Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

NGUYỄN HỒNG PHONG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI CAO TUỔI
TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
Ths. LÊ MINH HỮU

CẦN THƠ – 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự
giúp đỡ quý báu giúp tơi có thể hồn thành luận văn một cách tốt nhất, tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô khoa Y Tế Công Cộng và tồn thể q Thầy
Cơ trƣờng Đại Học Y Dƣợc Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt
thời gian học tập và trong q trình thực hiện luận văn.
Với tấm lòng của ngƣời học trò, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến
Thầy Lê Minh Hữu, ngƣời Thầy kính mến đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo giúp tơi


hồn thành tốt luận văn và đặc biệt trong những lúc khó khăn nhất của đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ Trạm y tế phƣờng Đông
Thuận, Trạm y tế xã Thuận An, Trạm y tế xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện nghiên cứu tại địa phƣơng.
Xin cảm ơn những ngƣời cao tuổi trong địa bàn nghiên cứu đã hợp tác và
tham gia cung cấp những thông tin quý báu cho nghiên cứu của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè – là chỗ dựa tinh thần giúp tơi
vƣợt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, gửi lời cảm ơn
đến cha, mẹ tôi, những ngƣời luôn đặt niềm tin và kỳ vọng lớn lao ở tôi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tổng hợp và phân tích các vấn đề nhƣng
nghiên cứu khơng tránh khỏi sai sót. Tơi mong nhận đƣợc sự đóng góp và chân
thành cảm ơn ý kiến của quý Thầy, Cô trƣờng Đại Học Y Dƣợc Cần Thơ.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 01 tháng 07 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Hồng Phong


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu này là hồn tồn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trƣớc đây.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 07 năm 2018
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Hồng Phong



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLCS

: Chất lƣợng cuộc sống

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

ĐTNC

: Đối tƣợng nghiên cứu

ĐTV

: Điều tra viên

GHDS

: Già hóa dân số

NCT

: Ngƣời cao tuổi

SF-36

: The Short Form-36 Health Survey (Bộ cơng cụ
khảo sát tình trạng sức khỏe 36 câu hỏi)


WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế
giới)

WHOQOL-100

: World Health Organization Quality of Life
Group (Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng cuộc
sống của tổ chức Y tế thế giới-100 câu hỏi)

WHOQOL-BREF

: World Health Organization Quality of Life
Group (Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng cuộc
sống rút gọn của tổ chức Y tế thế giới, 26 câu
hỏi)


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi ................................................................................. 3
1.2. Tuổi thọ ngƣời Việt Nam ................................................................................. 3
1.3. Tình hình NCT trên thế giới và Việt Nam ....................................................... 4
1.4. Chất lƣợng cuộc sống ...................................................................................... 6
1.5. Đặc điểm, chính sách CSSK NCT Việt Nam ................................................ 11
1.6. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi ...................................................... 13

1.7. Các yếu tố liên quan đến CLCS của NCT tại Việt Nam ................................ 15
1.8. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 17

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 29

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu................................................... 30
3.2. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi ..................................................... 32
3.2.1. Khía cạnh sức khoẻ thể chất................................................................... 32
3.2.2. Khía cạnh tinh thần, quan hệ, hỗ trợ trong sinh hoạt ............................. 34
3.2.3. Khía cạnh kinh tế ................................................................................... 36
3.2.4. Khía cạnh khả năng lao động ................................................................. 37
3.2.5. Khía cạnh mơi trƣờng sống .................................................................... 38
3.2.6. Khía cạnh tín ngƣỡng, tâm linh .............................................................. 39
3.2.7. Đánh giá chung về CLCS của ngƣời cao tuổi ........................................ 39
3.3. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của ngƣời cao tuổi ................................ 41

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 44
4.1. Đặc điểm chung về đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 44


4.2. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi ..................................................... 46
4.3. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của ngƣời cao tuổi ................................ 52

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 57
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 59



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Việt Nam đang phải đối mặt với GHDS từ năm 2011 .............................. 6
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới tính, dân tộc, tơn giáo của đối tƣợng nghiên
cứu ............................................................................................................................ 30
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, ngƣời sống
c ng và nghề nghiệp hiện tại của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 31
Bảng 3.3. Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của đối tƣợng nghiên cứu ................... 32
Bảng 3.4. Đánh giá sự hài lòng của NCT về các vấn đề sức khỏe thể chất ............. 34
Bảng 3.5. Phân bố tần suất gặp các vấn đề về kinh tế của ngƣời cao tuổi............... 36
Bảng 3.6. Phân bố tần suất gặp các vấn đề về khả năng lao động của NCT ........... 37
Bảng 3.7. Đánh giá sự hài lòng về khả năng lao động của NCT ............................. 37
Bảng 3.8. Đánh giá của NCT về các vấn đề liên quan đến môi trƣờng sống .......... 38
Bảng 3.9. Đánh giá sự hài lòng về môi trƣờng sống của ngƣời cao tuổi ................. 38
Bảng 3.10. Đánh giá của NCT về các vấn đề tín ngƣỡng, tâm linh ......................... 39
Bảng 3.11. Xếp loại CLCS của NCT theo các khía cạnh ........................................ 40
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa CLCS của NCT với nhóm tuổi và giới tính ........... 41
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa CLCS của NCT với trình độ học vấn và nghề nghiệp
hiện tại ...................................................................................................................... 42
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa CLCS của NCT với tình trạng hơn nhân và ngƣời
sống c ng.................................................................................................................. 42
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa CLCS của NCT với tình trạng sức khỏe ................ 43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân Việt Nam, 2010-2015 .................... 4
Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp chính trƣớc đây của ngƣời cao tuổi .................. 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố tần suất gặp các vấn đề sức khỏe thể chất và sử dụng dịch vụ y
tế của ngƣời cao tuổi ................................................................................................ 32
Biểu đồ 3.3. Ảnh hƣởng của các vấn đề sức khỏe thể chất và việc sử dụng thuốc đối

với cuộc sống của ngƣời cao tuổi ............................................................................. 33
Biểu đồ 3.4. Phân bố tần suất gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần, mối quan hệ, hỗ
trợ trong sinh hoạt của ngƣời cao tuổi ..................................................................... 34
Biểu đồ 3.5. Đánh giá sự hài lòng của ngƣời cao tuổi về các vấn đề về sức khỏe tinh
thần, mối quan hệ, hỗ trợ trong sinh hoạt ................................................................ 35
Biểu đồ 3.6. Đánh giá của ngƣời cao tuổi về các vấn đề kinh tế ............................. 36
Biểu đồ 3.7. Đánh giá của NCT về các khía cạnh CLCS ........................................ 39
Biểu đồ 3.8. Xếp loại chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi ............................. 40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số (GHDS) là một trong những xu hƣớng quan trọng nhất của thế
kỷ 21. Điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hƣởng lớn đến tất cả các khía cạnh
của xã hội. Trên thế giới cứ chín ngƣời có một ngƣời từ 60 tuổi trở lên và con số
này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên là cứ năm ngƣời sẽ có một ngƣời từ 60 tuổi
trở lên. Do vậy hiện tƣợng GHDS khơng thể khơng đƣợc quan tâm. Nếu nhƣ năm
1950, tồn thế giới có 205 triệu ngƣời từ 60 tuổi trở lên thì đến năm 2012, số NCT
tăng lên đến gần 810 triệu ngƣời, cao nhất là ở Châu Âu 22% dân số tuổi từ 60 trở
lên, thấp nhất là Châu Phi có 6%, trong khi con số này ở Châu Á là 11% dân số tuổi
từ 60 trở lên [28]. Một trong những xu hƣớng biến đổi dân số quan trọng của Việt
Nam trong thời gian qua và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới là GHDS. Theo
báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2016, cả nƣớc có 10.144.400 NCT, chiếm
10,94% dân số [47]. Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, nƣớc nào có số ngƣời từ
60 tuổi trở lên vƣợt quá 10% trên tổng số dân đƣợc coi là nƣớc bƣớc vào giai đoạn
“già hóa dân số” [12]. Nhƣ vậy, Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn “già hóa dân số”
với tốc độ khá nhanh. Với tốc độ GHDS tại Việt Nam đang tăng nhanh nhƣ hiện
nay thì có nhiều câu hỏi và thách thức đặt ra cần giải quyết.
Theo nhiều tác giả nghiên cứu đã mơ tả CLCS nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có

một định nghĩa thống nhất, khái quát chung CLCS là một thuật ngữ mang ý nghĩa
tổng thể và sự hài lòng của một cá nhân trƣớc tất cả các yếu tố đa dạng của cuộc
sống. Năm 2013, bảng thống kê Global Age Watch Index nghiên cứu CLCS NCT ở
91 quốc gia cho thấy Na Uy và Đức đứng đầu danh sách, Việt Nam xếp thứ 53,
dƣới 11 bậc so với Thái Lan, 9 bậc so với Philippines [1], [46].
Mặc d Đảng, Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội dành cho
NCT nhƣng mới chỉ hỗ trợ cho một bộ phận rất nhỏ NCT. Trong khi Việt Nam
đang đối mặt với thách thức của một dân số già thì tầm quan trọng của CLCS NCT
trở nên rõ ràng hơn, cũng nhƣ đời sống vật chất, tinh thần và vai trò, vị thế của NCT
trong xã hội ngày càng đƣợc nâng lên thì việc tìm hiểu CLCS NCT trong bối cảnh


2

hiện nay là một việc làm rất có ý nghĩa và cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về
NCT ở Việt Nam nhƣng đa phần tập trung vào đặc điểm sức khỏe, mơ hình bệnh
tật, quản lý và chăm sóc sức khỏe NCT,… nhƣng CLCS NCT vẫn chƣa đƣợc quan
tâm nhiều.
Theo thống kê của Hội NCT Vĩnh Long, năm 2012 tồn tỉnh có trên 108.000
ngƣời trên 60 tuổi, chiếm tỷ trọng hơn 10% dân số tỉnh (dân số tỉnh Vĩnh Long năm
2012 có 1.029.000 ngƣời [5]), dẫn đến chỉ số già hóa cao 43% đứng hàng thứ 2
trong khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long [2]. Thị xã Bình Minh vừa mới đƣợc
thành lập theo Nghị quyết số 89/NQ-CP, nên cuộc sống của ngƣời dân chỉ ở mức
tƣơng đối ổn định [38]. Do đó chúng tơi đƣa ra câu hỏi: (1) Thực trạng CLCS ở
NCT tại thị xã Bình Minh nhƣ thế nào? (2) Có những yếu tố nào liên quan đến
CLCS ở ngƣời cao tuổi?. Xuất phát từ những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng chất lƣợng cuộc sống và một số yếu tố liên
quan ở ngƣời cao tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2017” với
mong muốn đóng góp những dữ liệu ban đầu làm cơ sở đề xuất những khuyến nghị
có giá trị cho cơng tác CSSK và nâng cao CLCS cho NCT trên địa bàn nói riêng và

cho cộng đồng nói chung. Nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:
1.

Mơ tả thực trạng chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại thị xã

Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2017.
2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người

cao tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2017.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngƣời cao tuổi. Trƣớc đây, ngƣời ta
thƣờng d ng thuật ngữ ngƣời già để chỉ những ngƣời có tuổi, hiện nay “ngƣời cao
tuổi” ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn. Theo quan điểm y học: ngƣời cao tuổi là
ngƣời ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Về
mặt pháp luật: pháp lệnh NCT và luật NCT quy định: ngƣời cao tuổi là công dân
Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên [10], [25], [48].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): chia các nhóm tuổi NCT gồm:
-

Ngƣời trung niên: 45 – 59 tuổi (thời kỳ chuyển tiếp).

-


Ngƣời cao tuổi: 60 – 74 tuổi.

-

Ngƣời già: 75 – 90 tuổi.

-

Ngƣời già sống lâu: từ 90 tuổi trở lên [45].

1.2. Tuổi thọ ngƣời Việt Nam
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi thọ của ngƣời Việt Nam
trong những thập kỷ qua liên tục tăng, nếu năm 1960 tuổi đời của ngƣời Việt trung
bình chỉ đạt 40 năm (thế giới là 48 năm) thì đến nay tuổi thọ của ngƣời Việt đã tăng
lên 73,2 (tỷ lệ ngƣời trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân số) vƣợt tuổi thọ trung bình của
thế giới (trung bình thế giới là 69 tuổi). Dự báo, đến năm 2050, tuổi thọ trung bình
của ngƣời Việt sẽ tăng lên 80,4 tuổi [30].
Qua kết quả điều tra năm 2014, tuổi thọ trung bình của nam giới là 70,6 năm,
của nữ giới là 76,0 năm. Tuổi thọ trung bình chung của cả hai giới là 73,2 năm.
Trong 5 năm qua, tuổi thọ trung bình của ngƣời dân Việt Nam vẫn tiếp tục đƣợc cải
thiện, tăng dần đều đặn khoảng 0,1 tuổi/ năm, từ 72,9 tuổi năm 2010 lên 73,2 tuổi
vào năm 2015 (70,7 tuổi ở nam và 76,1 tuổi ở nữ) [3], [4].


4

Biểu đồ 1.1. Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân Việt Nam, 2010 - 2015 [4]
Nguồn: Tổng cục Thống kê: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm
1/4/2013; Điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1/4/2014, Kết quả chủ yếu; Niên giám

thống kê các năm [3], [41], [42].
1.3. Tình hình NCT trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình NCT trên thế giới
Theo Liên Hiệp Quốc, GHDS đang diễn ra ở tất cả các Châu lục và các quốc
gia trên tồn thế giới. Tuổi để tính dân số già hóa hoặc già thƣờng là 60 hoặc 65
tuổi trở lên [39]. Năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã chính thức cơng nhận thế giới đã
bƣớc vào giai đoạn GHDS (NCT trên 60 tuổi chiếm 10% trở lên) với một số nƣớc
đã ở trong tình trạng dân số già (21% trở lên) với tốc độ nhanh [24].
Năm 2012, Châu Phi có 6% dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở
Châu Mỹ La Tinh và v ng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại Dƣơng
là 15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng NCT
từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu
Á, 24% ở Châu Đại dƣơng, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và v ng biển Caribe, 27% ở
Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu [28].
Trong báo cáo năm 2015, Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế đã đƣa ra một số số
liệu về NCT trên thế giới nhƣ sau: tồn thế giới hiện có gần 100 triệu NCT chiếm
hơn 12% dân số; vào năm 2030 sẽ là hơn 16%. Dự báo đến năm 2050, toàn thế giới


5

sẽ có trên 2 tỷ NCT, chiếm hơn 33%. Châu Á đứng đầu về tốc độ “GHDS” với số
NCT chiếm 52% số NCT trên toàn cầu. Hiện số NCT đã nhiều hơn số trẻ em 0 - 4
tuổi; và tới năm 2050 số NCT sẽ nhiều hơn số trẻ em từ 0 - 14 tuổi. 65% NCT hiện
đang sống ở các nƣớc nghèo, đang phát triển; tới năm 2050 sẽ có 80% NCT sống tại
các quốc gia này [24].
1.3.2. Tình hình NCT tại Việt Nam
GHDS ở Việt Nam có đặc điểm là diễn ra nhanh, số năm bắt đầu và kết thúc
giai đoạn tăng nhóm ngƣời trong độ tuổi từ 65 trở lên từ 7% lên 14% chỉ 15 năm,
ngắn hơn so với các nƣớc trong khu vực [34]. GHDS ở Việt Nam đang diễn ra với

tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Dự kiến năm 2017, nƣớc ta sẽ
chính thức bƣớc vào giai đoạn có cơ cấu dân số già. Thời gian để Việt Nam chuyển
từ cơ cấu dân số già hóa sang dân số già chỉ mất 20 năm, ngắn hơn nhiều so với các
quốc gia có trình độ phát triển cao hơn [35].
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2016, cả nƣớc có 10.144.400 NCT,
chiếm 10,94% dân số. So với năm 2015, số NCT tăng 118.822 ngƣời. Trong đó có
5.138.000 NCT nữ (chiếm 50,65%); 6.636.000 NCT sống ở khu vực nông thôn
(chiếm 65,7%); tỷ lệ NCT là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm gần 10%. Cả nƣớc có
1.892.900 ngƣời từ 80 tuổi trở lên (chiếm 18,6% tổng số NCT), trong đó 958.700
ngƣời là nữ. Tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo khoảng 22% [47].


6

Bảng 1.1. Việt Nam đang phải đối mặt với GHDS từ năm 2011
Tổng dân số

Ngƣời cao tuổi

Tỷ lệ 60+

Tỷ lệ 65+

(triệu ngƣời)

60+ (triệu ngƣời)

(%)

(%)


1979

53,74

3,71

6,9

4,7

1989

64,38

4,64

7,2

4,7

1999

76,33

6,19

8,1

5,8


2009

85,84

7,45

8,68

6,4

2010

86,75

8,15

9,4

6,8

2011

87,61

8,65

9,9

7,0


2012

88.77

9,05

10,2

7,1

2013

89,48

9,43

10,5

7,2

Năm

Nguồn: TCTK, Điều tra Biến động DS - KHHGD, 2013 [41].
Qua kết quả các cuộc Tổng điều tra dân số trong ba thập kỷ qua, số lƣợng và
tỷ lệ NCT nƣớc ta liên tục tăng qua từng năm. Cụ thể là nếu năm 1989 NCT chỉ
tăng thêm 0,3% so với năm 1979, thì năm 1999 con số này là 0,9% so với năm
1989, nhƣng chỉ trong vòng 1 năm từ năm 2009 – 2010, tỷ lệ ngƣời từ 60 tuổi trở
lên đã tăng từ 8,68% lên 9,4%. Đến năm 2011 thì số NCT đã lên đến 8,65 triệu
ngƣời và tỷ lệ NCT đã chạm ngƣỡng 9,9%; 10,2% năm 2012 và 10,5% năm 2013

theo Tổng cục thống kê, Điều tra biến động DS - KHHGD, 2013. Điều đó cho thấy
Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn “GHDS” ngay từ năm 2011, sớm hơn 6 năm so với
dự báo trƣớc đây [11], [29], [39].
1.4. Chất lƣợng cuộc sống
1.4.1. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi
Theo định nghĩa tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải
mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng chỉ khơng có bệnh hay
thƣơng tật” [44]. Có sức khỏe thơi vẫn chƣa đủ, cũng theo tổ chức Y tế thế giới
(WHO) CLCS đƣợc xem xét theo hai lĩnh vực riêng biệt; một là CLCS liên quan
đến sức khỏe (HRQOL); hai là CLCS không liên quan đến sức khỏe (NonHRQOL). CLCS liên quan đến sức khỏe bao gồm các lĩnh vực của cuộc sống trực


7

tiếp bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi về sức khỏe gồm trạng thái chức năng, sức
khỏe tâm thần, tham gia xã hội,… CLCS không liên quan đến sức khỏe bao gồm
các đặc điểm của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng đƣợc tạo ra (kinh tế, nhà ở,
chất lƣợng khơng khí và nƣớc,…) và tài ngun cá nhân (tạo ra mối quan hệ với
mọi ngƣời, hài lòng trong đời sống tinh thần hay tôn giáo,…) [53]. CLCS đƣợc đo
lƣờng bởi 6 khía cạnh: sức khỏe - thể chất; sức khỏe tinh thần; quan hệ, giao tiếp
với xã hội; tín ngƣỡng, niềm tin; điều kiện kinh tế và môi trƣờng sống [55].
Ở Việt Nam, CLCS của NCT là một vấn đề cịn tƣơng đối mới và rất ít nghiên
cứu đề cập đến. Đối với NCT khi đề cập đến CLCS ngoài việc chú ý đến các đặc
trƣng là sự lão hóa, tình trạng bệnh tật và sự phụ thuộc của tuổi già, cũng cần xem
xét các khía cạnh khác tác động lên cuộc sống của họ nhƣ: sự quan tâm chăm sóc
của con cái, đƣợc giao tiếp với cộng đồng… Do đó, nghiên cứu CLCS của NCT cần
có một cái nhìn tổng quan trong đời sống của NCT nói chung [13], [20], [22].
Theo bảng thống kê chỉ số đánh giá CLCS NCT (Global Age Watch Index)
đƣợc Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Tổ chức vận động quyền lợi cho
NCT (Help Age International) xây dựng nghiên cứu CLCS của ngƣời già ở 91 quốc

gia, Việt Nam xếp hạng thứ 53 trong danh sách này, thua 18 bậc so với Trung Quốc,
11 bậc so với Thái Lan, 9 bậc so với Philippines và vƣợt Indonesia 18 bậc trong
bảng xếp hạng [1].
1.4.2. Các khía cạnh chất lƣợng cuộc sống của NCT
Nghiên cứu “Quan niệm về chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi ở Việt
Nam” của nhóm tác giả Lê Thị Hải Hà và cộng sự đã chỉ ra 6 khía cạnh quan trọng
của CLCS của NCT ở Việt Nam là: sức khỏe thể chất, tâm lý, quan hệ xã hội, mơi
trƣờng, kinh tế và niềm tin [7].
 Khía cạnh sức khỏe thể chất:
Đối với NCT, tình trạng lão hóa đi kèm với vấn đề sức khỏe là khá phổ biến.
NCT thƣờng gặp những vấn đề sức khỏe nhƣ: cao huyết áp, đau xƣơng khớp, đau
dạ dày, mất ngủ… Những vấn đề sức khỏe lại có mối liên quan chặt chẽ với các
khía cạnh khác nhƣ quan hệ xã hội, tình trạng kinh tế và tâm lý.


8

 Khía cạnh tâm lý:
Bên cạnh việc đề cập đến những vấn đề về sức khỏe thể chất, NCT cũng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của sức khoẻ tinh thần trong cuộc sống của mình. Ngồi
ra, NCT cịn nhấn mạnh nhiều đến sự trƣởng thành của con cháu, sự tôn trọng, lắng
nghe của cộng đồng, nhu cầu chia sẻ, trò chuyện với những ngƣời xung quanh và
yên tâm về hậu sự khi về già (nhƣ việc ma chay, tang lễ…).
 Khía cạnh quan hệ xã hội:
NCT nhấn mạnh nhiều đến sự “hài hòa”, “vui vẻ” trong các quan hệ gia đình
nhất là sự chia sẻ và quan tâm chăm sóc của con cái, sự tham gia vào các hoạt động
của cộng đồng giúp họ có cảm giác có ích đối với gia đình và cộng đồng.
 Khía cạnh mơi trường:
NCT Việt Nam cũng đề cập đến những vấn đề thuộc về môi trƣờng ảnh hƣởng
đến cuộc sống của họ nhƣ các yếu tố thuộc mơi trƣờng tự nhiên (khơng khí, bụi,

tiếng ồn,...) và môi trƣờng xã hội (tệ nạn xã hội, dịch vụ CSSK, dịch vụ xã hội,…).
 Khía cạnh kinh tế:
Khía cạnh kinh tế là một trong những vấn đề đƣợc NCT quan tâm khi phần
lớn NCT sống ở nơng thơn và làm nơng nghiệp, khơng có chế độ hƣu trí khi về già.
Khía cạnh kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ và nhiều nhất với các khía cạnh còn lại
nhƣ xã hội (tham gia vào các hoạt động xã hội của cộng đồng), sức khỏe (có tiền để
đi khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế), tâm linh/ niềm tin (có tiền để đi ch a chiền),
tâm lý (tƣ tƣởng thoải mái khi không phải lo lắng về kinh tế).
 Khía cạnh niềm tin:
Khía cạnh niềm tin không đƣợc đề cập phổ biến trong các nghiên cứu về
CLCS trên thế giới. Trong bộ WHOQOL - 100, các yếu tố về niềm tin đề cập đến ý
nghĩa của niềm tin cá nhân và thực hành tôn giáo. Thơng tin định tính cho thấy
NCT cũng đề cập đến ý nghĩa của việc tham gia vào các hoạt động tôn giáo, tâm
linh. Đây cũng là điểm đặc trƣng trong quan niệm về CLCS của NCT ở Việt Nam.
Các khía cạnh cấu thành CLCS NCT có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách
rời, khi tác động vào một khía cạnh nào đó thì đồng thời sẽ tác động đến các khía


9

cạnh khác. Vì vậy, khơng thể đánh giá CLCS NCT bằng việc đo lƣờng hay phân
tích riêng lẻ từng khía cạnh.
1.4.3. Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống ngƣời cao tuổi
CLCS là một thuật ngữ mang ý nghĩa tổng thể và sự hài lòng của một cá nhân
trƣớc tất cả các yếu tố đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, đo lƣờng CLCS phải chú ý
tới những đặc trƣng của CLCS về tính tồn diện, đa khía cạnh, mang tính chủ quan
cao và bị tác động bởi đặc th kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể. Hiện tại, trên thế
giới có rất nhiều bộ cơng cụ đánh giá CLCS nhƣ: đo lƣờng CLCS Châu Âu
(EuroQOL), chỉ số sức khỏe MsMaster, WHOQOL - 100 (World Health
Organization Quality of Life Group), WHOQOL - BREF (World Health

Organization Quality of Life Group), The Short Form - 36 Health Survey (SF-36;
McDowel & Newell, 1996), The Health Status Questionaire - 12 (Bowling &
Windsor, 1997)… nhƣng đƣợc biết đến nhiều nhất là các bộ SF - 36 (The Short
Form-36 Health Survey), WHOQOL - 100 (World Health Organization Quality of
Life Group), WHOQOL - BREF (World Health Organization Quality of Life
Group) [8], [43], [46]. Mỗi bộ cơng cụ có những ƣu nhƣợc điểm khác nhau nhƣ: về
nội dung, một số bộ công cụ tập trung q nhiều vào bệnh tật, có bộ cơng cụ lại thu
hẹp phạm vi của khái niệm CLCS hoặc có quá nhiều chỉ báo cho một cuộc nghiên
cứu mà đối tƣợng là NCT với những đặc trƣng đặc biệt nhƣ hạn chế về khả năng
nghe, nhìn, trí nhớ…
Trong thập kỉ 90, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tiến hành thử nghiệm bộ
cơng cụ đánh giá CLCS mang tính chuẩn chung cho quốc tế, có tên gọi là
WHOQOL - 100. WHOQOL - 100 đƣợc xem là bộ công cụ đánh giá mang tính
tồn diện nhất, đã đƣợc đánh giá ở các nƣớc trên thế giới và đƣợc WHO công bố
năm 1995. Bộ công cụ bao gồm 100 câu hỏi, mỗi câu tƣơng ứng với 5 ý trả lời theo
thang đo Likert 5 điểm. Đây cũng là bộ công cụ duy nhất đề cập nhiều nhất các khía
cạnh CLCS gồm 6 khía cạnh: sức khỏe thể chất, tâm lý, kinh tế, xã hội, tâm linh và
môi trƣờng. Bộ công cụ cũng đƣợc chỉ rõ trong hƣớng dẫn sử dụng có thể dùng cho
nhiều đối tƣợng khác nhau, trong đó có NCT. Tuy nhiên, WHOQOL - 100 có tới


10

100 câu hỏi nên có thể gây khó khăn cho đối tƣợng tham gia trả lời, đặc biệt là đối
với NCT [55].
Bộ công cụ WHOQOL - BREF đƣợc rút ngắn từ WHOQOL - 100 với 26 câu
hỏi, tỏ ra có tính ứng dụng linh hoạt ở các nền văn hóa khác nhau, đƣợc áp dụng
rộng rãi tại nhiều quốc gia. Bộ công cụ bao gồm 26 câu hỏi, mỗi câu tƣơng ứng với
5 ý trả lời theo thang đo Likert 5 điểm. Đề cập 4 khía cạnh là thể chất, tâm lý, xã hội
và môi trƣờng. Hạn chế của WHOQOL - BREF là không đầy đủ các lĩnh vực để

đánh giá CLCS [56].
Nhìn chung, các bộ cơng cụ chủ yếu tập trung vào 3 khía cạnh là thể chất, tâm
lý và xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các bộ công cụ tổng hợp đƣợc đều không đƣợc phát
triển riêng để đo lƣờng CLCS chung cho NCT. Đồng thời do sự khác biệt về bối
cảnh tại mỗi nƣớc mà không ph hợp để đánh giá cho NCT tại nƣớc ta, hoặc nếu
đánh giá phải có sự chỉnh sửa cho ph hợp [43], [46].
Tại Việt Nam, Dƣơng Huy Lƣơng và cộng sự cũng đã xây dựng bộ công cụ đo
lƣờng CLCS của NCT ở Việt Nam năm 2010. Bộ công cụ chủ yếu dựa trên bộ công
cụ của WHOQOL - 100 bao gồm 25 tiểu mục trong đó 8 câu hỏi sử dụng nguyên
bản từ bộ WHOQOL - 100, 9 câu hỏi đƣợc điều chỉnh từ WHOQOL - 100 và bổ
sung thêm 8 câu hỏi khác để ph hợp với đặc th NCT ở Việt Nam. Việc đánh giá
CLCS cũng dựa trên 6 khía cạnh là sức khỏe, tâm lý, hoạt động xã hội, tín ngƣỡng,
tài chính và mơi trƣờng. Tuy nhiên, tác giả chƣa tiến hành đánh giá các chỉ số định
lƣợng thể hiện tính giá trị và độ tin cậy của thang đo này [19], [20].
Cũng dựa trên nền tảng WHOQOL - 100 c ng với kết quả nghiên cứu định
tính và định lƣợng, năm 2009 nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hƣơng và cộng sự của
trƣờng Đại Học YTCC đã phát triển bộ công cụ đo lƣờng CLCS dành riêng cho
NCT Việt Nam. Bộ công cụ đã đƣợc đánh giá tính giá trị và độ tin cậy dựa trên các
phƣơng pháp thống kê hiện đại và chƣa đƣợc sử dụng nhiều tại Việt Nam. Bộ câu
hỏi cuối c ng gồm 65 tiểu mục/ câu hỏi (trong đó có 36 câu nguyên bản từ bộ
WHOQOL - 100, 29 câu đƣợc xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính) đảm


11

bảo chất lƣợng và có thể sử dụng cho các nghiên cứu liên quan tới CLCS của NCT
tại Việt Nam [13], [15].
Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần chính:
+ Thông tin chung: gồm 10 câu hỏi về: tuổi, giới, tình trạng hơn nhân, trình độ học
vấn, ngƣời sống c ng, tình trạng mắc bệnh…

+ Câu hỏi đo lƣờng CLCS của NCT: gồm 65 câu hỏi về 6 khía cạnh: (1) Sức khỏe
thể chất gồm 18 câu, (2) Khả năng lao động gồm 6 câu, (3) Tinh thần/ mối quan hệ/
hỗ trợ trong sinh hoạt gồm 24 câu, (4) Môi trƣờng sống gồm 5 câu, (5) Tín ngƣỡng/
tâm linh gồm 2 câu, (6) Kinh tế gồm 10 câu.
Cách tính điểm từng khía cạnh trong 6 khía cạnh của CLCS theo thang Likert
đo lƣờng sự hài lịng: Mức 1: Rất khơng hài lịng; mức 2: Khơng hài lịng; mức 3:
Phân vân/ lƣỡng lự; mức 4: Hài lòng; mức 5: Rất hài lịng [13].
1.5. Đặc điểm, chính sách chăm sóc sức khỏe NCT Việt Nam
1.5.1. Đặc điểm sức khỏe của ngƣời cao tuổi
Đối với NCT, sức khỏe khơng phải chỉ là tình trạng khơng bệnh tật mà sức
khỏe cịn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của NCT, NCT còn phải dựa
vào nhiều tác động nhƣ về tâm lý, mối quan hệ gia đình, cộng đồng thƣờng xuyên
tác động lên cuộc sống vốn dễ bị xúc động tổn thƣơng của NCT. Nói cách khác, với
NCT sự tổn thƣơng về tinh thần do sức khỏe yếu còn nghiêm trọng hơn hao tổn vật
chất. Chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh của NCT cao gấp 7 – 8 lần chi
phí tƣơng ứng của một trẻ em [27], [46].
Con ngƣời trải qua quá trình sống lâu dài đến khi về già, khi tuổi già các đáp
ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần. Do đó,
già khơng phải là bệnh mà tuổi già tạo điều kiện cho bệnh tật dễ phát sinh. NCT
thƣờng mắc nhiều bệnh c ng lúc, tỷ lệ mắc bệnh của nhóm NCT thƣờng cao hơn
các nhóm khác [10], [45]. Ngƣời cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao,
tình trạng khỏe mạnh thấp. Trung bình mỗi ngƣời phải chịu 14 năm bệnh tật trong
tổng số 73 năm trong cuộc sống [16].


12

1.5.2. Chính sách chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
Ai cũng biết rằng khơng có biện pháp nào có thể đẩy l i tuổi già, chặn đứng
q trình lão hóa. Nhƣng có một điều dễ nhận thấy rằng, có những điều kiện có thể

làm chậm q trình lão hóa và cải thiện chất lƣợng đời sống của NCT đó là thực
hiện các biện pháp tăng cƣờng sức khỏe. Theo nghiên cứu của Trƣơng Tấn Minh,
Nguyễn Hoa Hội (2012) về nhận thức, hành vi và nhu cầu CSSK NCT tại huyện
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả cho thấy 56,6% NCT có nhận thức tốt về
CSSK; hành vi CSSK tốt là 36,7%. Có 40,5% NCT tự nhận sức khỏe của mình ở
mức độ khơng khỏe; 79,6% có chế độ dinh dƣỡng kém…[21]. Nghiên cứu của
Hoàng Thị Tâm (2013) ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy NCT mắc 3 bệnh trở lên
chiếm 56%, tham gia bảo hiểm y tế 71%, không đƣợc hƣởng các trợ cấp xã hội
52,6% [31]. Tại tỉnh Vĩnh Long có 24.785 NCT đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội và
33.340 ngƣời đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế [33]. Đặc biệt, theo kết quả điều tra quốc
gia về NCT Việt Nam, chỉ có 4,8% NCT có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và
rất yếu, trong đó có 26,1% NCT khơng có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, trên 51%
NCT không đủ tiền chi trả cho việc điều trị dẫn đến không điều trị [18].
CSSK cho NCT là cơng việc của tồn xã hội khơng chỉ đơn thuần là những
chăm sóc trong khám chữa bệnh, mà cịn bao gồm cả những chăm sóc về vật chất và
tinh thần. Vấn đề CSSK cho NCT thật sự là vấn đề YTCC cần có sự phối hợp của
nhiều cơ quan chức năng khác nhau chứ không riêng của ngành y tế [46]. Đảng và
chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến công tác chăm lo đời sống NCT nhằm
nâng cao chất lƣợng chăm sóc, phát huy vai trị của NCT ph hợp với tiềm năng và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, ngày 22/11/2012 Thủ tƣớng Chính
phủ đã phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu chung là nâng cao chất lƣợng và đẩy mạnh xã hội
hóa các hoạt động chăm sóc NCT và ngày 10/01/2013, Phê duyệt Chiến lƣợc Quốc
gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; nhằm tạo cho mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ CSSK
ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lƣợng, tăng cƣờng




×