Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG LIÊN SƠN HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.28 KB, 55 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
_______________
SA ĐÌNH TỪ
Tªn chuyên đề:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NÔNG LÂM
KẾT HỢP TẠI THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG LIÊN SƠN
HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI”
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Vừa học vừa làm
Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Lớp : K5B - Nghĩa Lộ, Yên Bái
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2009-2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. DƯƠNG VĂN THẢO
THÁI NGUYÊN : 2014
2
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên 330.000km
2
, trong đó 1/3 diện
tích là đất đồi núi và có 80% dân số cả nước, đặc biệt là đồng bào dân tộc
những người sống ở Miền Núi Trung Du chủ yếu lao động trong lĩnh vực
Nông Lâm nghiệp vì thế việc bảo vệ và sử dụng bền vững đất Nông, Lâm
nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Trước kia khi mật độ dân số còn thấp, người dân sống chủ yếu bằng việc
chặt phá rừng canh tác độc canh trên diện tích nương rẫy mà họ đã khai phá.
Cuối thập niên 70 và những năm gần thập niên 80 sự phát triển của Nông
nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên quy mô lớn và khai thác Lâm sản là


những nguyên nhân gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai, đa dạng sinh học
dẫn đến đời sống người dân ngày càng nghèo đói.
Trước thực trạng đó câu hỏi lớn đặt ra cho đất nước ta là phải thay đổi
phương thức quản lý, sử dụng tài nguyên đất và rừng để đảm bảo đời sống
người dân được ổn định và nâng cao, đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên.
Thực tiễn sản xuất cũng như nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra cho ta
thấy Nông Lâm kết hợp (NLKH) là một phương thức sử dụng tài nguyên tổng
hợp đem lại rất nhiều lợi ích: Cung cấp lương thực, thực phẩm, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, giảm rủi ro trong sản xuất. Ngoài ra
NLKH còn cho lợi ích cho việc bảo tồn đất và nước, bảo tồn tài nguyên rừng
và đa dạng sinh học hơn nữa còn giảm hiệu ứng nhà kính.
Vì điều kiện sản xuất và lợi ích của NLKH rất phù hợp với nước ta nên
Đảng và Nhà nước đã coi NLKH là chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế.
Để thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống canh tác NLKH Đảng, Nhà nước
và các tổ chức đã có rất nhiều chương trình và Dự án như Pam, 327, 661,
chương trình trồng 5 triệu ha rừng, Dự án 135. Nhà nước và nhân dân ta đã có
3
nhiều cố gắng trong việc cải tiến chính sách cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế và môi trường từng vùng nhằm phát huy tiềm năng.
Thị Trấn Liên Sơn - Huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái nằm trên đường
giao thông từ Thị xã Nghĩa Lộ đi Huyện Mù Cang Chải. Trong những năm
gần đây, được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng của
người dân đã đưa ra và áp dụng một số mô hình NLKH vào sản xuất bước đầu
đem lại thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay mỗi
trang trại và một hệ thống NLKH khác nhau và các trang trại còn nhiều vấn
đề cần phải xem xét.
Để tìm hiểu kỹ và sâu hơn những vấn đề giải pháp trong phát triển
NLKH của địa phương hiện nay đồng thời tìm ra được một số giải pháp phát
triển kinh tế các hệ thống NLKH cho phù hợp với điều kiện thực tế tôi tiến
hành nghiên cứu chuyên đề : “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình Nông

Lâm kết hợp tại Thị Trấn Liên Sơn - Huyện Văn chấn - Tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả sản xuất của
NLKH thông qua đó ổn định nâng cao đời sống của người dân của Thị Trấn
Nông trường Liên Sơn - Huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái một cách bền vững.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH điển hình trên địa
bàn thị trấn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của các
hệ thống NLKH tại địa phương.
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề
- Ý nghĩa trong học tập
+ Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống hóa lại kiến thức đã học
+ Là cơ hội để sinh viên cọ sát với thực tiễn sản xuất, áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tế.
4
- Ý nghĩa trong thực tế sản xuất :
+ Phân loại và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH tại Thị trấn
Nông trường Liên Sơn.
+ Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển NLKH từ
đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn và phát huy những
thuận lợi nhằm phát triển kinh tế tại Thị trấn Nông trường Liên Sơn.
1.5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Cơ sở khoa học
1.5.1.1. Sự ra đời của NLKH
Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ toàn quốc là 42 %. Năm
1993 giảm xuống còn 27 %, điều này chứng tỏ diện tích rừng của nước ta
giảm xuống một cách nghiệm trọng. Trong khi đó rừng là một yếu tố hết sức
quan trọng của môi trường sinh thái. Chính vì vậy mà hơn lúc nào hết vấn đề
rừng tại Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới đang được cả xã hội

quan tâm như ngày nay.
Đứng trước tình hình đó đến đầu thế kỷ này người ta đã tìm ra một
hướng đi mới đúng đắn hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đó chính là
phát triển rừng dựa trên lợi ích của người dân sống gần rừng và cạnh rừng,
bên cạnh đó Lâm nghiệp xã hội ra đời với mục tiêu phát triển bền vững, rừng
sẽ được người dân bảo vệ chăm sóc và phát triển, khi giao rừng cho người
dân nhà nước sẽ cung cấp hỗ trợ cho họ vốn, kỹ thuật cùng tìm ra những khó
khăn và giải pháp khắc phục.
NLKH chính là một phương thức canh tác bền vững hiệu quả mà ngành
Lâm nghiệp xã hội cung cấp chuyển giao cho bà con. Mặt khác hệ thống
NLKH có thể được sử dụng không những cho các hộ nông dân cá thể mà còn
cho cả một cộng đồng dân cư. Chính vì vậy mà sự ra đời của hệ thống NLKH
đã mở ra một hướng phát triển mới phù hợp với người dân nên hiện nay được
người dân tham gia sản xuất nhiều với quy mô ngày một rộng lớn.
5
1.5.1.2. Định nghĩa Nông Lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp là lĩnh vực khoa học mới được đề xuất vào thập niên
1960 đến nay đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa
khác nhau:
PCARRD 1979 đã phát biểu “NLKH là hệ thống quản lý đất đai trong đó
các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng một lúc hay kế tiếp
nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh
thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương”.
Bene và các cộng sự, 1977; Leaky, 1996 và một số nhà nghiên cứu khác
cũng đưa ra một số định nghĩa khác nhau về NLKH. Để đi đến thống nhất vào
năm 1997, trung tâm nghiên cứu về NLKH ( viết tắt là YCRAF) đã xem xét
những khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử
dụng đất giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nó được định nghĩa như là
một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng
động nhờ sự phối hợp cây lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng

và bền vững sức sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi
trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến “ kinh tế
trang trại”.
Hay nói cách khác một hệ thống NLKH đầy đủ nó bao gồm:
+ Hai hay nhiều hơn hai loại thực vật (hay thực vật và động vật) trong đó
có ít nhất một loại cây gỗ lâu năm.
+ Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
+ Chu kỳ sản xuất thường lớn hơn một năm.
+ Đa dạng về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và kinh tế so với canh tác
độc canh.
+ Cần có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây lâu
năm và các thành phần khác.
+ Các thành phần (cây gỗ lâu năm, hoa mầu hay vật nuôi) có thể phối
hợp với nhau theo không gian hay thời gian trên cùng một diện tích đất.
6
+ Chú ý sử dụng các loài cây địa phương đa dạng.
+ Gia tăng năng suất và các giá trị dịch vụ trên một đơn vị sản xuất.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu NLKH trong và ngoài nước
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King, (1987) khẳng
định rằng ở Châu Âu thời kỳ trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành
nhánh và canh tác cây lương thực mục đích là để tận dụng dinh dưỡng của đất
rừng, tuy nhiên kiểu canh tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài, nhưng ở
phần Lan và Đức, kiểu canh tác này tồn tại đến năm 1920.
Ở vùng nhiệt đới, sự ra đời của phương thức Taungya được xem như là
khởi đầu cho việc phát triển NLKH sau này. Theo Blafozd, 1958 nguồn gốc
của phương thức này gắn liền với tên một địa phương của Mianma Taung
nghĩa là canh tác, Ya nghĩa là đồi núi như vậy Taungya là phương thức canh
tác trên đất đồi núi điều đó cũng đồng nghĩa với canh tác trên đất dốc.
Taungya được phát triển dựa trên hệ thống của người Đức“ Waldfedbau”

trong đó bao gồm canh tác nông nghiệp ngay tại rừng, lúc đó người ta tiến
hành quá trình phục hồi rừng bằng cách gieo hạt tếch. Hai thập kỷ sau hệ
thống này được cải tiến hiệu quả cho thấy các rừng tếch (Tectonagrandis) có
thể trồng với giá thành thấp nhờ hình thức này.
Cuối cùng hệ thống Taungya được đưa vào sử dụng rất sớm ở Ấn Độ sau
đó được truyền bá rộng rãi ở Châu Á và Châu Phi. Ngày nay hệ thống
Taungya được biết đến với những tên gọi khác nhau ở một số nước nó được
gọi như một sự biểu tượng đặc biệt của các phương thức du canh, ở Inđônêxia
người ta gọi là Tumpanry,ở Philipin là Alff kaingya, ở Malaixia là Ladang…
Theo Von Hesner (1966, 1970) và King (1973) hầu hết các rừng trồng ở
nhiệt đới hình thành đều bắt đầu theo phương thức này, đặc biệt là ở Châu Á,
Châu Phi được xem như nơi “ hàm ơn” phương thức Taungya. Một điều rõ
7
ràng rằng NLKH là một cái tên mới chỉ phương thức canh tác cũ ( PKR. Nair,
1993).
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu NLKH tại Việt Nam
Ở Việt Nam trên cơ sở hoạt động nghiên cứu NLKH một số tác giả như
Hoàng Hòe, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tập hợp hệ thống
NLKH trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên, để xác định khả năng thực hiện ở
các vùng đó là : Vùng ven biển với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống
cát di động, vùng đồng bằng các hệ thống VAC ( vườn – ao – chuồng), trồng
cây tán, đại xanh phòng hộ; vùng đồi núi và trung du các hệ thống vườn rừng
( VR) , VAC, RVC ( rừng – vườn – chuồng) trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy
mật ( R- 0)…chống xói mòn và bảo vệ đất, vùng đồi núi cao, chăn thả dưới
tán rừng, làm ruộng bậc thang với NLKH gồm: Cây gỗ sống lâu năm, thêm
cây thân thảo, vật nuôi…
Các tác giả trên đã phân hệ canh tác NLKH ở nước ta thành 08 hệ thống
chính gọi là: “Hệ canh tác” là đơn vị cao nhất, dưới hệ canh tác là : “Phương
thức” hay canh tác và cuối cùng là các hệ thống. Theo nguyên tắc phân loại
này hệ canh tác NLKH ở Việt Nam chia thành 08 hệ sau: Hệ canh tác Nông –

Lâm; Hệ canh tác Lâm – Súc; Hệ canh tác Nông – Lâm – Súc; Hệ cây gỗ đa
tác dụng; Hệ Lâm – Ngư; Hệ Nông – Ngư; Hệ Ong – Cây lấy gỗ; Hệ Nông –
Lâm – Ngư – Súc…
1.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
1.6.1.1. Vị trí địa lý
- Thị trấn Nông trường Liên Sơn nằm ở phía Tây của Huyện Văn Chấn –
Tỉnh Yên Bái, cách Trung tâm Huyện lỵ 20km, có trục đường Quốc lộ 32
chạy qua với chiều dài 6 km, giáp ranh giới 4 xã như sau :
- Phía Đông giáp xã : Suối Quyền
8
- Phía Tây tiếp giáp xã : Nậm Lành
- Phía Nam giáp xã : Sơn A
- Phía Bắc giáp xã : Sơn Lương
- Toàn Thị trấn có : 14 tổ dân phố
1.6.1.2. Địa hình đất đai
* Địa hình :
Khu vực nghiên cứu mang đặc điểm địa hình của các tỉnh Miền núi phía
Bắc, có nhiều đồi núi cao, độ cao trung bình 700m. Hệ thống khe suối thung
lũng ít.
* Đất đai :
- Thị trấn Nông trường Liên Sơn chủ yếu có các loại đất sau :
- Đất Feralit đỏ vàng.
- Đất dốc tụ.
1.6.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu :
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khí hậu tỉnh Yên Bái nói chung và
Thị trấn Nông trường Liên Sơn nói riêng chia làm hai mùa rõ rệt: mùa đông
khô hanh giá lạnh và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Lượng mưa bình quân năm là : 1670 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 9

- Nhiệt độ bình quân năm là : 22,6
0
C
- Độ ẩm không khí trung bình là : 86%
- Lượng bốc hơi trung bình là : 630mm
* Thủy văn :
Nguồn nước chủ yếu của Thị trấn là các con suối, khe vào mùa khô suối,
khe cạn cho nên nước dùng cho sinh hoạt của một số hộ gia đình và nước
dùng cho tưới tiêu phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn.
1.6.1.4. Tình hình đất đai
9
Cơ cấu đất đai Thị trấn Nông trường Liên Sơn bao gồm nhiều loại khác
nhau nhưng được chia thành ba loại chính: Đất sản xuất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Dưới đây là số liệu về tình hình diện tích đất đai và cơ cấu sử dụng đất
đai của Thị trấn Nông trường Liên Sơn:
Bảng 1.1 : Diện tích đất đai và cơ cấu đất đai Thị trấn Nông trường Liên Sơn
Loại đất
Diện tích đất
(Ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1126.50 100
I. Nhóm đất nông nghiệp 1018.59 90.42
1.1. Nhóm đất sản xuất nông nghiệp 667.52 59.25
1.1.1.Đất trồng cây hàng năm 93.61 8.30
1.2.2. Đất trồng lúa 63.21 5.61
1.2.3. Đất trồng cây hàng năm 438,56 38.93
1.2. Đất lâm nghiệp 347.80 30.87
1.2.1. Đất rừng sản xuất 347.80 30.87

1.3. Đất nuôi trồng thủy 3.27 0.29
II. Đất phi nông nghiệp 103.97 9.23
2.1. Đất ở 23.12 2.05
2.2. Đất chuyên dùng 48.29 4.28
2.2.1. Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình 0.19 0.017
2.2.2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 10.59 0.94
2.2.3. Đất sử dụng vào mục đích công cộng 37.51 3.33
2.2.4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 5.06 0.45
III. Đất chưa sử dụng 3.94 0.35
3.1. Đất đồi núi chưa sử dụng 2.67 0.24
( Nguồn : Địa chính Thị trấn Nông trường Liên Sơn , 2013)
10
Qua bảng 1.1 ta thấy nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 90.42%, sau
đó là đất phi nông nghiệp 9.23 %, nhóm đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ
0,24%.
1.6.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
1.6.2.1. Tình hình dân số, lao động của Thị trấn Nông trường Liên Sơn
Trong quá trình sản xuất, ngành sản xuất nào cũng đòi hỏi đầy đủ 3 yếu
tố là lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. Chính vì vậy mà dân
số và lao động là một yếu tố đặc biệt qua trọng không chỉ trong sản xuất lâm
nghiệp mà còn trong tất cả những ngành sản xuất khác.
Từ quá trình điều tra tôi đã thu được các số liệu về tình hình dân số và
lao động của xã được thể hiện cụ thể qua bảng 1.2
Bảng 1.2. Tình hình dân Số và lao động của Thị trấn Nông trường Liên
Sơn
TT Tên Thôn Số hộ Số khẩu Hộ NLN
Số lao động
1 Tổ dân phố 1 132 436 27 235
2 Tổ dân phố 2 89 284 21 180
3 Tổ dân phố 3 78 263 15 150

4 Tổ dân phố 4 103 395 38 270
5 Tổ dân phố 5A 101 401 25 301
6 Tổ dân phố 5B 114 439 24 250
7 Tổ dân phố 6A 127 554 52 330
8 Tổ dân phố 6B 116 552 56 300
9 Tổ dân phố 7A 76 278 16 153
10 Tổ dân phố 7B 71 301 12 202
11 Tổ dân phố 8A 102 380 15 220
12 Tổ dân phố 8B 87 345 15 160
13 Tổ dân phố 9 69 231 21 105
14 Tổ dân phố 10 48 171 9 85
Tổng 14 Tæ d©n phè 1313 5030 358
2941
( Nguồn : Thống kê Thị trấn Nông trường Liên Sơn , 2013)
Qua bảng 1.2 ta thấy Thị trấn Nông trường Liên Sơn có nguồn lao động
khá dồi dào trong đó có cả lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động
11
chân tay chủ yếu là nữ giới và đây là nguồn lao động chính của cả gia đình.
Lao động trí óc được thể hiện do trong Thị trấn có nhiều gia đình là công
nhân viên chức của UBND Thị trấn, một số làm ở trên huyện, trên tỉnh. Với
nguồn lao động như hiện nay ta có thể khẳng định rằng Thị trấn Nông trường
Liên Sơn có đủ điều kiện, khả năng và sức lực để phát triển kinh tế bền vững
theo hướng NLKH.
1.6.2.2. Dân tộc :
Thị trấn Nông trường Liên Sơn có 8 thành phần dân tộc chính sống trên
địa bàn, bao gồm: Dân tộc kinh 3.326 người chiếm 66,13%: Dân tộc Thái
1.220 người chiếm 24,43%. Dân tộc Mường 350 người chiếm 6,98%. Dân tộc
Tày 111 người chiếm 2,21%. Ngoài ra còn một số dân tộc sống rải rác trên
địa bàn ThÞ trÊn chiếm 0,25%.
1.6.2.3. Cơ sở hạ tầng:

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc
biệt là phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nên nhìn chung cơ sở
hạ tầng của người dân Tỉnh Yên Bái nói chung và Thị trấn Liên Sơn - Huyện
Văn Chấn nói riêng đã có những cải thiện đáng kể, điện - đường – trường –
trạm đã tương đối khang trang.
* Về điện :
100% các hộ gia đình trong Thị trấn được dùng lưới điện quốc gia, chấm
dứt các gia đình dùng điện một cách không an toàn. Đặc biệt từ khi có điện
lưới quốc gia đời sống văn hóa tinh thần của người dân đã được đảm bảo an
toàn hơn. Qua hệ thống truyền hình và truyền thanh của Quốc gia cũng như
của tỉnh, những chủ trương chính sách trong việc đổi mới cơ cấu kinh tế đã
được phổ biến tới mọi người dân.
Nói tóm lại, việc 100% các hộ gia đình được sử dụng điện lưới Quốc gia
là một tất yếu chiến lược góp phần vào việc điện khí hóa nông thôn thúc đẩy
sự phát triển kinh tế trên địa bàn toàn thị trấn.
12
* Về giao thông :
Thị trấn Liên Sơn đã có quốc lộ 32 chạy qua với chiều dài 6 km, rộng
6m, mặt đường dải nhựa. Các tuyến đường liên tổ dân phố hầu như là đường
cấp phối một số đã được bê tông hóa, xe ôtô đến tận các tổ trong thị trấn giúp
cho việc đi lại buôn bán của người dân trong thị trấn phần nào thuận tiện hơn,
qua đó góp phần vào việc phát triển kinh tế.
* Về giáo dục :
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng bộ huyện và các
cấp chính quyền nên công tác giáo dục của Huyện Văn Chấn nói chung và
Thị trấn Liên Sơn nói riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hiện toàn Thị trấn
có một trường THCS, Ba điểm trường Tiểu học và Bốn điểm trường Mầm
non với đội ngũ giáo viên nhiệt tình giàu kinh nghiệm cộng với truyền thống
hiếu học hàng năm Thị trấn Nông trường Liên Sơn có số học sinh đỗ vào các
trường chuyên nghiệp khá cao. Theo thống kê năm 2012 – 2013 toàn Thị trấn

có 103 em đỗ vào các trường chuyên nghiệp, trong đó 15 em đỗ vào các
trường Đại học, 27 em đỗ vào các trường Cao đẳng và 61 em đỗ vào các
trường Trung học chuyên nghiệp.
* Về y tế :
Hiện nay xã có 1 trạm y tế với 1 bác sỹ, 4 y sỹ ,1 nữ hộ sinh và 14 cộng
tác viên y tế thôn bản với các dụng cụ trang thiết bị tương đối đầy đủ, phục vụ
tốt việc khám chữa bệnh, sơ cứu ban ®Çu và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
giúp bà con nhân dân yên tâm trong sản xuất và kinh doanh.
* Về thủy lợi :
Thị trấn có đập xây dâng nước đầu mối ở hầu hết ở các tổ dân phố. Hệ
thống kênh mương đã được cơ bản bê tông hóa. Điều này chứng tỏ rằng việc
tưới tiêu của Thị trấn có nhiều thuận lợi nên năng suất cây trồng cao.
13
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Chuyên đề nghiên cứu của mô hình nông lâm kết hợp có tại Thị trấn
Nông trường Liên Sơn và tìm ra hệ thống canh tác có hiệu quả nhất phù hợp
với điều kiện của vùng.
Các số liệu về tình hình chung của Thị trấn Nông trường Liên Sơn
được lấy trong năm 2013. Các số liệu điều tra kinh tế hộ gia đình tập trung
trong năm 2013, điều tra 30 hộ trong 14 tổ dân phố để thu thập số liệu.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành:
+ Địa điểm thực tập là Thị trấn Nông trường Liên Sơn - Huyện Văn
Chấn - Tỉnh Yên Bái.
+ Thời gian tiến hành: 20/9/2013 đến 20/02/2014.
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu :
2.3.1. Nội dung nghiên cứu :
- Tìm hiểu đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế tại địa bàn nghiên cứu .
- Khảo sát tình hình sản xuất NLKH tại Thị trấn Nông trường Liên Sơn.

- Thống kê phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp có tại Thị trấn Nông
trường Liên Sơn.
- Điều tra khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH điển
hình tại địa bàn.
- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển nông lâm
kết hợp tại địa phương.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu :
2.3.1. Công tác ngoại nghiệp
* Phương pháp kế thừa tài liệu sẵn có:
14
- Thu thập kế thừa tài liệu sẵn có tại địa phương như điều kiện tự nhiên
dân sinh kinh tế xã hội. Các báo cáo của các phòng ban của Thị trấn về các
hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.
* Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)
- Điều tra quan sát địa bàn thực tế.
- Phỏng vấn bán cấu trúc ( có bộ câu hỏi đã soạn)
* Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA)
- Chọn vị trí thích hợp để họp tæ d©n phè, tìm hiểu lịch sử hình thành,
phát triển NLKH của tæ d©n phè cùng với sự tham gia của người dân đồng
thời phân loại các hệ thống NLKH .
Sử dụng các công cụ có sự tham gia như: Xếp hạng cho điểm để đánh
giá các hệ thống NLKH, lựa chọn cây trồng vật nuôi cho các dạng hệ thống.
- Quan sát trực tiếp các dạng hệ thống và hiện trạng sử dụng đất, thành
phần cấu trúc và tình hình phát triển của mô hình.
- Chọn hộ: Theo phương pháp chọn ngẫu nhiên bằng cách lập danh sách
các hộ có thực hiện NLKH của Thị trấn. Trong danh sách đó chọn ngẫu nhiên
30 hộ bằng cách bốc thăm.
- Từ các hệ thống NLKH của các hộ được chọn quan sát trực tiếp các hệ
thống về cấu trúc sinh trưởng của các loài cây.
- Sử dụng bộ câu hỏi bán định hướng để đi phỏng vấn trực tiếp các hộ

gia đình (theo bộ câu hỏi) về thông tin chung tình hình sử dụng đất về thu
nhập và chi phí của hộ điều tra.
- Kiểm tra những thông tin thu thập được từ quá trình phỏng vấn.
* Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu thập được về
thu chi từ các hệ thống NLKH điều tra.
2.3.2.2. Công tác nội nghiệp :
- Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập và bảng biểu.
- Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp
số liệu.
15
- Phõn nhúm cỏc h thng theo mc thu nhp/ha bng phng phỏp chia
nhúm, ghộp t theo cụng thc kinh nghim ca Brook Carruther.
S t : m = 5lgn
C ly t :
max min
max min
(X - X )
K =
n
Trong đó : m là số tổ
n là số hộ điều tra
K : Cự ly tổ
X , X : lần l ợt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của mức thu
nhập của 30 hộ điều tra
- Tớnh hiu qu kinh t ca mt h thng nụng lõm kt hp/ nm.
Hiu qu 1 nm ca h thng = thu nhp/nm ca cõy lõm nghip (A) + thu
nhp/ nm ca cõy hng nm (B) + thu nhp ca vt nuụi nm + thu nhp cõy
cụng nghip ( di ngy), cõy n qu (C)
Tổng giá trị sản phẩm của chu kỳ - chi phí vật chất của chu kỳ
A

Số năm của chu kỳ
B Tổng thu - chi phí vật chất
Chi phí giai đoạn
KTCB
C = Giá trị sản phẩm/năm - chi phí vật chất/năm -
Số năm
=
=
thu hoạch
dự kiến
16
Phần 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Khái quát tình hình phát triển nông lâm kết hợp tại thị trấn Nông
trường Liên Sơn:
Qua thời gian điều tra và nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Nông trường
Liên Sơn:
Về công tác sản xuất nông lâm kết hợp tôi nhận thấy :
Từ những năm 1990 trở về trước do sự lạc hậu và kém phát triển cho nên
người dân sống chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên tự nhiên sẵn có mà
không nghĩ đến việc bảo tồn và tái tạo chúng. Lúc đó việc trồng trọt chỉ đơn
thuần là độc canh từng thành phần trong nông hộ, chưa có sự phối kết hợp với
nhau. Người dân chủ yếu trồng cây theo ý thích tự phát chưa có suy tính lâu
dài, mục đích cụ thể. Khái niệm về NLKH vẫn còn là một cái gì đó mơ hồ và
lạ lẫm với người dân.
Từ những năm 1992 đến năm 1995 lúc này mới có một số gia đình có
những nhận thức mới mẻ khi thấy nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.
Do vậy họ đã bắt đầu trồng các loại cây ăn quả và xen dứa, lạc, sắn trên diện
tích có thể nhưng hiệu quả còn thấp. Từ những năm 1996 trở về đây do sự
cung cấp của rừng không còn đủ cho những nhu cầu thiết yếu của con người
đồng thời với phong trào phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi sục sôi khắp

mọi nơi được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành
trong huyện, Thị trấn người dân đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ
lâm nghiệp thành NLKH dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật. Đây là hình
thức sản xuất được kết hợp giữa nhiều thành phần như nông – lâm – ngư
nghiệp, không ngừng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà còn tận
dụng hết tiềm năng sẵn có về tài nguyên đất đai của địa phương nói chung và
của hộ gia đình nói riêng.
Người dân nhận thấy sản xuất theo hình thức NLKH vừa đem lại hiệu
quả kinh tế, tạo công ăn việc làm giải quyết được số lao động dư thừa có tác
17
dụng bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà việc đưa hệ thống sản xuất NLKH
đến với người dân được hưởng ứng nhiệt tình và hăng hái thực hiện. Nhiều hộ
gia đình đã trở nên giàu có nhờ phát triển NLKH, điều này đã ảnh hưởng nhất
định đến sự phát triển NLKH tại Thị trấn .
Trước tình hình sản xuất của người dân như vậy cấp ủy và chính quyền,
các ban ngành, đoàn thể Thị trấn cũng đã thấy rõ đây là vấn đề cực kỳ quan
trọng trong sản xuất, nên họ đã chú trọng và thường xuyên tổ chức những
buổi tập huấn, thảo luận trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt khoa học kỹ thuật đã
học vào thực tiễn sản xuất NLKH.
Nhưng do hầu hết các hệ thống NLKH tại Thị trấn Nông trường Liên
Sơn có diện tích hạn chế hoặc do vốn đầu tư chưa đủ nên hệ thống còn nhiều
bất cập vì vậy hiệu quả kinh tế chưa cao. Dẫn đến hệ thống NLKH chưa phát
huy được hết tác dụng của nó.
Bảng 3.1: Phân loại các dạng hệ thống nông lâm kết hợp tại Thị trấn
Nông trường Liên Sơn
Các loại
hệ thống
Kết cấu
hệ thống
Số hộ

tham gia
Cơ cấu
(%)
Phân bố
ở các tổ dân phố
Loại 1 R- VC – Rg 16 53 4 tổ
Loại 2 R- VAC- Rg 7 2,33 6 tổ
Loại 3 R- VC 4 13,33 2 tổ
Loại 4 R- VAC 2 6,67 1 tổ
Loại 5 R- AC - Rg 1 3,33 1 tổ
Qua bảng 3.1 ta thấy các hệ thống NLKH trong Thị trấn Nông trường
Liên Sơn tương đối phong phú và đa dạng trong đó nổi lên 5 dạng chính sau :
- Hệ thống 1 : Rừng – vườn – chuồng – ruộng
18
- Hệ thống 2 : Rừng – vườn – ao – chuồng – ruộng
- Hệ thống 3 : Rừng – vườn – chuồng
- Hệ thống 4 : Rừng – vườn – ao – chuồng
- Hệ thống 5 : Rừng – ao – chuồng – ruộng.
Năm dạng hệ thống này được người dân quan tâm chú trọng và phát
triển rộng khắp, nó mang lại lợi ích kinh tế cao thu nhập ổn định lâu dài, tính
rủi ro thấp đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai của địa phương.
+ Loại hệ thống 2 : Có 7/30 hộ tham gia phát triển chiếm 2,33%. Đây là
hệ thống có vốn đầu tư bỏ ra lớn và sản xuất trên một diện tích tương đối
rộng, đồng thời thu được lợi nhuận cao. Vì loại hệ thống này đòi hỏi một lực
lượng lao động dồi dào có kỹ thuật canh tác tốt. Đây là loại hệ thống có sự kết
hợp giữa cây lâm nghiệp – cây ăn quả - cây công nghiệp ( ngắn, dài ngày) và
chăn nuôi – ao cá cùng loại ruộng cấy lúa. Các thành phần này trong hệ thống
được bố trí một cách hợp lý từ trên xuống, để tận dụng tối đa về không gian
dinh dưỡng cũng như điều kiện đất đai sẵn có. Loại hệ thống này cho thu
nhập ổn định lâu dài trên những đơn vị diện tích và có khả năng cải tạo đất

bảo vệ môi trường sinh thái tốt. Tuy nhiên số ngêi tham gia trong ThÞ trÊn
chưa nhiều.
+ Loại hệ thống 1 : Có 16/30 hộ tham gia chiếm tỷ lệ 53% là loại hệ
thống phổ biến ở địa phương. So với loại hệ thống 2 thì loại hệ thống này
cũng cho thu nhập khá tuy vậy chưa thực sự tận dụng tối đa các sản phẩm của
hệ thống.
Điều quan trọng là các hệ thống này phải tìm ra các loại giống vật nuôi
cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu dùng nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất. Với những hộ gia đình có vốn đầu tư khá mới phát huy được
tính kinh tế của loại hệ thống này.
Hệ thống 3, 4, 5 có 7/30 hộ tham gia, các loại hệ thống này cũng cho thu
nhập tương đối cao. Mặc dù đặc điểm của hệ thống này là lấy ngắn nuôi dài
19
nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế khả thi. Vì hệ thống phải bỏ ra một lượng
vốn lớn, lâu được thu hồi lại nªn Ýt được các hộ tham gia sản xuất. Hệ thống
thường được áp dụng cho các hộ có vốn đầu tư nhiều.
Từ đó ta có thể thấy được loại hệ thống 1, 3, 4, 5 thường được áp dụng
cho các hộ gia đình có vốn đầu tư trung bình và khá.
3.2. Hiệu quả kinh tế :
Qua kết quả điều tra thực tế và thu thập số liệu của 30 hộ điều tra tôi tiến
hành chia tổ ghộp nhóm các trị số theo mức thu nhập/ha. Nhằm xem xét đánh
giá thực trạng phát triển của các hệ thống NLKH từ đó tìm ra những khó khăn
mà các hộ gặp phải trong quá trình sản xuất và tìm ra những giải pháp để khắc
phục cho từng nhóm hộ. Từ kết quả tổng hợp các hộ điều tra đưa về bảng sau :
Bảng 3.2 : Hiệu quả kinh tế của các loại hệ thống :
ĐVT : 1000đ
TT Tên hộ
Dạng
mô hình
Diện tích

(ha)
Tổng
thu (đ)
Tổng
chi ( đ)
Tổng thu
- Chi (đ)
Thu –
chi/ha
1 Nguyễn Văn Tiến R-VC- Rg 17,68 108.925 37.590 70.335 2.816
2 Nguyễn Văn Khánh R-VC- Rg 8,238 65.875 28.015 34.860 5.954
3 Vũ Tiến Bản R-VC- Rg 14,31 89.381 42.190 45.199 4.470
4 Khung Văn Phà R-VC- Rg 6,34 30.725 9.940 21.785 6.892
5 Đỗ Trọng Tuyến R-VC- Rg 3,244 38.393 23.376 14.012 5.582
6 Vũ Việt Hưng R-VC- Rg 4,647 34.156 22.423 17.181 4.425
7 Phùng Văn Thao R-VC- Rg 5,271 23.140 9.470 12.630 3.240
8 Hoàng Mạnh Thình R-VC- Rg 7,71 50.162 24.844 30.331 3.497
9 Phùng Văn Thiêng R-VC- Rg 21,248 75.206 27.377 46.816 2.262
10 Đinh Văn Thịnh R-VC- Rg 18,716 133.615 66.873 56.742 3.088
11 Phạm Văn Hùng R-VC- Rg 3,577 19.147 7.806 10.323 4.218
12 Phạm Văn Hòa R-VC- Rg 13,752 77.996 43.991 36.000 2.778
13 Trương Công Dậu R-VC- Rg 8,427 64.203 24.032 40.172 4.390
20
TT Tên hộ
Dạng
mô hình
Diện tích
(ha)
Tổng
thu (đ)

Tổng
chi ( đ)
Tổng thu
- Chi (đ)
Thu –
chi/ha
14 Trương Đức Hiền R-VC- Rg 6,45 51.371 32.692 27.679 4.291
15 Đinh Văn Thắng R-VC- Rg 5,696 52.177 21.546 28.632 4.221
16 Đinh Văn Hưng R- VAC- Rg 8,869 101.000 40.400 65.430 5.742
17 Bùi Văn Lưu R- VAC- Rg 14,4 108.400 46.407 61.400 3.052
18 Lê Văn Hùng R- VAC- Rg 30,8 155.324 66.430 97.895 4.230
19 Vũ Thị Hồng R- VAC- Rg 12,424 74.190 24.261 48.824 3.278
20 Sa ngọc Vỹ R- VAC- Rg 3,50 142.900 51.200 91.600 2.698
21 Hà Ngọc Điền R- VAC- Rg 26,234 77.160 21.710 47.460 2.846
22 Hoàng Văn Sam R- VAC- Rg 5,47 73.642 33.032 42.600 7.459
23 Hoàng Văn Toản R- VAC- Rg 16,24 89.650 41.670 47.500 2.742
24 Lò Văn Phòng R- VC 12,25 72.680 35.972 30.688 3.617
25 Hà Văn Xuân R- VC 3,29 41.118 21.303 21.789 3.832
26 Sa Văn Thế R- VC 4,25 26.605 9.198 15.089 2.254
27 Đinh Xuân Thường R- VC 15,006 71.900 34.300 36.500 4.844
28 Phạm Văn Trung R- VAC 10,423 68.671 36.827 31.824 3.349
29 Nguyễn Thị Vân R- VAC 11,242 76.300 31.956 47.430 4.474
30 Phạm Trọng Sự R- AC- Rg 9,848 53.612 21.865 32.745 2.678
Loại hệ thống R- VAC- Rg : Là một hệ thống có nhiều thành phần tham
gia trong hệ thống nhất và nó có nhiều nguồn thu khác nhau từ : Rừng – vườn
– ao – chăn nuôi – ruộng. Đây là hệ thống có thể nói có lượng vốn bỏ ra
tương đối cao, với diện tích lớn, đòi hỏi các hộ tham gia phải có kỹ thuật khá.
Hệ thống này có kết cấu hết sức chặt chẽ, các thành phần tham gia
trong hệ thống luôn hỗ trợ nhau, chăn nuôi cung cấp phân bón cho ruộng –
vườn – rừng và thức ăn cho cá. Mặt khác ao cá vừa cung cấp thức ăn cho gia

đình đồng thời là nơi dự trữ nước nhằm cung cấp cho vườn và ruộng trong
21
thời gian thiếu nước. Ruộng tạo ra nguồn lương thực cung cấp cho con người
và chăn nuôi gia súc gia cầm. Vườn cây ăn quả vừa cho sản phẩm thu được
lợi nhuận kinh tế cao đồng thời góp phần vào công tác giữ đất, giữ nước cho
hệ thống. Còn đối với rừng không những mang lại lợi ích kinh tế, cung cấp
một lượng chất đốt khổng lồ cho gia đình mà còn là một thành phần hết sức
quan trọng của hệ thống, nó có khả năng bảo vệ hệ thống rất tốt thông qua
việc giữ đất, giữ nước, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thông qua đó ta có thể thấy rừng và vườn là hai thành phần vừa mang
lại hiệu quả kinh tế lại vừa có khả năng bảo vệ hệ thống, bảo vệ môi trường
sinh thái.
Loại hệ thống này có thể hạn chế được rủi ro cao nhất trong tất cả các
hệ thống nên năng suất trong hệ thống luôn cao và ổn định hơn.
Trong 30 hộ điều tra thấy có 8 hộ tham gia làm loại hệ thống này qua
bảng tổng hợp số liệu điều tra hộ đạt giá trị kinh tế cao nhất là : 97.895.000đ
và hộ đạt thấp nhất trong hệ thống này là : 42.600.000đ.
Qua đó chúng ta thấy hệ thống này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Loại hệ thống R- VC- Rg : Là loại hệ thống có 4 thành phần tham gia,
có một kết cấu tương đối bền vững, bảo vệ hệ thống, môi trường sinh thái gần
bằng hệ thống R- VAC- Rg. Trong 30 hộ điều tra thì loại hệ thống này có số
hộ tham gia chiếm nhiều nhất 15 hộ. Qua bảng tổng hợp số liệu điều tra cho
thấy loại hệ thống này cho thu nhập, hiệu quả kinh tế cao. Hộ đạt được lợi
nhuận cao nhất trong loại hệ thống này là : 70.335.000đ và hộ đạt lợi nhuận
thấp nhất trong loại hệ thống này là : 10.332.000đ.
Hệ thống này không có thành phần ao tham gia nên khả năng rủi ro
sẽ kém hơn hệ thống R- VAC- Rg mặc dù lợi ích kinh tế đem lại không
phải thấp.
22
Loại hệ thống R- VC: Là loại hệ thống có ít thành phần tham gia nhất,

sự hỗ trợ giữa các thành phần trong hệ thống không được chặt chẽ tính rủi ro
cao tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại cũng khá cao.
Loại hệ thống R-VAC: Có 2/30 hộ tham gia loại hệ thống này rủi ro
cao hơn các loại hệ thống khác.
Khác hẳn với các loại hệ thống trên hệ thống R- AC- Rg có 1/30 hộ
tham gia loại hệ thống này tương đối bền vững, tuy nhiên hiệu quả kinh tế
không bằng hệ thống R - VAC – Rg.
Vậy ta có thể nói trong 5 loại hệ thống nói trên nếu tính bình quân trên
1 đơn vị diện tích (1ha) thì hệ thống R - VAC – Rg có thu nhập tương đối cao
là : 4.005.875đ. Hệ thống cho thu nhập thấp nhất là hệ thống R - AC - Rg
bình quân là : 2.678.000đ. Qua đó ta thấy hệ thống có khả năng phát triển bền
vững, lâu dài và ổn định nhất là hệ thống R- VAC – Rg.
Để thấy rõ hơn hiệu quả kinh tế của các loại hệ thống NLKH nói trên
tôi tiến hành nghiên cứu cơ cấu về diện tích và cơ cấu về thu – chi/ha của các
hộ đó.
Bảng 3.3: Phân bố của các hệ thống theo diện tích
Diện tích (ha) Số hộ %
3,30 – 12,0 18 60
> 12,0 – 21,10 8 26,67
> 21,10 4 13,33
Tổng 30 100
Qua bảng cơ cấu về diện tích ta thấy :
Diện tích > 21,10 ha gồm có 4 hộ. Đây là những hộ có diện tích rất
lớn và do vậy ta thấy hiệu quả kinh tế của những hộ này rất cao và biểu hiện
rất rõ rệt.
23
Diện tích từ > 12,20 – 21,10 (ha) có 8/30 hộ chiếm 26,67%. Đây là
những hộ có diện tích khá lớn đảm bảo cho việc phát triển hệ thống NLKH.
Diện tích 3,30 – 12,20 ha có 18/30 hộ chiếm 60% số hộ nhóm diện tích
này có nhu cầu được mở rộng thêm diện tích để có thể phát triển hệ thống

NLKH tốt hơn.
Bảng 3.4: Phân bố các hệ thống theo mức thu – chi/ha
Thu – chi/ha ( 1000đ) Số hộ %
1.850 – 3.500 16 53,33
> 3.500 – 4.650 10 33,34
> 4.650 4 13,33
Tổng 30 100
Qua bảng cơ cấu về thu – chi/ ha cho thấy : Số hộ có mức thu – chi/ha: >
4.650.000đ là 4/30 hộ. Do vậy còn rất ít hộ có mức thu nhập/ha đạt mức cao.
Còn ở 2 mức thu 1.850.000đ - 3.500.000đ và > 3.500.000 – 4.650.000đ
thì chiếm phần lớn tổng số hộ 26/30. Do vậy việc áp dụng các biện pháp khoa
học kỹ thuật cũng như việc tận dụng tối đa trên một đơn vị diện tích (1ha) để
mang lại thu nhập cao là điều rất đáng chú ý và quan trọng.
Bảng 3.5: Cơ cấu tổng giá trị sản phẩm của các loại hệ thống
ĐVT : 1000đ
Nguồn thu nhập
Loại hệ thống
Cây ăn quả+Cây
Công nghiệp
Cây Lâm
nghiêp
Lương thực
Thực phẩm
Chăn
nuôi
Loại 1
R-VC – Rg
Số lượng 39.582 249.014 67.757 41.226
% 8,87 62,08 15,74 10,2
Loại 2

R- VAC – Rg
Số lượng 8.578 30.293 5.073 10.128
% 1,00 65,08 10,66 20,24
24
Loại 3
R- VC
Số lượng 2.060 94.063 6.690 1.490
% 1,86 89,07 4,58 1,38
Loại 4
R – VAC
Số lượng 4.000 61.584 5.700 9.990
% 2,68 76,00 9,24 10,6
Loại 5
R- AC - Rg
Số lượng 0 22.145 3.000 3.600
% 0 79,81 9,096 13,2
Bảng 3.6: Cơ cấu chi phí của các loại hệ thống
ĐVT : 1000đ
Hạng mục chi
Loại hệ thống
Cây ăn quả+Cây
Công nghiệp
Cây Lâm
nghiêp
Lương thực
Thực phẩm
Chăn
nuôi
Loại 1
R-VC – Rg

Số lượng 63.675 133.736 80.627 136.853
% 16,87 31,07 18,23 33,82
Loại 2
R- VAC – Rg
Số lượng 59.514 63.652 64.653 148.398
% 16,30 18,13 20,41 43,78
Loại 3
R- VC
Số lượng 6.840 51.617 9.050 36.808
% 6,45 48,97 6,64 35,96
Loại 4
R – VAC
Số lượng 2.000 24.527 11.500 31.750
% 2,92 36,12 14,28 43,71
Loại 5
R- AC - Rg
Số lượng 0 13.056 4.650 8.900
% 0 47,31 17,48 36,22
Qua 2 bảng trên cho thấy mỗi loại hệ thống khác nhau thì tổng giá trị sản
phẩm và chi phí cũng khác nhau.
Cả 5 loại hệ thống tổng giá trị sản phẩm chủ yếu đều từ cây lâm nghiệp
do diện tích cây lâm nghiệp của các hộ gia đình lớn, cây lâm nghiệp dễ trồng,
sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc chi phí thấp, ít rủi ro nên các hộ gia đình chú
trọng phát triển.
25
Trong loại hệ thống 1 thì cây ăn quả, cây công nghiệp cũng đem lại thu
nhập khá cao nhưng vốn đầu tư bỏ ra tương đối nhiều lâu được thu hồi.
Loại hệ thống 1, 2, 4, 5 thu nhập từ chăn nuôi cũng khá tuy nhiên chi phí
bỏ ra rất lớn. Hệ thống 2 cây công nghiệp, cây ăn quả cũng đem lại thu nhập
nhưng thấp, hệ thống 5 không có thu nhập từ cây ăn quả, cây công nghiệp.

Do diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm của Thị Trấn nói
chung và của các hộ nói riêng rất ít nên thu nhập từ lương thực thực phẩm của
các loại hệ thống không lớn.
3.3. Kết quả điều tra một số hệ thống đại diện cho các hệ thống
nông lâm kết hợp tại Thị trấn NT Liên Sơn:
Qua quá trình điều tra trực tiếp 30 hộ trong Thị Trấn, tôi tiến hành phân
loại hệ thống và nhận thấy có 5 loại hệ thống được các hộ trong Thị Trấn áp
dụng làm nhiều nhưng điển hình vẫn là 3 loại hệ thống sau :
Loại 1 : R- VAC – Rg ( Rừng + Cây ăn quả + công công nghiệp ngắn,
dài ngày+ ao cá+ chăn nuôi + ruộng). Đây là loại hệ thống có quy mô tương
đối lớn, kết cấu chặt chẽ, bền vững.
Loại 2 : R – VC – Rg : Đây là loại hệ thống khá phổ biến ở địa phương.
Loại 3 : R – VAC ( Rừng + Cây ăn quả + công công nghiệp ngắn, dài
ngày+ ao cá+ chăn nuôi ). Loại hệ thống này cho thu nhập tương đối cao.
Để được rõ và chi tiết sau khi khảo sát thực tế chúng tôi đưa ra một vài
mô hình đại diện cho hệ thống.
3.3.1. Hệ thống 1 : R – VAC – Rg:
Chủ hộ : Sa Ngọc Vỹ , 52 tuổi, dân tộc Thái, trình độ văn hóa 7/10
Địa chỉ :Tổ Dân phố 6A - Thị trấn Nông Trường Liên Sơn - Huyện Văn
Chấn - Tỉnh Yên Bái.
Số nhân khẩu : 3
Số lao động chính : 2
Số lao động phụ : 1

×