Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận Quản trị Tài chính: Phân tích tài chính công ty cổ phần cơ điện lạnh REE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.22 KB, 19 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC




Tiểu luận môn Quản trị Tài chính


Đề tài:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN LẠNH REE
Sàn : Hose
Mã CK : REE


GVHD : TS Ngô Quang Huân
Học viên : Ngô Minh Hằng
Lớp : QTKD_ Ngày 2 _ K22






TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2013



2
Kết cấu của tiểu luận này gồm có 3 phần:
1. Phần 1 là báo cáo thường niên các năm 2010, 2011,2012 của công ty REE
được thể hiện trên File Acrobat Reader.

2. Phần 2 là phần các báo cáo tài chính và các tính toán chi tiết theo công thức
trên bảng tính Excel.
3. Phần 3 là phần phân tích tài chính của REE được trình bày trên File Word.

































3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1. Lịch sử Hình thành

Năm 1977, công ty được thành lập trên cơ sở là một đơn vị nhà nước, sau này được
đổi tên thành Công ty Cơ Điện Lạnh REE.

Năm 1993, REE là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, mở
đường cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Năm 1996, công ty cho ra đời các sản phẩm cơ điện lạnh mang thương hiệu Reetech
 Năm 1997, REE là công ty đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư
nước ngoài

Năm 2000, REE trở thành công ty đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam

Năm 2002 - 2003, công ty cấu trúc hoạt động sản xuất và dịch vụ cơ điện công trình
thành 2 công ty trực thuộc là công ty REE M&E và công ty Điện máy REE nhằm

phát triển mạnh hơn nữa.

Năm 2008, thực hiện bước đi vào phát triển bất động sản với văn phòng cho thuê
E.town

Năm 2010, mở rộng đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng điện, nước

Cuối năm 2012 đầu 2013, REE đã mua thành công 17.075.320 cổ phiếu PPC, nâng
khối lượng sở hữu lên 70.807.070 cổ phiếu, tương đương 22,26% vốn điều lệ của
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC).
2. Lĩnh vực Kinh doanh

Dịch vụ cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng.

Sản xuất và kinh doanh máy điều hòa không khí Reetech, sản phẩm gia dụng, tủ
điện và sản phẩm cơ khí công nghiệp.

Phát triển và khai thác bất động sản.

Đầu tư chiến lược.
3. Chiến lược Phát triển và Đầu tư

Tập trung phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm cơ điện lạnh trong đó có sản
phẩm

nhãn hiệu Reetech.

Hoạt Động Đầu Tư Chiến Lược

Tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty trong ngành điện, nước


Thực hiện thoái vốn hiệu quả các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch đầu tư dài
hạn

Quá trình cơ cấu danh mục đầu tư sẽ tiếp tục trên cơ sở thoái vốn hiệu quả,tập trung
vào các khoản đầu tư chiến lược dài hạn.
4. Năng lực Công ty

4
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh được thành lập từ năm 1977 với tên gọi ban đầu là Xí
nghiệp Quốc doanh Cơ Điện Lạnh thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 1993, Xí nghiệp được
cổ phần hóa chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE Corp.) và hoạt động
đến nay. Công ty tổ chức theo mô hình công ty “holding” hoạt động trong các lĩnh vực
chính như dịch vụ cơ điện công trình (M&E), sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hệ thống
điều hòa không khí, phát triển, quản lý bất động sản, và đầu tư chiến lược ngành cơ sở
hạ tầng. Nhóm công ty REE bao gồm: Công ty REE M&E là nhà thầu cơ điện công
trình hàng đầu tại Việt Nam; Công ty Điện máy REE chuyên kinh doanh hệ thống điều
hòa không khí mang thương hiệu Reetech; Công ty REE Real Estate là nhà quản lý các
cao ốc văn phòng cho thuê phát triển bởi REE; Công ty REE Land hoạt động trong lĩnh
vực phát triển các dự án bất động sản. Là một trong những công ty niêm yết cổ phiếu
đầu tiên trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh, REE luôn nằm trong top
30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, cổ phiếu REE nằm trong nhóm cổ
phiếu có tính thanh khoản cao.
5. Vị thế Công ty

REE M&E luôn đứng đầu trong thị trường cơ điện công trình với hơn 35 năm bề
dày kinh nghiệm. REE M&E là nhà thầu cơ điện công trình hàng đầu tại Việt Nam
với kinh nghiệm thi công công trình M&E trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thương
mại và công nghiệp.


Công ty Điện máy REE là nhà sản xuất máy điều hòa không khí với thương hiệu
Reetech đã trở nên quen thuộc với khách hàng qua các sản phẩm tiêu dùng và
thương mại.

Công ty REE Real Estate là đơn vịkinh doanh và quản lý bất động sản cho thuê với
diện tích văn phòng quản lý hơn 100.000m2.
6. Các dự án lớn

Ngày 14-03-2009, KMDK Việt Nam (gồm REE Corp và KMDK Hàn Quốc) đã tổ
chức lễ khởi công dự án sản xuất điện từ các bãi chôn lấp rác. Địa điểm: Bãi rác
Phước Hiệp I và Phước Hiệp IA tọa lạc tại xã Phước Hiệp, Huyện Củ Chi. Chủ đầu
tư: Công ty KMDK Co., Ltd, Hàn Quốc và Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh. Vốn
Điều lệ: 150 tỷ đồng. Tổng VĐT dự kiến: 25 triệu USD (vốn tự có 30% và 70% là
vốn vay). Công suất: 6-8 MW/năm. Lượng C02 giảm 250.000 tấn/năm. Thời gian
xây dựng và đưa vào hoạt động: từ 1-2 năm.

Ngày 23-07-2009, REE tuyên bố rút khỏi dự án đầu tư xây dựng hai nhà máy điện
từ nguồn khí thải tại bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn và bãi rác Phước Hiệp 1,
huyện Củ Chi, Tp.HCM. REE rút khỏi dự án là vì qua khảo sát mới nhất của công
ty, lượng khí phát sinh tại 2 bãi rác này hiện không còn nhiều do các bãi rác đã đóng
của từ lâu, dẫn đến hiệu quả kinh tế khai thác từ dự án sẽ không cao.

Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản R.E.E. - Xây dựng cao ốc căn hộ
Reetower tại số 9 Đoàn Văn Bơ, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng vốn đầu tư
cao ốc là 437 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ quý 1/2011.

Xây dựng cao ốc văn phòng E. Town 4 và E.Town Parking – Office – Warehouse
tại 364 Cộng Hòa, P.13, TP.HCM.

5


Xây dựng cao ốc văn phòng tại số 61-63 Bà Hom, Quận 6, TP.HCM.

Bên cạnh đó là một số công trình khác như Trung tâm Thương mại Sài Gòn, Thuận
Kiều Plaza, Indochine Park Tower, Lega Villa, Cao ốc Đất Phương Nam, City View
Building, Hòn Tre Resort, Micasa Hotel, …
7. Triển vọng Công ty

Hoạt động cơ điện có triển vọng lạc quan khi giá trị hợp đồng đang thực hiện vẫn
rất lớn và giá trị hợp đồng ký mới tăng mạnh so với năm trước.

Tòa nhà REE Tower đưa vào giữa năm 2011 hiện tỷ lệ lấp đầy đã tăng lên 97% giúp
tỷ lệ lấp đầy trung bình các văn phòng cho thuê của REE lên khoảng 97% sẽ tiếp
tục tạo ra lợi nhuận lớn và ổn định.
8. Rủi ro Kinh doanh chính

Kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu dùng. Người dân cắt giảm chi tiêu,
do đó việc đầu tư vào trang thiết bị gia đình và văn phòng giảm đáng kể.

Cạnh tranh với các tên tuổi đã có thương hiệu như Sanyo, Toshiba, Hitachi, LG,
Daewoo, Samsung

Lĩnh vực xây dựng và đầu tư vào bất động sản gặp rất nhiều khó khăn khi mà thị
trường bất động sản đóng băng và chưa thấy có dấu hiệu phục hồi.

Sản phẩm Reetech đang gặp áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nhãn hiệu nước ngoài.
9. Đơn vị kiểm toán:
CÔNG TY ERNST & YOUNG VIỆT NAM LTD
Sài gòn Riverside Office Center
2A-4A Tôn Đức Thắng Street District 1 Hồ Chí Minh, S.R of Việt Nam

Tel: 848.38245252 Fax: 848.38245250







6
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH REE:
A. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012:
I. PHÂN TÍCH TỶ LỆ :
1. Các tỷ lệ tài trợ :
TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản
0.410

0.270

0.359

2 Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu
0.701

0.370

0.559

3 Tỷ lệ thanh toán lãi vay

14.017

9.865

20.315

Nhận xét :
- Cơ cấu vốn của REE khá lành mạnh với tỷ lệ nợ vay thấp và tương đối ổn định qua
các năm. Công ty có vị thế cao trong ngành cơ điện công trình nên có khả năng lựa
chọn thầu các công trình của các chủ đầu tư có uy tín và tiềm lực tài chính do đó
công ty chịu ít rủi ro thanh toán và có lượng tiền mặt dồi dào. Lĩnh vực cho thuê văn
phòng của REE cũng ổn định và đem lại dòng tiền lành mạnh.
-Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011, nguyên
nhân chủ yếu là do khoản mục “người mua trả tiền trước” năm 2012 với tổng giá trị
727 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2011. Gía trị của khoản này chiếm tỷ trọng trên
30% trong tổng nợ phải trả của công ty. Điều này cho thấy REE có giá trị hợp đồng
ký kết tăng trưởng mạnh trong năm 2012, đảm bảo nguồn doanh thu và dòng tiền
trong tương lai của mảng hoạt động REE M&E và Reetech khá chắc chắn.
2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động :
TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
3.123

2.665

4.433

2 Kỳ thu tiền bình quân
116.006


141.556

70.206

3 Vòng quay các khoản phải thu 3.103

2.543

5.128

4 Tỷ số vòng quay tài sản cố định
11.405

51.929

54.136

5 Tỷ số vòng quay tổng tài sản
0.364

0.342

0.347

6 Tỷ số vòng quay tài sản ngắn
hạn
0.681

0.730


0.731


Nhận xét :
- TSCĐ chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất và thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu
Reetech, trụ sở công ty và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định khá lớn nên vòng quay tài
sản cố định cao. Vòng quay tổng tài sản và vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhưng

7
không cao là do REE sử dụng nguồn lực khá lớn vào lĩnh vực đầu tư chiến lược
nhưng doanh thu của lĩnh vực đầu tư chiến lược được hạch toán vào doanh thu hoạt
động tài chính. REE hiện đang trong tình trạng chiếm dụng vốn thương mại. Việc
chiếm dụng vốn thương mại do đặc trưng của lĩnh vực cơ điện (cung ứng thiết bị và
lắp đặt).
3. Các tỷ lệ thanh khoản :
TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tỷ lệ thanh toán hiện thời
1.363

1.987

1.987

2 Tỷ lệ thanh toán nhanh
1.066

1.443

1.659


3 Tỷ lệ thanh toán tiền mặt 0.602

0.342

0.531

Nhận xét :
-Tình hình tài chính của công ty nhìn chung khá tốt, tỷ trọng nợ thấp. Hệ số khả
năng thanh toán hiện thời duy trì trên 1 qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán
đối với nghĩa vụ các khoản nợ ngắn hạn an toàn và khá tốt. Tuy nhiên hệ số này khá
cao là do hoạt động đầu tư tài chính là một trong bốn mảng hoạt động kinh doanh
chính của công ty. Gía trị khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên
31% trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty trong hai năm vừa qua.
-Khả năng thanh khoản của REE thể hiện qua các hệ số về khả năng thanh khoản từ
trước đến nay khá tốt và ở mức an toàn. Hệ số tiền mặt mặc dù nhỏ hơn 1 song cũng
không quá thấp. Hai hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh là khá cao
và đều lớn hơn nhiều so với mức an toàn.
-Khả năng thanh toán luôn cao và có xu hướng tăng dần do REE sử dụng ít nợ vay,
tiền mặt duy trì ở mức cao. Thêm vào đó nợ vay của REE chủ yếu là nợ thương mại
không phát sinh lãi.

4. Các tỷ số đánh giá khả năng sinh lời :
TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Lợi nhuận biên thuần
0.200

0.284

0.259


2 Lợi nhuận biên từ hoạt động kinh
doanh
0.245

0.324

0.328

3 Lợi nhuận biên gộp
0.274

0.299

0.256

4 Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản
(ROA)
0.0730

0.0970

0.0900

5 Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu
(ROE)
0.1249

0.1328

0.1404



Nhận xét :

8
- Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của REE mở mức khá cao so với các
công ty cùng ngành song cũng có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính là công ty
theo đuổi mô hình đầu tư tài chính và đã giành ít nguồn lực để bồi dưỡng năng lực
cạnh tranh cho các ngành cốt lõi. Chi phí giá vốn các lĩnh vực cốt lõi của REE đã
tăng lên nhiều trong các năm gần đây trong khi giá bán không tăng tương ứng cho
thấy áp lực cạnh tranh trong các lĩnh vực hoạt động của REE đã tăng mạnh.
- ROA của công ty cũng ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành và có xu
hướng giảm trong các năm tới do việc gia tăng qui mô của công ty khiến qui mô tài
sản tăng trong khi đó doanh thu và lợi nhuận lại không tăng tương ứng. ROE của
công ty cũng không tăng nhiều mặc dù lợi nhuận ròng vẫn tăng trong các năm tới do
công ty đã tăng vốn điều lệ rất mạnh trong năm 2013 nhằm huy động nguồn vốn cho
phát triển.
- Nhìn chung. Công ty đã cố gắng mở rộng hoạt động, đầu tư phát triển song hiệu quả
sinh lời không tăng trưởng tương xứng với qui mô. Điều này bắt nguồn từ các hoạt
động kinh doanh cốt lõi của REE đang giảm sức cạnh tranh trong khi hoạt động đầu
tư tài chính phát huy hiệu quả không tương xứng.
5. Các tỷ số giá trị thị trường :
TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tỷ số thu nhập/cổ phần (EPS)
1.999

2.464

2.704


2 Tỷ số giá/thu nhập (P/E)
15.668

10.097

7.851

3 Giá trị sổ sách mỗi CP (BVPS)
14,780

13,889

13,817

4 TS giá thị trường/giá sổ sách (P/B)

0.161

0.096

0.075


Nhận xét :
- Công ty có tỷ suất lợi nhuận biên ròng cao và duy trì trên mức 27% trong 2 năm
2011-2012. Với quy mô vốn liên tục tăng trưởng mạnh quaa các năm, các chỉ số
hiệu quả sinh lợi khác như ROE, ROA của REE tương đối tốt.
II.PHÂN TÍCH CƠ CẤU :
Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi của
từng khoản mục trong báo cáo tài chính. Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, phân

tích cơ cấu được thực hiện bằng cách tính và so sánh tỉ trọng của từng khoản mục so
với doanh thu qua các năm để thấy được xu hướng thay đổi của từng mục. Tương tự
như vậy, trong bảng cân đối kế toán, chúng ta cũng tính toán và so sánh tỷ trọng của
từng mục tài sản so với tổng tài sản và từng mục của nguồn vốn so với tổng nguồn
vốn.
1.Phân tích cơ cấu:

PHÂN TÍCH CƠ C
ẤU

N
ội dung

2009

2010

2011

2012



A. TÀI S
ẢN NGẮN HẠN

41.6%

53.5%


46.8%

47.5%


9

I. Ti
ền v
à các kho
ản t
ương đương ti
ền

7.2%

23.6%

8.1%

12.7%


II. Các kho
ản đầu t
ư tài chính ng
ắn hạn











III. Các kho
ản phải thu ngắn hạn

17.0%

12.1%

10.7%

13.1%


IV. Hàng t
ồn kho

7.2%

11.5%

12.6%

7.6%



V. Tài s
ản ngắn hạn khác

0.6%

0.5%

0.9%

0.7%


B. TÀI S
ẢN D
ÀI H
ẠN

58.4%

46.5%

53.2%

52.5%


II. Tài s
ản cố định


2.7%

3.2%

0.7%

0.6%

IV.Các kho
ản đầu t
ư tài chính dài h
ạn

40.1%

33.3%

37.3%

40.3%


V.Tài s
ản d
ài h
ạn khác

0.2%

0.3%


0.2%

0.3%

T
ỔNG CỘNG T
ÀI S
ẢN

100%

100%

100%

100%












C. N

Ợ PHẢI TRẢ

26.4%

41.0%

27.0%

35.9%


I. N
ợ ngắn hạn

23.4%

39.2%

23.6%

23.9%


II. N
ợ d
ài h
ạn

3.0%


1.7%

3.4%

12.0%


D. NGU
ỒN VỐN CHỦ SỞ HỬU

72.8%

58.4%

73.0%

64.1%


I. V
ốn chủ

s
ở hữu

72.8%

58.4%

73.0%


64.1%

L
ỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ

0.7%

0.6%

0.0%

0.0%

T
ỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

100%

100%

100%

100%


Nhận xét :
- Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản giảm dần qua các năm, trong khi đó tỷ lệ tài
sản dài hạn tăng lên, đã thể hiện chính sách phân bổ nguồn lực của Công ty là tập
trung đầu tư phát triển dài hạn, đàu tư tăng tài sản cố định và các khoản đầu tư tài

chính dài hạn… Đây là một chiến lược đúng đắn vì để đầu tư phát triển mở rộng quy
mô, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường… cần phải có sự đầu tư chiến lược dài hạn, đầu đổi mới công nghệ,
dây chuyền sản xuất tiên tiến và đầu tư vào những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận
cao…
- Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn rất cao (trên 50%) và đang giảm dần qua các năm,
đồng thời vốn chủ sở hữu tăng dần quan các năm đã thể hiện chính sách tài trợ của
doanh nghiệp là tăng cơ cấu vốn chủ sở hữu, huy động vốn bằng việc phát hành thên
cổ phiếu tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu đề giảm rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, và tạo cơ cấu ngồn vốn tài trợ tối uu nhất…
- Cơ cầu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thể hiện chính sách tài chính
của doanh nghiệp là đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn thông qua
nguồn tài trợ là vay dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành thêm cổ
phiếu thường. Tuy nhiên tỷ lệ nợ vẫn đang cao dẫn đến rủi ro kinh doanh lớn, Công
ty cần có chính sách nhằm giảm tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của mình trong những
năm tới.



10
2.Phân tích DuPont:

N
ội dung


2009

2010


2011

2012

Lợi nhuận ròng/Doanh thu
0.369

0.199

0.283

0.288

Doanh thu/Tổng tài sản
0.347

0.364

0.342

0.347

Tổng TS/Vốn CSH
1.373

1.711

1.370

1.560


ROA
0.128

0.073

0.097

0.100

ROE
0.176

0.124

0.133

0.156


Nhận xét:
-Nhìn vào các nhân tố cấu thành ROE trong phân tích DuPont nhận thấy, tác động
của đòn bẩy tài chính cũng như vòng quay tổng tài sản tới khả năng sinh lời vốn chủ
sở hữu của REE khá tốt.
-ROA của công ty cũng ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành và có xu
hướng giảm trong các năm do việc gia tăng quy mô của công ty khiến quy mô tài sản
tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận lại không tăng tương ứng. ROE của công ty
cũng không tăng nhiều mặc dù lợi nhuận ròng vẫn tăng trong các năm.
-Nhìn chung công ty đã cố gắng mợ rộng hoạt động, đầu tư phát triển song hiệu ủa
sinh lời không tăng trưởng tưng xứng với quy mô. Điều này bắt nguồn từ các hoạt

động kinh doanh cốt lõi của công ty REE đang giảm sức cạnh tranh trong khi hoạt
động đầu tư và tài chính phát huy hiệu quả không tương xứng.

3.Phân tích đòn bẩy tài chính:
Nội dung 2009 2010 2011 2012
Đòn bẩy kinh doanh (DOL) 80%

66%

63%

62%

Đòn bẩy tài chính (DFL) 102%

108%

111%

105%

Đòn bẩy tổng thể (DFL) 80%

71%

70%

66%



Nhận xét:
-Đòn bẩy kinh doanh (DOL): là biểu thị mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỉ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi
phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố
định hơn trong hoạt động của mình.Ngược lại đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi công ty có
tỉ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp. Môt tỉ lệ đòn bẩy
cao có thể tạo ra được một lợi ích rất lớn cho các công ty. Tỉ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có
thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế)
nếu việc bán 1 sản phẩm tăng them đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Đối với REE, tỉ
lệ DOL giảm dần qua các năm, thấp nhất năm 2012 vì công ty gặp áp lực về giảm giá bán
sản phẩm Reetech để cạnh tranh, vì vậy công ty cần tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất.
-Đòn bẩy tài chính (DFL): là tỉ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác
định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty. Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc
sử dụng chi phí cố định để tài trợ cho công ty và bao gồm cả những chi phí tăng thêm trước
thuế và lãi vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một mức độ đòn bẩy tài chính

11
cao hơn đồng nghĩa là sự dao động trong EPS cũng tăng tương ứng. Hầu hết các công ty
đang bị định giá thấp đều mong muốn có một EPS khả quan và do đó tỷ số DFL có thể
được sử dụng để công ty quyết định xem mức độ đòn bẩy công ty cần sử dụng là bao nhiêu
để đạt được mục tiêu cần thiết. Đối với REE, DFL duy trì đều qua các năm, công ty có chi
phí lãi vay không quá cao so với EBIT.
- Đòn bẩy tổng thể (DFL): Thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với sự
thay đổi của doanh thu. Nếu một doanh nghiệp có 1 DOL tương đối cao chẳng hạn và
mong muốn đạt được một DTL nào đó thì doanh nghiệp có thể bù trước mức DOL cao này
với một DTL nào đó thì doanh nghiệp có thể bù trừ mức DFL cao này với một DOL thấ
hơn.

4.Phân tích hoà vốn:
Phân tích hoà vốn là mức độ hoạt động mà ở đó doanh thu bằng tổng chi phí, không

có lợ nhuận hay lỗ.


Tổng định phí -96,258,560,000 -171,533,876,000 -258,953,469,262 -289,076,065,026
Tổng biến phí -765,333,673,000
-
1,312,897,271,000
-
1,269,409,092,092
-
1,810,410,115,283
Doanh thu hòa vốn
lời lỗ -62,123,593,114 -103,198,740,074 -163,180,341,317 -175,620,800,576

5.Phân tích theo mô hình chỉ số Z:

PHÂN TÍCH THEO MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z
2009

2010

2011

2012

X1 (Tỷ số vốn lưu động/ Tổng tài sản) 0.42

0.53

0.47


0.47

X2 (Tỷ sồ lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản) 0.39

0.28

0.15

0.22

X3 (EBIT/ Tổng tài sản) 0.15

0.10

0.13

0.12

X4
(T
ỷ số thị giá của Vốn CSH/ Giá trị sổ sách tổng
nợ) 4.47

1.45

0.71

0.94


X5 (Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản) 0.35

0.36

0.34

0.35

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 4.73

2.65

2.01

2.22


Nhận xét:
Hệ số Z của công ty qua các năm đều lờn hơn 2,99, cụ thể Z
2009
= 4,775> 2,99: công
ty có tình hình hoạt động tốt, sẽ không bị phá sản.










12
6.Phân tích cơ cấu kết quả kinh doanh:

PHÂN TÍCH CƠ CẤU KẾT QUẢ KINH DOANH

2009 2010

2011

2012

Chỉ tiêu
Giá trị
Giá trị Giá trị Giá trị
Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Các kho
ản
giảm trừ doanh
thu


Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ

99.34% 99.98% 99.99% 95.28%
Giá v
ốn h
àng
bán
-64.75% -72.61% -70.11% -75.52%
L
ợi nhuận
gộp về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
34.59% 27.37% 29.88% 24.41%
Doanh thu
hoạt động tài
chính
18.01% 9.04% 19.10% 21.43%
Chi phí tài
chính
-0.35% -3.03% -7.92% -6.81%
Trong đó:
chi phí lãi vay
0.69% 1.99% 3.94% 1.58%
Chi phí bán
hàng


Chi phí qu
ản
lý doanh
nghiệp

-7.62% -5.75% -5.46% -5.64%
L
ợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
40.49% 24.52% 32.44% 31.23%
Thu nhập khác
0.49% 0.63% 0.36% 0.20%
Chi phí khác
-0.02% -0.05% 0.00% -0.05%
L
ợi nhuận
khác
0.47% 0.58% 0.36% 0.14%

13
Phần lãi/lỗ
công ty liên
doanh liên kết


T
ổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế
40.96% 25.87% 34.90% 30.45%
Chi phí thu
ế

TNDN hiện
hành
-4.42% -6.42% -6.40% -6.27%
Chi phí thu
ế
TNDN hoãn
lại


L
ợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp
36.70% 19.94% 28.32% 27.40%
Lợi ích cổ
đông thiểu số



LNST thuộc
về các cổ đông
của công ty mẹ
36.56% 20.04% 28.37% 24.70%
Lãi cơ bản trên
cổ phiếu
0.00000045% 0.00000011% 0.00000014%

0.00000011%



Nhận xét :
-Doanh thu năm 2012 tăng trưởng so với năm 2011 nhờ vào sự tăng trưởng mạnh
của hai mảng kinh doanh là dịch vụ cơ điện công trình và điện máy. Mặc dù thị
trường bất động sản và xây dựng gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động khai thắc cho
thuê văn phòng của REE vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm
2012.
-Hoạt động đầu tư tài chính năm 2012 đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của
công ty. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng nhỏ 23.3% trong tổng chi phí tài chính.
-Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011,
do mảng điện máy ReeTech chịu sức ép cạnh tranh về giá (năm 2012 doanh thu tăng
trưởng 21,7% nhưng lợi nhuận giảm 3%).
-Công ty thực hiện các chính sách kiểm soát chi phí quản lý hiệu qủa hơn, góp phần
năng cao kết quả kinh doanh của công ty. Tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp trên doanh thu thuần có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 8,86%
trong năm 2010 xuống còn 7,81% trong năm 2012.
-Hoạt động tài chính năm 2012 đóng góp trên 50% lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận
từ mảng kinh doanh này năm 2012 tăng trưởng mạnh đạt mức 56,5% nhờ thoái vốn
đầu tư hiệu quả từ cổ phiếu Sacombank và ACB.

14
-Tỷ trọng nợ trong cơ cấu tài chính của công ty tăng mạnh từ năm 2012 do công ty
phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi.Nguồn vốn huy động này được dùng đầu tư
vào các ngành cơ sở hạ tầng chiến lược trong lĩnh vực điện, nước, than và phát triển
các dự án bất động sản trong chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
-Công ty có lợi thế có lãi suất vay bình quân năm 2011 và 2012 thấp hơn so với mặt
bằng lãi suất chung của thị trường, khoảng 8%-9% trong khi lãi suất cho vay trong
nước khoảng 15%-17%. Các khoản vay đều là tín chấp cho thấy mức độ uy tín của
công ty về tín dụng khá tốt.
-Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011, nguyên

nhân chủ yếu là do khoản mục “người mua trả tiền trước” năm 2012 là 727 tỷ đồng.
Gía trị của khoản này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng nợ phải trả của công ty.
Điều này cho thấy REE có giá trị hợp đồng ký kết tăng trưởng mạnh trong năm
2012, đảm bảo nguồn doanh thu và dòng tiền trong tương lai của mảng hoạt động
REE M&E và Reetech khá chắc chắn.
-Công ty có tỷ suất lợi nhuận biên ròng cao và duy trì trên mức 27% trong năm
2011, 2012. Với quy mô vốn tăng trưởng liên tục qua các năm, các chỉ số hiệu quả
sinh lợi khác như ROA, ROE của REE tương đối tốt.
-Mảng hoạt động tài chính là một trong 4 hoạt động kinh doanh chính của REE và
đóng góp đáng kể vào kết quả lợi nhuận của công ty năm 2012.

B. LƯỢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN :
(Xin tham khảo phần tính chi tiết trên File Excel)
LƯỢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN (REE) THEO 3 PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp P/E:
I. Phương pháp P/E P/E
(P/E ngành * EPS
hiện tại)
P/E ngành Công nghiệp 7.68


Thu nh
ập hiện tại tr
ên m
ỗi cổ phiếu EPS
(g=11%) 3,852


Giá hiện tại Po
29,583




2.
Phương pháp dòng thu nhập của cổ phiếu:

Po




-

H
ệ số ho
àn v
ốn phi rủi ro

Krf

Lãi su
ất trái phiếu
chính phủ

9.00%

- Rủi ro của cổ phiếu REE β REE 1.53

-


H
ệ số ho
àn v
ốn thị tr
ư
ờng
(xem J10)
Km
14.00%

- Lãi suất chiết khấu Ki Krf + (Km - Krf) x β
16.65%


1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k

 




15
L10


-

Ph
ần b
ù r
ủi

ro th
ị tr
ư
ờng kỳ
vọng
Km - Krf
5.00%


Dòng cổ tức qua các năm
C
ổ tức đ
ư
ợc chia năm
2010

0

C

ổ tức đ
ư
ợc chia năm
2011

1,252

C
ổ tức đ
ư
ợc chia năm
2012
D0
1,568


- Cổ tức 2012 là : D
0
= 1,568 đồng/cp
- Lãi xuất chiết khấu : k = 16,65% năm
- Dự đoán tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm g =
(g 2009)= 18%
(g 2010)= 12%
(g 2011)= 6%
(g 2012)= 7%

Dự báo dòng cổ tức các năm sau t
g Dt





Dự kiến cổ tức được chia năm 2013 1 Mức tăng trưởng
7% 1,673 1.17 1,434
Dự kiến cổ tức được chia năm 2014 2 Mức tăng trưởng
10% 1,840 1.36 1,352
Dự kiến cổ tức được chia năm 2015 3 Mức tăng trưởng
10% 2,024 1.59 1,275
Dự kiến cổ tức được chia năm 2016 4 Mức tăng trưởng
11% 2,246 1.85 1,213
Dự kiến cổ tức được chia năm 2017 5 Mức tăng trưởng
11% 2,494 2.16 1,155
Dự kiến cổ tức được chia năm 2018 6 Mức tăng trưởng
10% 2,743 2.52 1,089
Dự kiến cổ tức được chia năm 2019 7 Mức tăng trưởng
10% 3,017 2.94 1,027
Từ năm 2020 về sau 8 Tăng trưởng đều
6%
Tổng giá trị hiện giá dòng cổ tức
8,544
P7
30,031

P7/ (1+k)^7 10,218
Giá trị cổ phiếu REE(2013) Po
18,762

3.Phương pháp chỉ số EVA

STT


Nội dung

2012

1

Lãi vay (I)

37,795,041,953

2

L
ợi nhuận tr
ư
ớc thuế v
à lãi (EBIT)

767,795,041,953

3

Chi tr
ả cổ tức

375,769,13
9,274

4


C
ổ tức tr
ên m
ỗi cổ phiếu

1,568.05

5

T
ỷ lệ chia cổ tức(d)

63%

( 1 )
t
k

/ ( 1 )
t
t
D k


16
6

Ph
ải trả trong v

òng 12 tháng


7

Chi phí s
ử dụng vốn vay tr
ư
ớc thuế thu nhập(kd)

1.6%

8

Chi phí s
ử vốn vay tr
ư
ớc sau thu nhập(kd(1
-
t))

1.2%

9

Chi phí s
ử dụng vốn cổ phần th
ư
ờng(Ks)


9.5%

10

WACC

16.7%

11

T
ốc độ tăng tr
ư
ởng


12

EVA

256,208,610,423

13

Tăng trư
ởng đều


14


H
ệ số chiết khấu


15

Hi
ện giá EVA


16

GIÁ TR
Ị THỊ TR
Ư
ỜNG CỔ PHIẾU

8,180,765,012,357.57


Giá CP (P)

34,137.60

Định giá cổ phiếu REE năm 2013
Phương pháp Tỷ trọng Giá
1.P/E
40%

29,583

2.Dòng thu nhập
25%

18,762
3.EVA
35%

34,138
Bình quân giá trị cổ phiếu
100%

28,472

Nhận xét :
Với các giả định trên, những thông tin hiện có, định giá cổ phiếu REE ở mức giá 28.654
đồng/CP dựa trên 3 phương pháp P/E, dòng thu nhập, EVA.

C. THIẾT LẬP

DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ:
1.Hệ số hoàn vốn kỳ vọng, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của REE:



Chú giải:
- K
rf
là hệ số hoàn vốn phi rủi ro, bằng mức lãi suất trái phiếu chính phủ, chọn K
rf
= 9%.

- Hệ số B
i
: đối với mã REE, hệ số B
i
được tính bằng = 1.54 (Hàm Slope trong Excel)
(Nguồn:

1. REE

β 1.53
Xác suất (Pi) Km



Pi x Ki
Pi x (K-
Ki)^2
Ki
0.1 10% 10.5%

0.01053

0.000374544

0.2 12% 13.6%

0.02718

0.000187272


0.4 14% 16.7%

0.06660

0.000000000

0.2 16% 19.7%

0.03942

0.000187272

49.0)09.0(09.0
)
(




m
irfmrfi
K
K
K
K
K

49.0)09.0(09.0
)
(





m
irfmrfi
K
K
K
K
K


17
0.1 18% 22.8%

0.02277

0.000374544




0.001123632


Giá tr

K


0.1665











Giá tr

δ

3.35%









Giá trị
Cv

20.13%






2. Tìm mã chứng khoán tương quan nghịch:
(Xin tham khảo phần tính chi tiết trên File Excel)
Theo kết quả tìm mã chứng khoán tương quan nghịch bằng cách sử dụng hàm Corre
trong Excel, tìm được mã CMV (Công ty cổ phần thương nghiệp Cà Mau) tương
quan nghịch với mã REE, hệ số tương quan a
R EE , C M V

= -0.79
Tính
Hệ số hoàn vốn kỳ vọng, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của CMV:
Hệ số B
i
: đối với mã CMV, hệ số B
i
được tính bằng = 0.12 (Hàm Slope trong Excel)
(Nguồn:
2. CMV β 0.12
Xác suất (Pi) Km

(Ki)

Pi x Ki
Pi x (K-
Ki)^2
0.1 10% 9.1%


0.00912

0.000002304

0.2 12% 9.4%

0.01872

0.000001152

0.4 14% 9.6%

0.03840

0.000000000

0.2 16% 9.8%

0.01968

0.000001152

0.1 18% 10.1%

0.01008

0.000002304





0.000006912


Giá tr

K

0.0960












Giá tr

δ

0.26%










Giá trị
Cv

2.74%

5
1
i i
i
K PxK

 

K
C
V


)(
2
5
1
KiK
i

Pi





5
1
i i
i
K PxK

 

K
C
V


)(
2
5
1
KiK
i
Pi






15.0)09.0(09.0
)
(




m
irfmrfi
K
K
K
K
K


18



4.
Kết hợp REE và CMV thành một bộ chứng khoán:
Công thức tổng quát nhằm xác định tỉ trọng của từng chứng khoán trong danh mục
gồm 2 mã chứng khoán để độ lệch chuẩn của bộ chứng khoán đạt cực tiểu như sau:








Cơ cấu Bộ chứng khoán REE - CMV
W CMV
94.0%

W REE 6.0%

Kp 10.0%




0.2%

2.0%


= 0.2% nhỏ hơn CMV = 0.26% nên khi kết hợp REE và CMV thành bộ chứng
khoán với tỉ trọng như trên (W
REE
= 6.0%; W
CMV
= 94.0%) sẽ giảm rủi ro đi rất
nhiều.

















21
212,1
2
2
2
1
212,1
2
1
2
1
2
WW
A
A
W







p

p
C
p


19
D.Tài liệu tham khảo:
- Bộ slide bài giảng môn QTTC của TS Ngô Quang Huân, Khoa QTKD, Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM
- PGS.TS. Nguyễn Quanh Thu, Quản trị tài chính căn bản – NXB Thống kê 2009.
- TS Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp – NXB Thống kê 2009.
- Eugene F.Brigham – Joel E.Houston, Quản trị tài chính- Đại học Florida- Bản dịch của
Đại học Kinh tế TPHCM.
- Trang Web Cổ phiếu 68
-
Trang Web Cổ phiếu
s.c om.vn/


×