Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

phát triển kinh tế biển ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.58 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lê Thị Thảo
Lớp: K44 - KTCT
Niên khóa: 2010 – 2014 PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát
Huế, tháng 05 năm 2014
2
Lời Cảm Ơn!
Sau một thời gian nghiên cứu và triển khai đề tài Phát triển kinh tế biển
ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị . Thì đến nay, tôi đã hoàn thành đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này thì đầu tiên tôi xin đợc gửi lời
cám ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo nhà trờng Đại học Kinh tế Huế, ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế chính trị đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi nghiên
cứu hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin đợc gửi những lời cảm ơn tới các thầy
cô giáo trong trờng Đại học Kinh tế Huế những ngời đã trực tiếp truyền đạt bồi
dỡng kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Vốn kiến thức đợc tiếp thu
tập đó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành
trang quý báu để tôi bớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo,
PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát đã hớng dẫn tôi hoàn thành đề tài này với tất
cả tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm nhiệt tình chỉ bảo.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Nông Nghiệp, Phòng văn hóa
thể thao và du lịch, Chi cục thống kê huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và
đông đảo bà con ng dân trong huyện, khách du lịch tại địa bàn huyện Vĩnh


Linh đã nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ cho tôi trong thời gian
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi những lời cảm ơn đến gia đình ngời thân, bạn bè đã
quan tâm, động viên, ủng hộ, giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên do những hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và kinh nghiệm
nên khóa luận tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận đợc sự cảm thông cũng nh góp ý, bổ sung từ quý thầy cô và bạn
đọc để đề tài đợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên: Lê Thị Thảo
i
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iv
1.1.5. Đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế biển nước ta hiện nay 15
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC VIẾT TẮT
ii
CNH : Công nghiệp hóa
HĐH : Hiện đại hóa
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
DWT : Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn (Dead
Weight Tonnage)
CN : Công nghiệp
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
KCX : Khu chế xuất
KCN : Khu công nghiệp
CV : Được hiểu là mã lực (Viết tắt của tiếng Pháp - Chevaux Vapeur)

BCHTƯ : Ban chấp hành Trung ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
iii
Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2012 38
Bảng 2.2: Tổng hợp giá trị sản xuất theo giá cố định từ năm 2008 đến năm 201339
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu dân số qua các năm 40
Bảng 2.4: Sản lượng, doanh thu khai thác đánh bắt thủy hải sản
huyện Vĩnh Linh 45
Bảng 2.5: Số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản 47
Bảng 2.6: Diện tích nuôi trồng thủy hải sản giai đoạn 2008-2009
của huyện Vĩnh Linh 50
Bảng 2.7: Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản huyện Vĩnh Linh 51
Bảng 2.8: Kết quả chế biến và dịch vụ thủy sản huyện Vĩnh Linh
giai đoạn 2009 - 2013 54
Bảng 2.9: Doanh thu du lịch của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2008 - 2013 58
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
iv
Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác đánh bắt thủy hải sản của huyện Vĩnh Linh
giai đoạn 2008 - 2013 46
Biểu đồ 2.2: Diện tích nuôi trồng thủy hải sản của huyện Vĩnh Linh
giai đoạn 2009 -2013 51
Biều đồ 2.3: Cơ cấu khách du lịch biển huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2008 - 2013 56
Biểu đồ 2.4: Doanh thu du lịch biển huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2008 - 2013 59
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước qua thế kỷ thứ XXI “Thế kỷ của biển và đại dương” với hầu hết các vấn đề
mang tính toàn cầu đều liên quan tới biển. Biển đóng vai trò vô cùng quan trọng đối
với sự sinh tồn của nhân loại, biển là kho nước vô tận, kho tài nguyên thực phẩm vô

cùng quý giá, là môi trường nuôi sống con người trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương
lai. Biển là tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Việt Nam một quốc gia có đường bờ biển
dài trên 3.260 km với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Nhận thấy tầm vai trò
quan trọng của biển trong phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước trong những
năm qua Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế biển. Nghị quyết 03-NQ/TW của Bộ chính trị đã nêu ra nhiệm vụ phát triển
kinh tế biển trong những năm trước mắt; Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH. Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 chú
trọng khai thác tiềm năng biển góp phần thúc đẩy nền kinh tế đi đôi với đảm bảo an
ninh quốc phòng.
Vĩnh Linh là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Là một huyện thuần
nông với nhiều những thế mạnh phát triển nông nghiệp thì bên cạnh đó huyện còn có
đường bờ biển dài 30km với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Trong những năm
gần đây sự phát triển của các ngành nghề đánh bắt, khai thác, nuôi trồng, chế biến và
cả du lịch biển đã và đang mang lại một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách chung
của toàn nền kinh tế huyện Vĩnh Linh.Tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong thời
gian qua đã có những bước phát triển lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 –
2013 của huyện Vĩnh Linh luôn đạt ở mức hai con số trở lên, năm 2013 tốc độ tăng
trưởng kinh tế của huyện là 13,4% so với năm trước. Thu nhập bình quân đầu người
đạt mức 23,51 triệu đồng/người/năm tăng 2,01 triệu đồng so với năm 2012. Cơ cấu
kinh tế có những sự chuyển dịch đáng kể. Tổng thu ngân sách đạt 334,5 tỷ đồng đạt
121% so với dự toán, tăng 5,4% so với năm 2012.
1
Những thành tựu trên có được là nhờ sự nỗ lực không ngừng về mọi mặt của
người dân cũng như chính quyền các cấp lãnh đạo của huyện và ngoài ra còn có một
phần không nhỏ chính là nhờ vào sự nhận thức đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền
huyện sớm nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc phát triển kinh tế
biển trong sự nghiệp phát triển chung của toàn huyện. Tổng doanh thu mà kinh tế biển
mang về cho ngân sách huyện hàng năm trung bình trên 10,1%. Tuy nhiên trên thực tế

thì huyện Vĩnh Linh vẫn chưa thực sự khai thác phát huy hết hiệu quả tiềm năng kinh
tế biển trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện. Tình hình đánh bắt
khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản còn với quy mô nhỏ, công suất thấp
mang tính tự phát đơn lẻ. Du lịch biển với nhiều tiềm năng song lại chưa được khai
thác một cách tích cực, chất lượng du lịch còn thấp. Cơ cấu ngành chưa được mở rộng;
kinh tế vùng biển, vùng cát tuy đã phát triển song còn thiếu bền vững. Chất lượng giáo
dục, sức khỏe còn nhiều mặt hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn chiếm tới
9,75% do đó chưa tạo ra được động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế biển nói riêng và
nền kinh tế toàn huyện nói chung phát triển nhanh và bền vững. Những năm qua mặc
dù huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ chỉ đạo phát triển kinh tế biển, tuy nhiên vẫn
chưa thực hiện được bước nhảy vọt trong quá trình phát triển.
Vì vậy phát triển kinh tế biển đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách, mang
tính chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH của huyện Vĩnh Linh trong những năm
tới. Xuất phát từ những yêu cầu đó tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển kinh tế biển là một đề tài khá rộng và phức tạp với nhiều khía cạnh khác
nhau cần được đề cập nghiên cứu. Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên
cứu khoa học, khóa luận nghiên cứu về phát triển kinh tế biển. Đó là Luận văn thạc sĩ
khoa học kinh tế “Phát triển kinh tế biển ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” của
Phan Thị Thu Hà; Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Cà
Mau” của Lý Kim Thụy; Luận văn thạc sỹ địa lý học “Đánh giá tiềm năng thực trạng và
định hướng phát triển kinh tế biển ở huyện Gà Công Đông tỉnh Tiền Giang” của Phạm
Thị Hoàng Dung … Tuy nhiên chưa có đề tài nào đề cập nghiên cứu về phát triển kinh
2
tế biển ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chính vì vậy đây cũng là một lý do để tôi
lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài có sự kế thừa, phát triển những kết quả của các tác
giả đi trước, nhưng không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu đề tài:
+ Khảo sát nghiên cứu thực trạng đặc điểm phát triển kinh tế biển ở huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị.
+ Trên cơ sở thực trạng, đặc điểm của kinh tế biển ở huyện đưa ra những quan
điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển ở huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế biển.
+ Phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Vĩnh Linh giai
đoạn 2008 - 2013 chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế biển ở
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế biển và các yếu tố ảnh hưởng cũng như chịu tác
động của kinh tế biển ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
+ Thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển giai đoạn 2008 -
2013 và đưa ra định hướng giải pháp cho giai đoạn 2014 - 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
3
6. Những đóng góp về mặt khoa học của đề tài
- Làm tài liệu cho những ai quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề này, đặc biệt là
ngành kinh tế chính trị.
- Giúp chính quyền huyện Vĩnh Linh nắm rõ thực trạng và rà soát kết quả phát
triển kinh tế biển hiện nay và có thể tham khảo các giải pháp mà đề tài đã đưa ra nhằm

đẩy nhanh và có hiệu quả công tác này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế biển ở
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BIỂN
1.1.1. Khái niệm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển
1.1.1.1. Khái niệm kinh tế biển
Mặt nước bao la liền một dải, đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt
hành tinh của chúng ta. Khi có sự xâm nhập của lục địa vào đại dương thì các đảo và
bán đảo được hình thành và ngược lại khi có sự thâm nhập của đại dương vào lục địa
thì các biển, vịnh và eo biển được hình thành. Biển theo nghĩa chung nhất và cũng
được hiểu theo truyền thống bấy lâu nay là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với
các đại dương hoặc là các hồ nước mặn có thông với Đại dương một cách tự nhiên;
Đôi khi người ta xem biển chỉ là một hồ nước mặn được khép kín hoặc có đường
thông tự nhiên ra các biển. Trong đời sống thông thường biển được hiểu như một từ
đồng nghĩa với Đại Dương hoặc là các vùng nước Đại Dương nói chung [4]. Trong
quá trình phát triển xã hội loài người, con người không chỉ hoạt động kinh tế trên đất
liền mà còn từng bước vươn ra hoạt động trên biển, phát triển kinh tế biển. Vậy kinh tế
biển là gì ?
Kinh tế biển là một ngành kinh tế có vai trò ngày càng quan trọng chính vì thế
định nghĩa cụ thể thế nào là kinh tế biển được nghiên cứu rộng rãi với nhiều quan niệm

khác nhau. Tùy mục đích nghiên cứu và góc độ tiếp cận khác nhau mà kinh tế biển có
nhiều cách hiểu khác nhau.
Với ý nghĩa tổng quát thì kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế được hình thành tồn tại
và phát triển tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến biển. Một quan điểm khác lại cho
rằng kinh tế biển là lĩnh vực bao gồm nhiều ngành hoạt động liên quan đến biển như
thủy sản, du lịch, giao thông vận tải, dầu khí … nhằm khai thác toàn bộ lợi ích mà biển
có thể mang lại để phát triển đất nước [7]. Có khái niệm khác lại cho rằng, “Kinh tế
biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế có liên quan trực tiếp đến biển và các
5
nguồn lợi từ biển”.
Từ các quan niệm trên, có thể hiểu kinh tế biển như sau: Kinh tế biển là toàn bộ
các hoạt động kinh tế được diễn ra trên biển và đất liền có liên quan trực tiếp đến hoạt
động khai thác, sản xuất kinh doanh các nguồn lợi từ biển.
1.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh
tế, chất lượng cuộc sống.[4]
Phát triển kinh tế biển là quá trình lớn lên và tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế
biển. Nó bao gồm sự tăng trưởng về mọi mặt của các ngành nghề, lĩnh vực liên quan
đến kinh tế biển. Sự tăng lên không chỉ thể hiện ở quy mô sản lượng mà còn ở mức
cân bằng trong cơ cấu kinh tế, sự tiến bộ công bằng xã hội vùng kinh tế biển.
Phát triển kinh tế là phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp lên một
trình độ cao hơn. Phát triển kinh tế biển phải thể hiện ở sự tăng thêm về quy mô sản xuất
làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ của các ngành kinh tế nằm trong lĩnh
vực kinh tế biển. Bao hàm cả sự biển đổi tích cực của cơ cấu kinh tế tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý có khả năng khai thác các tiềm năng của biển của nguồn lực trong và ngoài
nước để không chỉ phục vụ cho sự phát triển riêng của nền kinh tế biển mà còn cho sự
phát triển của cả nền kinh tế quốc dân. Tác động của phát triển kinh tế biển sẽ làm thay
đổi cơ cấu xã hội về mặt lao động, chất lượng cuộc sống của người dân xóa bỏ nghèo đói,
rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội,

phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng. Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của nền kinh tế
biển nói riêng là một quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó
nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định còn yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng.
1.1.2. Các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển
Các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh
tế cụ thể sau:
- Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển chủ yếu bao gồm: (1) Kinh tế hàng hải
(vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3)
Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm,
6
cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo.
- Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển tuy không phải
diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực
tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và
sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải);
(2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; (4) Cung
cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin liên lạc biển; (6) Nghiên cứu khoa học - công nghệ
biển; (7) Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; và (8) Điều tra cơ bản về tài
nguyên - môi trường biển.
Trong những năm qua, các lĩnh vực kinh tế biển nước ta đã có bước chuyển biến
đáng kể. Cơ cấu ngành, nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống,
đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại. Trong chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020, Đảng ta xác định cần phát triển một số ngành kinh tế
chủ yếu sau: (1) Khai thác và chế biến dầu khí; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác và chế
biến hải sản; (4) Du lịch biến và kinh tế hải đảo; (5) Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu
chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.
1.1.3. Những nhân tố tác động đến việc phát triển kinh tế biển
1.1.3.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước hay ngay cả ngày nay trong công cuộc đổi
mới và xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, thì vị trí vai trò của biển luôn luôn

có tầm vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Những quốc
gia có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt
để khai thác và chinh phục biển. Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài hơn
3260km, là một quốc gia có nguồn tài nguyên biển khá phong phú là điều kiện thuận
lợi cho ngành kinh tế biển phát triển. Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ giao
thông quan trọng để mở rộng giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Biển Việt
Nam có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều hệ sinh thái cửa sông đặc thù, hệ sinh thái
ngập nước, rừng ngập mặn các rạn san hô, thảm cỏ biển dọc từ Bắc vào Nam quanh
các đảo lớn nhỏ. Tài nguyên biển và vùng ven biển có vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển các ngành nghề, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cuộc sống
7
cho con người, giải quyết công an việc làm cho người lao động, góp phần đáng kể cho
tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên dầu khí dưới lòng biển là nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá đóng góp lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Mặt khác nhờ
có vị trí địa lý đặc biệt mà ngành kinh tế biển Việt Nam còn có nhiều thuận lợi trong
việc phát triển công nghiệp hàng hải biển, vận tải biển, đóng và sửa chửa tàu thuyền
với nhiều bến cảng với quy mô rộng lớn.
Bên cạnh những thuận lợi mà vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khí hậu mang lại thì
trong những năm qua bởi sự khắc nghiệt và điều kiện khí hậu mà cũng đã gây ra
không ít những khó khăn trong phát triển kinh tế biển. Vì là các ngành nghề liên quan
trực tiếp đến biển và nguồn lợi từ biển nên khi khí hậu thiên nhiên thay đổi, mưa bão
hoành hành, biển động lớn đã tác động làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế biển.
Không những thế mưa bão, sóng thần còn phá hủy cơ sở hạ tầng, kết cấu và một lượng
lớn các sản phẩm từ các ngành nghề kinh tế biển.
Cần có nhiều hơn nữa các chính sách, biện pháp cũng như cách phòng chóng để
phát huy hơn nữa những thuận lợi cũng như hạn chế đi những khó khăn của vị trí địa
lý điều kiện tự nhiên khí hậu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế biển.
1.1.3.2. Nhóm nhân tố vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng, thị trường
Nguồn vốn là toàn bộ của cải vật chất, tài chính do con người tạo ra được tích lũy
lại … và cũng chính là nguồn tiền vốn dùng để đầu tư phục vụ cho các hoạt động kinh

tế. Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế cần một lượng vốn tương đối lớn cho quá trình
phát triển của mình, nó có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của
mỗi quốc gia chứ không riêng gì kinh tế biển. Nguồn vốn quyết định đến gần 40% mức
độ thành công của một dự án một chiến lược phát triển, nó tạo ra cho xã hội một phần
những của cải mới là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Kết cấu cơ sở hạ tầng là tổng thể cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc, đóng vai trò
là nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế xã hội được diễn ra một cách bình
thường, kết cấu hạ tầng càng phát triển càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế biển. Nếu kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ thúc đẩy những
ngành nghề, lĩnh vực trong kinh tế phát triển một cách có hiệu quả.
Đảng và Nhà nước ta từ lâu luôn nhấn mạnh quan điểm: Thực hiện nền kinh tế
8
hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, mở
cửa hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đa dạng hóa đa phương hóa nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác kinh doanh. Đối với lĩnh vực
kinh tế biển thì thị trường đóng một vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy quá trình giao
thương tiêu thụ sản phẩm biển, là đầu mối mở ra nhiều mối quan hệ mới. Bởi vậy, thị
trường đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển về cả quy mô và sản lượng
nâng cao hiệu quả trong kinh tế biển.
1.1.3.3. Nhóm nhân tố nguồn nhân lực, khoa học công nghệ
Nguồn nhân lực từ lâu được xem là một nhân tố quan trọng hàng đầu của nền kinh
tế và có cả lĩnh vực kinh tế biển. Nó là yếu tố quyết định đến độ thành công của các chiến
lược chính sách phát triển. Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ là động lực thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì vấn đề nguồn nhân
lực càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy đào tạo một lực lượng nhân lực dồi
dào với chất lượng cao sẽ là một trong những nền tảng vững chắc cho sự phát triển của
nền kinh tế biển nói riêng và cho cả nền kinh tế quốc dân nói chung.
Khoa học - công nghệ hiện đại là một động lực quan trọng đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế, nhân tố này cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều
sâu, kỷ thuật công nghệ hiện đại thực sự là đòn bẫy cho quá trình sản xuất và kinh

doanh. Lịch sử phát triển của thế giới cũng đã chứng minh được tầm quan trọng của
khoa học kỹ thuật đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nổi bật có thể kể đến là
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc … Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào
trong các lĩnh vực các ngành nghề của kinh tế biển tạo nên bước nhảy vọt thần kỳ cho
nền kinh tế biển nước ta.
1.1.3.4. Tình hình chính trị - xã hội cơ chế chính sách của Nhà nước và quá
trình hội nhập quốc tế
Tình hình chính trị xã hội luôn có những tầm ảnh hưởng không hề nhỏ tới các
hoạt động kinh tế của một đất nước. Với kinh tế biển cũng vậy, tình hình kinh tế chính
trị ổn định là yếu tố tạo thuận lợi cho các mối làm ăn trao đổi hợp tác không chỉ trong
nước mà giữa các nước với nhau, nhất là trong ngành du lịch, kinh doanh hàng hải,
đánh bắt khai thác thủy hải sản. Xã hội bình đẳng, dân chủ và văn minh là điều kiện
9
cần để một nền kinh tế được xem là phát triển. Ngoài ra phong tục tập quán, lối sống
dân cư của từng khu vực, từng đất nước có thể tạo điều kiện thuận lợi và những khó
khăn nhất định cho phát triển kinh tế biển. Lối sống thật thà, giản dị, mến khách … là
điểm thu hút, lôi cuốn đối với khách du lịch.
Cơ chế chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các
ngành kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Cơ chế chính sách có thể thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có sự ảnh hưởng đến kinh tế biển.
Nhà nước thực hiện việc quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế trong KT
biển như: Quản lý việc khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, phát triển kết cấu hạ tầng
phục vụ cho phát triển kinh tế biển, thực hiện pháp chế và ban hành các chỉ thị, văn
bản pháp quy nhằm bảo đảm cho sự phát triển kinh tế biển một cách bền vững.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, bối cảnh quốc tế và khu vực đang tạo ra
nhiều lợi thế cơ hội cho Việt Nam và cả lĩnh vực kinh tế biển. Hội nhập kinh tế quốc tế
mang lại cơ hội lớn cho nước ta trong việc thu hút nguồn vốn FDI và từ đó tạo ra
những cơ hội mới cho kinh tế biển phát triển. Tuy nhiên bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế cũng tạo ra những thách thức cho sự phát triển nói chung đó chính là tình hình
tranh chấp biên giới, lãnh thổ, tài nguyên … khá phức tạp gây ra những ảnh hưởng

không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế biển Việt Nam. Chúng ta phải biết tận dụng cơ
hội, phát huy tiềm năng thế mạnh cũng cần có những chính sách phù hợp vượt qua
những thách thức phát triển nhanh nền kinh tế biển.
1.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế biển
Bước sang thế kỷ XXI,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở
thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Việt Nam một quốc gia có
thể nói là giàu về tài nguyên biển với nhiều những điều kiện thuận lợi phát triển. Khai
thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và
được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế
- xã hội của nước ta. Cụ thể đó là:
10
- Thứ nhất, phát triển kinh tế biển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế của đất nước
Kinh tế biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế của cả nước. Kinh tế biển phát triển sẽ dẫn đến quy mô kinh tế biển và
vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành nghề thay đổi cùng với sự xuất hiện của các
ngành nghề mới. Năm 2005, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng 48% GDP
cả nước trong đó GDP của kinh tế biển chiếm khoảng gần 22% tổng GDP cả nước.
Quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân năm 2010 đạt
khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-
22% tổng GDP cả nước. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển đóng
góp 50 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.
Kinh tế biển phát triển kéo theo sự xuất hiện các ngành nghề gắn với công nghệ - kỹ
thuật hiện đại, ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển
của một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải biển, đánh bắt xa
bờ, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ … thương mại trong nước và khu vực. Việc
khai thác nguồn lợi từ biển đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước,
nhất là cho xuất khẩu. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế biển sẽ tạo lập một cơ cấu kinh
tế hợp lý, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, mang lại một nguồn thu lớn cho
ngân sách quốc gia, thực hiện phân công lao động theo đúng hướng có hiệu quả. Đồng
thời, phát triển kinh tế biển góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, tăng
sức cạnh tranh và tạo động lực mãnh mẽ thúc đẩy khoa học công nghệ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
- Thứ hai, phát triển kinh tế biển góp phần khai thác có hiệu quả những tiềm
năng nguồn lực của biển và ven biển
+ Phát triển khai thác và chế biến dầu khí: Phát triển khai thác và chế biến dầu
khí đồng nghĩa với việc đẩy nhanh công tác tìm kiếm dò tìm các mỏ dầu khí, đẩy
nhanh khai thác và chế biến cho ra đời các sản phẩm. Phục vụ đáp ứng một phần nhu
cầu trong nước làm giảm áp lực nhiên liệu khi dầu khí là một trong những nguồn nhiên
11
liệu có giá trị hàng đầu trên thị trường thế giới. Dầu khí là món hàng xuất khẩu mang
lại một nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần ổn định tình hình
kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế quốc dân.
+ Phát triển kinh tế hàng hải: Vai trò của phát triển kinh tế hàng hải thể hiện rõ
nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản. phát
triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng
lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Vì vậy chính vận tải biển phát triển đã
thúc đẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở nên có hiệu quả. Phát triển vận tải
biển thúc đẩy quá trính xuất nhập khẩu hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển công
nghiệp. Là nền tảng cho sự ra đời của ngành công nghiệp cảng biển, công nghiệp đóng
và sửa chữa tàu. Sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ đóng và sửa chữa
tàu biển thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của cả một nền kinh tế.
+ Phát triển đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản: Đây là nghề biển
truyền thống có thế mạnh của nước ta, hàng năm có thể khai thác 1,5 - 1,67 triệu tấn
đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao
động dịch vụ nghề cá với số lượng tàu thuyền tăng liên tục qua các năm. Từ việc
chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản trong những năm

qua góp phần gia tăng sản lượng thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu liên tục qua các
năm. Nuôi trồng hải sản đã có góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu
kinh tế nông thôn ven biển. Chế biến thủy hải sản là biện pháp giải quyết một phần sản
lượng thủy hải sản đánh bắt một vai trò nữa của nó đó là giúp giải quyết công an việc
làm tại chỗ cho người dân, tạo thêm thu nhập ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo
thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và hải đảo.
+ Phát triển du lịch biển, kinh tế đảo: Phát triển du lịch biển không chỉ tăng
nguồn thu từ du khách về với biển mà còn mang lại những tour du lịch cho các địa
điễm khác trong vùng trong khu vực. Nó là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành
KT đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội.
Không ít đảo có lợi thế địa lý có thể xây dựng thành trung tâm kinh tế hải sản,
với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển xa hiện đại. Đặc biệt, trong vùng quần đảo
san hô có tới 1 triệu ha đầm phá chỉ có độ sâu từ 1-6m, thuộc các rạn san hô vòng có
12
môi trường thuận lợi nuôi trồng hải sản. Chính vì vậy, mà việc phát triển kinh tế đảo
có vai trò quan trọng không chỉ thúc đẩy kinh tế biển phát triển mà kinh tế của cả nền
kinh tế cũng có tăng trưởng.
+ Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất ven biển gắn với phát
triển các khu đô thị ven biển: Các khu kinh tế ven biển này sẽ là những hạt nhân để góp
phần hình thành các khu kinh tế năng động, thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là đối
với các vùng nghèo trên các vùng ven biển của Việt Nam; đồng thời tạo tiền đề thu hút
mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế
biển. Như vậy, sứ mệnh của các khu kinh tế ven biển này chủ yếu là cùng với các
thành phố lớn ven biển hiện có tạo thành những trung tâm kinh tế biển mạnh, vươn ra
biển xa. Các KCN, KCX vùng ven biển có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành
sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của ngành kinh tế
biển qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thứ ba, phát triển kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và
đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn; phát triển cơ sở hạ tầng

Kinh tế biển không chỉ tạo ra việc làm tạo thu nhập cho lao động sống ở vùng
biển và vùng ven biển mà phát triển kinh tế biển còn tạo ra việc làm và thu nhập cho
lao động từ các vùng miền khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế
biển phải cần một lực lượng lao động đủ mạnh để đáp ứng kịp thời những nhu cầu sản
xuất. Trong hoàn cảnh như vậy, khả năng tạo việc làm tại chỗ thông qua các ngành
nghề, lĩnh vực của kinh tế biển là một hướng đi quan trọng có hiệu quả phù hợp với
tâm lý và lợi ích người lao động. Phát triển kinh tế biển làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo
việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, góp phần thức
tỉnh tiềm năng nguồn lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. Bên cạnh đó các ngành
nghề về khai thác chế biến dầu khí, đóng sửa chữa tàu biển, giao thông vận tải biển, du
lịch biển … cần một đội ngũ quản lý tốt có trình độ cao khả năng nắm bắt thị trường
nhanh nhẹn, một lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng,
phẩm chất cao đáp ứng yêu cầu của công việc. Vô hình sự phát triển của kinh tế biển
đã tạo nên một đội ngũ lao động có công an việc làm ổn định mà còn giúp hình thành
13
đội ngũ lao động công nhân, trí thức lành nghề cho xã hội, góp phần ổn định tình hình
văn hóa - xã hội chung cho đất nước.
Phát triển kinh tế biển đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo đám ứng
đúng đủ và kịp thời nhu cầu phát triển của nó. Các nhà máy, KCN, KCX được hình thành
với những yêu cầu cao trong kết cấu cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ
sản xuất, giúp hình thành nên một bộ mặt mới của vùng biển và ven biển.
- Thứ tư, phát triển kinh tế biển sẽ góp phần đảm bảo an nhinh quốc phòng, giữ
vững chủ quyền quốc gia
Biển là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng an
ninh của đất nước. Phát triển kinh tế biển góp phần cũng cố quốc phòng an ninh vùng
biển, đảo, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên biển. Những đặc điểm về địa
hình địa thế và thủy triều khiến vùng biển nước ta chi phối và ảnh hưởng một cách hết
sức chặt chẽ, có ý nghĩa sống còn đối với nền an ninh, quốc phòng trong phạm vi toàn
quốc cũng như đối với từng khu vực, từng địa phương trong cả nước. Đứng trên vùng
biển đảo của nước ta có thể quan sát, khống chế hệ thống giao thông huyết mạch của

Đông Nam Á. Đây cũng là nơi đang có những vụ tranh chấp quyết liệt, phức tạp về
chủ quyền của các quốc gia trong vùng biển Đông. Chính vì vị trí đặc biệt này, việc
phát triển kinh tế biển hiện nay luôn gắn liền với nhiệm vụ giữ vững an ninh, chủ
quyền quốc gia. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền
ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, hình
thành tuyến phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp. Ngày nay trong quá trình phát triển kinh
tế xây dựng đất nước, vùng biển đảo gắn liền với vùng thềm lục địa đang triển khai
mạnh công nghiệp, thăm dò và khai thác dầu khí cùng với vùng đặc quyền kinh tế biển
rộng lớn, chứa đựng nhiều nguy cơ tranh chấp quốc tế và âm mưu xâm phạm chủ
quyền lãnh thổ và đặc quyền kinh tế biển Việt Nam. Vì thế việc kết hợp kinh tế với an
ninh quốc phòng trên vùng này trở nên vô cùng thiết yếu, một điểm nóng trong chiến
lược kinh tế biển Việt Nam là tất yếu khách quan để tồn tại và phát triển của đất nước.
- Thứ năm, phát triển kinh tế biển là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển kinh tế biển đồng nghĩa với việc giao thương với nhiều những mối
hàng khắp thế giới, chúng ta sẽ được tiếp xúc với những nền kinh tế trên thế giới.
14
Được buôn bán, cọ xát và tiếp cận với những nền kinh tế biển khác nhau. Đó chính là
những cơ hội để chúng ta học hỏi được những nét tiên tiến và rút ra cho mình những
kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển của đất nước. Ngược lại khi quan hệ kinh tế
được mở rộng kinh tế biển sẽ phát triển cao, giải quyết tốt các vấn đề an ninh, tranh
chấp quyền lợi trên biển Đông, khai thác và tiêu thụ các nguồn dầu khí và hải sản có
hiệu quả, thu hút khách du lịch quốc tế. Mở rộng quan hệ kinh tế, hình thành quan hệ
ngoại giao chính trị sẽ là con đường thuận lợi thúc đẩy không chỉ cho sự phát triển của
kinh tế biển mà còn cả cho sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân.
Vai trò to lớn của kinh tế biển đang ngày càng được phát huy trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai không xa sự phát triển kinh tế biển sẽ là
động lực là bệ phóng vững chắc đưa nền kinh tế nước ta tiến xa và mạnh hơn nữa.
1.1.5. Đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế biển nước ta hiện nay
1.1.5.1 Đặc điểm kinh tế biển
- Thứ nhất. hoạt động kinh tế biển phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên

nhiên, thị trường đầu ra và điều kiện thời tiết khí hậu
Hoạt động kinh tế biển với đối tượng lao động chính là biển và các nguồn lợi từ
biển chính vì thế mà nó chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ các nguồn tài nguyên của
biển. Nguồn tài nguyên đó chính là trữ lượng thủy hải sản vùng biển; Các khu dầu mỏ
khí tự nhiên nằm dưới đáy biển; Hệ thống nước lợ, nước ngập mặn phục vụ cho công
tác nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; Vị trí địa lý thuận lợi mà thiên nhiên mang lại
cũng chính là một trong những lợi lớn trong việc khai thác và phát triển hàng hải biển.
Cảnh quan thiên nhiên là nguồn lợi phát triển kinh tế biển. Với nguồn tài nguyên dồi
dào sẽ là nền tảng lớn vững chắc thúc đẩy việc khai thác và phát triển kinh tế biển.
Ngược lại khi những nguồn tài nguyên này bị khai thác một cách bất hợp lý dẫn đến
cạn kiệt hoặc nó chỉ tồn tại với trữ lượng thấp nó sẽ là rào cản rất lớn. Riêng đối với
ngành du lịch nếu không có những ưu thế về vẻ đẹp của biển mà tạo hóa thiên nhiên
ban tặng cho vùng biển thì rất khó có thể phát triển, đối với những nguồn tài nguyên
không thể tái tạo như dầu khí thì việc khan hiếm chính là dấu chấm hết cho ngành
công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập nghĩa
là phải cạnh tranh quốc tế để tồn tại và phát triển. So với sự phát triển kinh tế biển của
15
thế giới thì thấy rõ ràng rằng với lợi thế nằm trên bờ tây của biển Đông - một biển lớn,
thuộc loại quan trọng nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nhưng Việt
Nam thật sự chưa khai thác được hết thế mạnh của kinh tế biển.
Nếu tài nguyên thiên nhiên là đầu vào thì người tiêu dùng, khách du khách, tàu
thuyền, hàng hóa, các thị trường nông sản, chợ, nguồn dự trữ năng lượng là các thị
trường đầu ra cho các sản phẩm kinh tế biển. Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả
sản xuất hoạt động kinh tế biển
Ngoài ra, các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế biển còn chịu ảnh hưởng lớn của
điều kiện thời tiết khí hậu. Điều kiện thời tiết thuận lợi, nắng nhiều, không xuất hiện
hạn hán mưa bão hay lũ quét là những điều kiện được xem là thuận lợi cho các hoạt
động kinh tế biển.
- Thứ hai, các ngành nghề kinh tế biển phát triển với qui mô ngày càng tăng,
song còn chậm và thấp

Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa
tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc, v.v bước đầu
phát triển với quy mô tăng lên hàng năm, song quy mô còn nhỏ chỉ chiếm khoảng 2%
kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước. Các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến biển
như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản
xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm
kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế,
nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên, v.v ), chủ yếu mới ở
mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ. Du lịch biển là một tiềm
năng kinh doanh lớn ở nước ta nhưng ngành du lịch biển vẫn chưa có những sản phẩm
dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế. Việt Nam cũng chưa
có khu du lịch biển tổng hợp đạt quy mô và trình độ quốc tế.
Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nghề kinh tế biển, dân cư sống ở các
đảo còn thấp, tỷ lệ lao động có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Lao động
trong lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu là lao động nông thôn không có công việc làm ổn
định tham gia đi biển khai thác, nuôi trồng hoặc chế biến thủy hải sản. Một bộ phận
lao động tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch biển. Một đội ngũ lao động có chuyên
môn nghiệp vụ là công nhân, nhân viên làm việc trong các hoạt động du lịch, giao
16
thông vận tải biển, khai thác chế biến dầu khí, hoặc cán bộ quản lý nền kinh tế biển.
- Thứ ba, các hoạt động sản xuất kinh doanh biển đòi hỏi một lượng vốn lớn
Hoạt động sản xuất kinh doanh biển luôn đòi hỏi một lượng vốn cũng như các
phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng lớn. Bởi trong khai thác thủy hải sản cần một
lượng vốn lớn để đầu tư mua tàu thuyền, xăng dầu, nguyên liệu và cả lương thực để
phục vụ cho hoạt động khai thác ngoài khơi xa. Nuôi trồng thủy hải sản cần vốn mua
giống, thức ăn cho vật nuôi. Các ngành vận tải biển, du lịch biển hay khai thác dầu khí
là những ngành yêu cần lượng vốn đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỷ thuật, cơ sở hạ
tầng phục vụ nhu cầu phát triển. Hoạt động kinh tế biển cần một hệ thống trang thiết bị
không chỉ khổng lồ mà còn phải hết sức tối tân hiện đại để có thể phục vụ cho các nhu
cầu cao từ nguồn nhu cầu trong và ngoài nước, phục vụ cho công tác tìm kiếm các

nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Không chỉ nền kinh tế biển nước ta mà các nền kinh
tế biển trên thế giới cũng gặp rất khó khăn trong việc huy động vốn để phát triển.
- Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh tế biển mang tính nguy hiểm cao
Hoạt động sản xuất trong các ngành nghề liên quan đến biển thường xuyên gặp
phải nhiều mối nguy hại. Nó có thể xuất phát từ thiên nhiên như: bão, hoạt động núi
lửa, sóng thần … Những mối nguy hiểm này khó được dự báo trước một cách kịp thời
và chính xác. Ngoài ra, bản thân người lao động yếu ớt, đơn lẻ khó chóng chọi với
thiên nhiên. Mức đầu tư sản xuất cao song hiệu quả kinh tế mang lại còn phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan, đây cũng là một lý do khiến các hoạt
động sản xuất kinh tế biển mang tính rũi ro cao.
1.1.5.2. Yêu cầu phát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay
Từ những đặc điểm, thực trạng phát triển của nền kinh tế biển và vai trò của sự phát
triển kinh tế biển đối với nền kinh tế xã hội quốc dân đã đặt ra những yêu cầu phải phát
triển kinh tế biển:
Phát triển kinh tế biển trên toàn diện, mọi mặt mọi ngành ngề của nền kinh tế
biển. Tính toàn diện thể hiện ở chỗ nâng cao quy mô giá trị sản lượng, cơ cấu các
ngành nghề một cách hợp lý, chất lượng cuộc sống người dân vùng biển và ven biển
được đảm bảo, công bằng dân chủ. Tạo bước “nhảy vọt" trong phát triển kinh tế biển,
kết hợp kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo theo một chương trình
liên kết có hiệu quả và hiệu lực cao. Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với
17
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc gia,
đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng biển, ven biển và các hải đảo.
Phát triển một cách bền vững. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để
phục vụ nhu cầu cho nhu cầu phát triển ở hiện tại nhưng không làm suy giảm nguồn
lợi ích của các thế hệ trong tương lai. Tiến hành phát triển kinh tế biển với chiến lược
đúng đắn, khai thác hợp lý với những chiến lược bảo vệ môi trường. Phát triển và hiện
đại hoá có trọng tâm, trọng điểm và bước đi thích hợp, có tính tới hợp tác quốc tế và
hội nhập quốc tế.
Cần hoạch định và thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có hiệu quả các chính sách khuyến

khích phát triển kinh tế các vùng ven biển quan trọng nhất là các chính sách khuyến
khích mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư dưới mọi hình thức để phát triển kinh tế biển.
Huy động và phát huy tốt tất cả các nguồn lực để khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi
thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về kinh tế biển, hướng
mạnh về xuất khẩu, góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc
gia trên biển.
1.2. TÌNH HÌNH, YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ
NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế biển ở Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại quan trọng
nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới. Từ bao đời nay,
vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời
sống của dân tộc Việt Nam. Vùng biển và ven biển nước ta có vị trí hết sức quan trọng
cả về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã rất
quan tâm đến phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo. Thực hiện chủ trương
phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cùng với việc
đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biển cũng được tăng
cường và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. So với thời kỳ trước, kinh tế
biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có bước chuyển biến đáng kể.
1.2.1.1. Khai thác và chế biến dầu khí
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu mỏ và
18

×