Mục Lục
Bài 9.............................................................................................................................................................2
Nhận định 1: VKS không thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm............................2
Nhận định 2: Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu người kháng cáo hoặc VKS rút tồn bộ kháng cáo, kháng
nghị thì HĐXX phải ra quyết định đình chỉ vụ án.....................................................................................2
Nhận định 3: Nếu có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật thì Tịa án cấp phúc
thẩm ln phải mở phiên tịa để xét xử..................................................................................................2
Nhận định 6: Chỉ có HĐXX phúc thẩm mới có quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm..............2
Nhận định 8: Tòa án cấp phúc thẩm được quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác nặng hơn tội danh
mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng.........................................................................................................3
Nhận định 9: Hội đồng xét xử phúc thẩm VAHS khơng có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung.............3
Nhận định 10: Khi người kháng cáo, VKS kháng nghị đã rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì vụ án
phải được đình chỉ...................................................................................................................................3
Nhận định 11: Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị không được làm xấu hơn tình trạng của bị
cáo trong mọi trường hợp.......................................................................................................................3
Nhận định 13: Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm mà vắng mặt người bào chữa thì HĐXX phúc
thẩm phải hoãn phiên họp......................................................................................................................3
Bài tập 1:..................................................................................................................................................3
Bài tập 2:..................................................................................................................................................5
Bài 10...........................................................................................................................................................8
Nhận định 1: Chánh án Tòa án cấp trên chỉ được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án
hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp................................................8
Nhận định 2: Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì cũng có quyền kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm.......................................................................................................................8
Nhận định 3: Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.................................................................................8
Nhận định 4: Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm bị giới hạn bởi nội dung của kháng nghị.......................8
Nhận định 5: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm trong
trường hợp toàn bộ kháng nghị bị rút trước khi mở phiên tịa...............................................................9
Nhận định 7: Hội đồng tồn thể UBTP Tịa án nhân dân cấp cao chỉ có quyền giám đốc thẩm những
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và có tính chất phức tạp....................................................9
Bài tập 2:..................................................................................................................................................9
Bài 9
Nhận định 1: VKS không thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc
thẩm.
Nhận định SAI.
Vì nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét
xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 266 BLTTHS 2015
VKS được thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
CSPL: khoản 2 Điều 266 BLTTHS 2015.
Nhận định 2: Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu người kháng cáo hoặc VKS rút
toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Nhận định SAI.
Tịa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người
kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút tồn bộ kháng nghị. Việc đình
chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định,
tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ
ngày Tịa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Cơ sở pháp lý
khoản 1 Điều 348 BLTTHS 2015.
Nhận định 3: Nếu có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật
thì Tịa án cấp phúc thẩm ln phải mở phiên tịa để xét xử.
Nhận định SAI.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 330 BLTTHS 2015 quy định về Tính chất của xét
xử phúc thẩm thì nếu có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật
nhưng bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật thì
Tịa án cấp phúc thẩm khơng phải mở phiên Tịa để xét xử. Khi phúc thẩm đối với
các quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX sẽ mở phiên họp chứ
khơng mở phiên toà (khoản 1 Điều 362 ).
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 330, khoản 1 Điều 362 BLTTHS 2015.
Nhận định 6: Chỉ có HĐXX phúc thẩm mới có quyền ra quyết định đình chỉ xét
xử phúc thẩm.
Nhận định SAI.
Căn cứ pháp lý theo khoản 1 Điều 348 BLTTHS 2015 quy định về việc Đình
chỉ xét xử phúc thẩm:
“1. Tịa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà
người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút tồn bộ kháng
nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ
tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ
thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm. việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định.” Như vậy, HĐXX phúc thẩm chỉ có
quyền quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm tại phiên tòa, còn trước khi mở phiên
tòa thì do Thẩm phán chủ tọa phiên tịa quyết định.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 348 BLTTHS 2015.
Nhận định 8: Tòa án cấp phúc thẩm được quyền xét xử bị cáo theo tội danh
khác nặng hơn tội danh mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng.
Nhận định ĐÚNG.
Căn cứ vào k2 Đ357 Trường hợp VKS kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu
thay đổi hoặc có căn cứ thay đổi tội danh nặng hơn thì Tịa án phúc thẩm có thể xét xử bị
báo theo tội danh khác nặng hơn tội danh mà Tòa cấp sơ thẩm đã áp dụng.
CSPL: Khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015.
Nhận định 9: Hội đồng xét xử phúc thẩm VAHS khơng có quyền trả hồ sơ để
điều tra bổ sung.
Nhận định SAI.
Căn cứ theo Điều 355 BLHS 2015 đã nêu rõ Hội đồng xét xử có quyền chuyển hồ
sơ vụ án đề điều tra lại hoặc xét xử lại vì vậy việc trả hồ sơ cũng được xem như một hình
thức chuyển hồ sơ nên Hội đồng xét xử phúc thẩm VAHS có quyền trả lại hồ sơ để điều
tra bổ sung.
Nhận định 10: Khi người kháng cáo, VKS kháng nghị đã rút tồn bộ kháng
cáo, kháng nghị thì vụ án phải được đình chỉ.
Nhận định SAI.
CSPL: Điều 348 BLTTHS
Tịa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án khi người
kháng cáo, VKS kháng nghị đã rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì vụ án được đình chỉ
trong tịa cấp phúc thẩm.
Nhận định 11: Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị khơng được làm
xấu hơn tình trạng của bị cáo trong mọi trường hợp.
Nhận định SAI:
Căn cứ khoản 1 Điều 342 BLTTHS 2015, cụ thể chỉ trước khi bắt đầu phiên tòa
hoặc tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung khác cáo,
VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng khơng
được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, vậy suy ra ngồi 2 thời điểm trên thì các thời
điểm còn lại Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị có thể làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo. (đọc NQ 05/2005)
Nhận định 13: Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm mà vắng mặt người
bào chữa thì HĐXX phúc thẩm phải hỗn phiên họp.
Nhận định SAI
Căn cứ khoản 1 Điều 352 BLTTHS 2015 quy định về hỗn phiên tịa phúc thẩm
viện dẫn đến điểm a khoản 1 Điều 352 cụ thể: “Trường hợp người bào chữa vắng mặt
lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hỗn phiên tòa,
trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Trường hợp người bào
chữa vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan hoặc
được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tịa án vẫn tiến hành xét xử.”
Vậy nên, Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm mà vắng mặt người bào chữa
thì HĐXX phúc thẩm khơng bắt buộc phải hỗn phiên họp.
Bài tập 1:
A bị VKSND huyện N (thuộc tỉnh M) truy tố theo khoản 1 Điều 141 BLHS 2015
về tội hiếp dâm. Khi chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thấy cần phải áp
dụng khoản 2 Điều 141 BLHS 2015 để xét xử A.
Câu hỏi:
1.
Trong trường hợp này Thẩm phán nên xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý theo khoản 2 Điều 298 BLTTHS 2015 thì vụ án vẫn bị đưa ra xét
xử.
“2. Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát
đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà
Viện kiểm sát đã truy tố.”
Khi chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thấy cần phải áp dụng
khoản 2 Điều 141 BLHS để xét xử bị cáo A là tăng nặng hình phạt, áp dụng khoản
khác của BLHS về tội nặng hơn theo khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015 về trường
hợp sửa bản án theo hướng khơng có lợi cho bị cáo. Tuy nhiên do khơng có kháng
nghị theo hướng khơng có lợi cho bị cáo nên Thẩm phán không thể sửa bản án sơ
thẩm theo hướng khơng có lợi cho bị cáo. Thay vào đó, Thẩm phán chủ tọa phiên
tịa có thể ra quyết định hủy bản án để sơ thẩm lại với thành phần HĐXX mới theo
khoản 2 Điều 358 BLTTHS 2015 và HĐXX cần phải nêu rõ lý do của việc hủy bản
án sơ thẩm để xét xử lại.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 357, khoản 2 Điều 358 BLTTHS 2015.
2.
Giả sử TAND huyện N đã áp dụng khoản 2 Điều 141 BLHS 2015 để xét
xử và tuyên phạt A 15 năm tù giam, buộc bồi thường 10 triệu đồng. Tòa án cấp phúc
thẩm sẽ giải quyết như thế nào trong những trường hợp sau:
a.
VKSND huyện N kháng nghị yêu cầu giảm hình phạt nhưng bị hại kháng
cáo yêu cầu tăng hình phạt.
Trả lời:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 331 và khoản 1 Điều 332 BLTTHS 2015 thì Bị hại là
người có quyền kháng cáo và thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ
ngày tuyên án.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 336 và khoản 1 Điều 337 BLTTHS thì VKSND cùng cấp
có quyền kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của Toà án cùng cấp và thời hạn kháng nghị
là 15 ngày. Nếu trong trường hợp đã quá thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì TAND
khơng thụ lý đơn kháng cáo, kháng nghị của bị hại và VKSND huyện N. Trong trường
hợp trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì TA phúc thẩm có nghĩa vụ chuyển hồ sơ vụ
án, chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung cho VKSND cùng cấp trong thời hạn 15 ngày (Điều
341 BLTTHS 2015). Khi xem xét kháng cáo của bị hại thì theo hướng khơng có lợi cho
bị cáo cịn hướng kháng nghị của VKS là theo hướng có lợi cho bị cáo. Căn cứ tại khoản
2 Điều 357 BLTTHS 2015 thì trong trường hợp Tồ án cần phải sửa bán án theo hướng
khơng có lợi đối với bị cáo thì phải có u cầu kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của
VKS. Như vậy, bị hại đã có u cầu Tồ phúc thẩm xem xét theo hướng khơng có lợi đối
với bị cáo thì Tồ án có thẩm quyền xem xét theo hướng khơng có lợi đối với bị cáo. Tuy
nhiên, khi xem xét vụ án, nếu có căn cứ thì HĐXX vẫn có thể theo hướng kháng nghị của
Viện kiểm sát huyện N về việc giảm hình phạt cho bị cáo.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 331, khoản 1 Điều 332, khoản 1 Điều 336, khoản 1
Điều 337, Điều 341, khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015.
b.
Trước ngày mở phiên tòa phúc thẩm, bị hại bổ sung kháng cáo yêu cầu
tăng mức bồi thường thiệt hại lên 20 triệu đồng.
Trả lời:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 342 thì trước khi bắt đầu phiên tồ phúc thẩm, bị hại có
quyền bổ sung kháng cáo nhưng khơng được làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Bị hại đã
yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại lên 70 triệu đồng thay vì 50 triệu đồng như ban
đầu. Theo hướng dẫn tại mục 3.3.a phần II NQ 05/2005 thì việc tăng mức bồi thường
thiệt hại được xem là theo hướng khơng có lợi cho bị cáo. Như vậy, yêu cầu tăng mức bồi
thường thiệt hại lên 70 triệu đồng được xem là làm xấu hơn tình trạng của bị cáo nên
trong trường hợp này, Toà cấp phúc thẩm sẽ không chấp nhận yêu cầu bổ sung kháng cáo
trên của bị hại.
c.
Có căn cứ cho rằng ngồi hành vi hiếp dâm, A còn cướp tài sản của nạn
nhân.
A bị khởi tố và tuyên án đối với hành vi hiếp dâm theo khoản 2 Điều 141 BLHS.
Khi có căn cứ cho rằng ngoài hành vi hiếp dâm A còn thực hiện hành vi cướp tài sản đối
với nạn nhân thì căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 358 BLTTHS 2015, HĐXX phúc thẩm
huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại khi có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm
đối với bị cáo về tội cướp tài sản.
“1. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các
trường hợp:
a)
Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để
khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;”
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 358 BLTTHS 2015.
Bài tập 2:
A bị VKSND tỉnh T truy tố về tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.
Tại bản án hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh T áp dụng khoản 2 Điều 123 BLHS 2015, xử
phạt A 13 năm tù về tội giết người.
Câu hỏi:
1.
Giả sử VKSND tỉnh T kháng nghị theo hướng giảm hình phạt đối với A
và bị hại kháng cáo theo hướng tăng hình phạt đối với A thì Tịa án cấp phúc thẩm
giải quyết như thế nào?
Có hai trường hợp xảy ra:
1. Hội đồng xét xử chấp thuận quan điểm của Viện kiểm sát, quyết định hủy bản
án sơ thẩm để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn. Lúc này, dù bị cáo có xin rút kháng
cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không chấp thuận. Việc hủy bản án sơ thẩm để
khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm được thực hiện theo
quy định tại Điều 358 BLTTHS.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp thuận quan điểm của Viện kiểm sát và
quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi bị cáo xin rút kháng cáo theo quy định tại
khoản 1 Điều 348 BLTTHS. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy
định tại Điều 348 BLTTHS.
CSPL: Điều 348, Điều 358 BLTTHS.
2.
Giả sử 20 ngày sau khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án, VKSND tỉnh T
phát hiện có căn cứ để kháng nghị bản án. VKSND tỉnh T xử lý tình huống này như
thế nào?
Căn cứ k1 Đ337 thì đối với việc kháng nghị của VKSND cùng cấp là 15 ngày kể
từ ngày BA STđược tuyên, VKSND cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày bản án sơ
thẩm được tuyên.Vậy trong trường hợp này, 20 ngày sau VKSND tỉnh T mới phát hiện
căn cứ kháng nghị thì đã hết thời hạn kháng nghị nên VKSND tỉnh T không thể kháng
nghị được.
Nhưng nếu VKSND cấp trên trực tiếp (là VKSND cấp cao) thì sẽ có thể kháng
nghị, vì thời hạn kháng nghị đối với VKSND cấp trên trực tiếp là 30 ngày từ ngày bản án
sơ thẩm được tuyên. VKSND tỉnh T có thể gửi thông báo, đề nghị kháng nghị bản án sơ
thẩm đến cho VKSND cấp trên trực tiếp để đề nghị kháng nghị BA của TA cấp sơ thẩm.
CSPL: Đ337 BLTTHS 2015.
3.
Giả sử tại phiên tịa phúc thẩm, có đủ căn cứ cho rằng B là đồng phạm
với A trong vụ giết người nhưng chưa bị khởi tố bị can thì HĐXX giải quyết như thế
nào?
Tại phiên tịa phúc thẩm, có đủ căn cứ cho rằng B là đồng phạm với A trong vụ
giết người nhưng chưa bị khởi tố bị can thì HĐXX sẽ hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 358 quy định có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ
lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong
bản án sơ thẩm. Đối với trường hợp tội phạm bị bỏ lọt tội phạm độc lập, có thể tách riêng
biệt với tội phạm đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm thì HĐXX phúc thẩm
khơng cần hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu
cầu VKS khởi tố vụ án hình sự. Thủ tục điều tra lại được quy định tại khoản 1 Điều 360
BLTTHS 2015.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 358, khoản 1 Điều 360 BLTTHS 2015.
Bài 10
Nhận định 1: Chánh án Tòa án cấp trên chỉ được quyền kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án cấp
dưới trực tiếp.
Nhận định SAI.
Vì Chánh án Tịa án cấp trên cịn có quyền khác đối với Tòa án cấp dưới như
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tịa án hoặc kiến nghị Chánh án Tịa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án.
Nhận định 2: Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
thì cũng có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Nhận định SAI.
Căn cứ theo khoản 1,2,3 Điều 373 quy định về những người có quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm thì Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Chánh án TAQS trung ương, Viện trưởng VKS quân sự trung ương, Chánh
án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao sẽ có thẩm quyền kháng nghị.
Căn cứ vào khoản 1,2,3 của điều 400 BLTTHS quy định về những người có quyền
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKS quân sự
trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao là những người có thẩm quyền kháng nghị.
Vậy, chỉ có các Viện trưởng VKS mới có thẩm quyền kháng nghị đối với cả thủ tục giám
đốc thẩm và tái thẩm. Còn các Chánh án Tòa án thì chỉ kháng nghị đối với thủ tục giám
đốc thẩm.
CSPL: Đ373, 400 BLTTHS 2015.
Nhận định 3: Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp
của Tịa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 5 Điều 382 BLTTHS.
Khơng phải Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm là tòa án cấp trên trực tiếp của
Tịa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị mà các bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp
khác nhau thì Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm với toàn bộ vụ
án.
Nhận định 4: Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm bị giới hạn bởi nội dung của
kháng nghị.
Nhận định SAI.
Vì phạm vi giám đốc thẩm VAHS được quy định tại Điều 387 BLTTHS 2015:
“Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội
dung của kháng nghị.” Do đó, Hội đồng giám đốc thẩm phải được xét lại toàn bộ nội
dung bản án, quyết định bị kháng nghị. Cịn tái thẩm thì theo khoản 1 Điều 402 BLTTHS
2015 quy định tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
CSPL: Điều 387, Điều 402 BLTTHS 2015.
Nhận định 5: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử
giám đốc thẩm trong trường hợp toàn bộ kháng nghị bị rút trước khi mở phiên tịa.
Nhận định SAI.
Trường hợp rút tồn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tịa thì Chánh án Tịa án có
thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút
toàn bộ kháng nghị tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám
đốc thẩm. cơ sở pháp lý khoản 3 Điều 381 BLTTHS 2015.
Nhận định 7: Hội đồng tồn thể UBTP Tịa án nhân dân cấp cao chỉ có quyền
giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và có tính chất
phức tạp.
Nhận định SAI.
Ngoài quyền giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và
có tính chất phức tạp, Hội đồng tồn thể UBTP Tịa án nhân dân cấp co cịn có quyền
giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã được UBTP Tòa án nhân dân cấp cao giám
đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu
quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 382 BLTTHS 2015.
Bài tập 2:
TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm VAHS, bản án có hiệu lực pháp
luật. Sau đó, Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị bản án này theo thủ tục giám đốc thẩm.
Câu hỏi:
1.
Tịa án nào có thẩm quyền giám đốc thẩm bản án của TAND thành phố
Hồ Chí Minh?
Tịa án nhân dân cấp cao TP.HCM có quyền giám đốc thẩm bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa
án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi
thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Căn cứ khoản 1
Điều 20 luật tổ chức tòa án nhân dân, khoản 1 Điều 382 BLTTHS 2015.
2.
Giả sử đây là một vụ án có tính chất rất phức tạp thì thẩm quyền giám đốc
thẩm có thay đổi khơng?
Thẩm quyền giám đốc thẩm sẽ không thay đổi nhưng không điều kiện thì có thể
hoản phiên tịa và mở ra phiên tịa xét xử lại. Nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án,
quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng
Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua
quyết định về việc giải quyết vụ án. Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng tồn thể
Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số
thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao làm chủ tọa phiên tịa. Quyết
định của Hội đồng tồn thể Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên
biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy
ban Thẩm phán tán thành thì phải hỗn phiên tịa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra
quyết định hỗn phiên tịa thì Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa
xét xử lại vụ án. Căn cứ pháp lý khoản 2 Điều 382 BLTTHS 2015.
3.
Giả sử trong vụ án có hai bị cáo A và B. Bị cáo A không kháng cáo, cịn bị
cáo B thì kháng cáo. TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm đối với
bị cáo B. Bản án phúc thẩm sau đó bị kháng nghị giám đốc thẩm. Đồng thời, vào thời
điểm này bản án sơ thẩm đang được A thi hành cũng bị kháng nghị giám đốc thẩm. Tòa
án nào có thẩm quyền giám đốc thẩm đối với vụ án của A và B?
Vì bị cáo B kháng cáo được Tòa án nhân dân cấp cao thành phố HCM xét xử phúc
thẩm. Bản án phúc thẩm sau đó bị kháng nghị giám đốc thẩm thuộc thẩm quyền Tòa án
nhân dân tối cao đồng thời bản án sơ thẩm của A cũng bị kháng nghị giám đốc thẩm
thuộc quyền Tòa án nhân dân cấp cao. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Căn cứ khoản 6 Điều 382
BLTTHS 2015.