BA KHÔNG, MỘT CÓ” – thuật
* Kết quả kiểm tra giữa học kỳ II
Lớp

số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11A1 35 9 25,7 15 42,9 11 31,4 0 0 0 0
11A2 34 2 5,9 9 26,4 14 41,3 9 26,4 0 0
11A3 32 3 9,4 10 31,3 12 37,5 7 21,8 0 0
11A4 31 0 0 4 12,9 7 22,7 17 54,8 3 9,6
TS 132 14 10,6 38 28,7 44 33,3 33 25,2 3 2,2
( Điểm ở bảng này là điểm bài TK thường xuyên gần đây nhất)

Kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng lên so với đầu năm
học và có ít điểm yếu hơn. Tuy nhiên nếu không cho câu hỏi ôn tập và luyện tập
thì kết quả sẽ thấp hơn. Nhưng dù sao đây là kết quả khích lệ của thầy trò chúng
tôi.
Ngoài ra kỹ năng nghe nói cũng được đánh giá trong suốt quá trình học tập của
học sinh trong một học kỳ. Tôi ghi điểm cộng nhằm khuyến khích các em có ý
kiến hay, tích cực thảo luận nhóm và tích cực trả lời những câu hỏi gợi mở của
giáo viên.
13
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài

Có nhiều cách sáng tạo; thiết nghĩ dù cách sáng tạo nào đi nữa nếu mang lại hiệu
quả thiết thực đều được chúng ta ủng hộ. Những cách làm và kết quả trên đây tuy chưa
phải là tối ưu, hay nhất, nhưng chúng cũng đã có những hiệu quả thiết thực tại cơ sở.

Tôi hy vọng đề tài này sẽ góp một tiếng nói nhỏ trong quá trình dạy học và đổi mới
phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu
quả dạy và học nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng. Tuy đã rất cố gắng, chắc
chắn sẽ còn những vấn đề phải bàn thêm trong đề tài này. Tôi mong nhận được những
chỉ đạo, đóng góp từ các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp xa gần.
2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của đề tài
Những năm gần đây, người ta luôn đề cao hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh
trong thời kì hội nhập. Học tiếng Anh là để giao tiếp, giao lưu, học tiếng Anh thì ít
nhiều cũng phải nói được tiếng Anh. Vì thế, những cách làm trên đã tạo được hứng thú
nói tiếng Anh cho HS chúng tôi ở vùng sâu, làm cơ sở để nâng cao các kĩ năng khác
của môn tiếng Anh, thì cũng có thể áp dụng ở những nơi khác một cách linh hoạt hơn
tùy từng hoàn cảnh và điều kiện ….Tất cả không ngoài mục đích nâng cao chất lượng
dạy và học. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện hơn cho đề tài và có
hướng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ ở các khối lớp 11 của trường mà
có thể mở rộng ra các khối còn lại nhằm tạo hứng thú và phong trào học tiếng Anh của
trường tôi.
3. Bài học kinh nghiệm
Tạo hứng thú cho HS là một yếu tố rất quan trọng. Vì có hứng thì các em mới học,
có hứng thú mới học tập có hiệu quả, vì chúng ta đã biết nếu “tư tưởng không thông”
thì “mang bình tông không nổi”.
Ngoài ra, sự chuẩn bị và sự hợp tác tốt của học sinh cũng rất cần thiết.
Thêm vào đó, sự tận tâm, lòng nhiệt tình và sự kiên trì của người giáo viên trong
giảng dạy cũng như sự chỉ đạo, đóng góp củ lãnh đạo và đồng sự là rất cần thiết, nó
góp phần không nhỏ trong kết quả dạy và học.
Lộc Hiệp, ngày 20 tháng2 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thượng Bằng
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
14
Sáng kiến kinh nghiệm



GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
15
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
16
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp


17
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
18
Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
19
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thượng Bằng Trường THPT Lộc Hiệp
20

×