TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
2111010052175-NHĨM 23
HÌNH THỨC PHÁP LUẬT – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
2111010052175-NHĨM 23
HÌNH THỨC PHÁP LUẬT – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên: HUỲNH NỮ KHUÊ CÁC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 23- DCPLVN- MÃ LỚP 2111010052175
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của bản thân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm thi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Sinh viên
năm 2021
MỤC LỤC
Câu hỏi......................................................................................................................... 1
Bài tiểu luận................................................................................................................. 2
Câu 1 : Hình thức pháp luật,những vấn đề lý luận và thực tiễn.............................2
Lời mở đầu..................................................................................................................2
1.Những vấn đề lý luận chung về hình thức pháp luật.............................................2
1.1 Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật.................................................2
1.2 Phân loại các hình thức pháp luật....................................................................2
1.2.1 Hình thức bên trong......................................................................................3
1.2.2 Hình thức bên ngồi......................................................................................3
1.3 Văn bản quy phạm pháp luật...........................................................................9
1.3.1 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật.........................................................9
1.3.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật .......................................................10
1.3.3 Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật....................11
2.Thực trạng áp dụng hình thức pháp luật và một số kiến nghị...........................16
2.1 Sơ lược về hình thức áp dụng luật.....................................................................16
2.2 Các hình thức thực hiện pháp luật.....................................................................17
2.3 Một số kiến nghị cho pháp luật..........................................................................18
Kết luận...................................................................................................................... 18
Câu 2 Bài tập tình huống vi phạm pháp luật..........................................................19
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................21
CÂU HỎI
Câu 1. Hình thức pháp luật,những vấn đề lý luận và thực tiễn
Câu 2. Xây dựng 1 tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi
phạm pháp luật.
Tình huống: Lê Lâm Thành ( 21 tuổi) là một người nghiện game và khơng có cơng
ăn việc làm ổn định, sống cùng cha mẹ nuôi tại An Giang.Thành có phát sinh quan hệ
với Nguyễn Ngọc Xuân ( 20 tuổi) sống cùng với cha là ông Nguyễn Thành Nam (61
tuổi) sống tại địa phương cách nhà Thành khoảng 500m.Vì Thành là một thanh niên
ăn chơi có tiếng trong xóm nên khi biết con gái mình là Xn có quan hệ u đương
với Thành,ơng Nam đã ngăn cấm Xuân không cho qua lại với Thành.Hai người đã
chia tay nhưng vì quá yêu nên Thành đã nhiều lần năn nỉ được hàn gắn lại với
Xuân.Tối ngày 27/3/2021, Thành có tới nhà ơng Nam địi gặp nói chuyện với Xn
nhưng bị ông Nam đuổi về và dùng những lời lẽ khó nghe để chửi.Sau nhiều lần bị
ơng Nam ngăn cấm tình u giữa mình và Xn, Thành ơm trong lịng mối hận thù
ông Nam.Vào lúc 9h ngày 30/3/2021,sau khi đã theo dõi được giờ ra vào nhà của ông
Nam và thì Thành đã cầm 1 cây dao dài 40cm đi đến nhà ông Nam đợi lúc ông vừa đi
chợ về thì đâm 5 nhát vào ngực cùng 2 nhát vào cổ ơng Nam khiến ơng tử vong ngay
tại chỗ,sau đó thì bỏ chốn khỏi địa phương. Sau một thời gian điều tra và truy vết.Vào
trưa 2/4/2021 Thành bị cơ quan công an bắt giữ tại nhà nghỉ ở Cần Thơ.
Xác định các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống trên.
BÀI TIỂU LUẬN
Câu 1. Hình thức pháp luật,những vấn đề lý luận và thực tiễn
Lời mở đầu
Như chúng ta cũng có thể thấy hiện nay ta đang được chứng kiến sự phát triển của
đất nước về kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội trong thời kỳ mới.Thì pháp luật chính là
một phần khơng thể thiếu cũng như đóng vai trị vô cùng quan trọng.Pháp luật là hiện
tượng bắt buộc phải có trong xã hội giai cấp.Để thực hiện được điều này,pháp luật
được thể hiện thơng qua nhiều hình thức,phát triển qua từng giai đoạn.Và để nắm bắt
rõ hơn về pháp luật cũng như những nhận biết đặc trưng cơ bản của hình thức pháp
luật,thì việc nghiên cứu để làm rõ đề tài “Hình thức pháp luật, những vấn đề lý luận và
thực tiền” là cần thiết cho công dân nước ta trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
1.Những vấn đề lý luận chung về hình thức pháp luật
1.1 Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật
a)Khái niệm
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí
của mình thành các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung và là khái niệm chỉ ra ranh
giới giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, là phương thức hay dạng tồn tại
cũng như quy mô, cách thức tổ chức các yếu tố cấu tạo nên hệ thống pháp luật. 1
b)Đặc điểm
- Hình thức pháp luật là sản phẩm của tư duy
- Hình thức pháp luật được biểu hiện dưới những dạng nhất định
- Hình thức pháp luật là cơng cụ để điều chỉnh xã hội
1.2 Phân loại các hình thức pháp luật
Theo một cách tiếp cận của triết học, thì hình thức của pháp luật cũng như hình
thức của các sự vật, hiện tượng khác ln bao gồm hình thức bên trong và hình thức
bên ngồi.
1
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Bài 4 - ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Linh
1.2.1 Hình thức bên trong:
Hình thức cấu trúc (cịn gọi là hình thức bên trong)của pháp luật là cơ cấu bên
trong của nó, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Pháp luật
là hệ thống quy tắc ứng xử của con người trong đời sống hàng ngày được hình thành
thơng qua nhà nước, do vậy hình thức bên trong của pháp luật chính là mối liên hệ, sự
liên kết giữa các quy tắc xử sự đó. Trong khoa học pháp lí, hình thức bên trong của
pháp luật được đề cập bằng khái niệm hình thức cấu trúc của pháp luật. Nó xác định
được vị trí, vai trị của các yếu tố,bộ phận của pháp luật.
Và những bộ phận cấu thành bên trong của một hệ thống pháp luật bao gồm:
Các nguyên tắc chung.
Hệ thống pháp luật.
Các ngành luật.
Các chế định pháp luật.
Các quy phạm pháp luật.
1.2.1 Hình thức bên ngồi
Hình thức bên ngồi của pháp luật là dáng vẻ bề ngồi, là dạng (phương thức) tồn
tại của nó. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể thấy pháp luật tồn tại
trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu. Hình thức bên ngồi của pháp luật (còn được
gọi là nguồn của pháp luật) cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của
nó. Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là tồn bộ những yếu tố tạo nên pháp
luật, cịn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội
dung. Pháp luật là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau. Thực tiễn lịch sử cho thấy, pháp luật chủ yếu được thể hiện dưới
những hình thức là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
Trong hình thức bên ngồi gồm ba yếu tố quan trọng đó là: tập quán pháp, tiền lệ
pháp, văn bản quy phạm pháp luật.Đây là ba yếu tố hình thành nên hình thức bên
ngồi của pháp luật.
a)Tập quán pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền
trong xã hội,phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị,có giá trị pháp lý và nâng chúng
thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo và thực hiện.Đây là hình
thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô
và nhà nước phong kiến. Tập quán pháp được thừa nhận như một loại nguồn của pháp
luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các nước theo truyền thống Civil Law, tập quán
pháp là loại nguồn quan trọng của pháp luật.Trong nhà nước tư sản,hình thức này vẫn
được sử dụng nhiều, nhất là ở các nước có chế độ quân chủ.Các nước theo truyền
thống Common Law xem tập quán pháp là loại nguồn thứ ba bổ sung cho văn bản lập
pháp và tiền lệ pháp.Đối với vai trị hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tập quán
pháp có các ưu điểm vượt trội sau:
Thứ nhất, tập quán pháp là những quy phạm pháp luật có tính hợp lý cao được bảo
đảm bởi thời gian và cộng đồng. Trong điều kiện mà trình độ phát triển của các cộng
đồng cịn khác biệt thì các quy phạm pháp luật ở trình độ khái quát cao khó xâm nhập
vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng. Vì vậy, tập quán pháp sẽ đóng vai trị
vơ cùng cần thiết để thay cho pháp luật mà các mối quan hệ xã hội vẫn được giải
quyết hiệu quả.
Thứ hai, tập quán pháp tạo sự hài hòa hợp lý giữa lý luận và thực tiễn trong quá
trình áp dụng pháp luật. Những tập quán pháp phù hợp lại góp phần làm cho pháp luật
được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lịng tin và sự tn thủ
sẵn có của người dân đối với các tập quán.
Thứ ba, tập quán pháp khắc phục các khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp
luật. Trong thực tiễn luôn tồn tại những vấn đề cụ thể mà pháp luật chưa quy định
hoặc quy định chưa đầy đủ. Trong những trường hợp đó, áp dụng tập quán pháp có ý
nghĩa bổ sung cho pháp luật để điều chỉnh các hành vi xã hội. Tập quán pháp và pháp
luật thành văn có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặt chẽ. Pháp luật thành văn sẽ
định hướng, tạo nên khung pháp lý cho luật tập quán phát triển. Tập quán pháp lại có
thể tạo nên cơ sở để pháp luật thành văn điều chỉnh kịp thời các vấn đề xã hội.
Tại Việt Nam, trong Bộ luật dân sự năm 2015, Nhà nước ta đã thừa nhận tập quán.
Việc thừa nhận này trước hết thông qua một nguyên tắc tại Điều 5 Bộ luật dân sự năm
2015: “Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định thì có
thể áp dụng tập qn nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”. Đồng thời, Bộ luật dân
sự năm 2015 cũng đã đưa ra nhiều quy định chi tiết thừa nhận tập quán như áp dụng
tập quán lựa chọn dân tộc cho con (khoản 1 Điều 29); giải thích giao dịch dân sự
(khoản 1 Điều 121); Xác định ranh giới giữa các bất động sản (Khoản 1 Điều 175);
xác lập quyền sở hữu (Điều 211); xác định trách nhiệm dân sự (khoản 4 Điều 605). Từ
đó, có thể khẳng định, tập qn chính thức được thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội như các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra.
Tuy nhiên, cơ chế chuyển tải các quy phạm tập quán vào cuộc sống cịn rất nhiều
trở ngại. Một là, tình trạng các cơ quan nhà nước lại “luật hóa” các quan hệ xã hội mà
lẽ ra có thể điều chỉnh tốt bằng tập quán pháp. Chẳng hạn, từ Điều 471 Bộ luật dân sự
năm 2015 về hụi, họ, biêu, phường, ngày 19/2/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường. Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành ra văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh luôn vấn đề được quy định là
áp dụng theo tập quán đã phần nào “vô hiệu hóa” vai trị của tập qn pháp. Hai là,
tâm lý e ngại tập qn khơng minh bạch, mang tính địa phương cục bộ nên nhiều cơ
quan nhà nước “chủ động” né tránh việc áp dụng tập quán pháp. Thực tế khảo sát ở
một số tỉnh miền núi thường xuyên áp dụng phong tục, tập quán cho thấy, có đến một
nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp khơng được Viện
kiểm sát, Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ
chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án, quyết định có áp dụng tập quán. Ba là,
hiện nay, các quy định pháp luật về việc áp dụng tập quán còn quy định chưa nhất
quán, thậm chí mâu thuẫn nhau. Điều 5 của Bộ luật dân sự năm 2015 nêu rõ thứ tự ưu
tiên trong việc áp dụng tập quán.
Theo đó, tập quán được ưu tiên áp dụng trước, nếu khơng có tập qn mới áp dụng
quy định tương tự của pháp luật. Tuy nhiên, trong các điều luật cụ thể của Bộ luật dân
sự năm 2015 lại thể hiện sự không nhất quán khi quy định các chủ thể có thẩm quyền
có thể lựa chọn vị trí ưu tiên trong việc áp dụng pháp luật. Ví dụ, theo khoản 2 Điều
29 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo
dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì
dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của
cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp khơng có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo
tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập
quán của dân tộc ít người hơn”. Với quy định này, khó có thể nói rằng tập quán được
ưu tiên áp dụng so với thỏa thuận.
Vì tập quán pháp hình thành một cách tự phát,ít biến đổi và có tính cục bộ cho nên
hình thức tập quán pháp về nguyên tắc không phù hợp với bản chất pháp luật xã hội
chủ nghĩa.Tuy vậy,cũng có một số tập quán thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc
có tác dụng tốt trong việc hình thành tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa và làm
phong phú đời sống văn hóa nhân dân.Vì vậy, mà các nước xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội còn thừa nhận một số tập quán tiến bộ ở mức
hạn chế.
Dưới đây là một tình huống ví dụ:
Ở Hịa Bình, người dân tộc Mường có truyền thống tổ chức lễ hội sau khi đã thu
hoạch xong vụ mùa hàng năm. Trong lễ hội của người Mường, không thể thiếu tiếng
cồng (chiêng). Vào ngày lễ hội, ông A cho ông B mượn chiêng để sử dụng. Sau lễ hội,
ông B mang chiêng trả cho ơng A. Ơng A khơng ở nhà, ông B tự mang chiêng vào
trong nhà ông A và treo lên chỗ để chiêng. Ba ngày sau, ông A yêu cầu ông B phải bồi
thường thiệt hại do khi ông B sử dụng đã làm mặt chiêng bị nứt, vỡ, nhưng ông B
không chấp nhận yêu cầu của ông A.
Trường hợp này cũng thiếu căn cứ để yêu cầu ơng B bồi thường, vì khi chuyển
giao chiêng cho ông B, các bên không có bất kỳ văn bản nào xác định thực trạng của
chiêng. Tuy nhiên, nếu áp dụng tập qn thì lại có cơ sở buộc ơng B có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho ơng A do sử dụng chiêng mà gây thiệt hại. Theo tập qn của
người Mường (Hồ Bình) thì khi mượn chiêng, cả bên cho mượn và bên mượn phải
mang chiêng ra trước cửa hoặc sân của chủ cho mượn, chủ của chiêng gõ chiêng một
hồi ba tiếng hoặc ba hồi chín tiếng và tiếng chiêng ngân lên ở tần số cao nhất. Nếu các
bên hoặc một bên sau khi nghe xong hồi chiêng mà không cảm thấy chiêng bị rè do bị
vỡ, bị nứt thì việc chuyển giao chiêng bình thường. Ngược lại, khi bên mượn chiêng
trả lại chiêng thì cũng phải làm thủ tục tương tự như khi mượn, là gõ một hồi ba tiếng
hoặc ba hồi chín tiếng để mọi người cùng nghe xem tiếng chiêng có bị rè hoặc khác
biệt so với khi mượn không.
Căn cứ vào tập quán trên, ông B khi trả chiêng đã không thực hiện nghi thức theo
tập quán, do vậy chiêng bị rè, nứt vỡ là do ông B trong khi sử dụng đã làm hư hỏng,
theo đó ơng B có trách nhiệm phải bồi thường cho ơng A.
b) Tiền lệ pháp: hay còn gọi là “Án lệ” là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết
định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng
đối với các vụ việc tương tự. Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ
nô, được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí
quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ (đặc biệt là trong dân luật).
Tiền lệ pháp hình thành khơng phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất
hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra
sự tùy tiện, không phù hợp với ngun tắc pháp chế địi hỏi phải tơn trọng ngun tắc
tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ (nhất là thời
kỳ sau cách mạng), do hệ thống pháp luật chưa được xây dựng được hoàn chỉnh, trước
yêu cầu của cách mạng cần phải giải quyết ngay một số vụ việc, trong các nhà nước
xã hội chủ nghĩa vẫn cịn sử dụng hình thức này. Nhưng đó là sự vận dụng linh hoạt
dựa trên cơ sở của luật và đường lối chính sách của Đảng. Khi hệ thống pháp luật
được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh thì hình thức này khơng cịn tồn tại trong các nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ:
Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài
sản”
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 09/2015/HS-GĐT ngày 23-4-2015 của
Tịa Hình sự Tịa án nhân dân tối cao về vụ án “Tham ô tài sản” đối với bị cáo: Võ Thị
Ánh N,sinh năm 1981: trú tại số 17, đường A,phường B,thành phố C, tỉnh Bình
Định.Ngồi ra, trong vụ án cịn có Phan Thị Q bị kết án về tội “Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng”;Võ Thị Kim T bị kết án về tội “ Thiếu trách nhiệm gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”.
Khái quát nội dung án lệ:
Tình huống án lệ:
Bị cáo lợi dụng sơ hở trong quản lý của ngân hàng, nhiều lần trực tiếp làm
thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo
quản lý nhưng thực tế không chi trả cho bất kỳ ai mà bị cáo đã sử dụng số
tiền này.
Quá trình điều tra bị cáo đã khắc phục được một phần số tiền mà bị cáo đã
chiếm đoạt.
Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tham ơ tài sản”.
Giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt phải xác định là toàn bộ số tiền mà bị cáo
đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh ngân hàng
(bao gồm cả số tiền bị cáo đã khắc phục trong quá trình điều tra).
Nội dung Án lệ:
Đối với số tiền còn lại 220.432.700 đồng (471.432.700 - 251.000.000 =
220.432.700 đồng) mà Võ Thị Ánh N đã chi trả cho sổ tiết kiệm bậc thang NA
1297720 mang tên Ngô Thanh V, Võ Thị Ánh N đã khắc phục xong hậu quả, Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố C đã thu hồi được toàn bộ số tiền
bị mất. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định cho rằng bị cáo đã khắc phục hậu quả
nên không truy tố về hành vi này là bỏ lọt tội phạm.”
c) Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức pháp luật tiến bộ nhất. Văn bản quy
phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy
định những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp dụng nhiều
lần trong đời sống xã hội. Có nhiều loại văn bản pháp luật. Ở mỗi nước, trong những
điều kiện cụ thể có những quy định riêng về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại
văn bản pháp luật. Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật đều được ban hành theo
một trình tự thủ tục nhất định và chứa đựng những quy định cụ thể (các quy phạm
pháp luật).
Trong pháp luật chủ nô và phong kiến, các văn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh
và kỹ thuật xây dựng chưa cao. Nhiều đạo luật chỉ là sự ghi chép lại một cách có hệ
thống các án lệ và các tập quán đã được thừa nhận. Pháp luật tư sản đã có nhiều hình
thức văn bản phong phú và được xây dựng với kỹ thuật cao.
Đặc biệt ở giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thành công, nguyên tắc pháp
chế được đề cao đã làm cho pháp luật tư sản có hệ thống văn bản tương đối thống nhất
dựa trên cơ sở của luật. Nhưng với bản chất của nó cho nên sau thắng lợi hoàn toàn
đối với chế độ phong kiến, giai cấp tư sản tự mình phá vỡ nguyên tắc pháp chế do
mình đề ra bằng nhiều cách như hạ thấp vai trò của nghị viện, mở rộng quyền của tổng
thống và chính phủ, sử dụng rộng hình thức tập qn pháp và tiền lệ pháp. Bằng cách
đó, giai cấp tư sản đã phá vỡ tính thống nhất theo nguyên tắc pháp chế của các văn
bản pháp luật; kỹ thuật xây dựng văn bản cao được sử dụng để che đậy bản chất của
pháp luật tư sản.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa có hệ thống các văn bản thống nhất được xây dựng
theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tơn trọng tính tối cao của hiến pháp và
luật. Hệ thống các văn bản pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng được xây dựng hoàn
chỉnh, đồng bộ với kỹ thuật cao phản ánh đúng bản chất của pháp luật xã hội chủ
nghĩa.
Thực tế đã cho thấy, một quy phạm pháp luật phải chứa đựng quy tắc xử sự chung, thế
nhưng việc áp các quy tắc xử sự chung này cho tất cả mọi trường hợp, kể cả các
trường hợp đặc biệt là điều không thể. Văn bản quy phạm pháp luật phải có tính khái
qt hóa cao. Song chính sự khái quát hóa quá cao đó lại khiến cho văn bản quy phạm
pháp luật dễ dàng bộc lộ khuyết điểm. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật thường
dễ bị lạc hậu so với cuộc sống.
Chính từ những điểm yếu nói trên mà đã làm cho văn bản quy phạm pháp luật
chưa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh toàn bộ hành vi con người, điều chỉnh các quan hệ
xã hội. Muốn khắc phục những hạn chế kể trên đó, thì cần phải có nhiều giải pháp mà
một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hóa hình thức pháp luật.
1.3 Văn bản quy phạm pháp luật
1.3.1 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
-Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
-Tên gọi,nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.
-Không phải tất cả những văn bản do Nhà nước ban hành là văn bản quy phạm
pháp luật.
Ví dụ: Những lời tuyên bố,những lời hiệu triệu nhằm mục đích giải thích chính
sách đối nội,đối ngoại của Nhà nước,tuy mang ý nghĩa pháp lý,nhưng không phải là
những văn bản quy phạm pháp luật.
-Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật. Đó là những khn mẫu của
hành vi mà mọi thành viên xã hội hoặc các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên
quan phải xử sự theo các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
-Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường
hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt
hiệu lực của nó.
-Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản pháp luật khơng có tính quy
phạm. Khi giải quyết các vụ việc cụ thể, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật,
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản áp dụng pháp luật, làm
xuất hiện ở những công dân, tổ chức, những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Ví dụ
quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, quyết định của toà án….Những văn bản này gọi là
văn bản cá biệt vì chúng chỉ được áp dụng một lần và chỉ trong quan hệ đối với cá
nhân, tổ chức cụ thể được ghi đích danh trong văn bản.
Ví dụ của văn bản quy phạm pháp luật
Vào ngày 30/12/2019, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành
Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nghị định 100/2019/NĐ-CP là văn bản mới nhất quy
định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, …
1.3.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
a)Khái niệm
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là hình thức biểu hiện mối liên hệ bên
ngoài của pháp luật bằng các loại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao cấp khác
nhau do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục
do pháp luật quy định nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất.
b)Đặc điểm:
Các văn bản quy phạm pháp luật tạo nên hệ thống văn bản quy pháp pháp luật có
các đặc điểm:
Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
Các văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi khác nhau ( luật,pháp lệnh,nghị
định...) do Hiến pháp quy định.Gía trị pháp lý của chúng cao thấp khác nhau do
vị trí của cơ quan Nhà nước trong bộ máy nhà nước quy định.
Cũng theo quy định tại Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH hiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật tại nước ta gồm có:
Các văn bản luật do Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất nước ta ban hành. Các văn bản luật có giá trị
pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác khi ban hành phải căn cứ vào văn bản
luật, không được trái, không được mâu thuẫn với các quy định trong các văn
bản luật.
Văn bản luật có hai hình thức Hiến pháp và các đạo luật.
+ Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các
văn bản pháp luật. Nó quy định những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia như
hình thức, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh
quốc phòng …
+ Các đạo luật, bộ luật: được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, điều chỉnh
các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đời sống nhà nước và xã hội.
+Nghị quyết Quốc Hội: chỉ những nghi quyết chứa đựng nguyên tắc xử sự
chung mới được coi là văn bản quy phạm pháp luật.
Các văn bản dưới luật nó là hệ thống các quy tắc xử sự chung và những văn
bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và
hình thức được luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật,đã
bao gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội theo ý chí của nhà nước, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà
nước.
Hiện nay, văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, Nghị quyết,Sắc lệnh ,Nghị
định,Quyết định,Thơng tư, trong đó:
+ Pháp lệnh là văn bản dưới luật, chủ thể ban hành là Uỷ ban thường vụ
Quốc hội và quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Pháp lệnh thường quy
định và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng,cơ bản nhưng chưa
được văn bản luật quy định một cách chi tiết hoặc chưa được quốc hội quy
định. Pháp lệnh ban hành một thời gian có thể được xem xét trở thành văn bản
Luật.
+ Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật quyết định những nội dung cơ
bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội, ban hành sau khi được bàn bạc, biểu
quyết thông qua theo đa số của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
Nghị quyết theo quy định tại Hiến pháp là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
1.3.3 Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
a) Phân tích hiệu lực về thời gian:
Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là sự tác động (ảnh
hưởng) của văn bản lên các quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian nhất định được
xác định bởi thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản. Trong
thời đại hiện nay, hiệu lực theo thời gian là vấn đề cốt yếu nhất trong q trình thực
hiện pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, pháp luật đã ấn định một khoảng thời gian tối thiểu kể từ khi nó được
ban hành đến khi phát sinh hiệu lực (Xem: Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)). Khoảng thời gian này có thể dài
ngắn khác nhau tùy thuộc văn bản, chẳng hạn, đối với văn bản do cơ quan nhà nước ở
trung ương ban hành là khơng sớm hơn 45 ngày, văn bản của chính quyền cấp tỉnh
khơng sớm hơn 10 ngày, văn bản của chính quyền cấp huyện và cấp xã không sớm
hơn 7 ngày kể từ ngày văn bản được thơng qua hoặc kí ban hành của Hội đồng nh ân
dân,Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Ví dụ: Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017
Thời điểm chấm dứt hiệu lực:
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là thời điểm mà từ
đó văn bản khơng cịn tác động đến các quan hệ xã hội xảy ra sau thời điểm đó. Như
vậy, xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực cùa văn bản quy phạm pháp luật chỉ biết
được quan hệ xã hội xảy ra ở thời điểm nào thì chịu tác động của văn bản đó. về
ngun tắc, quan hệ xã hội xảy ra ở thời điểm nào thì văn bản quy phạm pháp luật
đang có hiệu lực ở thời điểm đó sẽ được áp dụng. Bởi vậy, mặc dù một văn bản quy
phạm đã hết hiệu lực, nhiều trường hợp nó vẫn có thể được áp dụng, đương nhiên chỉ
đối với những quan hệ xã hội xảy ra trong thời gian có hiệu lực của nó.
Thơng thường, văn bản quy phạm pháp luật chấm dứt hiệu lực khi bị tuyên bố hết
hiệu lực; bị bãi bỏ; bị thay thế bởi văn bản khác của chính cơ quan đã ban hành văn
bản đó hoặc cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Một số trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật chấm dứt hiệu lực theo quy định của chính văn bản đó. Tuy nhiên, trường
hợp này thường ít xảy ra, vì thơng thường văn bản quy phạm pháp luật chỉ chấm dứt
hiệu lực khi nó khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Khi ban hành văn bản, nhà làm luật
thường không thể nhận thức được điều này để có thể quy định sẵn vào văn bản đó.
Trường hợp văn bản bị sửa đổi hoặc bãi bỏ một phần thì chỉ phần đó hết hiệu lực. Ở
Việt Nam hiện nay, trong nhiều trường hợp, để có thể thi hành một văn bản nào đó,
cần có sự hướng dẫn, quy định chi tiết bởi vãn bản khác. Trong trường hợp này, pháp
luật quy định, khi văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, các văn bản quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành có thể bị đình chỉ để cơ
quan có thẩm quyền xem xét về tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lí của nó hoặc để giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Khoảng thời gian từ khi bị tạm đình chỉ thi
hành đến khi có quyết định xử lí của cơ quan có thẩm quyền là khoảng thời gian văn
bản quy phạm pháp luật bị tạm ngưng hiệu lực. Tùy thuộc vào quyết định xử lí của cơ
quan có thẩm quyền mà văn bản quy phạm pháp luật đang bị ngưng hiệu lực có thể
tiếp tục có hiệu lực hoặc hết hiệu lực. Trong thời gian bị ngưng hiệu lực thì văn bản
quy phạm pháp luật không được áp dụng, kể cả đối với các quan hệ xã hội xảy ra
trong và trước thời điểm nó bị tạm ngưng hiệu lực.
Ví dụ: Chỉ thị 15 của thủ tướng chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo áp
dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15
tháng 4 năm 2020. (Thời điểm hết hiệu lực của biện pháp hạn chế tụ tập tại VB này là
ngày 15/04/2020)
b)Phân tích hiệu lực về khơng gian:
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là sự tác động (ảnh
hưởng) của văn bản lên các quan hệ xã hội trong một khoảng không gian nhất định
được xác định bởi đường biên giới quốc gia hoặc đường phân định địa giới hành chính
giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ.
Hiệu lực theo khơng gian của văn bản quy phạm pháp luật có thể được quy định
trong văn bản đó hoặc văn bản khác. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khơng
có quy định về hiệu lực theo khơng gian thì thơng thường, theo thẩm quyền ban hành
văn bản, vẫn có thể xác định được khoảng khơng gian có hiệu lực của nó. Bởi lẽ,
quyền lực nhà nước tác động đến đâu, pháp luật có hiệu lực tới đó, văn bản do cấp
chính quyền nào ban hành sẽ có hiệu lực trong phạm vi khơng gian hoạt động của cấp
chính quyền đó. Nói cách khác, hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp
luật phụ thuộc thẩm quyền ban hành văn bản. Tuy nhiên, do sự đa dạng, phức tạp về
điều kiện kinh tế
- xã hội ở các vùng, miền, có thể có văn bản quy phạm pháp luật khơng có hiệu lực
trên tồn bộ phạm vi khơng gian hoạt động của chủ thể ban hành ra nó. Trường hợp
này cần phải được quy định rõ trong văn bản để đảm bảo dễ dàng, thuận lợi trong việc
áp dụng chúng.
Trong thực tế, có thể có sự điều chỉnh địa giới giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ
đáp ứng yêu càu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với trường hợp sáp nhập
hoặc chia tách đơn vị hành chính, trong khi bộ máy chính quyền của đơn vị hành
chính mới hoạt động chưa ổn định, chưa có điều kiện ban hành văn bản quy phạm
pháp luật mới, để đảm bảo sự ổn định, liên tục của quản lí nhà nước, pháp luật quy
định văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị hành chính cũ tiếp tục có hiệu lực cho
đến khi có văn bản của chính quyền đơn vị hành chính mới. Đối với trường hợp mở
rộng đơn vị hành chính, pháp luật quy định văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị
hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần mới được mở rộng.
Việc xác định hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật không chỉ
thể hiện thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà nó còn cho thấy sự phù
hợp của văn bản đối với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, khu vực.
Ví dụ: Chỉ thị 18/CT-UBND về tiếp tục kiểm sốt, điều chỉnh các biện pháp
phịng, chống dịch covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa