Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Việt Nam và Hàn Quốc-20 năm hợp tác và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.79 KB, 27 trang )

VIỆT NAM – HÀN QUỐC
20 NĂM HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
TS. BÙI NỮ HOÀNG ANH
NỘI DUNG CHÍNH
1. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Những dấu mốc quan trọng
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
3. Triển vọng trong tương lai
4. Kết luận
2.1. Viện trợ phát triển của Hàn Quốc dành cho Việt Nam
2.2. Quan hệ thương mại
2.3. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
2.4. Hợp tác lao động
2.5. Phát triển văn hóa, du lịch
1. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Những dấu mốc quan trọng

Vào khoảng thế kỷ thứ 12-13, khi nhà Trần lên thay nhà Lý, một hoàng tử
của Triều Lý là Lý Long Tường đã sang Hàn Quốc và định cư tại đây.

Từ 1975-1982, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian.

Từ 1983 Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ
buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ.

Ngày 20/4/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký thoả thuận trao đổi
Văn phòng liên lạc giữa hai nước.

Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký Tuyên bố chung thiết lập
quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. (BT. Lee Sang Ok cùng BT. Nguyễn Mạnh Cầm).

Ngày 22-25/8/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng Tổng thống Hàn Quốc


Kim Te Chung ra Tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ "Quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21".

Ngày 22/10/2009, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc được nâng lên tầm
“Đối tác chiến lược”.
Thời gian Việt Nam thăm Hàn Quốc Hàn Quốc thăm Việt Nam
12/1992 - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lee Sang Ok
02/1993 - Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
5/1993 - Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
5/1994 - Bộ trưởng Ngoại giao Han Sung Joo
8/1994 - Thủ tướng Lee Young Dug
4/1995 - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười
7/1996 - Bộ trưởng Ngoại giao Gong Ro Myong
8/1996 - Chủ tịch Quốc hội Kim Soo Han
11/1996 - Tổng thống Kim Young Sam
3/1998 - Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh
7/1998
- Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Park Chung Soo
12/1998 - Tổng thống Kim Te Chung
7/1999
- Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Hong Soon Young
Bảng 01. Trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước
1. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Những dấu mốc quan trọng
Bảng 01. Trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước (tiếp)
Thời gian Việt Nam thăm Hàn Quốc Hàn Quốc thăm Việt Nam
8/2000 - Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên
8/2001 - Chủ tịch nước Trần Đức Lương
4/2002 - Thủ tướng Ly Han Dong
9/2002

- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng
9/2003 - Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
10/2003 - Chủ tịch Quốc hội Pac Quan Yêng
12/2003 - Nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
12/2003 - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương
mại Yun Yêng Quan
6/2004 - Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa
7/2004 - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An
10/2004 - Tổng thống Rô Mu Hiên
4/2005 - Thủ tướng Li He Chan
11/2005 - Chủ tịch nước Trần Đức Lương dự Hội nghị APEC-
13 tại Hàn Quốc
01/2006
- Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Won Ki
1. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Những dấu mốc quan trọng
Thời
gian
Việt Nam thăm Hàn Quốc Hàn Quốc thăm Việt Nam
11/2006 - Tổng thống Rô Mu Hiên dự Hội nghị
APEC-14 tại Hà Nội
5/2007 - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh
Hùng

8/2013 - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
9/2013
- Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye
1. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Những dấu mốc quan trọng
Bảng 01. Trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước (tiếp)


1. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Những dấu mốc quan trọng
Nhiều Hiệp định quan trọng đã được ký kết

Hiệp định hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật (02/1993)

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư-sửa đổi (9/2003)

Hiệp định Hàng không, Hiệp định Thương mại (5/1993)

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (5/1994)

Hiệp định Văn hoá (8/1994)

Hiệp định Hải quan (3/1995)

Hiệp định Vận tải biển (4/1995)

Hiệp định về hợp tác du lịch (8/2002)

Hiệp định về viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật (4/2005)
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.1. Viện trợ phát triển của Hàn Quốc dành cho Việt Nam

Trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, kể từ những năm 1970, Hàn Quốc đã thành lập
các Quỹ hỗ trợ PT với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ các nền KT kém phát triển và đang phát triển.

Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển
và hiện là nhà tài trợ ODA song phương lớn thứ hai của Việt Nam.

Theo Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Ha Chan-ho, trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2010,

Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 1,255 tỷ USD với mức vay ưu đãi để thực hiện 36 dự án.

Từ 1991 - 2010, tổng số tiền viện trợ không hoàn lại là 129 triệu USD, số tiền viện trợ
ODA và viện trợ không hoàn lại cho VN sẽ còn tiếp tục tăng trong 5 năm tiếp theo.

Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia nhận được nhiều viện trợ ODA của
Hàn Quốc nhất, cho dù Việt Nam đã thuộc vào nhóm nước có thu nhập trung bình .

Chính phủ Hàn Quốc quyết định sẽ tiếp tục tăng viện trợ cho Việt Nam với mục đích
giúp VN trong thời gian ngắn nhất trở thành một quốc gia phát triển trong khu vực.

Những lĩnh vực ưu tiên viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam bao gồm:

(1) Phát triển nguồn nhân lực và những nhu cầu cơ bản của con người như: GD,
đào tạo và y tế; (2) Hỗ trợ nhân đạo cho các vùng sâu vùng xa và vùng nghèo đói;
(3) Xây dựng thể chế cho các khu vực đang trong quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường; (4) Phát triển nông nghiệp và nông thôn.
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.1. Xuất khẩu
Hàn Quốc cũng là thị trường lớn thứ 4 trên thế giới nhập khẩu hàng hoá của
VN từ năm 2010 với tỷ trọng hơn 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của VN sang Hàn Quốc trong những năm qua là:
Dầu thô, hải sản, dệt may, than đá, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, cà phê,
máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện,…
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.1. Xuất khẩu
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại

2.2.1. Xuất khẩu
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.1. Xuất khẩu
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.1. Xuất khẩu
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.2. Nhập khẩu
Từ năm 2010, Hàn Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản và trở thành
thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cung cấp hàng hoá sang thị trường Việt Nam
(chỉ xếp sau Trung Quốc).
Các mặt hàng nhập khẩu chính của VN từ Hàn Quốc trong những năm qua gồm:
Nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may da giày, máy móc thiết bị dụng cụ
phụ tùng, xăng dầu các loại, sắt thép các loại, ôtô nguyên chiếc các loại,
linh kiện & phụ tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu,
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.2. Nhập khẩu
STT Tên hàng Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1 Sắt thép các loại 3345 84,9
2 Vải các loại 3215 18,8
3 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ từng khác 3203 36,5
4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2027 202,1
5 Xăng dầu các loại 831 8,4
6 Chất dẻo nguyên liệu 749 36,5
7 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 564 21,3
8 Kim loại thường 560 80,0
9 Linh kiện, phụ từng ô tô 542 19,0

10 Ô tô nguyên chiếc các loại 518 -30,9
11 Hàng hóa khác 4446 42,0
Tổng 20.000 43,2
Bảng 02. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính từ Hàn Quốc năm 2012
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Tổng giá trị mậu dịch hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc tăng hàng năm.
Số liệu thống kê hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012
giữa VN và Hàn Quốc đạt khoảng 20 tỷ USD, tăng gấp 36 lần so với năm 1992;
Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 4,20 tỷ USD, tăng 49,8%
và nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là 15,80 tỷ USD, tăng 40,6%.
Với tốc độ tăng đó, ước tính kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD
vào năm 2020.
Từ tháng 8/2012, hai nước khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do
song phương. Nếu được ký kết, Hiệp định này này sẽ tạo động lực mới thúc đẩy
quan hệ hợp tác KT giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Xét về tổng kim ngạch XNK, Hàn Quốc luôn nằm trong danh sách 6 bạn hàng
lớn nhất của Việt Nam, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Đài Loan.
Chỉ tiêu
Năm
Nhập khẩu từ Hàn Quốc Xuất khẩu sang Hàn Quốc Xuất nhập khẩu XK ròng
Tổng kim ngạch
(Tỷ USD)
Tỷ trọng
(%)
Tổng kim ngạch
(Tỷ USD)
Tỷ trọng

(%)
Tổng kim ngạch
(Tỷ USD)
Tỷ trọng
(%) (USD)
2005 3,60 9,80 0,63 2,00 4,23 6,20 -2,97
2006 3,87 8,70 0,84 2,20 4,71 5,60 -3,03
2007 5,33 8,50 1,25 2,60 6,58 6,00 -4,08
2008 8,05 10,00 1,78 2,90 9,83 6,90 -6,27
2009 6,98 10,00 2,06 3,70 9,04 7,10 -4,92
2010 9,76 11,50 3,09 4,30 12,85 8,20 -6,67
2011 12,20 12,10 4,23 4,60 16,43 10,30 -7,97
2012 15,80 14,02 4,20 4,42 20,00 14,02 -11,6
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Bảng 03. Chỉ tiêu thương mại hàng hóa chính giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2005 – 2012
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng Cục hải quan)
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.2. Quan hệ thương mại
2.2.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Một đặc trưng nổi bật trong quan hệ thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc
là Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu và mức độ nhập siêu ngày càng lớn.
Nguyên nhân sự thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Hàn Quốc là do:
(1) Cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước có sự khác biệt rất lớn.
(2) Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng đã làm gia tăng việc nhập khẩu
máy móc thiết bị và nguyên liệu trung gian phục vụ cho việc sản xuất của các công
ty Hàn Quốc tại Việt Nam, trong khi đó các sản phẩm được tạo ra chủ yếu phục vụ
tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu sang các nước thứ ba làm cho nhập khẩu tăng mà
xuất khẩu không tăng;

(3) Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, đồng tiền Việt Nam được định giá cao so
với các đồng tiền khác. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh và xuất khẩu
của các mặt hàng của Việt Nam, và tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu thâm nhập
mạnh vào thị trường trong nước.
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.3. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/10/2012 Hàn Quốc có 3.134 dự án còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt 24,480 tỷ USD, tăng gấp hàng trăm lần so với thời điểm hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao
Hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, LG, POSCO, SK,
Lotte, Kumho-Asiana đã có mặt tại Việt Nam.
Trong 11 tháng đầu năm 2013 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và
tăng thêm là 4,129 tỷ USD, chiếm 19,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1992 - 2001) - từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến khi ký “Hiệp định
quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Trong giai đoạn này, FDI của Hàn Quốc
vào Việt Nam chiếm 3,5% tổng số FDI vào VN và tương đương với 3,4% tổng số
FDI của Hàn Quốc ra nước ngoài.
Giai đoạn 2 (2002 đến nay) - từ khi hai nước chính thức nâng tầm “Quan hệ đối
tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh,
chiếm tới 10,8% tổng số FDI vào Việt Nam, tương đương 6,5% tổng số FDI của
Hàn Quốc ra nước ngoài giai đoạn (2002 - 2010).
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.3. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam

Về quy mô vốn đầu tư: Quy mô vốn dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc có sự
đột phá mạnh.
Nếu thời kỳ đầu, các dự án FDI của Hàn Quốc vào VN chủ yếu là nhỏ và vừa,
Đến nay, đã xuất hiện những dự án quy mô đầu tư siêu lớn với kim ngạch lên

đến hàng tỉ USD, điều mà trước đây chưa từng có.

Về cơ cấu vốn đầu tư: Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc có sự thay đổi lớn.
Trong giai đoạn đầu, Hàn Quốc chú trọng nhiều tới lĩnh vực công nghiệp nhẹ,
như may mặc, giầy dép, ba lô, túi sách… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản,
bởi các lĩnh vực này cần vốn ĐT ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công rẻ.
Đến giai đoạn 2, các DN Hàn Quốc có xu hướng chuyển sang đầu tư trong các
lĩnh vực công nghiệp nặng, điện tử, vận tải, bất động sản, khách sạn, nhà hàng
với quy mô vốn lớn và công nghệ cao.
Hiện nay FDI của Hàn Quốc đang được triển khai sang một số lĩnh vực như:
công nghệ thông tin, chế biến hải sản và sản phẩm nông nghiệp, máy móc
xây dựng và các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư.
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.3. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam

Về hình thức đầu tư: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam dưới những hình thức:
liên doanh (335 dự án); 100% vốn đầu tư nước ngoài (2.237 dự án); công ty
cổ phần (36 dự án); hợp đồng hợp tác kinh doanh: BOT, BT, BTO (2 dự án)
và hợp đồng hợp tác kinh doanh (29 dự án).
Rất nhiều các dự án liên doanh sau một thời gian hoạt động đã chuyển sang
hình thức 100% vốn nước ngoài.

Về sự phân bổ vốn đầu tư: Hàn Quốc tập trung đầu tư chủ yếu vào những nơi có
vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, với chính sách
ĐT thông thoáng và môi trường đầu tư, KD luôn được cải thiện, kết cấu hạ tầng tốt
và nguồn lao động dồi dào như TP Hồ Chí Minh (762 dự án), Hà Nội (538 dự án),
Bình Dương (447 dự án), Đồng Nai (252 dự án)….
Các tỉnh nhỏ, lẻ tiếp nhận số dự án của Hàn Quốc rất ít. Tính đến năm 2011,
có khoảng 47 tỉnh, thành của VN tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc. Hiện
có hơn 2.500 DN Hàn Quốc đang hoạt động tại VN, trong đó khu vực phía Nam

có 1.600 doanh nghiệp và tạo ra gần 500.000 việc làm.
Triển vọng đến năm 2015, vốn FDI của các DN Hàn Quốc tại VN còn hiệu lực
sẽ vượt 30 tỉ USD.
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.4. Hợp tác lao động

Quan hệ hợp tác lao động giữa VN và HQ đã được thực hiện khá thành công.
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc phần lớn là các dự án với quy mô vừa và nhỏ
đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, các nhà đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam
đã có những đóng góp đáng kể vào việc ĐT lao động và giải quyết việc làm ở VN.

Về xuất khẩu lao động, Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ hai
của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lao động lớn thứ hai sang Hàn Quốc.
Từ năm 1993 đến nay có khoảng trên 120 ngàn lượt người lao động Việt Nam
sang HQ làm việc, trong đó có khoảng 52 ngàn lượt người theo chương trình tu
nghiệp sinh và 70 ngàn lượt người theo chương trình cấp phép LĐ áp dụng
từ năm 2004.
Hiện có khoảng 75 ngàn người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng
tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nghề, bảo hộ lao động
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.5. Phát triển văn hóa, du lịch

Cùng với sự gia tăng hợp tác về chính trị, kinh tế, quan hệ giao lưu nhân dân, giao lưu văn
hóa giữa hai nước cũng phát triển rất nhanh chóng, qua đó góp phần tăng cường hiểu biết
lẫn nhau tạo nền tảng vững chắc để xây dựng quan hệ lâu dài giữa hai nước.

Theo thống kê sơ bộ, hiện có hơn 130 ngàn người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống
tại Việt Nam và hơn 120 ngàn người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại HQ,
trong đó có 46 ngàn cặp vợ chồng Việt Nam-Hàn Quốc.


Hàng năm, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao được tổ chức tại
hai nước. Theo thống kê sơ bộ, tại Hàn Quốc hiện có hơn 100 nhà hàng ẩm thực Việt Nam
và tại Việt Nam cũng có hàng trăm nhà hàng Hàn Quốc.

Những nhà hàng này không đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận
mà còn đang góp phần giúp nhân dân hai nước hiểu thêm về nền văn hóa của nhau thông
qua văn hóa ẩm thực.

Trong lĩnh vực du lịch, năm 2012, hơn 600 ngàn lượt công dân hai nước đã qua lại
thăm lẫn nhau. Số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến VN ngày càng tăng, đặc biệt
là trong những năm gần đây.

Hàn Quốc hiện đứng thứ hai về số lượng khách du lịch đến VN với hơn 536 ngàn
lượt người năm 2012, tăng 12 lần so với năm 1999 (43 ngàn lượt).
STT 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Trung Quốc 673 724 693 633 752 456
2. Hàn Quốc 75 105 130 323 317 339
3. Mỹ 230 260 219 253 334 322
4. Nhật Bản 153 280 210 238 321 312
5. Đài Loan 200 211 208 240 286 230
6. Australia 68 96 - 161 145 138
7. Cam-pu-
chia
76 70 84 122 187 135
8. Pháp 86 112 87 86 124 107
9. Thái Lan 32 41 40 71 84 97
10. Singapore 32 35 37 82 78 81
Tổng cộng 2330 2628 2429 2928 2863 2953
2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.5. Phát triển văn hóa, du lịch

Bảng 04. Các thị trường khách du lịch chính của Việt
Nam
(ĐVT: 1.000 lượt người)
(Nguồn: Tổng Cục Thể thao và Du lịch)
3. Triển vọng trong tương lai

Trong những năm tới, vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam và Hàn Quốc
tiếp tục được khẳng định trên trường quốc tế và khu vực châu Á - TBD.
Cùng với việc tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong nước, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút các
nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, trong đó
Hàn Quốc là đối tác chiến lược.
Chính phủ Việt Nam đã khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN
Hàn Quốc làm ăn lâu dài và thành công tại VN, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Việt Nam cũng mong muốn các DN Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư KD,
nhất là trong các lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH; SX vật liệu,
năng lượng mới, SX sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; phát triển
nguồn nhân lực, y tế, phát triển nông, lâm, thuỷ sản; tăng cường quan hệ
thương mại, xuất khẩu lao động, mở rộng giao lưu văn hoá, hợp tác KHCN

Hàn Quốc là cường quốc kinh tế của châu Á, có nhiều tiềm năng và thế mạnh
về vốn, KH-CN, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá do VN sản xuất.
Với quan hệ chính trị tốt đẹp, nguồn lực dồi dào, Hàn Quốc có đủ các điều kiện để
cung cấp viện trợ phát triển cho VN ở mức cao hơn; tăng cường đầu tư vào các
dự án trọng điểm tại Việt Nam; tạo thuận lợi cho việc XK hàng hóa VN vào Hàn Quốc.

×