Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thảo luận tố tụng dân sự chương 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.35 KB, 13 trang )

THẢO LUẬN MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
______________________
I. Nhận định:
1. Chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ
án dân sự có đương sự ở nước ngoài.
Nhận định này là sai.
Vì không phải chỉ có tòa án nhân dân cấp Tỉnh mới có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm vụ án dân sự có đương sư ở nước ngoài. Căn cứ vào quy định tại khoản 4, Điều 35, BLTTDS
2015 về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì đối với trường hợp mà công dân Việt Nam
hủy kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng,
cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu
vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự. Do
vậy, Toà án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án
dân sự có đương sư ở nước ngoài chứ không chỉ Toà án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền.
2. Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải
tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện tại Tòa án.
Nhận định này là sai.
Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải
tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện tại Tòa án. Căn cứ
vào điểm b khoản 3 Điều 8 NQ 05/2012/NQ-HĐTP quy định thì tranh chấp về giao dịch liên quan
đến quyền sử dụng đất không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện ra tòa nhưng phải được thực hiện thủ tục
hòa giải theo quy định của BLTTDS.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú.
Nhận định này là sai.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn không chỉ là Tòa án nơi bị đơn cư trú. Căn cứ vào
quy định tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 35, BLTTDS 2015 về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1




thì Vụ án ly hôn là tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc Khoản 1, Điều 28, BLTTDS 2015. Do vậy,
ngoài Toà án nơi bị đơn cư trú thì thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn còn thuộc về Toà án nơi
nguyên đơn cư trú khi các đương sự thoả thuận với nhau bằng văn bản.
4. Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, cơ quan, tổ
chức với nhau là tranh chấp dân sự.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, cơ quan,
tổ chức với nhau đều là tranh chấp dân sự. Căn cứ vào quy định tại Khoản 4, Điều 26, BLTTDS
2015 và Khoản 2, Điều 30, BLTTDS 2015 thì các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhau đều là tranh chấp dân sự khi không thuộc khoản
2, Điều 30, tức các tranh chấp này không nhằm mục đích lợi nhuận. Do vậy, trong trường hợp, các
tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận thì là tranh chấp về kinh doanh, thương mại (theo Khoản 2, Điều 30,
BLTTDS 2015).
5. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại luôn thuộc thẩm quyền, giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại luôn thuộc thẩm
quyền, giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ vào quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 35,
BLTTDS 2015 thì tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại còn có thể thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện và khi đó là tranh chấp phát sinh trong hoạt
động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận theo Khoản 1, Điều 30.
6. Đương sự có thể lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự.
Nhận định này là sai.
Không phải đương sự nào cũng có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự.
Căn cứ Điều 40 BLTTDS năm 2015 qui định về Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của
nguyên đơn, người yêu cầu thì nguyên đơn và người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải


2


quyết tranh chấp dân sự nhưng phải thuộc các trường hợp trong điều này, còn các trường hợp khác
thì nguyên đơn, người yêu cầu không được lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự.
Mặt khác, đương sự trong vụ việc dân sự theo Điều 68 BLTTDS 2015 bao gồm nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người yêu cầu, nhưng điều 40 BLTTDS năm 2015 chỉ qui
định về nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự.
Do vậy, đương sự khác như bị đơn thì không có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết tranh
chấp dân sự.
7. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền của Tòa án không thay đổi.
Nhận định này là sai.
Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền của Tòa án vẫn có thể bị thay đổi.
Căn cứ vào qui định tại khoản 1 Điều 41 BLTTDS năm 2015, ta thấy là mỗi Tòa án sẽ có thẩm
quyền khác nhau và phạm vi thẩm quyền cũng sẽ không thay đổi, do vậy, sau khi đã thụ lí vụ án, nếu
xét thấy không thuộc thẩm quyền thì Tòa án đó phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án khác có
thẩm quyền giải quyết, chứ Tòa án không được mở rộng hay thay đổi thẩm quyền.
8. Nếu đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào
thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt
tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì đều vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp huyện. Căn cứ vào quy định khoản 3, Điều 35, BLTTDS 2015, những tranh chấp mà
đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm
Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Toà
án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ án mà đương sự trong vụ án là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự khi đó
là các vụ án thuộc Khoản 4, Điều 35, BLTTDS 2015 mà giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực

biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy
định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

3


9. Tranh chấp về bảo hiểm là tranh chấp kinh doanh thương mại.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp tranh chấp về bảo hiểm đều là tranh chấp kinh doanh thương mại.
Căn cứ vào Điểm d, Điều 32, BLTTDS 2015 về Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án thì tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội, về y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
pháp luật về việc làm, về bảo hiểm thất nghiệp lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của về an
toàn vệ sinh, lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động là những tranh chấp
về lao động, thêm vào đó nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm giữa các, cá nhân tổ chức
không nhằm mục đích sinh lợi thì tranh chấp đó là tranh chấp về hợp đồng dân sự theo khoản 3,
Điều 26 BLTTDS. Do đó, không phải tất cả các tranh chấp về Bảo hiểm đều là tranh chấp kinh
doanh, thương mại, nó chỉ là tranh chấp kinh doanh thương mại khi nó phát sinh từ hợp đồng bảo
hiểm giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
10. Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
Nhận định này là đúng.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2, Điều 35, BLTTDS 2015 về Thẩm quyền của Toà án nhân dân
cấp huyện thì Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu thuộc các trường
hợp tại khoản này. Do vậy, các yêu cầu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản này là Khoản
5, Điều 27; Khoản 9, Điều 29; Khoản 4, 5, Điều 31; Khoản 3, 4, Điều 33, tức các yêu cầu công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền
của Toà án cấp huyện. Các yêu cầu này theo Điểm b, Khoản 1, Điều 37, BLTTDS 2015 thì thuộc
thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
II. Bài tập

Câu 1: Bà Hồng cư trú tại quận 6, TP.HCM khởi kiện anh Nam cư trú tại quận Thủ Đức,
TP.HCM, anh Long cư trú tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai, yêu cầu bồi thường tiền chữa trị cho
con bà là cháu Tuấn 10 tuổi (cư trú tại quận 7, TP.HCM), số tiền 12 triệu, do hai anh này đã có
hành vi gây thương tích cho cháu Tuấn tại quận 5, TP.HCM. Hỏi:
a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?

4


Bà Hồng nộp đơn khởi kiện anh Nam, anh Long yêu cầu bồi thường tiền chữa trị cho con bà là
cháu Tuấn. Do vậy, theo quy định tại Khoản 6, Điều 26, BLTTDS 2015 thì đây là tranh chấp dân sự,
cụ thể là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
b. Xác định tư cách đương sự?
Bà Hồng nộp đơn khởi kiện anh Nam nên theo quy định tại Điều 1, BLTTDS 2015 thì đây là vụ án
dân sự.
- Nguyên đơn: Cháu Tuấn.
Theo khoản 2, Điều 68, BLTTDS 2015 thì cháu Tuấn là người cá nhân khác (bà Hồng) khởi kiện
để yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại khi quyền và lợi ích hợp pháp của cháu Tuấn bị xâm phạm.
Do cháu Tuấn (10 tuổi) là người chưa đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, nên việc tham gia tố tụng
dân sự phải thông quan người đại diện hợp pháp là bà Hồng – mẹ của cháu Tuấn (theo Khoản 5,
Điều 69, BLTTDS 2015).
- Bị đơn: Anh Nam, anh Long.
Theo khoản 3, Điều 68, BLTTDS 2015 thì anh Nam và anh Long là người bị bà Hồng khởi kiện để
yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thiệt hại cho con bà là cháu Tuấn. Đồng thời, anh Nam và anh
Long cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
c. Bà Hồng có quyền nộp đơn khởi kiện tại những Tòa án nào?
Đây là tranh chấp dân sự theo Khoản 6, Điều 26, BLTTDS 2015 nên theo quy định tại Điểm a,
Khoản 1, Điều 35 và Khoản 1, Điều 36, BLTTDS 2015 thì Toà dân sự Toà án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Các Toà án có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là:
- Toà án nhân dân quận Thủ Đức (Tp. HCM) hoặc Toà án nhân dân Thành phố Biên Hoà (tỉnh

Đồng Nai). Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án nơi bị đơn (anh
Long, anh Nam) cư trú có thẩm quyền giải quyết vụ án này, tức Toà án quận Thủ Đức hoặc Toà án
thành phố Biên Hoà.
- Toà án nhân dân quận 7 (Tp. HCM). Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015
thì Toà án nhân dân nơi nguyên đơn (cháu Tuấn) cư trú có thẩm quyền giải quyết nếu các đương sự
có văn bản thoả thuận với nhau, tức Toà án nhân dân quận 7.
- Toà án nhân dân quận 5 (Tp. HCM). Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 40, BLTTDS 2015
thì Toà án nhân dân nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại có thẩm quyền giải quyết, tức Toà án nhân dân
quận 5.

5


Câu 2: Ngày 30/01/2017, ông Nguyễn Đức Hải (cư trú tại quận 1, TP.HCM) khởi kiện ông Trần
Mạnh Hùng (cư trú tại quận 2, TP.HCM), yêu cầu ông Hùng và vợ là bà Nguyễn Thị Lan (cư
trú tại quận 3, TP.HCM, hiện đang công tác ở Mỹ) phải hoàn trả số tiền đã vay của ông Hải là
100.000.000 đồng. Bà Lan đã ủy quyền cho chồng là ông Hùng được toàn quyền thay mặt mình
tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên.
a. Xác định quan hệ tranh chấp, tư cách đương sự.
- Xác định quan hệ tranh chấp:
Ông Nguyễn Đức Hải khởi kiện ông Trần Mạnh Hùng lên Toà án để giải quyết tranh chấp nên
theo quy định tại Điều 1, BLTTDS 2015 thì đây là vụ án dân sự.
Ông Hải nộp đơn khởi kiện ông Hùng yêu cầu ông Hùng và bà Lan phải hoàn trả số tiền đã vay
của ông Hải là 100.000.000 đồng. Do vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 thì đây
là tranh chấp về hợp đồng vay.
- Xác định tư cách đương sự:
+ Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Hải.
Theo khoản 2, Điều 68, BLTTDS 2015 thì ông Hải là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết tranh chấp hợp đồng vay với ông Hùng. Đồng thời, ông Hải cũng đáp ứng điều kiện về năng
lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.

+ Bị đơn: Ông Trần Mạnh Hùng.
Theo khoản 3, Điều 68, BLTTDS 2015 thì ông Hùng là người bị kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết tranh chấp hợp đồng vay. Đồng thời, ông Hùng cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi tố
tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
+ Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: bà Nguyễn Thị Lan.
Theo Khoản 4 Điều 68 thì ông Hải có yêu cầu ông Hùng và bà Lan trả số nợ 100 triệu đồng cho
ông Hải. Điều này có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của bà Lan và người ông Hải khởi kiện chỉ có
một mình ông Hùng nên bà Lan là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, mà không phải là bị đơn.
Đồng thời, bà Lan cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69
BLTTDS.
b. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Đây là tranh chấp dân sự theo Khoản 3, Điều 26, BLTTDS 2015 nên theo quy định tại Điểm a,
Khoản 1, Điều 35 và Khoản 1, Điều 36, BLTTDS 2015 thì Toà dân sự Toà án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Các Toà án có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là:

6


- Toà án nhân dân quận 2. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án
nơi bị đơn (ông Hùng) cư trú có thẩm quyền giải quyết vụ án này, tức Toà án quận 2.
- Toà án nhân dân quận 1. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án
nhân dân nơi nguyên đơn (ông Hải) cư trú có thẩm quyền giải quyết nếu các đương sự có văn bản
thoả thuận với nhau, tức Toà án nhân dân quận 1.
c. Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 03/02/2017, bà Lan bị tai nạn giao thông chết. Tòa án
sơ thẩm đã ra phán quyết buộc ông Hùng (với tư cách cá nhân và đại diện theo ủy quyền của
bà Lan) phải hoàn trả cho ông Hải số tiền là 100.000.000 đồng. Anh (chị) hãy nhận xét hành vi
tố tụng của Tòa án.
Việc tòa án sơ thẩm đã ra phán quyết buộc ông Hùng (với tư cách cá nhân và đại diện theo ủy
quyền của bà Lan) phải hoàn trả cho ông Hải số tiền là 100.000.000 đồng là chưa phù hợp với quy
định của pháp luật.

Bà Lan đã ủy quyền cho chồng là ông Hùng được toàn quyền thay mặt mình tham gia tố tụng trong
vụ án nêu trên. Như vậy, ông Hùng là người đại diện theo uỷ quyền của bà Lan theo Khoản 4, Điều
85, BLTTDS 2015 về Người đại diện.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 86, BLTTDS 2015 về Quyền, nghĩa vụ của người đại diện:
“2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự
của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”.
Dựa vào quy định trên, ông Hùng chỉ đại diện cho bà Lan thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự
của bà Lan theo nội dung văn bản uỷ quyền. Do vậy, việc Toà án yêu cầu ông Hùng hoàn trả cho ông
Hải số tiền là 100.000.000 đồng (phần của bà Lan) là chưa phù hợp khi nội dung này không có trong
văn bản uỷ quyền.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1, Điều 74, BLTTDS 2015 về Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng:
“1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của
họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”.
Ông Hùng là chồng hợp pháp của bà Lan nên trong trường hợp bà Lan chết thì nghĩa vụ về tài sản
của bà Lan đối với ông Hải sẽ được ông Hùng kế thừa. Do vậy, trong trường hợp này ông Hùng phải
trả cho ông Hải 100 triệu đồng (phần của bà Lan) nhưng với tư cách là người kế thừa nghĩa vụ này
chứ không phải với tư cách người đại diện theo uỷ quyền.

7


Câu 3: Công ty TNHH Ánh Sáng (trụ sở tại quận 5, TP.HCM) ra quyết định sa thải chị Trần
Thị Thu (nhân viên kế toán, cư trú tại quận 6, TP.HCM) với lý do chị Thu tự ý nghỉ việc 05
ngày liên tiếp trong một tháng không có lý do chính đáng và sa thải anh Nguyễn Văn An (nhân
viên bảo vệ, cư trú tại quận 7, TP.HCM) với lý do anh An đã tự ý bỏ trực một đêm dẫn đến
công ty bị trộm 10 tỷ đồng.
Ngày 12/4/2017, chị Thu làm đơn khởi kiện công ty đến Tòa án nhân dân quận 5 với yêu cầu:
công ty phải thu hồi, hủy bỏ quyết định sa thải, nhận chị trở lại làm việc, xin lỗi công khai đối
với chị, trả đầy đủ lương và phụ cấp trong thời gian chị nghỉ việc theo quyết định sa thải. Ngày
15/5/2017, anh An làm đơn khởi kiện Công ty đến Tòa án nhân dân quận 5 với yêu cầu tương

tự như chị Thu. Chị Thu và anh An đều nêu trong đơn khởi kiện là đã điện thoại xin phép
Trưởng phòng nhân sự cho nghỉ phép, được Trưởng phòng nhân sự đồng ý cho phép.
a. Xác định quan hệ tranh chấp và tư cách đương sự.
Chị Thu và anh An nộp đơn khởi kiện Công ty TNHH Ánh Sáng nên theo quy định tại Điều 1,
BLTTDS 2015 thì đây là vụ án dân sự.
Tranh chấp của chị Thu và anh An với công ty là tranh chấp về việc công ty áp dụng hình thức kỷ
luật sa thải. Do vậy, tranh chấp của chị Thu và anh An với Công ty TNHH Ánh Sáng là tranh chấp về
lao động theo Điểm a, Khoản 1, Điêu 32, BLTTDS 2015.
Tư cách đương sự:
- Đối với vụ án của chị Thu với công ty TNHH Ánh Sáng:
+ Nguyên đơn: chị Thu.
Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS thì chị Thu là người khởi kiện công ty đến Tòa án để yêu cầu:
công ty phải thu hồi, hủy bỏ quyết định sa thải, nhận chị trở lại làm việc, xin lỗi công khai, trả đầy
đủ lương và phụ cấp trong thời gian chị nghỉ việc theo quyết định sa thải của công ty. Đồng thời, chị
Thu cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
+ Bị đơn: công ty TNHH Ánh Sáng.
Theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS thì công ty TNHH là cơ quan bị chị Thu khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết về tranh chấp lao động. Việc tham gia tố tụng của Công ty TNHH Anh Sáng sẽ
được thực hiện qua đại diện hợp pháp của công ty.
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Trưởng phòng nhân sự.
Theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS vì trong án này trưởng phòng nhân sự là người mà chị Thu đã
nêu trong đơn khởi kiện là có điện thoại xin phép để nghỉ (trong vụ án này có lien quan đến quyền

8


lợi, nghĩa vụ của họ). Đồng thời, theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015 thì trưởng phòng nhân sự có
năng lực pháp luật tố tụng dân sự.
- Đối với vụ án của anh An với TNHH Ánh Sáng:
+ Nguyên đơn: anh An.

Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS thì anh An là người khởi kiện công ty đến Tòa án để yêu cầu:
công ty phải thu hồi, hủy bỏ quyết định sa thải, nhận chị trở lại làm việc, xin lỗi công khai, trả đầy
đủ lương và phụ cấp trong thời gian chị nghỉ việc theo quyết định sa thải của công ty. Đồng thời, anh
An cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
+ Bị đơn: công ty TNHH Ánh Sáng.
Theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS thì công ty TNHH là cơ quan bị anh An khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết về tranh chấp lao động. Việc tham gia tố tụng của Công ty TNHH Anh Sáng sẽ
được thực hiện qua đại diện hợp pháp của công ty.
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Trưởng phòng nhân sự.
Theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS vì trong án này trưởng phòng nhân sự là người mà chị Thu đã
nêu trong đơn khởi kiện là có điện thoại xin phép để nghỉ (trong vụ án này có lien quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của họ). Đồng thời, theo khỏan 3, Điều 69 BLTTDS 2015 thì trưởng phòng nhân sự có
năng lực pháp luật tố tụng dân sự.
b. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Đây là tranh chấp lao động theo Điểm a, Khoản 1, Điều 32, BLTTDS 2015 nên theo quy định tại
Điểm a, Khoản 1, Điều 35 và Khoản 1, Điều 36, BLTTDS 2015 thì Toà dân sự Toà án nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Các Toà án có thể có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp này là:
- Đối với vụ án của chị Thu:
+ Toà án nhân dân quận 5. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án
nơi bị đơn (Công ty TNHH Ánh Sáng) có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án này, tức Toà án quận
5.
+ Toà án nhân dân quận 6. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án
nhân dân nơi nguyên đơn (Chị Thu) cư trú có thẩm quyền giải quyết nếu các đương sự có văn bản
thoả thuận với nhau, tức Toà án nhân dân quận 6.
- Đối với vụ án của anh An:

9



+ Toà án nhân dân quận 5. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án
nơi bị đơn (Công ty TNHH Ánh Sáng) có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án này, tức Toà án quận
5.
+ Toà án nhân dân quận 7. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án
nhân dân nơi nguyên đơn (Anh an) cư trú có thẩm quyền giải quyết nếu các đương sự có văn bản
thoả thuận với nhau, tức Toà án nhân dân quận 7.
c. Tòa án thụ lý có quyền nhập 02 vụ án trên thành 01 vụ án để xét xử hay không? Tại sao?
Tòa án thụ lý có quyền nhập 02 vụ án trên thành 01 vụ án để xét xử.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 42, BLTTDS 2015 về Nhập hoặc tách vụ án:
“1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải
quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật”.
Việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau
cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng môt vụ án vẫn đảm
bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó.
Trong trường hợp này, cả chị Thu và anh An đều làm đơn khởi kiện và gửi tại Tòa án quận 5 nơi
Cty TNHH Ánh Sáng đóng trụ sở, cùng yêu cầu khởi kiện về quyết định sa thải nhân viên đối với
cùng một cơ quan, tổ chức là Cty TNHH Ánh Sáng thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của chị Thu
và anh An để giải quyết trong cùng một vụ án và việc nhập, việc giải quyết trong cùng một vụ án
phải bảo đảm đúng pháp luật.
Khi nhập vụ án, Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát
cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Câu 4: Vợ chồng cụ Đặng Văn Thiệp (chết năm 1967), cụ Nguyễn Thị Vốn (chết năm 1994) có
9 người con chung là các ông bà Nguyễn Thị Lang, Đặng Chí Long, Đặng Chí Tài, Đặng Thị
Cúc, Đặng Thị Yến, Đặng Thị Mỹ Ngọc, Đặng Văn Nhơn, Đặng Thị Mỹ Châu, Đặng Văn
Thượng. Về tài sản vợ chồng cụ Thiệp tạo lập được căn nhà số 15 đường Quang Trung, ấp Lộc
Thành, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Minh (hiện do ông Thượng quản lý sử dụng) và diện tích
6.930 m2 (số đo thực tế 6.270,5m2) đất vườn tại ấp Phước Đức, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu,
tỉnh Tây Ninh. Hiện vợ chồng bà Yến ông Trực đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với 3.400 m2, phần còn lại do ông Tài sử dụng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền


10


sử dụng đất. Tuy nhiên trên phần đất của ông Tài có 2 bụi tre tàu (hiện đã lụi tàn, chỉ còn
khoảng 3-4 cây) do cụ Vốn trồng.
Năm 2017, ông Long khởi kiện bà Yến yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thiệp và cụ Vốn là
phần diện tích đất 6.930 m2 (số đo thực tế 6.270,5m2) đất vườn tại ấp Phước Đức, xã Phước
Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh nêu trên. Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án.
a. Cho biết bà Lang trú tại số 6409 Stanjort St, Arlington, Texas, USA. Bà Yến trú tại xã An
Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án?
Ông Long khởi kiện bà Yến yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thiệp và cụ Vốn nên theo Khoản 5,
Điều 26, BLTTDS 2015 thì đây là tranh chấp về thừa kế tài sản.
Đây là tranh chấp dân sự theo Khoản 5, Điều 26, BLTTDS 2015 và có đương sự là bà Lang đang
cư trú tại nước ngoài nên theo quy định tại Khoản 3, Điều 35; Điểm c, Khoản 1, Điều 37 và Điểm a,
Khoản 1, Điều 38, BLTTDS 2015 thì Toà dân sự Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp này.
Đây là tranh chấp về thừa kế mà di sản thừa kế là bất động sản (6.930 m 2 đất vườn) nên theo quy
định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải
quyết, tức Toà dân sự Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh có thẩm quyền giải quyết.
b. Xác định tư cách đương sự trong vụ án nêu trên.
Ông Long khởi kiện bà Yến yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thiệp và cụ Vốn nên theo Điều 1,
BLTTDS 2015 thì đây là vụ án dân sự.
Tư cách đương sự:
- Nguyên đơn: ông Long.
Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS thì ông Long là người khởi kiện công ty đến Tòa án để yêu cầu:
chia di sản thừa kế của cụ Thiệp và cụ Vốn là phần diện tích đất vườn tại ấp Phước Đức, xã Phước
Long, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Đồng thời, ông Long cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành
vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
- Bị đơn: bà Yến.
Theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS thì bà Yến là người bị ông Long khởi kiện để yêu cầu Tòa án

giải quyết về tranh chấp chia di sản thừa kế của cụ Thiệp và cụ Vốn. Đồng thời, bà Yến cũng đáp
ứng điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.

11


- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: các ông bà Nguyễn Thị Lang, Đặng Chí Long, Đặng
Chí Tài, Đặng Thị Cúc, Đặng Thị Mỹ Ngọc, Đặng Văn Nhơn, Đặng Thị Mỹ Châu, Đặng Văn
Thượng (8 người con còn lại của cụ Thiệp và cụ Vốn) và chồng của bà Nguyễn Thị Yến là ông Trực.
Theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS thì tuy họ không là người khởi kiện, không bị kiện, tuy nhiên họ
là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án chia di sản thừa kế. Đồng thời, họ cũng
đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
c. Giả sử sau khi Tòa án thụ lý vụ án, bà Lang trở về Việt Nam sinh sống, hướng giải quyết của
Tòa án trong trường hợp này là gì?
Giả sử sau khi Tòa án thụ lý vụ án, bà Lang trở về Việt Nam sinh sống thì Tòa án vẫn đưa bà Lang
vào vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế trên để bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của bà Lang.
Căn cứ vào Điều 471, BLTTDS 2015 về Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
“Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định
về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình
giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm
cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước
ngoài”.
Vụ án chia di sản thừa kế đã được Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh thụ lí giải quyết và bà Lang đã
thay đổi nơi cư trú của mình. Theo quy định trên, thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh
cũng không thay đổi khi đương sự thay đổi nơi cư trú. Do đó, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh vẫn
tiếp tục giải quyết vụ án chia di sản thừa kế trên.
d. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm nhận định rằng: “Do phần đất hiện đang được ông Tài
quản lý sử dụng không có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật
đất đai 2013” nên tranh chấp đối với diện tích đất ông Tài đang quản lý không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án. Anh/Chị nhận xét thế nào về nhận định này của Tòa án?

Nhận định của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm là không hợp lý.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2, Điều 203, Luật đất đai 2013 về Thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai:
“2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại
giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức
giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

12


a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định
tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Trong trường hợp này, phần đất do ông Tài quản lý sử dụng không có một trong các giấy tờ quy
định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật đất đai 2013 thì việc giải quyết tranh chấp này đương sự
được lựa chọn giữa hai hình thức là nộp đơn tại Uỷ ban nhân dân hoặc khởi kiện tại Toà án. Do vậy,
ng Tài có thể khởi kiện tại Toà án để giải quyết tranh chấp trên và tranh chấp đối với diện tích đất
ông Tài đang quản lý vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Do vậy, việc Toà án từ chối giải quyết tranh
chấp trên là chưa hợp lí.

13



×