Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

hoạt động khai thác cát sỏi trên sông hiếu tại xã nghĩa khánh, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 111 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Thạc sĩ Trần Thị Thúy Hằng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học,
trường Đại học Khoa Học Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn
thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền và người dân
xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn
bè, đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đó là nguồn động lực to lớn để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
một cách tốt nhất.
Trong quá trình làm báo cáo, tôi không tránh khỏi những thiếu sót do
hạn chế trong kiến thức chuyên môn cũng như trong kinh nghiệm thực tế.
Rất mong các thầy cô, các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Hồ Thị Thái
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
Các từ viết tắt Nghĩa


1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 PVS Phỏng vấn sâu
3 NQ/TW Nghị quyết trung ương
4 KHMT Khoa học môi trường
5 K.S Kĩ sư
6 T.S Tiến sĩ
7 TH.S Thạc sĩ
8 UBND Uỷ ban nhân dân
9 BVMTVN Bảo vệ môi trường Việt Nam
10 BHXH Bảo hiểm xã hội
11 BHYT Bảo hiểm y tế
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC HỘP
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước, công tác và nhiệm vụ
bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng. Thực hiện luật Bảo vệ
môi trường năm 1994, Luật Bảo vệ môi trường 2005 (sửa đổi), chỉ thị số 36-CT/TW
của bộ chính trị (khóa VIII) và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của bộ
chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa
đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã được các cấp

thực hiện một cách hiệu quả, tạo nên những chuyển biến tích cực. Nhận thức về bảo vệ
môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên. Hệ thống chính
sách, thể chế từng bước được thực hiện và ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ ngày
càng có hiệu quả cho công tác cũng như nhiêm vụ bảo vệ môi trường.
Nghĩa Đàn là một huyện trung du miền núi, nằm về phía Bắc - Tây Bắc của tỉnh
Nghệ An. 1 trong 20 đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái
phía Bắc tỉnh, cách thành phố Vinh 95 km về phía Tây Bắc. Huyện có tổng diện tích tự
nhiên là 61.775,35 ha. Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng
quan trọng, được coi là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cụm 4 huyện vùng Tây
Bắc tỉnh Nghệ An.
Vị trí địa lý của huyện nằm trên tọa độ từ 19013' - 19033' vĩ độ Bắc và 105018' -
105035' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ,
phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp. Nơi đây là cái nôi
của người Việt cổ, là vùng có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng. Nghĩa Đàn nổi
tiếng bởi vùng đất đỏ Phủ Quỳ và truyền thống yêu nước, sư gắn bó thủy chung với
quê hương, xứ sở của nhân dân các dân tộc Nghĩa Đàn. Nghĩa Đàn là vùng vùng quê
giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử. Tính từ năm Minh Mệnh thứ 21
(năm 1840) huyện Nghĩa Đàn được chia ra từ phủ Quỳ Châu, gồm huyện Trung Sơn
(Quế Phong) và Thuý Vân (gồm phần lớn đất Quỳ Châu và Quỳ Hợp ngày nay) đã trải
qua 170 năm. Nhưng nếu tính từ năm danh tính Nghĩa Đàn xuất hiện trong hệ thống bộ
máy nhà nước đến nay là 125 năm lịch sử - kể từ năm 1885, vua Đồng Khánh - vì sự
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
huý kỵ nên đổi tên Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn. Và tên gọi huyện Nghĩa Đàn có từ
đó. Như vậy, huyện Nghĩa Đàn có tên gọi từ năm 1885. Và đến ngày 15/11/2007,
Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà.
Vùng đất Nghĩa Đàn dù đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính
nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn luôn là trung tâm của vùng núi phía
Tây Bắc, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tươi, giao thương thuận lợi. Từ cái nôi của người

Việt cổ đến các thế hệ người Thanh, người Thái, người Thổ và người Kinh chung sống
trong cộng đồng hoà thuận. Và trong lịch sử đấu tranh để sinh tồn và phát triển dài lâu
ấy người dân Nghĩa Đàn đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp: yêu nước và không chịu
khuất phụ trước cường quyền và xâm lăng, truyền thống đoàn kết chung lưng đấu cật,
nhân ái thủy chung, cần cù chịu thương chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất,
trong phát triển kinh tế và làm nên một đời sống văn hoá đa dạng và đậm bản sắc
Nghĩa Đàn. Làm nên một Nghĩa Đàn "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực sông Hiếu, là nhánh sông lớn nhất của hệ thống
sông Cả, bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào, qua Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp về
Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, gặp sông Cả tại Cây Chanh (huyện Anh Sơn). Sông Hiếu có chiều
dài 217 km, đoạn chảy qua Nghĩa Đàn dài 44 km (từ ngã ba Dinh đến Khe Đá). Tổng
diện tích lưu vực 5.032 km2 [12]. Sông Hiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục
vụ những nhu cầu phát triển của nhân dân, ngoài chức năng cung cấp nước phục vụ
nhân dân phát triển nông nghiệp ra thì sông Hiếu còn là con sông chính của Huyện
Nghĩa Đàn nói chung và xã Nghĩa Khánh nói riêng. Hằng năm trữ lượng cát sỏi mà
sông Hiếu bồi đắp được rất lớn, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh
tế, xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển của xã hội mà hoạt
động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, điều này đã để lại
nhiều hệ lụy cho dòng sông nói chung và cuộc sống của người dân xung quanh nói
riêng. Nếu như trước đây hoạt động khai thác cát sỏi chỉ dừng lại ở những bãi cát lộ
thiên nằm dọc hai bên bờ sông thì nay, hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra ngày càng
mạnh mẽ hơn và không chỉ dừng lại ở những bãi cát lộ thiên mà số lượng cát sỏi nằm
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dưới lòng sông cũng bị khai thác một cách triệt để. Hằng ngày, có không biết bao
nhiêu tấn cát sỏi trên sông Hiếu bị khai thác và mọi hoạt động trên sông Hiếu trở nên
tấp nập hơn bởi sự vận hành của các loại công cụ, phương tiện, máy móc khai thác cát
sỏi đã và đang diễn ra mỗi ngày. Mặc dù công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi
đã được chính quyền địa phương chú trọng hơn trước, nhưng trên thực tế thì hoạt động

khai thác cát sỏi vẫn diễn ra rất mạnh mẽ.
Dòng chảy của sông Hiếu đang bị thay đổi từng ngày, hiện tượng sạt lở đất ở khu
vực hai bên bờ sông diễn ra ngày càng mạnh mẽ, diện tích đất canh tác của nhân dân
đang dần bị thu hẹp lại, thiên tai, bão lũ… diễn ra ngày càng nhiều. Tất cả những điều
này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và đã có nhiều người tỏ ra rất
bất bình trước thực trạng này, nhất là những hộ dân nằm gần sông Hiếu nơi mà hoạt
động khai thác cát sỏi đang diễn ra hằng ngày.
Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể đưa hoạt động khai thác cát sỏi tại xã
Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An theo đúng với những quy định đã ban
hành? Chính quyền địa phương cần thực hiện những biện pháp gì để hoạt động khai
thác cát sỏi diễn ra hợp lý hơn? Làm thế nào để hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra vừa
đáp ứng được các nhu cầu phát triển hiện tại của người dân địa phương vừa không ảnh
hưởng đến sự phát triển trong tương lai? Do đó mà việc nắm bắt rõ thực trạng khai thác
cát sỏi và đưa ra các giải pháp để hoạt động khai thác cát sỏi ở xã Nghĩa Khánh, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay diễn ra hợp lý hơn đang là một vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay”.
2. 2. Tổng quan tài liệu
Cát sỏi là một trong những nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc
phát triển đất nước. Hiện nay, nhu cầu khai thác và sử dụng cát sỏi để phục vụ cuộc
sống ngày càng nhiều và vấn đề khai thác, quản lý hoạt động khai thác cát sỏi đang là
một vấn đề cấp bách, cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Tuy
nhiên mỗi đề tài lại nghiên cứu mỗi khía cạnh khác nhau và phục vụ cho nhưng mục
đích khác nhau.
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Luận văn thạc sĩ kĩ thuật “Các giải pháp công nghệ chống thấm cho nền cát cuội
sỏi. Ứng dụng cộng nghệ hợp lý cho hồ chứa nước Mỹ Lâm - Phú Yên” của tác giả
Phạm Ngọc Văn, trường Đại học Thủy Lợi, đề tài đã đề cập đến vai trò của cát cuội

sỏi trong quá trình xây đê, đắp đập nằm trong các công trình thủy lợi ở nước ta. Cũng
như đưa ra các giải pháp chống thấm cho các công trình xây dựng dựa trên nền cát
cuội sỏi ở hồ chứa nước Mỹ Lâm - Phú Yên.
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu lựa chọn công thức vận chuyển bùn cát phù hợp với
sông Hồng và xác định quá trình lan truyền của sóng qua rừng ngập mặn ven biển Hải
Phòng - Thanh Hóa” do ThS. Hồ Việt Cường làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã đưa ra
được bộ số liệu, cơ sở dữ liệu liên quan đến vận chuyển bùn cát sông Hồng như lưu
lượng cát, mực nước, khai thác cát, trọng điểm sạt lở… Ngoài ra đề tài còn đưa ra được
phương pháp tính toán vận chuyển bùn cát trong sông và việc tích hợp các công thức
tính toán trong các mô hình toán, công thức tính toán vận chuyển bùn cát, bùn cát đáy.
Đề tài đã chỉ ra công thức tính bùn cát lơ lửng phù hợp với sông Hồng là công thức
Engelund - Hansen. Kết quả nghiên cứu trên mô hình máng thí nghiệm sóng, mà đề tài
thực hiện đã làm rõ cơ chế tương tác giữa rừng ngập mặn và sóng tới thông qua hệ số
cản sóng C
d
. Rút ra qui luật biến đổi của hai hệ số C
d
và hệ số giảm sóng k
t
phụ thuộc
vào các điều kiện biên động lực (sóng, mực nước) cũng như sự thay đổi của các thông
số rừng ngập mặn. Dựa trên các kết quả thực nghiệm thu được đã xác định được trị số
và tổng hợp phân tích được một số qui luật biến động hai hệ số trên trong quá trình
tương tác giữa sóng và rừng ngập mặn. Đề tài đã được TS. Lê Mạnh Hùng - chủ tịch
Hội đồng, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đánh giá là có hàm lượng khoa
học, có tính thực tiễn cao. Đã thực hiện nhiều phương pháp tính, phương pháp thí
nghiệm vượt yêu cầu đặt hàng. Kết quả nghiên cứu đã kế thừa và hoàn thiện hơn những
cái đã có ở trong nước và quốc tế, có thể áp dụng vào tính toán thực tế thiết kế đê biển,
tính toán vận chuyển bùn cát trên sông Hồng và đăng ký giải pháp hữu ích đối với việc
xác định quá trình lan truyền của sóng qua rừng ngập mặn ven biển. Đã góp phần đào

tạo cán bộ cho đơn vị và được đăng tải trên tạp chí có uy tín.
Đề tài “Tìm hiểu thực trạng công tác Dồn điền, đổi thửa giai đoạn I của xã
Nghĩa Khánh” của sinh viên Nguyễn Thị Toàn, trường Đại học Vinh, đề tài đã nghiên
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cứu về thực trạng dồn điền đổi thửa của xã Nghĩa Khánh trong giai đoạn I. Đây là một
trong hai xã được huyện Nghĩa Đàn lấy làm điểm thử nghiệm về công tác dồn điền đổi
thửa, nội dung của đề tài đã đề cập đến việc quản lý hoạt động khai thác cát ở địa
phương ở trước, trong và sau khi tiến hành dồn điền đổi thửa, cũng như khu vực phân
bổ của cát sỏi trên địa bàn của xã.
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên“Nghiên cứu các tính chất cơ lý của cát và
sỏi sông cầu” của nhóm nghiên cứu khoa Quản lý công nghiệp và Môi trường, trường
Đại học Thái Nguyên, đề tài đã đề cập đến việc sử dụng vật liệu cát sỏi trong quá trình
xây dựng, so sánh tính chất cơ lý của sỏi với đá dặm trong các công trình xây dựng,
cũng như các ứng dụng của sỏi trong quá trình xây dựng nói chung và phát triển cơ sở
hạ tầng nói riêng. Đề tài đã chỉ ra các ưu điểm của cát sỏi như sau: Cát, sỏi thiên nhiên
là loại đá trầm tích cơ học dạng hạt rời rạc thường ở trong các lòng sông, suối hay bãi
biển. Chúng được khai thác bằng thủ công hay cơ giới. Cát thiên nhiên có cỡ hạt từ 0, 14
¸ 5mm, sau khi khai thác trong tự nhiên tuỳ theo công dụng chúng được sử dụng ngay
hoặc qua quá trình sàng lọc. Cát được sử dụng trong xây dựng chủ yếu ở các dạng sau:
Dùng để làm vật liệu gia cố công trình: Gia cố nền đường, gia cố móng công
trình, làm các lớp đệm, lớp lót…
Dùng để chế tạo các loại bê tông, chế tạo vữa xây dựng …
Dùng làm phụ gia cho xi măng, bê tông, vữa… như các loại phụ gia trơ, phụ gia
chống thấm…
Dùng làm nguyên liệu để chế tạo các loại vật liệu nung như: Vật liệu gốm, kính,
thủy tinh, vật liệu chịu lửa…
Hiện nay, do kỹ thuật công nghệ phát triển, nhiều loại vật liệu có tính năng tốt,
chất lượng cao đã được sản xuất, ví dụ: Kính chịu lực, công nghệ chế tạo thủy tinh
màu và kính nghệ thuật, các loại keo dính có tính kết dính rất cao. Trong các công

nghệ đó, bột cát nghiền được chế tạo từ cát cũng là một thành phần không thể thiếu.
Sỏi có cỡ hạt từ 5¸70mm, sau khi khai thác trong thiên nhiên được phân loại theo
các cỡ hạt, dùng để chế tạo bê tông, dùng để trang trí.
So với đá dăm được sản xuất từ đá vôi, vật liệu sỏi có các đặc điểm sau:
Bề mặt tròn nhẵn, tiết diện bề mặt nhỏ hơn so với đá dăm có cùng kích thước, do
đó cần ít nước để thấm ướt bề mặt hơn đá dăm.
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Có nhiều màu sắc hoa văn khác nhau, vì vậy sỏi có khả năng trang trí cao hơn đá
dăm. Có giá trị cao hơn, một số loại được xuất khẩu ra nước ngoài. Quá trình khai thác
đơn giản, giá thành thấp.
Bê tông dùng sỏi có tính dẻo cao hơn so với bê tông dùng đá dăm, vì vậy quá
trình nhào trộn, đổ khuôn và hoàn thiện bề mặt của kết cấu cũng dễ dàng hơn.
Do bề mặt tròn nhẵn, lực dính kết giữa đá xi măng và bề mặt sỏi giảm, làm giảm
cường độ của kết cấu.
Đề tài đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin quan trọng về vai trò của cát
sỏi trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình
Đề tài“Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tiếng ồn từ hoạt động khai thác đá
vôi tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” của sinh viên Nguyễn Thị Dung
sinh viên khoa Xã hội học thuộc trường Đại học Khoa học Huế, đề tài đã khái quát về
thực trạng của hoạt động khai thác đá vôi, cũng như phân tích những thực trạng và
những tác động tiêu cực của việc ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động khai thác đá vôi, đến
đời sống của những người dân xung quanh. Đề tài đã cung cấp thêm cho chúng tôi các
phương pháp nghiên cứu khoa học trong quá trình thực hiện nghiên cứu Xã hội học
của mình.
Đề tài "Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích
các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn và xâm nhập mặn
ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của GS.TS Nguyễn Quang Kim, nội dung của đề tài
này đã đề cập đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đánh giá, dự báo nhu cầu sử dụng
nước trên lưu vực Mê Công và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu những biến

động dòng chảy do chế độ vận hành phủ đỉnh của các nhà máy thủy điện thượng lưu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu và quản lý nguồn nước ở sông Mê Công.
Ngoài ra, đề tài còn đánh giá được các tác động của các yếu tố ở thượng lưu đến dòng
chảy hiện tại và tương lai. Đề xuất được các chiến lược phòng chống hạn hán và xâm
nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long ứng với các kịch bản khai thác thượng lưu và
các giải pháp quản lý vận hành hệ thống công trình kiểm soát dòng chảy hợp lý, hiệu
quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng Sông Cửu Long, cũng như các kiến
nghị về cơ chế chính sách chia sẻ nguồn nước sông Mê Công. Đề tài đã cung cấp cho
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chúng tôi những thông tin quan trong trong quá trình định hướng trong quá trình định
hướng thực hiện nghiên cứu Xã hội học của mình.
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một
số giải pháp khắc phục” của sinh viên Nguyễn Thị Ái Vân, trường đại học Vinh đề tài
đã đề cập đến thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh. Nguyên nhân cũng
như những tác động của sự ô nhiễm môi trường đối với sự phát triển kinh tế cũng như
đối với cuộc sống của người dân địa phương. Đề tài đã chỉ ra rằng “Nếu chúng ta bắn
vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ bắn trả lại ta bằng đại bác” để chứng
minh cho lập luận này, đề tài đã nêu ra các dẫn chứng thực tế về hậu quả của sự ô
nhiễm môi trường đối với cuộc sống của người dân, không chỉ ở thành phố Hà Tĩnh
nói riêng mà hệ lụy đó, nó còn kéo dài và mở rộng ra thêm nhiều tỉnh thành khác.
Ngoài ra, đề tài đã đưa ra được các giải pháp để bảo vệ môi trường ở thành phố Hà
Tĩnh. Trong đó, vấn đề trọng tâm nhất là bảo vệ đất canh tác và chống thoái hóa đất.
Đề tài cho rằng, để bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế
chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa nước thành đất công nghiệp, đất đô
thị. Thành phố cần định hướng chuẩn từ đầu việc quy hoạch, mở rộng các khu vực đô
thị và khu công nghiệp để tránh tối đa sự mất đất canh tác, trong một số trường hợp
cần thiết thì cần tiến hành lập bản đồ khoanh vùng để bảo vệ các vùng đất nông
nghiệp. Ngoài ra, đề tài còn đưa ra một số giải pháp khác nhằm giúp thành phố Hà
Tĩnh hạn chế được hiện tượng ô nhiễm môi trường để phát triển kinh tế, xã hội ở địa

phương. Đề tài này đã giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể, rõ hơn về thực trạng ô nhiễm
môi trường hiện nay. Qua đó cung cấp cho chúng tôi những thông tin quan trọng,
những bằng chứng thiết thực về các hậu quả của sự ô nhiễm môi trường trong quá
trình thực hiện nghiên cứu của mình
Tạp chí kinh tế môi trường với bài viết “Bát nháo tình trạng khai thác cát, sỏi
trên sông Gianh” trong đó đã đề cập đến thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Gianh
(Quảng Bình) với các tiêu điểm như : “ “Nóng” từ công trường cát lậu…Kiên quyết xử
lý nạn khai thác cát, sỏi trái phép. Rốt cuộc, không ai bị kỷ luật vì chuyện cát sỏi cả!”
nội dung của bài viết này đã chỉ ra một số hậu quả từ hoạt động khai thác cát sỏi như làm
thất thoát nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ sạt lở bờ sông đã trở
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thành “điểm nóng”… gây ra những bức xúc trong lòng người dân ở khu vực sông Gianh-
Quảng Bình. Những nội dung mà tạp chí này đã đề cập là nguồn tư liệu quý trong quá
trình chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Giúp chúng tôi có được cái nhìn bao
quát hơn về thực trạng khai thác cát sỏi trong phạm vi cả nước hiện nay, từ đó chúng tôi
có thể hiểu được sự cần thiết của việc thực hiện đề tài hoạt động khai thác cát sỏi trên
sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An của mình.
Báo Nghệ An với bài viết “Loạn khai thác cát, sỏi trên sông Hiếu”nội dung của
bài báo đã đề cập đến thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu ở thị xã Thái Hòa
thuộc tỉnh Nghệ An hiện nay. Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu đã gây hậu
quả nghiêm trọng đối với môi trường, đất sản xuất nông nghiệp cũng như gây mất an
ninh trật tự trên địa bàn, có khoảng 4ha đất sản xuất bị ảnh hưởng, trong đó khoảng 1ha
đã bị sạt lở, mất hoàn toàn. Đặc biệt, việc khai thác cát, sỏi trái phép đã kéo theo những
mối lo về tình trạng mất an ninh trật tự. Vấn đề khai thác cát, sỏi trái phép từ lâu là một
trong những nội dung "nóng" trong những đợt tiếp xúc cử tri của hội đồng nhân dân các
cấp, cử tri ở các phường, xã của thị xã Thái Hòa đều đưa vấn đề này ra chất vấn nhưng
đến nay vẫn chưa có kết quả.Từ năm 2010 đến nay, chính quyền các cấp đã xử lý 58
trường hợp vi phạm, tuy nhiên việc khai thác cát, sỏi trái phép vẫn tái diễn. Trong quá
trình phát triển, nhu cầu cát, sỏi xây dựng ở Thị xã Thái Hòa rất lớn, vừa phục vụ nhu

cầu dân sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Đây là một trong những cơ sở, chỉ
dẫn để chúng tôi đi đến quyết định thực hiện đề tài hoạt động khai thác cát sỏi trên
sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay.
Những nghiên cứu trên đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng, cũng như vai trò, các
ứng dụng của cát sỏi trong cuộc sống. Hầu hết các nghiên cứu đều có tính khoa học rất
lớn, có thể nó chưa thật sự thiết thực với người dân nơi đây nhưng đây là những đóng
góp vô cùng to lớn trong việc giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoạt động
khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
hiện nay. Tuy nhiên, mỗi đề tài đều đề cập đến từng đối tượng riêng của mình và tập
trung đi sâu phân tích theo từng mục tiêu khác nhau và chưa có đề tài nào phản ánh rõ
thực trạng khai thác cát sỏi hiện nay, nhất là thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu
tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay. Thêm vào đó, cho đến
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nay chưa có đề tài nào chỉ rõ những tác động từ hoạt động khai thác cát sỏi đối với
cuộc sống của người dân địa phương, nhằm giúp người dân và chính quyền địa
phương nhận thức được tầm quan trọng của cát sỏi trong tiến trình phát triển đất nước
nói chung và địa phương nói riêng. Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm tìm hiểu thực trạng và quan điểm của người dân địa phương trước hoạt
động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu. Từ đó nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị giúp
chính quyền địa phương quản lí hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn được tốt hơn.
3. 3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
+Tìm hiểu thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm giúp chính
quyền địa phương quản lý hoạt động khai thác cát sỏi được tốt hơn.
Mục tiêu cụ thể:
+Tìm hiểu thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay.
+ Tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương trước thực trạng khai thác cát

sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp để công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi ở địa
phương được tốt hơn.
4. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Những người dân (những người tham gia vào hoạt động khai thác cát sỏi và
chính quyền địa phương) thuộc xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài này được tiến hành khảo sát tại xã Nghĩa Khánh,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.Vì lý do địa bàn xã Nghĩa Khánh là một xã rất rộng
với tổng số diện tích đất là 2731,93 ha với 17 làng trong đó có 2 làng nằm tách biệt
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
bên kia sông Hiếu tổng số dân cư vào năm 2012 là 9992 người nên trong đề tài này
chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên những làng điển hình nằm bên sông Hiếu mà thôi.
Cụ thể là các làng sau: Tân Khánh, Tân Hợp, Thượng Khánh, Thọ Lộc thuộc xã Nghĩa
Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Bởi theo những khảo sát thực địa tại địa bàn
thì đây là những làng có hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra nhiều và thường xuyên hơn
so với các làng khác cùng nằm dọc bên sông Hiếu.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 13 tháng 1 đến ngày 2 tháng 3 năm 2014.
Nội dung nghiên cứu:
+ Thực trạng khai thác cát sỏi tại địa bàn khảo sát bao gồm quy mô - số doanh
nghiệp tham gia khai thác, số lượng cát sỏi khai thác trung bình hằng ngày, hằng tháng
và hằng năm, cách thức khai thác bao gồm các công cụ, máy móc, phương tiện… chủ
yếu được sử dụng để khai thác cát sỏi trên địa bàn.
+ Tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương trước thực trạng khai thác cát
sỏi hiện nay. Bao gồm những ý kiến của người dân địa phương về hoạt động khai thác

cát sỏi trên sông Hiếu đối với sinh kế của họ cũng như đối với việc phát triển cơ sở hạ
tầng tại địa phương.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giúp chính quyền địa phương quản lý hoạt động
khai thác cát sỏi tốt hơn.
5. 5. Giả thuyết nghiên cứu
+ Số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu
tại địa bàn xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An ngày càng nhiều.
+ Đa số người dân địa phương không hài lòng trước thực trạng khai thác cát sỏi
trên sông Hiếu hiện nay
+ Việc quản lý tốt hoạt động của các doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên sông Hiếu
hiện nay là một trong những khó khăn mà chính quyền địa phương đang gặp phải.
6. 6. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại địa bàn xã Nghĩa Khánh, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay diễn ra như thế nào?
Người dân địa phương có thái độ như thế nào trước thực trạng khai thác cát sỏi
trên sông Hiếu như hiện nay?
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chính quyền địa phương đang gặp phải những khó khăn nào trong công tác quản
lý hoạt động khai thác cát sỏi?
7. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Dựa trên các nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là
thế giới quan và phương pháp luận của các khoa học.
Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện
tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và
hiện tượng khác. Theo quan điểm toàn diện trong chủ nghĩa duy vật, trong nhận thức và
xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng
qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt chính của sự vật và trong sự tác
động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác, chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận

thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn.
Trong đề tài hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay, chúng tôi đã áp dụng phương pháp luận này
để đặt ra những câu hỏi về mặt nhận thức rằng: Liệu rằng các yếu tố như giới tính, độ
tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế gia đình có phải là những yếu tố
tác động, ảnh hưởng tới quan điểm của từng người dân địa phương trước hoạt động
khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay hay không?Hoạt động khai thác cát sỏi trên
sông Hiếu, có những mối liên hệ nào đối với sinh kế của người dân, cũng như vai trò
của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương? Bên cạnh đó, với
phương pháp này còn giúp chúng tôi tìm hiểu các quan điểm của người dân địa
phương, trước thực trạng của hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn mà báo chí đã
phản ánh. Ngoài ra, phương pháp luận này còn giúp chúng tôi tìm hiểu, những ảnh
hưởng mà hoạt động khai thác cát sỏi để lại đối với khu vực hai bên bờ sông cũng như
những vùng lân cận đó. Trước thực trạng đó chính quyền địa phương đã có những giải
pháp nào để quản lý hoạt động này được tốt hơn.
Dưới một góc độ khác, theo quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật cho rằng,
sự liên hệ và tác động qua lại làm cho sự vật vận động và phát triển, nên cần phải xem
xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển và phải phát hiện ra xu hướng phát
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
triển của nó. Bên cạnh đó chúng ta cần nhận thức về sự vật và khi tác động vào sự vật
phải chú ý đến các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử và môi trường cụ thể, trong đó sự vật
sinh ra, tồn tại và phát triển. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, cùng với sự phát triển của
xã hội điều kiện sống và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tiến trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang ngày càng được đẩy mạnh, không chỉ có ở các
khu đô thị, thành phố mà ở các vùng nông thôn, nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ
tầng đang ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng các loại
khoáng sản làm vật liệu xây dựng đang ngày càng được đẩy mạnh hơn so với trước
đây, cơ sở hạ tầng đang được chú trọng đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển
chung của xã hội. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật các loại máy

móc, phương tiện hiện đại ra đời, vì vậy mà hoạt động khai thác cát sỏi cũng có những
thay đổi so với trước. Nếu như trước đây, hoạt động khai thác cát sỏi dựa vào sức
người, với các các công cụ thô sơ và chỉ khai thác trên những bãi cát sỏi lộ thiên là chủ
yếu. Thì nay, hoạt động khai thác cát sỏi đã được thay thế bằng các loại công cụ và
máy móc hiện đại như sử dụng máy hút cát, đãi cát, xúc cát Do đó mà số lượng cát
sỏi khai thác được cũng nhiều lên và phạm vi khai thác đã được mở rộng ra, từ dọc hai
bên bờ sông cho đến số lượng cát sỏi nằm dưới lòng sông cũng được khai thác một
cách triệt để.
Mặc dù, số lượng cát sỏi được phép khai thác đã được chính quyền địa phương
cũng như phòng tài nguyên và môi trường quy định, ban hành đối với các doanh
nghiệp tham gia khai thác, để hạn chế việc các doanh nghiệp khai thác cát sỏi quá
mức. Nhưng trên thực tế, thì số lượng cát sỏi mà các doanh nghiệp khai thác đã vượt
quá so với các mức đã được quy định. Do đó, chúng tôi cho rằng cần phải xem xét
hoạt động khai thác cát sỏi trên nhiều góc độ và phương diện, để có thể hiểu biết một
cách cụ thể và rõ ràng hơn về thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay.
Cũng như tìm ra những nguyên nhân, những ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn
từ hoạt động khai thác cát sỏi, đối với việc phát triển kinh tế của địa phương nói chung
và sinh kế của người dân nói riêng.
Ngoài ra trong đề tài này, chúng tôi còn vận dụng hệ thống các khái niệm và lý
thuyết của xã hội học chuyên ngành như: Lý thuyết lựa chọn duy lý hợp lý, lý thuyết
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cấu trúc chức năng. Các khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường, bất bình đẳng môi trường… Cùng một số hướng tiếp cận khác từ kiến thức
chuyên ngành như: xã hội học môi trường, xã hội học kinh tế… Để giải thích và đánh
giá mức độ ảnh hưởng, những tác động của hoạt động khai thác cát sỏi đến các nhóm
xã hội khác nhau trên địa bàn nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin tại các làng điển hình có sông Hiếu chảy

qua cụ thể đó là các làng sau: Tân Khánh, Tân Hợp, Thượng Khánh, Thọ Lộc thuộc xã
Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Để bổ sung cho những thông tin cũng như số liệu sẵn có tại cơ quan, chúng tôi
tiến hành thu thập thông tin định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu với cách chọn
mẫu chỉ tiêu, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay
Phỏng vấn sâu được thực hiện đối với những người dân địa phương trong xã cùng
những người dân tham gia vào hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa
Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, với số lượng mẫu là 4 bao gồm các trường hợp
sau: Chủ doanh nghiệp khai thác cát (1 trường hợp), người lái xe chuyên chở cát sỏi (1
trường hợp), người dân sống ở khu vực xung quanh sông Hiếu (2 trường hợp 1 nam, 1 nữ
trong độ tuổi lao động). Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề cơ bản như: Quan
điểm của người dân địa phương trước thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện
nay? Những đánh giá của họ về các giải pháp mà chính quyền địa phương đã áp dụng
trong công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu ? Những giải pháp từ
phía người dân để hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu diễn ra được hợp lý hơn?…
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thông tin sơ cấp và thứ cấp nhằm tập trung
tìm hiểu, khai thác những nội dung liên quan đến thực trạng của hoạt động khai thác
cát sỏi tại xã Nghĩa Khánh: Thực trạng của hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu
đang diễn ra như thế nào? Mức độ ra sao? Đâu là những yếu tố tác động đến thực trạng
trên (Nhận thức, thái độ và hành vi )
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Với cách chọn mẫu chỉ tiêu, phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện đối với đại
diện của chính quyền địa phương với số lượng mẫu là 6 trong đó: Cán bộ trưởng thôn
đại diện cho 4 làng (Tân Khánh, Tân Hợp, Thượng Khánh, Thọ Lộc) (4 trường hợp),
cán bộ phụ trách môi trường (1 trường hợp), Phó chủ tịch xã (1 trường hợp). Nội dung
phỏng vấn xoay quanh các vấn đề cơ bản như: Quan điểm của chính quyền địa phương
trước thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay? Vai trò của cát sỏi trong

việc phát triển kinh tế ở địa phương nói chung và trong việc xây dựng phát triển cơ sở
hạ tầng của địa phương nói riêng? Chính quyền địa phương đã thực hiện những chính
sách gì nhằm kiểm soát hoạt động khai thác cát sỏi của các doanh nghiệp trên địa bàn?
Số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động khai thác cát sỏi ở địa phương? Có bao
nhiêu doanh nghiệp được cấp phép khai thác, thời gian cấp phép trong bao nhiêu
tháng/năm? Số lượng cát sỏi được phép khai thác là bao nhiêu?…
- Phương pháp trưng cầu ý kiến
Từ cơ sở số mẫu của 4 làng bao gồm: làng Tân Khánh tổng số dân gồm 345
người, làng Tân Hợp tổng số dân gồm 279 người, làng Thượng Khánh tổng số dân
gồm 313 người, làng Thọ Lộc tổng số dân gồm 348 người. Vì vậy N = 1285 người để
chọn ra số mẫu mang tính đại diện, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu tỷ lệ
theo công thức sau:
n =
Nt
2 x pq

2
+ t
2
pq
Trong đó:
n : Dung lượng mẫu cần lựa chọn
N : Tổng thể nghiên cứu
t : Hệ số tin cậy của thông tin (t=2)
ε : Phạm vi sai số chọn mẫu (0.95)
Pq: Phương sai của tiêu thức thay phiên (p là xác suất của một tiêu thức xuất
hiện, q là xác suất của tiêu thức đó không xuất hiện)
Do p+q = 100% =1 và p= q-1, tức là p = q = 0.5 và p.q = 0.25.
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Áp dụng công thức trên ta có:
n =
1285 x 2
2
+ 0.25
= 110
1285 x 0.95
2
+ 2
2
x 0.25
Như vậy dung lượng mẫu của nghiên cứu này là 110 mẫu. Bên cạnh đó chúng tôi
còn lấy thêm một lượng mẫu dự trữ bằng 10% của tổng thể tương ứng với 11 mẫu.
Như vậy n = 121 mẫu. Với việc sử dụng công cụ là bảng hỏi, trong đề tài nghiên cứu
này nhằm mục đích, thu thập những thông tin định lượng liên quan đến thực trạng khai
thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện
nay. Các câu hỏi được thiết kế trên các thang đo tương ứng, tập trung trả lời cho mục
tiêu nghiên cứu, được kết cấu hoàn chỉnh, đúng logic về hình thức và nội dung.
Với cách chọn mẫu phi xác suất, chúng tôi tiến hành điều tra 121 mẫu đại diện
tại địa bàn nghiên cứu để làm rõ, thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của đề tài, nội dung của phiếu trưng cầu ý kiến này bao gồm 2 phần:
phần thông tin cá nhân và phần nội dung với 27 câu hỏi xoay quanh các nội dung
chính như sau: thực trạng của hoạt động khai thác cát sỏi, tính chất của công việc
khai thác cát sỏi ở địa phương, vai trò, những mặt trái, những lợi ích mà hoạt động
khai thác cát sỏi để lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, những giải
pháp, đề xuất của người dân địa phương để nâng cao công tác quản lý hoạt động khai
thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay…
- Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin, quan sát những cử chỉ
hành động của đối tượng. Đây là phương pháp bổ trợ cho tất cả các phương pháp mà

chúng tôi sử dụng trong đề tài nghiên cứu này. Cụ thể là trong đề tài chúng tôi sử dụng
phương pháp quan sát chuẩn mực để mô tả đối tượng, để kiểm tra giả thuyết và kiểm
tra thông tin từ các phương pháp khác, nhằm làm rõ hơn và bổ sung các thông tin mà
chúng tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu của mình.
- Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu đã đọc
và phân tích những tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài. Cụ thể là các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố, đăng tải trên các trang sách
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Điều kiện kinh tế - xã hội
Giới nh
Độ tuổi
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Điều kiện kinh tế gia đình
Thực trạng
Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Giải pháp
Nhu cầu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo, các tạp chí, báo in và báo điện tử, những báo cáo, các số liệu… mà địa phương
đã cung cấp cho chúng tôi, nhằm bổ sung những thông tin cần thiết mà các phương
pháp khác còn thiếu. Bằng phương pháp phân tích truyền thống, chúng tôi tiến hành
tổng quan, sắp xếp, chia tư liệu thành các tệp nhỏ theo các tiêu chí về nội dung
thông tin, cuối cùng là chọn lọc các thông tin có giá trị để làm luận cứ, luận chứng
cho đề tài.
7.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
- Đối với phương pháp trưng cầu ý kiến (định lượng): Chúng tôi sử dụng phần
mềm thống kê SPSS 18.0 để xử lý các thông tin mà chúng tôi đã thu thập được, kết
quả đưa ra các mô hình, biểu đồ, sơ đồ, bảng

- Đối với phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cấu trúc (định tính): Được viết dưới
dạng nghiên cứu trường hơp, trích dẫn, phân tích thành một đoạn văn hoặc đưa vào
trong hộp.
8. 8. Khung lý thuyết
9. 9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
9.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua đề tài: Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa
Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh nghệ An hiện nay, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng
của hoạt động khai thác cát sỏi ở địa phương, nhằm giúp chính quyền địa phương có
các giải pháp quản lý để hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu diễn ra được tốt
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hơn. Đồng thời, qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương
trước thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay. Việc làm này vừa giúp
người dân và chính quyền địa phương có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng khai thác
cát sỏi cũng như vai trò của cát sỏi trong sự phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương.
Đây cũng là một cơ hội quý giá để chúng tôi thực hành những phương pháp
nghiên cứu đã được học và vận dụng những lý thuyết vào thực tế, tích lũy thêm kinh
nghiệm cho bản thân.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp những thông tin hữu ích cho người dân và chính quyền địa
phương, về thực trạng khai trác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay, để họ có thể đưa ra
các giải pháp quản lý hoạt động khai thác cát sỏi ở địa phương được tốt hơn. Ngoài ra
thông qua đề tài này, người dân địa phương có thể có được cách nhìn cụ thể hơn về vai
trò, của cát sỏi cũng như vai trò của sông Hiếu đối với, sự phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương. Từ đó khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn nữa, vào hoạt
động bảo vệ tài nguyên cát sỏi ở địa phương.
10. 10. Kết cấu khóa luận
Khóa luận được trình bày trong 3 phần:
Phần 1. Mở đầu bao gồm:

1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan tài liệu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Câu hỏi nghiên cứu
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8. Khung lý thuyết
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Phần 2. Nội dung
Trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu, phần này bao gồm các chương
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm công cụ
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Chương 2. Thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa khánh,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay
Chương 3. Đánh giá của người dân địa phương về vai trò và những tác động
từ hoạt động khai thác cát sỏi đối với cuộc sống của người dân
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị
Trình bày các kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị
đối chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan.
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

11. 1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Môi trường
Tại điều 3, Luật BVMTVN 2005 sử dụng các định nghĩa sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Hoạt động BVMT là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng
ngừa hạn chế và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
Theo cách hiểu phổ thông các từ điển đưa ra định nghĩa đơn giản: Môi trường là
tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trong đó diễn ra sự sống của con người.
Bách khoa thư về môi trường (1994) đưa ra định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ hơn
về môi trường: “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội- nhân
văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và
hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ”.
Trong đó thành tố sinh thái tự nhiên bao gồm: đất, nước, không khí, động, thực,
vật, các hệ sinh thái, các trường điện lý (nhiệt, điện từ, phóng xạ).
Thành tố xã hội- nhân văn gồm: dân số và sự tiêu dùng sản phẩm, xả thải, nghèo
đói, giới, dân tộc, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống, luật , chính sách, hương ước,
luật tục, thể chế xã hội, tổ chức cộng đồng, xã hội…
Các thành tố tác động đến các hoạt động và phát triển kinh tế bao gồm:
+ Các chương trình, dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh…
+ Các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp,
du lịch, xây dựng, đô thị hóa.
GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái

×