Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây trầu bà vàng thái (philodendron lemon lime)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN
NHANH IN VITRO CÂY TRẦU BÀ VÀNG THÁI
(PHILODENDRON LEMON LIME)”

HÀ NỘI – 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN
NHANH IN VITRO CÂY TRẦU BÀ VÀNG THÁI
(PHILODENDRON LEMON LIME)”

Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Hồng Thương

Giảng viên hướng dẫn


:

TS. Ninh Thị Thảo

Mã sinh viên

:

637262

Lớp

:

K63CNSHD

HÀ NỘI – 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan các số liệu, hình ảnh trong báo cáo này là trung thực và được
lấy trong thời gian tơi thực hiện đề tài nghiên cứu khố luận tốt nghiệp.
Các số liệu, hình ảnh và bảng biểu trong báo cáo này chưa được sử dụng để
bảo vị một học vị nào.
Tơi cam đoan tất cả các trích dẫn đều được ghi nguồn và mọi sự giúp đỡ
đều được cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hồng Thương

i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo nhà trường cùng các
thầy cô trong khoa Công nghệ Sinh học đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất và truyền
đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi thực hiện đề tài đề tài này nói
riêng và thời gian tơi học tập tại trường Học viện Nơng nghiệp Việt Nam nói
chung.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Ninh Thị Thảo đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm giúp tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn gia đình đã ln động viên và ủng hộ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp cũng như thời gian tơi học tập tại trường.
Báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tơi mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Thương

ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................... vii
TÓM TẮT ......................................................................................................... ix
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Giới thiệu về cây Trầu bà vàng thái ............................................................. 3
2.1.1. Sơ lược và phân bố ................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................... 3
2.1.3 Đặc tính sinh học ....................................................................................... 4
2.1.4. Giá trị sử dụng .......................................................................................... 5
2.2. Phương pháp nhân giống cây Trầu bà .......................................................... 5
2.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây họ Ráy ................................. 6
2.3.1. Một số nghiên cứu nhân giống in vitro cây họ Ráy tại Việt Nam .............. 6
2.3.2. Một số nghiên cứu nhân giống in vitro cây họ Ráy tại nước ngoài............ 8
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 11
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu .................................................................. 11
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 11
3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến
hệ số nhân chồi và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái ........................... 11

iii



3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu tạo cây Trầu bà vàng thái in vitro hoàn chỉnh ... 15
3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu thích nghi cây ngồi điều kiện tự nhiên ............ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................ 17
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 19
4.1. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến hệ số nhân chồi và chất
lượng chồi Trầu bà vàng thái ................................................................ 19
4.1.1. Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân và chất lượng chồi Trầu bà vàng
thái ....................................................................................................... 19
4.1.2. Ảnh hưởng của kinetin đến hệ số nhân và chất lượng chồi Trầu bà vàng
thái ....................................................................................................... 22
4.1.3. Ảnh hưởng của TDZ đến hệ số nhân và chất lượng chồi Trầu bà vàng
thái ....................................................................................................... 24
4.1.4. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và auxin alpha-NAA đến hệ số nhân chồi và
chất lượng chồi Trầu bà vàng thái......................................................... 27
4.1.5. Ảnh hưởng của tổ hợp TDZ và auxin alpha-NAA đến hệ số nhân chồi
và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái .................................................... 30
4.1.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng khoáng đến hệ số nhân chồi và
chất lượng chồi Trầu bà vàng thái......................................................... 32
4.2. Nghiên cứu tạo cây Trầu bà vàng thái in vitro hoàn chỉnh ......................... 34
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của alpha-NAA đến khả năng ra rễ của chồi in
vitro cây Trầu bà vàng thái ................................................................... 34
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro
cây Trầu bà vàng thái ........................................................................... 37
4.3. Nghiên cứu thích nghi cây in vitro Trầu bà vàng thái ngoài điều kiện tự
nhiên .................................................................................................... 40

iv



4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sự phát triển của
cây Trầu bà vàng thái ........................................................................... 40
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian trồng đến tỷ lệ sống và sự phát
triển của cây Trầu bà vàng thái ............................................................. 42
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 45
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 45
5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 47
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 50

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân và chất lượng chồi Trầu bà vàng
thái sau 6 tuần nuôi cấy .................................................................... 20
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của kinetin đến hệ số nhân và chất lượng chồi Trầu bà
vàng thái sau 6 tuần nuôi cấy ............................................................ 22
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của TDZ đến hệ số nhân và chất lượng chồi Trầu bà
vàng thái sau 6 tuần nuôi cấy ............................................................ 25
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tổ hợp BA và auxin alpha-NAA đến hệ số nhân
chồi và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái sau 6 tuần nuôi cấy ......... 28
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của tổ hợp TDZ và auxin alpha-NAA đến hệ số nhân
chồi và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái sau 6 tuần nuôi cấy ........ 30
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng đến hệ số nhân chồi và chất
lượng chồi Trầu bà vàng thái sau 6 tuần nuôi cấy ............................. 32
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của alpha-NAA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro

Trầu bà vàng thái sau 5 tuần nuôi cấy ............................................... 34
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây Trầu
bà vàng thái sau 6 tuần nuôi cấy ....................................................... 37
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sự phát triển của cây Trầu
bà vàng thái sau 4 tuần ..................................................................... 41
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của thời gian trồng đến tỷ lệ sống và sự phát triển của
cây Trầu bà vàng thái sau 4 tuần ....................................................... 43

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cây Trầu bà vàng thái (Philodendron lemon lime).............................. 3
Hình 3.1: Chồi in vitro cây Trầu bà vàng thái được cung cấp bởi bộ môn
CNSH Thực vật ................................................................................ 11
Hình 4.1: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái nuôi cấy trên môi trường bổ sung
BA sau 6 tuần ni cấy ..................................................................... 21
Hình 4.2: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái nuôi cấy trên môi trường bổ sung
kinetin sau 6 tuần ni cấy ............................................................... 23
Hình 4.3: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái nuôi cấy trên môi trường bổ sung
TDZ sau 6 tuần ni cấy ................................................................... 26
Hình 4.4: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái trên môi trường bổ sung 0,5 mg/l
BA kết hợp với alpha-NAA sau 6 tuần ni cấy ............................... 30
Hình 4.5: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái nuôi cấy trên môi trường bổ sung
0,1 mg/l TDZ kết hợp với alpha-NAA sau 6 tuần ............................. 32
Hình 4.6: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái nuôi cấy ở mơi trường bổ sung BA
có hàm lượng khống MS khác nhau sau 6 tuần ............................... 33
Hình 4.7: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái nuôi cấy trên môi trường bổ sung
alpha-NAA sau 6 tuần ni cấy ........................................................ 36

Hình 4.8: Chồi in vitro Trầu bà vàng thái nuôi cấy trên mơi trường bổ sung
IBA sau 6 tuần ni cấy.................................................................... 39
Hình 4.9: Chồi cây Trầu bà vàng thái hoàn chỉnh từ các nghiên cứu nhân
nhanh sau 6 tuần nuôi cấy ................................................................. 40
Hình 4.10: Cây Trầu bà vàng thái trồng trên các giá thể khác nhau sau 4 tuần . 42
Hình 4.11: Các cây Trầu bà vàng thái nuôi trồng ở các thời gian khác nhau
sau 4 tuần ......................................................................................... 43

vii


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BA

6-Benzylaminopurine

2

alpha-NAA

α-Naphthalene Acetic Acid

3


CT

Công thức

4

ĐC

Đối chứng

5

IBA

Indole-3-butyric acid

6

LSD0,05

Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%

7

MS

Môi trường Murashige và Skoog - 1962

8


TB

Trung bình

9

TDZ

Thidiazuron

STT

viii


TĨM TẮT

Quy trình nhân nhanh in vitro cây Trầu bà vàng thái được xây dựng dựa
trên các thí nghiệm nhân nhanh và tạo cây in vitro hoàn chỉnh. Đối với các thí
nghiệm nhân nhanh, nghiên cứu đã tiến hành ni cấy chồi in vitro trên các mơi
trường có bổ sung BA, kinetin hay TDZ. Kết quả cho thấy môi trường MS có bổ
sung 0,5 mg/l BA là mơi trường phù hợp để nâng cao chất lượng chồi Trầu bà
vàng thái, hệ số nhân đạt 2,40 lần, chiều cao chồi đạt 5,38 cm, và số lá/chồi đạt
5,37 sau 6 tuần nuôi cấy. Nghiên cứu cũng đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của
tổ hợp cytokinin (BA, TDZ) kết hợp với auxin (alpha-NAA) để xác định mơi
trường nhân nhanh thích hợp. Mơi trường cho hệ số nhân cao nhất (3,40 chồi/mẫu)
sau 6 tuần nuôi cấy là môi trường MS + 0,5 mg/l BA + 0,10 alpha-NAA. Tổ hợp
TDZ và auxin alpha-NAA không có ảnh hưởng tích cực đến hệ số nhân và chất
lượng chồi Trầu bà vàng thái trong quá trình nhân nhanh. Đối với thí nghiệm tạo

cây in vitro hồn chỉnh, auxin alpha-NAA/IBA có ảnh hưởng tích cực đến sơ
rễ/chồi cây Trầu bà vàng thái. Môi trường MS + 1,0 mg/l IBA cho hệ số rễ trung
bình trên chồi cao nhất đạt 5,24 rễ/chồi sau 6 tuần nuôi cấy. Sau giai đoạn ni
cấy tạo cây in vitro hồn chỉnh, các cây con được chuyển ra vườn ươm với các
giá thể khác nhau, giá thể peat moss 100% là thích hợp nhất để tiếp nhận cây Trầu
bà vàng thái in vitro. Thời điểm thích hợp để đưa cây Trầu bà vàng thái in vitro
ra vườn ươm là lúc trời râm mát, nhiệt độ trung bình ngày từ 24 – 27°C.

ix


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng cây cảnh ngày càng nhiều. Trong đó
cây Trầu bà vàng thái (Philodendron lemon lime) là loại cây rất được ưa chuộng.
Trầu bà vàng thái là một loài thực vật trong họ Ráy, được phát hiện ở các khu
rừng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ (Brittany Goldwyn, 2022) sau được du nhập
và trồng ở nhiều nơi trong khu vực ôn đới và nhiệt đới.
Với màu vàng chanh nổi bật từ lá đến thân, cây Trầu bà vàng thái thường
được dùng làm cây trang trí nội thất, văn phịng và trong khách sạn... Trầu bà vàng
thái có thể trồng trong chậu đất để bàn hoặc trồng thủy sinh trong bình thủy
tinh trong suốt. Bên cạnh đó, Trầu bà có khả năng loại bỏ nhiều loại chất độc hại
có trong khơng khí, hấp thụ các khí sinh ra do dùng điều hịa lâu ngày, khói bụi
thuốc lá, mang đến không gian trong lành. Mặt khác, Trầu bà vàng trong y học là
một loại thuốc được sử dụng khá nhiều bởi tính an tồn và hiệu quả cao mà loại
cây này đem lại đối với bệnh thận. Vì những lợi ích của loại cây này đem lại nên
nhu cầu sử dụng cây ngày một tăng.
Để nhân số lượng của cây trầu bà vàng thái người ta thường cắt một đoạn
nhánh hoặc mắt lá của cây Trầu bà vàng thái sau đó đem trồng thủy sinh hoặc

trồng vào đất. Tuy nhiên, phương pháp này thường có hệ số nhân thấp, cây dễ
thối hố và khó kiểm sốt được phẩm chất của cây con.
Cho đến nay, đã có những nghiên cứu về phương pháp nhân nhanh in vitro
đối nhiều loại cây họ ráy nhưng chưa có cơng bố nào về nghiên cứu nhân nhanh
in vitro cây trầu bà vàng thái. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu xây
dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây Trầu bà vàng thái (Philodendron
lemon lime)” nhằm xây dựng quy trình nhân giống số lượng lớn với chất lượng
cao nhằm cung cấp nguồn cây giống đồng nhất, sạch bệnh, khỏe mạnh đáp ứng
sản xuất thương mại loài cây này.

1


1.2. Mục đích của đề tài
Xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây cây Trầu bà vàng thái cho hệ
số nhân giống cao, chất lượng cây tốt nhằm cung cấp nguồn cây giống đồng nhất,
sạch bệnh, khỏe mạnh đáp ứng sản xuất thương mại loài cây này.
1.3. Yêu cầu
- Xác định được môi trường nhân nhanh chồi in vitro cây Trầu bà vàng thái
thích hợp
- Xác định mơi trường tạo cây in vitro cây Trầu bà vàng thái thích hợp.
- Xác định được giá thể tiếp nhận cây Trầu bà vàng thái in vitro thích hợp.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu về cây Trầu bà vàng thái
2.1.1. Sơ lược và phân bố

Cây Trầu bà vàng thái (Philodendron lemon lime) được biết đến với cái tên
khác là Trầu bà đu đủ. Philodendron lemon lime thuộc họ ráy (Araceae). Loài cây
này được phát hiện ở các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ (Brittany
Goldwyn, 2022). Philodendron lemon lime là một trong những loại cây cảnh
nhiệt đới phổ biến và là loại cây có tán lá nội thất bền.
Đây là một loại cây khơng khó chăm sóc, khả năng thích nghi cao, có lá
và thân màu vàng chanh thu hút người nhìn nên được sử dụng nhiều trong trang
trí, lồi cây này được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia như: Thái Lan, Việt Nam,
Trung Quốc, Vương quốc Bỉ,... Tại Việt Nam loại cây này rất được ưa chuộng
vì sở hữu màu sắc độc đáo, mới lạ.

Hình 2.1: Cây Trầu bà vàng thái (Philodendron lemon lime)
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Lá: lá đơn, cuống lá màu vàng chanh, khơng có phấn trắng, phần trước
phiến lá hình trứng tới gần hình tam giác, phiến lá có hình trái tim.
Thân: thân mềm, thân có nhiều đốt ngắn.
Rễ: Rễ cây là rễ sinh khí, rễ cây bị dài hoặc buông thõng trên các chậu treo;
rễ tơ, khi mới phát triển rễ sẽ có màu trắng, sau đó chuyển sang màu xanh.

3


2.1.3 Đặc tính sinh học
Khi cây Trầu bà vàng thái cịn nhỏ, chiều dài lá trung bình đạt được từ 7 –
9 cm và rộng từ 4,8 – 5,8 cm; khi cây đạt 10 lá/cây, chiều dài lá trung bình là 12
cm, chiều rộng từ 8 – 10 cm.
Về hoa của cây Trầu bà vàng thái, cây không ra hoa khi được ni trồng
trong mơi trường nhà kính và hiếm khi ghi nhận báo cáo loài hoa này ra hoa ở
ngồi mơi trường tự nhiên.
Cây Trầu bà thuộc họ dây leo thân mềm, thường cao từ 1,8 – 3 mét khi

trồng trong nhà và chăm sóc tốt. Ngồi tự nhiên, khi trồng thành giàn hoặc loại
cây này có thể leo, chúng có chiều cao từ 3 – 6 mét.
Cây Trầu bà vàng thái là cây nhiệt đới nên chúng ưa ẩm. Tuy nhiên cây này
vẫn phát triển tốt khi được trồng trong nhà. Cây cần tưới đủ nước và thoát ẩm tốt,
nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng bị thối rễ. Nếu lá của cây chuyển sang màu nâu,
cây đang thiếu nước và cần thêm độ ẩm. Việc đặt loại cây này gần các cây trồng
khác trong nhà sẽ giúp tạo ra nhiều độ ẩm hơn khi quang hợp.
Nhiệt độ sống thích hợp của cây Trầu bà vàng thái là từ 18 – 25°C. Cây dễ
thích nghi ở nhiệt độ phòng, khi trồng trong nhà cần tránh những nơi như gần lị
vi sóng, điều hịa, ống thơng gió và nơi có gió lùa.
Trầu bà vàng thái là loại cây bóng râm một phần, chúng không chịu được
ánh nắng quá gay gắt, nếu phải sống dưới ánh nắng trực tiếp, lá cây có thể dễ bị
cháy, lá sẽ nhạt màu và quăn lại. Nên trồng cây ở nơi có ánh nắng gián tiếp hoặc
ánh sáng phòng. Khi cây nhận đủ ánh sáng, lá cây sẽ có màu vàng chanh, khi cây
khơng nhận đủ ánh sáng sẽ có màu xanh.
Tính độc: loại cây này có chứa một chất có tên là Calcium Oxalate. Đây là
một chất gây nên triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn và bỏng rát niêm mạc miệng
khi lỡ may ăn phải chúng. Khi trồng trong không gian nhà ở có trẻ em nhỏ thì nên
đặt những nơi có vị trí xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh các tổn thương khơng mong
muốn. Cây Trầu bà có độc đối với động vật và người, nhưng chỉ khi ăn phải nên

4


việc lựa chọn cây Trầu bà để trồng trong nhà, văn phòng, nơi làm việc,... vẫn là
một lựa chọn tốt.
2.1.4. Giá trị sử dụng
Trầu bà vàng thái sở hữu màu vàng chanh đồng nhất từ thân đến lá nên loại
cây này được ưa chuộng khi sử dụng để trồng làm cảnh, màu sắc của chúng làm
cho chúng nổi bật giữa những cây có màu xanh lục. Loại cây này được sử dụng

để trang trí trong nhà, khách sạn, hoặc trồng trên các cầu vượt giúp ngăn cản khói
bụi. Trên thị trường, loại cây này đang có giá dao động từ 120.000 – 600.000
VNĐ/chậu tùy vào kích thước, chất lượng và màu sắc của cây.
Trầu bà vàng thái cũng có thể phát triển nhỏ gọn nếu như được cắt tỉa
thường xuyên, nó sẽ một loại cây nhiệt đới thích hợp dùng để trang trí bàn làm
việc. Bởi vì loại cây này có yêu cầu về ánh sáng tối thiểu, nên nó là một loại cây
văn phòng lý tưởng và phát triển mạnh dưới ánh sáng nhân tạo.
Không chỉ sở hữu màu vàng chanh mới lạ, Trầu bà vàng thái cịn có cơng
dụng lọc khơng khí. Wolverton và cs. (1989) cho thấy trong các loại thực vật được
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ thu thập và nghiên cứu về khả năng lọc
khơng khí, Trầu bà là một lồi thực vật có thể hấp thu hiệu quả khí độc
Fomaldehyde lên đến 75%. Cây Trầu bà vàng thái cịn có thể hấp thụ các tia bức
xạ điện tử có hại như bức xạ từ điện thoại, máy tính, sóng wifi, lị vi sóng,... nên
rất thích hợp trồng trong nhà. Bên cạnh đó lồi cây này cịn có khả năng lọc khơng
khí giúp đem lại bầu khơng khí trong lành.
Về mặt phong thủy, đây là loại cây dễ sống, thích nghi tốt nên khi trồng
trong nhà sẽ đem lại sức khỏe, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ. Đối với chủ
doanh nghiệp, người lãnh đạo, chúng được trồng với ý nghĩa thể hiện khát khao
vươn lên mãnh liệt. Cây Trầu bà trong phong thủy phù hợp với tất cả mọi người
và mọi lứa tuổi.
2.2. Phương pháp nhân giống cây Trầu bà
Để nhân giống cây Trầu bà nói chung người ta thường sử dụng 2 cách:

5


- Nhân giống Trầu bà từ nhánh: đây là cách cắt từ cây mẹ, chia làm nhiều
nhánh sau đó để cây phát triển thành cây mới. Đầu tiên cắt một nhánh Trầu bà
khỏe mạnh ở lá và thân (nên cắt ở đoạn giữa hai mắt lá) sau đó cắt tỉa bớt đoạn
cắt và đổ nước vào chậu, ngâm nhánh cây trực tiếp vào nước. Sau khoảng 2 tuần

rễ cây sẽ bắt đầu mọc ra và có thể đem trồng ở chậu đất.
- Nhân giống cây Trầu bà từ mắt lá: đầu tiên cắt thành nhiều khúc, mỗi mắt
lá là một khúc, ngâm đoạn vừa cắt vào nước, sau 2 tuần rễ và chồi non sẽ đâm ra
từ nách lá. Sau đó có thể trồng ở đất hoặc tiếp tục trồng thủy sinh. Cách này sẽ
giúp nhân được nhiều cây hơn cách nhân Trầu bà từ nhánh.
Tuy nhiên 2 cách này khiến cây con phát triển không đồng đều và dễ bị sâu
bệnh, cây phát triển khơng khỏe, dễ bị thối hóa.
2.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây họ Ráy
Cây Trầu bà vàng thái hiện nay được ưa chuộng và nhu cầu sử dụng ngày
càng tăng, tuy nhiên cây Trầu bà hiện tại vẫn đang được nhân giống bằng phương
pháp truyền thống, khiến cây chậm lớn và chất lượng cây khơng được thống nhất
vì vậy vẫn chưa được đánh giá đúng với giá trị của loài cây này đem lại.
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng chưa có nghiên cứu nhân
giống in vitro cây Trầu bà vàng thái. Tuy nhiên đã có có một số nghiên cứu nhân
giống in vitro liên quan đến thực vật họ ráy.
2.3.1. Một số nghiên cứu nhân giống in vitro cây họ Ráy tại Việt Nam
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến hệ số nhân cây
ráy (Alocasia odora c.koch) thực hiện bởi Trần Thị Liên và Phạm Văn Hiển
(2004). Chồi Alocasia odora c.koch được lấy từ các cây trồng, lưu giữ tại vườn
cây thuốc của trung tâm nghiên cứu cây thuốc của Viện dược liệu – Hà Nội. Các
mẫu này được rửa sạch bằng nước xà phịng lỗng, ngâm thuốc diệt nấm và khử
trùng bề mặt, tráng lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng rồi cấy vào môi trường
MS. Các chất điều tiết sinh trưởng được bổ sung vào môi trường MS với các tổ

6


hợp và nồng độ khác nhau. Mỗi cơng thức thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại,
mỗi lần quan sát tối thiểu 12 mẫu. Phịng ni cấy được duy trì ở nhiệt độ 25 –
27°C, độ ẩm 70%, cường độ chiếu sáng 2000 lux với chu kỳ chiếu sáng 14h/ngày.

Thí nghiệm nghiên cứu khả năng tái sinh chồi Alocasia odora c.koch trên mơi
trường MS có bổ sung agar, cơng thức thích hợp nhất để tái sinh chồi giống cây
trên là: MS + 3 mg/1 BA số chồi trung bình đạt 3,92 chồi/mẫu nuôi cấy; công
thức MS + 3 mg/1 BA + 0,2 mg/l IBA số chồi trung bình đạt 3,7 chồi/mẫu nuôi
cấy. Trên nền môi trường lỏng MS + 1 mg/1 BA + 0,2 mg/l IBA số chồi trung
bình đạt 5,25 chồi/mẫu nuôi cấy. Ở giai đoạn đưa cây ra vườn ươm, dùng giá thể
trấu hun + cát (tỷ lệ 1:1), đạt tỷ lệ sống 93,47% là tốt nhất.
“Quy trình nhân nhanh in vitro cây Trầu bà cánh phượng (Philodendrom
xanadu)” thực hiện bởi Phạm Thị Thu Hằng và cs. (2013). Nhóm nghiên cứu đã
tiến hành ni cấy chồi đỉnh trên các mơi trường MS có bổ sung BA hay kinetin.
Kết quả cho thấy, môi trường MS bổ sung 4,0 mg/l BA là môi trường tối ưu, với
5,01 chồi/mẫu sau 4 tuần nuôi cấy. Nghiên cứu cũng đã tiến hành thí nghiệm sự
ảnh hưởng phối hợp của BA với auxin (IAA, IBA) để xác định mơi trường nhân
nhanh thích hợp tạo cây in vitro hồn chỉnh. Trên mơi trường MS có chứa 4,0
mg/l BA thì bổ sung IAA hay IBA không làm tăng hệ số nhân nhanh. alpha-NAA
hay than hoạt tính đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành rễ của chồi in
vitro. Mơi trường MS có bổ sung 1 g/l than hoạt tính là mơi trường ra rễ thích hợp
nhất sau 4 tuần ni cấy. Sau giai đoạn nhân in vitro, các cây con được chuyển
sang điều kiện vườn ươm trên bốn loại giá thể. Tỉ lệ sống của cây con trên các giá
thể khác nhau đạt 100% sau bốn tuần ra cây, trong đó, giá thể xơ dừa:trấu hun (tỉ
lệ 1:1) cho chất lượng cây tốt nhất.
Trần Văn Tiến và cs. (2017) đã nghiên cứu nhân giống in vitro loài Nưa
konjac (Amorphophallus konjac). Chồi đỉnh Nưa konjac được khử trùng sau đó
ni cấy trên mơi trường MS có bổ sung cytokinin để tái sinh chồi và mơi trường
MS có bổ sung auxin để tạo cây hồn chỉnh. Cơng thức mơi trường dinh dưỡng
thích hợp nhất để tái sinh chồi Nưa konjac in vitro là MS + 2,0 mg/l BA+ 0,2 mg/l

7



KI + 8 g/l agar + 30 g/l sucrose, trung bình đạt 5,22 chồi/mẫu và chiều cao trung
bình của chồi là 3,84 cm, chất lượng chồi tốt. Công thức môi trường ra rễ tốt nhất
là ½ MS + 0,4 mg/l IBA + 1 g/l than hoạt tính + 8 g/l agar + 14 g/l sucrose, tỷ lệ
chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình/chồi là 4,98, chiều dài trung bình của rễ đạt
2,67 cm, sau 7 ngày ni chồi bắt đầu ra rễ. Giá thể thích hợp nhất để cây in vitro
thích nghi trong điều kiện tự nhiên là 50% đất + 30% cát + 20% trấu hun, tỷ lệ
cây sống cao nhất đạt 94,07% (sau 4 tuần trồng). Cây khỏe mạnh, sinh trưởng và
phát triển bình thường.
2.3.2. Một số nghiên cứu nhân giống in vitro cây họ Ráy tại nước ngồi
Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Vịi voi (Amorphophallus
campanulatus var. hortensis Backer) thực hiện bởi Arditti và Nyman (1986). Các
chồi in vitro cây Amorphophallus campanulatus var. hortensis Backer được ni
cấy trên mơi trường MS có bổ sung kinetin kết hợp alpha-NAA. Sự phát triển của
callus và chồi in vitro thích hợp nhất với cơng thức MS + 0,05 mg/l kinetin + 0,5
mg/l alpha-NAA. Các cây in vitro hồn chỉnh sau 24 – 36 tuần ni cấy được đưa
ra ngoài giá thể tự nhiên và phát triển khỏe mạnh bình thường.
Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Philodendron tuxtlanum thực hiện bởi
Jámbor-Benczúr và Márta-Riffer (1990). Đầu tiên, cây mẹ để nhân giống in vitro
cây Philodendron tuxtlanum được làm rụng lá 2 tuần trước khi cắt bỏ và khử trùng
mẫu chồi bên. Chồi Philodendron tuxtlanum được cấy trên môi trường MS với
nồng độ MS hoặc ½ MS có bổ sung 3,0 – 20,0 mg/l BA trong chu kỳ quang 16
giờ cường độ 3000 lux và ở nhiệt độ trung bình là 25°C. Mơi trường MS + 20,0
mg/l BA là môi trường tốt nhất để cảm ứng chồi. Môi trường ½ MS + 8,0 mg/l
BA là thích hợp nhất cho sự phát triển của chồi. Các chồi được nuôi cấy ở mơi
trường ½ MS + 5,0 mg/l BA đã được sử dụng trong thí nghiệm tạo rễ. Mơi trường
tạo rễ tốt nhất bao gồm ½ MS + 2 g/l than hoạt tính + 0,5 mg/l alpha-NAA. Sự
phát triển của rễ sau một tháng nuôi cấy là đủ điều kiện để chuyển sang hộp nhân
giống trong nhà kính. Tỷ lệ sống sót là 99,5% sau khi chuyển cây.

8



Rosario và Valenzuela (1998) đã thực hiện nuôi cấy in vitro cây hồng môn
(Anthurium andreanum L.Gloria). Các mô lá non và cuống lá của cây hồng môn
được nuôi cấy in vitro trong mơi trường MS có bổ sung 5,0 mg/l BA, 1,0 mg/l
BA, 1,0 mg/l KI và 15% nước dừa. Kết quả cho thấy môi trường MS bổ sung 5,0
mg/l BA là hiệu quả nhất đối với sự hình thành mô sẹo ở các mô lá non, cuống lá
xuất hiện sớm nhất từ 33 ngày đến 2 tháng. Sau 5 tháng trong môi trường nuôi
cấy, quan sát thấy được sự tái sinh chồi. Trong các phương pháp nuôi cấy khác,
mẫu cấy chuyển sang màu nâu và cuối cùng chết sau 10 ngày trong môi trường
nuôi cấy. Người ta thấy rằng sucrose là một nguồn carbon tốt hơn glucose. Tỷ lệ
hình thành mô sẹo và tái sinh chồi cao ở 3% sucrose. Các cây con được cấy chuyển
sang môi trường MS + 0,2 mg/l BA + 3% sucrose trong vòng 4-6 tuần để phát
triển thêm.
Aurigue và Rosario (1998) đã nghiên cứu sự nảy mầm in vivo và in vitro
của hạt giống cây thiên niên kiện (Homalomena palawanensis). Các mẫu hạt cây
thiên niên kiện được thu hái tại Camarines Sur (Philippines). Hạt sau khi thu hái
được khử trùng sau đó ni cấy trong mơi trường MS có bổ sung BA. Mơi trường
ni cấy để hạt nảy mầm tốt nhất là môi trường MS + 5,0 mg/l BA + 20 g/l đường
có bổ sung agar. Các chồi in vitro sau đó được cấy chuyển sang mơi trường mới
để phát triển thành cây hồn chỉnh. Các cây con sau đó được chuyển sang vườn
ươm và đã phát triển tốt.
Nghiên cứu nhân giống cây tai Phật (Caladium hortulanum) và cây môn
đốm (Caladium bicolor 'Florida Crown') được tiến hành nghiên cứu cùng năm
loài cây khác thực hiện bởi Chan và cs. (2001). Các chồi in vitro của cây tai Phật
và cây môn đốm được nuôi cấy trong mơi trường MS có bổ sung cytokinin và
auxin. Kết quả cho thấy, môi trường MS + 2,0 mg/l BA được coi là mơi trường
thích hợp nhất để tạo ra nhiều chồi ở cây tai Phật và cây môn đốm. Các chồi in
vitro của hai loài cây trên ra rễ khi được nuôi cấy trong môi trường MS cơ bản để
tạo thành cây con hoàn chỉnh. Các cây in vitro hồn chỉnh được thích nghi ở nhiệt

độ 25°C trong tủ ấm với thời gian 2 tuần. Sau đó được ni trồng trong giá thể
ngồi tự nhiên, cây con có tỉ lệ sống 100%.

9


Han Bong-Hee và Park Byoung-Mo (2008) đã nghiên cứu nhân giống in
vitro cây Philodendron cannifolium. Vật liệu chồi đỉnh sau khi khử trùng được
ni cấy trên mơi trường MS có bổ sung 0,5 – 10,0 mg/l BA hoặc 0,05 – 0,1 mg/l
TDZ. Các cụm đa chồi được hình thành trên mơi trường MS có chứa 2,0-5,0 mg/l
BA hoặc 0,05 – 0,1 mg/l TDZ. Tuy nhiên, các chồi hình thành trên mơi trường
MS có bổ sung TDZ có biểu hiện hoại tử do thiếu chất diệp lục. Các chồi đơn sau
đó được tách từ cụm chồi và nhân nhanh trên môi trường MS có chứa BA và TDZ.
Hệ số nhân nhanh đạt được cao nhất trên môi trường MS + 1,0-3,0 mg/l BA.
Nghiên cứu cũng đã xác định được môi trường ra rễ thích hợp cho chồi
Philodendron cannifolium là MS + 0,5 – 2,0 mg/l IBA. Giá thể thích hợp để tiếp
nhận cây in vitro là đất:đá trân châu:đá vermiculite (1:1:1) hoặc đá vermiculite
100%. Để tăng khả năng thích nghi cây ngoài điều kiện tự nhiên, các chồi in vitro
trước khi chuyển vào trồng trong giá thể được nhúng vào dung dịch IBA ở nồng
độ 500 – 2000 mg/l trong 10 giây.
Stanly và cs. (2012) đã tiến hành nhân giống loài cây thiên niên kiện
(Homalomena pineodora Sulaiman & Boyce) (họ Ráy): một lồi mới từ Malaysia.
Các chồi in vitro được ni cấy trên môi trường MS. Điều kiện tốt nhất để nhân
giống cây thiên niên kiện là môi trường MS + 3% sucrose + 0,5 mg/l BA dưới
ánh sáng huỳnh quang 24 giờ, tạo ra trung bình 3,8 chồi mỗi mẫu. Môi trường MS
lỏng + 0,5 mg/l BA thu được hệ số nhân chồi thiên niên kiện cao hơn so với mơi
trường MS + 0,5 mg/l BA có bổ sung agar. Tất cả các cây con in vitro của cây
thiên niên kiện đã được chuyển ra vườn ươm thành công với tỷ lệ sống sót 100%.

10



PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cây Trầu bà vàng thái (Philodendron lemon lime).
- Vật liệu nghiên cứu: chồi in vitro cây Trầu bà vàng thái được cung cấp
bởi bộ môn CNSH Thực vật, khoa Cơng nghệ sinh học, Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam.

Hình 3.1: Chồi in vitro cây Trầu bà vàng thái được cung cấp bởi bộ môn
CNSH Thực vật
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phịng thí nghiệm Bộ mơn CNSH Thực vật, Khoa Công nghệ
sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Thời gian: Từ tháng 2/2022 – 7/2022.
3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến
hệ số nhân chồi và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái
Các chồi Trầu bà vàng thái in vitro có chiều cao 3 – 4 cm và 2 – 3 lá được
cấy trên môi trường MS + 30 g/l đường có bổ sung BA, kinetin, TDZ riêng rẽ
hoặc kết hợp với alpha-NAA ở các nồng độ khác nhau để khảo sát ảnh hưởng của
chất điều tiết sinh trưởng đến hệ số nhân và chất lượng chồi.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân và chất lượng chồi
Trầu bà vàng thái

11


Cơng thức


BA (mg/l)

1

0

2

0,1

3

0,5

4

1,0

5

2,0

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của kinetin đến hệ số nhân và chất lượng chồi
Trầu bà vàng thái
Công thức

Kinetin (mg/l)

1


0

2

0,5

3

1,0

4

2,5

5

5,0

12


Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của TDZ đến hệ số nhân và chất lượng chồi
Trầu bà vàng thái
Cơng thức

TDZ (mg/l)

1

0


2

0,05

3

0,1

4

0,5

5

1,0

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của tổ hợp BA và auxin alpha-NAAđến hệ số
nhân chồi và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái
Công thức

BA (mg/l)

alpha-NAA (mg/l)

1

0

2


0,05

3

Nồng độ BA tối ưu
từ TN1

0,1

4

0,15

5

0,2

13


Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của tổ hợp TDZ và auxin alpha-NAA đến hệ
số nhân chồi và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái
Công thức

TDZ (mg/l)

alpha-NAA (mg/l)

1


0

2

0,01
Nồng độ TDZ tối

3

0,025

ưu từ TN3

4

0,05

5

0,075

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng khoáng đến hệ số
nhân chồi và chất lượng chồi Trầu bà vàng thái
Các chồi in vitro có chiều cao 3 – 4 cm và 2 – 3 lá được cy trờn mụi trng
MS, ẵ MS v ẳ MS b sung chất điều tiết sinh trưởng (loại và nồng độ) tối ưu
rút ra từ thí nghiệm 1 – 5.
Cơng

Hàm lượng


Chất điều tiết sinh

thức

khống MS

trưởng

1

MS

Cơng thức chất điều tiết

2

½ MS

sinh trưởng tối ưu từ

3

¼ MS

TN1-TN5

Chỉ tiêu theo dõi: hệ số nhân chồi, chiều cao chồi (cm), số lá/chồi (lá), chất
lượng chồi. Theo dõi thí nghiệm sau 6 tuần ni cấy.
Bố trí thí nghiệm: 30 mẫu/CT.


14


×