Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp tại các nước asean và những lưu ý đối với doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 126 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT
---------***--------

ĐỀ TÀI SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP ĐẾN
CƯỜNG ĐỘ XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC NƯỚC ASEAN VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Thành viên nhóm đề tài:
- Châu Ngọc Mai
- Trần Thị Như Thanh
- Diệp Thị Ngọc Trinh
- Lưu Thị Ngọc Ánh
- Hà Thị Ngọc Oanh

Phan Thiết, tháng 09 năm 2018


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................... vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2. Bối cảnh nghiên cứu của đề tài .........................................................................5


1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.....................................................................6
1.3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 7
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................7
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7
1.5. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra .................................................................................7
1.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................7
1.7. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................8
1.7.1. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 8
1.7.2. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................... 8
1.8. Cấu trúc bài nghiên cứu ....................................................................................9
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 11
2.1. Một số định nghĩa và cách đo lường...............................................................11
2.1.1. Hiệu suất xuất khẩu (Export performance) ................................................... 11
2.1.2. Cường độ xuất khẩu (Export Intensity) ......................................................... 11
2.1.3. Định hướng xuất khẩu (Export propensity) .................................................. 12
2.2. Vai trò của cường độ xuất khẩu ......................................................................12
2.3. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của các đặc điểm doanh nghiệp
đến cường độ xuất khẩu .........................................................................................13
2.3.1. Lý thuyết nguồn lực (The Resource-Based View Theory- RBV) ................. 13
2.3.2. Lý thuyết cơ sở ngành (Industry-Based View Theory) ................................. 17
2.3.3. Lý thuyết thể chế (Institution- Based View Theory)..................................... 19


iii
2.3.4. Lý thuyết ba khía cạnh của chiến lược doanh nghiệp (A third leg in the
strategy tripod) ........................................................................................................ 21
2.4. Một số các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các đặc điểm doanh

nghiệp đến cường độ xuất khẩu .............................................................................22
2.4.1. Các bài nghiên cứu trên thế giới.................................................................... 23
2.4.2. Các bài nghiên cứu trong khu vực ASEAN .................................................. 24
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp ................25
2.5.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................... 25
2.5.2. Tuổi doanh nghiệp ......................................................................................... 27
2.5.3. Sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước của doanh nghiệp ........................... 28
2.5.4. Lao động có tay nghề .................................................................................... 30
2.5.5. Kinh nghiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong lĩnh vực................... 30
2.5.6. Tiếp cận công nghệ........................................................................................ 32
2.5.7. Sự đổi mới trong doanh nghiệp ..................................................................... 33
2.5.8. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ................................ 34
2.5.9. Website doanh nghiệp ................................................................................... 35
2.5.10. Các biến kiểm sốt về thể chế mơi trường bên ngồi doanh nghiệp ........... 37
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 45
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 46
3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................46
3.1.1. Biến cường độ xuất khẩu (Exin) ................................................................... 47
3.1.2. Biến định hướng xuất khẩu (Expr) ................................................................ 48
3.1.3. Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) ............................................................... 48
3.1.4. Biến tuổi doanh nghiệp (AGE) ...................................................................... 48
3.1.5. Biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài (Foreign), tỷ lệ sở hữu công khai (Public) ..... 49
3.1.6. Biến lượng nhân viên có kỹ năng (Skill) ...................................................... 49
3.1.7. Biến kinh nghiệm của người đứng đầu doanh nghiệp (ManExp) ................. 49
3.1.8. Biến tiếp cận công nghệ (Tech) ..................................................................... 50
3.1.9. Biến sự đổi mới trong doanh nghiệp (Inno) .................................................. 50
3.1.10. Biến sự đầu tư và phát triển (RD) ............................................................... 50
3.1.11. Biến website doanh nghiệp (Web) .............................................................. 50
3.1.12. Các biến kiểm soát thể chế (I) ..................................................................... 50
3.1.13. Các biến quốc gia (C) .................................................................................. 51



iv
3.1.14. Các biến nhóm ngành (G) ........................................................................... 51
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................53
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................54
3.3.1. Bước 1: Chuẩn bị bộ số liệu .......................................................................... 54
3.3.2. Bước 2: Thực hiện các thông kê mô tả dữ liệu và các kiểm định ban đầu ... 55
3.3.3. Bước 3: Hồi quy dữ liệu thơng qua các mơ hình .......................................... 55
3.3.4. Bước 4: Thảo luận kết quả ............................................................................ 56
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 57
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 58
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................58
4.2. Kết quả hồi quy ...............................................................................................63
4.2.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................... 63
4.2.2. Kết quả hồi quy Probit và Tobit .................................................................... 63
4.3. Thảo luận kết quả............................................................................................67
4.3.1. Các mơ hình................................................................................................... 67
4.3.2. Các biến đặc điểm doanh nghiệp (X) ............................................................ 67
4.3.3. Các biến kiểm soát thể chế (I) ....................................................................... 71
4.3.4. Các biến giả quốc gia (C), các biến giả nhóm ngành (G) ............................. 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 74
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................. 75
5.1. Kết luận ...........................................................................................................75
5.1.1. Đề xuất cho các doanh nghiệp....................................................................... 76
5.1.2. Đề xuất cho các chính sách ........................................................................... 78
5.2. Lưu ý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam .....................................................79
5.3. Hạn chế của đề tài và phương hướng nghiên cứu tiếp theo ............................81
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 84

PHỤ LỤC ........................................................................................................................ a


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tẳt

Tiếng Anh

1

AFTA

ASEAN Free Trade Area

2

AJFTA

3

ASCIF

4

ASEAN

5


BRIC

6

Tiếng Việt
Khu vực tự do mẫu dịch
ASEAN

ASEAN- Japan Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement

giữa ASEAN và Nhật Bản

Annual Survey of Chinese

Cuộc điều tra thường niên các

Industrial Firms

doanh nghiệp Trung Quốc

Association of South East

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations


Nam Á

Brazil, Russia, India and

Brazil, Nga, Ấn độ và Trung

China

Quốc

EU

European Union

Liên minh châu Âu

7

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

8

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm nội địa

9

GNP

Gross National Product

Tổng sản lượng quốc gia

10

NBSC

National Bureau of Statistics

Cục thống kê quốc gia Trung

of China

Quốc

The Organisation for
11

OECD

Economic Co-operation and
Development


Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

12

OLS

Ordinary Least Square

Bình phương nhỏ nhất

13

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và đầu tư

14

RBV

Resourch- Based View

Lý thuyết nguồn lực

15


RCEP

Regional Comprehensive

Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn

Economic Partnership

diện Khu vực

16

VIF

Variance inflation factor

Độ phóng đại phương sai


vi
DANH MỤC BẢNG
Tên
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.

Nội dung
Thống kê các giả thuyết và kỳ vọng dấu đối với các biến
đặc điểm doanh nghiệp
Thống kê các giả thuyết và kỳ vọng dấu đối với các biến
kiểm sốt


Trang
36
42

Bảng 3.1.

Thống kê mơ tả biến và tập giá trị của các biến

51

Bảng 3.2.

Mô tả mẫu nghiên cứu theo quốc gia

53

Bảng 4.1.

Mô tả mẫu nghiên cứu

58

Bảng 4.2.

Mô tả thống kê tỷ trọng các biến nhị phân

59

Bảng 4.3.


Mô tả thống kê tỷ trọng các nhóm ngành trong mẫu

59

Bảng 4.4.

Bảng thống kê kết quả hồi quy Probit và Tobit

62

Bảng 4.5.
Bảng 4.6.

Thống kê lại kết quả các giả thuyết về biến đặc điểm doanh
nghiệp
Thống kê lại kết quả các giả thuyết về biến kiểm soát thể
chế

68
70


vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Tên
Biểu đồ 1.1.

Nội dung
Xu hướng tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu so với GDP

toàn cầu từ năm 1960 -2016

Trang
2

Xu hướng tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu so với GDP
Biểu đồ 1.2.

toàn cầu, khu vực ASEAN và Việt Nam từ năm 1986 -

3

2017
Biểu đồ 4.1.

Tỷ trọng các doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất đối
với từng quốc gia trong mẫu nghiên cứu

60

Sơ đồ 2.1.

Ba khía cạnh của chiến lược doanh nghiệp

21

Sơ đồ 2.2.

Khung phân tích


43


1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, thế giới đã trải qua những thay đổi đáng kể, đặc biêt
nền kinh tế tồn cầu đã được thiết lập nay cịn được mở rộng hơn bao giờ hết, tự do
hóa thương mại và thị trường quốc tế được mở rộng cho nhiều quốc gia trên toàn
thế giới. Hàng loạt các tổ chức thương mại quốc tế được thành lập tiếp nối sự thành
công của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như EU, ASEAN, APEC,… bên
cạnh đó cịn có rất nhiều hiệp định đa phương, song phương được ký kết như
AFTA, RCEP, AJFTA,… giúp phá vỡ, làm giảm đi các rào cản thương mại, thúc
đẩy nền kinh tế ngoại thương phát triển. Mặt khác, tạo tiền đề cho một thị trường
mới phát triển đó chính là thị trường quốc tế được biết đến với những áp lực cạnh
tranh lớn hơn nhiều so với thị trường nội địa. Vì thế, để có thể tồn tại trong môi
trường trường này, nơi mà người tiêu dùng yêu cầu cao về chất lượng, giá thành
thấp hơn, đồng thời doanh nghiệp phải đối mặt với cả những đối thủ cạnh tranh nội
địa lẫn đối thủ cạnh tranh quốc tế. Mặc dù sẽ khó khăn để có thể cạnh tranh và tồn
tại ở thị trường này, tuy nhiên bằng cách này các doanh nghiệp thực hiện một phần
hoặc tồn bộ các hoạt động kinh doanh của mình ở thị trường nước ngồi tìm kiếm
lợi nhuận đồng thời đây cũng là một cách giúp cho doanh nghiệp nâng cao lợi thế
cạnh tranh của bản thân (Hitt, Hoskisson, và Kim, 1997).
Một trong những chỉ số có thể dùng để đánh giá mức độ hội nhập của một
khu vực chính là tỷ lệ tổng giá trị xuất khẩu so với tổng GDP. Để có thể nhìn nhận
chi tiết hơn về vấn đề này, quan sát biểu biểu đồ 1.1 và 1.2 bên dưới.
Dựa vào biểu đồ 1.1 ta có thể thấy tỷ trọng của giá trị từ việc xuất khẩu so
với tổng lượng GDP trên tồn thế giới có xu hướng tăng đều trong những năm 1960
(11,88 % GDP) đến năm 2008 đạt giá trị cao nhất là 30,77 % GDP. Mặc dù có sự
điều chỉnh trong năm 2009 về mốc 26,55 % GDP nguyên nhân chính là do cả thế

giới đang phải chịu cuộc khủng hoảng suy thối tồn cầu, đỉnh điểm là cuối năm
2008 đầu năm 2009. Tuy nhiên, sau quá trình tái thiết và phục hồi, nền kinh tế thế
giới đã có những bước nhảy vọt đáng kể, tỷ lệ này đã nay chóng phụ hồi xấp xỉ 30%
GDP trong những năm 2012-2016. Nhìn chung từ thế kỷ XXI trở lại đây, có thể kết
luận đươc một xu hướng chung rằng: giá trị từ việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
trên tồn thế giới ln đạt mức hơn 1/4 so với tổng GDP tồn cầu. Có thể nhìn nhận
giá trị xuất khẩu hàng hóa đóng một vai trị quan trọng việc thúc đẩy sự phát triển
tồn cầu.


2
Biểu đồ 1.1. Xu hướng tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu so với GDP toàn cầu
từ năm 1960 -2016
(Đơn vị: %)

%
35
30
25
20
15
10
5
0
1960 1964 1968 1972 1976 1980 1984 1988 1992 1996 2000 2004 2008 2012 2016
Nguồn: WorldBank,
Biểu đồ 1.2 so sánh xu hướng tổng giá trị xuất khẩu của toàn cầu, khu vực
ASEAN và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1986-2017, nguyên nhân chọn
mốc thời gian này chính là vào năm 1986, Việt Nam thực hiện cơng cuộc đổi mới,
đây được xem là một bước ngoặc lớn đối đồng thời là năm đầu tiên Việt Nam chính

thức thực hiện các hoạt động xuất khẩu giao thương với bên ngồi. Có thể thầy,
tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ và hàng hóa ở khu vực ASEAN đạt mức xấp xỉ gấp
hai lần so với mức trung bình của tồn thế giới, với xu hướng tăng có dao động từ
năm 1986 đạt mức 41,14% đến cùng kỳ năm 2017 giá trị này đã tăng đến mức
67,74%, tăng hơn 1,5 lần so với năm 1986. Nhìn chung cả ba đường xu hướng đều
có bước sụt giảm vào năm 2009 và hồi phục lại ngay sau những năm sau đó, mà
nguyên nhân chính là chịu sử ảnh hưởng của của khủng hoảng suy thối tồn cầu
năm 2008-2009. Đối với Việt Nam, xu hướng này thật sự rõ ràng, các giá trị tăng
liên tục qua các năm từ mức thấp nhất vào năm 1988 (3,96%) đến cùng kỳ năm
2017 giá trị đạt mức thần kỳ chạm mốc 101,55% so với GDP, với tốc độ tăng
trưởng thường niên xấp xỉ 5% một năm trong giai đoạn 1986-2017. Tổng giá trị


3
xuất khẩu tính đến tháng 12/2017 đạt mức 214,02 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng
kỳ năm ngoái (Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017).
Biểu đồ 1.2. Xu hướng tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu so với GDP toàn cầu,
khu vực ASEAN và Việt Nam từ năm 1986 -2017
(Đơn vị %)
120
100
80
60
40
20

ASEAN

Thế Giới


2016

2014

2012

2010

2008

2006

2004

2002

2000

1998

1996

1994

1992

1990

1988


1986

0

Việt Nam

Nguồn: WorldBank,
Hoạt động xuất khẩu ngoại thương giữ một vai trò quan trọng đối với quốc
gia cũng như các doanh nghiệp khu vực ASEAN nói chung, và Việt Nam nói riêng.
Khơng những giúp tạo nguồn vốn phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, thúc đẩy q trình chuyển dịch kinh tế, sản xuất phát triển đồng thời
cịn có tác động lớn trong việc an sinh xã hội, cải thiện đời sống người dân. Trong
đó đặc biệt chú ý đến những tác động to lớn đến các doanh nghiệp trong khu vực, là
một đòn bẫy hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng
thơng qua các hoạt động thương mại quốc tế.
Mặc dù tầm quan trọng của việc xuất khẩu cho các doanh nghiệp vẫn là một
câu hỏi còn nhiều tranh cãi, hơn nữa, nhiều cuộc tranh luận về vấn đề đo lường các
tác động đến cường độ xuất khẩu. Gần đây, một số các nghiên cứu đã xem xét các
thực nghiệm các tác động trên như Cavusgil và Zou (1994); Leonidou và Katsikeas
(1996); Sousa (2004); Zou và Stan (1998) và phần lớn các đánh giá gần đây nhấn
mạnh tầm quan trọng của cuộc tranh luận liên quan đến khái niệm cường độ xuất


4
khẩu. Thêm vào đó, Lall (1998) thể hiện quan điểm cần phải chú trọng vào hiệu suất
quốc tế các doanh nghiệp ở các quốc gia ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
Đây là một vực nghiên cứu đang phát triển quan tâm và là những yếu tố góp phần
vào sự thành công và thất bại của nền kinh tế đang phát triển.
Ngoài ra, các nghiên cứu tiền nhiệm trước đây thường có xu hướng tập trung
vào các đặc điểm tác động của nhà nước đến doanh nghiệp, mà bỏ ngỏ đi, ít xem

trọng và ít chú ý đến đặc điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu (Sousa và cộng sự,
2008). Mặt khác, trong đánh giá của hơn 100 nghiên cứu thực nghiệm trên toàn thế
giới về cường độ xuất khẩu, tác giả Katsikeas, Leonidou và Morgan (2000) kết luận
rằng: “Hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều bị hạn chế về mặt khái niệm, phương
pháp luận và thực tiễn nghiêm trọng”. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề gây tranh cãi
trong mơ hình của nhiều học giả tranh luận về xuất khẩu, nhưng hầu hết điều đưa ra
những nhận định rằng q trình tồn cầu hóa mơi trường doanh nghiệp đã khiến cho
các doanh nghiệp phải tìm kiếm cơ hội thị trường nước ngoài để đạt được và duy trì
lợi thế cạnh tranh (Aulakh, Kotabe, và Teegen, 2000). Đồng thời, động xuất khẩu
có thể cung cấp một phương tiện hiệu quả cho các doanh nghiệp để đạt được một vị
thế quốc tế (Porter, 1990; Wolff và Pett, 2000).
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ lập luận của Roberts và Tybout
(1997) rằng các kết quả sẽ có sự khác biệt trong việc xác định hiệu suất xuất khẩu
của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Do đó, không thể áp dụng các phát
hiện ở một quốc gia này hồn tồn để giải thích các hiệu suất xuất khẩu của các
doanh nghiệp ở một quốc gia khác, một khu vực khác, thậm chí ở một khoảng thời
gian khác. Có thể thấy, dựa vào những lý thuyết và tranh luận trên, việc phân tích
và kiểm tra tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến cường độ xuất khẩu ở các
doanh nghiệp là điều cần thiết, đặc biệt là trong khu vực ASEAN, nơi có nguồn tư
liệu tham khảo cực kỳ khan hiếm về các đề tài liên quan đến vấn đề này mặc dù tỷ
lệ kim ngạch xuất khẩu là một thành phần quan trọng trong GDP của các quốc gia
ASEAN như đã trình bày ở trên.
Tóm lại, q trình đổi mới tiến đến nền thị trường kinh tế quốc tế và giao
dịch xuyên biên giới đã, đang và ngày một diễn ra sâu, rộng trên nhiều khía cạnh
khác nhau. Việc tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố, trong đó có yếu tố đặc điểm của
các doanh nghiệp có những tác động đến cường độ xuất khẩu mang những ý nghĩa
nhất định, nhầm nâng cao cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp là điều tất yếu. Để
có thể xác định được những đặc điểm nào có tác động đến cường độ xuất khẩu đồng



5
thời đo lường mức độ tác động của nó đến cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp,
với bộ số liệu nghiên cứu điều tra từ World Bank ở các quốc gia thuộc khối
ASEAN, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA
ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP ĐẾN CƯỜNG ĐỘ XUẤT KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC ASEAN VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”.
1.2. Bối cảnh nghiên cứu của đề tài
Trong lịch sử nghiên cứu các đề tài liên quan, mặc dù có rất nhiều nghiên
cứu về tác động của các nhân tố đến hiệu suất xuất khẩu của doanh nghiệp, tuy
nhiên hầu hết các thực nghiệm đều xem xét phân tích riêng về cường độ xuất khẩu,
đồng thời đưa các quan hệ giữa xu hướng xuất khẩu đến các nhân tố tác động vào
phần giới hạn nghiên cứu của đề tài. Ở cấp độ vi mô, các học giả hầu hết tập trung
vào việc thiết lập mối liên kết giữa các đặc tính cấp độ khác nhau, chẳng hạn như
quy mô doanh nghiệp, khả năng công nghệ và động lực quản lý để thực hiện xuất
khẩu trong đó có liên hệ đến cường độ xuất khẩu (Vàersen và Kheam, 1998; PlaBarber và Alegre, 2007; Wilkinson và Brouthers, 2006; Zou và Stan, 1998), mà các
yếu tố đặc điểm khác của doanh nghiệp như: trình độ kỹ năng của công nhân, kinh
nghiệm của doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư phát triển,… vẫn còn nhiều chỗ hạn chế
và chưa có sự đa dạng trong hệ thống nghiên cứu tiền nhiệm.
Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp là một hoạt động đa dạng và
phức tạp, được thông qua nhiều quyết định của doanh nghiệp và chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau (Bernard, Redding, và Schott, 2011). Bên cạnh đó,
Cavusgil và Zou (1994) cho rằng xuất khẩu có thể được coi là chiến lược thích ứng
của ban lãnh đạo đối với sự đối ứng với sự thay đổi của các yếu tố bên trong và cả
bên ngoài doanh nghiệp. Hiện nay, đứng trước số lượng ngày càng tăng của các
doanh nghiệp tiến vào thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu (Buckley và Strange,
2015), nhiều doanh nghiệp đang phải mau chóng nâng cao lợi thế cạnh tranh bản
thân nhằm tồn tại trong môi trường quốc tế. Chính sự tăng trưởng thần kỳ, nhiều
cuộc điều tra học thuật đã được thực hiện kiểm tra hoạt động xuất khẩu, tập trung
đặc biệt vào các doanh nghiệp ở các nền kinh tế phát triển và đặc điểm của nước

xuất khẩu (Zou và Stan, 1998; Sousa và cộng sự, 2008; Bernard, Jensen, Redding
và Schott, 2007). Từ đó, tầm quan trọng của việc xuất khẩu dần trở thành một mối
quan tâm mới cho kinh doanh quốc tế (Peng và York, 2001; Trabold, 2002) và trở


6
thành một đề tài hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt là các quốc gia
ở Châu Âu và Châu Mỹ.
Do sự hạn chế về số lượng các bài nghiên cứu trong khu vực ASEAN về các
đề tài liên quan, đồng thời các kết quả lại có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Chính vì thế,
khơng có nền tản tư liệu vững chắc để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời gây
ra nhiều khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách. Trong đó có một số nghiên
cứu như Jayaraman Munusamy, Shankar Chelliah (2012); Asmat-Nizam AbdulTalib và cộng sự (2011) tại Malaysia; Rajah Rasiah và Abdusy Syakur Amin (2010)
tại Indonesia. Tuy nhiên cả 3 nghiên cứu trên chỉ nêu lên những yếu tố và ước
lượng tác động đến xu hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp, thái độ của doanh
nghiệp đến việc xuất khẩu vẫn chưa đưa ra được các ước lượng cụ thể về mức độ
tác động của các đặc điểm doanh nghiệp đến cường độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ở
Việt Nam, có một vài nghiên cứu nổi bật sử dụng dữ liệu vi mô như Estrin và cộng
sự (2008), ngoài ra, Nguyễn Hiệp và Shoji Nishijima (2009) đã sử dụng bộ dữ liệu
vi trích từ nguồn của cuộc khảo sát được tổ chức bởi Ngân Hàng Thế giới về năng
suất và đầu tư tại Việt Nam năm 2005, tuy nhiên, q trình tồn cầu hóa đã thay đổi
đáng kể, làm mất đi tính thuyết phục của các nhiên cứu này trong những năm gần
đây.
Vì những lý do trên tiếp tục cũng cố cho quan điểm của nhóm tác giả về việc
thực hiện nghiên cứu tác động của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đến cường độ
xuất khẩu. Với những bằng chứng cụ thể được tổng hợp từ các cuộc điều tra doanh
nghiệp đối với các quốc gia do World Bank thực hiện, tác giả tin rằng đây là một
chủ đề mang tính mới cao. Đồng thời trong thời đại phát triển nhanh và nền kinh tế
thị trường quốc tế hiện tại, ASEAN là một trong những khu vực có tiềm năng với
tốc độ phát triển cao, chính vì thế việc nghiên cứu đề tài này cũng mang tính cấp

thiết cao. Nhóm tác giả tin rằng từ bằng chứng và kết quả của nghiên cứu phần nào
có thể hỗ trợ, góp ý, đưa ra những gợi ý về tác động thúc đẩy các hoạt động xuất
khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các nước ASEAN, trong đó có các doanh nghiệp
Việt Nam.
1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhìn nhận từ tính cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu gồm ba mục đích sau:
- Xây dựng mơ hình tác động của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đến
cường độ xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc khối ASEAN;


7
- Kiểm định và thiết lập mức độ tác động của các yếu tố đặc điểm của doanh
nghiệp đến cường độ xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các quốc gia
khối ASEAN thông qua các ước lượng hồi quy (Probit và Tobit);
- Đưa ra một số kết quả để giúp cho các doanh nghiêp xuất khẩu trong khối
ASEAN, trong đó có Việt Nam, có được những nhận biết cơ sở về tác động của các
đặc điểm doanh nghiệp đến cường độ xuất khẩu.
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả đề ra các mục tiêu
cần phải đạt được sau đây:
- Xác định một số các đặc điểm của doanh nghiệp và xây dựng nền tảng các
cơ sở lý thuyết hỗ trợ cho tác động của các đặc điểm trên đến cường độ xuất khẩu,
từ đó tạo lập lên những cơ sở cho mẫu nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh
nghiệp xuất khẩu thuộc khối ASEAN trong nghiên cứu của tác giả;
- Tiến hành nghiên cứu định lượng để xác định hướng tác động và mức độ
tác động của các đặc điểm trên đến xu hướng xuất khẩu và cường độ xuất khẩu của
doanh nghiệp;
- Đề xuất một số giải pháp giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại các quốc
gia ASEAN và đưa ra một số lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy

cường độ xuất khẩu, đặc biệt là trong q trình thương mai hóa tồn cầu.
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của các đặc điểm doanh nghiệp đến cường độ xuất khẩu của các
doanh nghiệp tại các nước ASEAN và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi bao gồm 4.083 doanh nghiệp thuộc 9 quốc gia trong khối ASEAN
bao gồm Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippine, Thái Lan,
Đông Timor và Việt Nam được thu thập thông qua các cuộc điều tra doanh nghiệp
do World Bank thực hiện trong hai năm 2016 -2017
1.5. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra
Các đặc điểm doanh nghiệp có tác động như thế nào đến cường độ xuất khẩu
của các doanh nghiệp xuất khẩu tại các nước ASEAN?
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp phân tích và cách thức thu thập tài liệu liên quan đến lý
thuyết, bộ số liệu, các giả thuyết, phương pháp luận và kết quả thực nghiệm từ


8
nhiều nguồn khác nhau bao gồm các bài báo, tài liệu nghiên cứu, sách và báo cáo,...
chính thống, xuất bản từ các nhà xuất bản, các nguồn đáng tin cậy được áp dụng
trong bài nghiên cứu này.
Nhóm tác giả sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng vào trong
bài nghiên cứu. Thứ nhất, xây dựng các cơ sở dữ liệu từ các nghiên cứu tiền nhiệm
để định hướng tác động của từng nhân tố đến cường độ xuất khẩu thơng qua
phương pháp nghiên cứu định tính. Thứ hai, sau đó kiểm định lại các định hướng
được xây dựng thơng qua các mơ hình hồi quy như ước lượng Probit, ước lượng
Tobit,… thông qua phần mềm Stata/SE 13.0 bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng.
1.7. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu

1.7.1. Đóng góp của nghiên cứu
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả kỳ vọng có những đóng góp nhất định cho
hệ thống lý thuyết về lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt là đối tượng cường độ xuất khẩu ở
khu vực ASEAN nói chung và ở Việt Nam nói riêng:
Thứ nhất, bài nghiên cứu thực hiện trên những bộ dữ liệu nghiên cứu mới
nhất từ World Bank thông qua cuộc điều tra khảo sát các doanh nghiệp ở các quốc
gia ASEAN trong năm 2015 và 2016. Ở khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng,
có rất ít bài nghiên cứu về vấn đề tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến cường
độ xuất khẩu, từ đó làm giàu lên hệ thống các nghiên cứu về những tác động đến
cường độ xuất khẩu, đồng thời đưa ra quan điểm ủng hộ hoặc không ủng hộ đối với
các giả thuyết tiền nhiệm;
Thứ hai, Đề tài áp dụng phương pháp hồi Probit và Tobit, một kỹ thuật hồi
quy được đã được dùng rất rộng rãi trên thế giới nhưng chưa phổ biến khu vực
ASEAN và Việt Nam. Rất ít các đề tài nghiên cứu khu vực áp dụng kỹ thuật hồi
quy phân vị, đặc biệt là áp dụng trong nghiên cứu tìm hiểu tác động của đặc điểm
doanh nghiệp đến cường độ xuất khẩu. Đề tài xây dựng và ước lượng các yếu tố đặc
điểm doanh nghiệp đến quyết định xuất khẩu và cường độ xuất khẩu bằng phương
pháp Probit và Tobit ở các doanh nghiệp thuộc khối ASEAN;
Thứ ba, hệ thống lại các nghiên cứu liên quan các cơ sở lý thuyết trong khu
vực và trên toàn thế giới, đồng thời được xem như là một cầu nối để chứng minh
các lý thuyết đó thơng qua thực tiễn mẫu nghiên cứu.
1.7.2. Ý nghĩa của nghiên cứu


9
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả kỳ vọng sẽ có những ý nghĩa nhất định
đóng góp vào đời sống thực tiễn đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu:
Thứ nhất, kết quả bài nghiên cứu có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo
cho các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN nói chung, ở Việt Nam nói riêng.
Giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, nhận thấy được những yếu tố tác

động đến cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp. Từ đó đối chiếu với các dẫn chứng
khác và bản thân doanh nghiệp, nhằm thấy được những điểm mạnh và điểm yếu, để
có thể đưa ra được những chính sách và chiến lược thúc đẩy cường độ xuất khẩu,
tăng lợi nhuận và lợi ích cho doanh nghiệp;
Thứ hai, ngồi ra bài nhiên cứu còn đề xuất một số giải pháp và đóng góp
cho doanh nghiệp, chính phủ về những chính sách. Giúp làm giàu những giải pháp
cho doanh nghiệp trong khối ASEAN mà còn những lưu ý cho các doanh nghiệp
Việt Nam, từ đó đa dạng lựa chọn, tạo nên sự chủ động khi gặp những vấn đề tương
tự.
1.8. Cấu trúc bài nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu gồm trang, bảng, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ và phần phụ
lục. Ngoài lời mở đầu, lời cam đoan, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng
biểu, danh mục hình vẽ, sơ đồ và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, bài nghiên cứu được kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


10
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tác giả thực hiện chương 1 với mục đích nhằm đưa ra cái nhìn tổng qt
nhất về bài nghiên cứu của tác giả bao gồm một số nội dung chính sau. Thứ nhất,
đưa ra những cơ sở lý luận sơ khởi nhằm thấy được tính cấp thiết, tính mới của đề
tài đối với khu vực ASEAN và lịch sử nghiên cứu của đề tài. Thứ hai, phác họa lên
bức tranh nghiên cứu, phân tích đánh giá các nghiên cứu tiền nhiệm có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Thứ ba, nêu lên mục đích chính của bài nghiên
cứu và những mục tiêu cần đạt được nhằm hướng đến mục đích. Thứ tư, làm rõ đối

tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, từ đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu chính cho
bài. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số phương pháp nhằm đặt được mục đích nghiên
cứu và nêu lên những đóng góp và ý nghĩa của bài nghiên cứu đối với xã hội, chính
phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất
khẩu.


11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số định nghĩa và cách đo lường
2.1.1. Hiệu suất xuất khẩu (Export performance)
Hiệu suất xuất khẩu là một chỉ số đánh giá tương đối mức độ thành công
hoặc thất bại của những nổ lực của một doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các
hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ sang quốc gia khác (Hailegiorgis Biramo
Allaro, 2011). Hay theo một cách khác, hiệu suất xuất khẩu là kết quả của các hoạt
động doanh nghiệp ở thị trường xuất khẩu (Shoham, 1996).
Sousa (2004) đã nhận diện ra rằng có khoảng 50 cách để có thể biểu thị được
chỉ số hiệu suất xuất khẩu, tuy nhiên nhìn chung đươc phân chia thành hai nhóm
chính:
- Thứ nhất sử dụng các chỉ số về kinh tế như: cường độ xuất khẩu (export
intensity), tốc độ phát triển của doanh thu xuất khẩu (export sales growth), lợi
nhuận, các hoạt động marketing,…;
- Thứ hai sử dụng các chỉ số phi kinh tế như: sản phẩm, thương hiệu, thị
trường, sự hài lòng của khách hàng,…
2.1.2. Cường độ xuất khẩu (Export Intensity)
Cường độ xuất khẩu là một chỉ số kinh tế nhằm việc đánh giá hiệu xuất hoạt
động xuất khẩu. Trong đó, chỉ số này được đo lường thơng qua tỷ lệ giữa doanh thu
trong hoạt động xuất khẩu (bao gồm các hoạt động xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu
gián tiếp) trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong cùng một khoảng
thời gian xem xét, thường là một năm (Calof , 1994; Salomon và Shaver, 2005).

Nguyên nhân lựa chọn cường độ xuất khẩu là đối tượng trung tâm nghiên
cứu:
- Thứ nhất, tỷ lệ này thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu thực
nghiệm về hiệu suất xuất khẩu theo đánh giá gần đây Antonio Majocchi và cộng sự
(2005). Ngoài ra, theo thống kê Katsikeas và cộng sự (2000), trong 23 yếu tố sử
dụng các chỉ số về kinh tế để đánh giá hiệu suất xuất khẩu, có 57 nghiên cứu (chiếm
tỷ trọng cao nhất đạt 61%) sử dụng yếu tố cường độ xuất khẩu để biểu thị cho hiệu
suất xuất khẩu. Việc sử dụng chỉ số cường độ xuất khẩu làm đối tượng chính giúp
cho tác giả dễ dàng so sánh, đối chiếu kết quả với các bài nghiên cứu tiền nhiệm;
- Thứ hai, Estrin và cộng sự (2008), đưa ra những lập luận rằng các yếu tố
quan trọng để xây dựng chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trong đó có cường
độ xuất khẩu được đánh giá thể hiện chi tiết và hiệu quả hơn thay vì định hướng


12
xuất khẩu. Tuy nhiên, để hoạch định một các rõ ràng và chi tiết cho các chiến lược
khác nhau của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, trước hết cần phải phân tích về định
hướng xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm đưa ra các nhìn tổng quan trước khi chi
tiết vào cường độ xuất khẩu.
2.1.3. Định hướng xuất khẩu (Export propensity)
Định hướng xuất khẩu xem xét liệu doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động
xuất khẩu hay không (Calof, 1994; Salomon và Shaver, 2005).
Estrin và cộng sự (2008) cho rằng định hướng xuất khẩu được liên kết chặt
chẽ với tài nguyên và nguồn lực thực có của doanh nghiệp một cách tương đối. Yếu
tố này đặc trưng nhằm phân chia ra các doanh nghiệp hai nhóm bao gồm doanh
nghiệp có hoạt động xuất khẩu và doanh nghiệp khơng có hoạt động xuất khẩu, từ
đó làm tiền đề để xem xét về cường động xuất khẩu.
2.2. Vai trò của cường độ xuất khẩu
Cường độ xuất khẩu đối với doanh nghiệp có các vai trò sau:
- Thứ nhất, là một chỉ số so sánh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác.

Cường độ xuất khẩu thể hiện tỷ trọng các hoạt động thương mại quốc tế so với toàn
bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thấy được vị thế tương đối của
doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác nhằm nhận ra được những điểm mạnh
điểm yếu của doanh nghiệp từ đó đề ra kế hoạch kinh doanh một cách phù hợp.
Trong thống kê Katsikeas và cộng sự (2000); nghiên cứu Schlegelmilch và Crook
(1988) chứng minh và thể hiện đánh giá hiệu suất xuất khẩu thông qua cường độ
xuất khẩu là một thước đo để có so sánh mức độ tham gia vào hoạt động xuất khẩu
giữa các doanh nghiệp;
- Thứ hai, là một chỉ số so sánh giữa mục tiêu và hiện tại của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Cavusgil và Zou (1994), tác giả cho rằng cường độ xuất khẩu có
thể là xem như một chỉ số nhằm giúp cho doanh nghiệp có những chiến lược phản
ứng kịp thời khi giá trị này không đạt được mức ban đầu mà doanh nghiệp đã hoạch
định trước đó. Từ đó lên kế hoạch kiểm tra và thay đổi nhằm đi đúng lộ trình đề ra
thơng qua cách quản lý doanh nghiệp và sự tương tác giữa các nguồn lực bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp, phân bổ nguồn lực nhằm tạo nên sự phù hợp giúp cho
doanh nghiệp hoạt động vận hành hợp lý, loại bỏ hay giảm thiểu một số chi phí như
chi phí vận hành, lưu kho, vận chuyển,…;
- Thứ ba, chỉ số cường độ xuất khẩu cho thấy mức độ hội nhập của một quốc
gia vào thị trường quốc tế. Đây là muột nguồn lực quan trọng và một kiến thức cần


13
được tranh bị khi các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường nước ngoài Ellis và cộng
sự. (2013).
2.3. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của các đặc điểm doanh nghiệp
đến cường độ xuất khẩu
2.3.1. Lý thuyết nguồn lực (The Resource-Based View Theory- RBV)
Với góc quan sát từ bên trong nội tại doanh nghiệp nhìn ra bên ngoài, lý
thuyết Resource-Based View đã đưa ra những quan điểm và giải thích cụ thể lý do
tại sao một doanh nghiệp thành công hay thất bại trên thị trường (Dicksen, 1996).

Trong đây, lý thuyết này hoàn toàn ủng hộ lý thuyết lợi thế so sánh (The
Competitive Advantage Theory - Barney, 1991), cho rằng khi các doanh nghiệp sở
hữu những nguồn tài ngun có 4 yếu tố “VRIN” bao gồm: tính có giá trị
(Valuable); tính khan hiếm (Rare); khơng thể hoặc khó sao chép được (Imperfect
Imitability) và khơng thể thay thế được (Non-Substitutability). Những tài nguyên
này giúp cho doanh nghiệp phát triển và duy trì được những lợi thế so với các
doanh nghiệp khác, từ đó tận dụng lợi thế và nguồn lực cạnh tranh này giúp cho
doanh nghiệp gia tăng hiệu suất một các vượt trội và phát triển một cách bền vững
(Collis và Montgomery, 1995; Grant, 1991),
Dựa trên The Resource- Based View, để đạt hiệu suất cao duy trì một cách
bền vững và lợi thế cạnh tranh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều là “kết quả của sự
kết hợp hợp lý hoạt động quản lý, tích lũy và triển khai nguồn lực một cách chọn
lọc, yếu tố những ngành hàng chiến lược và yếu tố thị trường không hoàn hảo”
(Oliver, 1997). Để đối mặt với thách thức trong thị trường cạnh tranh, các doanh
nghiệp cần thu thập nhiều nguồn tài nguyên và biến đổi để tạo ra những lợi thế cụ
thể vững chắc cho doanh nghiệp (Grant, 2002). Lý thuyết RBV làm nổi bật tác động
của tính khơng đồng nhất doanh nghiệp hơn so với tác động đặc điểm mơi trường
bên ngồi đến các hoạt động doanh nghiệp cả ở thị trường địa phương và quốc tế.
Các nguyên lý nguồn lực xem xét về tính khơng nhất qn của doanh nghiệp và tài
nguyên cố định của doanh nghiệp được coi là có thể áp dụng trong q trình quốc tế
hóa doanh nghiệp và tác động đến hiệu suất xuất khẩu (Knight và Cavusgil, 2004;
Tan và Mahoney, 2005). Các doanh nghiệp trong cùng một ngành dự kiến sẽ thể
hiện mức độ khác nhau về hiệu suất quốc tế do sự khác biệt về tài nguyên mà họ sở
hữu. Đây chính là điểm khác biệt của lý thuyết so với MBV (Market-based view),
RBV đánh mạnh vào riêng đối với từng doanh nghiệp hơn so với lý thuyết Marketbased view nghiên về tính chung của tồn thị trường.


14
Các quan điểm của lý thuyết RBV là một lý thuyết rất phù hợp, và đặc biệt
hỗ trợ khung nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu về hiệu suất xuất khẩu thường

được thể hiện thông qua chỉ số cường độ xuất khẩu. Lý thuyết này phân tích chi tiết
về những giải thích hiệu suất xuất khẩu có tương quan với yếu tố đặc điểm ở nhiều
cấp độ trong doanh nghiệp. Trong đây, lý thuyết nhấn mạnh về khả năng xuất khẩu
của doanh nghiệp chịu tác động của các cách kết hợp và liên kết giữa các nguồn lực
của nhằm tạo ra sự khác biệt so với doanh nghiệp khác. Do đó, các doanh nghiệp
cần phải tận dụng một các hiệu quả các nguồn lực để tăng lợi thế cạnh tranh doanh
nghiệp từ đóng góp nâng cao cường độ xuất khẩu. Tóm lại, lý thuyết RBV đã đưa
giả thuyết rằng tài nguyên quý hiếm và có giá trị là nhân tố quan trọng tạo thành cơ
sở cạnh tranh lợi thế, ở cả thị trường quốc tế và trong nước.
Cụ thể, trong nghiên cứu của tác giả Gaur và cộng sự (2014) thực hiện trên
mẫu 10.000 doanh nghiệp Ấn Độ được thu thập trong giai đoạn 1989-2005 hay
nghiên cứu Yiu và cộng sự, (2007) thực hiện trên mẫu nghiên cứu 565 doanh
nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2004, cả hai đều chỉ ra rằng sự kết hợp
của các nguồn tài nguyên, tận dụng hiệu quả và phát triển khả năng trong doanh
nghiệp đã giúp nâng sự thành công của các doanh nghiệp trong thị trường quốc tế
bằng chứng qua chỉ số cường độ xuất khẩu. Hai nghiên cứu trên đồng thời cùng xác
nhận rằng lý thuyết nguồn lực hoàn toàn phù hợp với các quốc gia đang phát triển.
Về mặt văn hóa tổ chức doanh nghiệp, Katsikeas và cộng sự (2000) ứng
dụng RBV để giải thích mối quan hệ giữa cường độ xuất khẩu với các yếu tố tổ
chức như: nhân khẩu học, hoạt động doanh nghiệp, đặc điểm và mục tiêu của doanh
nghiệp. Ngoài ra, RBV cho rằng cho các doanh nghiệp thấy sự tồn tại của các tác
động liên quan của kinh nghiệm trong quá khứ, văn hóa tổ chức và năng lực là rất
quan trọng cho sự thành của doanh nghiệp (Campbell và Luchs, 1997; Hamel và
Prahalad, 1996).
Về mặt quản lý nguồn nhân lực, Castanias và Helfat (2001) nhấn mạnh tầm
quan trọng về nguồn nhân lực thông qua các lập luận lý thuyết doanh nghiệp truyền
thống (Traditional Agency Theory) và RBV. Thêm vào đó, Wright và cộng sự
(2001) thể hiện rằng RBV ngày càng trở nên quan trọng lĩnh vực quản trị chiến lực
nguồn nhân sự. Wright và cộng sự (2001) cịn cung cấp một khn khổ sơ bộ cho
thấy năng lực cốt lõi, sự năng động và kiến thức của nhân viên đóng vai trị quan

trọng và xem con người là chiếc chìa khóa quan trọng đối với sự thành cơng của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể bắt chước được những hệ thống và cơ cấu


15
quản trị nhân sự, tuy nhiên qua thời gian, mỗi doanh nghiệp sẽ tạo lập nên một màu
sắc cụ thể và không pha trộn với bất cứ doanh nghiệp khác, điều này góp phần tác
động đến những lợi thế của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Alvarez và Busenitz (2001) cho rằng RBV về mặt lý thuyết có thể
được mở rộng cho các nghiên cứu về kỹ năng kinh doanh. Ông cho rằng, các doanh
nhân trong quá trình nhận thức, khám phá, hiểu các cơ hội của thị trường và phối
hợp các kiến thức, mặc dù họ có cùng những kiến thức đầu vào tuy nhiên đều cho ra
kết quả không đồng nhất. Đồng thời, Amit và Schoemaker (1993); Coff và Laverty
(2001) cho rằng tồn tại khả năng rằng cách người quản lý đưa ra quyết định về tài
nguyên và cách thức các tổ chức có ảnh hưởng đến việc xác định tài nguyên, đánh
giá, sáng tạo và khai thác tài nguyên đó. Alvarez và Busenitz (2001) còn cho rằng
sự cảnh giác của các doanh nhân, kiến thức kinh doanh và khả năng phối hợp các tài
nguyên là được xem là tài nguyên đặc biệt theo cách riêng của họ.
Về mặt hoạt động kinh doanh quốc tế, Peng (2001) chỉ ra các vấn đề liên
quan đến việc giám sát quản lý các công ty con. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có
ít tài nguyên dễ bị xâm nhập bởi các doanh nghiệp nước ngồi có nguồn lực lớn,
chính vì thế liên doanh và liên minh với đối tác nước ngồi có thể có vai trò làm
tăng nguồn tài nguyên cần thiết cho bản thân doanh nghiệp (Hitt, Dacin, Levitas,
Arregle và Borza, 2000).
Về mặt công nghệ, lý thuyết RBV đã là nền tản của rất nhiều nghiên cứu,
điển hình trong đó có nghiên cứu Filatotchev và cộng sự (2008) tại 434 doanh
nghiệp thuộc 4 quốc gia gồm: Ba Lan; Hungary; Slovenia và Estinia. Trong nghiên
cứu này, tác giả xác định ra một số tài sản vơ hình trong đó nổi bật trong đó là tài
nguyên về công nghệ, ông khẳng định rằng việc khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh to lớn

trong thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Về mặt các đặc điểm doanh nghiệp, Nazar và Saleem (2009) đã sử dụng lý
thuyết này để lập luận cho các tác động của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp (quy
mơ doanh nghiệp, trình độ cơng nghệ, tiếp xúc nước ngoài và quan hệ, kiến thức, kế
hoạch xuất khẩu), đặc điểm trong quản lý và chiến lược marketing đến hiệu suất
xuất khẩu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Pakistan. Bên cạnh đó trong các
nghiên cứu về những yếu tố tác động đến cường độ xuất khẩu trong đó có: Zou và
Stan (1998) nhấn mạnh lý thuyết trong tác động của quy mô doanh nghiệp và tuổi


16
doanh nghiệp; Aaby và Slater (1989) nhấn mạnh vào tính cạnh tranh, và đặc điểm
trong công tác quản lý của doanh nghiệp,…
Một lưu ý đối với việc hiểu sai lý thuyết, Peteraf (1993) nêu lên vấn đề quan
trọng liên quan đến thất bại thị trường cũ: rất nhiều doanh nghiệp lúc bấy giờ, bỏ
quá nhiều chi phí cho việc “mài giũa” tăng cường một số nguồn tài nguyên nhằm
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp theo như lý thuyết RBV mà khơng hạch
tốn các chi phí “mài giũa” vào kế tốn, khơng lên kế hoạch một cách rõ ràng, từ đó
thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến các kế hoạch của doanh nghiệp. Khi doanh
nghiệp đã “mài giũa” thành cơng tài ngun đó cũng là lúc doanh nghiệp mất đi
nhiều nguồn tài ngun khác, vì vậy khơng những doanh nghiệp không tạo lập được
lợi thế cạnh tranh mà cịn mất đi những vị thế vốn có của bản thân. Tác giả Priem và
Butler (2001) đồng ý với quan điểm trên và cho rằng nếu các nhà quản lý không thể
đo lường và điều khiển được các tài nguyên thì bất kỳ kết quả thực nghiệm đều có
thể khơng đúng đối với các doanh nghiệp đó. Từ đó, tác giả lưu ý đến việc khơng
phải doanh nghiệp có những nguồn tài ngun thì đồng nghĩa với doanh nghiệp có
được lợi thế cạnh trạnh, và sẽ có lợi thế hơn so với cách doanh nghiệp khác, cần
phải có hoạch đinh phối hợp các nguồn tài nguyên một cách hợp lý để tạo ra sức
mạnh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Fiol (2001), kết luận rằng cạnh tranh lợi thế không thể được

duy trì trong thị trường năng động, thay đổi một cách nhanh chóng. Tác giả này đưa
ra giả thuyết rằng mơi trường này phát triển nhanh đến mức khơng có lợi thế cạnh
tranh bền vững đồng nghĩa với việc không hồn tồn đồng ý với quan điểm của
RBV. Khơng bác bỏ đi quan điểm của Fiol (2001), tuy nhiên Eisenhardt và Martin
(2000) vẫn đưa ra những ngoại lệ, ông cho rằng có thể xác định được lợi thế cạnh
tranh bền vững trong trường hợp khi một doanh nghiệp áp dụng các khả năng năng
động của nó ln thay đổi một cách sớm hơn, tinh tế hơn và tự nhiên hơn so với các
doanh nghiệp còn lại. Một cách chi tiết hơn, khi một doanh nghiệp có khả năng
nhanh nhạy và cảnh giác với những thay đổi của thị trường, họ có thể thích nghi
nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp, khi môi trường tiếp tục thay đổi, doanh nghiệp tiếp tục sử dụng sự
nhanh nhạy, cảnh giác và những lợi thế này để xây dựng nên lợi thế cạnh tranh bền
vững cho doanh nghiệp.
Tóm lại, lý thuyết nguồn lực (Resource- Based View) phân tích các nguồn
lực và các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp từ đó tổ hợp và liên kết tạo nên lợi


17
thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Lý thuyết RBV được áp dụng rộng trên nhiều
phương diện như về mặt văn hóa tổ chức doanh nghiệp, nguồn nhân lực, công nghệ,
kinh doanh quốc tế, kỹ năng kinh doanh quản lý doanh nghiệp, đặc điểm doanh
nghiệp,… đồng thời mở rộng ra các tính trạng đặc điểm của mơi trường doanh
nghiệp. Chính vì thế, việc áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu tác động của các
đặc điểm doanh nghiệp đến cường độ xuất khẩu của tác giả là hoàn toàn có cơ sở và
hợp lý.
2.3.2. Lý thuyết cơ sở ngành (Industry-Based View Theory)
Lý thuyết cơ sở ngành, được trình bày bởi Porter (1980), quan điểm dựa trên
cơ sở ngành nhấn mạnh rằng chìa khóa để xây dựng chiến lược cạnh tranh chính là
mối quan hệ của doanh nghiệp với mơi trường doanh nghiệp, được đại diện bởi
ngành chứa doanh nghiệp đó. Nói cách khác, các yếu tố bên ngồi xác định chiến

lược của doanh nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động doanh
nghiệp (Scherer và Ross, 1990). Với góc nhìn từ những đặc điểm của ngành tác
động đến các doanh nghiệp, tập trung vào hoàn cảnh của thị trường ngành bên ngoài
doanh nghiệp, quan điểm lý thuyết cơ sở ngành đánh mạnh vào cấu trúc bên ngoài
của ngành (bao gồm cường độ cạnh tranh của các đối thủ trong cùng ngành, khó
khăn các doanh nghiệp khác muốn xâm nhập vào ngành, năng lực đàm phán với đối
tác) là những thông số quan trọng nhất (McGahan và Porter, 1997; Porter, 1980) để
xác định hiệu suất hoạt động cũng như khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Tác giả Collis (1991) cho rằng có áp lực từ mơi trường bên ngồi doanh
nghiệp buộc các doanh nghiệp phải thích nghi để tồn tại và phát triển thịnh vượng.
Bên cạnh đó, cấu trúc một thị trường thường mang các thuộc tính nhất định và
tương đối ổn định đối với một ngành nhất định trong bối cảnh cạnh tranh luôn tồn
tại (Bain, 1972), điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau
sẽ chịu những tác động khác nhau từ các cấu trúc bên ngồi của ngành đó. Để có thể
tạo lập được chiến lược phát triển, doanh nghiệp cần phải nắm được vị thế của mình
trong ngành và trong thị trường như thế nào, từ đó điều chỉnh các nguồn lực của
doanh nghiệp để thích nghi và tồn tại dưới các điều kiện của mơi trường (Porter,
1980). Ngồi ra, ông còn lập luận rằng sự thành công của các doanh nghiệp trong
cùng một ngành ở một quốc gia nhất định bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hỗ trợ, điều
kiện nhu cầu, hỗ trợ các ngành, chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh
tranh trong môi trường ngành.


18
Mặt khác, tác giả Peng (2001) cho rằng những thành viên hiện đang thuộc
cùng một ngành đang cạnh tranh một cách trực tiếp với nhau. Ngồi ra, khi có sự
xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh
nghiệp của họ sẽ bị giảm. Chính vì thế, các doanh nghiệp tạo khơng ngừng nên lợi
thế về quy mô, sự khác biệt của sản phẩm thông qua hoạt động nghiên cứu và đổi
mới, quyền sử dụng các kênh phân phối và các chính sách của chính phủ,… như là

một rào cản để hạn chế các doanh nghiệp mới xâm nhập vào ngành. Từ đó nâng cao
vị thế của doanh nghiệp trong ngành và lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác và tạo động lực cho các hoạt động quốc tế (Porter, 1980). Các doanh nghiệp
phát triển và thực hiện các chiến lược cạnh tranh nhầm nỗ lực thay đổi vị trí của họ
so các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do đó các yếu tố ngành đóng một vai trị
quan trọng trong xác định và hạn chế các chiến lược của một doanh nghiệp (Teece
và cộng sự, 1997). Từ đó, các yếu tố ngành là yếu tố quyết định quan trọng đối với
hiệu suất xuất khẩu của doanh nghiệp (Cavusgil và Zou, 1994; Zou và Stan, 1998).
Các yếu tố ngành khác nhau đã được thực nghiệm nghiên cứu trong nhiều tài liệu
khác nhau như: cường độ xuất khẩu của ngành (Naidu và Prasad, 1994), định hướng
xuất khẩu ngành (Campa và Goldberg, 1997) và sự bất ổn trong ngành (Sakakibara
và Porter, 2001),…
Trong nghiên cứu của Gao và cộng sự (2010), ông nghiên cứu mẫu 18.644
doanh nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn 2002- 2005, dựa vào lý thuyết RBV,
Industry-Based View và kết quả nghiên cứu ông đã đưa ra nhận định rằng các biến
về ngành như định hướng phát triển ngành và sự bất ổn định trong ngành có tác
động đáng kể đến việc hình thành chiến lược và hiệu suất xuất khẩu được đặt trưng
thông qua biến cường độ xuất khẩu. Mặt khác, Zhao và Zou (2002) nghiên cứu
1.649 doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng đưa ra nhận định các doanh nghiệp ở các
ngành được chú trọng có định hướng xuất khẩu và cường độ xuất khẩu cao hơn so
ngành ít được chú trọng hơn, ngụ ý rằng có tồn tại yếu tố ngành tác động đến cường
độ xuất khẩu của doanh nghiệp.
Tóm lại, lý thuyết cơ sở ngành – Industry-Based View đưa ra những dẫn
chứng rằng có những tác động của đặc trưng mơi trường ngành của doanh nghiệp
đến hoạt động doanh nghiệp trong thị trường nội địa lẫn quốc tế. Nhiều nghiên cứu
đã dựa trên nên tản hai lý thuyết Resource- Based View và Industry-Based View để
xây dựng tác động đến định hướng xuất khẩu và cường độ xuất khẩu, chính vì thế
việc vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu của tác giả mang tính hợp lý và hiệu



×