Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lý thuyết truyền thông kỹ năng truyền thông cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.4 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
TÊN TIỂU LUẬN:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY NHẰM HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG.........................................................................2
1.1. Khái niệm về truyền thông, truyền thông cá nhân và các yếu tố trong
q trình truyền thơng cá nhân....................................................................2
1.2. Các nhân tố truyền thông cá nhân........................................................2
II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY NHẰM HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO KỸ NĂNG TRUYỀN THƠNG CÁ NHÂN............................3
2.1. Một số kỹ năng truyền thơng cá nhân..................................................3
2.2. Vấn đề đặt ra hiện nay để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng truyền
thông cá nhân..............................................................................................5
2.3. Vận dụng thực tiễn...............................................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11


MỞ ĐẦU
Truyền thông là phương tiện vô cùng hữu hiệu để truyền tải thơng tin,
tư tưởng, giải thích thực tiễn xã hội, cũng như xác định những hình ảnh tiêu
biểu trong công chúng, định hướng ý thức và hành vi xã hội. Truyền thông
cung cấp cho con người kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao
ý thức xã hội, hình thành và củng cố một hệ tư tưởng đối với xã hội; liên kết


các thành viên trong xã hội thành một chỉnh thể. Đời sống kinh tế- xã hội
càng phát triển tiên tiến, hiện đại thì truyền thơng địi hỏi càng phải hiện đại
phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, văn minh và toàn diện hơn. Những năm
trở lại đây, khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như vũ bão, Internet trở
thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó đáp ứng
đầy đủ những nhu cầu cần thiết của con người trong cuộc sống như truyền đạt
thông tin, học tập, liên lạc… và trở thành trung tâm tổng hợp thơng tin, một
thế giới thu nhỏ. Cũng chính sự phát triển của Internet cùng với đó là mạng xã
hội mà nhiều những phương tiện truyền thông cá nhân ra đời như email,
smartphone, web, blog… tạo nên một thời kì mới cá nhân hóa hoạt động
truyền thơng. Sự bùng nổ thơng tin đặt ra đối với chúng ta những cơ hội cũng
như thách thức trong việc hoàn thiện và nâng cao kỹ năng truyền thông cá
nhân. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em chọn đề tài:
“Những vấn đề đặt ra hiện nay nhằm hoàn thiện và nâng cao kỹ năng truyền
thông cá nhân” để đi sâu và nghiên cứu , phân tích, rút ra những kết luận để
có thể phát huy được những điểm mạnh của truyền thông cá nhân và những
giải pháp khắc phục những điểm yếu từ đó có thể áp dụng để hồn thiện và kỹ
năng truyền thông cá nhân cho bản thân.

1


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm về truyền thông, truyền thông cá nhân và các yếu tố trong
q trình truyền thơng cá nhân
1.1.1 Truyền thơng là gì?
Truyền thơng là một q trình truyền đạt thơng tin, là một hoạt động cơ
bản mang tính chất xã hội xuất hiện ở mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống chúng
ta. Có thể hiểu đơn giản, truyền thơng là hoạt động giao tiếp giữa con người

với con người nhằm tạo lập và duy trì được các mối quan hệ trong xã hội, trao
đổi thông tin, kiến thức kinh nghiệm…
1.1.2. Truyền thông cá nhân là gì?
Truyền thơng cá nhân là hoạt động mang tính truyền thơng do một cá
nhân truyền đạt thơng tin, hoặc tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, ý
kiến, cảm xúc, kinh nghiệm của bản thân… hoạt động này chịu sự chi phối
lẫn nhau trong nhận thức, hành vi và thái độ. Truyền thơng cá nhân có hai
hình thức đó là trực tiếp (gặp gỡ, tiếp xúc) và gián tiếp (gọi điện thoại, gửi
mail…)
1.2. Các nhân tố truyền thông cá nhân
- Nhân vật tham gia: là những người tham gia vào hoạt động truyền thông
mới mục tiêu cá nhân trong một thời gian nhất định. Họ được thường được
phân ra làm ba nhóm đó là: nguồn phát, người nhận, tham gia ngẫu nhiên
hoặc có tác động, ép buộc từ người khác.
- Mục tiêu truyền thơng: tìm hiểu và phát hiện một thông tin hoặc một vấn
đề, hỏi về nhân vật, đối tượng, nghe và chép lại, thu thập thơng tin, dữ liệu,
phân tích, đánh giá và nhận định để phát hiện…; thỏa mãn nhu cầu giao tiếp:
truyền đạt, giải thích, thuyết phục; cùng nhau giải quyết vấn đề; xung đột…
- Nội dung truyền thông: rõ ràng, cụ thể và chính xác; có thơng điệp liên

2


quan đến nhu cầu cá nhân đối tượng; tạo ra được sự tin tưởng từ nguồn phát;
tạo ra được sự trao đổi nội dung truyền thông cá nhân.
- Phương tiện truyền thông cá nhân: bao gồm yếu tố ngôn ngữ và phi
ngơn ngữ. Ngơn ngữ là lời nói, chữ viết thể hiện được các chức năng đó là
thơng báo, truyền cảm và tác động. Phi ngôn ngữ là cử chỉ, nét mặt, trang
phục… cùng với những hỗ trợ trung gian như máy fax, điện thoại, hình ảnh,
Internet…

- Bối cảnh truyền thơng: bao gồm khơng gian, tình huống, ngữ cảnh mà
cá nhân thực hiện hoạt động truyền thông. Đây là nhân tố thứ ba chi phối đến
việc tổ chức truyền thông cá nhân, nội dung, hình thức, và tính chất của thông
điệp và phương thức truyền thông. Trong mỗi một bối cảnh nhất định, chúng
ta cần phải có những cân nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng về ngôn ngữ, nội dung và
phương pháp truyền tải thông điệp trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Kênh truyền thông cá nhân: gồm 5 giác quan của con người cũng như
các phương tiện như điện thoại, thư từ, fax…
II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY NHẰM HỒN THIỆN VÀ
NÂNG CAO KỸ NĂNG TRUYỀN THƠNG CÁ NHÂN
2.1. Một số kỹ năng truyền thông cá nhân
2.1.1. Gặp gỡ trực tiếp
Là một hoạt động diễn ra trực tiếp qua sự tiếp xúc, gặp gỡ mặt đối mặt
của hai hay nhiều người, tạo ra một không gian gần gũi để tuyền thông cá
nhân hoạt động, truyền tải thông tin trong bối cảnh không gian, thời gian xác
định.
Ưu điểm: Việc truyền tải thông tin qua giao tiếp trực tiếp sẽ dễ dàng và
nhân vật có thể bàn bạc, tranh luận nêu lên quan điểm cá nhân. Có thể sử
dụng các cơng cụ kĩ thuật hoặc phương háp tâm lí học để tạo được hiệu quả
truyền thông.

3


Nhược điểm: Do thông tin trực tiếp được phản hồi lại ngay lập tức nên
sự bền vững không cao, nội dung trực tiếp nên tính sâu sắc và chính xác bị
hạn chế. Bên cạnh đó nó cũng phụ thuộc vào khả năng truyền đạt, sự kiểm
soát cảm xúc, linh hoạt và khả năng xử lí tình huống của người truyền thơng.
Vì hoạt động này thường được truyền đạt qua giác quan nên không được lưu
lại bằng văn bản.

2.1.2. Gọi điện thoại
Điện thoại là phương tiện truyền thơng bằng lời nói và hơn nữa là qua
hình ảnh động khi các đối tượng cách xa nhau không thể gặp trực tiếp. Giao
tiếp hay truyền thông thông qua gọi điện thoại yêu cầu những kỹ năng mềm
và văn hóa giao tiếp, cùng với đó cũng cần có giọng điệu, cách thức nghe và
phản hồi.
Ưu điểm: Việc truyền tải thông tin qua gọi điện thoại được diễn ra nhanh
chóng và chính xác, có thể truyền thông tin vô tuyến từ địa điểm này đến địa
điềm khác cách xa nhau hoặc truyền tải bằng văn bản nhanh chóng. Hệ thống
tin nhắn trả lời tự động cũng giúp cho việc truyền thơng vẫn được duy trì nếu
đói tưởng khơng có mặt. Kết quả đươc phản hồi ngay lập tức
Nhược điểm: Thường khó lưu lại thành văn bản
2.1.3. Viết thư cá nhân
Là hình thức dùng thư để truyền tải nội dung thơng điệp, trình bày và
thuyết phục đối tượng qua đây đưa ra những đề nghị, cộng tác hướng đến mục
đích truyền thơng nào đó.
Có thể trình bày vấn đề khó nói trực tiếp bằng văn bản, khắc phục được
nhũng khuyết điểm của người làm truyền thông về giao tiếp hay khiếm khuyết
về thính giắc hoặc khơng thể gặp trực tiếp. Thể hiện sự trang trọng đối với
người nhận.
2.1.4. Vận động hành lang

4


Là hình thức tận dụng những khả năng, cơ hội thuyết phục các cơ quan,
quan chức chính phủ, đại biểu quốc hội, các nhà hoạt động chính trị, xã hội,
nhà báo ủng hộ các mục tiêu truyền thông hướng đến việc thay đổi củng cố
các chính sách, chương trình mang tầm cỡ quốc gia, khu vực từ đó đem đến
những tác động tích cực.

2.1.5. Tư vấn cá nhân
Là q trình tương tác trực tiếp giữa người làm truyền thông đến người
tiếp nhận để thuyết phục họ đưa ra những quyết định, lựa chọn, giải pháp,
cung cấp thông tin khách quan, hỗ trợ về tình cảm cũng như phương pháp tiếp
cận. Cức năng của kỹ năng này gồm cung cấp thông tin, hỗ trợ, giải quyết
mâu thuẫn, vấn đề, thay đổi hành vi.
2.2. Vấn đề đặt ra hiện nay để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng truyền
thông cá nhân
Những năm trước, hoạt động truyền thông gắn liền với những hoạt động
của mọt tổ chức, cơ quan báo chí truyền thơng đảm nhận, việc truyền đạt
thông tin đến con người được truyền tải thơng qua các loại hình báo chí như
báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử… tuy nhiên việc tương tác giữa
người truyền tin với người tiếp nhận chưa được quan tâm dẫn đến hình thức
truyền thơng cá nhân một chiều, từ một đến nhiều người. Tuy nhiên trong thời
kì bùng nổ cơng nghệ thơng tin, khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển
mạnh mẽ như vũ báo đã thay đổi rất nhiều đến nhu cầu cập nhật thông tin của
công chúng. Internet xuất hiện đã giúp cho con người có thể chủ động tìm
kiếm và tiếp nhận thông tin, và việc tương tác giữa nguồn và nơi tiếp nhận
cũng dần được nâng cao. Điều này cũng chính là cơ sở để họ tự hình thành
một kênh truyền thông của bản thân để tạo được một số lượng người quan
tâm đến mình, tạo nên một mơ hình truyền thơng mới đó là mơ hình đa nguồn
và đa tiếp nhận.
Internet là một kênh thông tin diện rông, là một siêu kênh thông tin và
kết nối nguồn tri thức của toàn nhân loại trong một mạng lưới nhất định.
5


Internet với ưu điểm là truyền tải thông tin. Đây là một nguồn tài nguyên lớn
và có giá trị của thơng tin. Chúng có thể tìm thấy bất kỳ loại thơng tin về bất
kỳ chủ đề ở trên đó. Mục tiêu chính của Internet là truyền thơng. Internet đã

và đang làm rất tốt, đáng tin cậy và nhanh chóng. Internet là cơng cụ để vui
chơi giải trí. Phục vụ nhu cầu của con người bao gồm âm nhạc, trò chơi, phim
ảnh, tin tức và những người khác có thể được truy cập thông qua Internet.
Nhiều dịch vụ được cung cấp bởi Internet: tìm kiếm việc làm, ngân hàng trực
tuyến, mua vé xem phim, đặt phòng khách sạn, mua sắm…Internet phục vụ
nhu cầu học tập và làm việc với ngườn lưu trữ thông tin và tri thức lớn, kết
nối rộng rãi tồn cầu.
Ngày nay, thơng qua internet, mơ hình truyền thơng cá nhân đang được
phát triển mạnh mẽ qua hai mô hình đó là mơ hình đơn nguồn- đa tiếp nhận
và đa nguồn- đa tiếp nhận. Với mơ hình đơn nguồn- đa tiếp nhận, bằng mạng
World Wide Web đã giúp cho mỗi người có thể truyền tải thơng tin đến nhiều
người qua trang web, tuy nhiên đây vẫn là truyền thông một chiều do chưa có
sự tương tác, phản hồi của người tiếp nhận. Với mơ hình đa nguồn- đa tiếp
nhận, bằng nhiều những phương thức truyền thông cá nhân mới như blog,
mạng xã hội,…đã cho phép chúng ta có thể tự do chia sẻ thông tin, cũng như
được phản hồi đóng góp thơng tin cho người khác. Chính điều này đã thúc
đẩy hoạt động truyền thông cá nhân phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu
cầu giao tiếp, truyền tải và đổi thông tin giữa con người và con người. Bằng
internet, việc gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, tư vấn cá nhân hồn tồn có thể
thực hiện qua việc gọi video trực tuyển, gặp gỡ bằng các phương tiện di động
như điện thoại thơng minh, máy tính… Điều này khắc phục được sự kém
tương tác giưa các đối tượng với nhau. Đồng thời, bằng internet, cơng chúng
có thể nói lên những quan điểm về bản thân , vận động hành lang để kêu gọi
thực hện một chiến dịch, chương trình nào đó mang ý nghĩa quốc gia, quốc tế
mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, mở cuộc gặp mặt và vẫn có thể tác động
đến một lượng người khổng lồ quan tâm đến vấn đề. Vì vậy, việc hoàn thiện
6


các kỹ năng truyền thông cá nhân là rất quan trọng để mỗi người có thể tận

dụng được internet trở thành công cụ thực hiện hoạt động truyền thông cá
nhân. Trong đó có những yêu cầu chung đặt ra đó là
- Trước khi thực hiện hoạt động truyền thông cá nhân cần phải có kế
hoạch, nội dung, bối cảnh và mục tiêu, đối tượng rõ ràng.
- Nguồn thông tin phải xác thực, rõ ràng và hợp lí, hấp dẫn thu hút công
chúng.
- Ngôn ngữ chuẩn mực, phù hợp với từng hoạt động truyền thơng.
- Có tinh thần cầu tiến, lắng nghe, tôn trọng những phản hồi từ công
chúng để rút kinh nghiệm.
Nhờ vào sự phát triển của Internet, mãng xã hội cũng đang trở thành các
phương tiện truyền thông cá nhân phát triển mạnh mẽ đặc biệt là đối với trẻ
hiện nay. Mạng xã hội không chỉ trở thành kênh thơng tin đóng vai trị quan
trọng trong đời sống con người là mọt cơng cụ cực kì hữu ích trong việc
truyền thông tin, phát triển kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó
mạng xã hội đang là phương tiện đã loại hình báo chí truyền thơng cá nhân
phát triển. Với các ứng dụng như Facebook, Instagram, Tiktok… bất kì ai
cũng có thể tạo ra một kênh truyền thơng cá nhân, cung cấp thơng tin, bài viết
tích hợp nhiều loại hình báo chí khác nhau từ báo in, báo phát thanh, báo
truyền hình… Mạng xã hội cũng là công cụ để các cá nhân hay doanh nghiệp
quảng bá thương hiệu cá nhân cũng như sản phẩm của họ, các hình thức từ
đăng bài viết content, quảng cáo, livestream… đề được coi là những hoạt
động truyền thông cá nhân nhằm quảng bá hình ảnh cá nhân hoặc sản phẩm
cá nhân đến khách hàng.
Tuy nhiên, do bản chất mạng xã hội mang tính tự do cao, nên những
thơng tin trên mạng xã hội thương ít được chọn lọc, xuất hiện một lượng
thơng tin rác khổng lồ địi hỏi người nhận phải tỉnh táo để có thể chắt lọc
được các thơng tin đúng đắn. Người truyền thông cá nhân là những người ảnh
hưởng khá lớn đến cơng chúng xã hội vì vậy bên cạnh những kỹ năng truyền
7



thơng cá nhân cơ bản cũng cần phải có một lượng kiến thức xã hội nhất định,
trau dồi kĩ năng xử lí, biên tập thơng tin để khi thơng tin được đưa ra bên
ngồi phải hiệu quả chính xác, tạo được niềm tin của công chúng,
2.3. Vận dụng thực tiễn
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, hoạt động truyền thông cá nhân như
một công cụ giúp mỗi người không chỉ xây dựng được thương hiệu cá nhân
mà cịn có thể trở thành một nhà hoạt động truyền thông xã hội, đem thơng
điệp, tiếng nói bản thân truyền động lực cho những người xung quanh. Nếu
tìm hiểu về lĩnh vực thời trang, chúng ta không thể không biết đến fashionista
Châu Bùi nồi tiếng với phong cách thời trang cá tính và độc đáo. Châu Bùi
thực hiện hoạt động truyền thông cá nhân rất tốt khi xây dựng hình ảnh mang
thương hiệu cá nhân trên các trang mạng xã hội và thu hút được rất nhiều
người quan tâm đặc biệt là giới trẻ:

(Trang instagram cá nhân của Châu Bùi)
Không chỉ thực hiện tốt hoạt động truyền thông trong lĩnh vực thời trang,
châu bùi cũng được biết đến là một người có lối sống vô cùng khỏe mạnh
“heathy” cũng như liên tục tham gia các hoạt động xã hội ví dụ như tham gia
vào video kêu gọi mọi người chấm dứt bắt nạt học đường của Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc - UNICEF Việt Nam năm 2019, tham gia chiến dịch

8


“Winning Indoors” của UNESCO khuyến khích trẻ em sáng tạo ra các trò
chơi trong nhà trong thời gian dịch bệnh Covid-19,… Những bài viết, chia sẻ
của Châu Bùi không chỉ đơn giản là để xây dựng thương hiệu mà còn là nơi
để giới trẻ được truyền cảm hứng sống, theo đuổi đam mê của bản thân. Việc
sử dụng các kỹ năng truyền thông cá nhân đã giúp fashionista 24 tuổi này tạo

nên được một cộng đồng yêu thích và ủng hộ cô. Châu Bùi cũng đã từng chia
sẻ: "Hãy xây dựng cho mình 1 thương hiệu cá nhân riêng để bạn ln nổi bật
hơn tất thảy những người ngồi kia, đặc biệt là trong lĩnh vực mà bạn đang
làm việc. Khơng thể có một ai đấy giống y hệt mình, mình cũng khơng thể
giống hệt một ai khác. Mỗi người, chỉ cần làm tốt sứ mệnh của mình, làm tốt
điều mình có thể làm thì khơng ai có thể qua được mình cả!" 1. Qua việc xây
dựng thương hiệu cá nhân và truyền thông cá nhân của Châu Bùi chúng ta
càng thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện hoạt động truyền thông cá
nhân trong thời đại mà mạng xã hội, internet phát triển mạnh mẽ như hiện
nay, bất kì ai cũng có thể trở thành “nhà truyền thơng xuất chúng” nếu biết
cách vận dụng tốt các kĩ năng truyền thông cá nhân.

1

/>
9


KẾT LUẬN
Như chúng ta có thể thấy cá nhân hóa và phát triển con người thông
qua truyền thông đại chúng là một tất yếu khách quan trong xã hội hiện đại.
Hệ thống thơng tin trên tồn thế giới ngày càng phát triển vượt bậc đi cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ. Độ mở của các kênh truyền thông
cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo cơng chúng tham gia vào
dịng truyền thơng. Để truyền thơng cá nhân trong q trình tồn cầu hóa,
trong mối quan hệ tương tác với công chúng xã hội hoạt động một cách hiệu
quả thì mỗi người hoạt động truyền thông cần phát huy được tối đa những ưu
thế của mình trong hoạt động giao tiếp, tiếp nhận thơng tin, cần chú ý đến
việc kiểm sốt các kênh truyền thơng, internet, mạng xã hội chặt chẽ hơn,
nhằm duy trì các nguyên tắc cơ bản của hoạt động truyền thông đại chúng để

phù hợp với lợi ích và văn hóa của các quốc gia, đảm bảo sự tiến bộ xã hội và
liên kết xã hội trên phạm vi quốc tế. Đồng thời, tận dụng các kỹ năng truyền
thông cá nhân để tồn tại, giao tiếp, trao đổi thông tin và làm việc, quảng bá
thương hiêu cá nhân trong bối cảnh một xã hội “bùng nổ truyền thông” như
hiện nay.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Truyền thơng, Lí thuyết và kỹ năng cơ bản”, PGS.TS. Nguyễn Văn Dững
(Chủ biên), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, NXB Chính trị quốc gia,
2012, Hà Nội.
2. Lương Khắc Hiếu (2013), “Lý thuyết truyền thông và vận động”, NXB
Chính trị quốc gia.
3. PGS, TS. Lê Thanh Bình (2008), “Truyền thơng đại chúng và phát triển xã
hội”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Tạ Ngọc Tấn (2001), “Truyền thơng đại chúng”, NXB Chính trị quốc gia.
5. />6. />7. />
11



×